Rechercher dans ce blog

Friday, March 31, 2023

Giá vàng hôm nay 1-4: Lao xuống - Báo Người Lao Động

Giá vàng hôm nay ở thị trường trong nước giảm nhẹ cùng nhịp với đà giảm của giá vàng thế giới.

Lúc 9 giờ 20, giá vàng SJC được các doanh nghiệp niêm yết mua vào 66,3 triệu đồng/lượng, bán ra 67 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng mỗi lượng so với cuối ngày hôm qua. Biên độ chênh lệch giá vàng SJC được giữ ở mức 700.000 đồng/lượng.

Trong khi đó, giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại giảm mạnh hơn về 54,9 triệu đồng/lượng mua vào, 55,9 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 200.000 đồng mỗi lượng so với sáng hôm qua.

Tỉ giá trung tâm sáng nay được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.600 đồng/USD, ổn định so với hôm qua. Giá USD ở các ngân hàng thương mại được giao dịch ở mức 23.290 đồng/USD mua vào, 23.630 đồng/USD bán ra, giảm 10 đồng mỗi USD.

Giá vàng hôm nay 1-4: Lao xuống - Ảnh 1.

Giá vàng hôm nay của thế giới xuống còn 1.970 USD/ounce.

Đầu ngày 1-4, giá vàng thế giới đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần tại 1.970 USD/ounce, giảm 15 USD so với mức giá cao nhất trong phiên là 1.985 USD/ounce.

Giá vàng hôm nay suy giảm sau khi Mỹ công bố dữ liệu tiêu dùng cá nhân cốt lõi (chỉ số PCE) tháng 3-2023 tăng 0,2%, thấp hơn 0,2 điểm % so với dự báo là 0,4%.

Theo giới phân tích, chỉ số PCE là thước đo lạm phát để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) làm cơ sở điều chỉnh lãi suất. Từ đó, nhiều người dự báo tại cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 5-2023, FED sẽ ngừng tăng lãi suất sau khi chỉ số PCE đi xuống.

Phản ứng của thị trường là lãi suất trái phiếu Mỹ giảm trở lại, chứng khoán Mỹ, châu Âu tăng điểm dữ dội. Đặc biệt, tại Phố Wall, các chỉ số Dowjones tăng mạnh 415 điểm, Nasdaq tăng 208 điểm và S&P 500 tăng 58 điểm, khiến dòng tiền chảy vào giá vàng có lúc bị hạn chế.

Với diễn biến này, có lẽ giới đầu cơ lo ngại nắm giữ vàng sẽ bất lợi. Thế nên, khi vàng giao dịch tại 1.985 USD/ounce họ liền bán ra thu về lợi nhuận. Giá vàng hôm nay của thế giới buộc phải lao xuống và đến đầu ngày 1-4 đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần tại 1.970 USD/ounce.

Trước đó, tại Việt Nam, trong ngày 31-3, do sức mua – bán rất yếu nên giá vàng SJC vào cuối ngày gần như bất động tại 67,05 triệu đồng/lượng.

Giá vàng hôm nay 1-4: Lao xuống - Ảnh 2.
Thy Thơ - Thái Phương. Ảnh: Tấn Thạnh - Đồ họa: Chi Phan

Adblock test (Why?)


Giá vàng hôm nay 1-4: Lao xuống - Báo Người Lao Động
Read More

Chuyên gia: Tăng trưởng kinh tế TP.HCM chỉ 0,7% là rất đáng lo - Zing News

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, TP.HCM được xem là đầu tàu của cả nước nhưng đang trì trệ do những dư âm còn sót lại của Covid-19 và ảnh hưởng những vấn đề kinh tế năm 2022.

Dữ liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy GRDP của TP.HCM trong quý I ước đạt khoảng 360.000 tỷ đồng, chỉ tăng trưởng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đưa TP.HCM về danh sách 10 địa phương có tốc độ tăng trưởng thấp nhất cả nước.

Trao đổi với Zing, TS Nguyễn Trí Hiếu đánh giá đây là mức tăng trưởng rất thấp và gần như không đáng kể.

"Đối với một nền kinh tế đầu tàu của cả nước, mức tăng trưởng này rất đáng lo ngại. Cùng kỳ năm 2022 đã tăng trưởng thấp do ảnh hưởng của đại dịch, mà năm nay tăng trưởng chưa đến 1% thì nghĩa là TP.HCM đang trong tình trạng trì trệ", TS Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.

Nguyên nhân làm nền kinh tế đầu tàu giảm tốc

Lý giải về mức tăng trưởng thấp của TP.HCM, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng không riêng gì địa phương này, mà GDP cả nước trong quý I cũng chỉ tăng 3,32% so với cùng kỳ. Đặc biệt, TP.HCM với sức nặng của mình cũng không nằm ngoái khó khăn chung của nền kinh tế.

kinh te tphcm anh 1

TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế.

Trước đó, khi đại dịch ập đến, TP.HCM là nơi chịu tác động nặng nề nhất. Đến nay, ông nhìn nhận dư âm của đại dịch đâu đó vẫn còn ảnh hưởng.

Dù vậy, theo ghi nhận của Zing, vẫn có những tỉnh thành có mức tăng trưởng GRDP cao hơn mức tăng GDP cả nước. Trong đó, Hậu Giang, Bình Thuận và Hải Phòng có mức tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước, lần lượt 12,67%; 9,86% và 9,65%. Các thành phố trực thuộc trung ương còn lại gồm Đà Nẵng, Hà Nội và Cần Thơ cũng ghi nhận GRDP tăng 4,02-7,12%.

Bình luận về sự trái chiều này, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng "thuyền to thì sóng lớn".

Theo ông, hai nguyên nhân chính dẫn đến sự trì trệ của TP.HCM là sự chững lại của thị trường bất động sản và sự đóng băng của thị trường tài chính. Thậm chí vụ đại án liên quan đến Vạn Thịnh Phát cũng phần nào ảnh hưởng đến kinh tế thành phố.

Tốc độ tăng trưởng GRDP của 5 TP trực thuộc Trung ương và vùng Đông Nam Bộ trong quý I/2023 so với cùng kỳ
Nguồn dữ liệu: Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê các tỉnh, TP.
Nhãn Bà Rịa - Vũng Tàu TP.HCM Bình Dương Tây Ninh Đồng Nai Cần Thơ Hà Nội Đà Nẵng Bình Phước Hải Phòng

% -4.75 0.7 1.15 2.21 3.25 4.02 5.8 7.12 7.6 9.65

Thực tế, hơn 65% GRDP của TP.HCM được đóng góp lớn bởi khu vực dịch vụ. Nhưng có đến 4/9 ngành dịch vụ trọng yếu có mức tăng trưởng âm trong quý đầu năm, trong đó nặng nề nhất là lĩnh vực kinh doanh bất động sản giảm đến 16,2%.

Điều này khiến giá trị gia tăng dịch vụ trong quý I của TP.HCM chỉ đạt 2,07%, bị bỏ xa bởi 4 thành phố trực thuộc trung ương còn lại.

Cùng lúc này, giá trị gia tăng công nghiệp, xây dựng cũng ghi nhận giảm, trong khi Hà Nội, Cần Thơ và đặc biệt là Hải Phòng đều ghi nhận tăng 2-10% so với cùng kỳ.

Xét trong khu vực Đông Nam Bộ, mức tăng trưởng GRDP của TP.HCM vẫn xếp sau Bình Phước (tăng 7,6%), Đồng Nai (tăng 3,25%), Tây Ninh (tăng 2,21%) và Bình Dương (tăng 1,15%).

Cần tìm kiếm động lực tăng trưởng mới

Trong bối cảnh này, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng TP.HCM nên tìm đến động lực tăng trưởng từ khối sản xuất, với "xương sống" là các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn.

Song song đó, TP vẫn cần nỗ lực phục hồi thị trường bất động sản và tài chính, đặc biệt là hoạt động của các ngân hàng và xử lý các vấn đề liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp.

Đến quý II, TP.HCM nếu có phát triển thì vẫn rất trì trệ, có thể tăng trưởng GRDP lên đến 1-2% đã là mức cao. Với những gì đang diễn ra, tôi không có dự báo lạc quan lắm cho TP.HCM.

TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế

"Dĩ nhiên, muốn phục hồi những thị trường này cần có sự chỉ đạo, hỗ trợ từ phía Trung ương. Nếu Chính phủ có những chính sách hiệu quả, TP.HCM sẽ là nơi được hưởng lợi đầu tiên.

"Ngoài ra, đầu tư công được coi là vốn mồi cho nền kinh tế nhưng quá trình giải ngân cũng rất chậm tại TP.HCM", TS Nguyễn Trí Hiếu nói thêm.

Ngày 1/4 tới, UBND TP.HCM sẽ tổ chức phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội quý I và nhiệm vụ, giải pháp quý II. Chưa rõ những giải pháp nào sẽ được đưa ra thảo luận, nhưng chủ đề được UBND TP đặt ra cho phiên họp này là "thúc đẩy đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm".

Trước đó, tại phiên họp về tình hình phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM 2 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ, giải pháp tháng 3 sáng 3/3, TS Trần Du Lịch, Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cũng nhấn mạnh TP.HCM cần tìm kiếm các dư địa để nỗ lực phát triển. Nếu không giữ được mức tăng trưởng 8-8,5%, khó khăn sẽ chồng chất năm sau.

Theo ông, các sở ngành cần tập trung đánh giá 4 nhóm ngành công nghiệp và 9 nhóm ngành dịch vụ có đóng góp tỷ trọng cao nhất. Riêng về dịch vụ, ông cho rằng tập trung đánh giá 5 nhóm gồm thương mại, thị trường tài chính, thị trường bất động sản, du lịch và logistics.

kinh te tphcm anh 2

Các chuyên gia khuyến nghị TP.HCM cần tìm kiếm các động lực tăng trưởng mới, từ những ngành nghề còn dư địa để phát triển trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Ảnh: Duy Hiệu.

Trong lúc này, TP.HCM vẫn đang trông chờ vào 7 nhóm chính sách đặc thù. Hôm 28/3, Chính phủ đã có tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM (thay thế Nghị quyết 54) vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm nay. Nếu được đồng ý bổ sung, nghị quyết sẽ được Quốc hội thảo luận, thông qua tại kỳ họp tháng 5 tới theo thủ tục rút gọn.

Dự thảo lần này đưa ra 7 nhóm chính sách đặc thù cho TP.HCM, gồm chính sách về quản lý đầu tư; tài chính, ngân sách; quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; thu hút nhà đầu tư chiến lược; quản lý khoa học, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy của TP.HCM và TP Thủ Đức (thuộc TP.HCM).

Các chính sách này, theo Chính phủ, nhằm đưa TP.HCM trở thành thành phố thông minh, dịch vụ công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, cũng như là trung tâm tài chính, thương mại, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á.

