Ngày 20/6 báo Thanh niên đưa tin về việc TAND TP.HCM vừa nhận đơn khởi kiện của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn - TNHH MTV kiện công ty cổ phần vận chuyển sử dụng trái phép nhãn hiệu độc quyền Saigontourist.
Tổng công ty Du lịch Sài Gòn - TNHH MTV - Saigontourist (viết tắt Tổng công ty Du lịch Sài Gòn) là công ty 100% vốn nhà nước, trực thuộc UBND TP.HCM.
Tổng công ty Du lịch Sài Gòn có tên nước ngoài là Saigontourist Group, tên viết tắt là Saigontourist. Tháng 1-2004, Tổng công ty Du lịch đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận độc quyền với nhãn hiệu "Saigontourist", màu sắc xanh dương, trắng. Đến nay giấy chứng nhận vẫn có giá trị.
Saigontourist là thương hiệu lớn về du lịch, nhà hàng, khách sạn… nhiều năm liền được công nhận là thương hiệu quốc gia. Từ năm 1999 đến nay Tổng công ty Du lịch Sài Gòn luôn dùng nhãn hiệu Saigontourist trong các hồ sơ, văn bản, hợp đồng, trên các phương tiện truyền thông…
Saigontourist taxi trước đây là đơn vị trong hệ thống Saigontourist nay là Saigontourist Group. Năm 2005, Saigontourist Group thoái vốn trong Công ty vận chuyển nhưng công ty vẫn sử dụng thương hiệu Saigontourist trong hoạt động kinh doanh.
" Sau cổ phần hóa thì phần vốn nhà nước cũng được Tổng công ty Du lịch Sài Gòn thoái hết. Như vậy, Công ty vận chuyển là pháp nhân hoàn toàn độc lập và không còn liên quan gì đến Tổng công ty Du lịch Sài Gòn nữa… ", một đại diện của tổng công ty cho hay.
" Việc công ty cổ phần vận chuyển sử dụng nhãn hiệu của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn như vậy là vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ, gây nhầm lẫn nghiêm trọng cho đối tác, người tiêu dùng rằng công ty này là công ty con thuộc hệ thống Tổng công ty Du lịch Sài Gòn. Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh thì Công ty cổ phần vận chuyển phát sinh các thông tin lùm xùm gây ảnh hưởng đến uy tín, quyền lợi của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn. Điển hình như việc xe taxi của công ty cổ phần vận chuyển bị phát hiện có dấu hiệu gian lận cước mới đây mà báo Tuổi Trẻ phản ánh.
Khách xuống sân bay, nhất là khách nước ngoài thường chọn taxi có nhãn hiệu Saigontourist vì nhầm lẫn đây là xe của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn. Đến khi bị chặt chém cước thì họ gửi email, phản ánh đến tổng công ty làm xấu đi uy tín, thương hiệu của tổng công ty nói riêng và hình ảnh ngành du lịch TP.HCM và cả nước nói chung", đại diện Tổng công ty Du lịch Sài Gòn nói.
Để bảo vệ nhãn hiệu, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn đã nhiều lần yêu cầu Công ty vận chuyển chấm dứt hành vi vi phạm bản quyền đối với tên thương mại và nhãn hiệu "Saigontourist". Phía Công ty vận chuyển cũng cam kết chấm dứt việc này nhưng vẫn chưa thực hiện nên Tổng công ty Du lịch Sài Gòn phải khởi kiện.
Về phía hãng taxi Saigontourist, theo tờ trình ngày 01/6/2023 về việc thay đổi nhãn hiệu để tránh nhầm lẫn, CT vận chuyển Sài Gòn Tourist (viết tắt STT) cho biết: Ngày 22/03/2016, công ty đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu (đơn số 4-20160-07185) cho nhãn hiệu "Cổ phần vận chuyển SaigonTourist" và hình ảnh "Hoa mai vàng" (nhãn hiệu trên xe taxi của công ty). Tuy nhiên, dựa trên kết quả kiểm tra nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu trên không đáp ứng các tiêu chí bảo hộ và bị từ chối vì gây nhầm lẫn, tương tự với các nhãn hiệu đã đăng ký của TCT Du lịch Sài Gòn - TNHH MTV (Tổng công ty) được bảo hộ từ ngày 25/02/2016.
Năm 2018, Tổng công ty đã có thông báo yêu cầu Công ty thay đổi nhãn hiệu nếu STT không thay đổi TCT sẽ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp, xử lý các vi phạm nhãn hiệu độc quyền đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Văn bản cũng cho biết, hiện nay hai bên có mối quan hệ chặt chẽ trong các vấn đề kinh doanh. Việc duy trì mối quan hệ này là rất cần thiết cho sự phát triển của STT. Hơn nữa, nhãn hiệu công ty STT đăng ký đã bị cơ quan từ chối bảo hộ. Trên cơ sở đó, HĐQT đã nhiều lần xin ý kiến của ĐHĐCĐ về việc thay đổi nhãn hiệu công ty nhưng không được chấp nhận.
Tuy nhiên, để tránh rủi ro kiện tụng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, HĐQT một lần nữa đề nghị ĐHĐCĐ thông qua việc thay đổi nhãn hiệu công ty và giao cho HĐQT quyết định nội dung này.
Cũng thông qua các tờ trình, được biết tình hình kinh doanh của STT hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, các kế hoạch kinh doanh gặp nhiều trở ngại do hoạt động của HĐQT gặp phải sự cản trở, bất hợp tác từ một số thành viên HĐQT dẫn đến việc không thể thông qua các kế hoạch kinh doanh.
Bên cạnh đó, công ty còn gánh nặng lỗ lũy kế từ các năm trước để lại và phải trích lập dự phòng đối với một loạt các khoản công nợ khó đòi. Có những khoản nợ đã có quyết định của Tòa án nhưng khả năng thu được nợ rất khó khăn do tổng giám đốc bị bắt, công ty không còn hoạt động và cũng không có tài sản.
Năm 2022, STT lỗ 381 triệu đồng, nâng tổng lỗ lũy kế đến cuối 2022 lên 107,5 tỷ đồng.
Một nội dung khác được HĐQT trình ĐHCĐ trong kỳ họp lần này là huy động thêm nguồn vốn 10 tỷ đồng bằng cách phát hành thêm cổ phiếu cho đối tác chiến lược. Nguồn vốn này nhằm khôi phục tình hình tài chính, ổn định kinh doanh của STT, sau việc thành viên HĐQT Nguyễn Văn Hồng tự ý yêu cầu tòa án tuyên STT phá sản.
Hãng taxi kích giá cước lên 10 lần: Bị kiện do sử dụng trái phép nhãn hiệu độc quyền, phải tạm dừng kinh doanh, lỗ lũy kế cả trăm tỷ - CafeBiz.vn
Read More
No comments:
Post a Comment