Đó là con số ước tính của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông mới đưa ra trong phiên họp thứ 9 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Thứ trưởng cho biết kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu cả năm dự kiến đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu so với kế hoạch Quốc hội giao, nhất là về chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế vượt mục tiêu đề ra 6-6,5%.
Trước đó, tốc độ tăng trưởng GDP được kỳ vọng đạt 7-7,5%. Nhưng trên cơ sở GDP quý III là 13,67% và lũy 9 tháng đạt 8,83%, Thứ trưởng Trần Duy Đông dự kiến khả năng GDP cả năm đạt 8%.
Kết quả nổi bật tiếp theo của năm 2022 được báo cáo là kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, ước cả năm GDP tăng trưởng cao hơn kế hoạch, được các tổ chức quốc tế có uy tín đồng thuận đánh giá cao.
Toàn cảnh phiên họp thứ 9 của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội sáng ngày 30/9.
Thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước cả năm vượt 14,3% so với dự toán, tạo dư địa trong điều hành tài khóa để hỗ trợ tăng trưởng, ổn định và nâng cao đời sống người dân.
Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất, tỷ giá, hạn mức tăng trưởng tín dụng được điều hành phù hợp, hướng tín dụng vào các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên. Kim ngạch xuất khẩu cả năm ước tăng khoảng 9,5% lên 368 tỷ USD. Vốn FDI thực hiện ước đạt 21-22 tỷ USD, tăng khoảng 6,4-11,5%.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả năm ước tăng 10,7%, là động lực để nền kinh tế đẩy nhanh việc mở rộng năng lực sản xuất trong thời gian tới. Công tác điều hành giá, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là xăng, dầu, sách giáo khoa được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và hiệu quả. Các khu vực kinh tế tăng trưởng tốt so với năm 2021. Cân đối điện, xăng dầu, lương thực được bảo đảm.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết vẫn có 1/15 chỉ tiêu dự kiến không đạt là tốc độ tăng năng suất lao động xã hội, ước tăng khoảng 5,2% (mục tiêu đề ra là 5,5%).
Hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do giá xăng dầu, nguyên liệu vật tư đầu vào, chi phí sản xuất cao, xuất hiện tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ trong một số lĩnh vực tại một số địa phương là trung tâm công nghiệp trọng điểm, áp lực lớn lạm phát từ bên ngoài. Các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro.
Trong giai đoạn cuối năm, Thứ trưởng nêu rõ cần tập trung triển khai đồng bộ và hiệu quả Chương trình phòng chống dịch Covid-19. Theo dõi chặt chẽ diễn biến chính sách của các nước lớn, là đối tác thương mại và đầu tư chủ yếu của Việt Nam.
Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý... nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Ngoài ra, tập trung giải quyết tình trạng thiếu lao động cục bộ; quan tâm, chú trọng thực hiện các chính sách an sinh xã hội; có các giải pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động...
Chiều 30.9, Bộ TT-TT tổ chức hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ tại 6 đơn vị bao gồm: Cục Báo chí, Cục Phát thanh truyền hình - điện tử, Thanh tra, Cục Chuyển đổi số Quốc gia, Trung tâm Thông tin và Vụ Tổ chức cán bộ.
Cụ thể, Bộ TT-TT điều động và bổ nhiệm ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình - thông tin điện tử, giữ chức Cục trưởng Cục Báo chí.
Ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình - thông tin điện tử, được điều động, bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Báo chí
Người thay ông Lưu Đình Phúc giữ chức Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử từ ngày 1.10 là ông Lê Quang Tự Do, Cục phó Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử.
Bộ TT-TT cũng điều động và bổ nhiệm ông Bùi Hoàng Phương, Chánh Thanh tra Bộ TT-TT, giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Ông Nguyễn Thành Chung, Phó chánh Thanh tra Bộ TT-TT, được giao phụ trách điều hành Thanh tra Bộ thay ông Bùi Hoàng Phương kể từ 1.10.
\n
Ngoài ra, Bộ TT-TT điều động và bổ nhiệm ông Đỗ Công Anh, Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia, giữ chức Giám đốc Trung tâm Thông tin; điều động và bổ nhiệm ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó cục trưởng Cục An toàn thông tin, giữ chức Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia từ 1.10.
Bộ TT-TT công bố điều động, bổ nhiệm 6 lãnh đạo cục, vụ
Cũng trong chiều nay, Bộ TT-TT công bố 2 quyết định về việc nghỉ hưu theo chế độ đối với ông Phạm Minh Tiến, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; và ông Võ Quốc Trường, Giám đốc Trung tâm Thông tin, kể từ 1.10.
Ông Phạm Minh Tiến cũng vinh dự được trao Huân chương Lao động hạng nhất của Chủ tịch nước vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2017 - 2021, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Axel Goethals, Giám đốc Viện châu Âu nghiên cứu châu Á (EIAS) lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam: Châu Âu có thế mạnh hàng đầu thế giới về ngành dược phẩm và hóa chất. Tuy nhiên điểm yếu của ngành này là phần lớn nguyên liệu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Vấn đề “đau đầu” hơn là chất lượng và độ an toàn của những sản phẩm này.
Chính vì vậy, đây là cơ hội cho Việt Nam và nhất là các doanh nghiệp ngành dược phẩm, công nghệ hóa sinh, công nghệ sinh học có thể đầu tư phát triển để cung cấp sản phẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu cho các doanh nghiệp châu Âu. Chính phủ cũng cần có những chính sách thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp EU vào lĩnh vực này. Đây sẽ là tiền đề để phát triển ngành công nghiệp dược phẩm của Việt Nam. 2 bên cũng có thể hợp tác với nhau để cùng nhau phát triển và đột phá vào lĩnh vực giàu tiềm năng này.
Điện gió ngoài khơi là lĩnh vực doanh nghiệp EU muốn đầu tư vào Việt Nam
Bên cạnh đó, một lĩnh vực cũng được đông đảo chuyên gia và doanh nghiệp quan tâm là năng lượng tái tạo, những giải pháp để “xanh hóa” sản phẩm của Việt Nam ở thị trường EU và thế giới nói chung. Đây là xu hướng tất yếu của sự phát triển mà FTA chỉ là tiền đề. Hiện nay, EU cũng đang tái đàm phán FTA với các nước như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan nếu chúng ta không tận dụng lợi thế người đi trước sau này sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ.
\n
Bà Anita H. Holgersen, đại diện Công ty Equinor ASA tại Việt Nam, khuyến nghị: Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những chính sách và đạt nhiều thành công trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Tuy nhiên còn một lĩnh vực giàu tiềm năng vẫn chưa được phát triển là điện gió ngoài khơi. Việt Nam là nước có tiềm năng điện gió lớn nhất khu vực Đông Nam Á, nhưng vẫn chưa khai thác. Đây là lĩnh vực mà EU có rất nhiều thế mạnh. Chỉ cần có chính sách tốt sẽ thu hút được các doanh nghiệp EU tham gia đầu tư phát triển.
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu: Sau hai năm, Hiệp định EVFTA đã hỗ trợ tích cực cho hàng hóa Việt Nam và EU tiếp cận thị trường của nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung của cả hai bên. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang hầu hết các thị trường trong khối EU đều ghi nhận sự tăng trưởng tốt nhất là những khu vực như Bắc Âu, Đông Âu hay Nam Âu.
Nhiều mặt hàng như dệt may, nông thủy sản, máy móc và thiết bị đều tăng trưởng 2 con số. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng tăng cường nhập khẩu nhiều mặt hàng từ EU, điển hình như: dược phẩm, hóa chất, sữa và sản phẩm sữa, chế phẩm thực phẩm… Rõ ràng đây là những tín hiệu đáng mừng và sự khởi đầu thuận lợi, để chúng ta có thể tin tưởng vào sức bật mạnh mẽ trong phát triển hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - EU trong thời gian tới.
Trong tháng 9, chi phí giáo dục tăng mạnh nhất so với cả tháng 8 và cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, nguyên liệu đầu vào tăng cao cũng góp phần kéo CPI chung đi lên.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng khi một số địa phương tăng học phí năm học mới 2022-2023. Ảnh: Duy Hiệu.
Theo dữ liệu được Tổng cục Thống kê công bố hôm 29/9, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 của Việt Nam tăng 0,4% so với tháng trước và 3,94% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá nhóm giáo dục ghi nhận mức tăng mạnh nhất, 5,84% so với tháng 8. Trong đó, dịch vụ giáo dục tăng 6,48% do thời gian miễn, giảm học phí trong đại dịch tại nhiều địa phương đã kết thúc. Một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng thực hiện tăng học phí.
Ngoài ra, một số cơ sở giáo dục ngoài công lập phải tự chủ về kinh phí điều chỉnh mức tăng học phí phù hợp với quy định.
Bên cạnh đó, vào năm học mới, nhu cầu mua sắm sách vở và các dụng cụ học tập tăng.
Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 9 so với tháng trước
Dữ liệu: Tổng cục Thống kê
Nhãn
CPI
Giáo dục
Nhà ở và vật liệu xây dựng
Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
May mặc, mũ nón, giầy dép
Thiết bị và đồ dùng gia đình
Thuốc và dịch vụ y tế
Văn hóa, giải trí và du lịch
Bưu chính viễn thông
Giao thông
%
0.4
5.84
0.94
0.18
0.16
0.16
0.03
0.03
-0.04
-2.23
Học phí, nguyên liệu đầu vào tăng
Giá sách giáo khoa tăng 1,41%; giá vở, giấy viết các loại tăng 0,92%; bút viết tăng 0,9% so với tháng trước.
So với cùng kỳ năm trước, nhóm giáo dục cũng tăng giá mạnh nhất với tốc độ 8,37%, đóng góp 0,52 điểm phần trăm vào mức tăng CPI chung.
Trong quý III, chỉ số giá dịch vụ giáo dục và đào tạo tăng 2,13% so với quý trước và 2,82% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 9 tháng năm 2022, chỉ số giá dịch vụ giáo dục và đào tạo tăng 1,36% so với cùng kỳ năm 2021.
Ngoài ra, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu cũng tăng theo giá nguyên liệu đầu vào. Trong quý III, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất đã tăng 5,92% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các nhóm hàng tăng giá so với cùng kỳ năm trước
Dữ liệu: Tổng cục Thống kê
Nhãn
Nhóm giáo dục
Nhóm giao thông
Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống
8.37
6.68
4.82
4.43
3.65
Chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 10,85%; dùng cho công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,72%; dùng cho xây dựng tăng 8,24%.
Tính chung 9 tháng năm 2022, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất nói chung tăng 6% so với cùng kỳ năm trước; dùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 10,29%; dùng cho sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,76%; dùng cho xây dựng tăng 8,96%.
Trong nhóm nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo, nhóm sản phẩm nguyên liệu chế biến từ dầu mỏ tăng 31,82% so với cùng kỳ năm trước; dầu, mỡ động, thực vật chế biến tăng 11,56%; sản phẩm gang, sắt, thép tăng 10,1%.
Trong nhóm nguyên nhiên vật liệu dùng cho xây dựng, nhóm sản phẩm nguyên liệu chế biến dầu mỏ (nhựa đường, nhựa, dầu diesel, dầu nhớt) tăng 48,87% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước tăng 13,37%; sản phẩm gang, sắt, thép tăng 11,08%.
Giá nhập khẩu tăng mạnh
Chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng tăng mạnh. Trong quý III, giá của các hàng hóa nhập khẩu tăng 10,15% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, nhóm nhiên liệu tăng giá tới 37,49% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá nhập khẩu xăng dầu leo vọt 47,65% theo giá xăng dầu thế giới.
Ngoài ra, chỉ số giá của nhóm nông sản, thực phẩm tăng 10,29%; nhóm hàng hóa chế biến, chế tạo khác tăng 8,97%.
Giá nhập khẩu phân bón tăng 40,87% vì nguồn cung phân bón đang khan hiếm và chi phí vận chuyển tăng cao. Nhập khẩu phân bón từ Nga gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với phân kali do Nga và Belarus chiếm gần 50% nguồn cung kali trên toàn thế giới.
Nguồn cung ure tại châu Âu khan hiếm khi nhiều nhà máy ngừng hoặc cắt giảm sản xuất do giá khí đốt tăng. Điều này khiến giá phân bón ure cũng tăng cao.
Mức tăng chỉ số giá xuất, nhập khẩu quý III so với cùng kỳ năm 2021
Nguồn dữ liệu: Tổng cục Thống kê
Nhãn
Chỉ số giá chung
Nhóm nhiên liệu
nông sản, thực phẩm
Nhóm hàng hóa chế biến, chế tạo
Xuất khẩu
8.85
70.12
8.98
6.96
Nhập khẩu
10.15
37.49
10.29
8.97
Giá nhập khẩu sắt, thép tăng 32,3% do kinh tế thế giới đang trong giai đoạn phục hồi, nhu cầu cho sản xuất, xây dựng tăng cao. Thêm vào đó, việc Trung Quốc áp đặt biện pháp kiểm soát sản lượng nghiêm ngặt, giảm dần sản lượng xuất khẩu và chiến lược Zero-Covid khiến nguồn cung sắt, thép toàn cầu sụt giảm.
Giá nhập khẩu lúa mỳ tăng 28,67% do giá mặt hàng này ở Canada và Australia tăng cao. Ảnh hưởng của dịch bệnh cũng làm nguồn cung giảm.
Theo Tổng cục Thống kê, mặt bằng giá trong nước nhìn chung được kiểm soát dù lạm phát trên thế giới tiếp tục tăng cao.
Giải thích về điều này, bà Nguyễn Thu Oanh - Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá - cho rằng Chính phủ đã chủ động ứng phó với lạm phát thông qua các chính sách, giải pháp giúp giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân.
Tuy nhiên, áp lực lạm phát trong những tháng tới vẫn còn hiện hữu. "Diễn biến giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang có xu hướng giảm do tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, nhưng rủi ro tăng trở lại khá cao do xung đột giữa Nga - Ukraine chưa chấm dứt", Tổng cục Thống kê cảnh báo.
Dù còn 3 tháng mới hết năm, tổng thu ngân sách đã đạt khoảng 94% dự toán.
Họp báo quý III chiều 29/9, Bộ Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách 9 tháng ước tính 1,33 triệu tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, thu nội địa đạt 88,9% dự toán, tăng 18,8%; thu từ dầu thô đạt 213% dự toán, tăng 103,5%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 108,8% dự toán, tăng 22,1%.
Với tình hình thu ngân sách 9 tháng và mức dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tăng trưởng GDP 7-7,5%, xuất nhập khẩu tăng và giá dầu giữ mức cao, Bộ Tài chính dự kiến thu ngân sách vượt dự toán – tức vượt 1,41 triệu tỷ đồng. Trong đó, các lĩnh vực tăng khá sẽ là thu từ dầu thô, thu cân đối từ xuất nhập khẩu, từ tiền sử dụng đất...
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết, vẫn còn 2 khoản thu gồm thuế bảo vệ môi trường và thu hồi vốn, cổ tức, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước chưa đảm bảo tiến độ.
Nguyên nhân tăng thu ngân sách, theo Bộ Tài chính, là nhờ các biện pháp tăng cường quản lý thu, đẩy mạnh thanh kiểm tra các trường hợp trốn thuế, gian lận thương mại; đẩy mạnh thu hoạt động kinh doanh bất động sản, thuơng mại điện tử; triển khai hoá đơn điện tử trên cả nước...
Cụ thể, Bộ Công thương cho biết, giá điện bình quân (quy về tỷ giá USD năm 2020) sẽ tăng dần từ mức 7,9 cent/kWh vào năm 2020 lên 8,4 - 9,4 cent/kWh vào năm 2030.
Hiện tại, theo Quyết định 648 của Bộ Công thương ngày 20.3.2019, giá điện bình quân chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng là 1.864,44 đồng/kWh (7,9 cent/kWh), nếu lên mức 8,4 - 9,4 cent/kWh, theo tỷ giá năm 2020 (khoảng 236 đồng/cent - PV), giá điện bình quân trong giai đoạn tới lên tương đương 1.982 - 2.218 đồng/kWh.
Ước tính giai đoạn 2031 - 2050, giá điện bình quân sẽ trong khoảng 10,8 - 11,4 cent/kWh.
Giá điện bình quân trong giai đoạn tới lên tương đương 1.982 - 2.218 đồng/kWh
độc lập
\n
Từ tính toán trên, Bộ Công thương cho rằng, so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, giá điện của Việt Nam tương đối thấp. Năm 2030, với mức giá điện dự kiến từ 8,4 - 9,4 cent/kWh vẫn thấp hơn giá điện hiện tại của Indonesia và Thái Lan. Dẫn chứng giá điện bình quân của một số nước theo tham khảo của Bộ Công thương như sau: Malaysia (6,69 cent/kWh), Indonesia (10,07 cent/kWh), Thái Lan (10,74 cent/kWh), Trung Quốc (8,43 cent/kWh), Nhật Bản (21,08), Nga (5 cent/kWh), Đức (32,27 cent/kWh), Mỹ (10,91 cent/kWh), Canada (12,44 cent/kWh)…
Bên cạnh đó, Bộ Công thương cũng đưa ra dự báo với giá điện gió trên bờ sẽ giảm từ 7,74 cent/kWh giai đoạn trước năm 2025 xuống mức 6,35 cent/kWh trước năm 2030 và xuống 5,72 cent/kWh sau năm 2040. Giá điện gió ngoài khơi cũng có thể giảm từ 11 cent/kWh hiện nay xuống 9 cent/kWh trước 2030 và xuống 6 cent/kWh sau 2040. Giá điện mặt trời có thể giảm xuống mức 5 - 6 cent/kWh trước 2030 và 4,8 cent/kWh sau 2040. “Thậm chí một số dự báo cho thấy giá các loại hình năng lượng tái tạo có thể giảm nhanh hơn nữa”, Bộ Công thương cho biết.