Đồng thời, xây dựng TP.HCM thành hạt nhân của vùng Đông Nam bộ, cực tăng trưởng của cả nước, nơi thu hút các định chế tài chính và tập đoàn kinh tế quốc tế. Đến năm 2045, TP.HCM phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á, người dân có chất lượng cuộc sống cao.

Dù vậy, theo TS Nguyễn Trí Hiếu, diễn biến trong quý II sẽ chưa thể khả quan hơn. "Tôi cho rằng đến quý II, TP.HCM nếu có phát triển thì vẫn rất trì trệ, có thể tăng trưởng GRDP lên đến 1-2% đã là mức cao. Với những gì đang diễn ra, tôi không có dự báo lạc quan lắm cho TP.HCM, rất đáng tiếc", TS Nguyễn Trí Hiếu kết luận trong cuộc trao đổi với Zing.


Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

TP.HCM tăng trưởng thấp nhất 5 TP trực thuộc Trung ương

TP.HCM được xếp loại nằm trong top 10 địa phương có tốc độ tăng trưởng GRDP thấp nhất cả nước, xếp hạng 56 trong tổng số 63 tỉnh thành.

Kinh tế Hậu Giang, Hải Phòng bứt tốc, Bắc Ninh giảm mạnh trong quý I

GDP quý I cả nước ghi nhận mức tăng 3,32%; trong khi kinh tế Hậu Giang, Bình Thuận và Hải Phòng tăng trưởng lần lượt 12,67%; 9,86% và 9,65%.

kinh tế tphcm gdp grdp tphcm grdp nguyễn trí hiếu trần du lịch kinh tế

Adblock test (Why?)


Chuyên gia: Tăng trưởng kinh tế TP.HCM chỉ 0,7% là rất đáng lo - Zing News
Read More

"Dọn ổ cho đại bàng" | Báo Dân trí - Báo Dân Trí

52 doanh nghiệp lớn của Mỹ đã chính thức đến Việt Nam tìm cơ hội hợp tác ở nhiều lĩnh vực. Theo Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), đây là phái đoàn doanh nghiệp Mỹ lớn nhất từ trước đến nay đến Việt Nam, nhân kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ.

Trong số những doanh nghiệp này có nhiều tên tuổi đáng chú ý như Công ty Hàng không vũ trụ Boeing, Tập đoàn Công nghiệp quân sự Lockheed Martin, Tập đoàn Công nghệ SpaceX hay những cái tên quen thuộc như Apple, Coca-Cola, Ford, Netflix...

Sự kiện này phần nào cho thấy niềm tin, sự quan tâm của các doanh nghiệp Mỹ nói riêng và doanh nghiệp nước ngoài nói chung đến môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam. Đồng thời, phát tín hiệu tích cực, bước đầu tháo gỡ lo ngại về các diễn biến phức tạp trên thị trường bất động sản, trái phiếu, chứng khoán… thời gian gần đây có thể ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư nước ngoài.

Nói cho cùng, việc xử lý sai phạm, làm sạch thị trường chẳng phải cũng nhắm đến việc tạo môi trường lành mạnh cho các nhà đầu tư cập bến hay sao?

Dọn ổ cho đại bàng - 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) - Ảnh: VGP.

Bên cạnh đó, việc 52 "đại bàng" từ Mỹ đến Việt Nam tìm cơ hội hợp tác cũng gợi mở hy vọng về sự cải thiện thu hút vốn FDI trong tương lai gần, "hâm nóng" lại hoạt động này - vốn đã trầm lắng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.

Số liệu được Bộ Kế hoạch Đầu tư vừa mới công bố cho thấy, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong 3 tháng đầu năm nay sụt giảm rất mạnh, chỉ bằng 61,2% cùng kỳ với gần 5,45 tỷ USD.

Nguyên nhân của sự sụt giảm này, theo Cục Đầu tư nước ngoài, là do trong 3 tháng đầu năm 2022 có sự gia tăng đột biến với việc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án LEGO, tổng vốn đăng ký 1,32 tỷ USD. Riêng dự án này đã chiếm tới 41% tổng vốn đăng ký mới trong 3 tháng năm 2022. Nói cách khác, trong 3 tháng đầu năm nay, chúng ta đang thiếu vắng những dự án quy mô lớn thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, người viết quan tâm nhiều hơn đến vốn giải ngân trên thực tế. Nếu đăng ký nhưng không giải ngân thì hiệu ứng với nền kinh tế không có nhiều ý nghĩa. Trong 3 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài đạt 4,3 tỷ USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ.

Theo đó, đối với việc 52 doanh nghiệp lớn của Mỹ tìm hiểu cơ hội hợp tác ở Việt Nam, trước hết là tin vui, nhưng làm thế nào để biến "mối quan tâm" trở thành hành động "xuống tiền" trên thực tế lại là một bước tiến dài, cần sự phối hợp tạo điều kiện của nhiều cơ quan hữu quan.

Dòng vốn FDI được giới chuyên gia nhận định là một trong những trụ cột cho tăng trưởng kinh tế trong năm nay.

"Nguồn FDI ổn định kể cả trong bối cảnh thắt chặt tài chính toàn cầu hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong việc duy trì đà tăng trưởng. Năm 2022, Việt Nam và Malaysia là 2 nước nổi bật hơn hẳn trong khu vực về thu hút FDI và lợi thế này tiếp tục duy trì trong năm nay. Đặc biệt, Việt Nam ở một vị thế tốt hơn các nước trong khu vực về thu hút vốn ngoại cho các dự án xanh nhờ những hiệp định thương mại với Anh và châu Âu", bà Yun Liu, chuyên gia kinh tế về thị trường ASEAN, Ngân hàng HSBC, nhận định.

Trong khi đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết, để tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 6,5%, trong 9 tháng còn lại của năm 2023, kinh tế cả nước cần phải tăng khoảng 7,5% - đây là thách thức rất lớn trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều yếu tố bất định. Nếu hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt được kết quả tích cực thì sẽ là một động lực quan trọng để lan tỏa sang các khu vực kinh tế khác.

Muốn thu hút đối tác thì trước hết phải tìm hiểu những lĩnh vực mà họ quan tâm, tạo điều kiện trong khả năng cho phép, tháo dỡ những rào cản để nhà đầu tư có thể thuận lợi "rót vốn", đặc biệt là hút được nguồn vốn chất lượng cao.

Trong bối cảnh hiện nay, thách thức dễ thấy nhất đối với thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam đó là xu hướng tăng lãi suất trên thế giới mặc dù đã chậm lại nhưng chưa đảo chiều, đồng USD tăng giá đe dọa hoạt động "rút vốn" và hạn chế nguồn vốn mới.  

Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng thể thì có lẽ, Việt Nam vẫn còn những điểm mạnh có thể khai thác, và không phải ngẫu nhiên mà "đại bàng" lại "nhòm ngó" môi trường đầu tư ở Việt Nam. Cụ thể đó là sự ổn định về chính trị, sự năng động của một nền kinh tế trẻ, sự hợp lý về chi phí, sự thân thiện của các chính quyền địa phương và cả những lợi thế về đất đai, nguồn lao động vẫn còn đó. Việt Nam còn là một nền kinh tế mở với hàng chục hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương. Đáng chú ý, tới đây khi Luật Đất đai (sửa đổi) và nhiều chính sách pháp luật khác về kinh tế nếu được hoàn thiện và thông qua thì sẽ tháo gỡ đáng kể vướng mắc về mặt pháp lý, khơi thông ách tắc cho thị trường.

Cần thấy rằng, trong nguy có cơ, trong khó khăn luôn tiềm ẩn cơ hội. Không chỉ Việt Nam mà cả thế giới đều đang phải trải qua giai đoạn khó khăn với nhiều biến số khó lường, nhiều nền kinh tế lớn đứng trước nguy cơ suy thoái. Như vậy, nếu các nhà điều hành đạt được sự cân bằng về chính sách, kiểm soát lạm phát ở mức cho phép mà vẫn hỗ trợ được tăng trưởng, nếu các địa phương luôn trong tư thế sẵn sàng "dọn ổ cho đại bàng" thì Việt Nam vẫn có thể tận dụng được thời cơ, đón về những dự án FDI chất lượng cao, mang lại giá trị gia tăng lớn cho nền kinh tế.

Tác giảBích Diệp tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại trường Đại học Ngoại thương; gia nhập báo Dân Trí từ năm 2012 và chuyên đưa tin về kinh tế, hoạt động doanh nghiệp, thị trường chứng khoán.

Chuyên mục TÂM ĐIỂM mong nhận được ý kiến của bạn đọc về nội dung bài viết. Hãy vào phần Bình luận và chia sẻ suy nghĩ của mình. Xin cảm ơn!

Adblock test (Why?)


"Dọn ổ cho đại bàng" | Báo Dân trí - Báo Dân Trí
Read More

Thursday, March 30, 2023

Góc nhìn của CEO Samsung Việt Nam về thuế tối thiểu toàn cầu - Báo Dân Trí

Cụ thể, các quan điểm này được ông chia sẻ tại cuộc họp trao đổi kinh nghiệm và lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam thuộc đối tượng có liên quan thuế suất tối thiểu toàn cầu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) (Trụ cột 2) mới đây tại Tổng cục Thuế.

Theo ông Choi Joo Ho, Chính phủ Việt Nam đã và đang tạo dựng được môi trường đầu tư có nhiều nét riêng biệt hơn so với các quốc gia khác nhằm thu hút nhiều doanh nghiệp FDI. Ông nhấn mạnh tới các chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cho những doanh nghiệp đang có mặt tại Việt Nam. 

Dù thế, nếu không ứng phó triệt để với chính sách thuế tối thiểu thì sẽ dẫn tới khó khăn gia tăng cho các doanh nghiệp FDI, kéo theo sự giảm sút trong năng lực cạnh tranh. Chính sách miễn giảm thuế TNDN của Việt Nam không còn phát huy tác dụng với doanh nghiệp FDI trong bối cảnh thuế tối thiểu toàn cầu đang được áp dụng.

Trong bối cảnh thuế này dự kiến được áp dụng vào năm sau, ông Choi Joo Ho cho rằng nếu không ứng phó tốt, sẽ dẫn tới sự gia tăng những gánh nặng về thuế cho nhiều doanh nghiệp FDI, kéo theo là sự giảm sút trong năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Góc nhìn của CEO Samsung Việt Nam về thuế tối thiểu toàn cầu - 1

Tổng giám đốc Samsung Việt Nam nói về vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu (Ảnh: Tổng cục Thuế).

Hiện Samsung Việt Nam có 6 pháp nhân sản xuất, 1 trung tâm nghiên cứu và phát triển, tổng số vốn đầu tư là 20 tỷ USD. Samsung Việt Nam đang chiếm 50% tỷ trọng sản lượng điện thoại di động trên toàn thế giới và nhận được những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, với tình hình hiện tại thì dự kiến kể từ năm 2024, Samsung sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của Trụ cột 2. Trong trường hợp không có thay đổi về chính sách thuế tại Việt Nam, thì từ năm 2024, tập đoàn này sẽ phải nộp một số thuế bổ sung lớn về Hàn Quốc mỗi năm.

