Rechercher dans ce blog

Friday, March 10, 2023

Giá ô tô Việt Nam "gánh còng lưng" thuế phí, bảo sao đắt hơn cả Mỹ, Nhật - Báo Dân Trí

Giá ô tô tại Việt Nam đắt gần gấp đôi so với các nước trong khu vực như Thái Lan và Indonesia, thậm chí còn cao hơn cả các nước có ngành công nghiệp ô tô đã phát triển ổn định như Mỹ và Nhật Bản.

Bộ Công Thương lý giải nguyên nhân lớn nhất khiến giá xe tại Việt Nam ở mức cao do thuế và phí cao, đồng thời sản lượng tích lũy trong nước thấp với việc các doanh nghiệp đang sản xuất dưới rất xa so với công suất thiết kế.

Thực tế, để mua một chiếc ô tô mới dưới 9 chỗ lắp ráp trong nước, bên cạnh giá niêm yết do nhà phân phối công bố, người Việt phải trả thêm đến 7 loại thuế, phí khác nhau: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế trước bạ, phí ra biển số, phí sử dụng đường bộ, phí đăng kiểm lần đầu và phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Do đó, khái niệm giá xe niêm yết và giá lăn bánh chênh nhau đến cả chục triệu đồng, thậm chí có chiếc chênh đến cả trăm triệu đồng, hàng tỷ đồng.

Dân trí lấy ví dụ một chiếc Huyndai Tucson bản 2.0L dầu, đặc biệt có giá 1,06 tỷ đồng (giá đã gồm thuế tiêu thụ đặc biệt và VAT). Ngoài tiền xe, người mua ở Hà Nội phải nộp thêm 149,6 triệu đồng tiền thuế phí. Cụ thể, thuế trước bạ là 127,2 triệu đồng, phí ra biển số 20 triệu đồng, phí sử dụng đường bộ 1,56 triệu đồng, phí đăng kiểm lần đầu 340.000 đồng, phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự 480.700 đồng.

Giá ô tô Việt Nam gánh còng lưng thuế phí, bảo sao đắt hơn cả Mỹ, Nhật - 1

Dù là thị trường tiềm năng hàng đầu ASEAN, ngành sản xuất lắp ráp ô tô trong nước phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản, dây chuyền sản xuất chủ yếu chỉ gồm 4 công đoạn chính là sơn, hàn, lắp ráp, kiểm tra.

Đầu tiên, tùy từng chủng loại, dung tích xi lanh và công nghệ sử dụng, mỗi loại xe có mức thuế tiêu thụ đặc biệt khác nhau. Tiếp đến là VAT 10%, hầu hết giá xe niêm yết tại hãng đã bao gồm thuế này.

Thuế trước bạ được coi là khoản lớn nhất trong các chi phí để một chiếc ô tô được lăn bánh. Phí trước bạ ô tô đăng ký lần đầu dao động 10-12% giá trị xe, tùy từng địa phương (tối đa 15%). Hiện nay, mức thu lệ phí trước bạ tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Cần Thơ là 12%; Hà Tĩnh là 11%; TPHCM và các tỉnh còn lại là 10%.

Tiếp theo là phí ra biển số xe, chi phí này cao nhất ở Hà Nội và TPHCM là 20 triệu đồng. Trong khi đó, phí tại khu vực 2 là 1 triệu đồng, khu vực 3 là 200.000 đồng.

Người Việt khi mua ô tô phải đóng phí sử dụng đường bộ, hay còn gọi là phí bảo trì đường bộ. Thông tư 133/2014 quy định mức phí bảo trì đường bộ cho xe chở người dưới 10 chỗ, đăng ký tên cá nhân là 130.000 đồng/tháng (tức 1,56 triệu đồng/năm), đăng ký tên công ty là 180.000 đồng/tháng (2,16 triệu đồng/năm).

Phí đăng kiểm cũng là một trong các chi phí quan trọng khi mua ô tô mới, nhằm kiểm tra xe có đảm bảo chất lượng để lưu thông trên đường hay không. Phí đăng kiểm lần đầu là 340.000 đồng/xe/lần.

Đối với phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự, mức phí là 480.700 đồng/năm được áp dụng cho các ô tô chở dưới 6 người. Mức phí này cũng có thể khác nhau tùy theo quy định của các hãng bảo hiểm nhưng đa số thì sẽ không vượt quá con số này.

Bên cạnh các loại thuế phí trên, chủ xe cũng có thể chi thêm một số chi phí phát sinh tự nguyện như: bảo hiểm va chạm thân vỏ, thủy kích (chi phí khoảng 1,7% giá trị xe), chi phí trang bị thêm option, phụ kiện cho xe…

Trong khi đó, với xe nhập khẩu, các dòng xe đến từ Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc đều đang phải chịu mức thuế nhập khẩu rất cao, từ 56% đến 74% giá trị xe.

Adblock test (Why?)


Giá ô tô Việt Nam "gánh còng lưng" thuế phí, bảo sao đắt hơn cả Mỹ, Nhật - Báo Dân Trí
Read More

No comments:

Post a Comment

Giá vàng hôm nay 27/1/2024: Vàng đảo chiều tăng trở lại - Báo Công Thương

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, ...