Giá vàng hôm nay 1.4.2021: Người mua vàng lấy may ngày Thần tài lỗ nặng - Báo Thanh Niên
Read More
(ĐTCK) Dù chịu áp lực chốt lời lớn và quay đầu giảm, thậm chí giảm có lúc giảm sàn trong phiên sáng, nhưng dòng tiền lớn liên tiếp được bơm vào giúp FLC quay đầu và đà tăng chưa dừng lại.
Phiên sáng chứng kiến cuộc so găng quyết liệt giữa 2 nhóm nhà đầu tư tại các cổ phiếu nóng. Một bên là những nhà đầu tư muốn xuống tàu khi lượng hàng T+3 từ phiên tạo đáy cuối tuần trước được giải phóng, một bên là những nhà đầu tư nhỡ tàu tận dụng nhịp chững lại ở ga này để lên tàu.
Hành động của 2 nhóm này giúp diễn biến tại các mã nóng như ROS, FLC, DLG, HAI… diễn ra rất sôi động với biên độ biến động giá lớn. Có thời điểm các mã này chịu rung lắc rất mạnh, lao từ mức trần xuống dưới tham chiếu, trong đó FLC chịu áp lực lớn nhất nên có lúc đã giảm xuống mức sàn 11.750 đồng. Tuy nhiên, nhà đầu tư muốn lên tàu vẫn nhiều nên một số mã hồi tăng trở lại, còn FLC hãm đà giảm.
Bước vào phiên chiều, số lượng nhà đầu tư muốn lên tàu tại trạm dừng nghỉ càng lớn, giúp FLC đảo chiều lấy lại đà tăng với thêm 18 triệu đơn vị được khớp, nâng tổng khối lượng cả ngày lên 68,6 triệu đơn vị. ROS cũng có thêm hơn 11 triệu đơn vị được khớp, lên 69,8 triệu đơn vị, nhưng đà giảm hãm hơn phiên sáng. DLG cũng giữ được phong độ như phiên sáng.
Trong khi đó, có thêm nhiều mã khoác áo tím, đặc biệt là LDG khi tăng trần lên mức 8.490 đồng, với hơn 22,6 triệu đơn vị được khớp.
Liên quan đến công ty này, HOSE vừa có văn bản nhắc nhở LDG chậm công bố thông tin giải trình kết quả kinh doanh năm 2020 tăng đột biến so với năm trước.
Còn theo tài liệu tổ chức Đại hội đồng cổ đông dự kiến tổ chức vào 15/4 tới đây, doanh nghiệp dự kiến trình kế hoạch phát hành 1 triệu cổ phiếu ESOP thưởng cho nhân viên, trong khi không chia cổ tức năm 2020, đồng thời cũng không đề cập tới cổ tức 2021.
Trước đó trong tháng 1, nhiều công ty chứng khoán đã cắt margin với cổ phiếu LDG do công ty này vướng vào những lùm xùm quanh dự án Khu dân cư Tân Thịnh (tên thương mại là Khu đô thị Viva Park).
Ngoài LDG, HHS cũng giữ được sắc tím tốt khi tăng lên 7.220 đồng, khớp 12,9 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần hơn 1,2 triệu đơn vị. Trong khi đó, HQC không thể trở lại khi đóng cửa giảm 3,9% xuống 3.170 đồng, khớp 15 triệu đơn vị.
Trở lại với diễn biến chung của thị trường trong phiên chiều nay, sau khi bị đẩy về sát tham chiếu trong ít phút đầu tiên do áp lực chốt lời, lực cầu bắt đáy nhập cuộc giúp VN-Index lấy lại đà tăng, giữ được mốc 1.190 điểm khi chốt phiên.
Chốt phiên, VN-Index tăng 5,08 điểm (+0,43%), lên 1.191,44 điểm với 222 mã tăng và 207 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 703 triệu đơn vị, giá trị 14.609 tỷ đồng, giảm 10% về khối lượng và 13,8% về giá trị so với phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 32,6 triệu đơn vị, giá trị 1.585 tỷ đồng. Như vậy, giao dịch trong phiên chiều nay kém hơn rất nhiều so với phiên chiều qua, lý do là hiện tượng nghẽn lệnh trở lại sau 2 phiên thông suốt.
Trong các mã bluechip, STB vẫn duy trì đà tăng tốt khi đóng cửa tăng 4,6% lên 21.450 đồng, khớp 56,7 triệu đơn vị, nhiều hơn phiên sáng gần 9 triệu đơn vị và vẫn đứng thứ 3 sau cặp đôi ROS - FLC và đứng trên DLG, LDG.
Tương tự, HPG cũng giữ được đà tăng nhẹ 0,8% lên 46.800 đồng, khớp 16,3 triệu đơn vị. Trong khi đó, CTG dù cũng có thanh khoản tốt với 11,8 triệu đơn vị, nhưng đóng cửa giảm nhẹ 0,6% xuống 40.150 đồng.
Với các mã lớn khác, đà tăng của VIC hãm lại một nửa khi chỉ còn tăng nhẹ 0,77% lên 117.900 đồng, khớp hơn 2,8 triệu đơn vị. Tiếp đó là VHM cũng chỉ còn tăng 1,04% lên 97.300 đồng, khớp 1,9 triệu đơn vị. Trong khi MSN nới đà tăng lên 4,52% lên 92.500 đồng, khớp 3,1 triệu đơn vị. SAB cũng đảo chiều tăng tốt 2,86% lên 180.000 đồng, mức cao nhất ngày, nhưng thanh khoản thấp.
Đặc biệt, SSB cũng nhận được lực cầu rất tốt trong phiên chiều và giao dịch khá thông suốt để có phiên tăng trần thứ 6 liên tiếp kể từ ngày chào sàn lên 28.150 đồng, khớp hơn 4,1 triệu đơn vị, gấp đôi phiên sáng.
Ngoài ra, VIB tăng 4,31% lên 48.400 đồng, khớp 1,5 triệu đơn vị, EIB tăng 3,08% lên 20.100 đồng, khớp gần 2,2 triệu đơn vị.
Các mã ngân hàng khác, ngoài CTG và MBB giảm nhẹ và VCB về tham chiếu, các mã khác đều có mức tăng nhẹ.
Về các mã khác, TCH dù cũng gặp rung lắc, nhưng với lực cầu mạnh cuối cùng đã đứng vững khi chốt phiên tăng 0,44% lên 22.900 đồng, khớp 7,8 triệu đơn vị. Đây là phiên tăng thứ 3 liên tiếp của cổ phiếu này sau chuỗi 4 phiên giảm trước đó.
Trong khi đó, TDP dù trong phiên gặp áp lực lớn, nhưng cuối phiên đã trở lại mức tham chiếu 27.900 đồng, cũng là mức giá cao nhất ngày, thanh khoản đạt 185.700 đồng. Như vậy, chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp của cổ phiếu này đã được chặn lại.
Trên HNX, việc SHB được kéo tăng mạnh giúp HNX-Index nới rộng đà tăng và mất mức cao nhất ngày cuối phiên khi SHB không giữ được mức trần.
Chốt phiên, HNX-Index tăng 5,52 điểm (1,96%), lên 286,67 điểm với 104 mã tăng và 93 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 214 triệu đơn vị, giá trị 3.448,7 tỷ đồng, tăng 26,5% về khối lượng và 23,9% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 3,2 triệu đơn vị, giá trị 39,5 tỷ đồng.
Về giao dịch ở các mã, SHB một lần nữa lại được kéo lên mức trần 25.800 đồng trước khi đóng cửa ở mức 25.700 đồng, tăng 9,4% với thanh khoản 59,7 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HNX.
Còn mã vốn hóa lớn nhất sàn là THD vẫn gần như bất động với chỉ 471.301 đơn vị được khớp, đóng cửa tăng nhẹ 0,1% lên 169.900 đồng.
BAB – mã có vốn hóa lớn thứ 3 sàn HNX cũng bất động với tăng nhẹ 0,34% lên 29.200 đồng như phiên sáng, thanh khoản cũng đì đẹt 47.900 đơn vị. Các mã khác chỉ tăng giảm trong biên độ hẹp.
Trong các mã nhỏ, KLF có giao dịch sôi động hơn hẳn trong phiên chiều khi vươn lên vị trí thứ 2 về thanh khoản, vượt qua người anh em họ hàng ART với 26,7 triệu đơn vị. Tuy nhiên, về giá cũng không có tiến triển nhiều khi vẫn đóng cửa giảm 4,7% xuống 4.100 đồng.
Trong khi đó, ART vẫn giữ vững sắc tím 9.900 đồng, khớp 21 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần hơn 5,6 triệu đơn vị do lực bán gần như không con.
Trên thị trường UPCoM, chỉ số chính của thị trường này giằng co trong biên độ hẹp gần như suốt phiên trước khi tăng dựng đứng trong ít phút cuối phiên.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,79 điểm (+0,97%), lên 81,41 điểm với 154 mã tăng và 120 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 94,6 triệu đơn vị, giá trị 1.442 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 5,7 triệu đơn vị, giá trị 75,6 tỷ đồng.
