Rechercher dans ce blog

Friday, June 30, 2023

Nhóm Apec Group đồng loạt thay chủ tịch HĐQT - Zing News

Nhóm công ty APS, IDJ, API đều đã thay người đứng đầu HĐQT sau khi các nhân sự cấp cao bị khởi tố và bắt tạm giam.

Công ty Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương (Apec Securities - APS) vừa thông báo bãi nhiệm ông Phạm Duy Hưng khỏi vị trí chủ tịch Hội đồng Quản trị, đồng thời bầu Thành viên HĐQT Vũ Trọng Quân vào vị trí thay thế.

Chứng khoán Apec còn bổ nhiệm Thành viên HĐQT Nguyễn Quang Huy làm Người phụ trách công bố thông tin và bổ nhiệm bà Lã Thị Quy đảm nhiệm vị trí phụ trách kế toán.

Trong khi đó, Công ty Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ Investment - IDJ) cũng có động thái tương tự khi bãi nhiệm ông Phạm Duy Hưng khỏi vị trí chủ tịch Hội đồng Quản trị và bầu Thành viên HĐQT Vũ Trọng Quân vào vị trí thay thế, kể từ ngày 29/6.

Tại Công ty Đầu tư châu Á Thái Bình Dương (Apec Investment - API), doanh nghiệp đã có thông báo bãi nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT của bà Nguyễn Thị Thanh và bầu Thành viên HĐQT Nguyễn Văn Ly vào vị trí này, đồng thời làm Người phụ trách công bố thông tin.

Động thái thay đổi nhân sự cấp cao trong HĐQT diễn ra sau khi các doanh nghiệp trên nhận được thông tin Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với 5 bị can là người nội bộ của doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Apec Group.

Các bị can gồm ông Nguyễn Đỗ Lăng - Tổng giám đốc APS, Thành viên HĐQT IDJ và API; ông Phạm Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT APS và IDJ, Phó tổng giám đốc API; bà Huỳnh Thị Mai Dung (vợ ông Lăng); bà Nguyễn Thị Thanh - Kế toán trưởng APS, Trưởng ban kiểm soát IDJ và Chủ tịch HĐQT API; và bà Phạm Thị Đức Việt - Trưởng ban kiểm soát APS.

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Cơ quan an ninh điều tra khởi tố vụ án thao túng thị trường chứng khoán tại 3 công ty trên là vụ việc đơn lẻ liên quan tới một số tổ chức và cá nhân trên thị trường. Thị trường vẫn hoạt động bình thường, ổn định, thông suốt.

Sau thông tin trên, nhóm cổ phiếu APS, IDJ, API trên thị trường vẫn chịu áp lực bán bằng mọi giá, liên tục nằm sàn với tình trạng mất thanh khoản, thị giá lao dốc về quanh 7.000-8.000 đồng/cổ phiếu.

Nhóm công ty niêm yết trước đó cũng đồng loạt khẳng định không phải chủ thể có liên quan và/hoặc có những hoạt động liên quan đến vụ việc trên.

Sự việc hoàn toàn không tác động hoặc làm thay đổi các định hướng dài hạn cũng như hoạt động bình thường của các công ty, cũng như không ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, cổ đông và các đối tác đang có giao dịch, hợp tác.

"Hiện nay, vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra và chưa có kết luận chính thức. Khi có các thông tin cụ thể, công ty sẽ cập nhật đầy đủ, kịp thời đến quý khách hàng, đối tác và các cổ đông", văn bản được 3 công ty dùng chung cho biết.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Adblock test (Why?)


Nhóm Apec Group đồng loạt thay chủ tịch HĐQT - Zing News
Read More

Gần 300 triệu nên mua xe điện Trung Quốc Wuling HongGuang hay KIA Morning? - VietNamNet

Tôi năm nay 39 tuổi, đang sử dụng một chiếc Hyundai Santa Fe đời 2020. Chiếc xe 7 chỗ là khá thoải mái để phục vụ công việc cũng như gia đình nhỏ 5 người của mình cho những chuyến đi xa.

Thế nhưng, do 3 đứa con tôi ngày một lớn, việc đưa đón học hành chủ yếu do vợ tôi đảm nhận ngày một vất vả. Do vậy, tôi đang có ý định tậu cho bà xã một chiếc xe cỡ nhỏ "tránh mưa tránh nắng", cũng tiện đi lại trong phố và đưa đón các con học hành.

Wuling Hongguang EV có giá bán tại Việt Nam từ 239 triệu đồng. Ảnh: Đình Quý.

Mấy ngày nay, tôi thấy rộ lên thông tin mẫu xe điện mini của Trung Quốc Wuling Hongguang EV bán tại Việt Nam với giá chỉ hơn 200 triệu. Nếu tính cả chi phí để lăn bánh cũng chỉ ngang một chiếc Morning hay i10 đã qua sử dụng 3-4 năm.

Phải nói rằng, đây là chiếc xe có kiểu dáng hiện đại, màu sắc trẻ trung, sử dụng linh hoạt và quan trọng nhất là thân thiện với môi trường, phù hợp với xu hướng trong tương lai. Xe có thể cắm điện 220V nên có thể để và sạc ngay trong sân nhà dễ dàng.

Tuy vậy, thực sự tôi vẫn khá quan ngại về độ bền và khả năng di chuyển có phần hạn chế của chiếc xe điện mini đến từ Trung Quốc này. Qua báo VietNamNet, rất mong nhận được thêm thông tin từ những chuyên gia và người có kinh nghiệm để tôi lựa chọn được chiếc xe phù hợp nhất.

Và với khoảng 300 triệu, tôi có nên tiên phong "tặc lưỡi" đặt một chiếc Wuling Hongguang EV cho vợ hay cứ KIA Morning, Hyundai Grand i10 đã qua sử dụng vài năm cho lành?

Xin trân trọng cảm ơn!

Độc giả Nguyễn Đình Thành (Hà Đông, Hà Nội)

Bạn có góc nhìn hay kinh nghiệm gì về câu chuyện trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Adblock test (Why?)


Gần 300 triệu, nên mua xe điện Trung Quốc Wuling HongGuang hay KIA Morning? - VietNamNet
Read More

Thursday, June 29, 2023

Thông xe cầu vượt chữ C đầu tiên ở Hà Nội - VietNamNet

Sáng 30/6, TP Hà Nội chính thức thông xe cầu vượt chữ C Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch (quận Đống Đa). Dự án góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách về giao thông đô thị và hình thành hạ tầng giao thông khung của TP.

Theo ông Nguyễn Chí Cường - Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hà Nội, dự án có ý nghĩa rất quan trọng, với mục tiêu nâng cao năng lực giao thông qua nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Tôn Thất Tùng - Đông Tác. Dự án nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại một trong những nút giao đông đúc và sầm uất nhất của Thủ đô. 

Lãnh đạo TP Hà Nội cắt băng khánh thành cầu vượt tại nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch.

Cầu vượt chữ C hướng Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch có kết cấu bằng thép, tổng chiều dài 318m, rộng 9m, với 2 làn xe.

Đây là cây cầu vượt thép có dạng chữ C đầu tiên được xây dựng tại TP Hà Nội. Khi tuyến đường Tôn Thất Tùng được mở rộng, Hà Nội sẽ làm thêm một nhánh lên cầu, khớp nối với nhánh trên đường Phạm Ngọc Thạch.

Phát biểu tại đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, dự án hoàn thành sẽ nâng cao năng lực thông hành cho các phương tiện trong khu vực, góp phần giải quyết ùn tắc giao thông trên các tuyến đường Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch và Tôn Thất Tùng.

Cầu vượt chữ C đầu tiên trên địa bàn TP Hà Nội được thông xe. (Ảnh: Quang Phong)

Ông Dương Đức Tuấn yêu cầu Sở GTVT đảm bảo an toàn giao thông sau khi cầu vượt được thông xe. Quận Đống Đa được giao nhiệm vụ tuyên truyền, vận động người dân trong khu vực cầu vượt chấp hành quy định của pháp luật, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

Cầu vượt chữ C hướng Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch có tổng mức đầu tư 170 tỷ đồng, được khởi công vào tháng 10/2021, dự kiến hoàn thành tháng 6/2022. Tuy nhiên, chủ đầu tư phải lùi mốc khánh thành đến năm 2023 vì biến động giá vật liệu xây dựng và khó khăn khi di chuyển công trình ngầm và nổi phía đường Phạm Ngọc Thạch.

Adblock test (Why?)


Thông xe cầu vượt chữ C đầu tiên ở Hà Nội - VietNamNet
Read More

Thất vọng lớn không có bắt đáy nào cả thị trường cắm đầu giảm - VnEconomy

Khi cả thị trường ngóng đợi một nhịp bắt đáy phục hồi thì chiều nay thất vọng lại ập đến. Trụ VCB, VNM vẫn rất nỗ lực, nhưng không có đợt bắt đáy nào cả, thay vào đó lại là một đợt xả dữ dội. Gần như toàn thị trường cắm đầu giảm và càng lúc càng giảm sâu, VN-Index kết phiên bốc hơi 1,14% tương đương -12,96 điểm và có tới 132 cổ phiếu giảm quá 2% giá trị.

Thực ra nỗ lực bắt đáy vẫn có, nửa đầu phiên chiều thị trường có hồi nhẹ, nhưng lần này sức mạnh của bên bán lại tăng, thay vì giảm dần như các phiên trước. Do đó đợt “khởi nghĩa” nhanh chóng bị dập tắt bằng khối lượng bán rất cao. Thanh khoản hai sàn chiều nay tăng vọt hơn 20% so với phiên sáng, đạt khoảng 9.536 tỷ đồng, HoSE tăng 22% với 8.711 tỷ đồng, nhưng cổ phiếu lại rớt giá la liệt.

Độ rộng của VN-Index vốn đã rất kém từ sáng, đến chiều ở thời điểm phục hồi tốt nhất cũng chỉ là 91 mã tăng/342 mã giảm. Đóng cửa có tới 361 mã giảm/84 mã tăng. Trong đó, 132 mã giảm từ 2% đến kịch sàn, 72 mã khác giảm trong biên độ 1%-2%. Cũng cần phải gợi nhớ lại phiên sáng, dù chỉ số giảm, độ rộng rất kém (85 mã tăng/316 mã giảm) nhưng cũng mới có 49 cổ phiếu giảm quá 2% và 85 mã giảm trong biên độ 1% tới 2%.

Điều đó nghĩa là độ rộng không phản ánh hết được sự suy sụp của thị trường chiều nay. Cổ phiếu vốn đã đỏ từ sáng, chiều nay càng giảm thêm nữa. Biên độ giảm được mở rộng dưới áp lực bán lớn hơn và kết quả là thanh khoản tăng vọt đi cùng với giá giảm sâu thêm. Đó là tín hiệu của bên bán thoát hàng quyết liệt hơn.

VN30-Index đóng cửa giảm 1,39% so với tham chiếu, độ rộng chỉ còn 2 mã tăng/28 mã giảm. Hai cổ phiếu còn tăng chính là hai trụ cố gắng “gồng” điểm số buổi sáng: VCB đóng cửa tăng 0,79% và VNM tăng 1,84%. Như vậy thực ra chỉ có VNM là giữ giá được, còn VCB cũng đã tụt khoảng 0,49% so với giá chốt buổi sáng.

Phần còn lại của rổ VN30 thì tệ hơn nhiều: Chốt phiên sáng có 11 mã giảm quá 1%, đến lúc đóng cửa là 20 mã. Cổ phiếu bất động sản, chứng khoán giảm thảm nhất. SSI bốc hơi 4,14%, FTS giảm 5,42%, VCI giảm 4,47%, HCM giảm 3,61%, MBS giảm 3,66%, SHS giảm 3,7%, BVS giảm 4,84%, AGR giảm 5,08%, CTS giảm 3,89%... Nhóm bất động sản cả loạt giảm rất sâu, EVG, QCG, IDJ thậm chí sàn, DIG, NBB, NTL, NVL, KHG, ASM, CEO, DRH… đồng loạt giảm trên 3%.