"Điều này dẫn tới hệ quả khiến cho năng lực cạnh tranh sản phẩm của Samsung sẽ bị sụt giảm, đồng thời cũng sẽ tạo ra ảnh hưởng cho chính sách thu hút FDI của Việt Nam", lãnh đạo tập đoàn Hàn Quốc nêu.

"Chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam sẽ khiến cho số thuế phải đóng bổ sung bị chuyển về quốc gia nơi đặt trụ sở công ty mẹ tối cao của các doanh nghiệp đa quốc gia. Nói cách khác, lợi nhuận của các công ty đa quốc gia có được tại Việt Nam sẽ bị cơ quan thuế của một quốc gia khác mà không phải Việt Nam thu về, thông qua việc thực hiện quyền thu thuế đối với số lợi nhuận này", ông nói. 

Ông Choi Joo Ho đồng thời đưa ra một số kiến nghị. 

Đầu tiên là xây dựng các hình thức hỗ trợ nhằm bù đắp cho việc sụt giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam phát sinh do áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Phương án triển khai hỗ trợ sẽ tùy theo đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp, kèm các tiêu chuẩn áp dụng đi kèm. 

Tiếp đó là cần đảm bảo quyền đánh thuế bằng cách áp dụng QDMTT (cơ chế nội luật hóa trong đó việc tính toán lợi nhuận thặng dư và thuế tối thiểu được áp dụng tương đương các quy định tại Trụ cột 2). Hiện tại các quốc gia Đông Nam Á khác như Singapore, Malaysia… cũng đang chuẩn bị để áp dụng QDMTT. 

Thuế tối thiểu toàn cầu là một loại thuế do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khởi xướng và hiện nay đã được hơn 140 quốc gia đồng thuận. Với loại thuế này, các tập đoàn, công ty lớn có doanh thu từ 750 triệu euro trở lên sẽ đều phải đóng thuế 15%, dù là ở bất kỳ quốc gia nào.

Adblock test (Why?)


Góc nhìn của CEO Samsung Việt Nam về thuế tối thiểu toàn cầu - Báo Dân Trí
Read More

Wednesday, March 29, 2023

Góc nhìn của CEO Samsung Việt Nam về thuế tối thiểu toàn cầu - Báo Dân Trí

Cụ thể, các quan điểm này được ông chia sẻ tại cuộc họp trao đổi kinh nghiệm và lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam thuộc đối tượng có liên quan thuế suất tối thiểu toàn cầu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) (Trụ cột 2) mới đây tại Tổng cục Thuế.

Theo ông Choi Joo Ho, Chính phủ Việt Nam đã và đang tạo dựng được môi trường đầu tư có nhiều nét riêng biệt hơn so với các quốc gia khác nhằm thu hút nhiều doanh nghiệp FDI. Ông nhấn mạnh tới các chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cho những doanh nghiệp đang có mặt tại Việt Nam. 

Dù thế, nếu không ứng phó triệt để với chính sách thuế tối thiểu thì sẽ dẫn tới khó khăn gia tăng cho các doanh nghiệp FDI, kéo theo sự giảm sút trong năng lực cạnh tranh. Chính sách miễn giảm thuế TNDN của Việt Nam không còn phát huy tác dụng với doanh nghiệp FDI trong bối cảnh thuế tối thiểu toàn cầu đang được áp dụng.

Trong bối cảnh thuế này dự kiến được áp dụng vào năm sau, ông Choi Joo Ho cho rằng nếu không ứng phó tốt, sẽ dẫn tới sự gia tăng những gánh nặng về thuế cho nhiều doanh nghiệp FDI, kéo theo là sự giảm sút trong năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Góc nhìn của CEO Samsung Việt Nam về thuế tối thiểu toàn cầu - 1

Tổng giám đốc Samsung Việt Nam nói về vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu (Ảnh: Tổng cục Thuế).

Hiện Samsung Việt Nam có 6 pháp nhân sản xuất, 1 trung tâm nghiên cứu và phát triển, tổng số vốn đầu tư là 20 tỷ USD. Samsung Việt Nam đang chiếm 50% tỷ trọng sản lượng điện thoại di động trên toàn thế giới và nhận được những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, với tình hình hiện tại thì dự kiến kể từ năm 2024, Samsung sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của Trụ cột 2. Trong trường hợp không có thay đổi về chính sách thuế tại Việt Nam, thì từ năm 2024, tập đoàn này sẽ phải nộp một số thuế bổ sung lớn về Hàn Quốc mỗi năm.

"Điều này dẫn tới hệ quả khiến cho năng lực cạnh tranh sản phẩm của Samsung sẽ bị sụt giảm, đồng thời cũng sẽ tạo ra ảnh hưởng cho chính sách thu hút FDI của Việt Nam", lãnh đạo tập đoàn Hàn Quốc nêu.

"Chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam sẽ khiến cho số thuế phải đóng bổ sung bị chuyển về quốc gia nơi đặt trụ sở công ty mẹ tối cao của các doanh nghiệp đa quốc gia. Nói cách khác, lợi nhuận của các công ty đa quốc gia có được tại Việt Nam sẽ bị cơ quan thuế của một quốc gia khác mà không phải Việt Nam thu về, thông qua việc thực hiện quyền thu thuế đối với số lợi nhuận này", ông nói. 

Ông Choi Joo Ho đồng thời đưa ra một số kiến nghị. 

Đầu tiên là xây dựng các hình thức hỗ trợ nhằm bù đắp cho việc sụt giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam phát sinh do áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Phương án triển khai hỗ trợ sẽ tùy theo đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp, kèm các tiêu chuẩn áp dụng đi kèm. 

Tiếp đó là cần đảm bảo quyền đánh thuế bằng cách áp dụng QDMTT (cơ chế nội luật hóa trong đó việc tính toán lợi nhuận thặng dư và thuế tối thiểu được áp dụng tương đương các quy định tại Trụ cột 2). Hiện tại các quốc gia Đông Nam Á khác như Singapore, Malaysia… cũng đang chuẩn bị để áp dụng QDMTT. 

Thuế tối thiểu toàn cầu là một loại thuế do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khởi xướng và hiện nay đã được hơn 140 quốc gia đồng thuận. Với loại thuế này, các tập đoàn, công ty lớn có doanh thu từ 750 triệu euro trở lên sẽ đều phải đóng thuế 15%, dù là ở bất kỳ quốc gia nào.

Adblock test (Why?)


Góc nhìn của CEO Samsung Việt Nam về thuế tối thiểu toàn cầu - Báo Dân Trí
Read More

Tuesday, March 28, 2023

Giá vàng hôm nay ngày 28/3: Vàng thế giới lao dốc, SJC vẫn "đứng" vững - tinnhanhchungkhoan

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi đi tăng 50.000 đồng/lượng trong ngày hôm qua, giá vàng SJC của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn mở cửa sáng nay ngày 28/3 đảo chiều giảm 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết lần lượt ở mức 66,6 – 67,32 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Tại thị trường TP.HCM, giá vàng SJC niêm yết ở mức 66,6 – 67,3 triệu đồng/lượng.

Thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu tính đến đầu giờ sáng nay giảm 150.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 200.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với hôm qua, hiện đứng ở mức 54,78 – 55,73 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 21,9 USD xuống 1.956,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng đảo chiều hồi nhẹ lên mức 1.960 USD/ounce.

Giá vàng tương lai giao tháng 4/2023 trên sàn Comex New York giảm 30 USD, tương ứng giảm 1,51% xuống 1.953,8 USD/ounce.

Mặc dù đã hồi phục từ mức thấp nhất trong ngày nhưng giá vàng vẫn không thoát khỏi trạng thái giảm khá mạnh trong phiên giao dịch giữa trưa thứ Hai của Mỹ. Vàng đã giảm và ổn định trên mốc 1.950 USD/ounce.

Thị trường chứng khoán toàn cầu chủ yếu tăng cao. Khẩu vị rủi ro cao hơn một chút và đó là điều tiêu cực đối với các kim loại trú ẩn an toàn. Hệ thống ngân hàng Mỹ và châu Âu dường như đã ổn định, ít nhất là lúc này.

First Citizens Bank có trụ sở tại Raleigh, Bắc Carolina đã ký một thỏa thuận mua lại đối với tất cả các khoản tiền gửi và khoản vay của SVB. Trong khi đó, cổ phiếu Deutsche Bank vững chắc hơn trong bối cảnh giảm bớt lo ngại về sức khỏe của ngân hàng đó.

Địa chính trị đang tiến gần hơn đến mục tiêu hàng đầu của thị trường khi Nga cuối tuần qua đe dọa triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus. Triều Tiên đã bắn thử nhiều tên lửa đạn đạo hơn và Mỹ đã trả đũa bằng các cuộc không kích ở Syria sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái do Iran hậu thuẫn làm một công dân Mỹ thiệt mạng và các quân nhân Mỹ bị thương.

Đây là một tuần bận rộn đối với dữ liệu kinh tế của Hoa Kỳ, bao gồm dữ liệu chi tiêu và tiêu dùng cá nhân rất được mong đợi vào thứ Sáu sẽ cung cấp manh mối mới về việc liệu nền kinh tế Hoa Kỳ có đang tiến tới suy thoái hay không.

Các thị trường bên ngoài quan trọng trong ngày đã chứng kiến ​​​​chỉ số đô la Mỹ yếu hơn. Giá dầu thô tương lai của Nymex tăng và giao dịch quanh mức 71,25 USD/thùng. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm chuẩn hiện đang ở mức khoảng 3,5%.

Với mức giá khoảng 1.960 USD/ounce ở thời điểm hiện tại, thì giá vàng thế giới quy đổi sang VND (đã tính thuế, phí gia công) đang ở mức 56,58 triệu đồng/lượng, như vậy, chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước và thế giới rơi vào khoảng 10,74 triệu đồng/lượng.

Giá vàng hôm nay ngày 28/3: Vàng thế giới lao dốc, SJC vẫn "đứng" vững ảnh 1

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) mở cửa sáng nay đứng ở mức 102,75 điểm.

Tỷ giá trung tâm hôm nay ngày 28/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố là 23.605 đồng/USD, tăng 3 đồng so với hôm qua. Với biên độ +/-5% theo quy định, biên độ dao động của tỷ giá USD tương ứng là 22.425 – 24.785 đồng/USD.

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết ở mức 23.450 đồng/USD ở chiều mua vào và 24.780 đồng/USD ở chiều bán ra.

Tỷ giá USD tại một số ngân hàng thương mại lớn như VCB, BIDV, VietinBank, Techcombank, ACB… hiện giao dịch quanh mức 23.310 – 23.800 đồng/USD.

