Rechercher dans ce blog

Sunday, February 27, 2022

Giá vàng tuần này khó đoán - VnExpress

Phố Wall bất đồng quan điểm về giá vàng trong khi nhà đầu tư cá nhân vẫn lạc quan vào kim loại quý tuần tới.

Chiến tranh Nga – Ukraine rõ ràng là động lực hỗ trợ cho vàng. Tuy nhiên theo một số nhà phân tích, giá vàng tăng vọt đã phản ánh nỗi sợ và hoang mang của nhà đầu tư vào lúc cao điểm nhất. Sau cú sốc ban đầu, tâm lý nhà đầu tư đã ổn định hơn.

Kết quả khảo sát của Kitco News cho thấy, không có một bức tranh chính xác nào để mô tả xu hướng của giá vàng tuần tới. Phe dự đoán giá kim loại quý giảm chiếm ưu thế hơn nhưng không đáng kể. Trong khi đó, nhà đầu tư cá nhân vẫn rất lạc quan về vàng.

Kết quả khảo sát của Kitco với nhà phân tích Phố Wall và nhà đầu tư cá nhân.

Kết quả khảo sát của Kitco với nhà phân tích Phố Wall và nhà đầu tư cá nhân.

Khi Nga bắt đầu đưa quân vào Ukraine, giá vàng đẩy lên mức cao nhất trong ngày là 1.976 USD một ounce – mức cao nhất kể từ tháng 9/2020. Tuy nhiên, kim loại quý này đã không giữ được mức tăng gần 3% và sau đó có lúc giảm xuống 1.878 USD một ounce.

Adam Button, Chiến lược gia trưởng về tiền tệ tại Forexlive.com nhận định, vào đỉnh điểm của khủng hoảng, vàng cho thấy nó là tài sản trú ẩn an toàn duy nhất mà các nhà đầu tư muốn sở hữu.

"Tuy nhiên, chúng ta có thể đã chứng kiến nỗi sợ hãi và lo ngại lên đến đỉnh điểm về Ukraine. Và khi tâm lý bất ổn đã qua đi, đó có thể là một cơn gió ngược đối với vàng", ông nói. Button giữ quan điểm trung lập với giá vàng trong thời gian tới.

Trong 15 nhà phân tích Phố Wall tham gia khảo sát của Kitco, 40% dự đoán giá vàng tăng vào tuần tới. 7 chuyên gia – tương đương 47% nói rằng giá sẽ giảm thêm sau phiên điều chỉnh vào cuối tuần. Hai nhà phân tích có quan điểm giá vàng không biến động mạnh trong thời gian tới.

Trong khi đó, nhà đầu tư cá nhân vẫn kỳ vọng kim loại quý này sẽ đi lên sau khi kết thúc tuần với mức giảm hơn 60 USD. Bên cạnh đó, một số nhà phân tích cũng lạc quan về vàng. Tuy nhiên, theo họ lạm phát là lý do nghiêm trọng hơn so với cuộc xung đột ở Đông Âu.

Trong khi nhiều người đặt cược vào vàng, một số nhà phân tích nói rằng sự đảo chiều của kim loại quý vào thứ năm tuần trước sẽ khiến một số nhà đầu tư thất vọng. Điều này có thể ảnh hưởng đến giá trong ngắn hạn.

Quỳnh Trang (theo Kitco)

Adblock test (Why?)


Giá vàng tuần này khó đoán - VnExpress
Read More

Cuộc chiến Nga - Ukraine: Ngăn tác động tiêu cực tới kinh tế Việt Nam - Tuổi Trẻ Online

Cuộc chiến Nga - Ukraine: Ngăn tác động tiêu cực tới kinh tế Việt Nam - Ảnh 1.

Xung đột Nga - Ukraine có nguy cơ đẩy giá nhiều mặt hàng quan trọng tăng giá. Trong ảnh: xuất khẩu hàng từ cảng Cát Lái (TP Thủ Đức, TP.HCM) - Ảnh: Q.ĐỊNH

TS Lại Lâm Anh (Viện Kinh tế và chính trị thế giới, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phân tích:

- Với bất kỳ một cuộc chiến nào hay bất ổn chính trị nào đều gây nên những tác động nhất định đến kinh tế. Cuộc chiến này có tác động về mặt chính trị với thế giới là rất lớn, nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.

Nhiều mặt hàng có thể tăng giá

* Điều đầu tiên là giá dầu tăng. Theo ông, xu hướng có đến mức 200 USD/thùng như một số dự báo?

- Ngay khi Nga tấn công Ukraine thì khu vực nhạy cảm và chịu ảnh hưởng nhiều nhất là thị trường tài chính đã phản ứng khi giảm điểm từ 2-3%. Giá dầu Brent tăng vượt mức 100 USD/thùng.

Khi giá tăng quá cao thì kinh tế toàn cầu sẽ đối mặt với bài toán chi phí tăng, cước vận chuyển tăng, khiến giá hàng hóa cơ bản đều tăng. Trong ngắn hạn thì giá dầu có thể tiếp tục tăng nhưng khó có thể lên mốc cao tới 200 USD/thùng như nhiều dự báo.

Việc tăng giá hàng hóa cơ bản cũng như dòng tiền rút ra khỏi thị trường tài chính để tìm nơi trú ẩn an toàn hơn sẽ khiến cho các ngành sản xuất bị ảnh hưởng và phần nào đó cản trở đà phục hồi kinh tế thế giới, tác động đến dòng đầu tư...

* Việt Nam là nước có độ mở kinh tế cao. Theo ông, xung đột Nga - Ukraine sẽ tác động tới chúng ta thế nào?

- Kim ngạch xuất nhập khẩu của ta với Nga năm 2021 đạt trên 7 tỉ USD. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nga 4,9 tỉ USD. Với Ukraine, thương mại hai chiều mới đạt 720 triệu USD. Tức cả hai thị trường này chỉ chiếm khoảng 1,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2021.