Thị trường đỏ rực ở tất cả các nhóm cổ phiếu.
Thị trường đỏ rực ở tất cả các nhóm cổ phiếu.

Với độ rộng quá hẹp thì tất cả các nhóm cổ phiếu đều lao dốc, bất kể là blue-chips hay penny. Khoảng 80 mã ngược dòng chỉ lác đác vài cổ phiếu có thanh khoản cao như HNG, HAG, PAN, KSB, EIB, HHV…

Nhà đầu tư nước ngoài chiều nay hỗ trợ thị trường ở mức độ yếu, mua ròng 158,1 tỷ đồng. Cụ thể, khối này giải ngân khá tốt 744 tỷ đồng trên HoSE và bán ra 585,9 tỷ đồng. Phiên sáng khối ngoại bán ròng nhẹ 43,4 tỷ. Các cổ phiếu được mua ròng nổi bật là HPG +181,8 tỷ, VNM +82,3 tỷ, VHM +37,7 tỷ, CTG +27,3 tỷ, FRT +20,9 tỷ. Phía bán có DGC -39,2 tỷ là lớn nhất, loạt VND, NLG, VRE bị bán trên 20 tỷ đồng.

Thị trường sụt giảm hôm nay kết thúc chuỗi 7 phiên tăng liền tục trước đó. Tuy vậy các phiên tăng này có yếu tố kéo trụ về cuối ngày khá rõ, nên cổ phiếu đã điều chỉnh từ sớm hơn. Nhiều cổ phiếu đã có tín hiệu bị chốt lời mạnh kéo dài, trước khi sụp đổ giá phiên này. VN-Index tăng liên tục trong tình huống này lại phát đi tín hiệu nhiễu.

Adblock test (Why?)


Thất vọng lớn, không có bắt đáy nào cả, thị trường cắm đầu giảm - VnEconomy
Read More

Wednesday, June 28, 2023

Vụ SCB Vạn Thịnh Phát tác động lớn đến kinh tế xã hội TP.HCM - VietNamNet

Sáng 28/6, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cùng đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP có buổi tiếp xúc cử tri quận 4. 

Không được lợi dụng cơ chế mới để sai phạm 

Trong sáng nay, các đại biểu đã nhận được 12 ý kiến góp ý của người dân về tình hình phát triển kinh tế địa phương. Đặc biệt, nhiều cử tri thể hiện sự quan tâm tới việc thực thi Nghị quyết 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM vừa được Quốc hội thông qua. 

Cử tri quận 4 phát biểu tại buổi tiếp xúc 

Theo cử tri Nguyễn Xuân Hiển (Hội Luật gia quận 4), trong thời gian thực hiện Nghị quyết 54 trước đây, TP.HCM đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Với bản Nghị quyết 98 vừa được Quốc hội thông qua, vị cử tri này đề nghị đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và UBND TP có chuẩn bị từ sớm. Trong quá trình thực hiện, những vướng mắc, điểm nghẽn cần liên tục được nhận diện và giải quyết kịp thời. 

"Tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng lợi dụng cơ chế mới, chính sách đặc thù để tạo ra sai phạm", đại diện Hội Luật gia quận 4 nêu suy nghĩ. 

Cử tri Nguyễn Thành An (phường 2, quận 4) cho rằng, thành phố cần tiếp tục thực hiện các chính sách chi thu nhập tăng thêm. Với chính sách này, cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn sẽ có thêm động lực mạnh mẽ, quyết tâm triển khai Nghị quyết 98.

Tại hội nghị, các cử tri cũng bày tỏ tới Chủ tịch UBND TP.HCM về khó khăn của doanh nghiệp như thị trường bị thu hẹp, đơn hàng giảm, khó tiếp cận nguồn vốn. 

Thành phố đối đầu tình thế "nội công ngoại kích"

Trao đổi với cử tri, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho rằng, trong những tháng đầu năm, thành phố phải đối đầu với tình thế "nội công ngoại kích".

Theo ông Mãi, tình hình kinh tế của cả nước có nhiều khó khăn trong những tháng đầu năm, nhưng TP.HCM có phần khó khăn hơn.

"Nền kinh tế của TP.HCM có độ mở gần như hoàn toàn nên dễ bị ảnh hưởng trước các biến động của thế giới. Trong khi các địa phương mới bắt đầu chịu ảnh hưởng bởi kinh tế thế giới thì TP.HCM đã chịu ảnh hưởng từ trước đó", ông Mãi phân tích. 

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi trao đổi với cử tri.

Ông Mãi thông tin, các đơn hàng của doanh nghiệp trên địa bàn giảm trung bình từ 30 - 50%, cá biệt một số doanh nghiệp, lĩnh vực giảm đến 70%. Khi đơn hàng giảm, việc làm, thu nhập của người lao động bị giảm sâu, tác động đến đời sống, an sinh, an ninh, trật tự của địa phương. 

Ngoài các biến động bên ngoài, thành phố còn có những khó khăn riêng. "Cụ thể như vụ việc của SCB, Vạn Thịnh Phát tác động rất lớn đến kinh tế - xã hội của thành phố, hay một bộ phận cán bộ, cơ quan còn e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm cũng làm chậm nhịp độ công việc. Ngoài ra, thành phố còn có những vấn đề tồn đọng trước đây để lại, những tác động của đại dịch Covid-19", Chủ tịch TP.HCM dẫn chứng. 

Tuy nhiên, người đứng đầu chính quyền TP.HCM nhận định, tình hình kinh tế của thành phố đã có chuyển biến tích cực trong quý 2 và sẽ tốt hơn trong quý 3. Do đó, các cử tri và người dân không nên hoang mang trong bối cảnh hiện tại để cùng thành phố vượt khó, thúc đẩy phát triển.

Về Nghị quyết 98 vừa được Quốc hội thông qua, lãnh đạo TP.HCM khẳng định, thành phố đã và đang gấp rút trong công tác thi hành, ngay từ khâu chuẩn bị. Thành phố cũng ban hành kế hoạch hành động, xác định và phân công từng sở, ngành xây dựng tờ trình gửi tới HĐND TP trong 3 kỳ họp tới nhằm cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết 98. 

Adblock test (Why?)


Vụ SCB, Vạn Thịnh Phát tác động lớn đến kinh tế xã hội TP.HCM - VietNamNet
Read More

Bắt tạm giam Tổng Giám đốc Chứng khoán Apec Nguyễn Đỗ Lăng cùng 4 bị can về tội Thao túng thị trường chứng khoán - Cafef.vn

Ngày 28/6/2023, Cơ quan An ninh điều tra – Công an TP Hà Nội ra thông báo về việc Quyết định khởi tố vụ án hình sự Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Công ty CP chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương, Công ty CP đầu tư Châu Á Thái Bình Dương và Công ty CP đầu tư IDJ Việt Nam.

Đồng thời, ra Quyết định Khởi tố bị can, Lệnh tạm giam đối với 05 bị can về tội Thao túng thị trường chứng khoán quy định tại Điều 211 Bộ luật hình sự 2015, gồm:

1. Nguyễn Đỗ Lăng, sinh năm 1974, trú tại 12AT3 Khu đô thị Nam Thăng Long, P. Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội - Tổng giám đốc Công ty CP chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương.

2. Phạm Duy Hưng, sinh năm 1979, trú tại số nhà 14 Q27, ngõ 136 Nguyễn An Ninh, phường Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương.

3. Huỳnh Thị Mai Dung, sinh năm 1975, trú tại 12AT3 Khu đô thị Nam Thăng Long, P. Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội (vợ Nguyễn Đỗ Lăng).

4. Nguyễn Thị Thanh, sinh năm 1981, trú tại số 29/267 Bồ Đề, P. Bồ Đề, Q. Long Biên, Hà Nội - Kế toán trưởng Công ty CP chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương.

5. Phạm Thị Đức Việt, sinh năm 1982, trú tại P807 tòa N01 T5 Ngoại giao đoàn, phường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội - Phó phòng dịch vụ khách hàng Công ty CP chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương.

Cùng ngày, Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã phê chuẩn các Quyết định tố tụng trên. Hiện Cơ quan An ninh điều tra – Công an TP Hà Nội đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án.

Trong tuần trước, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cũng đã lên tiếng về vụ án Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại nhóm Apec. UBCKNN nhấn mạnh việc tăng cường xử lý các tổ chức, cá nhân sai phạm trên TTCK tiếp tục là một trong những nỗ lực của cơ quan quản lý và cơ quan chức năng nhằm tăng cường kỷ cương, kỷ luật trên thị trường, hỗ trợ TTCK phát triển theo hướng lành mạnh, minh bạch và bền vững.

Theo đại diện lãnh đạo UBCKNN, việc Cơ quan An ninh điều tra khởi tố vụ án Thao túng TTCK tại API, IDJ và APS là vụ việc đơn lẻ liên quan tới một số tổ chức và cá nhân trên thị trường. TTCK Việt Nam vẫn hoạt động bình thường, ổn định, thông suốt; do vậy, nhà đầu tư cần bình tĩnh, tránh những tác động tâm lý dẫn đến hành động vội vàng ảnh hưởng tới hiệu quả của quyết định đầu tư. Các thông tin sẽ được cơ quan chức năng và cơ quan quản lý nhà nước công bố chính thống theo quy định pháp luật, vì thế, nhà đầu tư cũng nên tỉnh táo theo dõi các thông tin chính thức, tránh bị ảnh hưởng tiêu cực từ các thông tin không chính thống.

Adblock test (Why?)


Bắt tạm giam Tổng Giám đốc Chứng khoán Apec Nguyễn Đỗ Lăng cùng 4 bị can về tội Thao túng thị trường chứng khoán - Cafef.vn
Read More

Tuesday, June 27, 2023

Cổ phiếu bất động sản - xây dựng nâng đỡ VN-Index bật tăng cuối phiên - tinnhanhchungkhoan

Mở cửa phiên giao dịch sáng nay 27/6, VN-Index tiếp tục đà tăng và có lúc đã vượt qua mốc 1.135 điểm. Tuy nhiên, đà tăng không duy trì lâu, mà nhanh chóng suy yếu sau đó, thậm chí còn lùi qua tham chiếu. Dù vậy, chỉ số vẫn kết thúc phiên sáng trong sắc xanh nhạt.

Bước vào phiên giao dịch chiều, VN-Index liên tục rung lắc khi áp lực bán gia tăng mạnh hơn, nhất là tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Việc trụ đỡ quan trọng nhất suy yếu, khiến VN-Index phần lớn giao dịch dưới tham chiếu trong phiên chiều, trước khi bất ngờ bật tăng vào cuối phiên nhờ sự nâng đỡ của một số cổ phiếu bluechips.

Thị trường tuy tăng điểm, nhưng thanh khoản lại giảm mạnh khi hoạt động giao dịch trở nên thận trọng hơn sau phiên biến động mạnh trước đó.

Đóng cửa, với 221 mã tăng và 194 mã giảm, VN-Index tăng 2,3 điểm (+0,2%) lên 1.134,33 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 722 triệu đơn vị, giá trị 14.682 tỷ đồng, giảm 31% về khối lượng và 28% về giá trị so với phiên 26/6. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 80,36 triệu đơn vị, giá trị xấp xỉ 2.000 tỷ đồng.

Sau phiên tích cực trước đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng chịu suy yếu thấy rõ. Chỉ còn CTG và SSB giữ được sắc xanh nhạt, còn lại đa phần giảm điểm, song mức giảm không quá mạnh.

Trong 10 mã khớp lệnh cao nhất từ 3-14 triệu đơn vị thì đều không tăng và có tới 8 mã giảm, trong đó khớp lệnh nhiều nhất là VPB với 14,4 triệu đơn vị và giảm 0,7% về 20.100 đồng. Ba mã thanh khoản cao tiếp theo là SHB, STB và MBB khớp từ 10-11 triệu đơn vị, trong đó STB đứng giá 29.600 đồng, còn SHB và MBB giảm khoảng 0,5%.

