Rechercher dans ce blog

Wednesday, August 31, 2022

Ông Nguyễn Văn Nên: Vướng mắc từ lâu, sao giờ vẫn nghe doanh nghiệp kêu ca - VietNamNet

Doanh nghiệp TP.HCM cho rằng, thủ tục hành chính còn phức tạp, rườm rà; phải chạy theo để sửa đổi, đào tạo, ngốn kinh phí. Giới doanh nghiệp đề xuất cơ quan quản lý nhà nước cung cấp thông tin nhanh, chi tiết về những thay đổi trong chính sách, quy định của pháp luật để từ đó doanh nghiệp kịp chủ động thực hiện.

Ngoài ra, công khai, minh bạch thông tin, thủ tục, thời gian giải quyết, trả kết quả cũng như đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Áp dụng công nghệ thông tin nhiều hơn, giảm bớt thủ tục giấy.

Đồng thời, nhà chức trách cần tăng cường nguồn lực, tạo điều kiện vay vốn với lãi suất ưu đãi, không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp. TP.HCM nên đề ra giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp được tiếp cận tín dụng công bằng, minh bạch, thúc đẩy kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp... 

Trên đây là một số kiến nghị đáng chú ý của cộng đồng doanh nghiệp được Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ thông tin tại “Hội nghị tiếp xúc, đối thoại doanh nghiệp TP.HCM năm 2022”, sáng 31/8.

Bí thư Thành ủy TP.HCM tại buổi đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp sáng 31/8 (ảnh: SGGP)

Sau khi nghe ý kiến trên cũng như giải đáp từ đại diện các Sở, ban, ngành của thành phố, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên khẳng định, những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại hiện nay trong giới doanh nghiệp TP.HCM không phải bây giờ mới nghe, nhưng tại sao đến bây giờ vẫn còn nghe. Mỗi người đều phải tiếp tục suy nghĩ để có giải pháp quyết liệt, hiệu quả hơn trong giải quyết công việc thời gian tới.

Theo ông Nên, những ngày gần đây, Thủ tướng cùng nhiều cơ quan cấp Trung ương đã tổ chức gặp gỡ, lắng nghe doanh nghiệp và có chỉ đạo kịp thời. Doanh nghiệp cảm kích khi kiến nghị được Thủ tướng nghe và có phản hồi.

Thành phố đang ở giai đoạn cuối của việc tổng kết Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị về phát triển TP.HCM trong giai đoạn 10 năm qua, cần rút ra bài học kinh nghiệm, những mặt làm được, chưa được và có đề xuất, kiến nghị lên cấp trên. Đồng thời, thành phố chuẩn bị tổng kết Nghị quyết 54 của Quốc hội về giao cho TP.HCM thực hiện thí điểm một số cơ chế chính sách. 5 năm qua, Nghị quyết 54 có một số mặt làm được, nhiều mặt làm còn dang dở. Do đó, cũng cần đề xuất, kiến nghị những cơ chế, chính sách để tăng tốc, phát triển thành phố trong thời gian tới.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy định mỗi cán bộ công chức, nhất là người đứng đầu cam kết và thực hiện vai trò của mình, làm đúng, làm tốt nhiệm vụ được giao. 

Một số cán bộ sợ, không dám dấn thân

“Hiện nay, một số cán bộ, công chức đang ngại, sợ, không dám dấn thân, không dám đột phá và chưa mạnh dạn cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn nhanh nhất có thể. Thành phố đã có sự chuẩn bị, đảm bảo để cán bộ thực hiện nhiệm vụ không ngại, có cấp chịu trách nhiệm, có cơ chế để bảo vệ. Quan trọng là phải vì lợi ích chung, không có động cơ cá nhân, có sai phạm cũng sẽ được xem xét, có rủi ro cũng sẽ được cân nhắc”, ông Nên cho biết.

Đồng thời, TP.HCM đã thành lập ban chỉ đạo xử lý các vấn đề tồn đọng từ trước đến giờ có liên quan tới doanh nghiệp và người dân. Đây là bộ phận gần như chuyên trách, bởi thành phố còn rất nhiều vấn đề tồn đọng. Nếu để chậm, không giải quyết kịp sẽ làm ảnh hưởng tới thời gian, hiệu quả sản xuất kinh doanh, mục tiêu, chiến lược hoạt động của từng doanh nghiệp.

Cùng với đó, thành phố cũng thành lập ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo chỉ đạo của Trung ương. 

Cộng đồng doanh nghiệp cũng cần ủng hộ chủ trương này nhằm cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh trên toàn địa bàn TP.HCM. Doanh nghiệp hãy làm đúng và làm tốt chức năng của mình, không có hành động gì để tạo điều kiện cho cán bộ, công chức ứng xử không lành mạnh, theo Bí thư Thành ủy TP.HCM.

Adblock test (Why?)


Ông Nguyễn Văn Nên: Vướng mắc từ lâu, sao giờ vẫn nghe doanh nghiệp kêu ca - VietNamNet
Read More

Tuesday, August 30, 2022

USD lại lên cao nhất 20 năm, vàng cũng tăng giá - Cafef.vn

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNBC, ông Stephen Roach, người từng là chủ tịch Morgan Stanley châu Á đã lên tiếng cảnh báo về tương lai không mấy sáng sủa cho nền kinh tế Mỹ.

Theo ông Stephen Roach, tăng trưởng kinh tế âm trong nửa đầu năm có thể là dấu hiệu báo trước cho một cuộc suy thoái sâu, kéo dài đến năm 2024.

"Chúng ta chắc chắn sẽ có một cuộc suy thoái khi tác động của việc thắt chặt tiền tệ bắt đầu phát huy tác dụng", ông Roach phát biểu trong chương trình "Fast Money" của CNBC.

"Hiện tại mọi thứ vẫn chưa bắt đầu", chuyên gia kinh tế khẳng định thêm.

Kinh tế Mỹ cần phép màu để tránh suy thoái - Ảnh 1.

Ông Stephen Roach dự báo nước Mỹ đối diện một cuộc suy thoái đến năm 2024 (Ảnh: Getty)

Ông Roach, thành viên cấp cao của Đại học Yale và từng là nhà kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang, cho rằng, Chủ tịch FED Jerome Powell không có lựa chọn nào khác ngoài việc áp dụng phương pháp thắt chặt tiền tệ của người tiền nhiệm Paul Volcker. Vào đầu những năm 1980, ông Volcker đã mạnh tay tăng lãi suất kiềm chế lạm phát.

"FED đang quay trở lại với phương pháp "đau đớn" mà Paul Volcker đã phải áp đặt lên nền kinh tế Mỹ để dập tắt lạm phát những năm 80. Kết quả sẽ là tỷ lệ thất nghiệp trên 10%" ông Roach nói.

Bất chấp quỹ đạo tăng lãi suất mạnh mẽ của FED, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ hiện ở mức 3,5%. Tuy nhiên, điều đó có thể thay đổi vào thứ Sáu tới đây khi Cục Thống kê Lao động công bố báo cáo tháng 8. Ông Roach dự đoán tỷ lệ sẽ bắt đầu cao lên.

"Tỷ lệ thất nghiệp có lẽ phải lên trên 5%. Tôi hy vọng không cao hơn nhiều, nhưng nó có thể tăng lên 6%", ông Roach nói.

Chuyên gia kinh tế kỳ cựu nhấn mạnh, điểm mấu chốt cuối cùng có thể là người tiêu dùng. Ông suy đoán rằng người dân Mỹ sẽ sớm "đầu hàng" do lạm phát dai dẳng. Hậu quả của việc cắt giảm chi tiêu của người dân sẽ tác động mạnh tới nền kinh tế và tạo ra "nỗi đau" trên thị trường lao động.

Khi được hỏi về triển vọng kinh tế toàn cầu, ông Roach cũng dự đoán, nền kinh tế toàn cầu cũng sẽ chìm vào suy thoái. Một phần lý do là kinh tế Trung Quốc đang gặp khó với diễn biến khó lường của dịch COVID-19, khiến chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, ông Roach cũng bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới mối quan hệ Mỹ - Trung tình hình mới, có thể tác động mạnh tới triển vọng kinh tế toàn cầu thời gian tới.

Theo số liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 28/7, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý II giảm 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái, sau mức giảm 1,6% trong 3 tháng đầu năm.

Nền kinh tế Mỹ đã ghi nhận tăng trưởng âm trong quý II vừa qua, đánh dấu quý thứ hai liên tiếp Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) suy giảm.

Điều này làm dấy lên lo ngại nền kinh tế đầu tàu thế giới có nguy cơ rơi vào suy thoái trong bối cảnh chỉ còn vài tháng nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ.

Trong bối cảnh đó, phát biểu tại hội nghị chuyên đề ở thành phố Jackson Hole, bang Wyoming đêm 26/8 (giờ Việt Nam) Chủ tịch FED, ông Jerome Powell khẳng định cơ quan này sẽ sử dụng tối đa các công cụ để chống lại lạm phát. Đó sẽ là tiếp tục tăng lãi suất và giữ lãi suất ở mức cao cho đến lạm phát được kiểm soát, với mục tiêu lạm phát phải về quanh mốc 2%.

Kinh tế Mỹ cần phép màu để tránh suy thoái - Ảnh 2.

Nước Mỹ khó có thể tránh suy thoái khi mà FED quyết tâm trong việc lạm phát?

Kenneth Broux, chuyên lược gia tiền tệ tại Societe Generale, cho biết: "Những bình luận của ông Powell đã cho thấy, việc FED duy trì lãi suất cao sẽ diễn ra trong thời gian dài hơn. Giả định rằng FED sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào giữa năm 2023 là quá sớm".

Reuters nhận định, nền kinh tế Mỹ co lại với tốc độ vừa phải, nhẹ hơn mức dự báo, có thể xua tan lo ngại rằng một cuộc suy thoái đang diễn ra. Báo cáo mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy, nền kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng ổn định trong quý trước, tính ở khía cạnh thu nhập.

Tờ Wall Street Journal dẫn lời chuyên gia kinh tế cho rằng, thị trường lao động vững chắc có nghĩa là kinh tế Mỹ không rơi vào suy thoái. Mỹ có thêm 528.000 việc làm trong tháng 7. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 3,5% - mức thấp nhất trong nửa thế kỷ qua. Doanh số bán lẻ, sản xuất công nghiệp và chi tiêu kinh doanh trong tháng 7 vẫn tăng trưởng ổn định.

Adblock test (Why?)