Với quan hệ thương mại như vậy, tác động về mặt kinh tế giữa ta với các nước này chưa lớn. Song về dài hạn sẽ bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của các nước với Nga cũng như bất ổn tại Ukraine, sẽ khiến ta khó thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư một cách sâu rộng hơn. 

Các hoạt động giao thương, du lịch, đầu tư, tài chính cũng sẽ phần nào bị ảnh hưởng, đặc biệt khi phương Tây loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.

Nhưng điều đáng lo ngại hơn, cuộc chiến này sẽ tác động tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu và làm gia tăng lạm phát, sẽ tạo sức ép cho Việt Nam trong ngắn hạn. Đặc biệt khi ta đang thực hiện hàng loạt các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế. Mục tiêu tăng trưởng năm nay là 6-6,5% và kiềm chế lạm phát dưới 4% là thách thức không nhỏ.

Ở góc độ vi mô, giá dầu tăng kéo theo nguyên vật liệu đầu vào đều tăng như phân bón, sản phẩm hóa chất, than đá... Cộng thêm sự gián đoạn hoặc chi phí tăng thêm của chuỗi cung ứng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, trong đó là các ngành như nông sản, lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp...

Khi lạm phát trên toàn cầu tăng sẽ làm cho tiêu dùng vốn đang phục hồi yếu ớt bị thu hẹp lại, sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. 

Khi chi phí đầu vào, nguyên vật liệu tăng sẽ ảnh hưởng đến việc triển khai và tiến độ giải ngân các gói phục hồi kinh tế của Việt Nam nếu ta không có biện pháp ứng phó chủ động.

Cuộc chiến Nga - Ukraine: Ngăn tác động tiêu cực tới kinh tế Việt Nam - Ảnh 2.

TS Lại Lâm Anh

Việt Nam cần làm nhiều việc

* Nhưng biến động nào thường đi kèm thách thức sẽ là cơ hội?

- Khi Ukraine khủng hoảng, nhiều nhà đầu tư sẽ đẩy nhanh hơn quá trình chuyển dịch, tìm đến nơi an toàn và Việt Nam đang được đánh giá là điểm đến tốt. Vấn đề là ta phải làm thế nào để có đủ khả năng đón nhận hiệu quả hơn sự chuyển dịch vốn, tăng khả năng hấp thụ vốn.

Muốn làm được thì phải có chính sách về khoa học - công nghệ phù hợp, thu hút các công ty có trình độ công nghệ cao đầu tư vào Việt Nam, tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt tiếp cận công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Bởi đang có thách thức không nhỏ cho Việt Nam là cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực chưa đủ để hấp thụ hết vốn đầu tư cũng như hấp thụ công nghệ cao của thế giới.

Một quốc gia để phát triển được thì phải có sản phẩm công nghệ cao, có khả năng tiêu thụ trên toàn cầu. Kể cả khi chúng ta sản xuất nông sản thì cũng phải chất lượng cao và có giá trị xuất khẩu lớn vượt trội thì người tiêu dùng cũng sẵn sàng chi trả.

* Việt Nam sẽ phải làm nhiều việc để giảm thiểu tác động xấu và tận dụng được cơ hội để phát triển?

- Chúng ta đã cải cách thể chế rất nhiều những năm qua. Nhưng thường thì khó mà tự mình tự thay đổi cơ chế. Chính việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới là cơ hội thay đổi. Điều quan trọng là phải thực hiện tốt nhất FTA đã cam kết và cải cách thực chất nhất.

Cải cách cần dành ưu tiên cho con người. Việc thực hiện sáp nhập, thu gọn các đầu mối bộ, sở, ban, ngành vừa qua đã đặt ra yêu cầu phải làm việc với năng suất cao hơn, chất lượng hơn, hướng tới phục vụ người dân và doanh nghiệp nhiều hơn. Dịch bệnh vừa rồi là cơ hội để đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin.

Việt Nam cũng cần kiên trì theo đuổi chính sách phát triển theo hướng "Nhà nước nhỏ, xã hội lớn". Tức là Nhà nước cần phải kiên quyết bỏ bớt lĩnh vực mà tư nhân có thể làm tốt và Nhà nước không cần phải làm. Cần tăng cường đẩy nhanh xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số, công dân điện tử...

Nguyên lãnh đạo một vụ của Bộ Công thương:

Cần nhiều giải pháp để ngăn giá tăng

Giá xăng dầu tăng như vừa qua, xăng RON95 đã trên 26.000 đồng/lít, nếu các mặt hàng khác như phân bón, nguyên phụ liệu một số ngành sản xuất quan trọng và vận tải... tăng thì áp lực lạm phát sẽ không hề nhỏ.

Điều này cần sự phối hợp đa ngành, bàn tay nhạc trưởng quyết liệt của Chính phủ. Cần tránh tình trạng Bộ Công thương muốn giảm thuế, nhưng Bộ Tài chính với trách nhiệm cân đối thu chi lại kiên quyết nói không.

Quan trọng nhất là phải ổn định vĩ mô, cắt giảm chi tiêu không thực sự cần thiết. Đặc biệt, giải ngân vốn đầu tư công cần siết chặt kiểm soát, tăng kỷ luật bởi nếu không đúng, trúng sẽ tác động tăng lạm phát.

Trong điều hành giá cần tránh tăng đồng loạt, nhất là y tế, giáo dục... cộng hưởng vào đà tăng hàng hóa. Cần tăng niềm tin bằng chính sách cụ thể, không để người dân chỉ thấy giá giảm trên tivi, có thể khiến tăng lạm phát kỳ vọng.

Các lệnh trừng phạt Nga có thể khiến một số dự án liên quan đến Nga ở Việt Nam như dầu khí, nhiệt điện bị ảnh hưởng. Cụ thể có tác động không, mức độ thế nào cần cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc đánh giá và có giải pháp kịp thời.