Trong khi nhóm ngân hàng trở thành gánh nặng thì nhóm bất động sản, xây dựng và vật liệu đóng vai trò trụ đỡ chính cho VN-Index trong phiên này. Nhiều cổ phiếu trong nhóm này tăng tốt cả về thanh khoản lẫn điểm số như NVL, KBC, VHM, VRE, HPG, HHV, HBC… để nâng đỡ chỉ số.

Trong đó, NVL dẫn đầu thanh khoản HOSE với hơn 31 triệu đơn vị, tăng 0,7% lên 15.000 đồng. HPG khớp 19,9 triệu đơn vị, tăng 2,5% lên 25.800 đồng. HHV khớp 12,76 triệu đơn vị và tăng 1,7% lên 15.250 đồng…

Nhóm chứng khoán cũng giao dịch tích cực khi các mã đầu nganh như SSI, VND, HCM, VCI… đều tăng điểm và thanh khoản cao, chẳng hạn SSI +3,1% lên 26.600 đồng và khớp 20,38 triệu đơn vị; VND +1,6% lên 19.650 đồng và khớp 16,76 triệu đơn vị. VIX khớp lệnh nhiều nhất nhóm với 23,75 triệu đơn vị, nhưng giảm 3,5% về 11.100 đồng.

Dòng tiền cũng tìm đến những nhóm ngành mới như dầu khí, vận tải để tìm kiếm cơ hội. Theo đó, PVT và PVP tăng kịch trần lên 53.600 đồng và 14.400 đồng, khớp lệnh lần lượt 9,1 triệu và 2,01 triệu đơn vị. Các mã VOS, HAH, VIP đều tăng từ 4-6%, khớp lệnh từ 2,8-5,2 triệu đơn vị.

GEX có thanh khoản vượt trội so với các mã còn lại trong nhóm với 22,6 triệu đơn vị, nhưng lại giảm 2,7% xuống 19.900 đồng.

Ở những nơi khác, lực mua thăm dò giúp khá nhiều cổ phiếu tăng trên dưới 2% và phân tán ở nhiều nhóm ngành khác nhau như bất động sản, hóa chất, thủy sản… với những cái tên như EVG, ASM, CTI, HCD, IDI, ANV, CMX, DGC, MSH…

Trái lại, cổ phiếu ST8 tiếp tục bị chốt lời và giảm sàn về 25.850 đồng, khớp lệnh hơn 0,23 triệu đơn vị. Tương tự là QCG cũng giảm sàn về 9.400 đồng và khớp lệnh 2,87 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index diễn biến kém tích cực hơn, nhất là trong phiên chiều, cho dù cũng đã có những nỗ lực kéo chỉ số..

Đóng cửa, với 105 mã tăng và 83 mã giảm, HNX-Index giảm 0,19 điểm (-0,08%) về 230,85 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 75,56 triệu đơn vị, giá trị 1.367,5 tỷ đồng, giảm 34% về khối lượng và 29% về giá trị so với phiên 26/6. Giao dịch thỏa thuận có thêm 12,15 triệu đơn vị, giá trị 624 tỷ đồng.

Nhóm HNX30 có tới 22 mã tăng, nhưng chừng đó vẫn chưa đủ để kéo chỉ số sàn này vượt qua tham chiếu. Chỉ một vài mã tăng điểm đi kèm thanh khoản như PVS (+0,6% lên 32.800 đồng và khớp 7,2 triệu đơn vị), HUT (+0,5% lên 19.700 đồng và khớp 4,4 triệu đơn vị), TNG (+3,7% lên 19.700 đồng và khớp 2,77 triệu đơn vị), PVC (+2,2% lên 18.600 đồng và khớp 2,5 triệu đơn vị).

SHS dẫn đầu thanh khoản sàn HNX với 14,27 triệu đơn vị, nhưng đứng giá tham chiếu 13.700 đồng.

Mã CTC giữ vững sắc tím với mức tăng trần +7,1% lên 3.000 đồng. Ngược lại, các mã API, APS và IDJ tiếp tục nằm sàn với khối lượng dư bán chất đống, với API dư bán sàn hơn 6 triệu đơn vị, APS là 11,8 triệu đơn vị và IDJ là 16,8 triệu đơn vị.

Trên UPCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng chìm trong sắc đỏ suốt phiên chiều, trước khi bất ngờ leo qua tham chiếu khi đóng cửa.

Đóng cửa, với 184 mã tăng và 102 mã giảm, UPCoM-Index tăng 0,05 điểm (+0,06%) lên 85,65 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 42,94 triệu đơn vị, giá trị 625,81 tỷ đồng, giảm 29% về khối lượng và 22% về giá trị so với phiên 26/6. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,49 triệu đơn vị, giá trị hơn 80 tỷ đồng.

Mười mã thanh khoản tốt nhất thị trường này (khớp lệnh từ 1 triệu đơn vị trở lên) đều tăng điểm, trong đó BSR là giao dịch mạnh nhất với 7,18 triệu đơn vị, giá cổ phiếu nhích nhẹ 0,6% lên 17.500 đồng. Các mã C4G, VHG, SBS, VGT, OIL, KCV khớp từ 1-2,8 triệu đơn vị, tăng từ 1,1-4,7%.

Cổ phiếu đáng chú ý nhất là AAS của CTCP Chứng khoán Smart Invest, trong ngày giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 50% và chào bán 80 triệu cổ phiếu theo tỷ lệ 1:1 với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Theo đó, giá cổ phiếu AAS đã tăng kịch trần +14,4% lên 11.900 đồng, khớp lệnh 1,9 triệu đơn vị.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều tăng nhẹ, trong đó mã VN30F2307 tăng 2,2 điểm (+0,2%) lên 1.125,2 điểm, khớp lệnh 132.592 đơn vị, khối lượng mở là 55.852 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, phiên này có 2 mã khớp lệnh cao nhất là CFPT2303 và CSTB2303, lần lượt đạt 1,656 triệu và 1,609 triệu đơn vị, kết phiên cùng giảm tương ứng 3,6% xuống 540 đồng/CQ và 2,7% xuống 4.380 đồng/CQ.

Adblock test (Why?)


Cổ phiếu bất động sản - xây dựng nâng đỡ, VN-Index bật tăng cuối phiên - tinnhanhchungkhoan
Read More

TPHCM khẩn trương bắt tay vào thực hiện cơ chế đặc thù - ONLINE NEWSPAPER OF THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM

TPHCM khẩn trương bắt tay vào thực hiện cơ chế đặc thù - Ảnh 1.

Các đại biểu chủ trì Hội thảo - Ảnh: VGP/Vũ Phong

Sáng 27/6, Báo Người Lao động tổ chức Hội thảo hiện thực hóa Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM.

Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV vừa bế mạc cách đây 3 ngày, Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM đã được thông qua với 481/487 đại biểu tán thành, chiếm tỉ lệ 97,37% tổng số đại biểu.

Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM (Nghị quyết 98) hướng tới khơi thông nguồn lực để TPHCM bứt phá. Việc thông qua Nghị quyết 98 thay thế Nghị quyết 54 là một trong 5 điểm nhấn của kỳ họp Quốc hội vừa qua.

Từ ngày 1/8, khi Nghị quyết 98 chính thức có hiệu lực, với nhiều chính sách đặc thù, đặc biệt là cho phép thí điểm những mô hình mới, cách làm mới, TPHCM sẽ có cơ hội tối ưu hóa mọi nguồn lực, tiềm năng sẵn có để phát triển vượt bậc. Đây là chìa khóa quan trọng không chỉ cho Thành phố mà còn thúc đẩy phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía nam cũng như lan tỏa cho cả nước. 

Nghị quyết đã có, song việc hiện thực hóa để sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống là điều quan trọng hơn. TPHCM khẳng định sẽ bắt tay ngay vào triển khai các đầu việc cần làm trên tinh thần quyết tâm, tập trung cao độ để đạt hiệu quả cao nhất, như Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi đã nói: "Cả nước đã vì TPHCM, giờ là lúc TPHCM phải tập trung thực hiện để vì cả nước". 

Thực tế, TPHCM đã chủ động, sẵn sàng đón nhận nghị quyết mới với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu. Thành phố phân công từng đầu việc cho các sở, ban, ngành, địa phương với trách nhiệm, nhiệm vụ rõ ràng nhằm triển khai đồng bộ, bảo đảm tiến độ và yêu cầu tương ứng 7 lĩnh vực, gồm: Quản lý đầu tư; tài chính, ngân sách; quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; ngành nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy TPHCM và tổ chức bộ máy TP. Thủ Đức. 

TPHCM khẩn trương bắt tay vào thực hiện cơ chế đặc thù - Ảnh 2.

Ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nhận định đây là cơ chế, chính sách đặc thù "khổng lồ" nhất từ trước đến nay mà Quốc hội thông qua - Ảnh: VGP/Vũ Phong

Cơ chế, chính sách "khổng lồ" cho TPHCM

Theo ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, đây là cơ chế, chính sách đặc thù "khổng lồ" nhất từ trước đến nay mà Quốc hội thông qua, với 44 cơ chế, chính sách. Cụ thể, có 7 cơ chế kế thừa từ Nghị quyết 54; 4 cơ chế đã ban hành cho các địa phương khác; 6 cơ chế đang trong quá trình trao đổi, thông qua thời gian tới mà TPHCM được đi trước; 27 cơ chế, chính sách chỉ dành riêng cho TPHCM, chỉ TPHCM mới có.

Điều đặc biệt nữa, theo ông Cường, đây là một nghị quyết được sự đồng thuận rất cao từ đại biểu Quốc hội khi đạt hơn 97%. Điều đó cho thấy sự đồng thuận và ủng hộ rất cao đối với TPHCM với mong muốn khơi dậy mảnh đất của những con người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới; không chỉ giữ vững mà phát huy hơn nữa tính đầu tàu của cả nước. 

TPHCM khẩn trương bắt tay vào thực hiện cơ chế đặc thù - Ảnh 3.

Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cho biết, dự kiến, trong năm 2023, Thành phố sẽ hoàn thành tất cả cơ chế, chính sách để thực hiện Nghị quyết - Ảnh: VGP/Vũ Phong

Bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, Tổ phó Tổ công tác triển khai thực hiện Nghị quyết nêu rõ, rút kinh nghiệm từ Nghị quyết 54 không đạt như mong muốn, kỳ vọng, lần này TPHCM đặt mục tiêu là tổ chức thực hiện hiệu quả nhất, đáp ứng mong đợi của người dân Thành phố và cả nước.

Thành phố đã ban hành kế hoạch, trong đó đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành. Tại Kỳ họp HĐND Thành phố sắp tới, UBND Thành phố sẽ trình 8 tờ trình tới HĐND Thành phố về các cơ chế, chính sách; các nội dung cụ thể về phát triển giao thông định hướng phát triển đô thị (TOD), thu hồi đất… Từng quý, Thành phố sẽ có từng nhiệm vụ riêng, từng đầu việc riêng để các sở, ngành hoàn thành.

Với sự quyết tâm của cán bộ sở, ngành, Thành phố đang bám sát kế hoạch của Quốc hội để hiện thực hóa Nghị quyết một cách tốt nhất. Dự kiến, trong năm 2023, Thành phố sẽ hoàn thành tất cả cơ chế, chính sách để thực hiện Nghị quyết. Hiện Thành phố đang phối hợp với Bộ KH&ĐT để ban hành nghị định sớm nhất nhằm triển khai Nghị quyết này.

TPHCM khẩn trương bắt tay vào thực hiện cơ chế đặc thù - Ảnh 4.