USD lại lên cao nhất 20 năm, vàng cũng tăng giá - Cafef.vn
Read More

Kinh Bắc 'bốc hơi' 92% lợi nhuận sau kiểm toán - Zing News

Lợi nhuận sau thuế của Kinh Bắc đã giảm từ 2.457 tỷ đồng xuống còn 200 tỷ đồng sau kiểm toán do chưa được hạch toán lợi nhuận từ đánh giá lại việc tăng sở hữu vào một công ty.

Báo cáo tài chính kiểm toán bán niên 2022 mới công bố của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) đã ghi nhận một loạt thay đổi trong kết quả kinh doanh nửa đầu năm nay. Đáng chú ý, những thay đổi này đã khiến lợi nhuận ròng sau thuế của tổng công ty sụt giảm tới 92% so với báo cáo tự lập trước đó.

Cụ thể, trên báo cáo kiểm toán của Kinh Bắc, doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ nửa đầu năm nay không có nhiều thay đổi, vẫn đạt 1.085 tỷ đồng, giảm 61% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, giá vốn hàng bán trên báo cáo kiểm toán tăng cao hơn đã khiến lợi nhuận gộp bán niên của Kinh Bắc giảm từ 477 tỷ xuống 463 tỷ đồng sau kiểm toán.

Tương tự, các chỉ tiêu liên quan hoạt động tài chính, lãi trong công ty liên kết, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của tổng công ty này sau kiểm toán đều thay đổi so với số liệu công ty tự lập.

Kết quả là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chính của công ty đã tăng từ 133 tỷ đồng lên 281 tỷ đồng.

Chỉ tiêu (tỷ đồng) Báo cáo tự lập Báo cáo kiểm toán Thay đổi
Doanh thu thuần 1.087 1.085 (0,2%)
Giá vốn hàng bán (610) (622) 2%
Lợi nhuận gộp 477 463 (3%)
Doanh thu tài chính 160 155 (3%)
Chi phí tài chính (304) (300) (1,3%)
Lãi trong công ty liên kết 41,5 210 406%
Chi phí bán hàng (36) (37) 3%
Chi phí quản lý doanh nghiệp (205) (210) 2,4%
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh 133 281 111%
Thu nhập khác 2417 20 (99,2%)
Chi phí khác (5) (6) 20%
Lãi/(lỗ) khác 2.412 14 (99,4%)
Lợi nhuận trước thuế 2.545 294 (88,4%)
Lợi nhuận sau thuế 2.457 200 (92%)

Tuy nhiên, thay đổi lớn nhất sau kiểm toán của Kinh Bắc lại đến ở khoản thu nhập khác.

Cụ thể, trên báo cáo tự lập, Kinh Bắc ghi nhận khoản thu nhập khác trong nửa năm qua đạt tới 2.417 tỷ đồng (cùng kỳ chỉ đạt hơn 2 tỷ). Điều này khiến phần lãi khác của tổng công ty tăng mạnh và đóng góp chính vào mức lãi trước thuế 2.545 tỷ đồng nửa năm nay, tăng 132%.

Kinh Bắc cho biết gần 2.400 tỷ đồng trong số thu nhập khác này đến từ chênh lệch giữa phần sở hữu trong tài sản thuần phát sinh từ giao dịch tổng công ty tăng tỷ lệ sở hữu tại Công ty CP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng lên 48%.

Tuy nhiên, trên báo cáo kiểm toán, khoản thu nhập khác này của Kinh Bắc chỉ đạt gần 20 tỷ và không còn ghi nhận khoản thu gần 2.400 tỷ đồng từ giao dịch kể trên.

Thay đổi này khiến lợi nhuận trước thuế của Kinh Bắc giảm từ 2.545 tỷ đồng xuống 294 tỷ sau kiểm toán. Lợi nhuận sau thuế hậu kiểm toán cũng “bốc hơi” 92%, còn trên 200 tỷ đồng.

Giải trình về khoản chênh lệch này, Kinh Bắc cho biết trên báo cáo tự lập, công ty đang tạm ghi khoản thu nhập từ chênh lệch giữa phần sở hữu trong tài sản thuần của Công ty Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng và giá phí hợp nhất kinh doanh từ giao dịch tăng tỷ lệ sở hữu tại đây lên 48%.

Khoản thu nhập tạm thời này được công ty ước tính dựa trên các báo cáo tư vấn thẩm định độc lập với giá trị hợp lý tài sản thuần của Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng vào khoảng 4.805 tỷ đồng.

KẾT QUẢ KINH DOANH 6T ĐẦU HÀNG NĂM CỦA KINH BẮC

Nhãn 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022
Doanh thu thuần tỷ đồng 647 1113 484 1004 1570 727 2752 1085
Lợi nhuận sau thuế
251 420 413 291 513 105 792 200

Tuy nhiên, phía Công ty kiểm toán E&Y cho biết đang làm việc với đơn vị tư vấn để soát xét định giá nêu trên. Do số lượng lớn các tài sản là bất động sản và tính phức tạp của việc định giá bất động sản nên việc soát xét của đơn vị kiểm toán chưa được hoàn tất.

EY cũng nhấn mạnh về việc giao dịch nhận chuyển nhượng cổ phần tại Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng của Kinh Bắc đang được xác định tạm thời trên giá trị sổ sách của công ty tại ngày mua. Vì vậy, việc hoàn tất kế toán sẽ được thực hiện trong 12 tháng kể từ ngày mua.

Do đó, trên báo cáo kiểm toán, Kinh Bắc chưa được ghi nhận thu nhập từ giao dịch định giá tài sản này.

Cuối tháng 6 trước đó, HĐQT Kinh Bắc đã ban hành nghị quyết mua thêm 5,7 triệu cổ phần của Công ty Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng để nâng tổng sở hữu lên 9,6 triệu đơn vị (tương đương 48% vốn) với giá trị đầu tư tương ứng 96 tỷ đồng và chuyển thành công ty liên kết.

Trước đó, Kinh Bắc chỉ ghi nhận khoản đầu tư vào Công ty Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng là khoản góp vốn vào đơn vị khác với giá trị 39 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi ghi nhận là công ty liên kết, giá trị khoản mục này đã tăng lên 2.493 tỷ đồng, tương ứng với phần vốn góp 48% của tổng công ty.

Theo tìm hiểu, Công ty CP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng là doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI). Đơn vị này đang là chủ đầu tư hàng loạt dự án khu công nghiệp như KCN và Khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây (Thừa Thiên Huế) diện tích 657,78 ha; KCN Hòa Khánh mở rộng (Đà Nẵng) diện tích 132,6 ha và KCN Liên Chiểu (Đà Nẵng) diện tích 289,35 ha.

Ngoài Kinh Bắc, Công ty TNHH TCIE Việt Nam và Công ty TNHH Bao bì nước giải khát Crown Đà Nẵng cũng đang đầu tư vào nhà phát triển khu công nghiệp này.

Kinh Bắc mua rẻ một công ty lãi gần 2.400 tỷ đồng

Công ty của ông Đặng Thành Tâm lãi bán niên kỷ lục 2.456 tỷ đồng, chủ yếu nhờ thương vụ mua rẻ cổ phần công ty Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng.

Kinh Bắc lập công ty 1.000 tỷ để phát triển dự án ở Vũng Tàu

HĐQT Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) vừa có văn bản công bố thông tin về việc góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Vũng Tàu.

đô thị kinh bắc đặng thành tâm Phát triển Đô thị Kinh Bắc kinh bắc kbc lợi nhuận kinh bắc báo cáo kiểm toán khu công nghiệp

Adblock test (Why?)


Kinh Bắc 'bốc hơi' 92% lợi nhuận sau kiểm toán - Zing News
Read More

Monday, August 29, 2022

Sát lễ 2/9, giá vé máy bay đắt gấp 3-4 lần ngày thường - Zing News

Có chặng, giá vé lên đến 10 triệu đồng. Khách hàng không còn nhiều lựa chọn ở hạng vé phổ thông nên phải mua vé hạng thương gia.

Khảo sát của Zing, giá vé máy bay dịp lễ 2/9 không có dấu hiệu hạ nhiệt. Giá vé vẫn ở mức cao, một số chuyến bay đã hết vé hạng phổ thông.

Chặng TP.HCM - Hà Nội, các chuyến bay của Vietjet Air có giá 2,5-2,8 triệu đồng. Nếu bay với Bamboo Airways hoặc Vietnam Airlines, khách hàng phải trả 3,1-3,4 triệu đồng.

Chặng TP.HCM - Đà Nẵng, giá vé là 3,5-3,9 triệu đồng ở tất cả các hãng. Vào ngày 2/9, số chuyến bay còn vé hạng phổ thông với giá vé ở mức vừa phải không nhiều, chỉ khoảng 6 chuyến, theo Google Flight. Vì vậy, hành khách phải mua vé ở mức 4,5-4,8 triệu đồng hoặc vé thương gia ở mức 6-7,7 triệu đồng.

Chặng TP.HCM - Nha Trang ghi nhận mức giá tăng mạnh. Giá vé rẻ nhất là 3,6 triệu đồng của Vietjet Air bay lúc 6h sáng. Nếu bay với Vietnam Airlines, khách hàng phải mua với mức giá 5,5-8 triệu đồng. Đây là giá của hạng vé phổ thông, không phải hạng thương gia. Mức giá này cao hơn hẳn ngày thường từ 2-4 triệu đồng.

Nếu bay về Đồng Hới, hành khách từ TP.HCM phải trả 4,4-4,6 triệu đồng cho các chuyến bay vào sáng sớm. Còn lại, những chuyến bay của Vietnam Airlines và Bamboo Airways đều có giá lên đến 7-10 triệu đồng. So với ngày thường, việc di chuyển ngày lễ đã đắt đỏ hơn gấp 3-4 lần.

may bay, nghi le, dip le anh 1

Giá vé chặng TP.HCM - Đồng Hới (Quảng Bình) cao ngất ngưởng, chạm mốc 10 triệu đồng.

Chặng TP.HCM - Vinh (Nghệ An) có các chuyến bay giá 2,9-3,4 triệu đồng ở tất cả các hãng.

Chặng TP.HCM - Phú Quốc ghi nhận mức giá không biến động nhiều, ở mức giá 2,6-3,2 triệu đồng ở tất cả các hãng. Nếu đi từ Hà Nội, giá vé khứ hồi chặng này là 3-4,8 triệu đồng.

Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết cao điểm nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay diễn ra từ 31/8 đến 4/9. Dự kiến lượng khách ngày cao điểm nhất khoảng 120.000 người/ngày (tăng 12% so với hiện tại).