Việc UPCoM tăng mạnh cuối phiên là do BSR được kéo mạnh lên mức cao nhất ngày 17.700 đồng khi đóng cửa, tăng 7,3%. Thanh khoản đạt 34,9 triệu đơn vị. Ngoài ra, OIL cũng tăng mạnh 4,4% lên 14.300 đồng, khớp 3,5 triệu đơn vị.
Bên cạnh đó, các mã nhỏ hơn như SBS tiếp tục duy trì đà tăng mạnh 11% lên 8.100 đồng, khớp 6,8 triệu đơn vị, đứng sau BSR. EVF cũng có mức tăng mạnh 12,1% lên 12.000 đồng, khớp 3,9 triệu đơn vị.
Các mã bluechip khác như ABB, BVB, MSR, MCH, CTR, VEF, VTP, FOC, MML… cũng có mức tăng khi chốt phiên.
Trên thị trường phái sinh, có 3/4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tăng điểm theo thị trường cơ sở, nhưng mức tăng không mạnh, 1 hợp đồng giảm nhưng mức giảm cũng chỉ ở mức tối thiểu. Trong đó, hợp đồng đáo hạn tháng 4 tăng 0,06% lên 1.191,9 điểm với 154.028 hợp đồng được chuyển nhượng, khối lượng mở 28.473 hợp đồng.
Trên thị trường chứng quyền, số mã tăng có phần nhỉnh hơn số mã giảm giống như thị trường cơ sở. Trong đó, các mã do KIS phát hành vẫn là mã giao dịch sôi động nhất khi 2 mã có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị đều do KIS phát hành là CSTB2007 và CVRE2007, nhưng lại có biến động giá trái ngược. Trong khi CSTB2007 tăng 9,6% lên 5.270 đồng, thì CVRE2007 lại giảm mạnh 37,5% xuống 50 đồng. Ngoài ra, trong Top 7 mã có thanh khoản nhất hôm nay, có tới 6 mã do KIS phát hành, trong đó ngoại trừ CVRE2007, còn lại đều tăng giá.
VN-Index vượt 1.205 điểm
Chứng khoán tiếp tục giữ sắc xanh đầu giờ hôm nay (1/4), nối dài chuỗi phiên tăng điểm từ thứ sáu tuần trước. VN-Index bật lên sau ATO, nhưng biên độ không quá cao do bên mua có phần dè dặt khi thị trường bước sang phiên tăng thứ tư. Tuy nhiên, đến giữa phiên sáng khi lực bán vùng đỉnh không quá mạnh, dòng tiền bắt đầu đẩy giá quyết liệt hơn.
Sự hỗ trợ từ những mã bluechip có tỷ trọng vốn hóa cao như VHM, VNM hay VCB đẩy chỉ số vượt qua ngưỡng 1.200 điểm. Đến 10h20, VN-Index tăng hơn 1,1% so với tham chiếu, lên 1.205,07 điểm, vượt qua đỉnh lịch sử năm 2018. VN30-Index tăng gần 1,2% vượt qua 1.210 điểm.
Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index giao dịch gần tham chiếu.
Sắc xanh chiếm ưu thế trên HoSE với 260 mã tăng trên HoSE, 68 mã đứng tham chiếu và 137 mã giảm. Trong nhóm VN30, trạng thái có phần áp đảo hơn khi 28/30 mã bluechip tăng giá.
Trái ngược với những phiên trước, nhóm cổ phiếu ngân hàng có giao dịch đột biến gồm SHB, STB và SSB bị lực bán áp đảo. SHB và SSB giảm hơn 2%, còn STB giao dịch gần tham chiếu.
Thanh khoản hai sàn niêm yết đến giữa phiên sáng đạt gần 8.000 tỷ đồng, trong đó HoSE giao dịch gần 6.500 tỷ.
Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông
Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019
Tổng biên tập: Phạm Anh Tuấn
Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà Nội
© 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.
Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.
Từ tháng 4/2021, nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực, bao gồm miễn thuế hàng xuất nhập khẩu, tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao, quy định mới về thu phí hải quan, thay đổi mẫu thẻ bảo hiểm y tế...
MIỄN THUẾ HÀNG HÓA XUẤT, NHẬP KHẨU THEO ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Nghị định 18/2021/NĐ-CP ban hành ngày 11/3/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có hiệu lực từ ngày 25/4/2021.
Trong đó, bổ sung Điều 29a miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều ước quốc tế. Cụ thể, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu gồm chủng loại, định lượng hàng hóa được quy định tại điều ước quốc tế; văn bản xác nhận của cơ quan đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế, cơ quan quản lý chuyên ngành trong trường hợp điều ước quốc tế không quy định chủng loại, định lượng miễn thuế.
Trường hợp cơ quan đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế không phải là cơ quan quản lý chuyên ngành thì căn cứ theo văn bản xác nhận của cơ quan đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế.
TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao có hiệu lực từ 30/4/2021.
Theo đó, doanh nghiệp công nghệ cao phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 18 của Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 được sửa đổi, bổ sung tại Điều 75 của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 và khoản 3 Điều 76 của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14. Đồng thời, doanh nghiệp phải đáp ứng 3 tiêu chí, trong đó có tiêu chí doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao phải đạt ít nhất 70% trong tổng doanh thu thuần hằng năm của doanh nghiệp.
QUY ĐỊNH MỚI VỀ THU PHÍ HẢI QUAN
Có hiệu lực từ ngày 5/4/2021, Thông tư số 14/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh.
Theo đó, việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh có một số điểm mới so với quy định trước đây.
Cụ thể, Thông tư bổ sung thêm đối tượng nộp phí hải quan là: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp sổ tạm quản (sổ ATA) đối với hàng hóa tạm xuất tái nhập theo Nghị định số 64/2020/NĐ-CP ngày 10/6/2020 của Chính phủ hướng dẫn việc thực hiện cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul.
Đồng thời, Thông tư cũng bổ sung quy định mức thu phí hải quan cấp sổ ATA và phí hải quan cấp lại sổ ATA như sau: Phí hải quan cấp sổ ATA, mức thu 1.000.000đ/sổ; Phí hải quan cấp lại sổ ATA, mức thu 500.000đ/sổ.
Phí hải quan kiểm tra giám sát, hoặc tạm dừng làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, mức thu 200.000 đồng/01 đơn; Lệ phí đối với phương tiện vận tải quá cảnh đường thủy (gồm: tàu, ca nô, xà lan) là 500.000 đồng/phương tiện…
ĐỔI MẪU THẺ BẢO HIỂM Y TẾ MỚI
Quyết định 1666 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/4, trong đó thay đổi kích thước từ 98 x 66mm trước đây thành 85,6 x 53,98 mm - tương đương thẻ ATM. Bên cạnh đó, thẻ mới cũng sử dụng chất liệu nhựa thay vì giấy như hiện nay. Mã số trên thẻ cũng được điều chỉnh từ 15 ký tự xuống còn 10 ký tự.
Một điểm mới nữa là mặt sau của thẻ bảo hiểm y tế có in thông tin hướng dẫn kiểm tra chi phí khám chữa bệnh, thông tin thẻ và thắc mắc liên hệ Bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện cấp thẻ hoặc Tổng đài 19009068.
Thẻ bảo hiểm xã hội cũ sẽ vẫn tiếp tục được sử dụng cho đến khi hết thời hạn sử dụng. Thẻ mẫu mới sẽ do bảo hiểm xã hội các tỉnh cấp khi đã sử dụng hết phôi thẻ cũ.
PHẠT TIỀN VỚI VI PHẠM QUY ĐỊNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI
Có hiệu lực từ ngày 1/4, Nghị định 14/2021/NĐ-CP được ban hành ngày 1/3 quy định biện pháp xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi.
Theo đó, hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng với trang trại quy mô vừa, từ 5-7 triệu đồng với trang trại quy mô lớn.
Vi phạm quy định về xử lý nước thải chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước thải chăn nuôi cho cây trồng bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng với trang trại quy mô nhỏ, từ 5-7 triệu đồng với trang trại quy mô vừa và từ 7-10 triệu đồng với trang trại quy mô lớn. Ba mức phạt này cũng được áp dụng tương ứng với hành vi vi phạm quy định về xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi.
Mức phạt tiền trên áp dụng với cá nhân. Còn với tổ chức, mức phạt tiền tăng gấp 2 lần.
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY CHẾ THI TỐT NGHIỆP THPT
Có hiệu lực từ ngày 27/4/2021, Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Một trong những điểm được bổ sung trong quy chế thi tốt nghiệp THPT là thí sinh hạnh kiểm yếu năm trước thi lại phải có xác nhận của địa phương; thí sinh bị đình chỉ thi chỉ được ra về khi hết thời gian của buổi thi (quy định hiện nay là hết 2/3 thời gian). Thông tư cũng sửa đổi, bổ sung một số lỗi bị đình chỉ thi.