Để hiện thực hóa Nghị quyết 98, TS. Trần Đình Thiên gợi mở 3 việc quan trọng cần làm ngay - Ảnh: VGP/Vũ Phong

Những việc cần làm ngay

Theo TS. Trần Đình Thiên, Nghị quyết 98 được ban hành không chỉ là thành công cho TPHCM mà còn là thành công của cả nước, tạo sự đột phá cho một hình mẫu phát triển mới, mở ra một hình mẫu của cả nước về đổi mới.

Một điều nữa mà TS. Trần Đình Thiên cực kỳ tâm đắc từ Nghị quyết này là cho phép TPHCM thí điểm những gì chưa có.

"Điều này rất quan trọng, là cơ sở pháp lý, một thể chế đảm bảo cho quá trình thực thi tới đây của TPHCM tránh được rủi ro, nhất là trong bối cảnh mọi thứ đang chậm lại, một bộ phần cán bộ, công chức e dè, không dám làm", ông Thiên nói.

Để hiện thực hóa Nghị quyết 98, vị chuyên gia này gợi mở 3 việc quan trọng cần làm ngay. 

Đầu tiên là công tác con người. Theo ông Thiên, một trong những cơ chế vượt trội trong Nghị quyết chính là cách tổ chức bộ máy phù hợp với vai trò, tầm vóc của TPHCM, cho phép Thành phố có cơ quan chức năng phù hợp với mình; cho phép chủ động biên chế cấp cơ sở.

Do đó, TPHCM cần tập trung sắp xếp lại bộ máy để hoạt động hiệu quả, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng cá nhân, chịu trách nhiệm cá nhân, công việc có đầu mối rõ ràng... Đây chính là điều kiện hàng đầu để hiện thực hóa Nghị quyết này.

Thứ 2, theo ông Thiên, phải thống nhất quan điểm, nhận thức là thực hiện Nghị quyết mới hiệu quả không chỉ là nhiệm vụ của TPHCM, là việc riêng của TPHCM mà phải là sự hỗ trợ, phối hợp có hiệu quả, tích cực từ Trung ương. Trung ương phải có một sự đảm bảo mạnh mẽ để TPHCM thực hiện tốt, hiệu quả Nghị quyết. 

"Cơ chế, chính sách tại Nghị quyết này vượt qua thể chế thông thường, nếu không được hỗ trợ từ Trung ương và cơ chế đảm bảo thì khó thành công. Tất nhiên là bản thân TPHCM phải làm hết lòng, hết sức nhưng Trung ương phải có trách nhiệm để Nghị quyết thành công", TS. Trần Đình Thiên nhấn mạnh.

Thứ 3 là phối hợp hành động. TS. Trần Đình Thiên cho rằng cơ chế, chính sách này cần được mở ra cho cả 3 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu. Các địa phương này đã liên kết trên nhiều lĩnh vực, giờ nếu được liên kết thể chế thì sẽ tạo ra sức mạnh rất lớn, tạo đà cho sự phát triển cho cả 4 địa phương. 

Anh Thơ


Adblock test (Why?)


TPHCM khẩn trương bắt tay vào thực hiện cơ chế đặc thù - ONLINE NEWSPAPER OF THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Read More

Monday, June 26, 2023

Luật Giao dịch điện tử sửa đổi tạo đường băng để chuyển đổi số cất cánh - VietNamNet

Sáu chính sách mới đáng chú ý

Tại phiên họp sáng ngày 22/6 kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, đại đa số đại biểu Quốc hội đã biểu quyết tán thành thông qua Luật Giao dịch điện tử sửa đổi. Có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, Luật này gồm 8 chương và 53 điều quy định việc thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử.

Theo Bộ TT&TT, đơn vị chủ trì soạn thảo Luật Giao dịch điện tử sửa đổi, Luật có 6 chính sách mới đáng chú ý. Cụ thể, Luật này sẽ giúp nhiều luật hiện nay có ngay hiệu lực thi hành trên môi trường số; luật nào trước đây chưa quy định giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử thì được áp dụng theo quy định của Luật Giao dịch điện tử. Giao dịch điện tử có giá trị tương đương và có thể sử dụng thay thế giao dịch truyền thống. Các cơ quan, tổ chức sẽ không thể viện dẫn việc chưa có quy định để từ chối giá trị pháp lý của giao dịch điện tử.

Theo các chuyên gia, Luật Giao dịch điện tử sửa đổi có thể coi là đạo luật cơ bản về chuyển đổi số. (Ảnh minh họa: T.Hằng)

Chính sách mới nữa là quy định giao dịch điện tử toàn trình, tối ưu hóa, rút ngắn thời gian xử lý, thuận tiện hơn và có thể sử dụng thay thế giao dịch truyền thống. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để khắc phục tình trạng giao dịch điện tử phức tạp hơn, lâu hơn, đắt đỏ hơn và vẫn phải thực hiện song song cả 2 hình thức, làm chậm tiến trình chuyển đổi số. Quy định về chuyển đổi giữa giấy và điện tử thông suốt, không rào cản.

Đặc biệt, dịch vụ tin cậy lần đầu tiên đưa vào Luật đóng vai trò tạo niềm tin thúc đẩy giao dịch điện tử. Chứng thư điện tử lần đầu tiên đưa vào Luật để đại diện chung cho tất cả các loại giấy phép, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận... giúp giải quyết điểm vướng mắc lớn nhất trong dịch vụ công trực tuyến toàn trình, đó là kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng điện tử.

Luật Giao dịch điện tử sửa đổi cũng giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thực hiện hợp đồng điện tử, đưa ra cơ sở pháp lý để Bộ trưởng các bộ có thể ban hành theo thẩm quyền quy định về hợp đồng điện tử trong ngành, lĩnh vực của mình. Chẳng hạn, Bộ LĐTB&XH có thể ban hành Thông tư về hợp đồng lao động điện tử, Bộ VHTT&DL có thể ban hành Thông tư về hợp đồng du lịch điện tử....

Luật giao dịch điện tử sửa đổi còn luật hóa vai trò của các nền tảng số quốc gia, là công cụ điều phối quan trọng của Bộ TT&TT như nền tảng NDXP (Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia – PV), khung kiến trúc. Trước đây, chúng ta chưa có cơ sở pháp lý gì cho hoạt động này.

Cùng với đó, luật hóa việc cơ quan nhà nước được thuê chuyên gia từ ngân sách nhà nước hàng năm (kinh phí sự nghiệp) để  thuê tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu; thực hiện các hoạt động chuyên môn kỹ thuật về quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước. Chính sách này bước đầu tháo gỡ khó khăn về việc sử dụng kinh phí sự nghiệp cho công tác duy trì, vận hành hình thành.

Một chính sách đáng chú ý nữa của Luật Giao dịch điện tử sửa đổi là chia sẻ dữ liệu, giám sát, kiểm tra, thanh tra trực tuyến. Chính sách này đặt cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quản lý nhà nước sử dụng dữ liệu lớn thay vì quản lý nhà nước theo cách truyền thống; đặc biệt là công tác chia sẻ dữ liệu, giám sát các hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.

Hình thành môi trường giao dịch điện tử rõ ràng và thuận tiện hơn

Trao đổi với VietNamNet về vai trò của Luật Giao dịch điện tử sửa đổi với công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) nhận định, việc Luật này được thông qua giúp hoàn thiện hơn nữa hành lang pháp luật liên quan đến các hoạt động chuyển đổi số của Việt Nam.

“Mặc dù đến tháng 7/2024, Luật mới có hiệu lực, cùng với việc cần có các quy định cụ thể dưới Luật để hướng dẫn, song chúng tôi tin rằng Luật giao dịch điện tử sửa đổi sẽ giúp các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và người dân sẽ có được môi trường giao dịch điện tử rõ ràng và thuận tiện hơn”, ông Vũ Thế Bình nhận xét.

Đồng quan điểm, ông Vũ Ngọc Sơn, chuyên gia đã có hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực CNTT, an toàn thông tin Việt Nam, đánh giá: Luật Giao dịch điện tử sửa đổi giúp hoàn thiện hành lang pháp lý cho các hoạt động giao dịch trên không gian mạng, đặc biệt mở rộng phạm vi áp dụng của hoạt động giao dịch điện tử tới tất cả các hoạt động của đời sống xã hội.

Luật Giao dịch điện tử sửa đổi sẽ bảo đảm giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử. (Ảnh minh họa: Thu Hồng)

Theo phân tích của ông Vũ Ngọc Sơn, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 là luật khung, mang tính nguyên tắc là chính và không cụ thể nên khi triển khai vào thực tế gần đây có nhiều bất cập. Luật sửa đổi đã khắc phục được những bất cập, tồn tại, hạn chế của luật hiện hành, như mở rộng phạm vi điều chỉnh, mở rộng phạm vi áp dụng tới tất cả các hoạt động của đời sống xã hội. Đặc biệt là với vấn đề bảo đảm giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, chứng thực điện tử, hợp đồng điện tử nói riêng và giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử nói chung. “Có thể nói, Luật Giao dịch điện tử sửa đổi giống như một đường băng để các lĩnh vực về chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số và xã hội số có thể cất cánh trong thời gian tới”, ông Vũ Ngọc Sơn nhấn mạnh.

Bàn về tác động của Luật Giao dịch điện tử sửa đổi tới người dân, doanh nghiệp, chuyên gia Vũ Ngọc Sơn cho rằng, khi Luật Giao dịch điện tử chính thức có hiệu lực sẽ góp phần cải cách các thủ tục hành chính, rút gọn được quá trình xử lý hồ sơ giấy tờ, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân và doanh nghiệp.

Còn theo Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký VIA Vũ Thế Bình, tới đây các hành lang Luật đưa ra và sẽ được cụ thể hoá bởi Chính phủ và các bộ, ngành liên quan; từ đó giúp cho người dân, doanh nghiệp tin tưởng và mạnh dạn hơn với việc thực hiện các giao dịch qua các hình thức điện tử. Nhờ vậy, chi phí vận hành các hoạt động kinh tế cũng được kỳ vọng sẽ giảm xuống, gia tăng năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, đồng thời mang lại sự tiện lợi, tối ưu chi phí và thời gian cho người dân.

Adblock test (Why?)


Luật Giao dịch điện tử sửa đổi tạo “đường băng” để chuyển đổi số “cất cánh” - VietNamNet
Read More

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường chủ trì lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính - VietNamNet

XEM VIDEO:

Lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính được tổ chức trọng thể theo nghi thức dành cho người đứng đầu Chính phủ thăm chính thức Trung Quốc.

Tham dự lễ đón, về phía Trung Quốc có Bộ trưởng Ngoại giao Tần Cương; Bộ trưởng Công nghiệp và Thông tin Kim Tráng Long; Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trịnh Sách Khiết; Bộ trưởng Thương mại Vương Văn Đào; Bộ trưởng Giao thông Vận tải Lý Tiểu Bằng; Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý vốn nhà nước Trương Ngọc Trác; Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba; Chủ nhiệm Văn phòng Thủ tướng Khang Húc Bình; Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nông Dung; Vụ trưởng Vụ châu Á, Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Kình Tùng.

Thủ tướng Lý Cường và Thủ tướng Phạm Minh Chính tại lễ đón.

Thủ tướng Lý Cường đón Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cửa Đại lễ đường. Sau khi bắt tay đầy tình hữu nghị, hai Thủ tướng lần lượt giới thiệu các thành viên trong đoàn của hai nước. Trong không khí trang nghiêm, hai Thủ tướng tiến lên bục danh dự. Tiếng quân nhạc cử Quốc thiều của Việt Nam và Trung Quốc vang lên trang trọng, Đội trưởng Đội danh dự Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc mời Thủ tướng Phạm Minh Chính duyệt đội danh dự.

Kết thúc nghi lễ duyệt đội danh dự, hai Thủ tướng tiến vào hội đàm và chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa một số bộ ngành, địa phương hai bên.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đón Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Đây là chuyến thăm đầu tiên đến Trung Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính và cũng là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai Thủ tướng.