TIẾN MẠNH

7 tỉ USD

Đó là kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nga năm 2021 - một tỉ lệ khá nhỏ so với tổng kim ngạch gần 670 tỉ USD của Việt Nam.

"Vũ khí hạt nhân tài chính"

"SWIFT không chuyển tiền mà chuyển thông tin về tiền. Thật ra, nó như một mạng xã hội nhắn tin, một Twitter cho các ngân hàng", bà Alexandra Vacroux, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nga và Á - Âu của Đại học Harvard, mô tả.

Cụ thể, SWIFT ghi nhận trung bình 42 triệu tin nhắn mỗi ngày trong năm 2021 và đến 82 triệu tin nhắn trong tháng 2-2022.

Với khả năng cho phép các ngân hàng xử lý một lượng giao dịch lớn nhanh chóng và an toàn, SWIFT được coi là một hệ thống nền tảng cho thương mại quốc tế.

Các chuyên gia so sánh việc Nga bị loại khỏi SWIFT cũng giống như bị cắt Internet. Khi Iran bị loại khỏi SWIFT năm 2012 do chương trình hạt nhân, kinh tế nước này đã sụt giảm đến 7% và mất đến 30% thương mại. Vì vậy, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire từng gọi đây là một "vũ khí hạt nhân tài chính".

Nga sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các giao dịch quốc tế, bao gồm thu lợi nhuận từ dầu và khí đốt, vốn chiếm hơn 40% doanh thu của Nga, theo báo USA Today. Từ năm 2014, sau khi sáp nhập Crimea, Nga đã bắt đầu phát triển giải pháp thay thế cho SWIFT là Hệ thống chuyển thông điệp tài chính (SPFS). Tuy nhiên, hiện chỉ có hơn chục ngân hàng nước ngoài có trong SPFS nên nó sẽ chưa thể giúp nhiều trong việc thực hiện giao dịch quốc tế.

TRẦN PHƯƠNG

Các doanh nghiệp du lịch bắt đầu bị ảnh hưởng

Giao thương bị ảnh hưởng khi Nga bị loại khỏi SWIFT

khach Nga

Chiến sự Nga - Ukraine khiến nhiều khách Nga hủy tour. Trong ảnh: khách Nga đến Khánh Hòa - Ảnh: MINH CHIẾN

Ông Nguyễn Đức Tấn - tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại và du lịch Anex Việt Nam - cho biết cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine chưa ảnh hưởng đến các chuyến bay mà công ty đã lên lịch. Theo kế hoạch, vào ngày 3-3 và 6-3, công ty sẽ có chuyến bay đưa khách Nga đến nghỉ dưỡng ở Khánh Hòa.

Tuy nhiên, chiến sự giữa 2 nước khiến đồng rúp mất giá sẽ khiến công ty mất đi một lượng khách Nga phân khúc tầm trung và thấp, số khác đã gác lại ý định đi du lịch.

"Hiện tại, công ty đã giảm tần suất bay từ 8 chuyến/tháng xuống còn 5 - 6 chuyến/tháng. Lượng khách cũng chưa lấp đầy chuyến bay nên công ty bù lỗ khá nhiều. So với thời điểm chưa xảy ra chiến sự, lượng khách hủy tour hiện tăng lên khoảng 30%. Nhiều hãng hàng không ở Nga đang thuê máy bay ở châu Âu, với việc cấm vận của châu Âu sẽ khiến vận chuyển hành khách gặp trục trặc", ông Tấn nói.

Về khả năng khách Nga dùng thẻ tín dụng Visa, Master không thể chi tiêu, ông Tấn cho hay nếu lệnh cấm vận hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT áp dụng cho việc thanh toán quốc tế thì khách Nga chắc chắn sẽ gặp khó, chỉ có thể chuyển sang tiền mặt. Còn đại diện Alma Resort (Bãi Dài, TP Cam Ranh, Khánh Hòa) cho hay đang có kế hoạch làm việc với đối tác ở Nga để đón khách ngay khi du lịch Việt Nam mở cửa vào tháng 3. Tuy nhiên, vì Nga và Ukraine đang có xung đột nên đối tác phải lùi lịch ký hợp tác. Sang tuần, khu nghỉ dưỡng sẽ có cuộc họp cùng công ty du lịch này để xây dựng chiến lược tương ứng với tình hình. Nếu chiến sự leo thang, khu nghỉ dưỡng sẽ chuyển hướng sang những thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Úc.

* Trong khi đó, theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh - chuyên nghiên cứu về lĩnh vực thương mại quốc tế, việc Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT cũng giống như: "Các nước đang đi trên con tàu biển nhưng Nga lại bị đuổi xuống tàu mà phải đi bộ".

Bà Hoàng Ánh lý giải khi không thuộc hệ thống SWIFT, các tổ chức tài chính trên thế giới gặp phải khó khăn trong việc gửi tiền hoặc rút tiền ra khỏi Nga. Điều này cũng ảnh hưởng đến những khách hàng nước ngoài của Nga, bao gồm những doanh nghiệp kinh doanh với Nga hoặc tại Nga.

Thay vì các giao dịch tiền thể hiện dưới dạng tin nhắn SWIFT, những người đang ở Nga muốn chuyển tiền về nước thì phải tới sân bay để nhờ ai đó cầm tiền mặt về giúp, dẫn đến rủi ro lừa đảo. Chưa kể, đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên quan đến Nga thì phải thanh toán bằng một khối lượng tiền mặt lớn hay phải trả bằng vàng ròng.

Bị cắt ra khỏi SWIFT, việc buôn bán giữa Nga và các nước khác bị ảnh hưởng, chậm đi thì đồng rúp của Nga cũng có nguy cơ bị mất giá. Kèm theo khả năng khách Nga khi du lịch ở nhiều nước khác trên thế giới, như Việt Nam, khó có thể dùng thẻ tín dụng quốc tế mà phải dùng số tiền mặt đang có trong người.