Sáng nay tại thị trường Hà Nội, giá USD tự do mua vào khoảng 23.450 đồng/USD và bán ra là 23.550 đồng/USD.

Adblock test (Why?)


Giá vàng hôm nay ngày 28/3: Vàng thế giới lao dốc, SJC vẫn "đứng" vững - tinnhanhchungkhoan
Read More

Sunday, March 26, 2023

Ngày 26/3: Thêm nhiều ngân hàng giảm lãi suất huy động, bắt đầu giảm lãi suất cho vay diện rộng - Cafef.vn

Hiện chỉ còn 2 ngân hàng có lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng từ 9%/năm là ABBank và SCB. Trong những ngày gần đây, loạt ngân hàng từng có lãi suất trên 9%/năm đều đã điều chỉnh xuống dưới mốc này, gồm OceanBank, BaoVietBank, Kienlongbank,…

Tại OceanBank, lãi suất cao nhất của nhà băng này chỉ còn 8,8%/năm, áp dụng cho các khoản tiền gửi online, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, giảm 0,2 điểm % so với trước. Ngoài ra, lãi suất kỳ hạn 6 tháng giảm xuống còn 8,2%/năm.

Tại BaoVietBank, lãi suất cũng giảm khoảng 0,1-0,2 điểm % so với trước. Hiện lãi suất kỳ hạn 6 tháng ở mức 8,8%/năm, kỳ hạn 12 tháng là 8,9% và kỳ hạn 36 tháng là 8,5%/năm.

HDBank cũng mới điều chỉnh lãi suất từ ngày 23/3. Trong đó, lãi suất kỳ hạn 6 tháng hình thức tiết kiệm online giảm từ 9%/năm xuống 8,8%/năm. Lãi suất kỳ hạn 12 tháng giữ nguyên 8,8%/năm, lãi suất kỳ hạn 36 tháng 6,9%/năm.

Đáng chú ý, từ ngày mai (27/3), LienVietPostBank sẽ áp dụng biểu lãi suất mới và giảm ở khá nhiều kỳ hạn. Trong đó, lãi suất kỳ hạn từ 13 tháng trở đi được điều chỉnh giảm 0,2 điểm % xuống 9%/năm. Ngân hàng giữ nguyên lãi suất 6 tháng là 8,5%/năm và 12 tháng là 8,6%/năm.

Theo khảo sát, tại kỳ hạn 12 tháng, chỉ còn SCB và ABBank niêm yết từ 9%/năm. Tuy nhiên, xấp xỉ mốc này thì có khá nhiều nhà băng, có thể kể đến Kienlongbank, BaoVietBank, BacABank, VietBank, NamABank, HDBank, GPBank với mức áp dụng 8,8-8,9%/năm.

Lưu ý, để được hưởng các mức lãi suất cao nhất này, khách hàng cần đáp ứng các điều kiện mà ngân hàng đưa ra như gửi bằng hình thức trực tuyến hoặc/và có số tiền gửi lớn hơn mức tối thiểu theo quy định. Ngoài ra, mức lãi suất huy động có thể thay đổi tùy vào từng chi nhánh ngân hàng, có thể thoả thuận hoặc áp dụng chương trình ưu đãi.

Đáng chú ý, một số ngân hàng thay đổi lãi suất cơ sở (để tính lãi suất cho vay) theo định kỳ thời gian gần đây.

Tại Techcombank, từ ngày 22/3, ngân hàng áp dụng các mức lãi suất cho vay mới. Trong đó, lãi suất cơ sở chuẩn cho vay mua bất động sản, vay xây, sửa nhà, vay tiêu dùng thế chấp linh hoạt và vay mua ô tô ở mức 9,4%/năm.

Tương tự tại SHB từ ngày 22/3, lãi suất cơ sở cho kỳ hạn vay từ 12 tháng trở xuống là 10,7%-10,9/năm.

Bốn ngân hàng thương mại Nhà nước thì đang triển khai gói tín dụng quy mô lớn với lãi suất ưu đãi. Cụ thể, VietinBank có gói tín dụng lên quy mô 100.000 tỷ đồng với lãi suất từ 7,1%/năm, triển khai từ nay đến hết ngày 30/6, thời gian vay tối đa 12 tháng.

Agribank tung ra gói tín dụng ưu đãi cho DN với quy mô lên đến 100.000 tỉ đồng và 500 triệu USD.  Chương trình kéo dài từ nay đến hết ngày 30/6, triển khai cho các khoản vay ngắn hạn (dưới 12 tháng), mức lãi suất thấp hơn tới 1,5 điểm % với khoản vay giải ngân bằng VNĐ và 1 điểm % với khoản vay bằng USD so với mức lãi suất hiện hành, tùy theo từng kỳ hạn cho vay, hồ sơ cụ thể của DN.

BIDV tung gói vay quy mô lên tới 170.000 tỉ đồng cho khách hàng cá nhân, đáp ứng nhu cầu vay vốn tiêu dùng và phục vụ sản xuất - kinh doanh. Trong đó, từ nay đến hết ngày 31/12, BIDV triển khai gói tín dụng trung - dài hạn với quy mô 100.000 tỉ đồng, lãi suất từ 9,5%/năm cho khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ tiêu dùng, mua ôtô hoặc sản xuất - kinh doanh. Gói vay 70.000 tỉ đồng có lãi suất từ 7%/năm, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ mục đích sản xuất - kinh doanh của khách hàng trong năm 2023 với các kỳ hạn dưới 12 tháng.

Vietcombank cũng đang triển khai gói tín dụng 100.000 tỉ đồng cho vay bổ sung vốn lưu động với lãi suất 7,5%-8,6%/năm đối với các khoản vay dưới 3 tháng đến dưới 12 tháng.

Adblock test (Why?)


Ngày 26/3: Thêm nhiều ngân hàng giảm lãi suất huy động, bắt đầu giảm lãi suất cho vay diện rộng - Cafef.vn
Read More

Saturday, March 25, 2023

Thị trường trái phiếu đang dần ấm lại - VietNamNet

Hôm qua báo chí đưa một thông tin rất đáng chú ý: các doanh nghiệp bất động sản đã huy động được hơn 20.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp. Cùng với số phát hành của Masan và một vài doanh nghiệp khác trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, giá trị trái phiếu doanh nghiệp đã đạt khoảng 1 tỷ USD.

Đây là thông tin rất tốt trên cơ sở chỉ có duy nhất một doanh nghiệp phát hành thành công 110 tỷ đồng trong tháng 1/2023, trong khi việc phát hành đã bị bóp nghẹt và tâm lý thị trường đông cứng kể từ đầu tháng 9/2022 khi nghị định 65 được ban hành với nhiều điều kiện siết chặt.

Tác động ngược của Nghị định 65 lên thị trường lớn đến mức, yêu cầu sửa đổi nghị định này đã được nêu rõ một nghị quyết của Chính phủ cuối năm ngoái để “cứu” thị trường.

Ngày 5/3 vừa rồi, Nghị định 08 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp có hiệu lực, sửa đổi một số quy định của Nghị định 65. Chỉ trong vòng 3 tuần, tổng số tiền huy động gần 1 tỷ đô la như kể trên cho thấy, văn bản pháp lý này dường như đang giúp làm lành những vết thương tâm lý và bước đầu lấy lại niềm tin của thị trường.

Chỉ đạo của Thủ tướng và phản ứng chính sách lần này của Bộ Tài chính là đúng đắn nhằm thực hiện một chủ trương lớn: mở rộng thị trường trái phiếu doanh nghiệp để đa dạng hóa các kênh dẫn vốn, tránh phụ thuộc gần như hoàn toàn vào hệ thống ngân hàng.

Chủ trương phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi vào nhiều nghị quyết của Đảng từ nhiều năm trước, nhưng rồi chưa thành công cho đến các năm 2020, 2021 khi thị trường bùng nổ.

Khi kênh trái phiếu co lại thì tín dụng ngân hàng đương nhiên lại là kênh dẫn vốn chính. Ảnh: Hoàng Hà

Thật đáng tiếc, vụ việc Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát… nổ ra, kéo theo cách ứng xử không khéo léo và hành lang pháp lý bị thu hẹp bởi Nghị định 65 đã làm hỏng thị trường này, làm nhiều doanh nghiệp lao đao, kể cả các doanh nghiệp có năng lực tài chính thật sự và nhà đầu tư lo lắng.

Thậm chí, có doanh nghiệp than phiền, họ phát hành trái phiếu nhằm mở rộng đầu tư, tạo việc làm, đóng góp cho phát triển kinh tế đất nước đúng theo chủ trương, luật pháp mà rồi bị coi như tội đồ.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam còn rất nhỏ so với quốc tế. Đến cuối năm 2022, quy mô thị trường của Việt Nam đạt gần 16% GDP, rất khiêm tốn khi xếp cạnh các quốc gia khác. Quy mô thị trường của Trung Quốc gần 37% GDP; Hàn Quốc gần 87% GDP; Nhật Bản gần 18% GDP; Singapore hơn 35% GDP; Thái Lan hơn 25% GDP; Malaysia hơn 55% GDP, theo báo cáo của Chính phủ.

Kênh trái phiếu co lại thì tín dụng ngân hàng đương nhiên lại là kênh dẫn vốn chính. Tuyệt đại các doanh nghiệp chỉ biết tìm đến ngân hàng để vay vốn ngắn và trung hạn để đầu tư dài hạn nếu không muốn tìm vốn tín dụng đen quá đắt đỏ và rủi ro. Nhưng rồi, cái room tín dụng chỉ được nới ra chỉ gần 2 tuần trước khi kết thúc năm, làm nhiều doanh nghiệp không thể vay vốn, tình trạng mất thanh khoản đã diễn ra khá phổ biến.

Tình thế trên nói lên tất cả: cần tiếp tục phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp một cách an toàn, lành mạnh, ổn định để vượt ra tình thế này.

Nghị định 08 có hai điểm quan trọng.

Thứ nhất, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong trường hợp gặp khó khăn khi thanh toán gốc và lãi trái phiếu có thể sử dụng các tài sản hợp pháp của mình để đàm phán với các nhà đầu tư thanh toán bằng tài sản; và đàm phán với các nhà đầu tư để gia hạn thêm thời gian tới 2 năm.

Trông chờ gì vào tín dụng cho bất động sản?Ngày mai, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức hội nghị về tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản. Tới đây, Tổ công tác của Thủ tướng về tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản sẽ tổ chức gặp chính quyền một số tỉnh và nhà đầu tư. Bộ Xây dựng cũng vậy.

Thứ hai, ngưng quy định xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân; ngưng các quy định về xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành; ngưng về thời gian để phát hành đối với một đợt trái phiếu, như nghị định 65 quy định và vì thế, dẫn đến thị trường bị bóp nghẹt thời gian qua.