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra sau thành công mang ý nghĩa lịch sử từ chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc (từ ngày 30/10 - 1/11/2022); quan hệ giữa hai Đảng, hai nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới với nhiều thời cơ và thuận lợi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường nghe quân nhạc cử quốc thiều hai nước.
Đội tiêu binh danh dự Trung Quốc tại lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường duyệt đội danh dự.
Đoàn đại biểu Việt Nam tại lễ đón.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội đàm.
Thủ tướng Lý Cường tại hội đàm.
Quang cảnh hội đàm.

Thu Hằng từ Đại lễ đường, Bắc Kinh, Trung Quốc

Adblock test (Why?)


Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường chủ trì lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính - VietNamNet
Read More

Trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Bình - Báo Đầu Tư

Sáng 25/6, Phó thủ tướng Lê Minh Khái trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Quảng Bình.

Phó thủ tướng Lê Minh Khái trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Quảng Bình. (Ảnh: Đức Thanh)

Tại Quyết định số 377/QĐ-TTg, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, tận dụng các thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; xây dựng Quảng Bình trở thành nền kinh tế năng động ở khu vực miền Trung, với trọng tâm là ngành dịch vụ và du lịch nổi bật; công nghiệp sạch, năng lượng tái tạo, chế biến, chế tạo; nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững.

Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái. Đến năm 2030 phấn đấu đưa Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung.

Về mục tiêu cụ thể, tốc độ tăng GRDP bình quân từ 8,4 - 8,8%/năm; cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 38,0 - 38,5%; ngành dịch vụ chiếm khoảng 45,0 - 45,5%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 12,5 - 13,0%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm khoảng 3,5 - 4,0%.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 14 -14,5%/năm; dịch vụ tăng bình quân 7,5 - 8,0%/năm; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 3,5 - 4%/năm.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả thời kỳ đạt khoảng 375.000 - 425.000 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 145 - 150 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2,5%.

Quy hoạch tỉnh Quảng Bình đã xác định rõ các định hướng, ưu tiên phát triển của tỉnh gồm: Hai trung tâm động lực tăng trưởng; Ba trung tâm đô thị; Ba hành lang kinh tế, Bốn trụ cột phát triển kinh tế và Ba đột phá chiến lược.

Về phương hướng phát triển các ngành quan trọng của tỉnh, trong đó, phát triển du lịch Quảng Bình thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những khâu đột phá để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với lợi ích cộng đồng và phát triến bền vững.

Định vị Quảng Bình là một trong các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam, trung tâm du lịch mạo hiểm của khu vực Châu Á gắn với những hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc: du lịch khám phá thiên nhiên, du lịch hang động, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch thể thao, du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp...

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Khu du lịch quốc gia, giữ vững các tiêu chí được UNESCO hai lần công nhận di sản thiên nhiên thế giới. Đến năm 2030, tỷ lệ đóng góp của ngành Du lịch đạt 10 - 12% GRDP của tỉnh.

Phấn đấu đưa kinh tế biển tỉnh Quảng Bình cơ bản đạt các tiêu chí về phát triển bền vững; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển toàn diện, bền vững kinh tế biển.

Đến năm 2030, các ngành kinh tế thuần biển đóng góp khoảng 15- 20% GRDP của tỉnh; kinh tế của các huyện, thị xã, thành phố ven biển ước đạt 85 - 90% GRDP của tỉnh. Có từ 50% trở lên diện tích vùng biển được điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển. 100% khu kinh tế, khu công nghiệp và khu đô thị ven biển được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững, sinh thái, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Adblock test (Why?)


Trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Bình - Báo Đầu Tư
Read More

Sunday, June 25, 2023

Ngân hàng tuần qua: Tăng trưởng tín dụng thấp kỷ lục nhiều loại lãi suất chủ chốt giảm sâu giai đoạn tiền rẻ đang dần trở lại? - Cafef.vn

NHNN chính thức giảm một loạt các mức lãi suất điều hành

Theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), một loạt lãi suất điều hành sẽ được điều chỉnh giảm từ đầu tuần qua (19/6).

Đây là lần giảm lãi suất điều hành thứ 4 liên tiếp của NHNN chỉ trong vòng hơn 3 tháng qua. Với 4 lần giảm kể từ giữa tháng 3, các loại lãi suất chính sách của NHNN đã giảm tổng cộng 1,5 – 2 điểm % và đã đảo ngược phần lớn mức tăng trong 2 lần điều chỉnh năm 2022 (tăng tổng cộng 2 điểm % mỗi loại lãi suất).

Trong đó, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã giảm về bằng mức thấp kỷ lục duy trì trong giai đoạn từ tháng 10/2020 – tháng 9/2022. Trong khi lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn chỉ còn cao hơn 0,5 điểm % so với giai đoạn này.

Ngân hàng tuần qua: Tăng trưởng tín dụng thấp kỷ lục, nhiều loại lãi suất chủ chốt giảm sâu, giai đoạn tiền rẻ đang dần trở lại? - Ảnh 1.

Các loại lãi suất điều hành đang dần tiệm cận giai đoạn tiền rẻ. (Nguồn: Wichart)

Nói về quyết định giảm lãi suất điều hành mới đây, NHNN cho biết việc tiếp tục giảm lãi suất điều hành c khẳng định và xác lập xu hướng giảm lãi suất cho thị trường trong thời gian tới, qua đó định hướng TCTD mạnh dạn và quyết liệt hơn trong việc giảm lãi suất cho vay, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi kinh tế.

Nhiều loại lãi suất chủ chốt trên thị trường giảm sâu

Ngay sau động thái của NHNN, nhiều loại lãi suất chủ chốt trên thị trường đã giảm rất sâu.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lãi suất cho vay VND bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm (kỳ hạn chính chiếm khoảng 90% giá trị giao dịch) trong phiên 20/6 đã giảm về còn 0,55%/năm. Đây là mức thấp nhất kể từ giữa tháng 6/2022 và chỉ bằng 1/8 so với mức ghi nhận hồi đầu tháng 6.

Lãi suất qua đêm liên ngân hàng giảm sâu cho thấy chi phí vay mượn lẫn nhau giữa các nhà băng đã giảm rất mạnh trong những tuần qua. Đi cùng với đó, giá trị giao dịch liên ngân hàng vẫn được giữ ở mức cao (230.000 – 240.000 tỷ/phiên) thể hiện sự dồi dào về thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Sự dồi dào về thanh khoản còn được thể hiện một cách rất rõ nét và toàn diện hơn khi không có bất kỳ thành viên nào cần đến gói hỗ trợ của NHNN trên kênh thị trường mở (OMO) trong suốt 3 tuần gần đây, dù lãi suất OMO đã liên tục giảm.

Những diễn biến tại thị trường liên ngân hàng hiện tại khá tương đồng với giai đoạn "tiền rẻ" duy trì từ đầu năm 2020 đến giữa tháng 7/2022 – khoảng thời gian lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức thấp và Nhà điều hành rất ít phải hỗ trợ thanh khoản hệ thống qua kênh OMO.

Không chỉ trên thị trường 2, tình trạng dư thừa thanh khoản của hệ thống ngân hàng cũng đã ngấm sâu sang thị trường 1, khi lãi suất huy động liên tục giảm rất mạnh trong những tháng gần đây.

Chỉ trong tuần qua, các ngân hàng đã đồng loạt giảm 0,2-0,3%/năm toàn bộ các kỳ hạn lãi suất tiền gửi. Thậm chí, một số nhà băng như ABBank, LPBank, Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank còn giảm tới 0,5-0,8 điểm %.

Khảo sát ngày 25/6 tại hơn 30 ngân hàng thương mại trên thị trường, chỉ còn một vài nhà băng niêm yết lãi suất huy động từ 8%/năm trở lên như GPBank, Oceanbank, Saigonbank. Trong khi đó hầu hết các ngân hàng lớn đã đưa lãi suất xuống dưới 7,5%/năm. Đặc biệt, nhóm Big 4 giảm lãi suất huy động cao nhất xuống 6,3%/năm, chỉ còn cao hơn khoảng 0,7 điểm % so với mức thấp kỷ lục ghi nhận vào hồi tháng 7, tháng 8/2022 - giai đoạn trước khi cuộc đua lãi suất tăng huy động xảy ra.

Tăng trưởng tín dụng vẫn rất chậm

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, đến 15/6/2023, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,32 triệu tỷ đồng, tăng 3,36% so với cuối năm 2022, tăng 8,94% so với cùng kỳ năm trước . Trong đó, cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP cả nước. Tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát.

Ông Đào Minh Tú nhận xét, tín dụng vẫn còn tăng chậm: “Ở góc độ NHNN cũng rất muốn tăng tín dụng, nhưng không phải bằng cách hạ chuẩn cấp tín dụng, mà tăng phải đảm bảo hiệu quả, chất lượng. Chúng tôi xác định, việc tăng tín dụng là nhiệm vụ quan trọng phải triển khai quyết liệt trong thời gian tới. Mức 3,36% thấp, nhưng cũng do tính khách quan của nền kinh tế nhu cầu vốn thấp”.

Phó Thống đốc cho biết, tháng 2 NHNN đã giao room tín dụng cho các NHTM cả nước là 11%, theo định hướng cả năm 14-15%. Đến nay mức 14-15% vẫn là mục tiêu cả năm. Dù vậy đến 15/6, tín dụng mới chỉ tăng 3,36%. Có thể thấy hạn mức không thiếu, huy động vốn cũng không phải thấp, khả năng cung ứng vốn của các ngân hàng đầy đủ sẵn sàng. Tuy nhiên khả năng hấp thụ vốn yếu, bởi nhiều nguyên nhân, có từ ngân hàng, từ những lý do khách quan của nền kinh tế trong nước và ảnh hưởng bởi kinh tế thế giới. Doanh nghiệp hiện nay khá khó khăn, dòng tiền đứt đoạn, tồn hàng tồn kho nhiều, thậm chí một số doanh nghiệp phải giảm bớt người lao động. Trong khi đó, giá cả nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao dẫn tới giá cả hàng hoá tăng. Sức mua cũng suy yếu dẫn tới nhu cầu vay vốn thấp.

Chính phủ yêu cầu NHNN phân bổ hết room tín dụng cả năm cho từng ngân hàng

Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã ban hành văn bản số 225/TB-VPCP ngày 15/6/2023 thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về những nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình hiện nay.

Tại văn vản, Thường trực Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao khẩn trương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ; khẩn trương có ngay các giải pháp thiết thực, cụ thể để giảm mặt bằng lãi suất.

Trong đó, Thường trực Chính phủ yêu cầu NHNN xác định hạn mức tăng trưởng tín dụng cần thiết, hợp lý trong năm 2023, phân bổ hết hạn mức tín dụng và thông báo công khai ngay trong tháng 6 năm 2023 để các tổ chức tín dụng chủ động mở rộng tín dụng từ nay đến hết năm 2023; chú ý đến tín dụng bất động sản và tín dụng sản xuất kinh doanh nhằm hỗ trợ thị trường, góp phần khôi phục và khơi thông dòng vốn đầu tư và kinh doanh cho nền kinh tế.

Tại Hội nghị giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp và hấp thụ vốn của nền kinh tế mới đây, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước thông báo hạn mức tăng trưởng tín dụng cả năm cho từng tổ chức tín dụng để các tổ chức tín dụng chủ động kế hoạch cung ứng vốn cho nền kinh tế; yêu cầu các ngân hàng thương mại nhà nước tích cực, chủ động hơn nữa, đóng vai trò chủ lực trong cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc triển khai thực hiện, không để xảy ra tiêu cực, vi phạm pháp luật.

Việt Nam tiếp tục không nằm trong Danh sách giám sát về thao túng tiền tệ

Ngân hàng Nhà nước cho biết, ngày 17/6/2023 vừa qua, Bộ Tài chính Hoa Kỳ ban hành Báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ”, tiếp tục dựa trên ba tiêu chí để xem xét khả năng thao túng tiền tệ của các đối tác thương mại chính, cụ thể là: (i) thặng dư thương mại song phương với Hoa Kỳ; (ii) thặng dư cán cân vãng lai; và (iii) can thiệp thị trường ngoại tệ một chiều, kéo dài.