Ngoài ra, trong tờ trình, Bộ Công thương cũng cho hay, tổng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện chương trình phát triển điện trong giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 106,3 - 143,8 tỉ USD. Trong đó, vốn đầu tư cho phát triển nguồn điện khoảng 90,6 - 127,8 tỉ USD, tính trung bình mỗi năm khoảng 9,1 - 12,8 tỉ USD; vốn đầu tư cho lưới điện truyền tải khoảng 15,3 - 15,9 tỉ USD, trung bình mỗi năm khoảng 1,5 - 1,6 tỉ USD.
Tác giả bài báo là ông Ruchir Sharma, chủ tịch của Rockerfeller International và là cựu chiến lược gia tại Công ty quản lý Quỹ đầu tư Morgan Stanley. Ông Ruchir Sharma từng xuất bản cuốn sách "Quốc gia thăng trầm", lý giải sự thăng trầm của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000.
Theo tác giả, 7 quốc gia nổi bật trong bối cảnh kinh tế thế giới đang nghiêng về suy thoái và lạm phát gia tăng gồm: Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Saudi Arabia và Nhật Bản.
Ông Ruchir Sharma gọi nhóm nói trên là "7 kỳ quan kinh tế". Điểm chung của các nền kinh tế này là tăng trưởng tương đối cao, lạm phát vừa phải hoặc lợi nhuận thị trường chứng khoán cao so với các nền kinh tế khác.
Tác giả chia sẻ cái tên ít ngạc nhiên nhất trong danh sách chính là Việt Nam. Bằng cách đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng, Việt Nam đang tăng trưởng gần 7%, tốc độ nhanh nhất trên thế giới.
Với các nền kinh tế còn lại trong danh sách, tác giả cũng đưa ra những phân tích và nhận định về các yếu tố giúp mỗi nước tránh khỏi suy thoái kinh tế toàn cầu.
Indonesia có nguồn tài nguyên phong phú, thị trường nội địa 276 triệu dân nên không quá phụ thuộc vào xuất khẩu. Đồng tiền của nước này cũng rất ổn định trong bối cảnh hầu hết các loại tiền tệ đều giảm giá mạnh so với đồng đô la. Tăng trưởng của Indonesia là 5% và lạm phát chỉ dưới 5%.
Ông Ruchir Sharma, chủ tịch của Rockerfeller International và là cựu chiến lược gia tại Công ty quản lý Quỹ đầu tư Morgan Stanley - Ảnh: INDIAN EXPERSS
Theo ông Sharma, Ấn Độ vẫn sẽ là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, nhờ vào cải cách để thu hút đầu tư. Đầu tư mới vào dịch vụ kỹ thuật số và sản xuất đang mang lại hiệu quả và thị trường nội địa rộng lớn giúp Ấn Độ tránh khỏi suy thoái kinh tế toàn cầu.
Hy Lạp đang hồi sinh nhờ đầu tư nước ngoài và du lịch. Bồ Đào Nha cũng tương tự khi chính sách "thị thực vàng" thu hút làn sóng những người giàu mới nổi.
Saudi Arabia thì đa dạng hóa nền kinh tế bên cạnh dầu mỏ, cải cách nới lỏng hạn chế với phụ nữ, công nhân, du khách và cuộc sống về đêm đã thúc đẩy tăng trưởng dự kiến đạt 6% trong những năm tới.
Tuy nhiên, tác giả cho rằng bất kỳ nền kinh tế nào trong nhóm "7 kỳ quan kinh tế" nói trên cũng có thể đảo chiều tiêu cực do những bất ổn địa, chính trị trên toàn cầu.
TTO - Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế dự báo kinh tế thế giới sắp tới sẽ rất ảm đạm do ảnh hưởng từ chiến sự Ukraine. Trong đó có dự báo kinh tế Đức sẽ suy thoái vào năm 2023 và tăng trưởng ở Trung Quốc giảm mạnh.
Sáng 27.9, tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố là 23.346 đồng/USD, tăng 12 đồng so với hôm qua. Tại các ngân hàng thương mại, giá USD biến động trái chiều. Chẳng hạn, Eximbank giảm 10 đồng, đưa giá mua vào còn 23.560 đồng/USD và bán ra giữ nguyên là 23.830 đồng. Nhưng Vietcombank tăng thêm 20 đồng ở chiều mua vào, lên 23.560 đồng và bán ra tăng 30 đồng lên 23.870 đồng/USD... Trên thị trường tự do, giá USD tăng thêm 60 đồng ở chiều mua vào, lên 24.200 đồng/USD và tăng 30 đồng ở chiều bán ra, lên 24.290 đồng.
Giá USD sáng 27.9 vẫn giao dịch trên đỉnh cao
Ngọc Thắng
Trên thị trường thế giới, giá USD vẫn tiếp đà tăng khi chỉ số USD-Index nhảy vọt lên 113,67 điểm, cộng thêm 0,2 điểm so với hôm qua. Đồng USD tăng giá không chỉ đẩy đồng euro liên tục đi xuống thấp hơn USD mà đồng bảng Anh (GBP) cũng đã lao dốc mạnh trong thời gian qua. Chẳng hạn, ngân hàng Eximbank mua vào 24.983 đồng/GBP và bán ra 25.648 đồng.
\n
Trong phiên 26.9, đồng bảng Anh trên thế giới đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, khiến trái phiếu của nước này bị bán tháo hàng loạt. Theo Reuters, đồng bảng Anh đã có lúc giảm gần 5% trên thị trường châu Á, vượt qua mức đáy của năm 1985 và đạt ngưỡng 1,0327 USD. Một trong những nguyên nhân khiến giá trị GBP trên thị trường này sụt giảm mạnh đến như vậy là do mức thanh khoản tương đối thấp. Sự sụt giảm đã kéo dài từ hôm 23.9, khi Bộ trưởng Tài chính Anh Kwasi Kwarteng thông báo loại bỏ mức thuế thu nhập bậc cao nhất và hủy bỏ kế hoạch tăng thuế doanh nghiệp trong khi vẫn tiếp tục kế hoạch trợ cấp hóa đơn năng lượng cực kỳ đắt đỏ. Thị trường hiện đang kỳ vọng mạnh mẽ hơn việc Ngân hàng Trung ương Anh sẽ tăng lãi suất thêm ít nhất 135 điểm cơ bản nữa vào tháng 11.
Trong bối cảnh lãi suất tăng cao, thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm sâu. Đóng cửa phiên đầu tuần 26.9, S&P 500 giảm 1,03% xuống còn 3.655,04 điểm; chỉ số Nasdaq Composite giảm nhẹ hơn khi chỉ mất 0,6% và đóng cửa ở gần 10.803 điểm. Còn chỉ số Dow Jones sụt gần 330 điểm, tương đương 1,11% và chỉ còn gần 29.261 điểm. Đây là phiên giảm thứ 5 liên tiếp của Dow Jones và chỉ số này hiện đang thấp hơn 20,4%, tức là đã rơi vào vùng thị trường xấu (giảm trên 20% so với đỉnh)...
Đồng USD mạnh lên và lãi suất tăng cao đè nặng lên thị trường kim loại quý. Trong phiên giao dịch đầu tuần trên sàn New York, giá vàng thế giới rơi xuống mức thấp nhất hơn 2 năm.
Giá vàng thường biến động ngược chiều USD. Ảnh: Reuters.
Theo dữ liệu của Kitco ngày 27/9 (theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay trên sàn New York đã rơi xuống 1.623 USD/ounce, giảm 1,3% so với phiên liền trước và đánh dấu mức thấp nhất trong hơn 2 năm qua.
"Giá vàng đã chạm mức thấp nhất 2 năm rưỡi qua khi đồng USD mạnh lên trong phiên giao dịch đầu tuần. Lãi suất tăng cao trên toàn cầu cũng đè nặng lên thị trường kim loại quý", ông Craig Erlam - nhà phân tích thị trường cấp cao có trụ sở ở London - bình luận với Zing.
"Dù rủi ro đang bao trùm kinh tế toàn cầu, vàng đã không hoạt động như một tài sản trú ẩn an toàn", vị chuyên gia nói thêm.
Giá vàng rơi xuống mức thấp nhất trong 2 năm rưỡi. Ảnh: Kitco.com.
Đồng USD tăng mạnh
"Chúng ta đang chứng kiến sức mạnh của đồng USD và lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng lên. Điều này thường đẩy giá vàng xuống thấp", nhà phân tích độc lập Ross Norman nhận định.
Giá của mỗi ounce vàng đã giảm 400 USD, tương đương 20%, kể từ khi tăng vượt ngưỡng quan trọng 2.000 USD/ounce hồi tháng 3. Nguyên nhân là các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới mạnh tay tăng lãi suất điều hành để kìm hãm lạm phát.
