Rechercher dans ce blog

Tuesday, October 31, 2023

'Giá điện đang thấp vì được bao cấp' - VietNamNet

Giá điện vẫn mang màu sắc "bao cấp"

Đó là quan điểm được PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đưa ra tại tọa đàm về "Tính đúng, tính đủ để có giá điện phù hợp", do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 31/10.

Ông Trần Đình Thiên chia sẻ: Giá điện của chúng ta tính bao cấp còn khá nặng nên mức giá khá thấp, trong khi mấy năm gần đây chi phí giá thành sản xuất điện tăng rất cao. Cụ thể, các điều kiện đầu vào, vốn, tỷ giá thậm chí giá các năng lượng khác cũng cao nhưng giá điện của Việt Nam vẫn rất thấp, có tăng nhưng hầu như không đáng kể. 

Giá nhiên liệu các tháng vừa qua của năm 2023, mặc dù có giảm so với năm 2022, nhưng vẫn ở mức cao so với giai đoạn 2020-2021. 

Do đó, thực tế, giá thành sản xuất điện năm 2023 ước tính khoảng 2.098 đồng/kWh, vẫn cao hơn giá bán lẻ điện bình quân khoảng 178 đồng/kWh.

giá điện.jpg
Giá điện còn chưa theo thị trường. Ảnh: Hoàng Giám

"Việc giữ giá điện thấp khiến chúng ta phải trả giá bằng việc thị trường mất cân bằng, đặc biệt là bên sản xuất điện, EVN và nhiều doanh nghiệp bị lỗ rất nặng", ông Trần Đình Thiên nêu quan điểm.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam, cho rằng các lần điều chỉnh giá điện vừa qua đều không bảo đảm được nguyên tắc bù đắp cho chi phí sản xuất và có lợi nhuận cho sản xuất kinh doanh điện. Chúng ta không tính đủ giá thành của điện vào trong giá.

"Như năm ngoái, giá thành tăng 9,27% nhưng chúng ta chỉ điều chỉnh có 3%. Tất cả những điều đó gây khó khăn về nhiều mặt. Một là, dòng tiền để tiếp tục đầu tư kinh doanh của ngành điện, chưa nói đến tái sản xuất gặp khó khăn. Hai là, giá điện càng thấp thì nhà đầu tư không mặn mà đầu tư xây dựng hệ thống phát, truyền tải", ông Nguyễn Tiến Thỏa phân tích.

Hơn nữa, giá điện thấp, nói là tốt cho sản xuất, kinh doanh, tốt cho đời sống nhưng vấn đề là khi đầu vào không thực, sản phẩm đầu ra không phản ánh đúng giá trị thị trường.

Vì thế, vị chuyên gia này khẳng định đã đến lúc chúng ta phải vươn ra nguyên tắc thị trường để hạch toán, tính toán giá điện, làm sao bảo đảm được nguyên tắc đề ra.

Phải chấp nhận giá điện theo thị trường

Ông Trần Đình Thiên cho rằng: Giá điện phải đảm bảo được khâu sản xuất điện, còn phần hỗ trợ của Nhà nước phải tách riêng ra vào phần an sinh xã hội. 

"Không thể đầu vào cao mà vẫn để giá điện thấp", ông Trần Đình Thiên lưu ý. "Chúng ta không nên lập luận là 'thu nhập thấp nên giá điện thấp' mà phải lập luận ở mức tổng thể hơn đó là 'giá điện phải đúng để đảm bảo cân bằng sản xuất và tiêu dùng", ông nhấn mạnh.

Do đó, ông Trần Đình Thiên cho rằng, để tính đúng, tính đủ thì nguyên tắc thị trường phải là yếu tố chi phối và dẫn dắt. Giữa giá điện thị trường với các nhóm thu nhập thấp, chính sách xã hội cần có cơ chế hỗ trợ phù hợp và tách bạch. Khi đó, EVN và các đơn vị không phải gánh lỗ và có nguy cơ phá sản như hiện nay.

“Tôi đã từng nói giá điện cao chưa chết, nhưng mất điện mới là gay. Công cụ giá cần phải được đưa ra sử dụng tích cực và hiệu quả nhất theo nguyên tắc thị trường. Tính đúng, tính đủ là yếu tố khách quan và dẫn dắt sự phát triển của ngành điện” - ông Thiên nêu quan điểm.

Tán thành ý kiến của PGS.TS. Trần Đình Thiên, ông Nguyễn Tiến Thỏa chia sẻ: Cơ cấu điện hiện nay có nhiệt điện, thủy điện và các nguồn khác, trong đó rẻ nhất là thủy điện (chiếm 28%) còn lại là nguồn điện giá thành cao. Nhiệt điện sử dụng than nhập khẩu hay nhiệt điện khí không thể có giá thành thấp được.

Ví dụ như giai đoạn thủy điện xuống mực nước thấp, chúng ta phải huy động tối đa các nguồn điện giá cao, như than nhập khẩu, dầu để đảm bảo nhu cầu điện của cả nền kinh tế. "Nếu tính đúng thì giá thành điện chạy bằng dầu sẽ lên đến 5.800 đồng/kWh, còn điện than khoảng 2.500-2.800 đồng/kWh.

"Chúng ta không thể mua cao - bán thấp do sự phụ thuộc nguyên liệu đầu vào", ông Thỏa nói và nhấn mạnh giá điện cần được tính đúng, tính đủ.

Tăng giá bán điện, EVN vẫn lỗ nặngGiá thành sản xuất điện năm 2023 ước tính khoảng 2.098 đồng/kWh, cao hơn giá bán lẻ điện bình quân khoảng 178 đồng/kWh. Do đó, EVN tiếp tục gánh lỗ nặng dù đã được tăng giá điện bán lẻ từ ngày 4/5.

Adblock test (Why?)


'Giá điện đang thấp vì được bao cấp' - VietNamNet
Read More

Quốc hội thảo luận KTXH, cải cách tiền lương,... - ONLINE NEWSPAPER OF THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM

Đồng thời, Quốc hội cũng thảo luận đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021-2025; Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Báo cáo của Chính phủ về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Trong quá trình thảo luận, các thành viên Chính phủ sẽ tham gia giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại phiên khai mạc, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV nêu rõ: Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời, khoa học của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự giám sát, đồng hành, chủ động phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, chắc chắn, linh hoạt, sát thực tiễn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương; sự ủng hộ, tham gia tích cực của các tầng lớp Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp; sự hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; KTXH tiếp tục xu hướng phục hồi, tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực; tiếp tục là điểm sáng của kinh tế toàn cầu.

Trên cơ sở kết quả của 9 tháng, ước cả năm 2023 phấn đấu có ít nhất 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra, trong đó nổi bật là có thể hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu về xã hội, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta.

Quốc hội thảo luận KTXH, cải cách tiền lương,... - Ảnh 2.

Nhiều tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế Việt Nam

Trước hết về kinh tế, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm. Tăng trưởng GDP quý III đạt 5,33%, tính chung 9 tháng đạt 4,24%.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng 3,16%. Thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất giảm. Xuất nhập khẩu tăng dần qua các tháng, 9 tháng xuất siêu gần 22 tỷ USD.

An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm; thị trường lao động phục hồi tích cực. Giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 9 đạt 51,38% kế hoạch, cao hơn 4,68% so với cùng kỳ, về số tuyệt đối cao hơn khoảng 110 nghìn tỷ đồng; vốn FDI thực hiện đạt khoảng 16 tỷ USD, tăng 2,2%. Vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt 416,8 triệu USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ.

Khu vực nông nghiệp phát triển ổn định, tăng 3,38%, tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế trong khó khăn; khu vực dịch vụ phát triển khá sôi động, tăng 6,3% so với cùng kỳ; khu vực công nghiệp và xây dựng từng bước phục hồi.

Thu ngân sách nhà nước (NSNN) 9 tháng đạt 75,5% dự toán, ước cả năm đạt và phấn đấu vượt dự toán được giao trong khi miễn, giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất khoảng 75 nghìn tỷ đồng.

Bội chi NSNN và các chỉ tiêu về nợ công được kiểm soát thấp hơn giới hạn và ngưỡng cảnh báo theo Nghị quyết của Quốc hội; đồng thời thúc đẩy tăng thu, tiết kiệm chi, trích lập quỹ tiền lương đến nay được khoảng 560 nghìn tỷ đồng bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương trong 3 năm 2024 - 2026.

Nhiều tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế nước ta và dự báo Việt Nam sẽ phục hồi nhanh trong thời gian tới; giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 431 tỷ USD, tăng 1 bậc lên thứ 32/100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới.

Công tác quy hoạch được đẩy mạnh, chất lượng được nâng lên; đã ban hành Quy hoạch tổng thể quốc gia và nhiều quy hoạch ngành, lĩnh vực, tỉnh, phấn đấu cơ bản hoàn thành các quy hoạch trong năm 2023.

Các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm được đẩy mạnh, có trọng tâm, trọng điểm và sản phẩm cụ thể; đã hoàn thành, đưa vào sử dụng 659 km đường bộ cao tốc, nâng tổng chiều dài đưa vào khai thác là 1.822 km; phấn đấu đến hết năm 2023 tiếp tục hoàn thành thêm 78 km.