Một số công ty du lịch ở Việt Nam đã bắt đầu phải điều chỉnh lại kế hoạch.

BÔNG MAI - MINH CHIẾN

Ukraine và Nga đàm phán ở Belarus Ukraine và Nga đàm phán ở Belarus

TTO - Sau khi Tổng thống Ukraine Zelensky từ chối lời đề nghị đàm phán tại Belarus của Nga, báo Sputnik của Nga đưa tin phái đoàn Ukraine đã đổi ý và đang trên đường tới Belarus gặp phía Nga. Văn phòng Tổng thống Volodymyr Zelensky đã xác nhận.

Adblock test (Why?)


Cuộc chiến Nga - Ukraine: Ngăn tác động tiêu cực tới kinh tế Việt Nam - Tuổi Trẻ Online
Read More

COVID-19 tới 6 giờ sáng 28/2: Nghiên cứu mới nhất về nguồn gốc đại dịch; Hàn Quốc ca mắc mới cao nhất thế giới - baotintuc.vn

Chú thích ảnh
Người dân di chuyển trên phố ở Hong Kong, Trung Quốc ngày 21/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 28/2 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 435.759.121 ca, trong đó có 5.968.124 người tử vong.

Biến thể mới đang khiến đồ thị dịch COVID-19 đảo chiều. Dù vậy, sau hơn 2 năm ứng phó, nhiều nước đang chủ động thích ứng tốt với làn sóng dịch mới này và từng bước trở lại cuộc sống trước đại dịch.

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh bắt đầu giảm trên phạm vi toàn cầu, những vùng bệnh “nóng nhất” nằm ở châu Âu-châu Mỹ khi dịch tái bùng phát, số ca mắc mới vẫn cao ở nhiều nước thuộc châu lục này. Song ngày càng nhiều nước thông báo sẽ nới lỏng các biến pháp phòng dịch nghiêm ngặt.

Trong 1 ngày qua, Hàn Quốc là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 168.000 ca), trong khi Nga là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với xấp xỉ 800 ca.

Chú thích ảnh
Người dân dùng bữa tại một nhà hàng ngoài trời ở Rome, Italy, ngày 11/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 365 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 63 triệu ca và trên 75.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 27/2, thế giới có 91 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 71 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.

Tại châu Mỹ, Cuba đánh dấu ngày thứ 3 liên tiếp không có ca tử vong, giữ tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại nước này ở mức 8.494 ca. Cuba cũng ghi nhận thêm 609 ca mắc mới trong 24 giờ qua, giảm nhẹ so với ngày trước đó, nâng tổng số ca mắc lên là 1.068.757 ca. Hiện Cuba còn 2.586 ca chưa khỏi và con số này vẫn đang tiếp tục giảm.

Đến nay, 9,8 triệu người trong tổng số 11,2 triệu dân nước này đã được tiêm phòng đủ các mũi cơ bản, trong đó có 5,9 triệu người đã được tiêm mũi tăng cường, sử dụng các vaccine nội địa Abdala, Soberana-02 và Soberana Plus.

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Washington, D.C., Mỹ, ngày 31/1/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Trong 7 ngày qua, có 10.921.300 ca mắc mới trên toàn thế giới,  giảm nhẹ 15%, tương đương 1.993.639 ca. Tương tự, số ca bệnh không qua khỏi cũng đi xuống với 58.788 ca tử vong mới, giảm 16% so với 7 ngày trước đó.

Diễn biến dịch tại các châu lục đều có dấu hiệu cải thiện khi số ca mắc mới giảm so với tuần trước đó, trừ châu Á và châu Đại Dương. Châu Á đã ghi nhận tổng cộng 3.956.199 ca mắc mới trong 7 ngày qua, tăng 4% so với tuần trước đó. Trong đó, Hàn Quốc là quốc gia có số ca mắc mới nhiều nhất với 973.274 ca, tăng 73% so với 7 ngày trước đó.

Với 5.086.268 ca, số ca lây nhiễm mới tại châu Âu đã giảm 22% so với tuần trước đó. Hầu hết các quốc gia châu Âu đều ghi nhận tỷ lệ số ca mắc mới giảm giao động từ 5%-40%. Tương tự, Bắc Mỹ và Nam Mỹ cũng chứng kiến số ca lây nhiễm mới giảm lần lượt là 35% và 25%.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Giang Tô, Trung Quốc ngày 22/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Tại châu Á, trong 24 giờ qua, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) ghi nhận 26.026 ca mắc mới, trong đó chỉ có 7 ca “nhập khẩu”, đưa tổng số ca bệnh trong làn sóng dịch bệnh thứ 5 lên 158.683 trường hợp. Hong Kong cũng ghi nhận 83 trường hợp tử vong trong độ tuổi từ 19-100 tuổi và 60 trường hợp đang trong tình trạng nguy kịch.

Giới chức Hong Kong dự đoán số ca mắc mới sẽ còn tăng lên do tình trạng lây lan nhanh trong cộng đồng. Nhà chức trách Hong Kong tiếp tục kêu gọi người dân hạn chế ra ngoài trong trường hợp không cần thiết, không tụ tập đông người để giảm nguy cơ lây lan. Những người có triệu chứng hoặc đã từng đến các địa điểm có nguy cơ cao nên tự làm xét nghiệm nhanh.

Nhật Bản bắt đầu triển khai tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi ở Tokyo và dự kiến sẽ mở rộng ra cả nước trong tháng tới.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện ở Tokyo, Nhật Bản ngày 1/2/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Một số tỉnh, thành cũng đã được phép triển khai tiêm vaccine cho trẻ trong độ tuổi này nếu công tác chuẩn bị sẵn sàng. Từ tuần trước, Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu cung cấp vaccine phòng COVID-19 cho các trung tâm y tế trên toàn quốc.