Trong cuộc họp chính sách tháng 9, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm lần thứ 3 liên tiếp, đưa mặt bằng lãi suất điều hành của Mỹ lên 3-3,25%.
Chúng ta đang chứng kiến sức mạnh của đồng USD và lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng lên. Điều này thường đẩy giá vàng xuống thấp
Nhà phân tích độc lập Ross Norman
Lãi suất chuẩn tăng cao làm giảm sức hấp dẫn của vàng thỏi, vốn không được trả lãi, và thúc đẩy đồng bạc xanh. Lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cũng leo lên mức cao nhất kể từ năm 2011.
Điều này đồng nghĩa rằng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng tăng lên, khiến lực bán lấn át lực mua trên thị trường kim loại quý.
Thêm vào đó, giá vàng thường biến động ngược chiều đồng bạc xanh. Khi giá USD tăng lên, sẽ mất ít USD hơn để mua vàng, tức giá trị của vàng tính theo đồng bạc xanh giảm xuống.
"Một loạt đợt nâng lãi suất trong tuần trước của các ngân hàng trung ương trên thế giới đã khiến thị trường vàng chịu áp lực nặng nề", ông Rupert Rowling - nhà phân tích tại nền tảng Kinesis Money - nhận định.
"Các ngân hàng trung ương sẽ không thay đổi lập trường trong những tháng tới. Do đó, triển vọng trung hạn của thị trường kim loại quý khá ảm đạm", vị chuyên gia nhận định.
Trong tháng này, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã mạnh tay nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm để hạ nhiệt lạm phát, còn Ngân hàng Anh tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm.
Sắc đỏ bao trùm
Tuy nhiên, theo chuyên gia Erlam, sức hấp dẫn của kim loại quý sẽ trở lại một khi lãi suất ổn định.
Khi sức mạnh của đồng USD tăng lên, vàng cũng sẽ trở nên đắt hơn đối với những đồng tiền khác.
Chỉ số USD - đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với các đồng tiền chính khác - đã tăng 1,01% lên 144,2 điểm, đánh dấu mức tăng 22,28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, đồng euro giảm còn 0,96 USD đổi 1 euro. Đồng bảng Anh được giao dịch ở mức 1,067 USD đổi 1 bảng, giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sức mạnh của đồng USD so với các tiền tệ chính khác đã tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Trading Economics.
Sáng 26/9, đồng tiền của Anh có lúc được giao dịch mức 1,0382 USD đổi 1 bảng Anh, ngưỡng thấp chưa từng có, sau khi Chính phủ Anh tuyên bố cắt giảm thuế và khuyến khích đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng.
Ngoài vàng, các thị trường hàng hóa khác cũng chìm trong sắc đỏ. Giá bạc và đồng lao dốc lần lượt 2,41% và 1,73%. Giá dầu thô Brent tiêu chuẩn toàn cầu sụt giảm 2,4% xuống 84 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ giữa tháng 1. Còn dầu WTI chuẩn Mỹ giảm 2,44% về 76,8 USD/thùng.
Đà bán tháo cũng khiến các chỉ số chứng khoán Mỹ sụt giảm mạnh. Tính đến 13h ngày 27/9 (theo giờ Mỹ), chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm hơn 341 điểm, tương đương 1,15%, còn 29.248 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 39,52 điểm, tương đương 1,07%, về 3.653 điểm. Còn chỉ số Nasdaq lao dốc 59,5 điểm, tương đương 0,55%, xuống 10.810 điểm.
Trải qua 8 mùa thành công, đến nay SMARTIES VIETNAM 2022 vẫn duy trì vị thế là một trong những giải thưởng thường niên hàng đầu và thu hút sự cạnh tranh của các "ông lớn" ngành Marketing. Với nhiều đổi mới trong cơ cấu, hội đồng ban giám khảo gồm những chuyên gia uy tín trong ngành, SMARTIES VIETNAM 2022 là cuộc thi hàng đầu mà bất cứ nhãn hàng hay công ty truyền thông nào cũng không thể bỏ qua.
SMARTIES VIETNAM 2022 – những con số ấn tượng của giải thưởng hàng đầu tôn vinh các chiến dịch Modern Marketing tại Việt Nam lần thứ 9
Sự trở lại của SMARTIES VIETNAM 2022 khiến cộng đồng Marketing hào hứng đón chờ. Sau 8 mùa thành công rực rỡ, SMARTIES VIETNAM 2022 trở lại với tâm thế mới, tạo nên sức nóng ngay từ những ngày đầu.
Sức hút của SMARTIES VIETNAM 2022 tiếp tục được khẳng định thông qua những con số bài dự thi ngày càng tăng. Hàng trăm nhãn hàng (Brand), nhà tiếp thị (Marketer), công ty truyền thông ( Marketing Agency), Publisher, công ty viễn thông (Telecom), công ty công nghệ (Tech Enabler) cùng tham gia.
Minh chứng đến thời điểm hiện tại, ban tổ chức đã ghi nhận lượng bài dự thi tăng hơn 148% so với năm 2021, là những chiến dịch thành công trong năm 2022 đến từ nhiều lĩnh vực.
Những cái tên đình đám có thể kể tới những nhãn hàng lớn như Heineken, Grab, Samsung, Nestle, Castrol,… và các công ty truyền thông đầu ngành như Dentsu Service, Publicis, Mindshare, Ogilvy,…. Phát huy nền tảng từ những năm trước, năm nay, chương trình được tổ chức với một sức sống, năng lượng mới. Thông qua đó SMARTIES VIETNAM 2022 ghi nhận sự sáng tạo, đổi mới và tôn vinh những gương mặt xuất sắc trong lĩnh vực Modern Marketing. Đây chính là cơ sở mở ra xu hướng phát triển mới mạnh mẽ hơn cho ngành Marketing trong tương lai.
Bảng vàng ứng cử viên sáng giá cho giải thưởng SMARTIES VIETNAM 2022
Để có thể góp mặt trong đêm trao giải SMARTIES VIETNAM 2022, các bài dự thi bắt buộc trải qua hai vòng sàng lọc, đánh giá khắt khe. Trong đó, vòng sơ khảo kéo dài nhiều ngày, hơn 60 chuyên gia Marketing hàng đầu đã đánh giá, chấm điểm để chọn danh sách những chiến dịch Marketing có số điểm cao nhất vào vòng Chung kết.
Chia sẻ từ bà Bà Phan Bích Tâm – Country Manager của MMA Global tại Việt Nam, Myanmar và
Cambodia
Ban Giám khảo Giải thưởng SMARTIES VIETNAM 2022 đã làm việc miệt mài để chọn ra top 100 chiến dịch nổi bật nhất trong lĩnh vực Modern Marketing năm vừa qua thông qua các tiêu chí chấm điểm quan trọng: Sáng tạo (Creative) – 20%, Chiến lược (Strategy) – 20%, Thực thi (Execution) – 20% và Kết quả kinh doanh (Results/ Business Impact) – 40%.
Danh sách đề cử chung cuộc của SMARTIES™ Việt Nam 2021 xin vui lòng xem thông tin chi tiếttại đây
Cuối cùng hội đồng Ban Giám khảo sẽ cùng gặp mặt và tranh luận vào một ngày Jury Day để cùng tìm ra chủ nhân giải Vàng, Bạc, Đồng cho từng hạng mục, và đặc biệt là giải thưởng danh giá nhất cuộc thi - Industry Award, bao gồm các danh hiệu Best In Show, Brand of the Year, Marketer of the Year, Most Resilient Brand of the Year, Publisher / Media Company of the Year, Enabling Technology Company of the Year, Agency of the Year, Creative Agency of the Year.
Những công ty và dự án nào sẽ xuất sắc chiến thắng tại cuộc thi năm nay? Toàn bộ quá trình chấm điểm được tiến hành bảo mật và tất cả sẽ được hé lộ vào đêm trao giải ngày 20/10/2022 tại khách sạn Sheraton Saigon.
Hội đồng ban giám khảo quy tụ những C-levels cấp cao tại các công ty đầu ngành
SMARTIES VIETNAM 2022 quy tụ đội ngũ thành phần Ban Giám Khảo (Jury) gồm 23 lãnh đạo cấp cao từ những nhãn hàng và các đơn vị truyền thông hàng đầu Việt Nam và Ban Sơ Khảo gồm 60 chuyên gia đầu ngành sẽ cùng nhau lựa chọn ra những ứng cử viên xuất sắc nhất cho mùa giải năm nay.
Đêm Gala của SMARTIES VIETNAM 2022 – Giải thưởng danh giá toàn cầu về Modern Marketing do MMA Global tại Việt Nam tổ chức dự kiến sẽ diễn ra vào lúc 19:00 – 22:30 ngày 20.10.2022, tại Khách sạn Sheraton Sài Gòn.
Ngoài ra, các bạn sẽ nhận được nhiều mức giá ưu đãi và quyền lợi hấp dẫn khi đăng ký tham gia các sự kiện do MMA tổ chức nếu doanh nghiệp của bạn trở thành thành viên của MMA Việt Nam.