Cơ cấu lại nền kinh tế tiếp tục được đẩy mạnh; tích cực thúc đẩy chuyển đổi số, quyết liệt triển khai Đề án 06 về cơ sở dữ liệu dân cư. Đầu tư công được cơ cấu lại theo hướng tập trung có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, kém hiệu quả.

Tiếp tục xử lý nợ xấu, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, nhất là 05 ngân hàng yếu kém. Tập trung cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; tiếp tục xử lý hiệu quả bước đầu 8/12 dự án, doanh nghiệp thua lỗ đã kéo dài nhiều năm; hoàn thành và đưa vào vận hành nhiều dự án điện lớn, quan trọng sau thời gian dài gián đoạn.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm đầu tư phát triển, đạt kết quả rõ nét

Về văn hóa, xã hội, các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm đầu tư phát triển, đạt kết quả rõ nét. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa của dân tộc được kế thừa, bảo tồn, tôn tạo và phát triển; quan tâm bố trí nguồn lực của Nhà nước và phát huy các nguồn lực xã hội cho lĩnh vực văn hóa.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách người có công, bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; đời sống nhân dân được cải thiện tốt hơn. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1,1%, còn 2,93%.

Chất lượng khám, chữa bệnh tiếp tục được cải thiện. Lĩnh vực lao động, việc làm chuyển biến tích cực; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ước cả năm là 2,76(chỉ tiêu Quốc hội giao là dưới 4%).

Chất lượng giáo dục phổ thông, đại học, giáo dục nghề nghiệp tiếp tục được nâng lên; tập trung phát triển nguồn nhân lực gắn với khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số.

Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia phát triển mạnh. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam xếp hạng 46/132, tăng 02 bậc so với năm 2022. Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, giáo dục thanh, thiếu niên, phát huy vai trò người cao tuổi, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ... được quan tâm đầu tư.

Các chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng được chú trọng. Phong trào thể thao quần chúng được thúc đẩy mạnh mẽ; thể thao thành tích cao đạt nhiều kết quả tích cực. Công tác thông tin, truyền thông được quan tâm, nhất là truyền thông chính sách, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin và tạo đồng thuận xã hội.

Triển khai quyết liệt các chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu

Về tài nguyên, môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, tập trung hoàn thiện, trình Quốc hội dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Quan tâm phát triển ngành thủy lợi, bảo vệ nguồn nước, tài nguyên biển và tích cực gỡ thẻ vàng IUU của Ủy ban châu Âu (EC).

Huy động các nguồn lực ứng phó biến đổi khí hậu, nhất là tại vùng đồng bằng sông Cửu Long; chú trọng bảo vệ môi trường, thúc đẩy trồng rừng, lần đầu tiên bán chứng chỉ các-bon và phát hành trái phiếu xanh.

Triển khai quyết liệt các chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, chuyển đổi năng lượng, thể hiện trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế đưa phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, rà soát tổ chức bộ máy

Về xây dựng, hoàn thiện pháp luật, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách được chú trọng, có nhiều đổi mới trong chỉ đạo, cách làm.

Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, từ sớm, từ xa với Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trong 9 tháng đã tổ chức 08 phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật; Quốc hội thông qua 08 Luật, 03 Nghị quyết quy phạm pháp luật, cho ý kiến 09 dự án Luật và dự kiến sẽ xem xét, thông qua 09 dự án luật, 01 Nghị quyết, cho ý kiến 07 dự án luật tại Kỳ họp này.

Chính phủ đã ban hành 68 Nghị định, 193 Nghị quyết; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 26 quyết định quy phạm pháp luật và nhiều quyết định cá biệt.

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước được triển khai quyết liệt, có hiệu quả; trong đó tập trung cắt giảm, đơn giản hóa, phân cấp giải quyết thủ tục hành chính. Xếp hạng môi trường kinh doanh Việt Nam tăng 12 bậc.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy; chấn chỉnh tình trạng cán bộ, công chức đùn đẩy, sợ trách nhiệm, sợ sai trong thực thi công vụ, đã ban hành Nghị định của Chính phủ về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Công tác kiểm tra, thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh; góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Công tác đối ngoại là điểm sáng nổi bật của năm 2023

Về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.

Tiếp tục đầu tư nâng cao tiềm lực quốc phòng, an ninh. Tập trung trấn áp, kiềm chế gia tăng tội phạm; quyết liệt chỉ đạo triển khai các giải pháp khắc phục hạn chế, yếu kém trong phòng, chống cháy nổ, an toàn giao thông.

Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được triển khai sôi động, liên tục và là điểm sáng nổi bật của năm 2023, đạt nhiều thành tựu quan trọng có tính lịch sử, tạo thời cơ, vận hội mới, để phát triển đất nước và nâng cao vai trò, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đến nay, nước ta đã có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hoặc đối tác chiến lược với tất cả 05 nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và nhiều nước G20; góp phần duy trì được môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đúng như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận định: "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".

Nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, báo cáo của Chính phủ cũng nêu rõ các tồn tại, hạn chế; nguyên nhân tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm, qua đó xác định các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong những tháng cuối năm 2023.

Theo đó, Chính phủ sẽ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tập trung thực hiện các giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu); tận dụng tốt cơ hội thị trường trong nước, quốc tế dịp cuối năm, lễ, Tết; tất cả các bộ, ngành, địa phương nỗ lực vượt qua khó khăn, thúc đẩy phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.

Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch và giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia. Tích cực phục hồi, phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản.

Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

Bảo đảm cung ứng các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là điện, xăng, dầu và ổn định thị trường, giá cả; nắm chắc tình hình, làm tốt công tác an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, bảo đảm đời sống cho người lao động, Nhân dân, nhất là trong dịp Tết.

Bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh; giữ vững trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh hội nhập quốc tế; tăng cường công tác thông tin, truyền thông; nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023, trong đó tăng trưởng GDP đạt trên 5%, lạm phát khoảng 3,5-4%. 

Quốc hội thảo luận KTXH, cải cách tiền lương,... - Ảnh 3.

Năm 2024, phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5%

Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, báo cáo của Chính phủ xác định, tình hình thế giới năm 2024 dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư toàn cầu tiếp tục xu hướng chậm lại.

Ở trong nước, chúng ta có những thuận lợi rất cơ bản, nhưng nền kinh tế tiếp tục chịu "tác động tiêu cực kép" từ những yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập bên trong; thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, nhất là trong điều hành kinh tế vĩ mô, vừa phải kiểm soát lạm phát, vừa phải thúc đẩy tăng trưởng.

Trên cơ sở đó, Chính phủ xác định mục tiêu tổng quát như sau: Tiếp tục ưu tiên, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế.

Quan tâm phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế ngang tầm với phát triển kinh tế; chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Quyết liệt phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền; nâng cao hiệu quả đối ngoại, hội nhập quốc tế; gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước.

Các chỉ tiêu chủ yếu: Bao gồm 15 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường; trong đó tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700-4.730 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1-24,2%; Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4-4,5%; Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8-5,3%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 69%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 28-28,5%; Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm trên 1%... Dự toán thu NSNN tăng khoảng 5%; bội chi NSNN dưới 4%GDP.

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NĂM 2024 

Phấn đấu tăng trưởng tín dụng khoảng trên 15%; tiếp tục miễn, giảm thuế phí,…

Một là, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác; tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay; tập trung tín dụng cho các động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu), các lĩnh vực ưu tiên; triển khai hiệu quả các gói tín dụng ưu đãi hiện có và nghiên cứu bổ sung các gói mới; phấn đấu tăng trưởng tín dụng năm 2024 khoảng trên 15%.

Tập trung khắc phục hạn chế, bất cập đã được chỉ ra, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, các Chương trình mục tiêu quốc gia ngay từ đầu năm; bảo đảm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% kế hoạch.

Trình Quốc hội ban hành các Nghị quyết thí điểm về phân cấp trọn gói, cơ chế, chính sách phù hợp thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia cho cấp huyện.

Thực hiện hiệu quả tăng thu, tiết kiệm chi NSNN; kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ trong giới hạn cho phép của Quốc hội. Dự toán thu NSNN 2024 tăng khoảng 5% so với thực hiện năm 2023 để ưu tiên tăng cho đầu tư phát triển.

Trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí; ban hành kịp thời các chính sách phù hợp, hiệu quả liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu.

Phát triển mạnh thị trường trong nước gắn với mở rộng, đa dạng hóa thị trường quốc tế, nâng cao chất lượng sản phẩm, khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết; đồng thời đẩy mạnh đàm phán, ký kết các FTA mới; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực, tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu; đẩy mạnh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Phấn đấu trong năm 2024 cắt giảm ít nhất 10% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính

Hai là, thể chế hóa, thực hiện kịp thời, đầy đủ, hiệu quả các Nghị quyết, Kết luận của Đảng và Quốc hội. 

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực thi; trong năm 2024 dự kiến trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung 23 dự án Luật; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số chính sách để đáp ứng yêu cầu thực tiễn; phục hồi và phát triển các loại thị trường trái phiếu doanh nghiệp, quyền sử dụng đất, bất động sản, lao động, khoa học công nghệ…

Tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh; phấn đấu trong năm 2024 cắt giảm ít nhất 10% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, quy định kinh doanh.

Kiên quyết không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng

Thứ ba, đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, nhất là hệ thống đường cao tốc, nâng cấp các sân bay, bến cảng, hạ tầng đô thị, liên vùng…

Hoàn thành một số dự án hạ tầng giao thông quan trọng; đồng thời thúc đẩy các dự án đường bộ cao tốc để bảo đảm hoàn thành mục tiêu có trên 3.000 km vào năm 2025.