Nhật Bản sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech cho trẻ em trong độ tuổi từ 5-11, với liều lượng bằng 1/3 so với liều dùng cho những người trên 12 tuổi. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 3 tuần lễ. Theo kế hoạch, đến tháng 5, Chính phủ Nhật Bản cung cấp khoảng 12 triệu liều vaccine cho các cơ sở y tế trên toàn quốc để tiêm cho trẻ.

Nhật Bản đang mở rộng độ tuổi tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cũng như đẩy nhanh tốc độ tiêm mũi tăng cường trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm do biến thể Omicron hoành hành ở nước này cũng như trên thế giới.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Worcester, bang Massachusetts, Mỹ ngày 4/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong khi đó, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) - trung tâm tài chính và du lịch của Trung Đông, đã dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang tại nơi công cộng ngoài trời và yêu cầu cách ly bắt buộc đối với các trường hợp tiếp xúc gần với ca mắc COVID-19.

Theo quy định mới, du khách đã tiêm đủ liều cơ bản vaccine ngừa COVID-19 sẽ không cần xét nghiệm PCR khi nhập cảnh vào UAE. Cơ quan xử lý thiên tai và khủng hoảng khẩn cấp quốc gia của UAE cho biết thêm, trong các lĩnh vực kinh tế và du lịch, quy định giãn cách cũng được bãi bỏ, song người dân và du khách vẫn phải thực hiện đeo khẩu trang bắt buộc tại địa điểm công cộng trong nhà.

Thủ đô Abu Dhabi cũng dỡ bỏ yêu cầu xét nghiệm PCR đối với những người đến từ các tiểu vương quốc khác. Trong thời gian qua, số ca mắc mới tại UAE đã giảm mạnh từ mức 3.000 ca/ngày trong tháng 1 xuống còn 600 ca/ngày hiện nay.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan ngày 23/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 27/2, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 131.044 ca mắc mới COVID-19 và 577 ca tử vong.

Tới hết ngày 27/2, tổng số ca bệnh ở khu vực Đông Nam Á là trên 18.136.461 trường hợp và 318.653 ca tử vong. Trong ngày 27/2, Việt Nam có số ca mắc mới (trên 80.000 ca) cao nhất khu vực, trong khi Indonesia ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (229 ca).

Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua diễn biến phức tạp và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Indonesia, Philippines và Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác.

Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 8 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

Sự xuất hiện của biến thể siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á tăng mạnh số ca mắc bệnh. Hiện đã có ít nhất 9 thành viên ASEAN ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Tuy vậy, về cơ bản, các nước đang ngày càng khống chế tốt đại dịch và số ca tử vong không quá cao.

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 24/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Xét về tổng số ca mắc và tử vong từ đầu dịch tới nay, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Điểm nóng này hạ nhiệt nhanh chóng trong vài tháng trước, song những ngày qua dịch bệnh đang leo thang trở lại khi số ca mắc mới tăng vọt.
Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia - ông Luhut Binsar Pandjaitan hôm 27/2 thông báo bắt đầu từ ngày 14/3, Chính phủ Indonesia sẽ triển khai chương trình thí điểm miễn cách ly đối với du khách quốc tế đến hòn đảo nghỉ dưỡng Bali với một số điều kiện nhất định.

Phát biểu trong buổi họp báo trực tuyến, Bộ trưởng Panjaitan cho biết chương trình thí điểm có thể được triển khai trước ngày 14/3 nếu Chính phủ Indonesia nhận thấy diễn biến tích cực trong tuần tới khi số ca mắc mới COVID-19 ở Bali tiếp tục giảm.

Theo ông Panjaitan, du khách nước ngoài sẽ phải xuất trình chứng nhận thanh toán tiền đặt phòng khách sạn trong ít nhất 4 ngày nếu muốn đến Bali, trong khi những người Indonesia từ nước ngoài đến Bali cần cung cấp bằng chứng về nơi ở trên hòn đảo này. Ngoài ra, du khách quốc tế muốn đến Bali cũng phải được tiêm chủng đầy đủ hoặc được tiêm mũi vaccine tăng cường, bên cạnh yêu cầu thực hiện xét nghiệm PCR khi nhập cảnh và chờ kết quả xét nghiệm âm tính tại khách sạn.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Surabaya, Đông Java, Indonesia. Ảnh: AFP/ TTXVN

Bộ trưởng Pandjaitan nêu rõ: “Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính, du khách quốc tế sẽ được phép thực hiện những hoạt động khác theo các quy định y tế”, đồng thời khuyến cáo những người này nên thực hiện lại xét nghiệm PCR vào ngày thứ ba tại khách sạn.

Cũng theo quan chức Indonesia, yêu cầu có người bảo lãnh cho các yêu cầu cấp thị thực điện tử du lịch sẽ bị hủy bỏ bởi vì quy định này được coi là gánh nặng đối với du khách nước ngoài.

Bộ trưởng Pandjaitan khẳng định Bali được chọn làm địa điểm cho chương trình thí điểm vì tỷ lệ tiêm chủng 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 của địa phương này cao hơn các tỉnh khác của Indonesia. Nếu chương trình thí điểm ở Bali thành công, Chính phủ Indonesia sẽ mở rộng chính sách miễn cách ly trên toàn quốc kể từ ngày 1/4 hoặc sớm hơn.

Chú thích ảnh
Hình ảnh mô phỏng virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Ảnh: MedPage Today/TTXVN

Hai nghiên cứu công bố sơ bộ ngày 26/2 (chưa được kiểm chứng chéo và công bố chính thức) cho rằng virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19 nhiều khả năng xuất phát từ động vật sống ở một khu chợ tại thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc.

Nhà sinh học Michael Worobey thuộc Đại học Arizona (Mỹ), đồng tác giả của cả 2 nghiên cứu này, khẳng định các bằng chứng là rất rõ ràng. Trả lời phỏng vấn New York Times, ông Worobey nói: "Khi xem xét tất cả các bằng chứng, có thể thấy rất rõ là đại dịch xuất phát từ chợ hải sản Hoa Nam (Huanan) ở Vũ Hán".