Nhiều người chẳng hiểu bảo hiểm xe máy bắt buộc dùng trong trường hợp nào, bồi thường cho ai, nên mới sử dụng sai mục đích của nó.
Theo dự thảo Nghị định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ, hoạt động đầu tư xây dựng, Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp không chi hỗ trợ cho đại lý bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới dưới mọi hình thức ngoài mức hoa hồng. Các doanh nghiệp cũng không được khuyến mại, chiết khấu thanh toán với bảo hiểm xe cơ giới bắt buộc.
Nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ loại bảo hiểm bắt buộc này, thay bằng bảo hiểm tự nguyện vì tỷ lệ chi trả quá thấp. Tuy nhiên, tôi cho rằng, chỉ những người không hiểu ý nghĩa của bảo hiểm xe máy bắt buộc mới có suy nghĩ như vậy. Hãy tìm hiểu kỹ trước khi phản đối một điều gì đó. Thực tế, nhiều người chẳng hiểu bảo hiểm xe máy dùng trong trường hợp nào nên mớisử dụng sai mục đích, đó cũng là lý do công ty bảo hiểm không thực hiện hết trách nhiệm.
Mục đích sử dụng của bảo hiểm xe máy bắt buộc là bồi thường cho nạn nhân bị gây ra tai nạn bởi xe đã mua bảo hiểm. Ví dụ, bạn điều khiển xe máy gây tai nạn cho người khác, nếu xe của bạn có mua bảo hiểm xe máy bắt buộc, bên công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho người bị tai nạn, chứ không phải bồi thường cho người hoặc xe gây ra tai nạn. Hiện nay, đa số người dân không hiểu ý nghĩa này của nó nên thường sử dụng sai mục đích, dẫn đến việc khi gọi cho bên bảo hiểm, người ta sẽ từ chối trách nhiệm bồi thường cho bạn.
Nhiều người than phiền khi xảy ra tai nạn khó khăn trong việc yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường. Nói vể thủ tục, khi xe của bạn (có mua bảo hiểm bắt buộc) gây ra tai nạn thì bạn mới gọi cho bên bảo hiểm xuống hiện trường kiểm tra, tất nhiên là phải đi kèm với cơ quan chức năng (CSGT). Sau khi kiểm tra hợp lệ, công ty bảo hiểm mới chi trả cho người mà bạn gây ra tai nạn. Còn nếu bạn bị người khác gây tai nạn thì người đó mới là người liên hệ với bên bảo hiểm, không phải bạn. Đó là điều mà rất nhiều người đang nhầm lẫn.
Có một điều lưu ý là khi xảy ra tai nạn, đa số người dân sẽ tự thương lượng bồi thường chứ không dám gọi cơ quan chức năng và công ty bảo hiểm xuống hiện trường vì sợ gặp thêm nhiều rắc rối. Thói quen đó vô tình khiến nhiều người không tận dụng được lợi ích của việc mua bảo hiểm xe máy. Cuối cùng, bảo hiểm này sẽ thể hiện được hết giá trị khi người gây ra tai nạn không có khả năng bồi thường.
Tóm lại, bảo hiểm xe máy bắt buộc này là trách nhiệm, để đảm bảo người mà bạn gây ra tai nạn vẫn được hỗ trợ, ngay cả khi bạn không có khả năng bồi thường. Đó không phải là nhu cầu của bạn, mà lànghĩa vụ bạn phải thực hiện.
Câu hỏi cuối cùng dành cho những người đang băn khoăn về giá trị và lợi ích của bảo hiểm xe máy bắt buộc, nếu là người gây ra tai nạn, bạn muốn âm thầm tự thương lượng hay sẵn sàng gọi công ty bảo hiểm và CSGT đến để giải quyết và được bồi thường thỏa đáng?
Xe cơ giới bị bắt buộc mua bảo hiểm trong khi tỷ lệ chi trả rất thấp từng khiến dư luận phản ứng mạnh. Năm 2019, tỷ lệ bồi thường của bảo hiểm xe máy bắt buộc chỉ 6%, nên nhiều doanh nghiệp đã chi hoa hồng cho đại lý lên tới 50-60%, vượt quá mức tối đa 20% theo quy định, để đẩy mạnh việc bán bảo hiểm. Trước nhiều ý kiến bỏ loại bảo hiểm bắt buộc này, Bộ Tài chính vẫn giữ quan điểm cần thiết duy trì với chủ xe cơ giới.
IT Kid
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bàitại đây.Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
So với cách đây 2 tuần, giá vàng thế giới giảm mạnh hơn 70 USD/ounce (tương đương hơn 2 triệu đồng/lượng), xuống còn 1.644 USD/ounce vào ngày 24.9. Thế nhưng giá vàng miếng SJC chỉ giảm 350.000 đồng mỗi lượng, giá bán xuống còn 66,6 triệu đồng/lượng và mua vào còn 65,8 triệu đồng/lượng. Riêng vàng nhẫn 4 số 9 giảm 600.000 đồng/lượng, giá mua vào còn 50,35 triệu đồng/lượng, bán ra 51,35 triệu đồng/lượng. Cùng chất lượng vàng 4 số 9, vàng nữ trang có giá xuống thấp hơn, mua vào 50,25 triệu đồng/lượng, bán ra 50,85 triệu đồng/lượng. Như vậy, giá vàng miếng SJC cao hơn thế giới lên đến 19,4 triệu đồng/lượng, còn nữ trang, vàng nhẫn cao hơn 3,5 - 4 triệu đồng/lượng.
Không nên mua nữ trang vàng khi đi du lịch
ngọc thắng
Người trong nước đang phải bỏ ra số tiền cao hơn 41% để sở hữu một miếng vàng và 8,4% để mua trang sức. Với mức chênh lệch này, người Việt khi đi du lịch ở nước ngoài như Thái Lan, Dubai, Ấn Độ… có nên mua vàng hay không? Ông Nguyễn Ngọc Trọng - Giám đốc Công ty vàng Đối tác mới cho rằng nếu mua để làm trang sức và kỷ niệm thì không sao. Còn nếu xem mua vàng từ nước ngoài về bán lại thì nắm lỗ là chắc chắn. Có những sản phẩm bán ra lỗ hơn một nửa là chuyện bình thường. Giá vàng trang sức ở nước ngoài được tính dựa trên giá vốn, cộng thêm giá thiết kế, nhân công, vận hành, lưu thông, thương hiệu (chi phí này khá cao), biên lợi nhuận… nên giá bán ra rất cao. Những sản phẩm vàng 4 số 9 nếu mua về bán trong nước, các tiệm vàng cũng chỉ thu lại cao lắm bằng giá vàng nguyên liệu, hiện chỉ tầm 49 - 50 triệu đồng/lượng.
\n
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Ngọc Trọng, quy định hiện nay cũng chỉ cho phép cá nhân khi nhập cảnh vào Việt Nam được đeo trên người vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ nhu cầu trang sức như các loại nhẫn, dây, vòng, hoa tai, kim cài và các loại trang sức khác. Không được mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu. Trường hợp tổng khối lượng vàng trang sức từ 300 g (ba trăm gam) trở lên phải khai báo với cơ quan Hải quan. Chính vì vậy, khi đi du lịch cần lưu ý những điểm này. Ngoài ra, cá nhân càng không nên mua đá quý, đá bán quý ở nước ngoài. Dân chuyên nghiệp về nữ trang, đá quý nhiều khi mua còn nhầm sản phẩm khi kiểm tra bằng mắt thường. Bởi những loại đá quý phải được kiểm tra qua máy móc thiết bị mới đánh giá được chính xác. Đá quý có giá trị cao nên trường hợp mua nhầm sản phẩm thì thiệt hại sẽ lớn.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa trả lời kiến nghị của cử tri về việc xem xét bãi bỏ quy định bắt buộc tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với mô tô, xe máy. Cử tri cho rằng chỉ nên khuyến khích tham gia loại bảo hiểm bởi hiện nay việc lập thủ tục bồi thường khi xảy ra sự cố rất phức tạp.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, việc quy định mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với mô tô, xe máy là cần thiết và đúng quy định pháp luật, đáp ứng nhu cầu thực tiễn nhằm bảo vệ lợi ích và an toàn xã hội chung, phù hợp với xu thế chung trên thế giới.
Một vụ tai nạn liên quan đến xe máy - Ảnh: NLĐO
Về cơ sở pháp lý, việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với chủ xe mô tô, xe máy được cắn cứ theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Giao thông đường bộ.
Trên thực tiễn, Bộ Tài chính cho biết theo số liệu thống kê, số vụ tai nạn giao thông do môtô 2 bánh, xe gắn máy, xe máy chiếm tỉ lệ khoảng 70% trong tổng số vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Hậu quả tai nạn giao thông đã gây ra thiệt hại không chỉ đối với nạn nhân (về sức khoẻ, tính mạng, tài sản) mà còn đối với cả chủ xe (chi trả bồi thường, thiệt hại về gián đoạn kinh doanh, chi phí pháp lý), gây ảnh hưởng chung đến toàn xã hội.