Nghiên cứu, triển khai hiệu quả Kết luận của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đẩy nhanh tiến độ xây dựng một số tuyến đường sắt quan trọng quốc gia; phấn đấu hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét Đề án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam trong năm 2024.

Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng số, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, thích ứng với biến đổi khí hậu, hạ tầng thương mại, hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng năng lượng…

Kiên quyết không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách đẩy mạnh đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và nhà đầu tư.

Hoàn thành chuyển giao bắt buộc 04 ngân hàng yếu kém; chấm dứt tình trạng sở hữu chéo

Thứ tư, tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nhanh, nhưng phải bền vững, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử, các ngành, lĩnh vực mới nổi.

Tập trung phục hồi, phát triển mạnh các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất chíp bán dẫn. Chú trọng phát triển các ngành, lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, giá trị gia tăng cao.

Đẩy mạnh cơ cấu lại, phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; thực hiện mục tiêu 1 triệu ha đất trồng lúa sạch, ít phát thải các-bon để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu bền vững; phấn đấu đến hết năm 2024 có 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng NSNN theo hướng tăng cường tính chủ đạo của ngân sách trung ương (cả thu NSNN và chi đầu tư phát triển); đồng thời nâng cao tính chủ động, tích cực, linh hoạt của ngân sách địa phương.

Tiếp tục cơ cấu lại đầu tư công, nhất là vốn vay nước ngoài, thủ tục thông thoáng, sử dụng hiệu quả; tập trung cho các công trình trọng điểm mang tính "xoay chuyển" tình thế, "chuyển đổi" trạng thái, chấm dứt tình trạng dàn trải, chia cắt, lãng phí, kém hiệu quả.

Triển khai quyết liệt cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; hoàn thành chuyển giao bắt buộc 04 ngân hàng yếu kém; hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý nợ xấu, chấm dứt tình trạng sở hữu chéo.

Tiếp tục cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động, đẩy mạnh đầu tư vốn của hệ thống doanh nghiệp nhà nước, nhất là các dự án quy mô lớn, tác động dẫn dắt, lan tỏa trong các ngành kinh tế chủ lực, các ngành, lĩnh vực mới; sửa đổi Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Chú trọng phát triển kinh tế tập thể, triển khai hiệu quả Luật Hợp tác xã năm 2023. Phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân thực sự là một động lực của nền kinh tế, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thu hút có chọn lọc các dự án đầu tư nước ngoài, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong nước, tham gia sâu rộng hơn vào các chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu.

Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực chất lượng cao cho ngành sản xuất chip bán dẫn

Thứ năm, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phong trào khởi nghiệp.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp; bảo đảm số lượng, chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp.

Chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao cho những ngành, lĩnh vực mới nổi, trong đó tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực chất lượng cao cho ngành sản xuất chip bán dẫn trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030.

Tập trung triển khai có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 8 khóa XIII về phát triển đội ngũ trí thức trong tình hình mới; các Nghị quyết Trung ương, Kết luận của Bộ Chính trị về phát triển khoa học công nghệ; Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới, sáng tạo đến năm 2030.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phong trào khởi nghiệp; chú trọng phát triển thị trường khoa học công nghệ; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học công nghệ; nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp.

Thực hiện chính sách cải cách tiền lương đối với khu vực công, tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng

Thứ sáu, tiếp tục thực hiện hiệu quả Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc và Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị.

Tập trung xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hoá Việt Nam. Chú trọng xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, đời sống văn hoá cơ sở, đẩy mạnh thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".

Quan tâm đầu tư hơn nữa cho bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Đẩy mạnh xã hội hóa, hợp tác công tư, thu hút đầu tư phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở đồng bộ, hiện đại. Dành nguồn lực hợp lý để thúc đẩy thể dục thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời, nâng cao hiệu quả các chính sách người có công, trợ giúp xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Rà soát, hoàn thiện các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo hướng mở rộng độ bao phủ và đối tượng tham gia; khắc phục hiệu quả tình trạng người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030. Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững, hội nhập và thúc đẩy mạnh mẽ các sàn giao dịch việc làm.

Thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với khu vực công theo Nghị quyết số 27 của Trung ương từ ngày 01/7/2024; đồng thời tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, chính sách tiền lương đối với khu vực doanh nghiệp theo quy định.

Tăng cường phòng, chống các loại dịch bệnh; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là tại các bếp ăn tập thể, trường học, khu công nghiệp...

Thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng; tạo môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để phát triển trẻ em toàn diện; thực hiện tốt công tác người cao tuổi, thanh niên, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền về Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống, nâng cao hiệu quả cai nghiện ma túy.

Tập trung triển lai Luật Đất đai (sửa đổi) sau khi được Quốc hội thông qua

Thứ bẩy, ưu tiên bố trí nguồn lực cho phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai; đẩy nhanh thực hiện các dự án trọng điểm phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển. Chú trọng xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong bảo vệ, quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước xuyên biên giới.

Tập trung triển khai Luật Đất đai (sửa đổi) sau khi được Quốc hội thông qua, trong đó có các loại khoảng sản quý, đất hiếm…

Quyết liệt triển khai Chương trình hành động thực hiện các cam kết tại COP26 và Tuyên bố chính trị về chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP); đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng xanh, phát triển năng lượng tái tạo, hydrogen; hoàn thành khảo sát, đánh giá năng lượng tái tạo ngoài khơi.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của các Hội đồng điều phối vùng

Thứ tám, tăng cường liên kết vùng; rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tổ chức liên kết vùng, nhất là thông qua các dự án giao thông, văn hóa, thương mại, đầu tư, giao lưu nhân dân; phát huy mạnh mẽ vai trò của các Hội đồng điều phối vùng.

Tăng cường kết nối, tích cực triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam và Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn sau khi được phê duyệt. Phấn đấu năm 2024 đạt tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc trên 43,7%.

Quyết liệt sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

Thứ chín, đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; nghiên cứu rà soát, báo cáo Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Thực hiện quyết liệt, hiệu quả việc sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025; tiếp tục sắp xếp, đổi mới tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; thúc đẩy tự chủ cao hơn.

Thực hiện hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước; thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và thực hiện Đề án 06; sớm xây dựng, vận hành các cơ sở dữ liệu quốc gia.

Khen thưởng, kỷ luật kịp thời, đúng đối tượng, đúng quy định. Đẩy mạnh công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo ngay ở cấp cơ sở.

Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật và bảo đảm trật tự an toàn giao thông, an toàn cháy nổ

Thứ mười, quán triệt, nghiêm túc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; tiếp tục tăng cường, củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc, độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.

Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 70 năm Giải phóng Thủ đô. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tập trung trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy, tội phạm mạng; phấn đấu giảm ít nhất 5% số vụ phạm tội về trật tự xã hội.

Tăng cường phòng, chống cháy, nổ; tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan; tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực, chú trọng tuyên truyền kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật và bảo đảm trật tự an toàn giao thông, an toàn cháy nổ.

Nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế

Thứ mười một, tập trung xây dựng và thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể hóa các cam kết, thỏa thuận quốc tế, hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết. Nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế. 

Đẩy mạnh quan hệ song phương, đa phương thực chất, hiệu quả; thúc đẩy ngoại giao văn hóa, giao lưu nhân dân; làm tốt công tác thông tin đối ngoại, bảo hộ công dân.

Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các nguồn lực để phục vụ phát triển đất nước, củng cố và nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam.

Đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách

Thứ mười hai, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, nhất là công tác truyền thông chính sách; chú trọng thông tin về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến, mô hình hay, cách làm hiệu quả, những kinh nghiệm quý từ thực tiễn để phát huy, nhân rộng.

Kịp thời phát hiện, xử lý những vấn đề "nóng", bức xúc xã hội; lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, lấy cái đẹp dẹp cái xấu.

Nâng cao hiệu quả công tác dân vận; thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ cơ sở; phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể Nhân dân, góp phần tạo đồng thuận xã hội, không ngừng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH đã đề ra./.


Adblock test (Why?)


Quốc hội thảo luận KTXH, cải cách tiền lương,... - ONLINE NEWSPAPER OF THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Read More

Monday, October 30, 2023

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi - Vietnam Plus

[unable to retrieve full-text content]

  1. Hôm nay, Quốc hội thảo luận về Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi  Vietnam Plus
  2. Quốc hội thảo luận 'bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn hay không'  VnExpress
  3. Cá nhân kinh doanh BĐS với quy mô nhỏ không phải thành lập doanh nghiệp  Báo Dân Trí
  4. Cổng thông tin điện tử Quốc hội  Cổng thông tin điện tử Quốc hội
  5. Xem Thông tin toàn cảnh trên Google Tin tức

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi - Vietnam Plus
Read More

Nền kinh tế nhìn từ tăng trưởng GDP và các chỉ số kinh tế - VietNamNet

Sự tương đồng trong đánh giá GDP

Trong báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính đọc tại phiên khai mạc Quốc hội ngày 23/10, tăng trưởng GDP được dự báo phấn đấu chỉ còn “trên 5%” trong năm nay.

