Rechercher dans ce blog

Wednesday, March 31, 2021

Giao dịch chứng khoán sáng 31/3: Mạnh tay chốt lời - tinnhanhchungkhoan

(ĐTCK) Dù vẫn nhận được dòng tiền lớn, nhưng áp lực chốt lời tăng mạnh khiến nhóm cổ phiếu nóng rung lắc trong phiên sáng nay, trong đó FLC có lúc đã giảm về mức giá sàn.

Phiên giao dịch hôm qua (30/3), bỏ qua những thông tin về lỗi hệ thống giao dịch, trách nhiệm của các bên về việc nghẽn lệnh, mọi con mắt của nhà đầu tư đổ dồn về giao dịch khủng của STB trong phiên chiều.

Trong phiên sáng, sự chú ý của nhà đầu tư vẫn tập trung vào cặp đôi FLC - ROS khi đây trở thành “chiến địa” cho một bên muốn chốt lời và một bên không con tàu FLC duy trì tốc độ tối đa để tới những ga xa hơn.

Bên cạnh đó, còn có những điểm nóng đáng chú ý khác như DLG với phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp cùng thanh khoản tăng mạnh và dư mua giá trần lớn, sau chuỗi 3 phiên giảm nhẹ trước đó, hay như SSB với phiên tăng trần thứ 5 liên tiếp kể từ khi lên sàn HOSE ngày 24/3 với mức tăng gần 57% so với giá tham chiếu lúc chào sàn.

Điểm đáng chú ý là không như đồng nghiệp BAB khi chào sàn HNX cũng có chuỗi tăng trần ấn tượng, nhưng thanh khoản đì đẹt chỉ một vài lô giao dịch được khớp, chuỗi tăng trần của SSB kèm thanh khoản lớn với thanh khoản trung bình gần 2,9 triệu đơn vị/phiên. Trong đó, phiên chào sàn khớp tới hơn 6 triệu đơn vị và phiên 29/3 khớp gần 4 triệu đơn vị, các phiên còn lại đều từ trên 1 triệu đơn vị đến gần 2 triệu đơn vị.

Tuy nhiên, trong phiên chiều, “kép chính” thay đổi, từ nhóm cổ phiếu họ FLC, chuyển sang cái tên cũng khá quen thuộc: STB.

Trong phiên sáng, dù có thanh khoản rất tốt với 46,8 triệu đơn vị, cao nhất sàn, nhưng giá chỉ tăng 3,9% lên 19.950 đồng, nhưng khi bước sang phiên chiều, kịch bản không ai nghĩ tới đã xảy ra.

Ngay khi bước vào phiên giao dịch, như đã được thống nhất từ trước, cả lệnh mua và bán giá trần (20.500 đồng) đều đồng loạt được tung vào, khiến giao dịch của STB đột biến với gần 100 triệu đơn vị được khớp. Chốt phiên còn dư mua giá trần hơn 6 triệu đơn vị, chưa kể lượng dư mua ATC.

Sau phiên giao dịch bùng nổ hôm qua, STB tiếp tục vẫn là tâm điểm về thanh khoản của thị trường trong phiên sáng nay. Dù không thể lên mức giá trần, nhưng STB vẫn tăng tốt 4,6% lên 21.450 đồng, khớp hơn 47 triệu đơn vị, thậm chí đầu phiên đã được kéo lên mức trần 21.900 đồng, đứng sau ROS và FLC về thanh khoản.

Ngoài STB, dòng tiền cũng cũng tiếp tục chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu nóng, giúp nhóm này tiếp tục giao dịch sôi động và lên mức giá trần với lượng dư mua trần khá lớn như tại ROS, DLG, HAI.

Dòng tiền từ nhóm cổ phiếu nóng sau đó đã lan sang các mã bluechip, giúp VN-Index sau ít phút giằng co nhẹ quanh tham chiếu đầu phiên, đã bật tăng mạnh trở lại vượt qua ngưỡng 1.195 điểm.

Tuy nhiên, tại dùng điểm này, lực bán chốt lời đã được tung vào ồ ạt, nhất là tại nhóm cổ phiếu nóng, khiến ROS, DLG, HAI mất sắc tím, có lúc đảo chiều giảm giá, trong khi FLC thậm chí có lúc bị đẩy xuống mức giá sàn 11.750 đồng.

Lực chốt lời lớn, trong khi nhiều nhà đầu tư vẫn muốn lên tàu giúp giao dịch tại các mã này sôi động, đặc biệt là tại ROS và FLC khi thanh khoản vượt qua STB đứng ở 2 vị trí dẫn đầu sàn HOSE.

Cụ thể, chốt phiên sáng, ROS tăng 1,9% lên 4.850 đồng, khớp 58,2 triệu đơn vị, có lúc giảm hơn 6,7% xuống 4.440 đồng. Còn FLC giảm 4,8% xuống 12.000 đồng, khớp 50,2 triệu đơn vị.

DLG cũng không còn dữ được sắc tím (2.460 đồng) khi đóng cửa ở mức 2.420 đồng, tăng 5,2% với thanh khoản 19,6 triệu đơn vị, có lúc cũng bị đẩy xuống tham chiếu 2.300 đồng.

HAI cũng chỉ còn tăng 0,3% lên 3.910 đồng, khớp 10,5 triệu đơn vị, còn HQC lại giảm 2,7% xuống 3.210 đồng, khớp 12,4 triệu đơn vị.