Do đó, nhằm phát huy vai trò, ý nghĩa xã hội và tính nhân đạo của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, từ năm 1988, Chính phủ cũng đã quy định loại hình bảo hiểm này là loại hình bảo hiểm bắt buộc và lần lượt ban hành các Nghị định liên quan vấn đè này. Bộ Tài chính cho biết nhiều nước trên thế giới cũng triển khai loại hình bảo hiểm này với hình thức bắt buộc.
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tế triển khai thời gian qua, nhằm cắt giảm thủ tục, tăng cường công tác tạm ứng bồi thường, giải quyết bồi thường bảo hiểm và tạo thuận lợi về thực hiện bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 03/2021 thay thế Nghị định số 103/2008, qua đó sửa đổi, bổ sung các quy định về công tác tạm ứng bồi thường, cắt giảm hồ sơ bồi thường, đấy mạnh công tác giải quyết bồi thường.
Theo Bộ Tài chính, Nghị định số 03 cũng quy định rõ trách nhiệm cung cấp hồ sơ bồi thường bảo hiểm của các bên, thời hạn thanh toán bồi thường.
Nghị định 03 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới quy định về hồ sơ đã được đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chi trả bồi thường bảo hiểm. Theo đó, nếu tai nạn không gây tử vong, các bên không cần thu thập tài liệu từ cơ quan công an, doanh nghiệp chỉ cần lập biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại trước khi tiến hành chi trả bồi thường với sự thống nhất của bên mua bảo hiểm.
Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được bảo hiểm đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về vụ tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng. Mức tạm ứng từ 10-70% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định.
Ngày 23/09/2022, CTCP Louis Capital (mã chứng khoán: TGG) thông báo họp Đại hội cổ đông bất thường. Nội dung trình cổ đông thông qua bao gồm:
(1) Điều chỉnh kế hoạch doanh thu hợp nhất từ 1.071 tỷ đồng xuống 550 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất từ 122 tỷ đồng xuống mục tiêu “Không lỗ”. Trong trường hợp phát sinh khác, ĐHCĐ ủy quyền cho HĐQT điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư năm 2022 phù hợp với tình hình thực tế và báo cáo với ĐHCĐ trong kỳ hợp gần nhất.
(2) Thay đổi địa chỉ trụ sở chính công ty sang địa chỉ mới: 14 Nguyễn Văn Vĩnh, phường 4, quận Tân Bình, tp.HCM.
(3) Hủy phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư (đã được thông qua tại ĐHCĐ thường niên 2022). Nguyên nhân, HĐQT nhận thấy phương án phát hành này không còn phù hợp với tình hình hiện tại.
(4) Ban hành quy chế hoạt động của Ban kiểm soát
(5) Miễn nhiệm và bầu bổ sung Thành viên HĐQT và ban kiểm soát nhiệm kỳ 2021-2025. Thời gian qua, công ty nhận được đơn từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT của ông Nguyễn Mai Long, ông Trịnh Văn Bảo, ông Ngô Thục Vũ, ông Cao Bá Trung và đơn từ nhiệm vị trí Thành viên BKS của bà Nguyễn Thị Kiều Liên, ông Hồ Lê Hoàng Anh và ông Phạm Minh Vương. Xét thấy tình hình hoạt động của công ty trong giai đoạn tới và để bổ sung nhân sự HĐQT, BKS có chuyên môn cao, HĐQT trình ĐHCĐ miễn nhiệm các nhân sự nói trên và bầu bổ sung 4 thành viên HĐQT mới và 3 thành viên BKS.
Trước đó, ĐHCĐ thường niên 2022 của Louis Capital đã thông qua mục tiêu doanh thu hợp nhất hơn 1.071 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 122 tỷ đồng, lần lượt tăng 34% và 24% so với năm 2021.
ĐHCĐ này cũng thông qua việc phát hành riêng lẻ với số lượng hơn 27 triệu cổ phiếu, giá chào bán là 12.500 đồng/cp. Louis Capital dự kiến sử dụng tiền huy động được để đầu tư vào Louis Mega Mall. Công ty này cho biết Louis Mega Mall đang sở hữu 5 trung tâm thương mại tại các tỉnh như: Hậu Giang, Trà Vinh, Gia Lai, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Trà Vinh.
Ngoài ra, ĐHCĐ thông qua việc phát hành thêm hơn 29 triệu cổ phiếu với giá 12.500 đồng/cp. Toàn bộ số tiền dự kiến thu được từ đợt phát hành sẽ được dùng để mua lại 70% cổ phần của CTCP Sợi Việt Phú và bổ sung vốn lưu động cho Louis Capital.
Tuy nhiên, ngày 20/4/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án "Thao túng thị trường chứng khoán" xảy ra tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt, Công ty Cổ phần Louis Holdings, Công ty Cổ phần Louis Capital, Công ty Cổ phần Louis Land và các đơn vị liên quan.
Đồng thời, ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với ông Đỗ Thành Nhân - Chủ tịch Công ty Cổ phần Louis Holdings, thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Louis Capital về tội "Thao túng thị trường chứng khoán".
Sau khi ông Nhân cùng một số cá nhân bị cơ quan điều tra xử lý, công ty Louis Holdings do ông này làm Chủ tịch đã thoái vốn khỏi Louis Capital. Hàng loạt vị trí lãnh đạo chủ chốt của Louis Capital từ nhiệm. Trong đó, ông Nguyễn Mai Long thôi làm Chủ tịch HĐQT từ 22/07/2022 và được thay thế bởi ông Vũ Anh Sinh – người đang giữ vị trí Phó TGĐ của công ty.
Kết quả kinh doanh 6T2022 của Louis Capital có thay đổi lớn sau soát xét. Công ty chuyển lãi sau thuế 5,6 tỷ đồng tại BCTC tự lập thành lỗ hơn 30 tỷ đồng, tức chênh lệch giảm gần 36 tỷ đồng.
Trong phiên giao dịch ngày 23/09, cổ phiếu TGG lại bất ngờ tăng trần với khối lượng giao dịch vọt lên 1,7 triệu đơn vị.
Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu nghiên cứu khả năng khai thác lưỡng dụng của ba sân bay quân sự Thành Sơn, Biên Hòa, Gia Lâm.
Ngày 24/9, Văn phòng Chính phủ thông báo chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp về quy hoạch, huy động vốn đầu tư một số cảng hàng không, sân bay.
Trong đó, ông Thành yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành và ba tỉnh Ninh Thuận, Đồng Nai, Hà Nội đánh giá kỹ khả năng dùng chung dân dụng và quân sự; bổ sung vào quy hoạch để tháng 10 báo cáo Thủ tướng.
Sân bay Biên Hòa và Thành Sơn được xây dựng trước năm 1975. Nhiều năm qua, hai sân bay được phục vụ cho mục đích quân sự, huấn luyện bay bảo vệ vùng trời. Đến nay hai tỉnh Biên Hòa, Ninh Thuận chưa có sân bay dân sự.
Sân bay Gia Lâm được người Pháp xây dựng năm 1935, khánh thành một năm sau, ban đầu vừa là sân bay dân dụng và quân sự. Tháng 10/1954, Việt Nam tiếp quản sân bay. Hiện sân Gia Lâm chỉ có hoạt động bay quân sự.
Để đẩy nhanh tiến độ đầu tư, khai thác một số sân bay, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải làm việc với những địa phương có kiến nghị điều chỉnh, bổ sung quy hoạch để hoàn thiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Quy mô các sân bay phải phù hợp, tránh điều chỉnh thường xuyên. Quy hoạch tổng thể phải được trình Hội đồng thẩm định xem xét trước khi trình Thủ tướng phê duyệt tháng 10.
Bộ Giao thông vận tải cũng được giao xem xét kiến nghị của tỉnh Lai Châu về xây sân bay tại tỉnh này; đồng thời phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nghiên cứu khả năng đầu tư sân bay Côn Đảo theo phương thức PPP, báo cáo lãnh đạo Chính phủ trong tháng 9.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu tỉnh Bình Thuận giải trình ý kiến của Hội đồng thẩm định liên ngành để điều chỉnh chủ trương đầu tư sân bay Phan Thiết, hạng mục hàng không dân dụng. Địa phương cần rà soát năng lực của nhà đầu tư, nếu cần thiết thì xem xét chọn nhà đầu tư khác có đủ năng lực thay thế. Dự án này phải khởi công dự án đầu năm 2023 để đồng bộ với hạng mục đường cất hạ cánh của sân bay do Bộ Quốc phòng thực hiện...
Cuối năm 2021, Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ dự thảo quy hoạch cảng hàng không toàn quốc, giai đoạn 2021-2030 có 28 cảng gồm: 14 cảng quốc tế (Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc); 14 cảng quốc nội (Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau và Côn Đảo).
Một trong những nội dung mới nhận được sự quan tâm từ phía dư luận thời gian qua, đó là vấn đề thời hạn sở hữu nhà chung cư.