Về điểm khuyến khích, thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba cá nhân trong kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa cấp quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh được cộng 2 điểm; giải khuyến khích trong kỳ thi quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh được cộng 1,5 điểm; giải ba cấp tỉnh được cộng 1 điểm
Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh giáo dục THPT phải dự thi đầy đủ 3 bài độc lập và một bài tổ hợp. Còn thí sinh giáo dục thường xuyên dự thi hai bài độc lập là Toán và Ngữ văn cùng một bài tổ hợp. Nhóm này có thể đăng ký dự thi thêm bài Ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh.
Thủ tướng vừa đồng ý chủ trương cho Vinhomes đầu tư khu đô thị Đại An thuộc tỉnh Hưng Yên với tổng số vốn gần 1,4 tỷ USD.
Dự án có quy mô gần 294 ha, nằm ở xã Tân Quang, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm và xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Vinhomes.
Vốn đầu tư dự án gần 1,4 tỷ USD, tương đương 32.661 tỷ đồng. Trong đó, Vinhomes đóng góp 15%, phần còn lại là vốn vay và huy động các nguồn khác. Dự án có thời gian hoạt động là 50 năm, tiến độ thực hiện trong 6 năm kể từ 31/3.
Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư có trách nhiệm ứng vốn và phối hợp với cơ quan chức năng trong giải phóng mặt bằng, xử lý dứt điểm các tranh chấp, khiếu kiện. Theo đó, chủ đầu tư không để xảy ra phức tạp về đất đai trong quá trình giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án và kinh doanh.
Vinhomes cũng phải ký quỹ, huy động đầy đủ nguồn vốn, tổ chức triển khai thực hiện, quản lý dự án đúng tiến độ theo quy định.
Đức Minh
|
|
|
Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố gói đầu tư hạ tầng mới tại Pittsburgh, bang Pennsylvania, ngày 31-3 - Ảnh: REUTERS
"Hôm nay, tôi đề xuất một kế hoạch quốc gia tưởng thưởng cho công việc chứ không phải sự giàu có. Nó tạo ra một nền kinh tế công bằng, mang lại cho mọi người cơ hội thành công. Nó sẽ tạo ra một nền kinh tế đổi mới, mạnh mẽ nhất, linh hoạt nhất trên thế giới.
Đó là khoản đầu tư chỉ có một lần ở Mỹ, không giống như bất cứ điều gì chúng ta đã thấy hoặc làm kể từ khi chúng ta xây dựng hệ thống đường cao tốc giữa các tiểu bang và cuộc đua không gian cách đây nhiều thập kỷ", Hãng tin AFP dẫn lời ông Biden tự tin tuyên bố ngày 31-3.
Ông khẳng định kế hoạch này sẽ giúp tạo ra hàng triệu việc làm cho người Mỹ.
Theo kế hoạch kéo dài 8 năm, ông Biden kêu gọi rót 620 tỉ USD vào giao thông, bao gồm nâng cấp hơn 32.000km đường sá, sửa chữa hàng ngàn cây cầu và tăng gấp đôi nguồn quỹ cho giao thông công cộng, nâng cấp viễn thông, đầu tư nghiên cứu thúc đẩy cạnh tranh, đặc biệt là với Trung Quốc.
Trước đó, Mỹ vừa thông qua gói hỗ trợ 1.900 tỉ USD để kích thích kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Đáng lưu ý, gói đầu tư hạ tầng mới mà ông Biden đề xuất sẽ lấy một phần từ việc tăng thuế các doanh nghiệp từ 21% lên 28%, và siết chặt nạn trốn thuế.
Tổng thống Mỹ cho biết ông không chống đối các triệu phú và tỉ phú Mỹ, nhưng cho rằng việc các công ty lớn không đóng đồng thuế nào cho chính phủ là không công bằng.
Ông dẫn một khảo sát cho thấy 91 công ty trong số 500 công ty lớn nhất thế giới, "những công ty lớn nhất thế giới, bao gồm Amazon… không trả một đồng thuế thu nhập liên bang nào".
"Điều đó là sai. Giáo viên và lính cứu hỏa đóng 22%, còn Amazon và 90 tập đoàn lớn khác trả 0% thuế liên bang? Tôi sẽ chấm dứt điều đó", ông nói.
Các nghị sĩ Đảng Dân chủ muốn kế hoạch được thông qua vào tháng 7-2021. Tuy nhiên, số tiền khổng lồ dự kiến sẽ tiếp tục gây chia rẽ trong giới chính trị gia Mỹ bởi nhiều người lo ngại nó sẽ làm tăng thuế và nợ quốc gia.
Với diễn biến “tiền rẻ” và thị trường chứng khoán đi ngang, nhiều quan điểm cho rằng câu chuyện dịch chuyển dòng vốn từ thị trường tiền tệ, chứng khoán sang bất động sản đang diễn ra. Tuy nhiên, hai dòng vốn này chưa chắc đã là nguyên nhân chính gây ra tình trạng "sốt đất" như hiện nay.
TIỀN NGÂN HÀNG VÀ CHỨNG KHOÁN GÂY "SỐT ĐẤT"?
Chiếm tỷ trọng lớn, đồng thời là dòng vốn dài hạn bảo đảm cho sự phát triển vững chắc nên tín dụng ngân hàng luôn được lĩnh vực bất động coi trọng. Điều này còn đặc biệt hơn trong bối cảnh “tiền rẻ” như hiện nay.
“Tiền rẻ” ở đây được hiểu là lãi suất thấp. Nếu so với mặt bằng đầu năm 2015-2016 thì đến cuối năm 2020, lãi suất cho vay bình quân đã giảm 3,6 điểm phần trăm. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,5%/năm, giảm khoảng 2,5 điểm phần trăm đối với đối tượng ưu tiên này nếu.
Kể cả quãng thời gian từ đầu năm 2021 đến nay, mặt bằng lãi suất cho vay vẫn lình xình thấp. Thậm chí nhiều lúc còn có xu hướng giảm với biên độ nhỏ.
“Tiền rẻ” nhưng tín dụng bất động sản vẫn khó tăng nhanh. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2020, tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản ước khoảng 9,97%, thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng chung (khoảng 12,13%).
Thậm chí, từ đầu năm đến cho đến ngày 15/3/2021, dư nợ cho vay bất động sản ngành ngân hàng có tăng tới 2,13% và chuyển sang trạng thái cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung thì cũng khó tạo ra đột biến.
Bởi lẽ, mức tăng này chỉ ở một vài tổ chức tín dụng và tập trung vào các loại sản phẩm hàng hóa là tiêu dùng bất động sản, ví dụ như nhà cho người thu nhập thấp, phân khúc thị trường nhà giá rẻ, mang tính chất thương mại phục vụ cho tiêu dùng, nhu cầu sử dụng của người dân.
Đồng thời, đối tượng kinh doanh bất động sản, đầu cơ, đầu tư dự án, có khả năng thanh khoản không cao là đối tượng được Ngân hàng Nhà nước chủ trương hạn chế thông qua việc tăng hệ số rủi ro đối với khoản vay từ 150% lên 200%.
Thực tế, tại nhiều ngân hàng thương mại lớn, cho dù hồ sơ có đẹp đến mấy, khách hàng đôi khi còn phải dựa vào “quan hệ cá nhân” mới được giải ngân khoản vay liên quan đến bất động sản.
Ở khía cạnh khác, trong quý 1/2021, tăng trưởng huy động vốn của các tổ chức tín dụng đạt 0,54% (cùng thời điểm năm 2020 tăng 0,51%). Điều này đồng nghĩa, dòng tiền vào ngân hàng vẫn không có nhiều biến động, bất chấp mặt bằng lãi suất huy động đang thấp của 10 năm trở lại đây.
Đấy là về dòng vốn trên thị trường tiền tệ. Còn về dòng vốn chuyển dịch từ thị trường chứng khoán sang bất động sản.
Trong 3 tháng đầu năm 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam không thể vượt đỉnh lịch sử, chỉ số VN-Index loanh quanh vùng 1.180 điểm. Vì vậy, quá trình hiện thực hóa lợi nhuận bằng cách chuyển tiền từ chứng khoán sang bất động sản theo quy tắc “bình thông hơi” là điều bình thường.
Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc nghiên cứu của Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư Dragon Capital Việt Nam (DCVFM), việc dịch chuyển chưa đến mức ồ ạt để thành xu hướng.
“Không phải ai đầu tư chứng khoán xong cũng đủ vốn mua bất động sản do giá trị tài sản này thường rất lớn”, ông Tuấn đưa ra quan điểm.
Thực tế cũng cho thấy, tính từ đầu năm đến nay, tổng mức huy động vốn trên thị trường chứng khoán ước tính đạt 55.562 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 18.907 tỷ đồng/phiên, tăng 155% so với bình quân năm trước. Đấy là còn chưa kể đến khối lượng đặt mua không được khớp lệnh. Dòng tiền trên thị trường chứng khoán còn rất lớn.
