Dầu tăng
Giá dầu tăng do OPEC+ không nâng mức tăng sản lượng bất chấp các nước tiêu thụ xăng dầu hàng đầu thế giới gây sức ép để nhóm tăng mạnh sản lượng.
Giá dầu Brent kết thúc phiên tăng 31 US cent lên 89,47 USD/thùng, trong khi dầu Tây Texas của Mỹ CLc1 tăng 6 cent lên 88,26 USD/thùng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết kho dự trữ dầu thô của nước này trong tuần trước đã giảm 1 triệu thùng, trái với kỳ vọng tăng, trong khi tồn trữ các sản phẩm chưng cất cũng giảm giữa bối cảnh nhu cầu mạnh mẽ ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh bao gồm Nga - được gọi là OPEC + - mắc kẹt với các kế hoạch đã thống nhất trước đó là tăng sản lượng thêm 400.000 thùng mỗi ngày bất chấp các nước tiêu thụ dầu hàng đầu muốn họ nâng sản lượng nhiều hơn nữa. Kể cả với kế hoạch hiện hành, OPEC+ cũng đang phải chật vật để đạt mục tiêu.
Vàng tăng
Giá vàng tăng do USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đều giảm sau khi dữ liệu công bố cho thấy số việc làm mới của Mỹ giảm sút, giúp thúc đẩy nhu cầu đối với kim loại trú ẩn an toàn, giữa bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây về Ukraina vẫn âm ỉ và sẵn sàng bùng lên.
Giá vàng giao ngay phiên này tăng 0,4% lên 1.808,48 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 4 tăng 0,5% lên 1.810,30 USD.
Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của công ty môi giới OANDA, cho biết vàng vẫn dao động trên 1.800 USD và điều đó liên quan nhiều đến lợi suất trái phiếu kho bạc đã "kệt sức" và đồng USD giảm tiếp sau dữ liệu về việc làm trong lĩnh vực tư nhân.
Nếu vàng có thể tiếp tục ổn định trên 1.800 đô la, một số nhà đầu tư có thể sẽ bắt đầu quay trở lại mua vào.
Đồng tăng
Giá đồng tăng do USD yếu đi và lo ngại về lượng tồn trữ thấp thúc đẩy hoạt động mua vào. Tuy nhiên, đà tăng bị hạn chế bởi hoạt động kinh tế ở Trung Quốc – nước tiêu thụ đồng hàng đầu thế giới – bị chậm lại.
Theo đó, giá đồng kỳ hạn tham chiếu trên Sàn giao dịch kim loại London tăng 1,5% lên 9,852 USD/tấn.
Các nhà phân tích cho biết thị trường đang rất trầm lắng bởi hầu hết các hoạt động công nghiệp ở Trung Quốc tạm dừng trong kỳ nghỉ Tết, và dự báo tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm lại ít nhất là cho đến sau Thế vận hội Mùa đông và Thế vận hội Paralympic.
Theo nhà phân tích Colin Hamilton của BMO, các dấu hiệu về nhu cầu đồng của Trung Quốc – nước tiêu thụ đồng lớn nhất thế giới – yếu đi cho thấy giá đồng có thể giảm. Lượng đồng lưu kho trên Sở giao dịch hàng hóa kỳ hạn Thượng Hải (ShFE) thường tăng nhanh vào dịp Tết Nguyên đán.
Cao su tăng
Giá cao su tại Nhật Bản tiếp tục tăng do tâm lý lạc quan trên thị trường trong nước, mặc dù lo ngại về doanh số bán ô tô của Nhật hạn chế đà tăng.
Hợp đồng cao su giao tháng 7 trên sàn Osaka kết thúc phiên tăng 1,0 yên, tương đương 0,4%, lên 247,7 yên (2,2 USD)/kg, trong phiên có lúc giá đạt mức cao nhất kể từ ngày 21 tháng 1, là 248,0 yên.
Hoạt động sản xuất tháng 1 của Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong gần 8 năm nhờ sản lượng và đơn đặt hàng mới đều tăng, trong khi áp lực chi phí vẫn tăng do các công ty tiếp tục đối mặt với sự chậm trễ trong chuỗi cung ứng.
Cà phê tăng
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3 tăng 2,1 cent, tương đương 0,9%, ở mức 2,388 USD/lb.
Thị trường arabica tiếp tục được củng cố và giá tiếp tục tăng bởi tốc độ xuất khẩu của nhà sản xuất hàng đầu thế giới – Brazil - chậm lại và lượng cà phê lưu kho của sàn ICE tuần này giảm nhanh hơn những tuần trước.
Cà phê robusta giao tháng 3 cũng tăng 26 USD, tương đương 1,2%, lên 2.204 USD/tấn., vượt
Đậu tương tăng
Giá đậu tương Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 8, là phiên tăng thứ 7 liên tiếp, do triển vọng thu hoạch ở Nam Mỹ sẽ giảm và nhu cầu xuất khẩu của Mỹ được cải thiện.
Giá ngô phiên này giảm do các thương nhân bán ngô để mua đậu tương. Dự trữ ethanol tăng cũng làm dấy lên lo ngại sản lượng nhiên liệu sinh học giảm sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu ngô.
Công ty môi giới hàng hóa StoneX hạ ước tính sản lượng đậu tương của Brazil xuống 126,5 triệu tấn, từ 134 triệu của tháng trước.
Sản lượng đậu tương của Brazil thấp hơn dự kiến sẽ khiến tồn trữ đậu tương trên toàn cầu càng thêm bị thắt chặt và nhu cầu đậu tương từ các nhà nhập khẩu sẽ chuyển hướng từ Brazil sang Mỹ.
Giá lúa mì giảm theo giá ngô do các khu vực trồng lúa mì vụ đông ở khu vực đồng bằng và Trung Tây nước Mỹ có mưa và tuyết, có thể thúc đẩy sự phát triển của loại cây này.
Giá đậu tương kỳ hạn tháng 3 trên sàn Chicago kết thúc phiên tăng 16-3/4 cent lên 15,45-1/4 USD/bushel, trong phiên có lúc đạt 15,64 USD, cao kỷ lục kể từ ngày 10/6.
Giá ngô giao cùng kỳ hạn giảm 12-1/4 cent xuống 6,22-1/2 USD/bushel, trong khi lúa mỳ giảm 14 cent xuống 7,55 USD/bushel.
Đường giảm
Giá đường thô kỳ hạn tương lai giảm xuống mức thấp nhất 3 tuần trong bối cảnh thị trường có dấu hiệu suy yếu mang tính kỹ thuật và doanh số bán ethanol ở Brazil giảm sút.
Đường thô kỳ hạn tháng 3 phiên này giảm 0,55 cent, tương đương 3,0%, xuống 17,93 cent/lb, trong phiên có lúc giá chạm mức giá thấp nhất kể từ ngày 11/1 là 17,86 cent/lb.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 3/2
Thị trường ngày 3/2: Giá dầu, vàng, đồng nhất loạt tăng, đậu tương lập đỉnh cao mới - Cafef.vn
Read More
No comments:
Post a Comment