Trả lời câu hỏi của Báo Thanh Niên về tình trạng sốt đất vừa qua tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 do Văn phòng Chính phủ tổ chức chiều 31.3, ông Đào Minh Tú cho biết, vốn tín dụng đầu tư vào bất động sản (BĐS) gần đây tương đối nóng ở nhiều địa phương, giá cả BĐS có chiều hướng tăng lên.
Tuy nhiên, câu chuyện này có nhiều nguyên nhân, trong đó tình trạng một số đối tượng tung tin, "thổi giá" không chính xác kiếm chênh lệch từ đầu cơ. Về phía ngành ngân hàng, riêng lĩnh vực tín dụng trong lĩnh vực này quản sát sao, chặt chẽ.
“Câu chuyện dịch chuyển dòng vốn sang các kênh này đều được quan tâm, thường xuyên có cảnh báo cho các tổ chức tín dụng khi có rủi ro. Cho đến ngày 15.3, số liệu dư nợ cho vay BĐS của ngành ngân hàng tăng 2,13%, cao hơn mức 2,04% so với mức tăng trưởng chung tín dụng.
Tín dụng cho BĐS hiện đang "chảy" vào 2 lĩnh vực: một là tín dụng vào các đối tượng kinh doanh BĐS (đầu cơ, phân khúc thị trường cao cấp…); hai là tín dụng đầu tư giúp tạo thanh khoản hàng hoá tiêu dùng BĐS, nhà ở thu nhập thấp, phân khúc thị trường giá rẻ, tính chất thương mại… phân khúc này vẫn giao cho các ngân hàng thương mại triển khai.
Vì thế, thời gian sắp tới, NHNN giám sát, có cảnh báo với các tổ chức tín dụng, song mức tăng 2,13% chỉ có một vài tổ chức tín dụng cho vay", ông Tú cho biết.
|
Về tình hình lãi suất, theo ông Tú, lãi suất cả nhiệm kỳ vừa qua là chỉ số quan trọng được triển khai quyết liệt. So với mặt bằng đầu năm 2016, lãi suất huy động giảm 2,3%/năm và lãi suất cho vay bình quân giảm 3,6%/năm. Mức cho vay các lĩnh vực ưu tiên chỉ 4,5%/năm.
Tất cả mức lãi suất cho vay bình quân của Việt Nam hiện nay thấp hơn mức ASEAN. Thời điểm hết tháng 3.2021, cùng kỳ năm ngoài tín dụng tăng 1,03% nay tăng 2,13% gần gấp đôi là tích cực.
"Điều hành lãi suất thời gian tới tạo sự ổn định, kể cả lãi suất huy động và cho vay. Tuy nhiên, cũng phải cảnh giác các dấu hiệu về giá nhiên liệu và một số lĩnh vực khác hay sự dịch chuyển dòng vốn từ thị trường tiền tệ. Nếu chỉ số này tích cực thì sẽ tiếp tục giảm lãi suất huy động và cho vay. Đồng thời, yêu cầu tổ chức tín dụng giảm bớt chi phí để giảm lãi suất”, ông Tú khẳng định.
Để chấn chỉnh tình trạng này, Bộ TN-MT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư chỉ đạo Sở TN-MT, các sở, ngành liên quan tăng cường quản lý chặt chẽ các dự án bất động sản, nhất là BĐS hình thành trong tương lai, bảo đảm việc đưa BĐS vào kinh doanh, chuyển nhượng dự án BĐS phải đủ các điều kiện theo quy định pháp luật về đất đai, pháp luật về đầu tư, pháp luật về kinh doanh BĐS.
Đồng thời, tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động môi giới BĐS bảo đảm hoạt động này tuân thủ đúng quy định pháp luật.
|
Ngân hàng Nhà nước nói gì về sốt đất? - Báo Thanh Niên
Read More
No comments:
Post a Comment