Tại dự thảo lần này, Bộ Xây dựng đưa ra 2 phương án. Trong đó, phương án 1 bổ sung quy định mới về thời hạn sở hữu nhà chung cư được căn cứ vào thời hạn sử dụng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Phương án 2 không quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư mà giữ nguyên như quy định hiện hành, người mua nhà chung cư được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài.
Đưa ra 2 phương án, song theo quan điểm của Bộ Xây dựng, phương án 1 sẽ gỡ được nút thắt về cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ rất vướng mắc thời gian qua. Cũng theo đại diện Bộ này, giá bán chung cư có thời hạn có thể sẽ giảm hơn so với sở hữu lâu dài, từ đó tạo điều kiện để người dân có cơ hội tiếp cận nhà ở tốt hơn.
Quy định rõ các loại đất khác ngoài đất ở để làm dự án nhà ở thương mại
Một nội dung khác cũng nhận được sự quan tâm lớn từ phía thị trường bất động sản, đó là hình thức sử dụng đất để được chỉ định làm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại.
Cụ thể, tại chương phát triển nhà ở, liên quan đến hình thức sử dụng đất để được chỉ định làm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, Bộ Xây dựng đã đề xuất 2 phương án.
Tại phương án 1, sẽ quy định rõ các loại đất khác ngoài đất ở để được chỉ định làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại.
Còn ở phương án 2, sẽ không quy định cụ thể về các loại đất khác để được chỉ định làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại mà giữ nguyên như quy định hiện hành của Luật số 03/2022/QH15.
Trước đó, quy định về hình thức sử dụng đất liên quan tới đất khác được cho là cản trở các doanh nghiệp trong việc phát triển dự án. Phản ánh của một số địa phương, hiệp hội doanh nghiệp, hiện có nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên cả nước bị ách tắc, không thể triển khai thực hiện (trong đó, Hà Nội có 82 dự án, TPHCM có 126 dự án...). Điều này gây thiệt hại cho doanh nghiệp, làm sụt giảm nguồn cung dự án và sản phẩm nhà ở và là một trong những nguyên nhân làm tăng giá nhà.
Việc làm rõ quy định này theo đề xuất mới của Bộ Xây dựng được cho là có thể tháo gỡ nút thắt, tăng nguồn cung dự án nhà ở thương mại đang vốn khan hiếm.
Trách nhiệm quy hoạch bố trí quỹ đất nhà ở xã hội thuộc UBND cấp tỉnh
Đối với trách nhiệm quy hoạch bố trí quỹ đất, việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội và thẩm định giá nhà ở xã tại dự thảo, Bộ Xây dựng cũng đề xuất trình 2 phương án.
Cụ thể, đối với trách nhiệm quy hoạch bố trí quỹ đất nhà ở xã hội, phương án 1 đưa ra là quy định trách nhiệm quy hoạch bố trí quỹ đất nhà ở xã hội thuộc UBND cấp tỉnh.
Theo đó, khi lập, phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch phát triển khu công nghiệp, yêu cầu bắt buộc UBND cấp tỉnh căn cứ vào chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương từng thời kỳ phải bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội.
Còn lại phương án 2 là giữ nguyên các quy định hiện hành theo hướng đưa các quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP và Nghị định số 49/2021/NĐ-CP lên Luật.
Về việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không phải bằng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự thảo cũng đưa ra 2 phương án:
Trong đó, phương án 1 là giữ nguyên quy định hiện hành tại khoản 2 Điều 57 (bao gồm cả hình thức đấu thầu). Phương án 2 là thực hiện chỉ định chủ đầu tư.
Đề xuất bỏ quy định chỉ được bán NƠXH sau 5 năm
Bộ Xây dựng cho biết, quy định cứng phải dành tỷ lệ tối thiểu 20% diện tích nhà ở xã hội để cho thuê trong các dự án nhà ở xã hội và chủ đầu tư chỉ được bán sau 5 năm đưa vào sử dụng dẫn đến tình trạng quỹ nhà ở xã hội để cho thuê để không, lãng phí trong khi đó chủ đầu tư không được bán dẫn đến không thu hồi được vốn.
Ngoài ra, Luật Nhà ở hiện hành cũng chưa có quy định cụ thể về cách tính giá bán lại nhà ở xã hội sau một thời gian mua, thuê mua.
Do đó, tại dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Bộ Xây dựng đề xuất bổ sung quy định về nguyên tắc bán, cho thuê, cho thuê mua, cho thuê NƠXH theo 2 phương án.
Phương án 1: Cơ bản giữ nguyên quy định của Luật hiện hành nhưng có sửa đổi quy định bên mua, bên thuê mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này sau 5 năm nhưng chỉ được bán lại cho các đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội theo quy định; đồng thời bên bán không phải nộp tiền sử dụng đất và thuế thu nhập cá nhân.
Phương án 2: Bãi bỏ quy định thời hạn được bán lại nhà ở, nhưng bên mua, bên thuê mua nhà ở xã hội chỉ được bán lại nhà ở cho các đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội theo quy định; đồng thời bên bán không phải nộp tiền sử dụng đất và thuế thu nhập cá nhân.
Tại cuộc họp khẩn tối 22/9 liên quan tới loạt thông tin rau VietGAP dỏm vào siêu thị được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, trong công tác cơ cấu lại ngành nông nghiệp, Bộ đặt ra nhiều chương trình, đề án, kế hoạch. Song quá trình chuyển đổi ngành nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ nên không thể ngày một ngày hai có thể làm được.
Theo Bộ trưởng, trước đây chúng ta mới tập trung chuẩn hoá cho xuất khẩu, nhưng trách nghiệm với 100 triệu dân trong nước, đến lúc phải bàn xây dựng lại chuẩn hoá thị trường trong nước thông qua hiệp hội ngành hàng, siêu thị, hệ thống phân phối. Bởi cầu như nào thì cung như thế đó.
Ông nhắc lại câu chuyện nước ngoài thường nhận xét tóm tắt về người Việt Nam bằng từ “dễ dãi”. Chúng ta sản xuất dễ dãi, ăn uống dễ dãi, mua bán cũng dễ dãi. Chính bản thân ông cũng thường xuyên đề cập tới vấn đề manh mún, nhỏ lẻ và tự phát. Trong đó, nông dân tư duy mùa vụ, doanh nghiệp tư duy thương vụ, chính quyền tư duy nhiệm kỳ.
Đặc điểm của ngành nông nghiệp là xây dựng chiến lược, thể chế từ trên xuống dưới, nhưng thực hiện thì từ dưới lên trên. Lợi ích ngắn hạn, một nhóm nhỏ đã làm méo mó mục tiêu này, Bộ trưởng nhấn mạnh. Theo ông, chuẩn hoá, cải thiện tiêu chuẩn chất lượng theo từng giai đoạn, khắc phục một phần nhưng phải đo được, lượng hoá được.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay mấy ngày nay ông nhận được rất nhiều tin nhắn bày tỏ sự đau lòng, đắng lòng trước tình trạng này.
“Đây không phải trách nhiệm của riêng ai, không ai vô can trong việc này. Bộ NN-PTNT không vô can, tôi cũng không vô can”, Bộ trưởng khẳng định. Ông cho rằng, trong vai trò người tiêu dùng, nếu chúng ta chấp nhận sự dễ dãi thì người bán cũng sẽ như vậy, nhìn rộng ra không chỉ trong lĩnh vực rau sạch mà cả các vấn đề khác của xã hội.
Bộ trưởng kể lại câu chuyện khi còn làm lãnh đạo ở tỉnh Đồng Tháp, ông có xem một bộ phim ngắn phản ánh một số nông dân trồng bắp, ngô lấy hóa chất của Trung Quốc để nhúng vào đầu trái bắp kích thích lớn nhanh. Sau khi xem, ông được nhà đài hỏi có phát tin này không.
Lúc đó, ông nghĩ quyết định nào cũng khó khăn, phải đánh đổi. Đứng ở góc độ người tiêu dùng, nếu không phát tin tức là chúng ta đồng lõa cho những sản phẩm không chất lượng, thậm chí ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng. Còn dưới góc độ người nông dân, chỉ mấy người làm chuyện đó thôi nhưng cả vùng bị ảnh hưởng, bị thiệt hại vì người tiêu dùng quay lưng.
Từ đó, bộ trưởng nhấn mạnh, phải chuẩn hoá nông sản ngay từ thị trường trong nước, bắt đầu từ chợ cóc, chợ truyền thống, sau đó tiến dần lên các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà phân phối... Bởi chúng ta không chấp nhận sự dễ dãi từ khâu nhỏ nhất. Chưa kể hệ thống quản lý từ trung ương tới địa phương đang bị cắt khúc. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ từ nay tới cuối năm.
Xây dựng một nền nông nghiệp tử tế
Theo ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản (Nafiqad), ngành Nông nghiệp đã đưa ra rất nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn. Về kiểm tra giám sát, đây không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý mà còn là của người sản xuất, nhà kinh doanh...