Sắc tím chỉ còn lại ở 8 mã là HHS, TLH, TNT, SII, TIX, AAT, PJT và RIC.

Áp lực chốt lời ở nhóm cổ phiếu nhỏ cũng khiến nhiều nhà đầu tư đang xuống tiền ở các mã bluechip chùn tay, khiến VN-Index quay đầu lùi về sát tham chiếu trước khi đóng cửa giữ được sắc xanh nhạt.

Chốt phiên, VN-Index tăng 3,7 điểm (+0,31%), lên 1.190,06 điểm với 199 mã tăng và 220 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 543,7 triệu đơn vị, giá trị 11.108 tỷ đồng, tăng 12% về khối lượng và 20% về giá trị so với phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 16,6 triệu đơn vị, giá trị 883,8 tỷ đồng.

Trong các mã bluechip, ngoài STB, HPG cũng nhận được sự quan tâm lớn của dòng tiền khi khớp 14,5 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 0,5% lên 46.700 đồng.

Ngoài ra, phải kể đến sự hỗ trợ của mã vốn hóa lớn nhất thị trường và VIC khi đóng cửa tăng 1,37% lên 118.600 đồng, khớp hơn 2 triệu đơn vị. Tiếp đó là VHM tăng 1,56% lên 97.800 đồng, khớp 1,6 triệu đơn vị. MSN tăng 3,73% lên 91.800 đồng, khớp 2,5 triệu đơn vị. VIB tăng 4,09% lên 48.300 đồng, khớp 1,2 triệu đơn vị. Trong khi tân binh SSB không còn giữ được sắc tím phiên thứ 6 liên tiếp khi đóng cửa tăng 4,55% lên 27.550 đồng, khớp 2,7 triệu đơn vị. EIB tăng 3,59% lên 20.200 đồng, khớp gần 1,9 triệu đơn vị.

Các mã ngân hàng khác cũng có sắc xanh, nhưng mức tăng dưới 1% như HDB, BID, OCB, TCB, trong khi VCB, CTG, MBB, VPB giảm nhẹ.

Trên HNX, SHB mọt lần nữa lại làm HNX-Index loạn nhịp. Chỉ số chính của sàn này gần như giằng co nhẹ quanh tham chiếu suốt phiên sáng theo nhịp của SHB do áp lực chốt lời đầu phiên, còn THD cũng ít biến động. Tuy nhiên, vào cuối phiên, kich bản của phiên 29/3 khi lực mua bất ngờ được tung mạnh vào cuối phiên, kéo mã này tăng vọt lên mức giá trần 25.800 đồng, trước khi đóng cửa ở mức 25.000 đồng, tăng 6,4%, khớp 45 triệu đơn vị.

Trong khi đó, THD sau chuỗi tăng mạnh tháng trước dường như đã mỏi chân nên chỉ lình xình trong nhiều gần đây, sáng nay tăng nhẹ 0,05% lên 196.800 đồng, thanh khoản chỉ hơn 300.000 đơn vị.

BAB – mã có vốn hóa lớn thứ 3 sàn HNX cũng tăng nhẹ 0,34% lên 29.200 đồng, thanh khoản cũng đì đẹt 27.700 đơn vị. Các mã khác chỉ tăng giảm trong biên độ hẹp.

Chính nhờ đột biến tại SHB đã kéo HNX-Index tăng vọt cuối phiên.

Chốt phiên, H NX-Index tăng 3,31 điểm (1,18%), lên 284,46 điểm với 75 mã tăng, trong khi có tới 113 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 155,3 triệu đơn vị, giá trị 2.443,7 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,3 triệu đơn vị, giá trị 20,3 tỷ đồng.

Trong các mã nhỏ, ART khởi sắc khi đóng cửa ở mức trần 9.900 đồng, khớp 20 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần hơn 5,4 triệu đơn vị. Trong khi người anh em họ KLF lại giảm 7% xuống 4.000 đồng, khớp 17,7 triệu đơn vị.

Trên thị trường UPCoM, chỉ số chính của thị trường này tăng tốt đầu phiên, nhưng sau đó hạ nhiệt quay đầu trở lại, chỉ còn duy trì đà tăng nhẹ.

Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,14 điểm (+0,17%), lên 80,77 điểm với 110 mã tăng và 114 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 55 triệu đơn vị, giá trị 786 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp không đáng kể.

BSR vẫn là mã có sức hút nhất trên thị trường này với 19 triệu đơn vị được chuyển nhượng, đóng cửa tăng 1,8% lên 16.800 đồng. Tiếp đó là SBS với 5,8 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 11% lên 8.100 đồng, có lúc đã lên trần 8.300 đồng. EVF cũng có mức tăng mạnh 11,2% lên 11.900 đồng, có lúc lên trần 12.300 đồng, khớp 2,8 triệu đơn vị.

OIL, ABB, BVB cũng có mức tăng khi chốt phiên với thanh khoản từ 1 triệu đơn vị đến hơn 2 triệu đơn vị.

Let's block ads! (Why?)


Giao dịch chứng khoán sáng 31/3: Mạnh tay chốt lời - tinnhanhchungkhoan
Read More

No comments:

Post a Comment

Giá vàng hôm nay 27/1/2024: Vàng đảo chiều tăng trở lại - Báo Công Thương

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, ...