DÒNG VỐN TỪ KHU VỰC PHI CHÍNH THỨC
Như vậy, dòng tiền nào mới dẫn đến tình trạng “sốt đất” như hiện nay?
Thực chất, có rất nhiều dòng tiền dẫn đến tình trạng “sốt đất”. Như đã nói bên trên, dòng tiền từ thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán dù ít nhưng cũng góp phần.
Hay như dòng tiền từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong 3 tháng đầu năm 2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh góp vốn mua cổ phần đối với lĩnh vực bất động sản cũng đạt mức 600 triệu USD, tăng gấp 2,2 lần so với mức 294 triệu USD của cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, dòng vốn từ trái phiếu, kiều hối, vốn đầu tư công, vốn của các nhà đầu tư tiềm năng… cũng đều có xu hướng gia tăng trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương cho hay, tại Việt Nam, rất cần lưu ý đến khu vực kinh tế không chính thức.
“Trong những năm qua, có một luồng tiền rất lớn đi ra ngoài thị trường và không quay về hệ thống ngân hàng. Nó tại thành dòng tiền chạy trong khu vực phi chính thức như việc các doanh nghiệp tự vay lẫn nhau, người dân vay lẫn nhau…”, ông Tú Anh nói.
Vị Vụ trưởng còn cho rằng, do dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp nên hoạt động tại khu vực phi chính thức gần như bị đình trệ, giảm xuống. Dòng tiền theo đó bắt đầu quay lại các kênh đầu tư chính thức trong đó có thị trường bất động sản.
“F0 lấy tiền ở đâu ra trong khi kinh tế giảm tốc?”, TS. Nguyễn Tú Anh đặt câu hỏi đồng thời nêu lại quan điểm, dòng tiền đã từ khu vực phi chính thức quay trở lại khu vực chính thức.
Được biết, nghiên cứu của Đại học Fulbright hồi giữa năm 2019 đã chỉ ra rằng, quy mô khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam tương đương 25-30% GDP.
Khi trao đổi vấn đề này với một lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản có tiếng, VnEconomy cũng nhận được ý kiến tương tự. Vị lãnh đạo này khẳng định, dòng tiền từ nền kinh tế phi chính thức mới là nguyên nhân chính gây nên cơn “sốt đất”.
“Thời này, mấy ai sống bằng tiền lương, hầu hết mọi người đều có thu nhập ngoài. Mà thu nhập ngoài thì đôi khi là những khoảng không ai biết nên không phải nộp thuế. Để hợp thức hóa họ thường chuyển sang đất, vừa tiện làm tài sản lâu dài vừa có cơ hội kiếm lời nếu thị trường có sóng”, lãnh đạo doanh nghiệp trên chia sẻ.
Đồng thời, vị lãnh đạo doanh nghiệp này cũng cho rằng, do đất nước đang trong quá trình hiện đại hoá, đô thị hoá, nhiều khu công nghiệp, dự án liên tục được phê duyệt trong thời gian gần đây nên nhu cầu thực của người dân là rất lớn.
“Dân Việt thích thuận tiện, thích gần chỗ làm, gần chợ… Thể hiện rõ nhất ở việc, mỗi khi dự án nào được phê duyệt thì đất nơi đó sẽ tăng giá do cầu tăng. Mặt khác, diễn biến khó lường của dịch Covid-19 cũng dòng vốn nhàn rỗi từ khu vực phi chính thức sẽ vẫn neo ở thị trường bất động sản. Vì vậy, tôi cho rằng cơn “sốt đất” không thể nào hạ nhiệt đột ngột, mà chỉ có thể giảm từ từ”, lãnh đạo doanh nghiệp trên nhận định.
Luật Đất đai có liên quan trực tiếp đến đời sống của hầu hết người dân. Theo giới chuyên gia, sau nhiều năm đi vào cuộc sống, Luật Đất đai hiện hành đã bộc lộ nhiều điểm bất cập. Giới đầu cơ đã và đang dựa vào các kẽ hở của pháp luật để tạo nên những “cơn sốt” đất ảo để trục lợi.
Hệ lụy từ sốt đất ảo
Ghi nhận thực tế thời gian qua cho thấy, trong vài năm trở lại đây, số lần sốt đất ảo diễn ra ngày càng nhiều. Chỉ tính từ đầu năm 2020 đến nay, thị trường liên tục xuất hiện những cơn sốt đất “chết yểu” tại nhiều địa phương như xã Bình Ba (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), xã Đồng Trúc (Thạch Thất, Hà Nội) và gần đây là huyện Hớn Quản (Bình Phước)… Cơn sốt lan dần trên nhiều địa phương trên cả nước theo sóng đầu tư đi tỉnh, ra các vùng ven đô như Hoà Lạc, Ba Vì, Hoà Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang…
Đặc điểm của những cơn "sốt đất ảo" là đều ăn theo các thông tin chưa rõ ràng về các đề xuất xây dựng dự án hạ tầng quan trọng như sân bay, cao tốc, hay các đại đô thị của các doanh nghiệp lớn đang có kế hoạch triển khai. Thông qua lực lượng "cò đất" hùng hậu, giá đất được đẩy lên cao chóng mặt. Giao dịch chủ yếu là lướt cọc, sang tay chứ không có giao dịch thật bởi những người này không có nhu cầu sử dụng đất. Những người nhảy vào sau cùng sẽ chịu trận. Không ít người tán gia bại sản vì mang tiền đổ vào những cơn "sốt đất".
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, những cơn "sốt đất" không chỉ xảy ra ở các khu vực có quy hoạch rõ ràng, có giấy phép xây dựng, mà còn xuất hiện tại những vị trí không nằm trong quy hoạch, đất thổ cư trong làng xóm, thậm chí đất phi nông nghiệp như đất trồng rừng... Những cơn sóng đó xuất hiện chủ yếu bởi các thông tin quy hoạch như sân bay, đường cao tốc giao thông, dự án của doanh nghiệp lớn. Ông Hà khẳng định, dù chỉ trong thời gian ngắn nhưng "sốt đất" đã tàn phá kinh tế, xã hội, công ăn việc làm của người dân.
Nhận định về vấn đề này, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, tình trạng "sốt đất” xảy ra ở khắp các nơi thời gian qua một phần là do tác động của Luật Đất đai 2013 khi mở rộng quy định về phân lô bán nền.
“Các quốc gia trên thế giới họ dùng hình thức phân lô bán nền chỉ để giải quyết nhà ở ở đô thị, không đưa vào thương mại. Đưa đất nền vào thương mại là điều rất tối kỵ. Về nguyên tắc, thị trường bất động sản phải khai thác giá trị đầu tư trên đất chứ không phải chờ tăng giá đất để gặt hái lợi nhuận. Đầu tư bỏ tiền vào bất động sản để tăng giá bán đi là một hành động làm hại nền kinh tế", GS Đặng Hùng Võ nhìn nhận.
Phân tích về bất cập Luật Đất đai, GS Đặng Hùng Võ cho rằng, từ năm 2016 - 2020, Chính phủ đã chỉ thị 4 lần về sửa đổi Luật Đất đai. Tuy nhiên từ 2016 đến nay, Luật Đất đai vẫn chưa được sửa, và có lẽ đến 2023 mới có thể thực hiện sửa.
"Hiện nay, luật còn rất nhiều bất cập lớn, cản trở phát triển kinh tế. Cơ hội phát triển của Việt Nam khá lớn nhưng đất đai cứ bị ách tắc với những quy định cũ. Ta có thể tóm lại các vấn đề của Luật Đất đai:
Một là đất nông nghiệp, hiện nay vẫn chưa thực hiện tích tụ, tập trung đất đai có hiệu quả. Đây là câu chuyện phức tạp và cần có thay đổi. Hiện nay, chuyển nhượng đất đai tại nông thôn gần như không làm thủ tục mà giấy tay là chính. Vấn đề thứ hai là phát triển nhà ở, hiện nay cũng có nhiều ách tắc. Hà Nội và TPHCM là hai thị trường lớn nhất mà giai đoạn 2019 - 2020, mỗi năm chỉ phê duyệt được vài dự án. Đến tận gần đây, Chính phủ mới có Nghị định 148 gỡ vướng cho các dự án.
Vấn đề thứ 3 là ách tắc đối với các dự án bất động sản du lịch. Luật Đất đai hiện hành chưa có dòng nào về loại hình này. Vấn đề thứ 4 là chuyện người nước ngoài mua đất tại Việt Nam. Làm sao chúng ta ngăn chặn được hiện tượng mua chui số lượng lớn như báo chí truyền thông đã đưa tin? Những bất cập này tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản và nó làm méo mó thị trường”, GS Đặng Hùng Võ nhấn mạnh.
Sửa đổi, hoàn thiện Luật Đất đai là vấn đề vô cùng quan trọng
Cùng quan điểm với nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, luật sư Trương Anh Tú - Chủ tịch Công ty TAT Law firm (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng, Luật Đất đai hiện nay còn nhiều điều cần phải hoàn thiện thêm. Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Tú khẳng định việc sửa đổi, hoàn thiện luật đất đai sẽ là việc làm lớn nhất của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong thời gian tới đây: "Nếu sửa được luật đất đai đúng đắn, phù hợp sẽ mở ra một chương mới trong lịch sử đất nước. Tôi phải khẳng định là lịch sử đất nước. Nếu sửa thất bại, việc phát triển đất nước sẽ đi vào con đường rất gập ghềnh".