Tác động của những điểm này đối với thị trường trong trung hạn đến đâu thì cần thêm thời gian, nhưng những tín hiệu của thị trường trong mấy tuần qua là tích cực.

Về phần mình, các nhà đầu tư cần đánh giá tiềm năng, độ rủi ro của các trái phiếu, của các doanh nghiệp phát hành nếu có ý định đầu tư. Cần đọc lịch sử tín dụng và điểm tín dụng tốt hay xấu, thể hiện qua các đợt huy động thành công vốn trong hay ngoài nước, khả năng thanh toán nợ đúng hạn.

Còn doanh nghiệp phát hành cần đảm bảo minh bạch thông tin và nhất là đảm bảo kinh doanh hiệu qủa để thu hút nhà đầu tư trái phiếu. Nhà đầu tư cũng cần được tham dự các buổi gặp mặt, hội nghị của doanh nghiệp phát hành để hiểu về chiến lược kinh doanh.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang chứng kiến hai xu hướng trái ngược. Nhiều doanh nghiệp phát hành không thành công, xin khất nợ trái phiếu; nhiều nhà đầu tư lo lắng, như ngồi trên lửa khi các khoản đầu tư của mình đang gặp rủi ro.

Tuy nhiên, còn rất nhiều doanh nghiệp vẫn phát hành thành công, mua lại trước hạn, thanh toán đúng hạn nhiều lô trái phiếu. Năng lực tài chính, kỹ năng quản trị, khả năng thanh toán và nhất là mức lãi suất của họ vẫn rất tốt.

Vấn đề hiện nay là cả Nhà nước, doanh nghiệp và nhà đầu tư cần bình tĩnh, tỉnh táo và khôn ngoan trong ứng xử với trái phiếu mới giúp khơi lại niềm tin thị trường.

Tư Giang

Lợi nhuận không đủ trả lãi vay ngân hàngSắc xanh đã quay trở lại trên sàn chứng khoán, dù còn yếu, thể hiện lòng tin thị trường nhen nhóm trở lại chỉ một ngày sau khi Ngân hàng Nhà nước phát đi thông cáo điều chỉnh giảm một điểm phần trăm đối với một số loại lãi suất điều hành.

Adblock test (Why?)


Thị trường trái phiếu đang dần ấm lại - VietNamNet
Read More

Thursday, March 23, 2023

Khởi tố nguyên TGĐ Công ty Coma 18 liên quan dự án của "đại gia điếu cày" - Báo Dân Trí

Ngày 23/3, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra vừa ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự từ Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng sang Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, xảy ra tại Công ty Cổ phần Coma 18.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng ra lệnh khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Huy Lân (61 tuổi, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Coma 18) về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, gây thất thoát, lãng phí.

Khởi tố nguyên TGĐ Công ty Coma 18 liên quan dự án của đại gia điếu cày - 1

Dự án VP6 Linh Đàm (Ảnh: S.T.).

Công an TP Hà Nội cho biết, ông Lân có liên quan đến sai phạm xảy ra tại dự án VP6 Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. 

Các quyết định trên đã được VKSND TP Hà Nội phê chuẩn. Đồng thời, Cơ quan An ninh điều tra đang tiếp tục mở rộng vụ án.

Trước đó, tháng 3/2018, ông Lân bị Công an TP Hà Nội khởi tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Coma 18 được xác định là người bàn giao bán đất tại dự án VP6 cho doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 Điện Biên (Tập đoàn Mường Thanh, do ông Lê Thanh Thản làm Chủ tịch Hội đồng quản trị).

Adblock test (Why?)


Khởi tố nguyên TGĐ Công ty Coma 18 liên quan dự án của "đại gia điếu cày" - Báo Dân Trí
Read More

Wednesday, March 22, 2023

Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 23/3: Chờ quyết định của Fed - tinnhanhchungkhoan

Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 23/3.

CTCK Tân Việt - TVSI

VN-Index kết phiên với cây nến dạng Spinning đi kèm thanh khoản không quá đột biến cho thấy vẫn chỉ là nhịp hồi phục trở lại sau khi tạm thời cân bằng tại vùng đáy tháng 2. Đà tăng của chỉ số hôm nay tập trung tại nhóm trụ ngân hàng và bất động sản.

Với việc thanh khoản không có sự cải thiện và đà tăng chỉ tập trung tại hai nhóm ngành lớn cho thấy tạm thời chưa có sự lan tỏa tích cực của dòng tiền.

Trong phiên ngày mai, chỉ số dự báo sẽ chịu biến động liên quan đến quyết định của FED tối nay, nhưng có cơ sở tiếp tục phục hồi nhờ nhóm trụ. Xu hướng chính của chỉ số vẫn đang là đi ngang khung 1.015-1.065 điểm.

Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 23/3: Chờ quyết định của Fed ảnh 1
Biểu đồ kỹ thuật VN-Index.

CTCK Tiên Phong - ORS

VN-Index có phiên tăng điểm thứ 2 liên tiếp sau khi lùi dần về mức hỗ trợ tâm lý 1.000 điểm.

Tuy nhiên, việc khối lượng giao dịch tiếp tục duy trì ở mức thấp (dưới mức trung bình 10 phiên gần nhất) và sự hồi phục tương đối thận trọng (dưới 10 điểm) trong 2 phiên qua tiếp tục cho thấy, tâm lý phân vân nơi nhà đầu tư khi kết quả cuộc họp của FOMC sẽ được công bố vào rạng sáng mai theo giờ Việt Nam.

Trước bối cảnh thị trường còn mang nhiều hoài nghi về hệ thống ngân hàng toàn cầu thì quyết định của FED và bài phát biểu sau đó sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp củng cố niềm tin nơi nhà đầu tư.

CTCK SHS

Sau 2 phiên hồi phục liên tiếp, VN-Index đã trở lại tiệm cận đường MA20 nhưng vẫn chưa trở lại kênh hồi phục ngắn hạn. Hôm nay, chỉ số chốt phiên tiếp tục tăng 8,11 điểm với khối lượng tiếp tục duy trì ở mức thấp.

Việc thị trường giao dịch với khối lượng thấp cho thấy động lực hồi phục không mạnh và đó là tín hiệu thường thấy khi thị trường vận động trong khu vực tích lũy.

Hôm nay khối ngoại tiếp tục mua ròng nhẹ trở lại trong bối cảnh chứng khoán toàn cầu đang có tín hiệu hồi phục sau quá trình điều chỉnh mạnh vừa qua.

Với góc nhìn ngắn hạn, VN-Index dù trở lại tiệm cận MA20 nhưng chưa trở lại kênh tăng giá ngắn hạn. Mặt khác khối lượng giao dịch thấp cũng cho thấy động lực tăng giá không cao.

Mặc dù thị trường vẫn có thể có đợt hồi phục tiếp theo sau giai đoạn điều chỉnh nhưng xác suất thị trường đi ngang tích lũy đang cao hơn.

Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 23/3: Chờ quyết định của Fed ảnh 2
Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index.

Adblock test (Why?)


Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 23/3: Chờ quyết định của Fed - tinnhanhchungkhoan
Read More

Tuesday, March 21, 2023

Xử phạt một chi nhánh Công ty F88 tại Đồng Tháp - Báo Tuổi Trẻ

Adblock test (Why?)


Xử phạt một chi nhánh Công ty F88 tại Đồng Tháp - Báo Tuổi Trẻ
Read More

Monday, March 20, 2023

Nhà đầu tư đau lòng vì những tua bin điện gió 15 tỉ phải nằm im - Báo Tuổi Trẻ

Nhà đầu tư đau lòng vì tua bin điện gió 15 tỉ phải nằm im - Ảnh 1.

Ông Đỗ Văn Bình - giám đốc Công ty năng lượng tái tạo Đại Dương - Ảnh: N.AN

Ngày 20-3, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức hội nghị với các chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo, điện gió. 

Nhà đầu tư điện gió không biết hỏi ai gỡ vướng

Nhắc lại đơn kiến nghị gửi Thủ tướng trước đó, bà Nguyễn Thị Thanh Bình - phó tổng giám đốc Tập đoàn T&T - tiếp tục bày tỏ những quan ngại trước khung giá điện được Bộ Công Thương ban hành chưa phù hợp thực tiễn và “có phần vội vàng”. 

Cũng bởi những nhà đầu tư trực tiếp bị ảnh hưởng “không hề được hỏi ý kiến”. Kết quả, dù tính ra khung giá nhưng lại không có đơn vị tư vấn độc lập thẩm định nên không phù hợp với thực tế đầu tư. 

Đáng chú ý là việc bãi bỏ ba quy định như áp dụng giá mua trong 20 năm, chuyển đổi tiền sang đồng USD, trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng, theo bà Bình là không phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo.

Do đó, doanh nghiệp này kiến nghị cần tính toán lại khung giá điện, trên cơ sở thuê đơn vị tư vấn độc lập. 

Trong thời gian đàm phán giá, cần huy động nguồn từ các dự án đã hoàn thành (tổng công suất hơn 2.090 MW). Mức giá tạm tính có thể bằng 90% giá điện nhập khẩu (6,95 cent/kWh) và áp dụng hồi tố.

“Mỗi tua bin điện gió hơn 150 tỉ đồng, đứng im trong hơn một năm qua, thật xót xa”, đại diện T&T nói.

Ông Đỗ Văn Bình - giám đốc Công ty năng lượng tái tạo Đại Dương - cho rằng nỗi khó khăn của nhà đầu tư là do chính sách thiếu. 

Ông dẫn chứng: EVN xin ý kiến chỉ đạo để hướng dẫn hợp đồng mẫu, song các văn bản liên quan đến trách nhiệm của Bộ Công Thương lại không cụ thể. 

“Chúng tôi đi hỏi một số nơi, các anh nói bây giờ không có chuyện hướng dẫn cụ thể nữa đâu, cứ thế mà làm" - ông Bình bày tỏ. 

Do vậy, việc Bộ Công Thương "giục" EVN đàm phán giá điện nhưng đến nay phương pháp tính toán giá chưa có, thì dù có nộp hồ sơ cũng chưa thể đàm phán được. 

Ông Bình đề nghị với thủ tục đang thiếu, cần tạo điều kiện cho các đơn vị hoàn thành và thực hiện huy động nguồn trong khi đàm phán giá.

Nhà đầu tư đau lòng vì tua bin điện gió 15 tỉ phải nằm im - Ảnh 3.

Ông Phạm Nguyên Hùng, phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) - Ảnh: N.AN

Nhìn nhận các khó khăn của nhà đầu tư, song ông Trần Đình Nhân - tổng giám đốc EVN - đề nghị để triển khai hợp đồng mua bán, Bộ Công Thương cần nghiên cứu quy định về phương pháp tính giá điện. 

Ông cũng đề nghị các chủ đầu tư nhanh chóng nộp hồ sơ cho công ty mua bán điện. Trường hợp các dự án thiếu hồ sơ, có thể được bổ sung sau. "Hiện chỉ có 1/85 chủ đầu tư nộp hồ sơ, nên các bên cần phải xích lại hợp tác" - ông Nhân nêu.