Cuối tháng Bảy vừa qua, chỉ ba tháng trước, chỉ tiêu này vẫn được giữ kiên định 6,5%. Đến đầu tháng Chín, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng, trong đó, theo kịch bản tham vọng nhất, để đạt tăng trưởng cả năm khoảng 6% thì tăng trưởng quý IV phải tăng 10,6%, tốc độ cao hiếm có trong mấy chục năm nay.

Như vậy, mục tiêu tăng trưởng 6,5% nằm ngoài tầm với là không bất ngờ. Nếu GDP được điều chỉnh giảm từ trước hay sớm hơn, một chuyên gia kinh tế phân tích, sẽ tạo tâm lý chủ quan, giảm tính chủ động và sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, giảm nỗ lực thực hiện các chính sách, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, tạo tâm lý và dư luận xã hội không tốt.

Báo cáo Thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận xét: “… Tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực”.

“Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; tăng trưởng kinh tế phục hồi. Dự báo cả năm 2023, tăng trưởng GDP đạt khoảng 5%, mặc dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra nhưng vẫn là mức khá cao so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới”.

Như vậy, báo cáo của Ủy ban Kinh tế khá đồng thuận với Chính phủ.

quoc hoi ky 6.jpg
 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc về công tác chuẩn bị tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tối 31/10. Ảnh: Quốc hội.

Lâu nay, GDP là chỉ tiêu mang tính pháp lệnh vì nó là thước đo năng lực và là công cụ để tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và hơn hết là thu hẹp khoảng cách phát triển, tụt hậu với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Báo cáo tháng 10/2023 của Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam sẽ đạt 4,7%, thấp hơn so với tăng trưởng bình quân của khu vực Đông Á – Thái Bình Dương được dự báo 5,0% trong năm 2023.

Ở khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng của Việt Nam (4,7%) thấp hơn của Indonesia (5%), Philippines (5,6%), Campuchia (5,5%). Trong nhiều năm nay, tốc độ tăng trưởng của chúng ta thường cao dẫn đầu khu vực, nhưng nay đã chậm lại.

Thước đo của nền kinh tế thực

Việc điều chỉnh chỉ tiêu GDP cho thấy, nền kinh tế còn yếu và sự hồi phục phía trước còn khá mong manh, khi cả tổng cầu trong nước và quốc tế vẫn yếu.

Nhiệt kế doanh nghiệp là rõ nhất. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 10 tháng đầu năm nay, số doanh nghiệp, rút lui khỏi thị trường là 146,6 nghìn, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, vượt hơn so với tổng số doanh nghiệp giải thể, phá sản cả năm 2022 là 143,2 nghìn. 

Nhiều người nói, doanh nghiệp phá sản, giải thể là biểu hiện của sự “tàn phá sáng tạo” của thị trường vì họ sẽ khôi phục lại hay chuyển sang ngành nghề mới khi thuận lợi hơn. 

Tình trạng này là hệ quả của cả nguyên nhân khách quan, khi đơn hàng và sức mua suy giảm, lẫn chủ quan với nhiều chính sách mà doanh nghiệp chưa tiên liệu được.

Xin lấy ví dụ mà Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra: trong thời gian ngắn, Ngân hàng Nhà nước đã có hai lần tăng các mức lãi suất điều hành (23-9-2022 và 25-10-2022) với tổng mức tăng là 2%. Điều này dẫn tới lãi suất huy động và lãi suất cho vay toàn hệ thống đều đột ngột tăng cao trong những tháng cuối năm. Lãi suất huy động trên 11%, còn lãi suất cho vay trên 13%.

Lãi suất tăng quá cao trong thời gian quá ngắn như vậy làm doanh nghiệp không thể xoay sở được trong khi lạm phát thậm chí còn thấp hơn cả chỉ tiêu của Quốc hội. Doanh nghiệp, sau hơn hai năm phong tỏa, cũng như người bệnh cần hồi sức, cấp cứu. Nếu các biện pháp đưa ra muộn thì rất khó phục hồi.

Sang năm nay, chính sách tiền tệ đã được nới lỏng khi Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần điều chỉnh lãi suất điều hành với mức giảm 0,5-2,0%/năm nhưng lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới ở thời điểm cuối tháng 8/2023 chỉ giảm khoảng 1,0% so với cuối năm 2022.

“Nền kinh tế khát vốn nhưng khó hấp thụ vốn”, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định rất xác đáng. Tăng trưởng tín dụng đến 11/10/2023 đạt 6,29% so với cuối năm 2022 (cùng kỳ tăng 11,12%). Bên cạnh đó, tổng phương tiện thanh toán tính đến thời điểm 20/9/2023 chỉ tăng 4,75%, mức tăng thấp, tương đương một nửa so với cùng kỳ các năm trước.

Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp như là hệ quả của sức khỏe của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung có vẻ vẫn khá tốt, như bình thường.

Vấn đề là cách tính thất nghiệp của Việt Nam là người thất nghiệp đươc xác định là những người từ đủ 15 tuổi trở lên và hội tụ đầy đủ cả ba yếu tố: hiện không làm việc, đang tìm kiếm việc làm, sẵn sàng làm việc  chưa phản ánh chính xác bức tranh việc làm ở nước ta.

Xin nêu một con số: Trong giai đoạn 2016- 2021, cả nước có trên 4 triệu người lao động đề nghị và được giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần, bình quân mỗi năm có gần 700 nghìn người, số lượng năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 11,6%.

Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chưa cập nhật hai năm qua. Còn báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng chỉ có số liệu về số lao động bị giảm giờ làm, ngừng việc trong giai đoạn từ tháng 9/2022 đến tháng 01/2023.

Còn nhiều vấn đề đáng quan tâm

Ủy ban Kinh tế cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 6,5% - 7% và cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016 - 2020 (6,25%) theo Nghị quyết của Quốc hội là một nhiệm vụ "vô cùng khó khăn", nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến vô cùng phức tạp, không thể lường trước.

Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu sẽ rất khó hoàn thành nếu không có giải pháp đột phá, như chỉ tiêu GDP bình quân đầu người; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân; tỷ lệ đô thị hóa; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế...

Đó là những vấn đề mà các vị đại biểu sẽ thảo luận để cùng hiến kế, tìm giải pháp và giám sát việc thực thi bởi, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ tháng 5/2023: “Có biến Nghị quyết thành hiện thực sinh động hay không; có làm ra của cải vật chất, mang lại giàu có và hạnh phúc cho Nhân dân hay không, đấy mới là thành công thực tế của Đại hội”.

Tư Giang

Adblock test (Why?)


Nền kinh tế nhìn từ tăng trưởng GDP và các chỉ số kinh tế - VietNamNet
Read More

Giá dầu sẽ tăng sốc nếu xung đột Israel - Hamas lan rộng - Báo Tuổi Trẻ

Giá dầu sẽ tăng vọt vì gián đoạn nguồn cung nếu xung đột lan rộng ở Trung Đông - Ảnh: AFP

Giá dầu sẽ tăng vọt vì gián đoạn nguồn cung nếu xung đột lan rộng ở Trung Đông - Ảnh: AFP

Theo báo The Guardian của Anh ngày 30-10, Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo lớn đầu tiên về rủi ro kinh tế nếu xung đột Israel và Hamas lan rộng ra ngoài Dải Gaza.

Một kịch bản "gián đoạn lớn" về nguồn cung dầu thô có thể xảy ra nếu viễn cảnh này thành sự thật. Mức độ gián đoạn tương đương hậu quả của cuộc chiến tranh Yom Kippur giữa Israel và khối Ả Rập năm 1973.

WB ước tính nếu xung đột Israel - Hamas leo thang thành xung đột khu vực, giá dầu thô có thể tăng lên tới khoảng 140 USD đến 157 USD/thùng. Kỷ lục trước đó - chưa được điều chỉnh theo lạm phát - là 147 USD/thùng vào năm 2008.

Nhà kinh tế trưởng của WB Indermit Gill nhận định tình hình chiến sự tại Dải Gaza, căng thẳng Nga - Ukraine đang khiến xung đột trở thành cú sốc lớn nhất đối với các thị trường hàng hóa kể từ những năm 1970, gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu.

"Các nhà hoạch định chính sách sẽ cần phải cảnh giác. Nếu xung đột leo thang, nền kinh tế toàn cầu sẽ phải đối mặt với cú sốc năng lượng kép lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ - không chỉ từ cuộc chiến ở Ukraine mà còn từ Trung Đông", ông Gill cảnh báo.

Theo báo cáo "Viễn cảnh thị trường hàng hóa" của WB, giá dầu đã tăng 6% kể từ khi xung đột nổ ra tại Dải Gaza.

Trong khi đó, giá các mặt hàng nông nghiệp, kim loại công nghiệp và các hàng hóa khác hầu như không biến động. Tuy nhiên, cũng theo WB, triển vọng về giá cả hàng hóa sẽ nhanh chóng u ám nếu xung đột leo thang.

Báo cáo của WB đưa ra ba kịch bản gián đoạn nếu xung đột Israel và Hamas lan ra ngoài Dải Gaza.

Trong đó kịch bản "gián đoạn nhỏ" sẽ khiến nguồn cung dầu toàn cầu giảm từ 500.000 đến 2 triệu thùng mỗi ngày. 

Con số này gần tương đương với mức giảm được thấy trong cuộc nội chiến Libya năm 2011. Giá dầu sẽ tăng lên khoảng 93 - 102 USD/thùng.