Theo ông Tú, một trong những vấn đề cần chú ý khi sửa đổi Luật Đất đai là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: "Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn quá phức tạp. Cơ chế về thu hồi đất để phục vụ phát triển kinh tế xã hội, chúng ta cũng phải khoanh vùng. Thế nào là kinh tế xã hội? Kinh tế xã hội phải được hiểu là điện, đường, trường, trạm phục vụ cho nhân dân không thu phí. Với những trạm y tế, bệnh viện tư... thu phí cao ngất ngưởng thì Nhà nước không phải có cơ chế đó cho họ?
Trong trường hợp thu hồi với mục đích phát triển thương mại, phát triển về nhà ở thì cơ chế như thế nào? Nhận thức về việc này ra làm sao? Giá thị trường hay giá Nhà nước hiện nay? Hay sẽ sử dụng một cơ chế thỏa hiệp mới, sáng tạo để "cả làng cùng vui"?
Bây giờ Nhà nước có quy hoạch quốc gia, quy hoạch các tỉnh về các loại đất sử dụng vào việc gì nhưng mới ở giai đoạn sơ khai. Chúng ta có tiến tới bước khu vực quận A, quận B là quy hoạch đất ở thì chúng ta có tiến hành thu trắng và bán đấu giá cho các nhà đầu tư không? Hay tiếp tục cơ chế như hiện tại, Nhà nước thất thoát tài sản, nhân dân thiệt thòi", ông Tú nói.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Công ty TAT Law firm cho rằng, một trong những vấn đề quan trọng khi sửa đổi Luật Đất đai 2013 là việc giao đất cho doanh nghiệp nước ngoài. "Chúng ta giao đất thế nào để đảm bảo yếu tố về an ninh quốc phòng. Giao đất bao nhiêu năm là phù hợp để họ phát triển kinh tế nhưng chúng ta không lo lắng những vấn đề khác. Những nơi trọng yếu về an ninh quốc gia, chúng ta cần thận trọng!
Tôi thấy rằng đây là thời điểm các chuyên gia cần đóng góp ý kiến của mình, xây dựng một đạo Luật Đất đai hoàn thiện. Nhà nước nên tạo ra những kênh để tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các chuyên gia về đất đai, xây dựng, kinh tế và luật pháp để tiếp thu tối đa ý kiến của họ. Trước đây chúng ta đã làm, nhưng đâu đó vẫn mang biểu hiện hình thức", ông Tú nói.
Đã bắt được bệnh, có ngăn chặn được "cò đất" thổi giá?
Theo luật sư Trương Anh Tú, lâu nay, việc “cò đất”, người buôn bất động sản tạo ra sự khan hiếm giả trên thị trường, để đẩy giá lên cao diễn ra phổ biến. Nếu không có giải pháp hữu hiệu, thời gian tới sẽ còn nhiều trường hợp tương tự xảy ra. Dưới góc nhìn pháp lý, ông Tú khẳng định những hành vi thổi giá rõ ràng xâm phạm nghiêm trọng tới quá trình quản lý thị trường bất động sản, xâm phạm tới lợi ích của người dân. Để ngăn chặn cò đất thổi giá, bên cạnh việc sửa đổi Luật Đất đai, vị luật sư này cho rằng cần hình sự hóa hành vi thổi giá đất.
“Đây là hành vi phạm tội, phải hình sự hóa hành vi này. Việc chỉ ra, nhận biết được hành vi nguy hiểm cho xã hội thì cần phải đưa vào Bộ luật Hình sự ngay để đảm bảo điều chỉnh các mối quan hệ bất bình thường trong xã hội. Đây là điều chúng ta nên làm ngay, làm sớm”, luật sư Tú nhấn mạnh.
Thực tế cho thấy, trong thời gian chờ hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách, các địa phương cũng cần chủ động trong công tác quản lý, ngăn chặn nguy cơ sốt đất ảo từ trong trứng nước.
Điển hình vừa qua, Sở Nội vụ TPHCM có tờ trình UBND Thành phố về công tác chuẩn bị xây dựng Đề án chuyển đổi một số huyện thành quận hoặc thành phố giai đoạn 2021 - 2030. Giới đầu tư cho biết, mỗi khi rộ lên tin Bình Chánh sắp lên quận thì giá nhà đất khu vực này cứ vậy là thiết lập mặt bằng giá mới với mức tăng từ 20% đến 30% so với mức giá cũ.
Trước thực trạng trên, bên cạnh các phương pháp cảnh báo, ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh đã yêu cầu Sở Nội vụ báo cáo lại đề án chuyển đổi từ 5 huyện sang quận, đồng thời Sở Nội vụ phải hoàn chỉnh đề án sau khi đã được Thường vụ Thành ủy góp ý và Ban chấp hành cho ý kiến. Sau đó, Sở Nội vụ trình lại cho Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố xem xét để phê duyệt đề án. Bởi nếu đưa ra thông tin không khéo sẽ tác động mạnh đến giá đất đai ở 5 huyện ngoại thành, ảnh hưởng nhiều đến thị trường bất động sản và đời sống người dân.
Chia sẻ với Báo Lao Động, ông Matthew Powell - Giám đốc Savills Hà Nội cảnh báo, trong mọi quyết định đầu tư, nhà đầu tư cần suy tính đến các yếu tố cơ bản như lý do tạo nên tiềm năng của khu vực; liệu đó có phải là tin đồn không; thông báo chính thức về việc sẽ có dự án mới tại khu vực đã được công bố chưa; khi nào thì quyết định này đi vào thực tiễn... Nhưng, thông tin về dự án có thể được công bố sớm và cần một thời gian dài để hoàn thiện. Vậy nên, các nhà đầu tư cũng cần chú ý về yếu tố thời gian, về lộ trình của các thông báo này.
Luật sư Nguyễn Thanh Nhã - Văn phòng luật sư DBS
Nguyên nhân để xảy ra tình trạng sốt đất có rất nhiều, nhưng có thể chỉ ra các nhóm nguyên nhân chính sau: Thứ nhất, khó phân định rõ và thiếu cơ chế để buộc những nhà đầu tư nhỏ lẻ phải hoạt động và tuân thủ theo Luật Kinh doanh BĐS. Khi không buộc người tham gia thị trường BĐS chịu sự điều chỉnh của Luật Kinh doanh BĐS thì những công cụ để quản lý thị trường BĐS được pháp luật quy định đã bị vô hiệu hóa. Thứ hai, công tác quản lý hiện nay cũng có phần chưa tốt. Về nguyên tắc, tất cả giao dịch kinh doanh BĐS dù theo Luật Kinh doanh BĐS hay theo Luật Dân sự đều phải thực hiện và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước, nhưng nhiều khi người dân bỏ qua mà cơ quan chức năng không kiểm soát được. Thứ ba, buôn, bán BĐS là một nghề nên không ít tổ chức, cá nhân có nhiều chiêu trò “thổi” giá rất tinh vi. Không loại trừ khả năng tự nội bộ nhóm kinh doanh BĐS tạo ra những giao dịch theo kiểu “tay phải bán sang tay trái” để đẩy giá đất lên nhằm tạo tâm lý đám đông nhằm xác lập giá đất ảo.
Năm 2020, các bộ đã trình các dự án luật để Quốc hội thông qua như Luật Đầu tư 2020; Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) 2020; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng 2020. Nhưng Luật Đất đai 2013 vẫn không thay đổi. Thay cho sửa luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai. Nghị định không phải là luật nên chỉ giảm bớt được khó khăn, không thể giải quyết tận gốc mọi vấn đề khúc mắc.
Nguyên do vì xây dựng Luật Đất đai 2013 dựa trên cách tiếp cận tăng cường quyền lực của nhà nước, không theo cách tiếp cận thị trường. Muốn không để đất đai trở thành sản phẩm của hình thức mua bán đa cấp, thiếu minh bạch, Nhà nước cần sửa Luật Đất đai. Cụ thể, cần công khai hóa các quy hoạch và dự án được duyệt, nhất là quy hoạch sử dụng đất đô thị nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác đến với các cấp chính quyền, chủ đầu tư, người dân, tránh hình thành dự án “ma”. Ngoài ra, có một mấu chốt của vấn đề cần được quy định, quản lý đó là mua bán đất đai là phải nộp thuế. Việc đánh thuế vào giá trị đất đai tăng thêm do quy hoạch do dự án đầu tư mang lại cũng như đánh thuế vào những trường hợp mua rồi bán ngay đều được các nước quy định rất chuẩn mực, nhưng ở nước ta thì lĩnh vực này lại rất yếu. Bởi vậy để ngăn chặn những cơn sốt đất ảo thì phải coi đây là một giải pháp cực kỳ quan trọng. Về lâu dài, Nhà nước cần quy định một hạn mức nhất định về quyền sử dụng đất ở mà nếu vượt quá hạn mức đó thì cá nhân tích tụ đất phải đóng thuế. Bảo Chương (ghi)
Phiên họp cuối cùng của Chính phủ khóa XIV do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì chiều 31-3
Chiều 31-3, tại phiên họp cuối cùng của Chính phủ khóa XIV do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, Chính phủ đã nghe, thảo luận báo cáo về chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách cho mục tiêu phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thủ tướng cho rằng việc triển khai nghị quyết 120 đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng, nhưng trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn mặn ngày càng khắc nghiệt đặt ra nhiều vấn đề cấp bách, yêu cầu giải pháp đồng bộ cả trước mắt và lâu dài.