Bộ phủ nhận chính sách cho điện tái tạo không còn ưu đãi

Giải đáp tại hội nghị, ông Phạm Nguyên Hùng - phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) - cho hay các cơ chế ưu đãi trước đây được thực hiện trong thời hạn nhất định. 

Vì vậy sau khi hết giá ưu đãi (giá FIT), sẽ phải thực hiện theo cơ chế chuyển tiếp.

Ông cũng phủ nhận quan điểm cho rằng chính sách ưu đãi năng lượng tái tạo không còn. Vì trên thực tế, vẫn còn một số ưu đãi nhất định, như việc vẫn áp dụng thời hạn giá trong 20 năm với điện gió chuyển tiếp.

Về ý kiến cho rằng các thủ tục rườm rà gây khó khăn cho nhà đầu tư, ông Hùng cho biết cần phải chuẩn xác lại. 

“Chúng tôi đề nghị EVN hướng dẫn nhà đầu tư quy trình. Trường hợp tài liệu còn thiếu, cho phép nhà đầu tư tiếp tục bổ sung, tuân thủ đúng quy định pháp luật” - ông Hùng nói.

Trong khi đó, ông Trần Hồng Phương - trưởng phòng giá điện và phí Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) - cho hay sau khi ban hành khung giá, Bộ Công Thương đã giao EVN việc thỏa thuận giá điện, xác định giá phát điện của các nhà máy điện gió, mặt trời chuyển tiếp.

Dự án điện chuyển tiếp có đặc thù riêng, nên Bộ Công Thương yêu cầu EVN mời nhà đầu tư đàm phán. Về phương pháp tính giá điện theo đề xuất của EVN, ông Phương nói trên cơ sở đề xuất của EVN, cục báo cáo lãnh đạo bộ xem xét về vấn đề này.

Với các đề xuất của doanh nghiệp liên quan đến việc huy động nguồn điện trong thời gian chờ đàm phán giá, tránh lãng phí cho nhà đầu tư, các cơ quan chức năng chưa có phản hồi rõ tại hội nghị.

Adblock test (Why?)


Nhà đầu tư đau lòng vì những tua bin điện gió 15 tỉ phải nằm im - Báo Tuổi Trẻ
Read More

Saturday, March 18, 2023

Em trai bầu Đức đăng ký bán sạch cổ phiếu HAGL - Báo Người Lao Động

Ông Đoàn Nguyên Thịnh, em trai ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) – Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL – mã cổ phiếu HAG), vừa có thông báo đăng ký bán ra 488.934 cổ phiếu HAG, tương đương 0,05% vốn doanh nghiệp.

Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 22-3 đến 20-4, phương thức giao dịch thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn với mục đích nhằm cân đối tài chính cá nhân.

Nếu giao dịch thành công, ông Thịnh không còn nắm giữ cổ phiếu HAG nào.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17-3, cổ phiếu HAG có mệnh giá 7.600 đồng/cổ phiếu, với lượng cổ phiếu đang nắm giữ, ước tính ông Thịnh thu về hơn 3,7 tỉ đồng.

Liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh của HAGL, bầu Đức cho biết trong tháng 2, bối cảnh giá thịt heo tại thị trường trong nước vẫn duy trì ở mức thấp nên mảng kinh doanh này gần như không mang lại lợi nhuận.

Tháng 2, HAGL xuất chuồng đến 41.689 con heo thịt, tương đương gần 1.500 con/ngày tương đương tháng trước, đóng góp 212 tỉ đồng doanh thu, tăng 3% cũng kỳ nhưng không có lãi.

Em trai bầu Đức đăng ký bán sạch cổ phiếu HAGL - Ảnh 1.

Đóng gói chuối xuất khẩu tại HAGL

Dù vậy, giá chuối ở mức cao, 12 USD/thùng 13 kg đã đóng góp toàn bộ lợi nhuận cho HAGL trong tháng 2. Ngoài chuối xuất khẩu, chuối loại thải làm thức ăn chăn nuôi cũng đóng góp vào lợi nhuận cho HAGL nhưng chưa được thông tin cụ thể.

Cụ thể, trong tháng 2, HAGL ghi nhận doanh thu thuần 665 tỉ đồng, tăng gần 31% và lãi sau thuế 108 tỉ đồng, tăng hơn 9% so với tháng 1.

Theo HAGL, chăn nuôi heo đang rất khó khăn vì cung vượt cầu, giá thấp nên các hiệp hội ngành hàng chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi đang có kiến nghị giảm thuế nhập khẩu bã đậu nành từ 2% xuống 0% để hỗ trợ cho ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo đang chiếm tỉ trọng chính.

Trong khi đó, mảng xuất khẩu chuối lại rất khởi sắc, là một trong những điểm sáng nhất của ngành rau quả từ đầu năm đến nay. Hiện giá chuối đang ở mức cao nhất trong 3 năm qua và nhiều nông hộ trồng chuối đạt mức lợi nhuận lên đến 300 triệu đồng/năm nhờ đầu ra ổn định, nhất là sau khi Việt Nam đã ký kết được nghị định thư xuất khẩu chuối tươi chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Tin- ảnh: Ngọc Ánh

Adblock test (Why?)


Em trai bầu Đức đăng ký bán sạch cổ phiếu HAGL - Báo Người Lao Động
Read More

Friday, March 17, 2023

Hình ảnh nhiều người vay tiền bị cắt ghép ở công ty F88 Tiền Giang - Báo Thanh Niên

Adblock test (Why?)


Hình ảnh nhiều người vay tiền bị cắt ghép ở công ty F88 Tiền Giang - Báo Thanh Niên
Read More

Tuesday, March 14, 2023

Mark Zuckerberg sa thải tiếp 10.000 nhân viên - VnExpress

Trong đợt cắt giảm lớn thứ hai của Meta, 10.000 người mất việc và 5.000 vị trí tuyển dụng bị đóng băng.

Trong thông báo ngày 14/3, Mark Zuckerberg, CEO Meta, cho biết công ty đang hướng đến mục tiêu tinh gọn bộ máy, loại bỏ những lớp quản lý không cần thiết. Sau đợt sa thải 11.000 người tháng 11 năm ngoái, công ty sẽ tiếp tục cho 10.000 người thôi việc trong vòng hai tháng tới. Tuyển dụng chính là bộ phận bị "thanh lọc" đầu tiên, ngay tuần này. Đến tháng 4, nhóm kỹ thuật sẽ được xem xét. Cuối cùng, bộ phận kinh doanh sẽ "chốt sổ" vào tháng 5.

Bên cạnh đó, 5.000 vị trí tuyển dụng mới của Meta cũng bị dừng lại. Một số dự án có mức độ ưu tiên thấp bị giải thể. "Tôi hy vọng năm nay có thể thực hiện xong các thay đổi, càng sớm càng tốt. Công ty cần hành động để vượt qua giai đoạn bấp bênh và tập trung vào mục tiêu quan trọng phía trước", Zuckerberg viết trong thư gửi nhân viên. Ông lặp lại tuyên bố này trên tài khoản Facebook cá nhân.

Trong vòng 4 tháng, Meta đã có hai lần cắt giảm nhân sự lớn. Minh họa: Presswire18

Meta tiếp tục sa thải nhân viên. Ảnh: Presswire18

Ông đánh giá sự sụt giảm doanh thu của Meta năm ngoái là "lời cảnh tỉnh" và nhắc nhở nhân viên "chuẩn bị cho những khó khăn mới còn kéo dài trong nhiều năm nữa". Nhà sáng lập Facebook nói: "Lãi suất tăng sẽ khiến nền kinh tế hoạt động kém hơn. Bất ổn địa chính trị nhiều hơn dẫn đến các biến động, chi phí đổi mới bị nâng lên trong khi tăng trưởng chậm lại".

Với những dự đoán đó, ông nhấn mạnh công ty cần hoạt động hiệu quả bằng việc giảm số nhân viên. Trong hồ sơ gửi lên Ủy ban giao dịch và chứng khoán Mỹ (SEC), Meta cho biết các đợt cắt giảm mới sẽ giúp công ty tiết kiệm khoảng ba tỷ USD.

Số lượng nhân viên của Meta tăng vọt trong giai đoạn đại dịch, từ 48.000 người vào tháng 3/2020 lên 87.000 người vào tháng 9/2022, trước khi bắt đầu sa thải. CEO Meta cảnh báo việc cắt giảm vẫn chưa kết thúc.

Từ đợt điều chỉnh nhân sự đầu tiên cách đây bốn tháng, Zuckerberg hướng đến việc giảm bớt quản lý. Nhiều quản lý cấp thấp đã được yêu cầu chuyển về công việc như nhân viên. "Một tổ chức tinh gọn hơn sẽ nhanh chóng thực hiện các ưu tiên. Mọi người sẽ làm việc hiệu quả và công việc sẽ hoạt động trôi chảy hơn", ông khẳng định.

Zuckerberg cho biết Meta cũng sẽ hủy các dự án có mức độ ưu tiên thấp trong toàn công ty. Ông thừa nhận đã "đánh giá thấp chi phí gián tiếp" mà các dự án này đang tiêu tốn. Một trong những hành động đầu tiên là bỏ dự án thử nghiệm NFT trên Facebook và Instagram.

Trong Covid-19, Zuckerberg từng là một trong những CEO tiên phong ủng hộ làm việc từ xa. Còn giờ đây, ông yêu cầu các kỹ sư phải đến văn phòng ít nhất ba ngày một tuần. "Tôi giả định việc xây dựng lòng tin giữa người với người dễ dàng hơn khi đối mặt. Nó giúp gắn bó mối quan hệ để mọi người làm việc hiệu quả", Zuckerberg nói.

Động thái mới của Meta nối dài làn sóng sa thải chưa có dấu hiệu dừng lại trong lĩnh vực công nghệ. Mở đầu 2023, MicrosoftGoogle lần lượt thông báo cắt giảm 10.000 và 12.000 nhân viên trên toàn cầu. Amazon giảm 18.000 lao động còn IBM cho gần 4.000 người thôi việc.

Khương Nha (theo The Verge)

Adblock test (Why?)


Mark Zuckerberg sa thải tiếp 10.000 nhân viên - VnExpress
Read More

Giá vàng hôm nay 15/3: Thế giới bao trùm nỗi lo, vàng trên đỉnh, rập rình tăng tiếp - VietNamNet

Giá vàng trong nước hôm nay

Mở cửa thị trường ngày 15/3, giá vàng 9999 hôm nay của SJC tăng 50 nghìn đồng/lượng so với kết phiên giao dịch hôm qua.