Với nguy cơ gián đoạn ở mức trung bình như giai đoạn xảy ra chiến tranh tại Iraq năm 2003, giá dầu có thể tăng lên 109 - 121 USD/thùng.

Chuyên gia Ayhan Kose của WB khẳng định giá dầu tăng lên trong thời gian dài sẽ đẩy giá thực phẩm lên cao. Nếu kịch bản cú sốc giá dầu nghiêm trọng trở thành hiện thực, lạm phát giá thực phẩm, vốn đã tăng mạnh ở nhiều nước đang phát triển, sẽ tiếp tục cao hơn nữa.

Adblock test (Why?)


Giá dầu sẽ tăng sốc nếu xung đột Israel - Hamas lan rộng - Báo Tuổi Trẻ
Read More

Sunday, October 29, 2023

Loạt ảnh người dân TPHCM hì hục dắt xe qua đoạn đường ngập ngày triều cường dâng cao - Kênh 14

Hơn 15 giờ ngày 29-10, triều cường dâng cao khiến đường Trần Xuân Soạn (quận 7, TPHCM) ngập sâu trong nước. Đây là đợt triều cường rằm tháng 9 âm lịch.

Ghi nhận tại đường Trần Xuân Soạn, nước ngập kéo dài gần 2 km. Nhiều phương tiện bị chết máy, buộc người dân phải dắt bộ khi đi qua đoạn nước ngập.

Đến hơn 16 giờ, nước tiếp tục dâng cao. Đường Trần Xuân Soạn vẫn ngập sâu trong nước. Nước cũng tràn vào nhiều nhà dân trên dọc đường này.

Loạt ảnh người dân TPHCM hì hục dắt xe qua đoạn đường ngập ngày triều cường dâng cao - Ảnh 1.

TPHCM: Triều cường dâng cao, nước ngập lênh láng đường Trần Xuân Soạn

Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, mực nước tại các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai lên nhanh theo kỳ triều cường rằm tháng 9 âm lịch và ở mức cao. Cũng theo đơn vị này, trong những ngày tới, mực nước tại hầu hết các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai lên nhanh.

Đỉnh triều đợt này có khả năng xuất hiện vào ngày 29 đến 31-10 (tức 15-17 tháng 9 âm lịch). Dự báo mực nước đo được tại trạm Phú An và trạm Nhà Bè ở khoảng 1,67-1,72 m (trên báo động 3 là 0,07-0,12 m). Thời gian xuất hiện đỉnh triều từ 4-6 giờ và 17-19 giờ.

Tương tự, ở trạm Thủ Dầu Một ở khoảng 1,75-1,80 m (trên báo động 3 là 0,15-0,2 m).

"Mức độ rủi ro thiên tai do triều cường khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai ở cấp độ 2. Đây là đợt kỳ triều cường cao trong năm cần đề phòng ngập úng ở những vùng trũng thấp và ven sông" - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cảnh báo.

Trong chiều cùng ngày, nhiều nơi tại TPHCM có mưa lớn và kéo dài. Mưa lớn cũng gây ngập nhiều tuyến đường ở TPHCM.

Loạt ảnh ghi nhận trong chiều 29-10:

Loạt ảnh người dân TPHCM hì hục dắt xe qua đoạn đường ngập ngày triều cường dâng cao - Ảnh 2.

Đường Trần Xuân Soạn ngập sâu trong nước

Loạt ảnh người dân TPHCM hì hục dắt xe qua đoạn đường ngập ngày triều cường dâng cao - Ảnh 3.

Xe chết máy khi đi qua đoạn ngập

Loạt ảnh người dân TPHCM hì hục dắt xe qua đoạn đường ngập ngày triều cường dâng cao - Ảnh 4.

Nước ngập hơn nửa bánh xe máy

Loạt ảnh người dân TPHCM hì hục dắt xe qua đoạn đường ngập ngày triều cường dâng cao - Ảnh 5.

Hơn 15 giờ, nước bắt đầu dâng cao trên đường Trần Xuân Soạn

Loạt ảnh người dân TPHCM hì hục dắt xe qua đoạn đường ngập ngày triều cường dâng cao - Ảnh 6.

Nước ngập tràn vào nhà dân

Loạt ảnh người dân TPHCM hì hục dắt xe qua đoạn đường ngập ngày triều cường dâng cao - Ảnh 7.

Đường Trần Xuân Soạn lênh láng nước

Loạt ảnh người dân TPHCM hì hục dắt xe qua đoạn đường ngập ngày triều cường dâng cao - Ảnh 8.

Người dân vất vả di chuyển qua đoạn ngập

Loạt ảnh người dân TPHCM hì hục dắt xe qua đoạn đường ngập ngày triều cường dâng cao - Ảnh 9.

Người dân cho biết qua mỗi năm nước ngập càng cao

Loạt ảnh người dân TPHCM hì hục dắt xe qua đoạn đường ngập ngày triều cường dâng cao - Ảnh 10.

Dắt xe chết máy qua đoạn ngập

Loạt ảnh người dân TPHCM hì hục dắt xe qua đoạn đường ngập ngày triều cường dâng cao - Ảnh 11.

Đường Lê Cơ (quận Bình Tân) ngập sâu sau mưa lớn

Loạt ảnh người dân TPHCM hì hục dắt xe qua đoạn đường ngập ngày triều cường dâng cao - Ảnh 12.

Cây xanh trên đường Võ Văn Kiệt (quận Bình Tân) bật gốc

Adblock test (Why?)


Loạt ảnh người dân TPHCM hì hục dắt xe qua đoạn đường ngập ngày triều cường dâng cao - Kênh 14
Read More

Đón "đại bàng" công nghiệp bán dẫn, Việt Nam cần gấp rút chuẩn bị nhân lực - Báo Dân Trí

Chia sẻ tại hội nghị cấp cao về công nghệ bán dẫn tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng công nghiệp bán dẫn là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo Bộ trưởng, Việt Nam có đầy đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp bán dẫn, từ hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi đến nguồn nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ dồi dào, cơ sở hạ tầng số ngày một phát triển. 

Việt Nam đã và đang thu hút ngày càng nhiều các tập đoàn lớn trong ngành bán dẫn. 

"Tháng 9 vừa rồi, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã thăm Việt Nam và nâng cấp mối quan hệ 2 nước lên tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện theo đó xác định một trong các nội dung hợp tác chiến lược là về đổi mới sáng tạo bao gồm phát triển ngành công nghiệp bán dẫn", Bộ trưởng chia sẻ. 

Việt Nam đã và đang xây dựng nhiều cơ chế ưu đãi đầu tư hấp dẫn cho các công ty, tập đoàn ngành bán dẫn. Các dự án đầu tư ngành bán dẫn thuộc lĩnh vực công nghệ cao, được áp dụng những ưu đãi cao nhất trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam.

Đón đại bàng công nghiệp bán dẫn, Việt Nam cần gấp rút chuẩn bị nhân lực - 1

Việt Nam đã và đang xây dựng nhiều cơ chế ưu đãi đầu tư hấp dẫn cho các công ty, tập đoàn ngành bán dẫn (Ảnh: TH).

Chính phủ Việt Nam đã và đang tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh thuận lợi và hấp dẫn nhất cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo trong ngành công nghiệp bán dẫn. 

"Đây là cơ hội hiếm có để chúng ta cùng cụ thể hóa hợp tác đầu tư, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao này tại Việt Nam", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, ông John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp bán dẫn Mỹ, cho biết Việt Nam có rất nhiều tiềm năng trong ngành công nghiệp bán dẫn.

"Việt Nam có rất nhiều lợi thế về nguồn nhân lực vì lao động Việt rất chăm chỉ, cần cù. Tuy nhiên, chất lượng lao động hiện tại chưa đủ để phục vụ cho ngành công nghiệp đặc thù này", ông John Neuffer chia sẻ.

Theo chủ tịch Hiệp hội công nghiệp bán dẫn Mỹ, các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực tái cân bằng chuỗi cung ứng toàn cầu hướng đến mục tiêu quản trị rủi ro tốt hơn, nhất là sau cuộc khủng hoảng Covid-19.

Hiện nay, 75% số lượng chip bán dẫn được sản xuất ở Đông Á và Đông Nam Á. Chính vì vậy, theo ông Việt Nam cần nỗ lực để nắm bắt cơ hội này.

Đón đại bàng công nghiệp bán dẫn, Việt Nam cần gấp rút chuẩn bị nhân lực - 2

Việt Nam đang có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn (Ảnh: TH).

Theo nhận định của Giáo sư Laurent El Ghaoui, phó hiệu trưởng phụ trách Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo, Viện trưởng Viện Kỹ thuật và Khoa học máy tính Trường Đại học VinUni, với phóng viên Dân trí, Việt Nam cần có những khóa học ngắn hạn nhằm nâng cao năng lực hiện tại của nguồn nhân lực.

Từ đó, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu phát triển hàng ngàn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn hằng năm, cũng như thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường toàn cầu.

"Thế hệ trẻ là lực lượng nòng cốt của ngành công nghiệp bán dẫn. Tuy nhiên, việc giáo dục không nên chỉ dừng lại ở kỹ thuật hay ngôn ngữ lập trình. Việt Nam có thể đào tạo thế hệ trẻ về bản chất và cách hoạt động của công nghệ để người trẻ thực sự hiểu về cách công nghệ có thể hỗ trợ con người", giáo sư nhấn mạnh.

