Bổ sung nhiều quy định với dịch vụ OTT
Chiều 12.4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án luật Viễn thông sửa đổi. Trình bày tờ trình dự án luật, Thứ trưởng Bộ TT-TT Phạm Đức Long cho hay, dự thảo luật bổ sung quản lý dịch vụ viễn thông cơ bản trên internet (dịch vụ OTT viễn thông).
Nguyên tắc là tạo thuận lợi cho phát triển nhưng có quản lý để bảo đảm quyền lợi của người sử dụng, an toàn, an ninh.
Theo đó, điều 23 dự thảo luật quy định doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản trên internet có thu cước hoặc không thu cước nhưng có số lượng người sử dụng dịch vụ hoặc phát sinh lưu lượng dịch vụ tại thị trường Việt Nam vượt mức ngưỡng phải có biện pháp bảo đảm sự hoạt động ổn định của dịch vụ. Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Dự thảo luật cũng đưa ra quy định quản lý dịch vụ trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây theo nguyên tắc phân loại dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây là dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng; đồng thời quản lý bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Cụ thể, tại điều 24 dự thảo luật quy định các yêu cầu đối với doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ này như: không được truy nhập, khai thác, sử dụng thông tin của người sử dụng nếu chưa được người sử dụng đồng ý; kịp thời các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…
Ngoài ra, với các dịch vụ viễn thông qua biên giới khác dự thảo luật cũng quy định phải thông qua thỏa thuận thương mại với doanh nghiệp viễn thông Việt Nam, đồng thời đảm bảo các yêu cầu về an toàn, an ninh quốc phòng, các mục tiêu chính sách công cộng chính đáng.
Dự thảo luật cũng yêu cầu doanh nghiệp viễn thông Việt Nam tham gia thỏa thuận thương mại với tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ viễn thông trên lãnh thổ Việt Nam phải có phương án kỹ thuật cần thiết để bảo đảm an ninh thông tin và thực hiện ngăn chặn khẩn cấp, ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thanh tra toàn diện TikTok tại Việt Nam
Thiếu khả thi, gây lo ngại cho doanh nghiệp
Thẩm tra sơ bộ nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường Lê Quang Huy cho biết, thường trực ủy ban này thống nhất dịch vụ OTT (như Zalo, Viber, Telegram…) cần được quản lý theo cách thức phù hợp do hiện nay chưa có quy định.
Tuy nhiên, một số ý kiến băn khoăn về cách thức quản lý tại dự thảo luật. Chẳng hạn, quy định yêu cầu doanh nghiệp cung cấp OTT viễn thông phải có biện pháp bảo đảm sự hoạt động ổn định của dịch vụ là "khó khả thi".
Ông Huy cho rằng, việc cung cấp các dịch vụ này phụ thuộc vào khả năng truy cập internet do các doanh nghiệp viễn thông cung cấp. Các nhà cung cấp dịch vụ này cũng không kiểm soát được việc người tiêu dùng chọn sử dụng dịch vụ của nhà mạng nào.
"Các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến cũng không thể bảo đảm sự hoạt động ổn định của dịch vụ hoặc khắc phục các vấn đề về chất lượng dịch vụ", ông Huy nêu.
Đối với quy định yêu cầu việc cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam phải thông qua thỏa thuận thương mại với doanh nghiệp viễn thông Việt Nam, ông Huy cũng cho rằng, "thiếu khả thi", đồng thời gây lo ngại cho doanh nghiệp về vấn đề cạnh tranh, có thể làm hạn chế sự phát triển của các dịch vụ OTT tại Việt Nam.
Cơ quan thẩm tra đề nghị nghiên cứu chỉnh lý các quy định nêu trên để bảo đảm chặt chẽ, khả thi, phù hợp; rà soát việc quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT cần gắn với quy định về quyền lợi của các doanh nghiệp này.
Đề xuất 'siết' quản lý dịch vụ OTT như Zalo, Viber, Telegram - Báo Thanh Niên
Read More
No comments:
Post a Comment