Các nhà nghiên cứu thuộc đội ngũ của chuyên gia nay đã phân tích dữ liệu từ rất nhiều nguồn khác nhau trong nỗ lực tìm kiếm cho câu hỏi được đặt ra với thế giới từ khi đại dịch bùng phát. Kết luận của họ là virus SARS-CoV-2 hiện diện ở động vật có vú bán tại chợ đầu mối Hoa Nam vào cuối năm 2019. Các nghiên cứu cho rằng virus đã lây nhiễm sang những người mua bán hoặc làm việc tại chợ này.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại trường học ở Los Angeles, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN

Nhiều ca mắc COVID-19 ở giai đoạn đầu dịch có liên quan đến chợ Hoa Nam và đến cuối năm 2019, các bệnh viện ở Vũ Hán ghi nhận hàng chục ca mắc mà khi đó được coi là bệnh viêm phổi do virus. Ở thời điểm này, các nhà khoa học Trung Quốc nói rằng họ tìm thấy virus trên bề mặt và trong cống ở chợ nhưng không có virus ở các động vật bán tại đây.

Tuy nhiên, chuyên gia Worobey cùng đội ngũ cho biết họ tập trung vào khoảng 156 ca mắc COVID-19 tại Vũ Hán trong tháng 12/2019. Sau đó, tiếp tục khoanh vùng các ca trong tháng 1/2020 và tháng 2/2020, sử dụng dữ liệu từ các nhà nghiên cứu Trung Quốc với hơn 700 ca liên quan đến chợ Hoa Nam, đặc biệt là nhóm những người dân cao tuổi sinh sống tại khu vực này. Theo chuyên gia Worobey, tất cả cho thấy "đây không phải sự trùng lặp ngẫu nhiên".

Nhóm nghiên cứu phát hiện những sạp bán con lửng và thức ăn chế biến từ các loài động vật khác từng được tìm thấy là vật chủ của virus. Họ thu thập được các mẫu gene từ chợ hồi tháng 1/2020 cho thấy dấu vết của virus ở một góc chợ nơi từng có những sạp hàng trên. Sau đó nhóm nghiên cứu xem xét những đột biến trong "cây phả hệ" của virus và kết luận rằng virus đến từ động vật, rồi tự biến đổi thích nghi khi lây nhiễm sang người. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa tìm ra được chính xác ca bệnh hay động vật đầu tiên phát tán virus.

Adblock test (Why?)


COVID-19 tới 6 giờ sáng 28/2: Nghiên cứu mới nhất về nguồn gốc đại dịch; Hàn Quốc ca mắc mới cao nhất thế giới - baotintuc.vn
Read More

Hà Nội ghi nhận đỉnh dịch mới với 11.517 ca mắc Covid-19 một ngày - Người Lao Động

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội cho biết từ 18 giờ ngày 26-2 đến 18 giờ ngày 27-2, TP Hà Nội ghi nhận 11.517 ca mắc Covid-19 mới, trong đó 3.887 ca cộng đồng, 7.630 ca đã cách ly.

Các bệnh nhân phân bố tại 541 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đông Anh (743); Sóc Sơn (734); Hoàng Mai (664); Hoài Đức (660); Nam Từ Liêm (618); Long Biên (618); Bắc Từ Liêm (601).

Hiện có 1.376 ca mắc Covid-19 (F0) điều trị tại các cơ sở thu dung của TP và quận, huyện (chiếm 0,36%).

Có 6.030 ca (tăng 274 ca) diễn biến cấp độ trung bình, nặng, nguy kịch phải nhập viện điều trị, tương đương hơn 1,5% tổng số ca đang điều trị ở Thủ đô. Trong đó có 360 ca F0 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, 5.670 (tăng hơn 200 ca) người điều trị tại các bệnh viện tầng 2 và 3 của Hà Nội.

Cộng dồn số mắc Covid-19 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29-4-2021) là 262.274 ca.

Hà Nội ghi nhận đỉnh dịch mới với 11.517 ca mắc Covid-19 một ngày - Ảnh 1.
B.H.Thanh

Adblock test (Why?)


Hà Nội ghi nhận đỉnh dịch mới với 11.517 ca mắc Covid-19 một ngày - Người Lao Động
Read More

Saturday, February 26, 2022

Chiến sự căng thẳng ở Ukraine và 3 kịch bản của nền kinh tế thế giới - Dân Trí Mobile

Ảnh hưởng nặng đến sự phục hồi của kinh tế thế giới 

Cuộc xung đột được coi là cuộc chiến nghiêm trọng nhất ở châu Âu kể từ năm 1945. Quân đội Nga đã tiến hành các cuộc không kích, đánh chiếm các căn cứ quân sự và tiến về phía Kiev khi người dân tháo chạy khỏi thành phố. Các quan chức phương Tây cho biết thủ đô có thể thất thủ bất cứ lúc nào khi hệ thống phòng không bị phá hủy.

Cuộc chiến xảy ra sau nhiều tuần căng thẳng gây chấn động nền kinh tế thế giới với việc tăng giá năng lượng. Ngày 24/2, giá dầu lần đầu tiên vượt ngưỡng 100 USD/thùng trong thời gian ngắn kể từ năm 2014, trong khi đó giá khí đốt tự nhiên của châu Âu tăng tới 62%.

Trong khi Ukraine đang cố gắng chiến đấu để tồn tại, các chính phủ phương Tây tiến hành các bước để trừng phạt Nga dù biết rằng điều này có thể làm gia tăng tác động của cuộc xung đột đối với nền kinh tế.

Chiến sự căng thẳng ở Ukraine và 3 kịch bản của nền kinh tế thế giới - 1

Các mảng radar và thiết bị hư hỏng tại căn cứ quân sự bên ngoài Mariupol, Ukraine vào ngày 24/2 (Ảnh: AP Photo/Sergei Grits).