Giá vàng 9999 được Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) cập nhật vào lúc 8h31' và giá vàng 9999 được Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết vào lúc 9h28' như sau:

Mua vào Bán ra
SJC Hà Nội 66.200.000 đồng/lượng  66.920.000 đồng/lượng
SJC TP.HCM 66.200.000 đồng/lượng  66.900.000 đồng/lượng
SJC Đà Nẵng 66.200.000 đồng/lượng  66.920.000 đồng/lượng
Doji Hà Nội 66.100.000 đồng/lượng  66.850.000 đồng/lượng
Doji TP.HCM 66.150.000 đồng/lượng  66.850.000 đồng/lượng

                                           Bảng giá vàng SJC và DOJI cập nhật đầu giờ sáng 15/3

Biểu đồ giá vàng SJC từ 8-15/3

Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/3, giá vàng 9999 trong nước được SJC và Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:

SJC Hà Nội: 66.150.000 đồng/lượng - 66.870.000 đồng/lượng
Doji Hà Nội:  66.100.000 đồng/lượng -  66.900.000 đồng/lượng
SJC TP.HCM: 66.150.000 đồng/lượng - 66.850.000 đồng/lượng 
Doji TP.HCM: 66.200.000 đồng/lượng -  66.900.000 đồng/lượng

Tỷ giá trung tâm ngày 15/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố là 23.619 đồng/USD, tăng 1 đồng so với cuối tuần qua. Giá USD ở các ngân hàng thương mại sáng nay (15/3) được giao dịch quanh mốc 23.410 đồng/USD (mua vào) và 23.780 đồng/USD (bán ra).

Giá vàng quốc tế hôm nay

Tới 9h56' hôm nay (ngày 15/3, giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.904,5 USD/ounce, tăng 1,5 USD/ounce so với đêm qua. Giá vàng giao tương lai tháng 4 trên sàn Comex New York ở mức 1.908,8 USD/ounce, tăng 2,2 USD/ounce so với đêm qua.

Đêm 14/3 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.903 USD/ounce. Vàng giao tháng 4 trên sàn Comex New York ở mức 1.906 USD/ounce.

Biến động giá vàng quốc tế trong 24 giờ qua.

Giá vàng thế giới đêm 14/3 cao hơn khoảng 4,3% (79 USD/ounce) so với cuối năm 2022. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 55,3 triệu đồng/lượng, đã bao gồm thuế và phí, thấp hơn khoảng 11,6 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 14/3.

Giá vàng tăng mạnh do USD giảm. (Ảnh: HH)

Giá vàng trên thị trường quốc tế treo ở đỉnh cao kể từ đầu tháng 2 và rập rình tăng tiếp trong bối cảnh đồng USD suy giảm. Giới đầu tư lo ngại thị trường tài chính thế giới rơi vào khủng hoảng và đánh cược Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thận trọng.

Vàng tăng khi chỉ số DXY - đo lường biến động của đồng USD so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt giảm xuống còn 103,83 điểm (so mức mức khoảng 105 điểm trong tuần trước).

Trong nước, tính tới cuối ngày 14/3, đồng USD tại Vietcombank giảm xuống còn 23.400 đồng/USD (ngân hàng mua) và 23.740 đồng/USD (bán). Tỷ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước cũng giảm xuống còn 23.618 đồng/USD.

Đồng bạc xanh của Mỹ suy yếu khá nhanh sau khi thị trường đánh cược Fed có thể không nâng lãi suất vì sau vụ 2 ngân hàng Silicon Valley Bank và Signature Bank sụp đổ.

Theo Reuters, Ngân hàng Goldman Sachs cho rằng, Fed có thể không tăng lãi suất sau 2 vụ sụp đổ ngân hàng vừa xảy ra vào cuối tuần qua. Goldman Sachs đã từ bỏ dự báo Fed nâng lãi suất trong cuộc họp vào ngày 22/3 tới và cho rằng sẽ không có đợt nâng nào.

Trước đó, Goldman Sachs dự báo Fed sẽ nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên 4,75-5%/năm trong cuộc họp trong tháng 3/2023. 

Lý do Goldman Sachs đưa ra là thị trường tài chính có quá nhiều bất ổn gần đây.

Dự báo giá vàng

Vàng được dự báo sẽ đứng ở mức cao vì đồng USD còn chịu áp lực giảm từ nay cho tới cuộc họp vào tuần tới.

Nếu Fed không tăng lãi suất trong cuộc họp này, vàng có thể còn tăng mạnh.

Tuy nhiên, xa hơn một chút, vàng chịu áp lực giảm bởi Fed vẫn còn phải nâng lãi suất để chống lạm phát vốn đang ở mức cao.

Goldman Sachs vẫn giữ nguyên dự báo Fed tăng lãi suất 25 điểm trong mỗi cuộc họp vào tháng 5, tháng 6 và tháng 7 nhưng cũng cho rằng tình hình sẽ phụ thuộc vào diễn biến trên thị trường tài chính.

Hiện, trên CME Group, các trader dự báo xác suất nâng 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tới là 93,7% (lên 4,75-5%/năm), còn xác suất không nâng lãi suất là 6,3% (giữ nguyên mức 4,5-4,75%/năm).

Adblock test (Why?)


Giá vàng hôm nay 15/3: Thế giới bao trùm nỗi lo, vàng trên đỉnh, rập rình tăng tiếp - VietNamNet
Read More

Sunday, March 12, 2023

Chính phủ tháo gỡ khó khăn về tín dụng, trái phiếu, khơi thông dòng vốn cho bất động sản - Báo Người Lao Động

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11-3-2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Tại Nghị quyết này, Chính phủ đặt mục tiêu tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đặc biệt là về thể chế, tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường BĐS. Trong đó, tháo gỡ các vướng mắc về quy định pháp luật và trình tự, thủ tục cũng như tổ chức triển khai thực hiện các dự án bất động sản, nhất là liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng, đấu giá; Tháo gỡ khó khăn về các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, quỹ đầu tư, khơi thông dòng vốn cho thị trường BĐS, góp phần tăng thanh khoản cho thị trường.

Thúc đẩy thị trường BĐS phát triển, tăng nguồn cung, đồng thời điều chỉnh cơ cấu sản phẩm thị trường BĐS hợp lý hơn, chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân.

Chính phủ nhấn mạnh sẽ đẩy mạnh phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư và kịp thời giải quyết các thủ tục về đất đai, xây dựng của các dự án bất động sản để tăng nguồn cung cho thị trường.

Chính phủ tháo gỡ khó khăn về tín dụng, trái phiếu, khơi thông dòng vốn cho bất động sản - Ảnh 1.

Chính phủ ban hành Nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản

Bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi, giám sát có hiệu quả tình hình thị trường để kịp thời có biện pháp, giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn tình trạng thị trường "phát triển nóng" hoặc "đóng băng", tình trạng tung tin đồn thổi, đầu cơ thổi giá BĐS lên cao để trục lợi, mất cân đối cung - cầu và đảm bảo vận hành lành mạnh theo cơ chế thị trường.

Chính phủ đã nêu các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS. Đối với nguồn vốn tín dụng, Chính phủ nhấn mạnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng; có biện pháp xử lý phù hợp cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn (như giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ…).

Tập trung nguồn vốn cho các dự án, phương án vay vốn khả thi, khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn; ưu tiên các dự án bất động sản nhà ở, đáp ứng nhu cầu thực của người dân, có hiệu quả, thanh khoản tốt như nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, văn phòng cho thuê, BĐS phục vụ sản xuất, công nghiệp, du lịch. Đồng thời, có biện pháp phù hợp, hiệu quả giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường BĐS.

Cũng liên quan đến nguồn vốn, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Công điện số 1156/CĐ-TTg ngày 12-12-2022 của Thủ tướng Chính phủ nhằm cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng kinh tế, trong đó có nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án BĐS, người mua nhà tiếp cận nguồn vốn tín dụng; tiếp tục dành vốn tín dụng cho các dự án BĐS đủ điều kiện pháp lý, có khả năng tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo kế hoạch trả nợ; nhất là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân và các loại hình BĐS phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ và phát triển.

Xem xét điều chỉnh phù hợp hệ số rủi ro đối với các phân khúc BĐS khác nhau; rà soát các quy định liên quan đến cho vay, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cho đồng bộ, phù hợp với chính sách phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Chính phủ.

Ngân hàng Nhà nước cũng được Chính phủ giao chủ trì triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỉ đồng để chỉ đạo các ngân hàng thương mại, trong đó chủ lực là 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank) cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay với lãi suất trong thời gian ưu đãi.

Đối với Bộ Xây dựng, bên cạnh nhiệm vụ hoàn thiện thể chế, các chính sách pháp luật liên quan đến thị trường BĐS, Chính phủ yêu cầu cơ quan này phối hợp với Ngân hàng nhà nước triển khai thực hiện chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỉ đồng và các gói tín dụng cụ thể để cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay với lãi suất ưu đãi hơn lãi suất thị trường.

Đáng chú ý, Bộ Xây dựng cần sớm bổ sung hành lang pháp lý cho giao dịch chuyển nhượng BĐS hình thành trong tương lai, BĐS du lịch; mua bán chuyển quyền từ nhà đầu tư năng lực kém sang nhà đầu tư có năng lực để tăng cường thanh khoản, phát triển của thị trường.

Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính có các biện pháp, giải pháp hài hòa, hợp lý, hiệu quả để cơ cấu lại các khoản nợ trái phiếu, cơ cầu lại lãi suất, thời hạn thanh toán, các điều kiện chi trả, thanh toán, phù hợp với tình hình thực tiễn, theo tinh thần "lợi ích hài hòa, khó khăn, rủi ro chia sė, " theo đúng quy định pháp luật; nghiên cứu phương thức doanh nghiệp BĐS đàm phán, hoán đổi nợ trái phiếu bằng tài sản, BĐS…

Đồng thời, bảo đảm hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS trên thị trường chứng khoán, lành mạnh, thông thoáng; kiểm soát tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá.

Tại Nghị quyết, Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền giám sát, xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh BĐS, hoạt động môi giới BĐS và hành vi đưa thông tin không chính xác, gây tác động tiêu cực đến hoạt động của thị trường tài chính, tín dụng, BĐS.

Chính phủ yêu cầu các bộ ngành liên quan kiểm soát hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS trên thị trường chứng khoán tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá. Đồng thời, tạo điều kiện, không làm cản trở các doanh nghiệp (có đủ năng lực, kết quả hoạt động kinh doanh tốt, lành mạnh...) có thể huy động vốn để hỗ trợ phục hồi, phát triển.

Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp, nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp BĐS, của tổ chức tín dụng có liên quan đến doanh nghiệp BĐS, các doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ, các doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm.

Minh Phong

Adblock test (Why?)