Vì vậy, Thủ tướng nhất trí về nguyên tắc cho việc vay nguồn vốn quốc tế với tổng số khoảng 2 tỉ USD (của Ngân hàng Thế giới, của Đức, Pháp) cho mục tiêu phát triển ĐBSCL. Giao Bộ Kế hoạch và đầu tư sớm hoàn thiện quy hoạch, phối hợp với các bộ, địa phương liên quan tách ra các dự án đầu tư
Trong đó, xác định rõ dự án đầu tư nào thuộc nhiệm vụ ngân sách trung ương thì cấp phát 100%, dự án nào thuộc trách nhiệm của tỉnh thì địa phương vay lại theo quy định hiện hành. Bộ Tài chính khẩn trương trình Chính phủ sửa nghị định 97 theo hướng có tỉ lệ vay lại hợp lý hơn, nhằm tạo thuận lợi thực hiện.
Đối với việc phòng chống dịch COVID-19, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đề cao cảnh giác, tuyệt đối không chủ quan, thực hiện quyết liệt "5K + vaccine"; sớm nghiên cứu và ban hành cơ chế "Hộ chiếu vắc xin" để thúc đẩy thương mại, đầu tư. Gắn với đó là yêu cầu đẩy mạnh việc tiêm vắc xin cũng như nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước,
Đặc biệt lưu ý dịch ở Campuchia đang diễn biến hết sức phức tạp, Thủ tướng yêu cầu các địa phương có đường biên giới với Campuchia nâng cao các biện pháp phòng dịch. Bộ Quốc phòng có các biện pháp chi viện cho các tỉnh phía Nam có đường biên giới với Campuchia, duy trì nghiêm công tác tuần tra, kiểm soát.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra khi chỉ còn ít ngày nữa là bộ máy của Chính phủ sẽ được kiện toàn, "sẽ có người nhận nhiệm vụ mới, cương vị mới, có người nghỉ chế độ".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ: "Cảm ơn các đồng chí về sự cộng tác, hợp tác hết sức chặt chẽ, trách nhiệm, liên tục, đặc biệt là trong khóa XIV này hết sức thành công; cảm ơn các đồng chí đã sát cánh với Thường trực Chính phủ trong suốt 5 năm qua".
"Tôi cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã hỗ trợ Chính phủ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, dù ở cương vị nào nhưng tôi tin tưởng rằng từng đồng chí chúng ta sẽ tiếp tục đề cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, không ngừng đóng góp cho Đảng, Nhà nước, cho nhân dân, quyết tâm xây dựng đất nước chúng ta phồn thịnh, hùng cường trong thời gian tới", Thủ tướng nói.
Sớm có kế hoạch cắt giảm, đơn giản hóa quy định
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành liên quan sớm ban hành kế hoạch cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh năm 2021 và tăng cường đối thoại, tham vấn, tiếp thu ý kiến của các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp về quy định không còn phù hợp, là rào cản, gây khó khăn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đổi mới hoạt động kiểm tra chuyên ngành theo hướng tập trung đầu mối, phân định rõ thẩm quyền, chuyển mạnh từ cơ chế "tiền kiểm" sang "hậu kiểm".
Thúc đẩy tiêu thụ nông sản, nhất là các nông sản theo mùa vụ. Các bộ, ngành, nhất là Bộ Giao thông vận tải, tiếp tục thúc đẩy triển khai các dự án trọng điểm, trong đó Thủ tướng đặc biệt lưu ý sớm khánh thành tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông
Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019
Tổng biên tập: Phạm Anh Tuấn
Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà Nội
© 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.
Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.
|
Để chấn chỉnh tình trạng này, Bộ TN-MT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư chỉ đạo Sở TN-MT, các sở, ngành liên quan tăng cường quản lý chặt chẽ các dự án bất động sản, nhất là BĐS hình thành trong tương lai, bảo đảm việc đưa BĐS vào kinh doanh, chuyển nhượng dự án BĐS phải đủ các điều kiện theo quy định pháp luật về đất đai, pháp luật về đầu tư, pháp luật về kinh doanh BĐS.
Đồng thời, tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động môi giới BĐS bảo đảm hoạt động này tuân thủ đúng quy định pháp luật.
|
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các thành viên chính phủ Việt Nam phải tích cực làm việc, "không để tồn tại kéo dài sang nhiệm kỳ mới".
Phiên họp thường kỳ Chính phủ ngày 31/3 cũng là phiên họp cuối cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.
Ông Phúc đã được Bộ Chính trị khóa 12 đề cử làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ mới, và việc này đã được Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương khóa 13 thông qua.
"Tới đây, có thay đổi nhiều thành viên Chính phủ nên hôm nay chúng ta phải thảo luận và cho ý kiến nhiều vấn đề. Các thành viên Chính phủ, bộ, ngành và địa phương cần thảo luận các vấn đề rốt ráo hơn, chặt chẽ hơn để xử lý những tồn tại, bất cập, không để tồn tại kéo dài sang nhiệm kỳ mới", ông Phúc nói hôm 31/3.
Thông tin chính thức từ chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc nói quý đầu tiên năm 2021 có các kết quả "rất tích cực".
Theo đó, kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế quý I/2021 ước đạt 4,48% (cùng kỳ tăng 3,68%).
Tổng vốn FDI cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần đạt trên 10 tỷ USD, tăng 18,5%.
Đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài tăng 6 lần.
Doanh nghiệp thành lập mới tăng 27,5% vốn đăng ký.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 152,7 tỷ USD, tăng 24,1% (cùng kỳ tăng 5,9%). Xuất siêu trên 2 tỷ USD.
Sau Đại hội 13 tháng Giêng năm 2021, Đảng Cộng sản đã nhanh chóng kiện toàn bộ máy mới.
Ngày 31/3 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Vương Đình Huệ làm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia.
Mặc dù Việt Nam chưa nói chính thức, nhưng ông Phạm Minh Chính đã được Bộ Chính trị giới thiệu làm Thủ tướng thay ông Nguyễn Xuân Phúc.
Ông Nguyễn Phú Trọng đã được bầu làm Tổng bí thư nhiệm kỳ 3 chưa có tiền lệ tại Đại hội 13.
Giải mã nguyên nhân khiến giá vàng lao dốc mạnh; Kim ngạch xuất khẩu gạo tăng gần 22%; Thời điểm du lịch Việt Nam phục hồi sau dịch COVID-19... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.
Giải mã nguyên nhân khiến giá vàng lao dốc mạnh
Giới đầu tư vàng nhận định, giá vàng giảm mạnh các phiên gần đây chịu tác động chính bởi lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ đảo chiều đi lên và đồng USD tiếp đà tăng giá. Giới đầu tư tài chính tập trung vốn vào trái phiếu, cổ phiếu và các kênh đầu tư khác, gây áp lực cho kim loại quý.
Theo các nhà phân tích của Kitco, giới đầu tư đang xôn xao trước thông tin một quỹ đầu tư Archegos Captial Management đã bán vàng vào cuối tuần trước thu về 30 tỉ USD.
Thực tế, Tập đoàn tài chính Credit Suisse mới đây cũng hạ ước tính giá vàng cho giai đoạn 2021-2022 khi vàng miếng tiếp tục phải đối mặt với áp lực từ lợi suất trái phiếu kho bạc tăng. Dự báo năm 2021 được hạ xuống 1.900 USD/ounce từ 2.100 USD và giá năm 2022 giảm xuống 2.100 USD từ 2.300 USD/ounce. Xem thêm...
Kim ngạch xuất khẩu gạo tăng gần 22%, giá cao nhất trong 10 năm
Theo Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15.3, Việt Nam đã xuất khẩu được 858.605 tấn gạo đạt giá trị kim ngạch 470,3 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước, số lượng gạo xuất khẩu giảm 33,74% nhưng trị giá kim ngạch tăng 21,75%. Như vậy, so với cùng thời điểm này của năm trước, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trên 20 USD/tấn.
Ngày 30.3, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam chào bán trên thị trường thế giới ở mức từ 517-522 USD/tấn (năm 2020 ở mức 459 USD/tấn). Đây cũng là mức giá cao nhất trong 10 năm gần đây, dù tại thời điểm này. nguồn cung lúa gạo đang dồi dào vì Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch rộ vụ lúa đông xuân. Xem thêm...