Đại dịch đã để lại cho nền kinh tế toàn cầu hai vấn đề lớn, đó là lạm phát tăng cao và thị trường tài chính hỗn loạn. Và dư chấn từ cuộc xâm lược có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề này.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang bị đe dọa. Các hộ gia đình phải chi tiêu nhiều hơn cho nhiên liệu, do đó số tiền dành cho các hàng hóa và dịch vụ khác giảm đáng kể. Thị trường lao dốc sẽ có thêm một lực cản khác, ảnh hưởng xấu đến sự thịnh vượng và lòng tin, khiến các công ty gặp khó khăn trong huy động vốn để đầu tư hơn.

Các ngân hàng trung ương sẽ gặp khó khăn hơn với thách thức kép - vừa kiểm soát giá cả, vừa phát triển nền kinh tế. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang chuẩn bị thắt chặt chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine có thể buộc họ phải suy nghĩ lại.

Mức độ ảnh hưởng của cuộc xung đột đối với nền kinh tế toàn cầu sẽ phụ thuộc vào thời gian và phạm vi của nó, mức độ nghiêm trọng của các lệnh trừng phạt của phương Tây và khả năng Nga có thể trả đũa. Nhiều vấn đề khác có thể xảy ra như cuộc di cư của người tị nạn Ukraine và làn sóng tấn công mạng của Nga.

3 kịch bản của kinh tế thế giới từ cuộc chiến Nga - Ukraine

Bloomberg Economics đưa ra 3 kịch bản mà xung đột Nga - Ukraine có thể tác động đến tăng trưởng, lạm phát và chính sách tiền tệ. Các cuộc chiến vốn dĩ không thể đoán trước, và kết quả thực tế có thể sẽ xấu hơn dự đoán. Tuy nhiên, các kịch bản sẽ giúp định hình suy nghĩ về những khả năng có thể xảy ra. 

Chiến sự căng thẳng ở Ukraine và 3 kịch bản của nền kinh tế thế giới - 2

Các hộ gia đình châu Âu phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga để sưởi ấm (Ảnh: Bloomberg).

Kịch bản 1: Nguồn cung dầu và khí đốt đầy đủ

Theo kịch bản lạc quan, nếu xung đột kết thúc nhanh, điều này sẽ giúp ngăn chặn một vòng xoáy tăng giá nữa trên thị trường hàng hóa, giữ cho sự phục hồi kinh tế của Mỹ và châu Âu đi đúng hướng. Theo đó, nguồn cung dầu và khí đốt không bị gián đoạn, với giá cả ổn định ở mức hiện tại. Các điều kiện tài chính thắt chặt nhưng không có sự sụt giảm liên tục trên thị trường toàn cầu. 

Sự lạc quan đó có căn cứ ở các thị trường dầu mỏ sau khi Mỹ và các đồng minh công bố lệnh trừng phạt mới đối với Nga.

"Các biện pháp trừng phạt mà chúng tôi áp dụng vượt quá bất kỳ điều gì đã từng được thực hiện", ông Biden cho biết. Chúng bao gồm các hình phạt đối với 5 ngân hàng, trong đó có Sberbank - ngân hàng cho vay lớn nhất của Nga, với tổng tài sản là 1.000 tỷ USD. Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu sẽ hạn chế quyền tiếp cận của Nga với các sản phẩm công nghệ cao và các biện pháp trừng phạt cá nhân nhắm vào giới tài phiệt của đất nước này.

Giá năng lượng là kênh chính mà cuộc chiến Ukraine có tác động ngay lập tức. Rủi ro đặc biệt nghiêm trọng ở châu Âu, vì Nga là nhà cung cấp dầu và khí đốt chính cho khu vực này.

Chi phí năng lượng tăng cao chiếm hơn một nửa tỷ lệ lạm phát kỷ lục của khu vực đồng euro vào tháng 1/2021. Hợp đồng khí đốt tự nhiên châu Âu tương lai đạt đỉnh trên 140 EUR/MWh sau khi tăng 62%.

Cùng với hiệu ứng dầu mỏ, điều này có thể khiến lạm phát khu vực đồng euro chạm mức 3% vào cuối năm. Cũng có thể có những tác động lan tỏa khác từ cuộc suy thoái do lệnh trừng phạt gây ra ở Nga. Nhưng khu vực này có khả năng sẽ thoát khỏi suy thoái và việc tăng lãi suất của ECB vào tháng 12 sẽ vẫn còn hiệu lực.

Ở Mỹ, xăng đắt hơn và thắt chặt tài chính vừa phải sẽ kéo theo tăng trưởng. Nước này có thể vận chuyển nhiều khí đốt tự nhiên hơn sang châu Âu, làm tăng giá trong nước. Tiêu đề lạm phát CPI có thể vượt 8% trong tháng 2 và gần 5 % vào cuối năm, so với mức đồng thuận 3,3%.

Chiến sự căng thẳng ở Ukraine và 3 kịch bản của nền kinh tế thế giới - 3

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine được coi là cuộc chiến nghiêm trọng nhất ở châu Âu kể từ năm 1945 (Ảnh: Getty Images).

Kịch bản 2: Nguồn cung năng lượng bị gián đoạn

Kịch bản thứ hai, nếu xung đột kéo dài, phương Tây có phản ứng cứng rắn hơn và có sự gián đoạn đối với hoạt động xuất khẩu dầu khí của Nga, điều này sẽ gây ra một cú sốc năng lượng lớn hơn và một đòn giáng mạnh vào thị trường toàn cầu. Điều đó có thể khiến ECB tăng lãi suất, Fed cũng sẽ chậm lại việc thắt chặt lãi suất.

Hiện một số chủ tàu chở dầu đang tránh tiếp nhận dầu thô của Nga cho đến khi họ nhìn thấy biện pháp trừng phạt rõ ràng hơn. Các đường ống dẫn khí đốt chính chạy qua Ukraine và có thể bị va chạm trong cuộc giao tranh. Ngay cả sự gián đoạn nguồn cung hạn chế cũng có thể làm trầm trọng thêm cú sốc đối với giá năng lượng.