Số lượng chuyến bay dự kiến phục vụ bình quân 730 chuyến bay/ngày, đa số bay nội địa. Hiện sân bay này đã lên phương án phối hợp liên ngành để đảm bảo điều tiết giao thông khu vực trong và trước khu vực nhà ga hành khách, giám sát và xử lý tình trạng “xe dù” chèn ép khách; điều tiết giảm ùn tắc giao thông…

Sân bay Nội Bài (Hà Nội) dự kiến trong cả dịp nghỉ lễ, trung bình phục vụ khoảng 80.000 lượt khách/ngày. Con số này dù cao hơn hiện tại vẫn thấp hơn cao điểm hè vừa qua.

Dự kiến tổng số chuyến bay đến Đà Nẵng từ ngày 31/8 đến ngày 4/9 là khoảng 531 chuyến, với khoảng 50.000 lượt khách/ngày, chủ yếu khách nội địa.

Về phía các hãng hàng không, trong giai đoạn từ 31/8 đến 4/9, Bamboo Airways sẽ tăng tải trên các đường bay trục lẻ và du lịch như: Hà Nội - TPHCM/Đà Nẵng/Nha Trang, TP HCM - Hải Phòng/ Đà Nẵng…

Đại diện Vietnam Airlines cho biết để phục vụ nhu cầu đi lại, du lịch của hành khách trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Vietnam Airlines sẽ cung ứng hơn 400.000 chỗ trên các đường bay nội địa do hãng khai thác trong giai đoạn 1-4/9, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm 2019.

Adblock test (Why?)


Sát lễ 2/9, giá vé máy bay đắt gấp 3-4 lần ngày thường - Zing News
Read More

Phiên "quay xe" ngỡ ngàng của chứng khoán ngày đầu áp dụng T+2 - Báo Dân Trí

Với việc cổ phiếu của nhà đầu tư mua vào ngày thứ năm tuần trước được về tài khoản nhà đầu tư đầu giờ chiều nay, áp lực bán ra cổ phiếu tăng lên ở phiên sáng.

"Tôi dự đoán lực cung phiên chiều sẽ tăng mạnh vì ngoài nguồn cùng T+3 về trong ngày thì chiều này còn cổ phiếu T+2 nữa. Số cổ phiếu giao dịch trong hai phiên 24 và 25/8 là hơn 1,4 tỷ cổ phiếu, giá trị khoảng gần 36.000 tỷ đồng. Bởi vậy nên tôi đã quyết định bán cổ phiếu ngay trong sáng nay" - anh Nguyễn Văn Tuấn, một nhà đầu tư ở TP Vinh (Nghệ An) - chia sẻ.

Có vẻ như khá nhiều nhà đầu tư có tính toán như anh Tuấn. Theo đó, thị trường chứng khoán sáng nay mở gap đã giảm sâu gần 20 điểm và có thời điểm đã thủng cả ngưỡng 1.250 điểm. Diễn biến thị trường nhìn chung rất tiêu cực.

Phiên quay xe ngỡ ngàng của chứng khoán ngày đầu áp dụng T+2 - 1

Diễn biến gay cấn của VN-Index trong ngày đầu rút ngắn chu kỳ thanh toán (Ảnh chụp màn hình - Nguồn: TradingView).

Đến phiên chiều, áp lực bán đầu phiên vẫn mạnh song điều bất ngờ là nguồn cung cổ phiếu mới đã không gây áp lực thêm trong khi dòng tiền đổ vào mua mạnh.

Hết phiên, chỉ số chính VN-Index được kéo lên 1.270,8 điểm thu hẹp thiệt hại còn 11,77 điểm tương ứng 0,92%. Thanh khoản sàn HoSE dâng lên mức 20.562,31 tỷ đồng - một con số hiếm thấy trong suốt nhiều tháng nay.

HNX-Index giảm 3,96 điểm tương ứng 1,32% còn 295,54 điểm và UPCoM-Index giảm 1,31 điểm tương ứng 1,41% còn 91,57 điểm. Thanh khoản HNX và UPCoM lần lượt đạt 2.601,04 tỷ đồng và 1.051,99 tỷ đồng.

Bức tranh chung của thị trường nhìn chung vẫn bao phủ với sắc đỏ là chủ đạo. Có 748 mã giảm giá, 32 mã giảm sàn, nhưng phía tăng cũng cải thiện với 213 mã, 28 mã tăng trần.

Cổ phiếu dầu khí, phân bón hôm nay tiếp tục thu hút dòng tiền. Trong đó, PVD tăng trần lên 21.500 đồng, PVC tăng trần lên 23.100 đồng, PVB tăng 4,65% và PVS tăng 7,41% . Tại nhóm phân bón, DPM tăng 6,8%; DCM tăng trần lên 37.900 đồng; LAS tăng 2,11%; PCE tăng 0,3%; BFC tăng 4,45%.

Cổ phiếu ngành nhựa cũng diễn biến tích cực: ALT tăng 9,22%; DNP tăng 1,63%; PBP tăng trần; VTZ tăng 5,88%.

Một số cổ phiếu ngành bán lẻ đi ngược thị trường chung, trong đó HTC tăng mạnh 4,87%; HAX tăng 6,12%; ông lớn MWG tăng 2,49%.

Cổ phiếu thuộc nhóm ngành tiện ích như ASP, DNC tăng trần, GAS tăng 2%; CNG tăng 4,96%; PVG tăng 5,04%; PGV tăng 1,21%; PCG tăng 2,74%.

Là nhóm được đánh giá là hưởng lợi khi rút ngắn chu kỳ thanh toán nhưng cổ phiếu ngành chứng khoán hôm nay lại bị chốt lời mạnh. Điều này tương đối dễ hiểu do phần lớn các mã trong nhóm này đã có đà phục hồi tốt thời gian qua.

Nhiều mã trong phiên như BSI, TVB, VDS, APG, AGR, VIX giảm sàn nhưng cuối phiên lại đều đã hồi phục tương đối. Hầu hết cổ phiếu chứng khoán đều đóng cửa ở mức giá cao nhất phiên. Một số mã đạt được trạng thái tăng giá thời điểm chốt phiên như VCI tăng 1,6%; FTS tăng 0,1%.

Việc rút ngắn thời gian giao dịch được nhiều chuyên gia kỳ vọng sẽ giúp thanh khoản thị trường chứng khoán được cải thiện hơn, với ước tính đơn giản là từ 20-25%.

Bên cạnh đó, chia sẻ trên VTV mới đây, ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, HoSE đã báo cáo UBCKNN về việc chốt thời hạn ngày 12/9 để thực hiện giao dịch lô lẻ. Ông Sơn cho rằng đây sẽ là thời điểm chốt cuối cùng sau nhiều lần lùi thời hạn.

Trước đó, HoSE dự kiến áp dụng thay đổi giao dịch lô lẻ trong tháng 7 tuy nhiên trong quá trình thử nghiệm có xuất hiện một vài lỗi, do đó chưa thể thực hiện được. Trong tháng 7 và tháng 8, HoSE và các công ty chứng khoán đã liên tục thử nghiệm với mục tiêu đảm bảo sự ổn định nhất để tránh rủi ro khi chính thức áp dụng giao dịch.

Adblock test (Why?)


Phiên "quay xe" ngỡ ngàng của chứng khoán ngày đầu áp dụng T+2 - Báo Dân Trí
Read More

Thủ tướng: Không hình sự hóa quan hệ dân sự trong kinh doanh bất động sản - VnExpress

Chỉ thị của Thủ tướng vừa được ban hành tiếp tục nhấn mạnh quan điểm không siết tín dụng bất hợp lý và không hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự.

Phó thủ tướng Lê Văn Thành ngày 29/8 vừa thừa lệnh ký Chỉ thị 13 của Thủ tướng, đề cập một số biện pháp thúc đẩy thị trường bất động sản. Chỉ thị này được đưa ra sau một thời gian thị trường bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cùng đó, giá sản phẩm bất động sản, nhất là giá nhà ở khá cao so với thu nhập của người dân, cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường bất động sản chưa đồng bộ, thiếu minh bạch...

Khắc phục những bất cập này, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành ngoài rà soát các quy định pháp luật, cần đa dạng nguồn vốn cũng như đề xuất thí điểm cơ chế chính sách để tạo động lực phát triển mới cho thị trường này.

Trong đó, lãnh đạo Chính phủ nhắc lại quan điểm giám sát chặt chất lượng tín dụng bất động sản, nhưng không siết tín dụng bất hợp lý, không hình sự hoá các quan hệ kinh tế - dân sự với kinh doanh bất động sản.

"Chính sách tài khoá, tiền tệ cần được điều hành linh hoạt, mở rộng hợp lý, không chuyển trạng thái đột ngột từ "nới lỏng" sang kiểm soát chặt chẽ hoặc ngược lại. Nhưng cần kiểm tra, giám sát để ngăn chặn, xử lý những hành vi sai phạm như trốn thuế trong kinh doanh bất động sản... ", Chỉ thị nêu.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tổng dư nợ cho vay bất động sản hiện khoảng hơn 2 triệu tỷ đồng, chiếm 20% tổng dư nợ nền kinh tế. Năm 2022, dự kiến tăng trưởng tín dụng bất động sản có thể đạt từ 9-10%.

Thay vì dồn vốn cho các dự án rủi ro, ngành ngân hàng cần ưu tiên cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ hiệu quả, có khả năng trả nợ.

Thị trường bất động sản khu Nam TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Thị trường bất động sản khu Nam TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Ngoài ra, Thủ tướng cũng nêu quan điểm kiểm soát huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản trên thị trường chứng khoán, tránh đầu cơ, thao túng.

Theo thống kê của Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam (VBMA) trong 6 tháng đầu năm, nhóm bất động sản đứng vị trí thứ hai về giá trị phát hành trái phiếu với 42.583 tỷ đồng, chỉ sau ngành ngân hàng. So với cùng kỳ năm ngoái, tổng giá trị trái phiếu phát hành của nhóm này giảm hơn 31%, nhưng vẫn chiếm 26% tỷ trọng toàn thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng cao, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi Nghị định 153/2020 về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước, quốc tế; chính sách thuế để hạn chế đầu cơ nhà, đất.

Hai cơ quan: Tài chính và Ngân hàng Nhà nước được giao kiểm tra, giám sát phát hành, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt là doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo; ngân hàng liên quan tới doanh nghiệp địa ốc...

Bộ Kế hoạch & Đầu tư hướng dẫn các địa phương, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thủ tục đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà ở, bất động sản...

Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Bộ Tài chính, Tư pháp sửa các quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để thống nhất, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Giải pháp khác thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, theo Chính phủ, là cần đánh giá chính xác cung cầu và xây dựng hệ thống thông tin liên thông giữa thị trường bất động sản và đất đai, mở rộng phân khúc nhà ở cho người thu nhập thấp... Vì thế, Bộ Xây dựng được giao nghiên cứu để trình Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Hàng quý, bộ này phải báo cáo Thủ tướng về tình hình kinh doanh bất động sản, thị trường bất động sản và kiến nghị giải pháp để thị trường này phát triển lành mạnh, ổn định.

Về phát triển phân khúc nhà ở công nhân, nhà ở thu nhập thấp, Chính phủ giao Bộ Xây dựng sớm hướng dẫn địa phương rà soát, bổ sung quy hoạch và bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân theo hướng dành quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở, khu đô thị để phát triển sản phẩm này.

UBND các địa phương rà soát lập danh mục các dự án nhà ở, bất động sản và tháo gỡ vướng mắc pháp lý, thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án nhà ở để tăng cung cho thị trường.

Cũng theo Chỉ thị, các hành vi chia tách, phân lô bán nền tại các khu vực chưa được cấp phép đầu tư... cần được chấn chỉnh để tránh tình trạng mua bán trao tay, "thổi giá" gây nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản.

Anh Minh

Adblock test (Why?)


Thủ tướng: Không hình sự hóa quan hệ dân sự trong kinh doanh bất động sản - VnExpress
Read More

Giá xăng dầu kỳ tới có thể tăng hơn 2.000 đồng/lít - Zing News

Giá dầu thô tăng mạnh nên xăng dầu trong nước dự kiến quay đầu tăng trong kỳ tới. Doanh nghiệp dự báo giá dầu sẽ tăng hơn 2.000 đồng/lít, xăng có mức tăng nhẹ hơn.

Theo dữ liệu từ Trading Economics, giá dầu thô sau hơn 2 tuần giảm do những lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế trên toàn cầu thì đã bật tăng mạnh trở lại. Đến 24/8, dầu thô Brent tiêu chuẩn toàn cầu đã lấy lại mốc giá quan trọng 100 USD/thùng sau khi hạ xuống 92 USD/thùng. Và đến nay, mặt hàng này đang được giao dịch quanh ngưỡng 100-102 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu WTI chuẩn Mỹ thời điểm 17/8 ở mức 87 USD/thùng - mức giá thấp nhất trong vòng hơn 6 tháng qua thì đến 24/8 đã quay đầu tăng lên 94,2 USD/thùng và hiện giao dịch quanh ngưỡng 92 USD/thùng. Theo chuyên gia, các diễn biến mới xung quanh thỏa thuận hạt nhân giữa Mỹ và Iran, trở thành chất xúc tác để giá dầu liên tục tăng trong tuần qua.

Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trong nước đã trải qua 22 lần điều chỉnh, trong đó có 13 lần tăng, 8 lần giảm và một lần giữ nguyên. Hiện, giá xăng E5 RON 92 và RON 95 trong nước vẫn ở quanh mức 23.700-24.600 đồng/lít, tương đương mức giá vào cuối tháng 1.

DIỄN BIẾN GIÁ XĂNG 6 THÁNG QUA

Nhãn 1/3 11/3 21/3 1/4 12/4 21/4 4/5 11/5 23/5 1/6 13/6 21/6 1/7 11/7 21/7 1/8 11/8 22/8
E5 RON 92 đồng/lít 26070 28985 28300 27300 26470 27130 27460 28950 29630 30230 31110 31300 30890 27780 25070 24620 23720 23720
RON 95
26834 29820 29192 28150 27131 27990 28430 29980 30650 31570 32370 32870 32760 29670 26070 25600 24660 24660

Quay đầu tăng

Theo quy định, xăng dầu trong nước sẽ được điều chỉnh vào ngày 1/9, tuy nhiên, do rơi vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 4 ngày nên thời điểm điều chỉnh dự kiến lùi sang ngày 5/9.

Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho thấy giá xăng, dầu thành phẩm trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 24/8 tiếp tục tăng nhẹ với kỳ trước. Cụ thể, bình quân xăng RON 92 (loại dùng pha chế xăng E5 RON 92) là 110,2 USD/thùng; xăng RON 95 là 114,24 USD/thùng và 142,64 USD/thùng dầu diesel.

Trong khi đó, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới kỳ điều hành trước là 107,63 USD/thùng xăng RON 92; 111,4 USD/thùng xăng RON 95 và 130,8 USD/thùng dầu diesel.

Trao đổi với Zing, lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối tại phía Nam cho biết theo số liệu ngày 26/8, giá xăng dầu thành phẩm tại thị trường Singapore ở mức 111,05 USD/thùng với xăng RON 95; 108,18 USD/thùng với xăng RON 92 và 149,03 USD/thùng với dầu diesel.

Với mức này, giá xăng kỳ tới nhiều khả năng sẽ tăng ở mức 380-400 đồng/lít; dầu tăng mạnh hơn ở mức 2.300-2.400 đồng/lít. Tuy nhiên, mức tăng còn phụ thuộc vào tình hình giá dầu thô thế giới trong vài ngày tới và mức chi/trích quỹ bình ổn giá.

Tương tự, lãnh đạo một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại miền Bắc cũng dự đoán giá dầu có thể tăng mạnh khoảng 2.200 đồng/lít, còn xăng tăng thấp hơn ở quanh mức 400 đồng/lít. "Hiện giá hai loại dầu thô đã quay đầu tăng nên xu hướng chung giá xăng dầu trong nước sẽ tăng trong kỳ tới", người này nói.

gia xang dau ky toi anh 1

Do rơi vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 4 ngày nên thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu dự kiến lùi sang ngày 5/9. Ảnh: Hoàng Hà.

Xem xét chi phí xăng dầu để tính lại chiết khấu

Theo nhiều đại lý bán lẻ, mặc dù Bộ Công Thương khẳng định không thiếu nguồn cũng xăng dầu nhưng hiện nay nguồn hàng rất hạn chế và mức chiết khấu ở mức thấp, thậm chí âm 1.000-2.000 đồng/lít. Theo họ, chỉ khi mức chiết khấu khoảng 700-800 đồng/lít thì mới có thể có lãi. Bởi cửa hàng bán lẻ phải gánh thêm chi phí vận chuyển, nhân công, hao hụt, thuê mặt bằng giá cao...

"Khoảng 20 ngày nay, chúng tôi nhập hàng về bán rất khó khăn. Chưa kể hoa hồng rất thấp, trung bình 100 đồng/lít, thậm chí có thời điểm âm. Với chiết khấu như thế này thì đại lý bán lẻ rất nản, không thể trụ nổi", Hoàng Thị Điều - chủ một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở Đắk Lắk - phản ánh với Zing.

Bà cho biết hiện nay, muốn nhập xăng dầu phải báo trước 2 ngày, đầu mối cũng chưa chắc sẽ có hàng. "Các bộ ngành cần vào cuộc đảm bảo nguồn cung cho đại lý và tính toán chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu để các cửa hàng bán lẻ không bị lỗ nặng", bà nói.

Liên quan đến việc cửa hàng bán lẻ xăng dầu phản ánh khó khăn trong kinh doanh, theo ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, vấn đề nổi lên hiện nay là mức chiết khấu của các thương nhân đầu mối với cửa hàng bán lẻ xăng, dầu.

Bộ Công Thương sẽ đề nghị các bộ, ngành nghiên cứu, xem xét mức phí đưa xăng dầu về Việt Nam để bảo đảm các doanh nghiệp nhập khẩu không chịu phí quá cao và đề nghị nâng mức chiết khấu trong cấu thành giá của mặt hàng xăng.

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

Theo ông, năm nay là một năm tương đối dị biệt của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khi thị trường, giá cả diễn biến phức tạp khiến lúc lỗ, lúc lãi. Mặt khác, kỳ điều hành giá tới đây do trùng dịp nghỉ lễ 2/9 nên có thể kéo dài tới ngày 5/9 mới điều chỉnh, tức thời gian giữa 2 kỳ điều hành là 15 ngày.

"Giá thế giới đi lên, chu kỳ điều chỉnh giá dài, nếu không có giải pháp kịp thời doanh nghiệp xăng dầu sẽ thêm lỗ. Do đó, Bộ Công Thương, Tài chính sớm xem xét chi phí, phụ phí xăng dầu vào cơ cấu giá bán lẻ, nhằm phản ánh đúng chi phí thực tế. Việc này giúp doanh nghiệp có thêm chiết khấu, đủ bù đắp chi phí kinh doanh", ông Bảo kiến nghị.

Bộ trưởng Công Thương cũng cho biết sẽ tạo điều kiện cho các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nhất là đơn vị bán lẻ và thương nhân phân phối không bị thiệt thòi. Ngoài ra, Bộ cũng sẽ xem xét để đề nghị với các cơ quan chức năng cấu thành mức chiết khấu và giá thành bán lẻ.

Đến 14/9, bảy doanh nghiệp đầu mối xăng dầu được trả giấy phép

Đến ngày 29/8, cơ quan chức năng sẽ hoàn thành trả giấy phép xuất nhập khẩu xăng dầu cho 5/7 doanh nghiệp đầu mối và ngày 14/9 sẽ tiếp tục trả cho 2 đơn vị còn lại.

Bốn thị trường xuất khẩu gần 100 tỷ USD

Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản tiếp tục là 4 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm đến 57,4% tổng kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm.

giá xăng dầu kỳ tới Nhiên liệu sinh học giá xăng dự báo giá xăng giá xăng mới nhất giá xăng tăng giá xăng dầu giá xăng hiện tại giá dầu giá dầu thế giới chiết khấu xăng

Adblock test (Why?)


Giá xăng dầu kỳ tới có thể tăng hơn 2.000 đồng/lít - Zing News
Read More

Sunday, August 28, 2022

Thị trường bất động sản đến năm 2023 sẽ có nhiều dấu hiệu tích cực - Cafef.vn

Chia sẻ về phân khúc nhà phố, biệt thự tại Tp.HCM, chuyên gia Savills Việt Nam cho rằng, trong quý 2/2022 của Savills, nguồn cung bất động sản liền thổ đang dần phục hồi trải dài khắp Tp.HCM. Nguồn cung xây sẵn sơ cấp tăng 18% theo quý và 1% theo năm đạt 577 căn. Nguồn cung mới đóng góp hơn 370 căn hay 64% nguồn cung sơ cấp từ 6 dự án mới và 3 giai đoạn tiếp theo tại TP Thủ Đức, Quận 12, Bình Chánh và Nhà Bè góp phần tăng 22% theo quý. Cùng với đó, nguồn cung đất nền sơ cấp cũng tăng 10% theo quý với 221 nền nhưng giảm 17% theo năm.