Adblock test (Why?)


Đón "đại bàng" công nghiệp bán dẫn, Việt Nam cần gấp rút chuẩn bị nhân lực - Báo Dân Trí
Read More

Hàng loạt ngân hàng rao bán nhà máy, nhà đất ở để thu hồi nợ - Báo Tuổi Trẻ

Ngân hàng rao bán nhà máy, dự án, nhà đất ở để thu hồi nợ - Ảnh: CTV

Ngân hàng rao bán nhà máy, dự án, nhà đất ở để thu hồi nợ - Ảnh: CTV

Ngân hàng BIDV rao bán đấu giá lần thứ 6 nhà máy xi măng ở Khu công nghiệp Chơn Thành, tỉnh Bình Phước để thu hồi nợ. Giá được chào bán là 28,2 tỉ đồng. 

Đây là tài sản bảo đảm của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại DIC.

Nhà máy này có diện tích đất rộng 10.000m2 kèm tài sản trên đất gồm nhà văn phòng; nhà kho clinken; nhà kho xi măng; nhà nghiền xi măng; máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải.

Cuối tháng 10, BIDV cũng tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất hơn 1.130m2 có thời hạn sử dụng đến tháng 7-2058. 

Mục đích khu đất này là xây thương mại, dịch vụ ở phường 12, quận 6, TP.HCM. Giá khởi điểm hơn 72,8 tỉ đồng. Đây là tài sản được rao bán tới 14 lần.

Ngoài đất dự án, BIDV cũng rao bán đấu giá đất ở, căn hộ là tài sản đảm bảo của khách vay cá nhân. Bất động sản được rao bán tại Hà Nội, Nam Định, TP.HCM, Bình Định… có giá khởi điểm từ vài tỉ đồng đến hàng trăm tỉ đồng.

Mới đây nhất, Agribank cũng rao bán đấu giá 11 căn nhà ở TP Hội An, trong đó nhiều căn nằm ở khu phố cổ, giá khởi điểm từ 8,5 tỉ đồng, căn có giá cao nhất gần 72 tỉ đồng.

Đây đều là tài sản thế chấp cho các khoản vay tại Agribank chi nhánh Bắc TP.HCM, trong ba năm từ 2016 đến 2018

VietinBank rao bán đấu giá lần thứ 12 khoản nợ của Công ty TNHH Hải Hương tại VietinBank Hà Nam là thửa đất rộng 286m2 kèm tài sản trên đất là nhà ở và công trình phụ trợ tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Giá khởi điểm được chào bán là hơn 9,5 tỉ đồng.

VietinBank cũng thông báo bán đấu giá tài sản thế chấp 769,7m2 đất ở đô thị tại phường Thạnh Lộc, quận 12, TP.HCM với giá khởi điểm: 31,8 tỉ đồng.

Ngoài ra bán tài sản bảo đảm là bất động sản, VietinBank rao bán gần 400 khoản nợ vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo của cá nhân. Mỗi khoản nợ chỉ từ vài trăm ngàn đồng đến hơn 120 triệu đồng, phổ biến là 10-20 triệu đồng/món. VietinBank thông tin rõ là bán từng khoản nợ, một số khoản nợ hoặc tất cả các khoản nợ vay tiêu dùng.

Adblock test (Why?)


Hàng loạt ngân hàng rao bán nhà máy, nhà đất ở để thu hồi nợ - Báo Tuổi Trẻ
Read More

Saturday, October 28, 2023

Phong tỏa tài sản của cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và các em gái - VietNamNet

Như VietNamNet đã đưa, CQĐT đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố ông Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn FLC) và 20 đồng phạm về tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

CQĐT đã thu giữ hơn 187 tỷ đồng là số tiền mà ông Trịnh Văn Quyết có được từ việc chuyển nhượng 40,59% cổ phần BAV; kê biên của ông Quyết 3 thửa đất và tài sản gắn liền với đất tại Khu Đô thị mới Mỹ Đình II, Hà Nội. Trong đó 1 thửa có diện tích 799,6m2, 2 thửa còn lại đều có diện tích 199,9m2.

trinh-van-quyet-6-1.jpeg
Ông Trịnh Văn Quyết (Ảnh: Hoàng Hà)

Đối với bị can Trịnh Thị Minh Huế (em gái ông Quyết, Kế toán tổng hợp của Công ty CP Tập đoàn FLC), CQĐT đã kê biên 4 thửa đất và tài sản gắn liền với đất gồm: 158,3m2 nhà đất tại Khu đô thị Trung Hòa- Nhân chính, Hà Nội; 3 thửa đất tại Khu Đô thị mới Mỹ Đình II, Hà Nội (trong đó 2 thửa có diện tích 200 m2, 1 thửa có diện tích 125,3 m2).

Bị can Trịnh Thị Thúy Nga (em gái ông Quyết, Phó TGĐ Công ty CP chứng khoán BOS) bị kê biên: 2 thửa đất và tài sản gắn liền với đất tại Khu Đô thị mới Mỹ Đình II, Hà Nội. Trong đó 1 thửa có diện tích 193,1m2; 1 thửa có diện tích 165m2.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã có công văn gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát, ngăn chặn giao dịch (khóa chiều ghi nợ) đối với tài khoản đứng tên các cá nhân, gồm: Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Thúy Nga, Trịnh Thị Minh Huế, Hương Trần Kiều Dung (cựu Phó Chủ tịch Thường trực Công ty CP Tập đoàn FLC, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty CP chứng khoán BOS) và 45 cá nhân cho bà Huế mượn tài khoản chứng khoán/tài khoản ngân hàng.

CQĐT cũng có công văn gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị liên quan tạm dừng biến động (giao dịch chuyển nhượng mua, bán, cho, tặng, cầm cố, thế chấp…) đối với tài sản (bất động sản, cổ phần/ vốn góp, cổ phiếu…) đứng tên ông Trịnh Văn Quyết, bà Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga.

Adblock test (Why?)


Phong tỏa tài sản của cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và các em gái - VietNamNet
Read More

Viettel, Samsung, SpaceX hội tụ tại Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023: Trình diễn hàng loạt công nghệ mới, công bố chip 5G - GenK

VIIE 2023 có khoảng 200 gian hàng với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp công nghệ quy mô lớn và uy tín của Việt Nam như Viettel, VNPT, Sovico, Masan, Becamex, VinFast, CT Group, Mobifone; các doanh nghiệp công nghệ đổi mới sáng tạo hàng đầu trên thế giới như SK, Samsung, SpaceX, Google, Meta...

Adblock test (Why?)


Viettel, Samsung, SpaceX hội tụ tại Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023: Trình diễn hàng loạt công nghệ mới, công bố chip 5G - GenK
Read More

Friday, October 27, 2023

VIB: Lợi nhuận 9 tháng đạt trên 8.300 tỷ đồng, tăng trưởng 7% so với cùng kỳ - Cafef.vn

Doanh thu tăng trưởng mạnh, duy trì hiệu quả kinh doanh top đầu ngành

Kết thúc 9 tháng đầu năm 2023, VIB ghi nhận tổng doanh thu đạt trên 16.300 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Động lực tăng trưởng chính đến từ các mảng kinh doanh cốt lõi của ngân hàng bán lẻ, khách hàng doanh nghiệp và khối nguồn vốn. Trong đó thu nhập lãi đạt 13.000 tỷ đồng, tăng 18% và thu nhập ngoài lãi đóng góp 20% vào tổng thu nhập hoạt động. Chi phí hoạt động được kiểm soát tốt, ở mức 4.840 tỷ đồng, chỉ tăng 4,5% so với năm trước. Nhờ vậy, hệ số chi phí/doanh thu (CIR) của VIB giảm còn 30% và là một trong những ngân hàng bán lẻ có hiệu quả quản trị chi phí dẫn đầu ngành.

Lợi nhuận trước dự phòng tín dụng của VIB tăng trưởng vượt bậc, đạt gần 11.500 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng quý 3 đạt 4.300 tỷ đồng – mức cao nhất của ngân hàng từ trước đến nay. Bên cạnh kết quả kinh doanh giữ vững tăng trưởng ổn định, nhằm nâng cao chất lượng tài sản cũng như tạo bộ đệm dự phòng vững chắc, ngân hàng cũng chủ động trích lập dự phòng lên tới hơn 3.150 tỷ đồng, gấp 3,4 lần so với cùng kỳ. Sau 9 tháng, VIB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 8.325 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2022. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 27%, duy trì hiệu quả sinh lời top đầu ngành.

Bảng cân đối tài sản vững mạnh, rủi ro tập trung thấp nhất thị trường.

Tại ngày 30.09.2023, tổng tài sản VIB đạt 384.500 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với đầu năm. Nhờ triển khai các chiến lược thúc đẩy tăng trưởng, dư nợ tín dụng đạt gần 247.000 tỷ đồng, tăng 5,5% so với đầu năm. Trong đó, đáng chú ý tăng trưởng tín dụng riêng quý 3 của VIB đạt hơn 4,5%, gấp đôi so với tăng trưởng tín dụng trung bình toàn ngành ngân hàng trong quý 3 - khoảng 2,2%. Nhờ kiểm soát tăng trưởng tín dụng thận trọng trong nửa đầu năm 2023, hiện nay VIB đang là một trong những ngân hàng còn room tín dụng lớn nhất, gần 9%, đây là điều kiện rất tốt để ngân hàng tiếp tục tăng trưởng trong quý 4, trên nền lãi suất đã giảm rất mạnh so với đầu năm.