Thời điểm du lịch Việt Nam phục hồi sau dịch COVID-19
Theo ông Matthieu Francois - Giám đốc hợp danh của McKinsey tại TPHCM, trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam tiếp tục phát triển, triển vọng du lịch của Việt Nam sẽ ngày càng trở nên khả thi hơn khi các nước công khai tiêm vaccine COVID-19. Do đó, viễn cảnh phục hồi trong tương lai của ngành du lịch Việt Nam là không xa.
Video: Hoài Anh - Khánh Linh
Quy hoạch Điện VIII được thông qua với số phiếu tuyệt đối
Ngày 30.3, ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, ngày 18.3 đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định dự thảo Quy hoạch Điện VIII.
Theo đó, Hội đồng thẩm định Quy hoạch điện VIII thống nhất kết luận Quy hoạch đủ điều kiện để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Ngày 18.3, Hội đồng đã họp lần 2 để bỏ phiếu thông qua báo cáo thẩm định Đề án Quy hoạch điện VIII và nội dung Đề án, Dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ, Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điện VIII.
Có 4 phiếu đồng ý thông qua nội dung không chỉnh sửa và 22 phiếu đồng ý thông qua với điều kiện bổ sung chỉnh sửa của Đề án.
Quy hoạch Điện VIII được thông qua sau một tháng xin ý kiến góp ý về dự thảo Quy hoạch Điện VIII, Bộ Công Thương cũng đã tổng hợp các ý kiến góp ý chính và ý kiến giải trình của đơn vị Tư vấn lập Quy hoạch Điện VIII theo quy định tại Luật Quy hoạch. Xem thêm...
Các ông: Nguyễn Đức Hải, Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Khắc Định (từ trái qua) được giới thiệu để bầu giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội khoá XIV. (theo VOV)
Chiều 31/3, sau khi thông qua việc miễn nhiệm 3 Phó chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình danh sách đề cử 3 nhân sự để Quốc hội bầu Phó chủ tịch Quốc hội mới gồm:
- Ông Trần Thanh Mẫn – Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Ông Nguyễn Khắc Định – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Khánh Hoà;
- Ông Nguyễn Đức Hải – Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội.
Ông Trần Thanh Mẫn, sinh ngày 12/8/1962, quê quán xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, là Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Ông Trần Thanh Mẫn là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa XII; Ủy viên Trung ương Đảng khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV.
Ông từng giữ các chức vụ như Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ; Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Bí thư Đảng đoàn, Bí thư Đảng ủy cơ quan, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2014-2019.
Ông Nguyễn Khắc Định, sinh ngày 3/1/1964, quê quán xã Hòa Bình, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, là Bí thư Tỉnh uỷ Khánh Hoà. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII; đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Ông Nguyễn Khắc Định từng kinh qua các vị trí như Trợ lý của Thủ tướng; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội trước khi được phân công làm Bí thư Tỉnh uỷ Khánh Hoà khoá XVII và tái đắc cử khóa XVIII.
Ông Nguyễn Đức Hải sinh ngày 29/7/1961, quê xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, là Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội.
Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, XIV; đại biểu Quốc hội: Khóa XIII, XIV.
Ông Nguyễn Đức Hải từng đảm nhận các chức vụ như Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng; Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội.
Dự kiến vào sáng 1/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự kiến nhân sự để bầu một số Phó Chủ tịch Quốc hội.
Sau đó, Quốc hội bầu một số Phó Chủ tịch Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín. Sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, các đại biểu sẽ thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu một số Phó Chủ tịch Quốc hội.
Trước đó, cũng vào chiều 31/3, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm 3 Phó Chủ tịch Quốc hội đối với bà Tòng Thị Phóng, ông Uông Chu Lưu và ông Phùng Quốc Hiển.
Phó Chủ tịch Đỗ Bá Tỵ sẽ tiếp tục giữ chức vụ cho đến Kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XV khi có nhân sự kiện toàn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông
Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019
Tổng biên tập: Phạm Anh Tuấn
Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà Nội
© 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.
Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.
|
|
|
(ĐTCK) Dù vẫn nhận được dòng tiền lớn, nhưng áp lực chốt lời tăng mạnh khiến nhóm cổ phiếu nóng rung lắc trong phiên sáng nay, trong đó FLC có lúc đã giảm về mức giá sàn.
Phiên giao dịch hôm qua (30/3), bỏ qua những thông tin về lỗi hệ thống giao dịch, trách nhiệm của các bên về việc nghẽn lệnh, mọi con mắt của nhà đầu tư đổ dồn về giao dịch khủng của STB trong phiên chiều.
Trong phiên sáng, sự chú ý của nhà đầu tư vẫn tập trung vào cặp đôi FLC - ROS khi đây trở thành “chiến địa” cho một bên muốn chốt lời và một bên không con tàu FLC duy trì tốc độ tối đa để tới những ga xa hơn.
Bên cạnh đó, còn có những điểm nóng đáng chú ý khác như DLG với phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp cùng thanh khoản tăng mạnh và dư mua giá trần lớn, sau chuỗi 3 phiên giảm nhẹ trước đó, hay như SSB với phiên tăng trần thứ 5 liên tiếp kể từ khi lên sàn HOSE ngày 24/3 với mức tăng gần 57% so với giá tham chiếu lúc chào sàn.
Điểm đáng chú ý là không như đồng nghiệp BAB khi chào sàn HNX cũng có chuỗi tăng trần ấn tượng, nhưng thanh khoản đì đẹt chỉ một vài lô giao dịch được khớp, chuỗi tăng trần của SSB kèm thanh khoản lớn với thanh khoản trung bình gần 2,9 triệu đơn vị/phiên. Trong đó, phiên chào sàn khớp tới hơn 6 triệu đơn vị và phiên 29/3 khớp gần 4 triệu đơn vị, các phiên còn lại đều từ trên 1 triệu đơn vị đến gần 2 triệu đơn vị.
Tuy nhiên, trong phiên chiều, “kép chính” thay đổi, từ nhóm cổ phiếu họ FLC, chuyển sang cái tên cũng khá quen thuộc: STB.
Trong phiên sáng, dù có thanh khoản rất tốt với 46,8 triệu đơn vị, cao nhất sàn, nhưng giá chỉ tăng 3,9% lên 19.950 đồng, nhưng khi bước sang phiên chiều, kịch bản không ai nghĩ tới đã xảy ra.
Ngay khi bước vào phiên giao dịch, như đã được thống nhất từ trước, cả lệnh mua và bán giá trần (20.500 đồng) đều đồng loạt được tung vào, khiến giao dịch của STB đột biến với gần 100 triệu đơn vị được khớp. Chốt phiên còn dư mua giá trần hơn 6 triệu đơn vị, chưa kể lượng dư mua ATC.
Sau phiên giao dịch bùng nổ hôm qua, STB tiếp tục vẫn là tâm điểm về thanh khoản của thị trường trong phiên sáng nay. Dù không thể lên mức giá trần, nhưng STB vẫn tăng tốt 4,6% lên 21.450 đồng, khớp hơn 47 triệu đơn vị, thậm chí đầu phiên đã được kéo lên mức trần 21.900 đồng, đứng sau ROS và FLC về thanh khoản.
Ngoài STB, dòng tiền cũng cũng tiếp tục chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu nóng, giúp nhóm này tiếp tục giao dịch sôi động và lên mức giá trần với lượng dư mua trần khá lớn như tại ROS, DLG, HAI.
Dòng tiền từ nhóm cổ phiếu nóng sau đó đã lan sang các mã bluechip, giúp VN-Index sau ít phút giằng co nhẹ quanh tham chiếu đầu phiên, đã bật tăng mạnh trở lại vượt qua ngưỡng 1.195 điểm.
Tuy nhiên, tại dùng điểm này, lực bán chốt lời đã được tung vào ồ ạt, nhất là tại nhóm cổ phiếu nóng, khiến ROS, DLG, HAI mất sắc tím, có lúc đảo chiều giảm giá, trong khi FLC thậm chí có lúc bị đẩy xuống mức giá sàn 11.750 đồng.
Lực chốt lời lớn, trong khi nhiều nhà đầu tư vẫn muốn lên tàu giúp giao dịch tại các mã này sôi động, đặc biệt là tại ROS và FLC khi thanh khoản vượt qua STB đứng ở 2 vị trí dẫn đầu sàn HOSE.
Cụ thể, chốt phiên sáng, ROS tăng 1,9% lên 4.850 đồng, khớp 58,2 triệu đơn vị, có lúc giảm hơn 6,7% xuống 4.440 đồng. Còn FLC giảm 4,8% xuống 12.000 đồng, khớp 50,2 triệu đơn vị.
DLG cũng không còn dữ được sắc tím (2.460 đồng) khi đóng cửa ở mức 2.420 đồng, tăng 5,2% với thanh khoản 19,6 triệu đơn vị, có lúc cũng bị đẩy xuống tham chiếu 2.300 đồng.