Chính phủ tháo gỡ khó khăn về tín dụng, trái phiếu, khơi thông dòng vốn cho bất động sản - Báo Người Lao Động
Read More

11 ngân hàng bị thanh tra về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp - Zing News

Ngân hàng Nhà nước cho biết đã thanh tra đột xuất 11 ngân hàng và xử phạt hành chính đối với những đơn vị vi phạm về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

Đây là một trong những nội dung được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chia sẻ mới đây, nhằm trả lời kiến nghị của các cử tri TP Hà Nội liên quan đến việc làm rõ trách nhiệm của các ngân hàng khi tư vấn, bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) có nhiều sai phạm trong thời gian qua để bảo vệ chính đáng cho người dân.

Cụ thể, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về các biện pháp ổn định thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, NHNN cho biết đã thanh tra đột xuất và ban hành kết luận thanh tra về hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tại 11 ngân hàng.

Dựa vào kết quả thanh tra, NHNN đã ban hành một số quyết định xử phạt hành chính với những ngân hàng vi phạm. Theo đó, việc thanh tra và xử lý có góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật và các rủi ro gây mất an toàn hoạt động, đảm bảo việc chấp hành các quy định trong hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

Thời gian tới, NHNN cho hay sẽ chỉ thị cơ quan thanh tra giám sát trong năm nay phải thanh tra có trọng điểm, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ, ngân hàng, cơ cấu lại, xử lý nợ xấu và hỗ trợ ngân hàng hoạt động an toàn, đúng pháp luật.

Đồng thời, cơ quan thanh tra giám sát cần cảnh báo kịp thời, xử lý nghiêm vi phạm đối với việc cấp tín dụng của các ngân hàng trong lĩnh vực rủi ro, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, hạch toán lại dự thu.

"NHNN sẽ xử lý nghiêm các ngân hàng để xảy ra các vi phạm đã cảnh báo, ngân hàng chậm khắc phục sai phạm", văn bản trả lời nêu rõ.

Bên cạnh đó, NHNN sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế về hoạt động thanh tra theo hướng chặt chẽ và phù hợp chuẩn mực quốc tế.

Theo quy định hiện hành, các ngân hàng không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành để cơ cấu lại khoản nợ của doanh nghiệp hay để tăng quy mô vốn hoạt động. Các nhà băng cũng không được mua trái phiếu doanh nghiệp để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, các nhà băng không được bán trái phiếu doanh nghiệp cho công ty con của chính tổ chức tín dụng...

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu tìm sự thiện chí từ trái chủ

Các chuyên gia cho rằng Nghị định 08 chỉ là giải pháp tình thế, doanh nghiệp vẫn cần phải tìm cách đàm phán với trái chủ và chờ đợi thêm chính sách.

Nhiều doanh nghiệp địa ốc xin khất nợ trái phiếu

Thị trường kinh doanh bất động sản gặp khó trong thời gian qua đã ảnh hưởng đến dòng tiền của nhiều doanh nghiệp, dẫn tới việc chậm trả lãi trái phiếu đến hạn.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

trái phiếu nhnn ngân hàng trái phiếu doanh nghiệp thanh tra ngân hàng

Adblock test (Why?)


11 ngân hàng bị thanh tra về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp - Zing News
Read More

Đã thanh tra 11 ngân hàng về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp - Báo Dân Trí

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng mới đây có văn bản gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, trả lời kiến nghị cử tri về thanh tra, kiểm tra các ngân hàng trong phát hành, tư vấn và bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Theo đó, cử tri đề nghị tăng cường thanh tra, kiểm tra lĩnh vực ngân hàng, có quy định chặt chẽ trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, sớm làm rõ trách nhiệm của các ngân hàng trong tư ấn, bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhân dân.

Trong văn bản trả lời, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Cơ quan Thanh tra ngành Ngân hàng vừa qua đã tập trung nguồn lực thanh tra các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, dễ phát sinh sai phạm. 

Công tác thanh tra giám sát không chỉ dừng ở giám sát tình hình tuân thủ, chấp hành quy định về an toàn trong hoạt động mà chú trọng giám sát, đánh giá rủi ro của các tổ chức tín dụng, nhất là các vấn đề như kinh doanh, đại lý bảo hiểm; chấp hành quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn. 

Năm 2022, thanh tra, giám sát ngân hàng đã thanh, kiểm tra 1.420 cuộc, trong đó 1.034 cuộc theo kế hoạch và 385 cuộc kiểm tra đột xuất. 

Với hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng, vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã thanh tra đột xuất và có kết luận thanh tra tại 11 tổ chức tín dụng. 

Trên cơ sở kết quả thanh tra, cơ quan quản lý tiền tệ đã ban hành một số quyết định xử phạt vi phạm hành chính với các ngân hàng có hành vi vi phạm. 

"Kết quả thanh tra và các biện pháp xử lý liên quan, góp phần phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm và các rủi ro có nguy cơ gây mất an toàn trong hoạt động (nếu có), đảm bảo việc chấp hành các quy định pháp luật trong đầu tư trái phiếu doanh nghiệp", Thống đốc nêu.

Đã thanh tra 11 ngân hàng về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp - 1

Ngân hàng Nhà nước cho biết đã thanh tra đột xuất 11 ngân hàng và xử phạt những đơn vị vi phạm về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (Ảnh minh họa: Tiến Tuấn).

Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục thực hiện một số giải pháp để kiểm soát, hạn chế rủi ro với đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng.

Trong đó, tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định của pháp luật theo hướng nâng cao yêu cầu, chuẩn mực quản trị của tổ chức tín dụng khi đầu tư, nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp; tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, việc cung ứng các dịch vụ liên quan trái phiếu doanh nghiệp để có biện pháp ngăn ngừa, phát hiện kịp thời các rủi ro, vi phạm phát sinh; đồng thời thường xuyên cảnh báo, chấn chỉnh các ngân hàng với hoạt động này.

Ngân hàng Nhà nước còn cho biết đã chỉ thị cơ quan thanh tra giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, bảo đảm dòng vốn hướng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên...

Adblock test (Why?)


Đã thanh tra 11 ngân hàng về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp - Báo Dân Trí
Read More

Friday, March 10, 2023

Giá ô tô Việt Nam "gánh còng lưng" thuế phí, bảo sao đắt hơn cả Mỹ, Nhật - Báo Dân Trí

Giá ô tô tại Việt Nam đắt gần gấp đôi so với các nước trong khu vực như Thái Lan và Indonesia, thậm chí còn cao hơn cả các nước có ngành công nghiệp ô tô đã phát triển ổn định như Mỹ và Nhật Bản.

Bộ Công Thương lý giải nguyên nhân lớn nhất khiến giá xe tại Việt Nam ở mức cao do thuế và phí cao, đồng thời sản lượng tích lũy trong nước thấp với việc các doanh nghiệp đang sản xuất dưới rất xa so với công suất thiết kế.

Thực tế, để mua một chiếc ô tô mới dưới 9 chỗ lắp ráp trong nước, bên cạnh giá niêm yết do nhà phân phối công bố, người Việt phải trả thêm đến 7 loại thuế, phí khác nhau: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế trước bạ, phí ra biển số, phí sử dụng đường bộ, phí đăng kiểm lần đầu và phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Do đó, khái niệm giá xe niêm yết và giá lăn bánh chênh nhau đến cả chục triệu đồng, thậm chí có chiếc chênh đến cả trăm triệu đồng, hàng tỷ đồng.

Dân trí lấy ví dụ một chiếc Huyndai Tucson bản 2.0L dầu, đặc biệt có giá 1,06 tỷ đồng (giá đã gồm thuế tiêu thụ đặc biệt và VAT). Ngoài tiền xe, người mua ở Hà Nội phải nộp thêm 149,6 triệu đồng tiền thuế phí. Cụ thể, thuế trước bạ là 127,2 triệu đồng, phí ra biển số 20 triệu đồng, phí sử dụng đường bộ 1,56 triệu đồng, phí đăng kiểm lần đầu 340.000 đồng, phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự 480.700 đồng.

Giá ô tô Việt Nam gánh còng lưng thuế phí, bảo sao đắt hơn cả Mỹ, Nhật - 1

Dù là thị trường tiềm năng hàng đầu ASEAN, ngành sản xuất lắp ráp ô tô trong nước phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản, dây chuyền sản xuất chủ yếu chỉ gồm 4 công đoạn chính là sơn, hàn, lắp ráp, kiểm tra.

Đầu tiên, tùy từng chủng loại, dung tích xi lanh và công nghệ sử dụng, mỗi loại xe có mức thuế tiêu thụ đặc biệt khác nhau. Tiếp đến là VAT 10%, hầu hết giá xe niêm yết tại hãng đã bao gồm thuế này.

Thuế trước bạ được coi là khoản lớn nhất trong các chi phí để một chiếc ô tô được lăn bánh. Phí trước bạ ô tô đăng ký lần đầu dao động 10-12% giá trị xe, tùy từng địa phương (tối đa 15%). Hiện nay, mức thu lệ phí trước bạ tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Cần Thơ là 12%; Hà Tĩnh là 11%; TPHCM và các tỉnh còn lại là 10%.

Tiếp theo là phí ra biển số xe, chi phí này cao nhất ở Hà Nội và TPHCM là 20 triệu đồng. Trong khi đó, phí tại khu vực 2 là 1 triệu đồng, khu vực 3 là 200.000 đồng.

Người Việt khi mua ô tô phải đóng phí sử dụng đường bộ, hay còn gọi là phí bảo trì đường bộ. Thông tư 133/2014 quy định mức phí bảo trì đường bộ cho xe chở người dưới 10 chỗ, đăng ký tên cá nhân là 130.000 đồng/tháng (tức 1,56 triệu đồng/năm), đăng ký tên công ty là 180.000 đồng/tháng (2,16 triệu đồng/năm).

Phí đăng kiểm cũng là một trong các chi phí quan trọng khi mua ô tô mới, nhằm kiểm tra xe có đảm bảo chất lượng để lưu thông trên đường hay không. Phí đăng kiểm lần đầu là 340.000 đồng/xe/lần.

Đối với phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự, mức phí là 480.700 đồng/năm được áp dụng cho các ô tô chở dưới 6 người. Mức phí này cũng có thể khác nhau tùy theo quy định của các hãng bảo hiểm nhưng đa số thì sẽ không vượt quá con số này.

Bên cạnh các loại thuế phí trên, chủ xe cũng có thể chi thêm một số chi phí phát sinh tự nguyện như: bảo hiểm va chạm thân vỏ, thủy kích (chi phí khoảng 1,7% giá trị xe), chi phí trang bị thêm option, phụ kiện cho xe…

Trong khi đó, với xe nhập khẩu, các dòng xe đến từ Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc đều đang phải chịu mức thuế nhập khẩu rất cao, từ 56% đến 74% giá trị xe.

Adblock test (Why?)


Giá ô tô Việt Nam "gánh còng lưng" thuế phí, bảo sao đắt hơn cả Mỹ, Nhật - Báo Dân Trí
Read More

Giá vàng hôm nay 27/1/2024: Vàng đảo chiều tăng trở lại - Báo Công Thương

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, ...