Tại Báo cáo này, Bộ tài chính Hoa Kỳ đưa 7 nền kinh tế vào Danh sách giám sát, bao gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Malaysia,, Singapore, Thụy Sĩ và Đài Loan (Trung Quốc). Đồng thời, Bộ tài chính Hoa Kỳ kết luận không có đối tác thương mại lớn nào của Hoa Kỳ thao túng tiền tệ trong giai đoạn từ tháng 01-12/2022. Trong giai đoạn nêu trên, Việt Nam vượt ngưỡng 1 tiêu chí về thặng dư thương mại hàng hoá và dịch vụ với Hoa Kỳ, do đó BTC Mỹ tiếp tục không đưa Việt Nam vào Danh sách giám sát.

Adblock test (Why?)


Ngân hàng tuần qua: Tăng trưởng tín dụng thấp kỷ lục, nhiều loại lãi suất chủ chốt giảm sâu, giai đoạn tiền rẻ đang dần trở lại? - Cafef.vn
Read More

Hơn 112.000 tỷ đồng cam kết đầu tư vào một tỉnh miền Trung dự án lớn nhất tới 50.000 tỷ đồng - Cafef.vn

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ đã trao Quyết định số 377/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, ông Trần Thắng cho biết, nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, Quảng Bình là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nơi đây có vị trí chiến lược quan trọng trên các hành lang phát triển kinh tế và hội tụ nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển nền kinh tế tổng hợp, đa dạng, đặc biệt là phát triển du lịch.

Quảng Bình có hệ thống giao thông đồng bộ gồm Quốc lộ 1A và cao tốc Bắc - Nam đang khẩn trương thi công; đường Hồ Chí Minh 2 nhánh Đông Tây, đường Quốc lộ 12A - con đường ngắn nhất nối Việt Nam với nước bạn Lào, Thái Lan qua cặp cửa khẩu Quốc tế Cha Lo - Nà Phàu, Quốc lộ 9B nối Việt Nam với Lào qua tỉnh Savan Nakhet, Ga đường sắt Đồng Hới; có sân bay Đồng Hới, Cảng biển Hòn La. Cùng với đó, 2 Khu kinh tế và 10 Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, đáp ứng để phát triển công nghiệp, logistics, năng lượng tái tạo, kinh doanh thương mại dịch vụ.

Theo Quy hoạch tỉnh, mục tiêu là bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, tận dụng những thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; xây dựng Quảng Bình trở thành nền kinh tế năng động với trọng tâm là ngành dịch vụ và du lịch nổi bật, công nghiệp sạch, năng lượng tái tạo, chế biến, chế tạo, nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững.

Quy hoạch cũng xác định rõ các định hướng, ưu tiên phát triển gồm: 2 trung tâm động lực tăng trưởng, 3 trung tâm đô thị, 3 hành lang kinh tế, 4 trụ cột phát triển kinh tế và 3 đột phá chiến lược; các lĩnh vực, dự án quan trọng nhằm tạo sự đột phá và sức lan tỏa... mở đường cho việc xây dựng và thực hiện hiệu quả chính sách thu hút các nguồn lực, triển khai các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng đô thị, phân bố dân cư, đất đai, tài nguyên, môi trường…

Đến năm 2030, phấn đấu đưa Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung. Tầm nhìn đến năm 2050, Quảng Bình sẽ là nền kinh tế phát triển năng động của miền Trung và cả nước.

Khoảng 5 tỷ USD cam kết đầu tư vào tỉnh Quảng Bình

Cũng trong khuôn khổ Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh đã trao Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư cho 29 nhà đầu tư trên 32 dự án và khu vực quan tâm đầu đầu tư với tổng vốn đăng ký 112.165 tỷ đồng (tương đương 5 tỷ USD).

Trong đó, có 3 dự án trong lĩnh vực hạ tầng với tổng vốn 11.668 tỷ đồng; 5 dự án trong lĩnh vực thể thao - du lịch với tổng vốn 3.320 tỷ đồng; 6 dự án trong lĩnh vực công nghiệp - năng lượng - khoảng sản với tổng vốn 64.206 tỷ đồng; 1 dự án trong lĩnh vực nông nghiệp với tổng vốn 401 tỷ đồng; 17 khu vực nhà đầu tư quan tâm đầu tư trong lĩnh vực bất động sản với tổng vốn 32.570 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trong số các dự án được trao biên bản ghi nhớ lần này, lớn nhất là dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II, công suất 1.500 MW, sử dụng khí LNG, với tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới 50.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả dự kiến đầu tư Tuyến đường du lịch kết nối TP. Đồng Hới - di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, quy mô 2.900 tỷ đồng. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam dự kiến đầu tư xây dựng Nhà ga hành khách T2 và mở rộng sân đỗ máy bay - Càng hàng không Đồng Hới, quy mô vốn dự kiến 1.968 tỷ đồng.

Lĩnh vực công nghiệp, năng lượng, khoáng sản cũng thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm. Trong đó, Tổng công ty Cơ điện xây dựng - CTCP, dự kiến đầu tư 3 dự án, quy mô vốn hơn 10.000 tỷ đồng. Riêng dự án khai thác điện mặt trời trên mặt kênh, hồ thủy lợi đã có vốn dự kiến 9.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, Liên doanh Công ty cổ phần khoáng sản Hoàng Long và Tập đoàn Iwantani - Nhật Bản dự kiến đầu tư Nhà máy Chế biến sâu xỉ Titan Hoàng Long IWATANI tại KCN Cảng biển Hòn La, vốn đầu tư dự kiến 3.546 tỷ đồng.

Còn Công ty TNHH Năng lượng xanh Dohwa dự kiến xây dựng giai đoạn II Nhà máy Điện mặt trời Dohwa Lệ Thủy, 650 tỷ đồng.

Ngoài ra, hàng loạt dự án dự án khu đô thị, bất động sản, với quy mô hàng nghìn tỷ đồng mỗi dự án cũng đã nhận được sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp.

Chẳng hạn, Công ty cổ phần Tập đoàn C.E.O quan tâm Dự án Khu đô thị tại huyện Quảng Ninh, 250 ha, vốn dự kiến 9.000 tỷ đồng; Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư nông nghiệp Sài gòn Thành Đạt và Công ty Licogi 13 muốn thực hiện Dự án Khu đô thị phức hợp du lịch nghỉ dưỡng tại thị xã Ba Đồn, 3.200 tỷ đồng; Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh quan tâm Dự án Khu đô thị tại TP. Đồng Hới, quy mô 45 ha, vốn dự kiến 2.700 tỷ đồng…

Đồng thời tại hội nghị, Sở Du lịch thành phố Hà Nội và Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cũng trao thoả thuận hợp tác phát triển du lịch giữa 2 địa phương giai đoạn 2023 - 2030; Trung tâm Thông tin xúc tiến Du lịch Quảng Bình và Câu lạc bộ lữ hành UNESCO Hà Nội trao thoả thuận hợp tác giữa 02 đơn vị.

Adblock test (Why?)


Hơn 112.000 tỷ đồng cam kết đầu tư vào một tỉnh miền Trung, dự án lớn nhất tới 50.000 tỷ đồng - Cafef.vn
Read More

Saturday, June 24, 2023

Quốc hội chính thức thông qua cơ chế đặc thù mới phát triển TP.HCM - Báo Tuổi Trẻ

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi và các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua nghị quyết - Ảnh: QUANG PHÚC

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi và các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua nghị quyết - Ảnh: QUANG PHÚC

481/484 đại biểu (97,37% tổng số đại biểu tham gia) tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM. Nghị quyết có 12 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-8-2023.

Trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý một số điểm lớn tại dự thảo nghị quyết.

Theo ông Mạnh, nhiều ý kiến đề nghị không nên quy định nội dung cho phép TP.HCM được sử dụng nguồn tăng thu ngân sách nhà nước để bố trí cho các dự án đầu tư công mới, vì việc sử dụng nguồn thu này đã được quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, HĐND TP có thẩm quyền quyết định sử dụng nguồn tăng thu ngân sách nhà nước, trong đó bao gồm cả chi đầu tư phát triển. HĐND TP có thể chủ động quyết định mà không cần phải báo cáo và được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền trước khi bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn các dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách TP.

UBND TP báo cáo cấp có thẩm quyền để tổng hợp chung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn. Hiện nay, nhiều địa phương đã và đang thực hiện bình thường quy định tại Luật Ngân sách nhà nước. Nếu quy định như dự thảo sẽ dẫn đến sự khác nhau rất lớn về nhận thức, cách hiểu quy định pháp luật về ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công giữa TP.HCM và 62 địa phương khác trên cả nước.

Do đó, tiếp thu ý kiến đại biểu, để tránh cách hiểu khác nhau, thống nhất trong nhận thức pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho phép không quy định nội dung này tại dự thảo nghị quyết.

Cũng theo ông Mạnh, một số ý kiến đề nghị thực hiện như quy định hiện hành, theo đó giữ nguyên mô hình tổ chức của Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) và nộp toàn bộ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sau khi trích lập các quỹ vào ngân sách nhà nước.

Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ căn cứ vào pháp luật hiện hành, với tính chất là quỹ đầu tư phát triển, cơ chế này đã được thực hiện trong nhiều năm qua, nay HFIC chỉ xin được tiếp tục thực hiện lại theo quy định đang áp dụng cho các quỹ đầu tư phát triển địa phương. 

Quốc hội chính thức thông qua cơ chế đặc thù mới phát triển TP.HCM - Ảnh: THÀNH CHUNG

Quốc hội chính thức thông qua cơ chế đặc thù mới phát triển TP.HCM - Ảnh: THÀNH CHUNG

Cụ thể là được giữ lại chênh lệch thu chi sau khi nộp thuế, nộp ngân sách và phân phối các quỹ theo quy định để bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển nhằm tăng vốn điều lệ tương ứng với chức năng và nguyên tắc hoạt động của quỹ đầu tư phát triển địa phương mà HFIC đang thực hiện, tiếp tục phát huy vai trò huy động và đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng - kỹ thuật, kinh tế - xã hội của TP. 

Với tính chất là quỹ đầu tư phát triển địa phương, để thể chế hóa tinh thần nghị quyết 31 của Bộ Chính trị về tạo quyền chủ động, tăng cường nguồn lực cho TP, do đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho phép HFIC được giữ lại lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ theo quy định để bổ sung vốn điều lệ.

Ông Mạnh nói thêm có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất cần bảo đảm sinh kế cho người dân. Về nội dung này, tiếp thu ý kiến đại biểu, để bảo đảm rõ ràng, chặt chẽ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan chỉnh lý, bổ sung quy định "bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân bị ảnh hưởng".

Áp dụng cơ chế PPP với cả lĩnh vực y tế, giáo dục, thể thao, văn hóa

Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết này.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ dự thảo nghị quyết quy định 2 nhóm chính. Cụ thể là các chính sách đã được quy định tại nghị quyết 54 và các nghị quyết cơ chế đặc thù đã được áp dụng cho các địa phương khác hoặc đang quy định tại các dự thảo luật trình Quốc hội.

Các chính sách mới lần đầu tiên được quy định tại dự thảo nghị quyết với 4 nhóm vấn đề gồm đầu tư; tài chính - ngân sách; quản lý đất đai, quy hoạch; tổ chức bộ máy.

Tuy nhiên, rất cần có thêm các chính sách đột phá, vượt trội hơn nữa trong dự thảo nghị quyết để tạo căn cứ cho phát triển mạnh mẽ theo đúng tinh thần nghị quyết 31.

Mặc dù hiện nay TP đang nghiên cứu một số chính sách đột phá như về trung tâm tài chính quốc tế, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với công nghệ trong lĩnh vực tài chính...