Tuy nhiên, ông Hồ Đắc Duy cho hay, xu hướng nguồn cung bất động sản liền thổ hạn chế tại Tp.HCM sẽ tiếp tục duy trì, song đây là cơ hội cho các thị trường lân cận với hệ thống giao thông hạ tầng cải thiện.

Có thể thấy, đại dịch Covid -19 vừa qua đã phần nào tác động đến tâm lý người mua nhà tại các đô thị lớn. Khách hàng có xu hướng tìm đến những sản phẩm nhà ở khép kín, có không gian sinh hoạt rộng rãi, tiện ích cao cấp, hệ thống an ninh 24/7… để bảo vệ sức khỏe gia đình ngày càng nhiều.

Trong tương lai, nguồn cung tại Tp.Thủ Đức đến từ các chủ đầu tư lớn như The Rivus Elie Saab của Masterise Homes, The Classia của Khang Điền, các giai đoạn tiếp theo tại The Global City SOHO của Masterise Homes và The 9 Stellars của Sơn Kim Land.

Báo cáo của Savills cũng chỉ ra, trong quý 2/2022, lượng giao dịch bất động sản liền thổ đạt hơn 370 căn, tăng 54% theo quý với tỷ lệ hấp thụ là 64%, cải thiện 15 điểm phần trăm theo quý. TP.Thủ Đức dẫn đầu thị trường với 52% tổng lượng giao dịch. Các sản phẩm trên 18 tỷ đồng chiếm ưu thế với 64% lượng giao dịch và được hấp thụ 68%.

Theo ông Hồ Đắc Duy, trong những năm gần đây mặc dù thị trường bất động sản có nhiều biến động tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận đối với sản phẩm bất động sản liền thổ có mức độ tăng giá khá cao dao động từ 20-25%/năm. Thậm chí tại một số dự án, khu vực giá thị trường thứ cấp tăng 40-50%/năm.

"Phân khúc nhà liển thổ tại Tp.HCM trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng mặc dù hiện tại thị trường bất động sản tương đối trầm lắng và tính thanh khoản chưa cao. Lý do chính là quỹ đất khan hiếm, nguồn cung hạn chế và nhu cầu sở hữu cao khiến giá trị dòng sản phẩm nhà phố, biệt thự sẽ tăng mạnh ở cả sơ cấp lẫn thứ cấp", ông Duy nhấn mạnh.

Giá nhà phố, biệt thự Tp.HCM liệu còn tăng? - Ảnh 1.

Chuyên gia Savills cho rằng, không riêng gì bất động sản liền thổ mà ngay cả chung cư, đất nền vùng ven giá cũng được đẩy lên khá cao so với giá trị thực. Hơn nữa các chủ đầu tư khi giới thiệu ra thị trường hầu như đều thiết lập giá sản phẩm của họ trong 2-3 năm tới.

"Bất động sản liền thổ vẫn là kênh đầu tư hiệu quả và nơi trú ẩn an toàn trong bối cảnh tình hình lạm phát tiếp tục tăng trong thời gian sắp tới. Dòng sản phẩm này phù hợp với nhà đầu tư có dòng tài chính ổn định, có thể đầu tư trong trung và dài hạn. Mặc dù đây là dòng sản phẩm có tỷ suất sinh lời khá cao, tuy nhiên lời khuyên cho nhà đầu tư vốn nhỏ là sẽ rủi ro nếu họ vay quá nhiều dẫn đến khó kiểm soát đòn bẩy tài chính", đại diện Savills phân tích.

Bên cạnh đó, đề án "Xây dựng Chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2021 – 2030" đã được phê duyệt định hướng tăng tỷ lệ nhà ở chung cư cao tầng và giảm dần tỷ lệ nhà ở thấp tầng trong các dự án khu trung tâm. Chính vì vậy, trong thời gian tới, nguồn cung bất động sản liền thổ sẽ tiếp tục hạn chế.

Tuy nhiên, ông Troy Griffiths, Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam cho rằng đây cũng chính là cơ hội cho nguồn cung liền thổ giá cả phải chăng ở các tỉnh lân cận. Dự báo, đến năm 2025, nguồn cung tương lai đạt trên 11.500 căn/nền. Bất động sản xây sẵn chiếm 89% và đất nền cung cấp 11%.

Adblock test (Why?)


Thị trường bất động sản đến năm 2023 sẽ có nhiều dấu hiệu tích cực - Cafef.vn
Read More

Chi tiết Ford Ranger XL - xe bán tải giá dưới 700 triệu đồng - Zing News

Ranger XL cạnh tranh với các đối thủ như Isuzu D-Max Prestige MT hay Mazda BT-50 MT.

Can canh Ford Ranger XL anh 1

Bên cạnh 5 phiên bản số tự động, Ford Ranger thế hệ mới vẫn có tùy chọn số sàn trên phiên bản XL. Đây cũng là phiên bản có mức giá thấp nhất của Ranger 2022.

Can canh Ford Ranger XL anh 2

Ranger XL hướng đến nhóm khách hàng sử dụng bán tải phục vụ cho công việc và không quan tâm quá nhiều đến các trang bị tiêu chuẩn theo xe. So với các phiên bản cao hơn, trang bị trên Ranger XL chỉ ở mức đủ dùng.

Can canh Ford Ranger XL anh 3

Đèn chiếu sáng chính dùng bóng halogen. Đây là điểm trừ trước các đối thủ đều dùng công nghệ LED (Mazda BT-50) hay Bi-LED (Isuzu D-Max). Đèn sương mù đặt phía dưới cũng không xuất hiện trên Ford Ranger XL.

Can canh Ford Ranger XL anh 4

Xe sử dụng bộ mâm thép với kích thước 16 inch, nhỏ hơn 2 inch so với bản cao nhất Wildtrak.

Can canh Ford Ranger XL anh 5

Cụm đèn hậu chỉ dùng bóng halogen thay vì công nghệ LED như các phiên bản cao cấp hơn. Thùng xe không được trang bị sẵn lót sàn, tuy nhiên món phụ kiện này có thể mua thêm dễ dàng.

Can canh Ford Ranger XL anh 6

Nhiều tính năng bên trong khoang lái cũng đã được loại bỏ. Chẳng hạn như ghế lái chỉ còn chỉnh tay 4 hướng thay vì 6 hướng như bản XLS và XLT.

Can canh Ford Ranger XL anh 7

Xe không có tính năng ga tự động nên vị trí điều chỉnh trên vô lăng được thay bằng ốp nhựa màu đen.

Can canh Ford Ranger XL anh 8

Xe vẫn có màn hình giải trí trung tâm 8 inch, hỗ trợ kết nối không dây Apple CarPlay/Android Auto. Xe không có điều hòa tự động, tuy nhiên vẫn có nút điều chỉnh làm mát nhanh.

Can canh Ford Ranger XL anh 9

Hàng ghế sau bị lược bỏ cửa gió điều hòa, tuy nhiên cổng sạc vẫn được giữ lại.

Can canh Ford Ranger XL anh 10

Ranger XL được trang bị động cơ 2.0L tăng áp đơn, sản sinh công suất 167,6 mã lực tại 3.500 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 405 Nm tại 1.750-2.500 vòng/phút. Động cơ này kém hơn khoảng 10 mã lực và 15 Nm so với thế hệ cũ. Hộp số đi kèm là loại sàn 6 cấp, hỗ trợ dẫn động 2 bánh hoặc 4 bánh.

Can canh Ford Ranger XL anh 11

Mức giá 659 triệu đồng của Ford Ranger XL ngang với Mazda BT-50 MT, đắt hơn 19 triệu đồng so với Isuzu D-Max Prestige MT. Xét trong phân khúc xe bán tải số sàn, trang bị của Ranger XL không quá ấn tượng trước các đối thủ, tuy nhiên cái tên Ranger vẫn là điểm mạnh tại thị trường Việt Nam.

Ford Ranger 2022 mở bán tại Việt Nam: Tăng giá bán, thay đổi thiết kế

Giá bán khởi điểm của Ranger 2022 cao hơn thế hệ cũ 31 triệu đồng. Xe được phân phối với 6 phiên bản, trong đó có 2 bản số sàn.

Ford Ranger bị triệu hồi tại Việt Nam do lỗi kính chắn gió

Số lượng Ford Ranger tại thị trường trong nước gặp lỗi là hơn 1.400 xe. Tất cả xe gặp sự cố đều có thời gian sản xuất trong năm 2021.

Cận cảnh Ford Ranger Wildtrak 2022 giá 965 triệu đồng

Thế hệ mới của dòng bán tải Ford Ranger được bán ra với 6 phiên bản, trong đó phiên bản Wildtrak có giá cao nhất là 965 triệu đồng.

Vĩnh Phúc - Bối Hạ

Adblock test (Why?)


Chi tiết Ford Ranger XL - xe bán tải giá dưới 700 triệu đồng - Zing News
Read More

Đến 14/9, bảy doanh nghiệp đầu mối xăng dầu được trả giấy phép - Zing News

Đến ngày 29/8, cơ quan chức năng sẽ hoàn thành trả giấy phép xuất nhập khẩu xăng dầu cho 5/7 doanh nghiệp đầu mối và ngày 14/9 sẽ tiếp tục trả cho 2 đơn vị còn lại.

Mới đây, tại cuộc họp khẩn của Bộ Công Thương về bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường, lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết trên cả nước mới có số ít cửa hàng phản ánh không đủ nguồn hàng.

"Vừa qua, Tổng cục cũng đã chủ trì đoàn thanh tra 23 doanh nghiệp đầu mối và tước giấy phép 7 đơn vị. Đến nay 4 doanh nghiệp đã được trả giấy phép xuất nhập khẩu. Đến ngày 29/8 sẽ hoàn thành trả giấy phép cho 5/7 doanh nghiệp và ngày 14/9 sẽ tiếp tục trả lại giấy phép cho 2 doanh nghiệp còn lại", lãnh đạo Tổng cục QLTT thông tin.

Trước đó, những doanh nghiệp đầu mối này bị tước giấy phép 1,5-2 tháng do thiếu điều kiện kinh doanh xăng dầu như cửa hàng sở hữu và cửa hàng chung, đại lý hoặc kho, cầu cảng, phương tiện vận tải theo quy định đăng ký...

"Lúc nào cũng muốn lãi nhiều thì ai chịu lỗ"

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết gần đây một số đơn vị kinh doanh xăng dầu cho rằng việc tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động nhập khẩu xăng dầu của một số doanh nghiệp đầu mối đã ảnh hưởng đến nguồn cung.

