Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các thành viên chính phủ Việt Nam phải tích cực làm việc, "không để tồn tại kéo dài sang nhiệm kỳ mới".
Phiên họp thường kỳ Chính phủ ngày 31/3 cũng là phiên họp cuối cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.
Ông Phúc đã được Bộ Chính trị khóa 12 đề cử làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ mới, và việc này đã được Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương khóa 13 thông qua.
"Tới đây, có thay đổi nhiều thành viên Chính phủ nên hôm nay chúng ta phải thảo luận và cho ý kiến nhiều vấn đề. Các thành viên Chính phủ, bộ, ngành và địa phương cần thảo luận các vấn đề rốt ráo hơn, chặt chẽ hơn để xử lý những tồn tại, bất cập, không để tồn tại kéo dài sang nhiệm kỳ mới", ông Phúc nói hôm 31/3.
Thông tin chính thức từ chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc nói quý đầu tiên năm 2021 có các kết quả "rất tích cực".
Theo đó, kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế quý I/2021 ước đạt 4,48% (cùng kỳ tăng 3,68%).
Tổng vốn FDI cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần đạt trên 10 tỷ USD, tăng 18,5%.
Đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài tăng 6 lần.
Doanh nghiệp thành lập mới tăng 27,5% vốn đăng ký.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 152,7 tỷ USD, tăng 24,1% (cùng kỳ tăng 5,9%). Xuất siêu trên 2 tỷ USD.
Sau Đại hội 13 tháng Giêng năm 2021, Đảng Cộng sản đã nhanh chóng kiện toàn bộ máy mới.
Ngày 31/3 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Vương Đình Huệ làm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia.
Mặc dù Việt Nam chưa nói chính thức, nhưng ông Phạm Minh Chính đã được Bộ Chính trị giới thiệu làm Thủ tướng thay ông Nguyễn Xuân Phúc.
Ông Nguyễn Phú Trọng đã được bầu làm Tổng bí thư nhiệm kỳ 3 chưa có tiền lệ tại Đại hội 13.
Chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc 'làm việc tích cực đến giờ chót' - BBC Tiếng Việt
Read More
No comments:
Post a Comment