Về lâu dài đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến, nghiên cứu, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định những cơ chế, chính sách thực sự đột phá để TP.HCM phát triển theo đúng tinh thần nghị quyết 31 và kết luận 14 của Bộ Chính trị.

Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị bổ sung, áp dụng cơ chế hợp tác công tư PPP đối với cả lĩnh vực y tế, giáo dục mà không áp dụng định mức.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, để tăng cường thu hút đầu tư, phát huy nguồn lực xã hội, bao quát cả các dự án PPP trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, tạo sự chủ động cho TP trong thực hiện các dự án PPP, không bị ràng buộc bởi quy định quy mô từ 100 tỉ đồng trở lên.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho phép quy định tại dự thảo giao HĐND TP.HCM quyết định quy mô của dự án PPP trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, thể thao và văn hóa.

Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, có ý kiến cho rằng cần cập nhật các quy định để thống nhất với quy định tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi).

Tiếp thu ý kiến này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan rà soát và thấy rằng quy định tại dự thảo nghị quyết tương đồng với quy định tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) đang trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 6.

Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho áp dụng thí điểm trước tại TP.HCM.

Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho phép TP.HCM được nâng trần mức vay lên 120% số thu được hưởng theo phân cấp.

Tuy nhiên, trong triển khai thực hiện, TP cần tính toán kỹ khả năng hấp thụ vốn, bảo đảm hiệu quả sử dụng, không làm tăng trần nợ công quốc gia.

Tăng số lượng phó chủ tịch huyện, phường, xã, thị trấn

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay theo phân loại đơn vị hành chính cấp huyện, TP.HCM còn 3 huyện Cần Giờ, Hóc Môn, Nhà Bè là huyện loại 2, được bố trí 2 phó chủ tịch UBND huyện.

48 phường, xã, thị trấn có dân số từ 50.000 dân trở lên là phường, xã, thị trấn loại 1, được bố trí 2 phó chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn.

Tuy nhiên, trong thực tế, quản lý nhà nước tại 3 huyện và 48 phường, xã, thị trấn, số lượng 2 phó chủ tịch UBND huyện, 2 phó chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn chưa đảm bảo được nguồn nhân lực lãnh đạo, điều hành, tham mưu giúp việc cho chủ tịch UBND huyện.

Để đảm bảo nguồn lực lãnh đạo quản lý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho phép quy định tăng số lượng phó chủ tịch UBND huyện và phó chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn có số dân từ 50.000 dân trở lên.

Dự thảo nghị quyết cũng quy định rõ phần tăng thêm không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý theo đúng nghị quyết 27.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, tham mưu, đề xuất những chính sách thực sự nổi trội để TP Thủ Đức phát triển hơn nữa trong thời gian thích hợp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo rà soát, chỉnh lý quy định theo hướng không quy định thời gian thực hiện thí điểm mà giao Chính phủ sơ kết 3 năm, tổng kết 5 thực hiện để Quốc hội xem xét, quyết định.

Adblock test (Why?)


Quốc hội chính thức thông qua cơ chế đặc thù mới phát triển TP.HCM - Báo Tuổi Trẻ
Read More

Friday, June 23, 2023

Vốn đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam tăng vọt qua các năm - Zing News

Những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành điểm sản xuất toàn cầu của nhiều tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc.

Hàn Quốc bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ những năm 1990 và nhanh chóng trở thành đối tác lớn. Tính đến năm 2008, có 2.114 doanh nghiệp nước này hoạt động ở Việt Nam với tổng số vốn lũy kế là 18,952 tỷ USD.

Đặc biệt, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2012, đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đã tăng vọt.

FDI Han Quoc anh 1

Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam tăng mạnh kể từ sau 2012. Ảnh: Nikkei Asia.

Vốn đầu tư tăng mạnh

Theo Nikkei Asia, năm 2013, các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư 3,8 tỷ USD vào Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ sau đó một năm, vốn đầu tư đã tăng gần gấp đôi lên 6,1 tỷ USD và giúp Hàn Quốc trở thành quốc gia có vốn FDI lớn nhất tại Việt Nam.

Qua các năm, khoản vốn này vẫn duy trì tăng ổn định. Cụ thể, năm 2015, số vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam là 6,72 tỷ USD; năm 2016 là 7 tỷ USD; năm 2017 đạt 8,49 tỷ USD; năm 2018 là 7,2 tỷ USD và năm 2019 là 7,92 tỷ USD.

Năm 2020, do tác động của đại dịch Covid -19, vốn đầu tư giảm sâu nhưng vẫn đạt 3,9 tỷ USD, rồi đến năm 2021 lại bật tăng trở lại đạt 7,4 tỷ USD. Tuy vậy, đến năm 2022, do suy giảm kinh tế toàn cầu, vốn đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam đã giảm xuống còn 4,88 tỷ USD.

Dù vậy, theo SMCP, đây vẫn là đối tác đầu tư đưa ra nhiều quyết định đầu tư mới nhất (chiếm 20,4% số dự án mới, 32,6% số lượt điều chỉnh dự án và 34,1% số lượt góp vốn, mua cổ phần).

Đáng chú ý, nếu trước đây, các dự án FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa thì hiện nay có hàng loạt dự án quy mô lớn, điển hình là các dự án của Samsung vào Bắc Ninh, Thái Nguyên, TP.HCM, dự án của LG tại Hải Phòng... Nhờ đó, Việt Nam đã trở thành điểm sản xuất toàn cầu của nhiều tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc.

Bên cạnh đó còn nhiều dự án lớn khác như nhà máy gang thép của Tập đoàn Posco với tổng vốn đăng ký 1,126 tỷ USD; dự án tổ hợp văn phòng - khách sạn Landmark Tower của Tập đoàn Keangnam với tổng vốn 1 tỷ USD; dự án cụm tháp đôi khách sạn Hà Nội Plaza và khu văn phòng cao cấp với tổng vốn đầu tư 500 triệu USD của Tập đoàn Charmvit...

Khởi đầu từ dệt may và đến nay là công nghệ, cùng với thời gian, vốn đầu tư của Hàn Quốc còn mở rộng sang các lĩnh vực mới như xây dựng, bất động sản, phân phối, bán lẻ, văn phòng, khách sạn, bảo hiểm... Tính đến năm 2022, vốn FDI Hàn Quốc trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng vốn đầu tư với 86%.

FDI Han Quoc anh 2

Các dự án của Samsung tại Việt Nam đã trở thành hình mẫu thành công cho hợp tác đôi bên cùng thắng lợi. Ảnh: Nikkei Asia.

Sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam

Theo tờ Newdaily của Hàn Quốc, để có được sự hợp tác như ngày hôm nay, phải kể đến sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam, từ tiềm năng phát triển đến thể chế chính trị ổn định.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2022 đạt 8,02%, thuộc nhóm cao nhất trong khu vực. Quy mô của ngành cơ sở hạ tầng tại Việt Nam được dự đoán tăng trưởng trung bình 9,8%.

Đây là những minh chứng cho thấy tiềm năng phát triển vượt bậc của kinh tế Việt Nam, đồng thời là nguồn hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc.

Từ năm 2012 đến nay, các công ty xây dựng lớn của Hàn Quốc liên tục tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam thông qua các dự án phát triển quy mô lớn tại nhiều địa phương.

Dựa trên kinh nghiệm của các dự án đi trước tại Hàn Quốc, các công ty như Daewoo E&C, Lotte E&C và GS E&C đang tích cực đầu tư vào các dự án xây dựng khu đô thị thông minh tại Việt Nam với mức tăng trưởng ổn định và tạo ra lợi nhuận cao.

Nhiều lãnh đạo công ty Hàn Quốc đều đánh giá Việt Nam hiện là thị trường hấp dẫn với tiềm năng tăng trưởng cao, theo Newdaily.

Nhiều nghiên cứu của giới chuyên gia nước này khẳng định rằng việc Chính phủ Việt Nam mở rộng các dự án phát triển cơ sở hạ tầng dựa trên các dự án hợp tác công tư (PPP) - với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng và đa dạng hóa cơ cấu kinh tế - sẽ là cơ hội tốt với nhiều công ty Hàn Quốc.

Chuyên gia: Giá kim cương có thể giảm gần một nửa từ đỉnh

Giá kim cương đã giảm khoảng 6,5% kể từ đầu năm đến nay và còn có nguy cơ giảm thêm 15-20% trong thời gian tới.

Nhân viên Twitter kiện công ty vì không được trả thưởng 2022

Dù liên tục hứa hẹn rằng sẽ trả thưởng 2022 cho nhân viên theo đúng kế hoạch, Twitter hiện lại quay ngoắt khi từ chối trả tiền cho những ai còn làm việc trong quý I/2023.

Ấn Độ cứu châu Âu khỏi một 'bàn thua' khi mua dầu của Nga

Khi Nga bị phương Tây cô lập, Ấn Độ nhiều lần khẳng định sẽ không quay lưng với dầu Nga vì lợi ích quốc gia. Thế nhưng, việc làm này cũng mang lại lợi ích cho nhiều nước châu Âu.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Adblock test (Why?)


Vốn đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam tăng vọt qua các năm - Zing News
Read More

Đại biểu Quốc hội: Cần bỏ tư duy 'không buôn gì lãi bằng buôn đất' - Zing News

Theo đại biểu Quốc hội, việc xây dựng chính sách của Nhà nước đối với thị trường bất động sản rất quan trọng khi thị trường này luôn rình rập nhiều yếu tố rủi ro đến nền kinh tế.

Chiều 23/6, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Quan tâm về điều 8 trong dự thảo luật nhưng đại biểu Trần Văn Khải (Hà Nam) cho biết ông rất băn khoăn vì quy định trong điều này quá mỏng chưa đủ điều tiết thị trường.

Theo ông, thị trường bất động sản luôn rình rập tình trạng sốt nóng hoặc đóng băng và tình trạng này xảy ra thường xuyên theo chu kỳ từ năm 1990 đến nay. "Hai trường hợp này đều để lại hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, nếu chính sách Nhà nước không điều tiết kịp thời thì có thể ảnh hưởng đến khủng hoảng tài chính, kinh tế", đại biểu nói.

"Cục máu đông" của thị trường bất động sản

Theo vị đại biểu, nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay đang đứng trước bờ vực phá sản, người dân khốn đốn. Do đó việc xây dựng chính sách của Nhà nước đối với thị trường này rất quan trọng.

"Cử tri mong muốn sửa đổi Luật làm sao để xóa bỏ tư duy không buôn gì lãi bằng buôn đất, làm sao để người nghèo không nghèo hơn vì bất động sản, làm sao để thế hệ sau không vô vọng với ước mơ có được căn nhà của mình. Tức, chúng ta phải điều tiết được thị trường bất động sản cùng với các luật khác", đại biểu nhấn mạnh.

Để đảm bảo luật hóa cụ thể các chính sách của Nhà nước đối với thị trường bất động sản, đại biểu cho rằng cần đảm bảo 4 yếu tố. Thứ nhất là tính ổn định của chính sách do thị trường bất động sản có chu kỳ lâu dài nên tính ổn định chính sách rất quan trọng.

"Bên cạnh đó, cần tạo được sự thuận lợi thông thoáng, động lực sau khi sửa đổi các nhà đầu tư có thể đầu tư mạnh mẽ vào thị trường này; phải điều tiết lại phân khúc nhà ở. Hiện nay, phân khúc nhà ở cao cấp tồn dư trong khi nhu cầu nhà ở công nhân thiếu, cục máu đông đang nằm ở đây", ông nói.

mua ban bat dong san anh 1

Đại biểu cho rằng phải điều tiết lại phân khúc nhà ở. Hiện nay, phân khúc nhà ở cao cấp tồn dư trong khi nhu cầu nhà ở công nhân thiếu. Ảnh: Quỳnh Danh.