"Tuy nhiên, số lượng nhập khẩu xăng dầu không lớn, chỉ 20-28% nhu cầu trong nước, trong khi Việt Nam có tới 36 doanh nghiệp nhập khẩu. Vì vậy, 7 hay 10 doanh nghiệp vi phạm bị rút giấy phép trong thời hạn nhất định thì cũng không ảnh hưởng tới thị trường xăng dầu, nguồn cung của cả nước", ông nhấn mạnh.

Do đó, Bộ trưởng cho rằng lấy lý do thiếu nguồn cung vì một số doanh nghiệp bị rút giấy phép này là hoàn toàn sai sự thật.

doanh nghiep xang dau anh 1

Theo Bộ trưởng Công Thương, việc rút giấy phép xuất nhập khẩu của doanh nghiệp đầu mối không làm ảnh hưởng đến nguồn cung. Ảnh: Chí Hùng.

Người đứng đầu Bộ Công Thương tiếp tục nêu ra vấn đề khi có ý kiến cho rằng do chiết khấu bằng 0 nên nhiều cửa hàng không kinh doanh được, càng bán càng lỗ. "Câu hỏi đặt ra là lúc giá lên cao thì tại sao không thấy doanh nghiệp nào đề xuất đến chuyện chiết khấu mà hệ thống bán buôn, bán lẻ của chúng ta vẫn ổn định. Đến bây giờ giá thấp xuống thì lại đề cập vấn đề này...".

Theo ông, doanh nghiệp đã tự nguyện xin được trở thành đơn vị có chức năng xuất nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu thì phải chấp nhận rủi ro nếu có. Doanh nghiệp được hưởng lợi thì khi khó khăn cũng phải chấp nhận và chia sẻ rủi ro. Trong kinh doanh thì có lúc lỗ, lúc lãi, lúc nào cũng muốn lãi nhiều thì ai chịu lỗ.

Bộ Công an sẽ sớm vào cuộc điều tra xử lý theo pháp luật tình trạng kêu gọi các cửa hàng xăng dầu đóng cửa, tạo bất ổn trong dư luận.

Thiếu tướng Bùi Trọng Thế, Cục phó Cục An ninh kinh tế, Bộ Công an.

Thiếu tướng Bùi Trọng Thế, Cục phó Cục An ninh kinh tế, Bộ Công an cho biết gần đây trên các diễn đàn xăng dầu xuất hiện kêu gọi các cửa hàng xăng dầu đóng cửa.

Theo ông, Bộ Công an đã nắm tình hình và có ba vấn đề cần chú ý. Một là xử lý vi phạm kinh doanh xăng dầu cần làm đúng pháp luật. Hai là về nguồn cung, Bộ Công Thương tiếp tục tham mưu Chính phủ gia tăng nguồn cung vốn đã được làm tốt.

"Ba là tình trạng trên mạng xã hội kêu gọi các cửa hàng xăng dầu đóng cửa, tạo bất ổn trong dư luận", ông nói.

Sản xuất trong nước đã đáp ứng 80%

Về nguồn cung xăng dầu trong thời gian tới, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết 2 tháng trở lại đây, nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn và Nghi Sơn đã bảo đảm đủ nguồn cung tới 72% lượng xăng dầu trong nước theo yêu cầu.

"Hai đơn vị này cũng cam kết trong quý IV, tức là thời gian còn lại của năm sẽ bảo đảm đủ nguồn cung tới 80% nhu cầu của cả nước. Vì vậy, Việt Nam đã có khả năng đáp ứng 80% nhu cầu và chỉ có 20% nhập khẩu", ông nói.

Ông Diên tính toán 20% nhập khẩu nhân với mức 1,7 triệu m3/tháng thì Việt Nam chỉ cần khoảng 400.000 m3 phải nhập khẩu. Trong khi Việt Nam có tới 36 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu thì con số 400.000-450.000 m3 hoặc hơn cũng không phải quá lớn.

doanh nghiep xang dau anh 2

Giá xăng đã giảm hơn 8.000 đồng/lít trong hơn một tháng qua. Ảnh: Nhật Sinh.

"Do đó, Việt Nam hoàn toàn có thể khẳng định nguồn cung xăng dầu không bao giờ thiếu", ông nhấn mạnh.

Người đứng đầu cơ quan quản lý yêu cầu tất cả doanh nghiệp từ thương nhân, nhà phân phối và các doanh nghiệp bán lẻ đều phải chủ động nguồn hàng theo quy định, không được viện lý do để gây ra tình trạng thiếu nguồn cung.

Bộ Công Thương cũng đề nghị các bộ, ngành nghiên cứu, xem xét mức phí đưa xăng dầu về Việt Nam để bảo đảm các doanh nghiệp đưa lượng xăng dầu về nước không chịu gánh phí quá cao và đề nghị nâng mức chiết khấu trong kinh doanh xăng dầu trong cấu thành giá của mặt hàng xăng.

Đồng thời, tạo điều kiện cho các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nhất là đơn vị bán lẻ và thương nhân phân phối không bị thiệt thòi. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng cho biết sẽ xem xét để đề nghị với các cơ quan chức năng cấu thành mức chiết khấu và giá thành bán lẻ.

Loạt cây xăng muốn nghỉ bán vì không có hàng, chiết khấu thấp

Các doanh nghiệp xăng dầu đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn cung và chịu lỗ nặng. Bộ Công Thương yêu cầu phải duy trì hoạt động bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ.

Bộ trưởng Công Thương: Nói thiếu xăng dầu là rất phi lý

Lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định không thiếu nguồn cung xăng dầu và không có tình trạng tạm ngừng kinh doanh.

doanh nghiệp xăng dầu doanh nghiệp đầu mối xăng dầu giá xăng chiết khấu xăng thiếu xăng giá xăng dầu đóng cửa xăng tăng giá

Adblock test (Why?)


Đến 14/9, bảy doanh nghiệp đầu mối xăng dầu được trả giấy phép - Zing News
Read More

Giá USD hôm nay 28.8.2022: Chốt tuần tăng cao hơn euro - Báo Thanh Niên

Sáng 28.8, giá USD tiếp tục ghi nhận một tuần gia tăng. Cụ thể, ngân hàng Eximbank mua vào 23.280 đồng/USD và bán ra 23.520 đồng/USD, tăng 10 đồng so với cuối tuần qua. Tương tự, Vietcombank tăng thêm 25 đồng khi mua USD lên 23.260 đồng/USD và bán ra 23.570 đồng/USD. Ngược lại, giá USD tự do giảm 20 đồng ở chiều mua vào, xuống 23.950 nhưng tăng 50 đồng ở chiều bán ra sau một tuần, lên 24.050 đồng/USD...

Trong khi đó, đồng euro tại các ngân hàng thương mại diễn biến ngược nhau. Ví dụ ngân hàng Eximbank mua vào 23.111 đồng/euro và bán ra 23.641 đồng/euro, giảm 185 đồng ở chiều mua vào và giảm 179 đồng ở chiều bán ra. Hiện giá bán euro của Eximbank thấp hơn giá bán đồng USD. Tương tự, giá euro tự do cũng giảm so với cuối tuần trước từ 160 - 170 đồng, xuống còn giao dịch 24.080 - 24.280 đồng/euro.

Giá USD hôm nay 28.8.2022: Chốt tuần tăng cao hơn euro - ảnh 1

Giá USD tiếp tục cao lên ngang giá euro

Ngọc Thắng

Theo các chuyên gia kinh tế, dù áp lực từ việc Mỹ tăng cao lãi suất đè lên tỷ giá VND/USD nhưng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn rót vào thị trường Việt Nam, cộng thêm lượng dự trữ ngoại hối tăng cao khiến áp lực lên tỷ giá VND/USD không quá căng thẳng.

Tính đến ngày 20.8, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp đạt gần 16,8 tỉ USD, bằng 87,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tuy vốn FDI đăng ký mới chưa hồi phục hoàn toàn sau sự gián đoạn của các biện pháp chống dịch năm 2021, song vốn điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần tăng lần lượt là 50,7% và 3,6%. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 12,8 tỉ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Giá USD trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng khi chỉ số USD-Index lên 108,83 điểm, tăng 0,7 điểm so với cuối tuần qua. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) - Jerome Powell - đã khẳng định lập trường tăng cao lãi suất trong thời gian tới do lạm phát được xác định vẫn là nguy cơ cao cho nền kinh tế.

Trong khi đó, đồng euro tiếp tục sụt giảm khi giao dịch ở mức 0,9959 USD/EUR. Dữ liệu từ Đức cho thấy nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 1,8% trong quý 2/2022, cao hơn mức ước tính sơ bộ là 1,5%...

Tin liên quan

Adblock test (Why?)


Giá USD hôm nay 28.8.2022: Chốt tuần tăng cao hơn euro - Báo Thanh Niên
Read More

Saturday, August 27, 2022

Áp dụng kiểm soát an ninh hàng không mức cao nhất trong dịp 2/9 - Báo Dân Trí

Cục Hàng không Việt Nam vừa ban hành quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường dịp Quốc khánh 2/9.

Theo đó, từ ngày 31/8-4/9, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 tại các cảng hàng không, sân bay, các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu; các chuyến bay xuất phát tại các cảng hàng không, sân bay trên cả nước.

Áp dụng kiểm soát an ninh hàng không mức cao nhất trong dịp 2/9 - 1

Một hoạt động diễn tập chống khủng bố, gây rối an ninh trật tự tại sân bay (Ảnh: NIA).

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường phù hợp. Các Cảng vụ hàng không có trách nhiệm thông báo nội dung này đến các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không, hãng hàng không nước ngoài hoạt động tại cảng hàng không, sân bay.

Trong thời gian từ 31/8-4/9, các đơn vị trong ngành hàng không được yêu cầu báo cáo ngay khi phát hiện vụ các trường hợp, vụ việc đột xuất về công tác thông tin, báo cáo hành vi can thiệp bất hợp pháp và vụ việc vi phạm an ninh hàng không.

Trước đó, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có công văn gửi các cơ quan, đơn vị liên quan về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Quốc khánh 2/9.

Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo các Cảng vụ hàng không tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, an ninh hàng không và các dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Cùng đó, cung cấp thông tin hướng dẫn người dân đi lại bằng đường hàng không bảo đảm đúng lịch trình, hạn chế số người đón, tiễn tại các sân bay, đặc biệt tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất; tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an ninh, an toàn hàng không nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và nhận thức an ninh, an toàn hàng không dân dụng trong cộng đồng xã hội; thực hiện các biện pháp khắc phục, phòng ngừa sự cố, tai nạn tàu bay.