Nợ xấu của VIB hiện được duy trì ở mức 2,47%, giảm so với mức đỉnh 2,62% vào cuối quý 1.2023 và đang có xu hướng tiếp tục giảm. Trong số nợ xấu này, hầu hết là các khoản vay được thế chấp bằng bất động sản, với tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo được duy trì ở mức 60%-70%. Bên cạnh đó, chính sách tài sản đảm bảo chặt chẽ với 99,5% tài sản đảm bảo bằng bất động sản là nhà đã có sổ hồng, sổ đỏ, do vậy tỷ lệ mất vốn trên các khoản nợ xấu là rất thấp.

Hiện VIB là một trong những ngân hàng có rủi ro tín dụng tập trung thuộc nhóm thấp nhất thị trường với mức độ phân tán rủi ro tập trung tối đa. Tại thời điểm cuối quý 3 tỷ trọng dư nợ bán lẻ tại VIB đạt 86% tổng danh mục cho vay. Bên cạnh đó, VIB cũng thận trọng trong việc cấp tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tại ngày 30.09 dư nợ cho vay các hoạt động và lĩnh vực như: BOT, năng lượng tái tạo, bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư trái phiếu bất động sản đều bằng không. VIB cũng có số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp nằm trong nhóm thấp nhất ngành, ở mức 877 tỷ đồng, chỉ tương đương khoảng 0,3% tổng dư nợ tín dụng và hoàn toàn không có nợ xấu. Các trái phiếu nắm giữ hầu hết thuộc lĩnh vực sản xuất thương mại và tiêu dùng.

VIB: Lợi nhuận 9 tháng đạt trên 8.300 tỷ đồng, tăng trưởng 7% so với cùng kỳ - Ảnh 1.

Tại ngày 30.09.2023, tổng huy động vốn của VIB đạt 258.000 tỷ đồng, trong đó tiền gửi khách hàng gần 214.000 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Động lực tăng trưởng chính đến từ huy động tiền gửi khách hàng cá nhân tăng 10%, trong đó số dư CASA khách hàng cá nhân cũng tăng tới 9% so với đầu kỳ. Kết quả đạt được thông qua các chiến lược thu hút khách hàng cá nhân bằng các sản phẩm tiền gửi hấp dẫn và tiện lợi. Bên cạnh đó, nhờ sự quản trị linh hoạt và điều hành cơ cấu nguồn vốn phù hợp trong bối cảnh lãi suất thị trường điều chỉnh cũng giúp VIB tối ưu chi phí huy động đáng kể. Lãi suất huy động từ khách hàng giảm gần 3% so với đầu năm, qua đó tạo điều kiện giảm mạnh lãi suất cho vay và duy trì NIM một cách tích cực.

Các chỉ số quản trị của VIB được duy trì ở mức an toàn và tối ưu, với hệ số an toàn vốn CAR (Basel II) ở mức 11,8% (so với quy định là trên 8%), hệ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là 28% (quy định dưới 34%), hệ số cho vay trên huy động (LDR) đạt 72% (quy định là dưới 85%), tỷ lệ dự trữ thanh khoản (MLH) là 17,5% (quy định là trên 10%).

Tiếp tục xây dựng uy tín thương hiệu hàng đầu, tiên phong các chuẩn mực quốc tế

VIB được biết đến như là ngân hàng luôn tiên phong triển khai các chuẩn mực quốc tế tại Việt Nam.

Trong năm 2019, VIB là ngân hàng Việt Nam đầu tiên triển khai thành công cả 3 trụ cột của chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế Basel II.

VIB là một trong những ngân hàng tiên phong triển khai và tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế IFRS từ năm 2019, trước 6 năm so với lộ trình dự kiến của Bộ tài chính là năm 2025. Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính từ năm 2019 đến hết 2022, với báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần, các dữ liệu cơ bản của chuẩn mực quốc tế IFRS và chuẩn mực Việt Nam (VAS) khá tương đồng, đặc biệt là các chỉ số trọng yếu như tổn thất tín dụng, vốn chủ sở hữu và lợi nhuận. Điều này phần nào thể hiện chất lượng thông tin cao, minh bạch và hiệu quả của việc triển khai các chuẩn mực quốc tế tại VIB.

VIB: Lợi nhuận 9 tháng đạt trên 8.300 tỷ đồng, tăng trưởng 7% so với cùng kỳ - Ảnh 2.

Sau khi hoàn tất Basel II, VIB triển khai mạnh mẽ các cấu phần của Basel II nâng cao và Basel III. Trong quý 3.2023, VIB được NHNN chỉ định làm thành viên Ban chỉ đạo triển khai Basel II nâng cao và Basel III cho ngành ngân hàng.

Hiện nay, VIB đang là một trong số ít các ngân hàng thương mại được xếp hạng top đầu bởi NHNN, dựa vào kết quả đánh giá với điểm số cao về: an toàn vốn, chất lượng tài sản, quản trị điều hành, kết quả hoạt động kinh doanh và khả năng thanh khoản.

Thương hiệu và uy tín của VIB trong 9 tháng đầu năm cũng được củng cố với các giải thưởng của Forbes, International Finance Magazine, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, VN50… Cụ thể, VIB là một trong 6 ngân hàng 3 năm liên tiếp nằm trong Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam của Forbes (2021-2023). Trong tháng 8, VIB xác lập hai kỷ lục ghi nhận bởi Tổ chức Kỷ lục Việt Nam dành cho Super Card - dòng thẻ tín dụng đầu tiên tại Việt Nam cho phép người dùng thiết kế các tính năng thẻ và VIB Checkout - ứng dụng ngân hàng số đầu tiên tích hợp Soft POS trên mobile banking. Bên cạnh đó, ứng dụng MyVIB 2.0 cũng được tạp chí International Finance Magazine trao tặng giải thưởng “Ứng dụng ngân hàng di động tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam” năm 2023.

VIB: Lợi nhuận 9 tháng đạt trên 8.300 tỷ đồng, tăng trưởng 7% so với cùng kỳ - Ảnh 3.

Là một trong những ngân hàng có tỷ trọng bán lẻ cao nhất thị trường, VIB kiên định với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam về quy mô và chất lượng. Trong thời gian tới, ngân hàng tiếp tục có các kế hoạch triển khai các sản phẩm chiến lược, duy trì vị thế dẫn đầu ở một số mảng kinh doanh bán lẻ trọng yếu. Đồng thời tăng cường đầu tư vào chuyển đổi số tất cả sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, chú trọng quản trị rủi ro đảm bảo các hệ số an toàn, lành mạnh và minh bạch.

Adblock test (Why?)


VIB: Lợi nhuận 9 tháng đạt trên 8.300 tỷ đồng, tăng trưởng 7% so với cùng kỳ - Cafef.vn
Read More

Tăng trưởng tín dụng có diễn biến bất ngờ trong tháng 10 - Cafef.vn

Ngày 27/10/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị triển khai Công điện 990/CĐ-TTg ngày 21/10/2023 và đẩy mạnh triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ dưới sự chủ trì của Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú.

Theo thông tin tại Hội nghị, đến ngày 24/10/2023, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 6,81% so với cuối năm 2022, trong đó từ tháng 5 trở lại đây đã tăng nhanh hơn; tín dụng đối với doanh nghiệp đạt gần 6,5 triệu tỷ đồng, chiếm trên 50% dư nợ toàn nền kinh tế.

Đáng nói, trước đó NHNN cho biết, tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 9 đạt 6,92%, có sự hồi phục khá mạnh trong nửa cuối tháng 9.

Còn theo Công điện số 990/CĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, tăng trưởng tín dụng đến ngày 11/10 mới chỉ đạt 6,29%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2022 (11,12%) và định hướng điều hành cả năm 2023 (14-15%).

Như vậy, tín dụng sau khi diễn biến tích cực trong những ngày cuối tháng 9 thì lại bất ngờ quay đầu sụt giảm trong tháng 10.

Theo NHNN, nguyên nhân tín dụng vẫn tăng chậm chủ yếu xuất phát từ các yếu tố như: cầu tín dụng thấp do doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan (cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng giảm). Một số khách hàng có nhu cầu nhưng chưa được vay vốn do chưa đáp ứng điều kiện vay vốn, nhất là nhóm DNNVV; tác động từ khả năng hấp thụ tín dụng của nhóm bất động sản. Sau thời gian kinh tế gặp khó khăn, mức độ rủi ro bị đánh giá cao hơn, khi hoạt động của doanh nghiệp khó chứng minh hiệu quả (chi phí đầu vào, nguyên vật liệu nhập khẩu cao, thị trường đầu ra, đơn hàng, doanh thu giảm...).

Bên cạnh đó, các TCTD không thể hạ được chuẩn tín dụng do phải đảm bảo an toàn hệ thống; dư nợ cho vay đối với DNNN trong những năm gần đây có sự giảm sút về tốc độ, quy mô do ít phát sinh dự án lớn. Việc triển khai một số chương trình tín dụng đặc thù cũng còn một số khó khăn.

NHNN cho biết, thời gian tới sẽ điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận vốn tín dụng.

Cơ quan điều hành cũng sẽ khẩn trương rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Thông tư 03 và Thông tư 06 để kịp thời ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn thị trường, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, đảm bảo an toàn hệ thống theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Adblock test (Why?)