HAI cũng chỉ còn tăng 0,3% lên 3.910 đồng, khớp 10,5 triệu đơn vị, còn HQC lại giảm 2,7% xuống 3.210 đồng, khớp 12,4 triệu đơn vị.
Sắc tím chỉ còn lại ở 8 mã là HHS, TLH, TNT, SII, TIX, AAT, PJT và RIC.
Áp lực chốt lời ở nhóm cổ phiếu nhỏ cũng khiến nhiều nhà đầu tư đang xuống tiền ở các mã bluechip chùn tay, khiến VN-Index quay đầu lùi về sát tham chiếu trước khi đóng cửa giữ được sắc xanh nhạt.
Chốt phiên, VN-Index tăng 3,7 điểm (+0,31%), lên 1.190,06 điểm với 199 mã tăng và 220 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 543,7 triệu đơn vị, giá trị 11.108 tỷ đồng, tăng 12% về khối lượng và 20% về giá trị so với phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 16,6 triệu đơn vị, giá trị 883,8 tỷ đồng.
Trong các mã bluechip, ngoài STB, HPG cũng nhận được sự quan tâm lớn của dòng tiền khi khớp 14,5 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 0,5% lên 46.700 đồng.
Ngoài ra, phải kể đến sự hỗ trợ của mã vốn hóa lớn nhất thị trường và VIC khi đóng cửa tăng 1,37% lên 118.600 đồng, khớp hơn 2 triệu đơn vị. Tiếp đó là VHM tăng 1,56% lên 97.800 đồng, khớp 1,6 triệu đơn vị. MSN tăng 3,73% lên 91.800 đồng, khớp 2,5 triệu đơn vị. VIB tăng 4,09% lên 48.300 đồng, khớp 1,2 triệu đơn vị. Trong khi tân binh SSB không còn giữ được sắc tím phiên thứ 6 liên tiếp khi đóng cửa tăng 4,55% lên 27.550 đồng, khớp 2,7 triệu đơn vị. EIB tăng 3,59% lên 20.200 đồng, khớp gần 1,9 triệu đơn vị.
Các mã ngân hàng khác cũng có sắc xanh, nhưng mức tăng dưới 1% như HDB, BID, OCB, TCB, trong khi VCB, CTG, MBB, VPB giảm nhẹ.
Trên HNX, SHB mọt lần nữa lại làm HNX-Index loạn nhịp. Chỉ số chính của sàn này gần như giằng co nhẹ quanh tham chiếu suốt phiên sáng theo nhịp của SHB do áp lực chốt lời đầu phiên, còn THD cũng ít biến động. Tuy nhiên, vào cuối phiên, kich bản của phiên 29/3 khi lực mua bất ngờ được tung mạnh vào cuối phiên, kéo mã này tăng vọt lên mức giá trần 25.800 đồng, trước khi đóng cửa ở mức 25.000 đồng, tăng 6,4%, khớp 45 triệu đơn vị.
Trong khi đó, THD sau chuỗi tăng mạnh tháng trước dường như đã mỏi chân nên chỉ lình xình trong nhiều gần đây, sáng nay tăng nhẹ 0,05% lên 196.800 đồng, thanh khoản chỉ hơn 300.000 đơn vị.
BAB – mã có vốn hóa lớn thứ 3 sàn HNX cũng tăng nhẹ 0,34% lên 29.200 đồng, thanh khoản cũng đì đẹt 27.700 đơn vị. Các mã khác chỉ tăng giảm trong biên độ hẹp.
Chính nhờ đột biến tại SHB đã kéo HNX-Index tăng vọt cuối phiên.
Chốt phiên, H NX-Index tăng 3,31 điểm (1,18%), lên 284,46 điểm với 75 mã tăng, trong khi có tới 113 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 155,3 triệu đơn vị, giá trị 2.443,7 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,3 triệu đơn vị, giá trị 20,3 tỷ đồng.
Trong các mã nhỏ, ART khởi sắc khi đóng cửa ở mức trần 9.900 đồng, khớp 20 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần hơn 5,4 triệu đơn vị. Trong khi người anh em họ KLF lại giảm 7% xuống 4.000 đồng, khớp 17,7 triệu đơn vị.
Trên thị trường UPCoM, chỉ số chính của thị trường này tăng tốt đầu phiên, nhưng sau đó hạ nhiệt quay đầu trở lại, chỉ còn duy trì đà tăng nhẹ.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,14 điểm (+0,17%), lên 80,77 điểm với 110 mã tăng và 114 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 55 triệu đơn vị, giá trị 786 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp không đáng kể.
BSR vẫn là mã có sức hút nhất trên thị trường này với 19 triệu đơn vị được chuyển nhượng, đóng cửa tăng 1,8% lên 16.800 đồng. Tiếp đó là SBS với 5,8 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 11% lên 8.100 đồng, có lúc đã lên trần 8.300 đồng. EVF cũng có mức tăng mạnh 11,2% lên 11.900 đồng, có lúc lên trần 12.300 đồng, khớp 2,8 triệu đơn vị.
OIL, ABB, BVB cũng có mức tăng khi chốt phiên với thanh khoản từ 1 triệu đơn vị đến hơn 2 triệu đơn vị.
Cục Hàng không Việt Nam đề xuất mở đường bay quốc tế thường lệ, đưa khách vào Việt Nam theo 3 giai đoạn.
Ngày 31/3, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho hay, trong đề xuất mở lại đường bay thương mại quốc tế, giai đoạn một sẽ khôi phục các chuyến bay trọn gói (combo), áp dụng với công dân Việt Nam.
Ở giai đoạn này, các hãng hàng không sẽ cùng đơn vị lữ hành, cơ quan đại diện ngoại giao, chính quyền địa phương tiếp nhận cách ly tại khách sạn triển khai combo, gồm chi phí trọn gói vé máy bay, xét nghiệm Covid-19, khách sạn cách ly, tiền ăn trong 15 ngày, phương tiện mặt đất đón về nơi cách ly.
Giai đoạn hai, từ tháng 7/2021, sẽ tổ chức các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam. Khách được cách ly sau khi nhập cảnh với cả công dân Việt Nam và nước ngoài.
Các chuyến bay được nối lại giữa Việt Nam và Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) với tần suất 4 chuyến mỗi tuần cho các hãng hàng không của mỗi bên. Dự kiến hàng tuần sẽ có 24 chuyến bay từ các quốc gia, vùng lãnh thổ trong đề xuất, với lượng khách cần cách ly là 6.000 - 7.000 người.
Giai đoạn ba dự kiến từ tháng 9/2021, tùy thuộc vào tiến trình tiêm vaccine tại Việt Nam và thế giới, Cục Hàng không Việt Nam sẽ triển khai các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam không yêu cầu cách ly sau nhập cảnh nếu áp dụng cơ chế "hộ chiếu vaccine".
Các đường bay trong giai đoạn này được triển khai giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ chấp nhận loại vaccine mà Việt Nam đã công bố; tần suất ban đầu dự kiến 7 chuyến mỗi tuần cho các hãng hàng không của mỗi bên.
Khi đó, hành khách sẽ không phải cách ly tập trung nếu có giấy xét nghiệm âm tính với nCoV và giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế với loại vaccine phòng Covid-19 được Việt Nam công nhận.
Hành khách sau nhập cảnh phải khai báo với chính quyền nơi cư trú và tự cách ly tại nơi cư trú từ 7 đến 14 ngày. Hành khách không có đủ giấy xét nghiệm nCoV và giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế, thì phải cách ly 14 ngày theo hình thức chi phí trọn gói.
Đề xuất nêu trên sẽ trình Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống Covid-19 và các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Hiện nay, Vietnam Airlines đã xúc tiến nối lại đường bay thương mại từ Việt Nam đến một số nước để phục vụ nhu cầu của người Việt đi học tập, lao động và thăm thân ở nước ngoài sau đợt dịch đầu năm. Chuyến bay trở về Việt Nam vẫn là các chuyến cho người Việt hồi hương và chở chuyên gia được cơ quan chức năng cấp phép.
Từ 1/4 đến 30/6, hãng sẽ khai thác các đường bay quốc tế gồm Hà Nội đến Narita (Tokyo), Incheon (Seoul) và Sydney. Cùng với chặng từ TP HCM đi Sydney, hãng cũng dự kiến thực hiện các chuyến bay trọn gói từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) phục vụ người Việt về nước, phụ thuộc vào cấp phép của các cơ quan chức năng.
Từ tháng 3/2020 đến nay, các chuyến bay thương mại quốc tế đều được cấp phép bay theo hình thức một chiều chở khách từ Việt Nam đi, chiều vào Việt Nam chỉ chở hàng. Người Việt Nam muốn về nước phải có hoàn cảnh đặc biệt, chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam cũng phải xin phép.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, 10 tháng qua, hơn 142.000 người đã nhập cảnh qua đường hàng không, chưa có trường hợp nào hành khách nhập cảnh sai quy định. Toàn bộ khách được cách ly theo quy định phòng chống dịch.
Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, ...