Các hãng hàng không xây dựng phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp với diễn biến của dịch bệnh trong thời gian tới để có phương án tổ chức vận tải hành khách tối ưu phục vụ nhân dân đi lại, đặc biệt hành khách là người cao tuổi, người khuyết; điều hành lịch bay, hạn chế tối đa việc chậm chuyến, hủy chuyến đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 2/9; xây dựng phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp, đẩy mạnh ứng dụng việc bán vé điện tử, nâng cao chất lượng dịch vụ, không để xảy ra tình trạng tăng giá vé trái quy định.

Bộ GTVT cũng chỉ đạo Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam xây dựng phương án tổ chức đưa, đón hành khách phù hợp, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Bố trí nhân lực để bảo đảm an toàn và phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân trong các ngày cao điểm trước, trong và sau ngày nghỉ lễ; đồng thời sắp xếp các vị trí cung cấp thông tin để hành khách chủ động trong việc lựa chọn chuyến đi.

Adblock test (Why?)


Áp dụng kiểm soát an ninh hàng không mức cao nhất trong dịp 2/9 - Báo Dân Trí
Read More

Friday, August 26, 2022

FLC Faros bị hủy niêm yết - Tài chính - Chứng khoán - Zing News

Với các vi phạm nghiêm trọng trong nghĩa vụ công bố thông tin, FLC Faros bị HoSE hủy niêm yết cổ phiếu từ ngày 5/9.

Chiều 25/8, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã có quyết định về việc hủy niêm yết cổ phiếu ROS của Công ty CP Xây dựng FLC Faros.

Theo đó, toàn bộ hơn 567,58 triệu cổ phiếu ROS, tương đương mức vốn điều lệ hơn 5.675,98 tỷ đồng của doanh nghiệp, niêm yết trên sàn HoSE sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc từ ngày 5/9.

Lý do được HoSE đưa ra cho quyết định này là FLC Faros đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp khác mà Sở Giao dịch Chứng khoán hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, thuộc trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết bắt buộc theo Điều 120 Nghị định 155/2020.

Trước đó, cũng liên quan tới các vi phạm về công bố thông tin, cổ phiếu ROS của FLC Faros đã bị HoSE đình chỉ giao dịch từ ngày 12/8 (giá giao dịch lần cuối ở mức 2.510 đồng/cổ phiếu).

flc faros, huy niem yet ros anh 1

Đà trượt dài của cổ phiếu ROS trước khi bị hủy niêm yết. Nguồn: Tradingview.

Trước quyết định hủy niêm yết kể trên một ngày, HoSE cũng có thông báo gửi FLC Faros thông tin về khả năng hủy niêm yết đối với cổ phiếu ROS của doanh nghiệp này.

Trong đó, HoSE cho biết đã nhận được công văn giải trình của FLC Faros về việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức niêm yết trong việc công bố các thông tin theo quy định. Tuy nhiên, căn cứ nội dung giải trình, HoSE đánh giá FLC Faros có khả năng không công bố báo cáo tài chính soát xét 6 tháng năm nay đúng hạn (hạn chót là ngày 29/8).

Ngoài ra, đến thời điểm này, FLC Faros vẫn chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, báo cáo thường niên 2021, báo cáo tài chính quý I và II/2022. Đồng thời, công ty này còn chưa tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021, chưa có đủ số lượng thành viên HĐQT tối thiểu, chưa có Người đại diện theo pháp luật.

Theo cơ quan quản lý, các vi phạm công bố thông tin kể trên sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của công ty và quyền lợi của cổ đông.

Vì vậy, HoSE cảnh báo với tình trạng hiện nay của FLC Faros, việc vi phạm công bố thông tin có khả năng tiếp tục xảy ra và kéo dài, ảnh hưởng đến quyền lợi nhà đầu tư và cổ phiếu ROS có thể rơi vào diện hủy niêm yết bắt buộc.

Với quyết định kể trên, ROS sẽ là cổ phiếu đầu tiên trong “họ FLC” bị hủy niêm yết bắt buộc. Hiện tại, cổ phiếu FLC (Tập đoàn FLC), HAI (Nông Dược HAI) cũng đang trong diện cảnh báo do chưa tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính 2021. Trong khi cổ phiếu GAB (Công ty CP Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC) cũng đã bị cắt margins (cho vay ký quỹ) do chậm công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên 2022 quá 5 ngày so với quy định.

HoSE cảnh báo hủy niêm yết cổ phiếu ROS và dừng giao dịch FLC

HoSE cho biết nếu không khắc phục các vi phạm về quy định công bố thông tin, cổ phiếu ROS có khả năng bị hủy niêm yết, trong khi cổ phiếu FLC bị đình chỉ giao dịch.

Cổ phiếu họ FLC nằm sàn sau 'tin dữ'

Một số cổ phiếu thuộc FLC Group mất thanh khoản, giảm sàn sau thông tin cổ phiếu FLC và HAI có thể nối gót ROS bị đình chỉ giao dịch trên sàn chứng khoán.

flc faros hủy niêm yết ros Tp. Hồ Chí Minh FLC FLC Faros cổ phiếu ros ros hose hủy niêm yết cổ phiếu flc tập đoàn flc hai gab

Adblock test (Why?)


FLC Faros bị hủy niêm yết - Tài chính - Chứng khoán - Zing News
Read More

Thursday, August 25, 2022

Nhiều cửa hàng, đại lý xăng dầu đồng loạt 'dọa' nghỉ bán, có chuyện gì vậy? - Tuổi Trẻ Online

Nhiều cửa hàng, đại lý xăng dầu đồng loạt dọa nghỉ bán, có chuyện gì vậy? - Ảnh 1.

Các nhân viên của tàu chở xăng dầu lắp đường ống chuyển xăng dầu nhập khẩu vào kho ở TP.HCM - Ảnh: NGỌC HIỂN

Nhiều cửa hàng, đại lý kinh doanh xăng dầu "dọa" sẽ nghỉ bán với lý do "ôm hàng khó khăn", "không mua được hàng", "chiết khấu 0 đồng", "chiết khấu âm", thậm chí phải trả tiền cao hơn giá bán lẻ…khiến doanh nghiệp rơi vào cảnh thua lỗ nặng.

Trên trang Diễn đàn Xăng dầu có gần 29.000 thành viên, nhiều ý kiến đề nghị "tất cả các cửa hàng bán lẻ đồng loạt làm đơn xin tạm thời nghỉ bán gửi Sở Công thương"... Theo các doanh nghiệp, mức hoa hồng trên mỗi lít xăng dầu chỉ 0 đồng, thậm chí phải bỏ thêm 2.000 - 3.000 đồng/lít để được mua dầu nhưng nguồn cung rất hạn chế. Trong khi đó, kỳ điều hành giá xăng dầu sắp tới sẽ rơi vào ngày 5-9, thay vì ngày 1 hằng tháng như quy định, do rơi vào kỳ nghỉ lễ 2-9.

Chịu lỗ vẫn khó mua xăng dầu?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Anh Lèo, giám đốc Hợp tác xã Xe du lịch và vận tải số 4 (TP.HCM), cho biết mức chiết khấu đối với xăng và dầu trong ngày 25-8 đều ở mức 80 đồng/lít. Trong khi đó, chi phí vận tải, kho bãi, nhân viên, điện nước... khiến cho việc nhận xăng tại kho bị lỗ nặng. "Càng bán càng lỗ nhưng đại lý vẫn phải mở cửa bán xăng dầu, bởi nếu đóng cửa sẽ bị cơ quan chức năng rút giấy phép", ông Lèo than.

Trong khi đó, ông V.D. - giám đốc một doanh nghiệp sở hữu nhiều cây xăng tại TP.HCM và các tỉnh lân cận - cho biết các doanh nghiệp bán lẻ đang rơi vào thế rất khó khăn khi vừa "đứt nguồn cung" vừa "lỗ sặc máu". Theo ông D., Tổng cục Quản lý thị trường mới đây đã tước giấy phép xuất nhập khẩu xăng dầu đối với 7 doanh nghiệp đầu mối khiến các đại lý nhập xăng dầu từ những đầu mối này bị hụt nguồn cung. Nhằm đảm bảo nguồn cung cho các cây xăng, ông D. đã phải đi "năn nỉ" các doanh nghiệp để được cung cấp từng xe xăng dầu.

Tuy nhiên, ông D. phải bỏ thêm 300 - 400 đồng/lít với xăng và gần 3.000 đồng/lít đối với dầu khi mua hàng của các thương nhân đầu mối. Như vậy, với mỗi lít dầu bán ra, các đại lý bị lỗ đến 3.000 - 4.000 đồng. "Dù thua lỗ, chúng tôi vẫn ráng cầm cự để giữ mối làm ăn. Nhưng nguồn cung cũng đang khan hiếm, các thương nhân đầu mối không bán hàng dồi dào như trước. Giờ phải đi năn nỉ được chừng nào xăng dầu bán chừng đó, đến khi đứt nguồn hàng thì chỉ còn có nước đóng cửa mà thôi", ông D. nói.

Nhiều doanh nghiệp cho biết để đảm bảo kinh doanh hòa vốn, mức chiết khấu phải từ 1.000 - 1.200 đồng/lít bởi có rất nhiều chi phí như vận chuyển, thuê mặt bằng, nhân công, điện nước... Trong khi đó, mức chiết khấu của các thương nhân đầu mối thời gian qua chỉ từ 100 - 150 đồng/lít, thậm chí chỉ còn 80 đồng/lít trong ngày 25-8. "Nếu tình trạng này kéo dài, nhiều đại lý sẽ rất khó khăn, thậm chí phá sản", một doanh nghiệp lo lắng.

Một đại lý bán lẻ ở Sóc Trăng, chuyên cung cấp dầu cho vận tải đường sông (các ghe tàu, sà lan...), cho biết có nhu cầu tiêu thụ tầm 40 - 50 khối dầu mỗi tháng nhưng việc tiếp cận các nguồn hàng đang gặp nhiều khó khăn, thậm chí không mua được hàng từ sau kỳ điều chỉnh ngày 22-8. Trong khi đang vào mùa thu hoạch lúa, những mối quen không có dầu để chạy máy nên phải tìm nguồn khác, khiến doanh nghiệp này vừa bị mất mối hàng vừa bị lỗ vì phải nhận mức chiết khấu 0 đồng.

"Không thể lý giải được, trước đây thiếu hàng còn đổ lỗi cho Nghi Sơn dừng sản xuất đột ngột và thiếu nguồn cung. Nhưng đến nay cả Nghi Sơn và Dung Quất đều sản xuất, tăng vượt công suất mà nguồn lại vẫn thiếu. Bộ Công thương vẫn tuyên bố đủ lượng cung cấp, vì sao đầu mối lại không đưa xăng dầu ra thị trường? Giá thế giới mới tăng mấy hôm nay, kỳ vừa rồi xăng giữ nguyên giá, dầu còn tăng 850 đồng, vậy mà xăng dầu vẫn khan hiếm là điều khá lạ lùng" - một doanh nghiệp thắc mắc.