Tăng trưởng tín dụng có diễn biến bất ngờ trong tháng 10 - Cafef.vn
Read More

Thủ tướng yêu cầu tạm dừng dịch vụ công trực tuyến không đạt yêu cầu - Báo Dân Trí

Chỉ đạo này được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra trong Chỉ thị số 27 vừa ban hành, về tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp cải cách và nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng cho biết qua phản ánh, vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, phát sinh thêm thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ không đúng quy định; một số dịch vụ công trực tuyến thực hiện còn phức tạp, không đơn giản, thuận lợi; việc tăng số lượng hồ sơ trực tuyến ở một số cơ quan, đơn vị chưa thực chất…

Để kịp thời chấn chỉnh, người đứng đầu Chính phủ đưa ra hàng loạt yêu cầu nhằm nâng cao hiệu quả cắt giảm, đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết thủ tục hành chính.

Thủ tướng yêu cầu tạm dừng dịch vụ công trực tuyến không đạt yêu cầu - 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh: Đoàn Bắc).

"Tập trung đẩy mạnh rà soát, mạnh dạn sửa đổi, bổ sung hoặc dứt khoát đề xuất các cấp có thẩm quyền bãi bỏ thủ tục hành chính, quy định không cần thiết làm phát sinh chi phí tuân thủ, nhất là của người dân, doanh nghiệp", theo yêu cầu của Thủ tướng.

Ông cũng quán triệt cần giảm tầng nấc trung gian và nhanh chóng, kịp thời chấm dứt tình trạng kéo dài thời gian giải quyết qua nhiều cơ quan, đơn vị; không để tình trạng kéo dài, đùn đẩy trách nhiệm gây tốn kém chi phí, thời gian đi lại của người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh việc kiểm soát chặt chẽ việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến của bộ, ngành, địa phương trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Thủ tướng chỉ đạo kiên quyết tạm dừng cung cấp để bộ, ngành, địa phương kịp thời nâng cấp, hiện đại hóa ngay đối với dịch vụ công trực tuyến không đáp ứng yêu cầu số lượng, chất lượng.

Danh mục thủ tục hành chính đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình cũng được Thủ tướng yêu cầu công bố công khai trước ngày 15/12 với mục tiêu 100% hồ sơ thủ tục hành chính của bộ, ngành, địa phương phải được tiếp nhận, giải quyết trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.

Cũng trước mốc thời gian 15/12, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu hoàn thành việc kết nối Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh với Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

"Nghiêm cấm việc yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp thông tin, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được số hóa hoặc chia sẻ từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành", Thủ tướng quán triệt.

Đi kèm với những giải pháp này, người đứng đầu Chính phủ quán triệt phải thực hiện nghiêm việc báo cáo giải trình của người đứng đầu, xin lỗi người dân, doanh nghiệp và kịp thời khắc phục đối với các trường hợp để xảy ra chậm muộn, tiêu cực trong giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị.

Ông chỉ đạo thực hiện thanh tra, kiểm tra công vụ và kiên quyết xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, hoặc nhiều lần để xảy ra tình trạng chậm trễ trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

Adblock test (Why?)


Thủ tướng yêu cầu tạm dừng dịch vụ công trực tuyến không đạt yêu cầu - Báo Dân Trí
Read More

Chứng khoán Mỹ lại bán tháo dù số liệu GDP tốt hơn dự báo, giá dầu sụt hơn 2% - VnEconomy

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (26/10), với chỉ số Nasdaq chìm sâu hơn vào trạng thái thị trường điều chỉnh (correction) sau khi đón nhận báo cáo tài chính không đạt kỳ vọng của Meta Platforms. Áp lực giảm điểm đối với giá cổ phiếu và giá dầu thô còn đến từ nỗi lo lãi suất, do số liệu thống kê kinh tế mới nhất củng cố khả năng lãi suất được giữ ở mức cao hơn trong thời gian lâu hơn.

Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones sụt 251,63 điểm, tương đương giảm 0,76%, còn 32.784,3 điểm.

Chỉ số S&P 500 giảm 1,18%, còn 4.137,23 điểm. Vào thời điểm thấp nhất trong phiên, S&P 500 rơi vào trạng thái thị trường điều chỉnh - giảm 10% so với mức đỉnh đóng cửa gần nhất. Mức điểm chốt phiên của chỉ số thấp hơn suýt soát 10% so với mức đỉnh đó.

Chỉ số Nasdaq trượt 1,76%, còn 12.595,61 điểm. Đây là mức điểm đóng cửa thấp hơn mức trung bình 200 ngày của chỉ số với các cổ phiếu công nghệ chiếm đa số. Sau khi giảm 2,4% trong phiên ngày thứ Tư, Nasdaq đã chính thức rơi vào trạng thái thị trường điều chỉnh vì thấp hơn 10% so với mức đỉnh thiết lập vào tháng 7.

“Phố Wall đã ít nhiều thất vọng với kết quả kinh doanh của các Big Tech đã công bố báo cáo tài chính trong mùa báo cáo này. Hai “ông lớn” công nghệ còn lại là Amazon và Apple cũng có thể sẽ đưa ra những con số kém lạc quan, xét tới triển vọng đang kém đi của nền kinh tế Mỹ”, nhà phân tích thị trường cấp cao Edward Moya của công ty phân tích và dữ liệu Oanda nhận định với hãng tin CNBC.

Meta, công ty mẹ của mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook, công bố doanh thu và lợi nhuận quý 3 tốt hơn dự báo, nhưng cho biết doanh thu quảng cáo đang trên đà suy yếu trong quý  4 này. Nhà đầu tư cũng lo ngại về các biện pháp quản lý chi phí tại bộ phận thực tế ảo Reality Labs của Meta - bộ phận đã lỗ 3,7 tỷ USD trong quý 3. Cổ phiếu Meta đóng cửa với mức giảm 3,7%.

Trước đó, thị trường đã bán tháo trong phiên ngày thứ Tư, với mức giảm mạnh nhất cũng rơi vào Nasdaq - khi cổ phiếu của Alphabet, công ty mẹ của công cụ tìm kiếm Google, giảm 9,5%  vì kết quả kinh doanh của mảng đám mây không đạt kỳ vọng. Phiên giảm ngày thứ Tư của Nasdaq là phiên giảm mạnh nhất của chỉ số này kể từ hôm 21/2.

Đợt điều chỉnh này của Nasdaq nói riêng và xu hướng giảm gần đây của thị trường Mỹ nói chung chủ yếu do đà tăng của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ. Tháng này, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm có lúc vượt mốc chủ chốt 5% lần đầu tiên kể từ năm 2007. Phiên ngày thứ Năm, lợi suất giảm 10 điểm cơ bản, còn 4,84%, nhưng không đủ để ngăn nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu.

Bộ Thương mại Mỹ công bố báo cáo tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 3 cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng với tốc độ hàng năm 4,9%, cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với mức dự báo tăng mà các chuyên gia kinh tế đưa ra trong cuộc khảo sát của hãng tin Dow Jones.

Tuy nhiên, số liệu thống kê này dường như không giúp cải thiện tâm lý nhà đầu tư. Thậm chí, nhiều người cho rằng sự vững vàng của nền kinh tế đồng nghĩa Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể giữ lãi suất cao hơn lâu hơn. Triển vọng lãi suất như vậy có thể sẽ đưa lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tiếp tục tăng trong những phiên tới.

Giá dầu thô Brent giao sau tại London giảm 1,92 USD/thùng, tương đương giảm 2,1%, đóng cửa ở mức 88,21 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York giảm 1,93%, tương đương giảm 2,26%, còn 83,46 USD/thùng.

Dầu giảm giá sau khi tờ Wall Street Journal đưa tin rằng Israel đã nhất trí trì hoãn mở cuộc tấn công đổ bộ nhằm vào dải Gaza cho tới khi các hệ thống phòng không của Mỹ có thể được triển khai trong khu vực.

Nỗi lo chiến tranh Israel-Hamas leo thang và lan rộng ra khu vực Trung Đông đã hỗ trợ giá dầu trong những tuần gần đây. Tuy nhiên, cũng chính sự bất an này, cộng thêm nỗi lo về lãi suất, đang khiến giới đầu tư thận trọng với các tài sản rủi ro, trong đó có dầu thô.

“Chúng ta đang chứng kiến tâm lý thận trọng với rủi ro chiếm ưu thế trên thị trường. Mối lo kinh tế là nguyên nhân chính phía sau”, nhà phân tích Craig Erlam của Oanda nói với hãng tin Reuters.

Gây áp lực giảm lên giá dầu phiên này còn có báo cáo hôm thứ Tư cho thấy lượng dầu thô tồn kho của Mỹ tăng mạnh - một dấu hiệu của nhu cầu suy yếu. Báo cáo hàng tuần từ Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy lượng tồn kho dầu thô của nước này tăng 1,4 triệu thùng trong tuần qua, đạt 421,1 triệu thùng, vượt xa mức dự báo tăng 24.000 thùng mà giới phân tích đưa ra.

Adblock test (Why?)


Chứng khoán Mỹ lại bán tháo dù số liệu GDP tốt hơn dự báo, giá dầu sụt hơn 2% - VnEconomy
Read More

Giá vàng hôm nay 27/1/2024: Vàng đảo chiều tăng trở lại - Báo Công Thương

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, ...