Ngoài ra, đại biểu cho rằng phải quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản, ứng phó kịp thời chủ động với tình trạng nóng lạnh của thị trường bất động sản. Các mục tại Điều 8 của dự thảo luật còn chung chung, cần có chính sách cụ thể để khuyến khích đầu tư; đồng thời kiểm soát chặt chẽ bằng các công cụ thuế…

Hơn nữa cần có công cụ điều tiết khi thị trường biến động nhưng cần phải có kiểm soát chặt bằng chính sách của Nhà nước. Chẳng hạn ở Singapore, nước này điều tiết bằng công cụ thuế để thị trường phát triển ổn định.

"Mua căn nhà thứ 2 phải nộp 7% giá trị bất động sản, mua căn thứ 3 phải nộp 10%; chuyển nhượng năm thứ nhất nộp 16%, chuyển nhượng năm thứ 2 nộp 10%, năm thứ 3 nộp 6%... Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, khi đầu tư phải nộp 15-16% giá trị bất động sản khi mua", đại biểu dẫn chứng.

Đối với ngân hàng, đại biểu cho biết chính sách cho vay cũng được thực hiện nghiêm ngặt, thực hiện sai sẽ bị rút giấy phép. Do đó mà hiện nay, đa số người dân Singapore đều có thể sở hữu 1 căn nhà phù hợp với mình.

Không ít chủ đầu tư có vốn sở hữu thấp, chủ yếu là vốn ngân hàng

Tham gia thảo luận tại phiên họp, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho biết kinh doanh bất động sản có mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận, tuy nhiên, trong dự thảo Luật quy định các trường hợp: Công trình xây dựng, chuyển nhượng bất động sản do phá sản, giải thể… không thuộc loại hình kinh doanh bất động sản, không tìm kiếm lợi nhuận. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp.

"Bên cạnh đó, các dự án kinh doanh nhà ở, bất động sản có liên quan đến luật Đất đai, luật Nhà ở, đề nghị cần thống nhất luật nào là chủ đạo, các luật khác có liên quan chỉ dẫn chiếu để đảm bảo thống nhất trong hệ thống pháp luật", đại biểu nói.

Bên cạnh đó, nhấn mạnh quy định về điều kiện kinh doanh bất động sản là rất cần thiết, đại biểu cho rằng cần biết rõ năng lực tài chính của nhà đầu tư, bảo vệ quyền lợi của bên mua, bên thuê nhà.

Không ít chủ đầu tư có vốn sở hữu thấp, chủ yếu là vốn ngân hàng, khi có sự cố xảy ra sẽ gây hậu quả lớn cho người mua và ngân hàng.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp)

"Thực tế, thời gian qua, không ít chủ đầu tư có vốn sở hữu thấp, chủ yếu là vốn ngân hàng, khi có sự cố xảy ra sẽ gây hậu quả lớn cho người mua và ngân hàng. Tuy nhiên chỉ quy định chủ đầu tư phải có vốn không thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư dự án dưới 20 ha, không thấp hơn 15% vốn đầu tư dự án trên 20 ha. Theo đó cần nêu rõ giới hạn diện tích này là cho từng dự án, hay tính tổng các dự án", đại biểu nhấn mạnh.

Về điều kiện nhà ở, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh, đại biểu cho rằng cần quy định các công trình xây dựng trên đất có hình thức sử dụng đất được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, trả tiền một lần cho cả thời gian thuê thì được phép bán. Ngược lại cho thuê, còn trả tiền cho thuê hàng năm thì chỉ được cho thuê, không được bán, để bảo vệ quyền lợi của người mua khi nhà nước thu hồi đất.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh: Xây dựng bảng giá đất sẽ sát giá thị trường

Bộ trưởng cho biết dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đưa ra 4 phương pháp định giá đất sẽ bao trùm được tất cả trường hợp của đất đai hiện nay.

Đại biểu Quốc hội: Giá đất tiệm cận với giá thị trường là điều mơ hồ

Theo đại biểu Quốc hội, cơ sở để xác định giá đất tiệm cận với giá thị trường vẫn mơ hồ. Do đó, cần có dữ liệu tin cậy, hệ thống thu thập thông tin giá đất thị trường đồng bộ.

Nhiều băn khoăn về quy định giao dịch bất động sản phải qua sàn

Đại biểu Quốc hội đề nghị trao quyền quyết định giao dịch bất động sản cho nhà đầu tư, tạo cơ chế thông thoáng và không nhất thiết phải qua sàn.

mua bán bất động sản bất động sản nhà đất giá nhà đất thổi giá đất bộ xây dựng

Adblock test (Why?)


Đại biểu Quốc hội: Cần bỏ tư duy 'không buôn gì lãi bằng buôn đất' - Zing News
Read More

Hãng taxi kích giá cước lên 10 lần: Bị kiện do sử dụng trái phép nhãn hiệu độc quyền phải tạm dừng kinh doanh lỗ lũy kế cả trăm tỷ - CafeBiz.vn

Hãng taxi kích giá cước lên 10 lần: Bị kiện do sử dụng trái phép nhãn hiệu độc quyền, phải tạm dừng kinh doanh, lỗ lũy kế cả trăm tỷ - Ảnh 1.

Ngày 20/6 báo Thanh niên đưa tin về việc TAND TP.HCM vừa nhận đơn khởi kiện của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn - TNHH MTV kiện công ty cổ phần vận chuyển sử dụng trái phép nhãn hiệu độc quyền Saigontourist.

Tổng công ty Du lịch Sài Gòn - TNHH MTV - Saigontourist (viết tắt Tổng công ty Du lịch Sài Gòn) là công ty 100% vốn nhà nước, trực thuộc UBND TP.HCM.

Tổng công ty Du lịch Sài Gòn có tên nước ngoài là Saigontourist Group, tên viết tắt là Saigontourist. Tháng 1-2004, Tổng công ty Du lịch đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận độc quyền với nhãn hiệu "Saigontourist", màu sắc xanh dương, trắng. Đến nay giấy chứng nhận vẫn có giá trị.

Saigontourist là thương hiệu lớn về du lịch, nhà hàng, khách sạn… nhiều năm liền được công nhận là thương hiệu quốc gia. Từ năm 1999 đến nay Tổng công ty Du lịch Sài Gòn luôn dùng nhãn hiệu Saigontourist trong các hồ sơ, văn bản, hợp đồng, trên các phương tiện truyền thông…

Saigontourist taxi trước đây là đơn vị trong hệ thống Saigontourist nay là Saigontourist Group. Năm 2005, Saigontourist Group thoái vốn trong Công ty vận chuyển nhưng công ty vẫn sử dụng thương hiệu Saigontourist trong hoạt động kinh doanh.

" Sau cổ phần hóa thì phần vốn nhà nước cũng được Tổng công ty Du lịch Sài Gòn thoái hết. Như vậy, Công ty vận chuyển là pháp nhân hoàn toàn độc lập và không còn liên quan gì đến Tổng công ty Du lịch Sài Gòn nữa… ", một đại diện của tổng công ty cho hay.

" Việc công ty cổ phần vận chuyển sử dụng nhãn hiệu của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn như vậy là vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ, gây nhầm lẫn nghiêm trọng cho đối tác, người tiêu dùng rằng công ty này là công ty con thuộc hệ thống Tổng công ty Du lịch Sài Gòn. Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh thì Công ty cổ phần vận chuyển phát sinh các thông tin lùm xùm gây ảnh hưởng đến uy tín, quyền lợi của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn. Điển hình như việc xe taxi của công ty cổ phần vận chuyển bị phát hiện có dấu hiệu gian lận cước mới đây mà báo Tuổi Trẻ phản ánh.

Khách xuống sân bay, nhất là khách nước ngoài thường chọn taxi có nhãn hiệu Saigontourist vì nhầm lẫn đây là xe của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn. Đến khi bị chặt chém cước thì họ gửi email, phản ánh đến tổng công ty làm xấu đi uy tín, thương hiệu của tổng công ty nói riêng và hình ảnh ngành du lịch TP.HCM và cả nước nói chung", đại diện Tổng công ty Du lịch Sài Gòn nói.

Để bảo vệ nhãn hiệu, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn đã nhiều lần yêu cầu Công ty vận chuyển chấm dứt hành vi vi phạm bản quyền đối với tên thương mại và nhãn hiệu "Saigontourist". Phía Công ty vận chuyển cũng cam kết chấm dứt việc này nhưng vẫn chưa thực hiện nên Tổng công ty Du lịch Sài Gòn phải khởi kiện.

Về phía hãng taxi Saigontourist, theo tờ trình ngày 01/6/2023 về việc thay đổi nhãn hiệu để tránh nhầm lẫn, CT vận chuyển Sài Gòn Tourist (viết tắt STT) cho biết: Ngày 22/03/2016, công ty đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu (đơn số 4-20160-07185) cho nhãn hiệu "Cổ phần vận chuyển SaigonTourist" và hình ảnh "Hoa mai vàng" (nhãn hiệu trên xe taxi của công ty). Tuy nhiên, dựa trên kết quả kiểm tra nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu trên không đáp ứng các tiêu chí bảo hộ và bị từ chối vì gây nhầm lẫn, tương tự với các nhãn hiệu đã đăng ký của TCT Du lịch Sài Gòn - TNHH MTV (Tổng công ty) được bảo hộ từ ngày 25/02/2016.

Năm 2018, Tổng công ty đã có thông báo yêu cầu Công ty thay đổi nhãn hiệu nếu STT không thay đổi TCT sẽ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp, xử lý các vi phạm nhãn hiệu độc quyền đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Văn bản cũng cho biết, hiện nay hai bên có mối quan hệ chặt chẽ trong các vấn đề kinh doanh. Việc duy trì mối quan hệ này là rất cần thiết cho sự phát triển của STT. Hơn nữa, nhãn hiệu công ty STT đăng ký đã bị cơ quan từ chối bảo hộ. Trên cơ sở đó, HĐQT đã nhiều lần xin ý kiến của ĐHĐCĐ về việc thay đổi nhãn hiệu công ty nhưng không được chấp nhận.

Tuy nhiên, để tránh rủi ro kiện tụng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, HĐQT một lần nữa đề nghị ĐHĐCĐ thông qua việc thay đổi nhãn hiệu công ty và giao cho HĐQT quyết định nội dung này.

Cũng thông qua các tờ trình, được biết tình hình kinh doanh của STT hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, các kế hoạch kinh doanh gặp nhiều trở ngại do hoạt động của HĐQT gặp phải sự cản trở, bất hợp tác từ một số thành viên HĐQT dẫn đến việc không thể thông qua các kế hoạch kinh doanh.

Bên cạnh đó, công ty còn gánh nặng lỗ lũy kế từ các năm trước để lại và phải trích lập dự phòng đối với một loạt các khoản công nợ khó đòi. Có những khoản nợ đã có quyết định của Tòa án nhưng khả năng thu được nợ rất khó khăn do tổng giám đốc bị bắt, công ty không còn hoạt động và cũng không có tài sản.

Năm 2022, STT lỗ 381 triệu đồng, nâng tổng lỗ lũy kế đến cuối 2022 lên 107,5 tỷ đồng.

Một nội dung khác được HĐQT trình ĐHCĐ trong kỳ họp lần này là huy động thêm nguồn vốn 10 tỷ đồng bằng cách phát hành thêm cổ phiếu cho đối tác chiến lược. Nguồn vốn này nhằm khôi phục tình hình tài chính, ổn định kinh doanh của STT, sau việc thành viên HĐQT Nguyễn Văn Hồng tự ý yêu cầu tòa án tuyên STT phá sản.

Trọng Nghĩa

Adblock test (Why?)


Hãng taxi kích giá cước lên 10 lần: Bị kiện do sử dụng trái phép nhãn hiệu độc quyền, phải tạm dừng kinh doanh, lỗ lũy kế cả trăm tỷ - CafeBiz.vn
Read More

Giá vàng hôm nay 27/1/2024: Vàng đảo chiều tăng trở lại - Báo Công Thương

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, ...