Nhiều cửa hàng, đại lý xăng dầu đồng loạt dọa nghỉ bán, có chuyện gì vậy? - Ảnh 2.

Các cây xăng tư nhân hiện nay gặp khó về nguồn cung và chiết khấu xuống mức thấp, thậm chí âm - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Đầu mối cũng lỗ nặng, bán cầm chừng

Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều doanh nghiệp đầu mối cho biết chỉ bán trong hệ thống và theo tiến độ chứ không bán nhiều do càng bán càng lỗ. Nguyên nhân là giá xăng dầu thế giới biến động mạnh, tăng giảm liên tục trong khi cơ chế điều hành "đóng khung" theo quy định nên giá thường không sát với diễn biến thị trường. Đơn cử, riêng phụ phí với hàng nhập về có thời điểm lên tới 12 - 13 USD/thùng với xăng và 7 - 8 USD/thùng với dầu, nên có thời điểm giá mà doanh nghiệp đầu mối nhập về cao hơn giá cơ sở được cơ quan điều hành công bố.

Theo tính toán vào ngày 24-8, các doanh nghiệp đầu mối đang bị lỗ 800 đồng/lít với xăng và 2.400 đồng/lít với dầu. Trong khi đó, giá xăng dầu giảm liên tục 2 tháng qua nên càng bán càng lỗ, có thời điểm doanh nghiệp lỗ tới 6.500 đồng/lít dầu và lỗ tới 5.500 đồng/lít xăng. "Khi giá giảm vào cuối tháng 6, giảm liên tục đến kỳ ngày 22-8 vừa rồi, đại lý không nhập hàng vào vì càng bán càng lỗ, tiêu thụ hạn chế. Tình hình này bất thường quá, cứ thế này thì doanh nghiệp không sống nổi" - vị này nói.

Lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu lớn cho biết các doanh nghiệp đầu mối đang khó khăn hơn cả giai đoạn đầu năm 2022 khi số lượng các doanh nghiệp nhập khẩu giảm bởi 7 doanh nghiệp bị xử phạt, tạm ngưng nhập khẩu. "Số lượng doanh nghiệp nhập khẩu giảm nên số lượng nhà cung cấp trên thị trường cũng ít lại, các doanh nghiệp trước đây lấy hàng của các đầu mối này "đứt" nguồn cung phải đi tìm các đầu mối khác để lấy hàng, khiến nguồn cung của tất cả đại lý, cửa hàng kinh doanh xăng dầu đều bị ảnh hưởng", vị này cho biết thêm.

Một thương nhân đầu mối khác cho rằng do các doanh nghiệp đầu mối nhập hàng về cũng bị lỗ nên bắt buộc giá bán buôn phải cao hơn cả giá bán lẻ từ 2.500 - 2.700 đồng/lít hoặc giảm nhập hàng vào, nên các đại lý phải chấp nhận mức "chiết khấu âm" hoặc không mua được hàng. Chưa hết, giá xăng dầu thế giới đang có xu hướng tăng trở lại, đặc biệt với mặt hàng dầu, nên giá nhập vào tăng, nếu để kéo dài việc điều chỉnh giá tới ngày 5-9, thay vì vào ngày 1-9 như quy định, thì nhiều đại lý sẽ treo biển hết hàng.

"Đầu mối bán buôn ra cũng đã lỗ nên có thể cũng không nhập hàng về, không ai dám đi nhập. Với mỗi khối, chúng tôi đang lỗ tới 2,6 - 2,7 triệu đồng, sức nào chịu đựng được. Nếu kéo dài ngày điều chỉnh thì sẽ phải xin ngưng bán. Tình hình này còn căng thẳng hơn hồi đầu năm, vì doanh nghiệp lỗ quá" - vị này nói và đề nghị cơ quan chức năng cần điều hành thị trường linh hoạt hơn, tránh nguy cơ đứt gãy nguồn cung khi mà hàng loạt doanh nghiệp xăng dầu có thể bị phá sản, dừng hoạt động.

Bộ yêu cầu đảm bảo nguồn cung

Bộ Công thương vừa có văn bản gửi thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối kinh doanh xăng dầu, yêu cầu phải chủ động nguồn hàng và có phương án nhập khẩu để đảm bảo cung cấp đầy đủ xăng dầu cho thị trường, nhất là trong giai đoạn cuối năm nhu cầu xăng dầu phục vụ việc đi lại, sinh hoạt của người dân và doanh nghiệp tăng cao.

Theo đó, các thương nhân đầu mối không được để gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong hệ thống kinh doanh, duy trì hoạt động bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của doanh nghiệp và cung cấp đủ hàng cho các cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống... để đảm bảo không gián đoạn cung ứng. Trong trường hợp có khó khăn vướng mắc, cần báo cáo kịp thời về Bộ Công thương để phối hợp xử lý.

N.AN

Giảm đầu mối, thiếu vốn

Theo các doanh nghiệp, giá xăng dầu thành phẩm bình quân tại Singapore tăng, với 800 đồng/lít xăng và 2.500 đồng/lít dầu, khiến các doanh nghiệp đầu mối nếu nhập mới sẽ bị lỗ nặng. Thậm chí nếu bán hàng tồn giai đoạn trước cũng lỗ đến 6.000 - 7.000 đồng/lít.

"Các doanh nghiệp xăng dầu đang gặp khó khăn khi tiếp cận vốn, chưa kể nhiều doanh nghiệp đã bị tạm ngưng nhập hàng, chỉ còn các doanh nghiệp lớn nhập hàng nhưng họ phải đảm bảo cho hệ thống của mình. Các doanh nghiệp bên ngoài muốn mua cũng khó cung cấp hoặc cung cấp theo tiến độ, tức trước giờ mua bao nhiêu thì đến bây giờ chúng tôi cũng chỉ bán như vậy", đại diện một doanh nghiệp nói.

Adblock test (Why?)


Nhiều cửa hàng, đại lý xăng dầu đồng loạt 'dọa' nghỉ bán, có chuyện gì vậy? - Tuổi Trẻ Online
Read More

Bị khởi tố thêm tội danh, ông Trịnh Văn Quyết đối diện mức án nào? - Báo Dân Trí

Ngày 25/8/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an đã thi hành các quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC) và các cá nhân có liên quan về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Sự việc xảy ra tại Công ty CP Xây dụng FLC Faros và các công ty có liên quan.

Trước đó, ngày 29/3, CQ CSĐT đã khởi tố, bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết về tội Thao túng thị trường chứng khoán, theo Điều 211 Bộ luật Hình sự.

Dư luận đang băn khoăn, với vi phạm nêu trên, ông chủ tập đoàn FLC cùng các đồng phạm sẽ bị xử lý ra sao trước pháp luật?

Bị khởi tố thêm tội danh, ông Trịnh Văn Quyết đối diện mức án nào? - 1

Trịnh Văn Quyết, Hương Trần Kiều Dung (Ảnh: CAND).

Theo Luật sư Nguyễn Thị Xuyến - Đoàn Luật sư TP Hà Nội, tội danh mà Chủ tịch FLC cùng các đồng phạm vừa bị khởi tố được quy định tại Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015.

Trích dẫn khoản 4, Điều 174 Bộ luật này, luật sư Xuyến cho biết người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác mà tổng giá trị tài sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên sẽ đối mặt với mức án 12-20 năm tù hoặc tù chung thân.

"Do đây là vụ án có đồng phạm, cơ quan điều tra sẽ làm rõ vai trò cụ thể, mức độ đóng góp của từng bị can trong việc cùng ông Quyết chiếm đoạt số tiền hơn 6.412 tỷ đồng. Nếu có căn cứ xác định các bị can còn lại đã giúp sức tích cực, tạo điều kiện thuận lợi để bị can Quyết lừa chiếm số tiền lớn, họ sẽ bị xử lý về tội danh và tình tiết định khung tương tự với Chủ tịch FLC", luật sư phân tích.

Theo thông tin cơ quan điều tra cung cấp, các bị can Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga, Hương Trần Kiều Dung thực hiện hành vi thông qua việc, từ năm 2014 đến năm 2016 làm thủ tục tăng vốn điều lệ khống từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, tương ứng với 430 triệu cổ phần của Công ty CP Xây dựng Faros và khi được niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán đã bán, chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.

Bước đầu, cơ quan điều tra xác định, tính đến ngày 24/02/2021, Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế bán toàn bộ cổ phiếu ROS mang tên Trịnh Văn Quyết và cổ phiếu ROS mang tên 5 cá nhân khác (do Quyết nhờ đứng tên), thu được tổng cộng 6.412 tỷ đồng và rút tiền mặt để chiếm đoạt.

Luật sư Xuyến cho rằng, quá trình điều tra vụ án, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục chứng minh mục đích chiếm đoạt tài sản của các bị can để thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

"Theo quy định pháp luật, tội danh này chỉ cấu thành khi chủ thể của tội phạm đã thực hiện thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt số tiền từ 2 triệu đồng trở lên. Mục đích chiếm đoạt tài sản thể hiện ở chỗ người phạm tội không có ý định trả lại tài sản cho các nạn nhân", luật sư phân tích.

Để kết tội được các bị can trong vụ án, luật sư Xuyến cho rằng, cơ quan điều tra phải chứng minh họ đã chiếm đoạt bao nhiêu trong số tiền đã chiếm đoạt của các nhà đầu tư. Nếu có căn cứ cho thấy, số tiền chiếm đoạt 500 triệu đồng trở lên, ông Quyết cùng các đồng phạm của mình có thể đối mặt khung phạt tù từ 12 - 20 năm hoặc tù chung thân. Mức phạt này quy định tại Khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Theo luật sư, quá trình điều tra, cơ quan chức năng cần làm rõ số tiền chiếm đoạt trái phép được các bị can sử dụng vào mục đích gì, số tiền hiện đang ở đâu, được chuyển hóa thành các loại tài sản nào, để tiến hành niêm phong nhằm bảo đảm công tác thi hành án, trả cho bị hại; có thể kê biên thêm tài sản của các bị can, thậm chí cần áp dụng hình phạt tịch thu.

Adblock test (Why?)


Bị khởi tố thêm tội danh, ông Trịnh Văn Quyết đối diện mức án nào? - Báo Dân Trí
Read More

Giá vàng hôm nay 27/1/2024: Vàng đảo chiều tăng trở lại - Báo Công Thương

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, ...