Nguyên tắc người thu gom chế biến phải giám sát người trồng trọt, người phân phối phải giám sát người mua mua chế biến, cơ quan chức năng kiểm tra,... nếu không đạt chuẩn thì thu hồi, xử phạt.
Ông kiến nghị làm điểm ở chợ Tân Xuân, Bình Điền, Hóc Môn (TP.HCM). Tại đây sẽ giám sát, lấy mẫu đại diện cảnh báo, giám sát vi phạm xử lý trường hợp vi phạm.
Ngoài vấn đề quản lý giám sát ở khâu trồng trọt, đóng gói và phân phối, theo ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, cần kêu gọi đạo đức kinh doanh, lên án thực phẩm bẩn.
Bà Vũ Thị Hậu - Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, đặt vấn đề: Tại sao hàng xuất khẩu được kiểm soát tốt về chất lượng, hàng tiêu dùng cho người dân trong nước lại không làm vậy? Có phải do chúng ta quá dễ dãi? Tất nhiên đó chỉ là một phần lý do, nhưng người tiêu dùng không còn cách nào khác, đành phải mua, phải ăn, phải sử dụng những loại thực phẩm đó.
“Phải kiểm tra chéo. Chính quyền địa phương có vai trò quan trọng nhất trong việc kiểm tra, kiểm soát”, bà nhấn mạnh. Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường kiểm tra, có chế tài xử phạt nghiêm minh, không để ảnh hưởng tới các cơ sở sản xuất chân chính.
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, ngành nông nghiệp phải xây dựng được chuỗi ngành hàng, khắc phục tình trạng đứt đoạn hiện nay. Bên cạnh việc cân bằng lợi ích giữa các bên, cần phải xây dựng niềm tin - điều này rất quan trọng để các bên cùng phát triển, xây dựng hệ sinh thái ngành hàng. Trong đó, những người tham gia chuỗi là những người sản xuất, doanh nghiệp, nhà khoa học và cả truyền thông. Các bên cùng có trách nhiệm với xã hội.
Con đường đi còn dài. Bộ trưởng kêu gọi sự vào cuộc của tất cả hệ thống bán lẻ, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, cơ quan truyền thông để tạo dựng hệ sinh thái ngành hàng.
"Có lần tôi từng nói, phải xây dựng nền nông nghiệp tử tế, lúc đó nhiều người phản đối, nói vậy thì hoá ra tôi làm không tử tế sao? Đó là câu chuyện liên quan đến cảm xúc. Chúng ta làm minh bạch, tử tế không chỉ để phục vụ thị trường xuất khẩu mà là phục vụ thị trường hơn 100 triệu dân trong nước", Bộ trưởng chia sẻ.
Người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng đề nghị các cơ quan thuộc Bộ rà soát lại tất cả các tiêu chuẩn, quy định, chế tài, xem còn phù hợp hay không, cần sửa cái gì. Ông thừa nhận, lâu nay chúng ta chỉ khuyến khích làm VietGAP, chưa bắt buộc tất cả các siêu thị phải bán hàng VietGAP. Nhưng nếu không làm VietGAP mà bán giá VietGAP thì nhà nước có thể vào cuộc kiểm soát, xử phạt, người tiêu dùng có thể tẩy chay...
Nếu có không gian rõ ràng, minh bạch giữa một bên là rau được chứng nhận với một bên là không được chứng nhận, Bộ trưởng tin người tiêu dùng sẽ có lựa chọn của mình.
Việc đưa dự án khu đô thị, nhà ở thương mại thuộc diện Nhà nước thu hồi để phát triển kinh tế - xã hội còn gây nhiều băn khoăn. Theo Ủy ban Kinh tế, quy định này không phù hợp.
Luật Đất đai sửa đổi - một dự án luật được nhìn nhận là rất khó, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp chuyên đề pháp luật sáng 22/9.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác pháp luật nhiệm kỳ này. Nếu làm tốt, đây là ví dụ sinh động cho việc thực hiện tốt chủ trương chống tiêu cực, cài cắm lợi ích trong xây dựng pháp luật.
“Tổng bí thư nói rồi, nhiều người giàu lên từ đất, nghèo đi cũng vì đất; tranh chấp khiếu nại vì đất đai, cạn tàu ráo máng với nhau cũng vì đất đai; tham nhũng từ đất đai, tù tội vì đất đai”, Chủ tịch Quốc hội nhắc lại và lưu ý trách nhiệm của các cơ quan là rất lớn.
80% người dân đồng ý thì được thu hồi đất?
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 16 chương, 240 điều. Dự luật giữ nguyên 48 điều; sửa đổi, bổ sung 156 điều; bổ sung mới 36 điều và bãi bỏ 8 điều.
Một trong những điểm mới của dự thảo luật là quy định cụ thể trường hợp thu hồi đất theo tính chất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và bổ sung trường hợp thu hồi đất đối với các dự án được trên 80% người có đất thu hồi đồng ý.
Theo tờ trình của Chính phủ, đây là một trong những vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau. Hai luồng ý kiến được Chính phủ báo cáo lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Phạm Thắng.
Cụ thể, ở luồng ý kiến thứ nhất, đa số đồng ý với dự thảo. Theo Nghị quyết 18, Nhà nước chủ yếu thực hiện việc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Do đó, cần phải quy định cụ thể trường hợp thu hồi đất để thực hiện đấu giá, đấu thầu nhằm hạn chế tiếp cận đất đai không thông qua đấu giá, đấu thầu.
Ở chiều ngược lại, có ý kiến đề nghị cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất khi thực hiện thu hồi đất để xây dựng dự án đô thị, nhà ở thương mại.
Theo quan điểm này, nên cho phép chủ đầu tư được thỏa thuận với người sử dụng đất trong việc nhận chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án; hạn chế thực hiện việc thu hồi đất để tránh khiếu kiện về đất đai.
Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết Thường trực Ủy ban Kinh tế lưu ý quy định Nhà nước thu hồi đất với “dự án khu đô thị, khu nhà ở thương mại” sẽ tác động rất lớn đến quyền của người sử dụng đất.
“Các dự án khu đô thị, nhà ở thương mại mang tính chất kinh doanh là chủ yếu, mặc dù sẽ tác động đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung, lợi ích trước mắt và trực tiếp sẽ mang lại cho các chủ đầu tư thực hiện dự án”, ông Thanh nhấn mạnh.
Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng việc đưa dự án khu đô thị, khu nhà ở thương mại thuộc dự án thu hồi để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng là không phù hợp.
Tránh lạm dụng, thu hồi đất tràn lan
Cơ quan thẩm tra đề nghị xác định rõ các tiêu chí, điều kiện thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng để tránh lạm dụng, thu hồi đất tràn lan, không đúng bản chất, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người có đất thu hồi.
Theo Ủy ban Kinh tế, cần làm rõ nội hàm của các trường hợp “thu hồi đất để sử dụng vào mục đích công cộng”. Đặc biệt, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh đề nghị cân nhắc trường hợp “các dự án khác được trên 80% người dân có đất thu hồi đồng ý”.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga. Ảnh: Phạm Thắng.
Đồng tình với quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị bổ sung quy định về nguyên tắc, điều kiện, tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể việc Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, tránh việc lạm dụng trong thực tiễn.
“Trường hợp thu hồi đất để thực hiện dự án khu đô thị, nhà ở thương mại thì cần áp dụng cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp, không đưa vào diện Nhà nước thu hồi đất”, theo quan điểm của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ băn khoăn về trường hợp thu hồi đất các dự án được trên 80% người dân có đất thu hồi đồng ý. “Còn 20% chưa đồng ý thì áp dụng cơ chế hành chính để thu hồi đất, như vậy là không được. Dân sự là dân sự, hành chính là hành chính, không thể cộng vào để làm thu hồi đất”, theo ông Huệ, quy định như vậy là chung chung, không đúng tinh thần Hiến pháp và chủ trương của Trung ương.
Về giá đất và cơ chế tài chính về đất đai, Chủ tịch Quốc hội nhiều lần nhấn mạnh đây là việc khó nhất nên cần quy định trong luật làm sao để vận hành được. Khi đã quy định khung giá đất, cần làm rõ vai trò của HĐND địa phương thế nào, của các cơ quan tham mưu ra sao; định nghĩa thế nào về giá theo nguyên tắc thị trường…
Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực từ ngày 1/7/2014. Sau một thời gian thực thi, Chính phủ trình và Quốc hội đã quyết định đưa dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai 2013 vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019. Nhưng sau đó, Chính phủ liên tục đề nghị lùi.
Tính đến nay, dự án luật này có 4 lần được “đưa vào, rút ra” vì luật khó, nhạy cảm, chuẩn bị chưa kỹ lưỡng. Theo dự kiến, Luật Đất đai sửa đổi được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10 tới. Nếu đảm bảo điều kiện, luật này có thể được thông qua trong 3 kỳ họp (thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, diễn ra cuối năm 2023).