Giá khí đốt duy trì quay trở lại mức 180 EUR/MWh - mức đạt được vào tháng 12/2021 - và giá dầu ở mức 120 USD/thùng có thể khiến lạm phát khu vực đồng euro gần 4% vào cuối năm, làm gia tăng sự siết chặt thu nhập thực tế.

Ở Mỹ, kịch bản này có thể đẩy lạm phát mạnh lên 9% vào tháng 3 và giữ ở mức gần 6% vào cuối năm. Đồng thời, bất ổn tài chính tiếp tục và nền kinh tế yếu hơn, một phần do suy thoái châu Âu.

Kịch bản 3: Nguồn cung khí đốt bị cắt

Kịch bản xấu nhất là nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu sẽ bị cắt. Nếu Nga phải đối mặt với các lệnh trừng phạt tối đa từ Mỹ và châu Âu - như bị cắt khỏi hệ thống thanh toán quốc tế Swift - Nga có thể trả đũa bằng cách cắt dòng khí đốt đến châu Âu.

ECB lo ngại cú sốc phân bổ khí đốt 10% có thể làm giảm 0,7% GDP của khu vực đồng euro. Nếu quy mô con số đó lên tới 40% - thị phần khí đốt của châu Âu đến từ Nga - có nghĩa là kinh tế sẽ bị ảnh hưởng 3%. Con số thực tế có thể cao hơn nhiều do sự hỗn loạn của một cuộc khủng hoảng năng lượng có thể nổ ra.

Đối với Mỹ, cú sốc tăng trưởng cũng sẽ khá lớn. Và có thể có những hậu quả không mong muốn từ các biện pháp trừng phạt tối đa làm gián đoạn hệ thống tài chính toàn cầu, với tác động lan tỏa đối với các ngân hàng Mỹ, trọng tâm của Fed sẽ chuyển sang duy trì tăng trưởng. Nhưng nếu giá cao hơn dẫn đến kỳ vọng lạm phát tăng cao giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp thì điều đó sẽ làm nảy sinh tình huống xấu nhất đối với chính sách tiền tệ: Cần phải thắt chặt mạnh mẽ ngay cả trong một nền kinh tế yếu kém.

Các kịch bản trên đều hoàn toàn có thể xảy ra. Mặc dù cuộc chiến ảnh hưởng chủ yếu đến các nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng các quốc gia khác đều sẽ cảm thấy tác động khi giá hàng hóa tăng đột biến, bao gồm lương thực và năng lượng.

Một số nước như Ả Rập Xê Út và các nước xuất khẩu dầu vùng Vịnh khác có thể được hưởng lợi từ cuộc chiến. Nhưng đối với hầu hết các thị trường mới nổi vốn đã phục hồi chậm hơn thì sự kết hợp giữa giá cao và dòng vốn ra có thể giáng một đòn lớn, làm trầm trọng thêm nguy cơ khủng hoảng nợ hậu Covid. Thổ Nhĩ Kỳ, một nhà nhập khẩu năng lượng lớn vốn đã có đồng tiền lao dốc và lạm phát tăng vọt trước cuộc khủng hoảng Ukraine, là một ví dụ điển hình.

Khủng hoảng Nga - Ukraine còn có thể gây ra nhiều rủi ro khó xác định khác như các cuộc tấn công mạng của Nga.

Tuy nhiên, một điều có thể nhìn thấy rõ ràng là trong số các nền kinh tế lớn, Nga sẽ là nước chịu đòn lớn nhất và cái giá phải trả cho quyết định của ông Putin rất có thể sẽ làm kinh tế trong nước thu hẹp lại. 

Adblock test (Why?)


Chiến sự căng thẳng ở Ukraine và 3 kịch bản của nền kinh tế thế giới - Dân Trí Mobile
Read More

Giá vàng hôm nay 27-2: Dự báo giá vàng tuần tới giảm - Báo điện tử Quân đội nhân dân

Nhận định giá vàng thế giới

Tuần qua, thị trường vàng đã được hỗ trợ mạnh bởi những diễn biến căng thẳng tại Ukraine. Tuy nhiên, giá vàng thế giới đã không thể giữ được đà tăng và kết thúc tuần giao dịch ở mức dưới 1.900 USD/ounce. Các nhà phân tích nhận định giá vàng thế giới sẽ giảm vì xét về góc độ thị trường, các yếu tố bất ổn/lo lắng đã đạt đến đỉnh điểm.

Kết quả cuộc khảo sát về vàng của Kitco News tuần qua chưa cho thấy một bức tranh rõ ràng nào của thị trường vàng trong tuần tới khi 40% số người tham gia cho rằng giá vàng sẽ tăng. Số ý kiến nhận định giá vàng giảm nhỉnh hơn một chút so với chiều ngược lại là 47%. Trong khi đó, đa số người tham gia cuộc thăm dò trên Main Street vẫn cực kỳ lạc quan về vàng.

Trong các phiên giao dịch cuối tuần này, thị trường vàng đã chứng kiến sự dao động giá khoảng 100 USD khi phản ứng với cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Giá vàng kỳ hạn tháng 4 trên sàn Comex giao dịch lần cuối ở mức 1.885,40 USD, giảm 2,12% trong ngày sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 9-2020 là 1.976,5 USD vào thứ 5. Vàng giao ngay đã giảm 32,6 USD trong ngày xuống còn 1.889 USD/ounce trong phiên giao dịch cuối. 

Adam Button, chiến lược gia tiền tệ tại Forexlive.com, vàng thời gian qua đã cho thấy nó là tài sản trú ẩn an toàn duy nhất mà các nhà đầu tư muốn sở hữu. Mặc dù dự đoán giá vàng ít biến động trong ngắn hạn nhưng ông Button cho rằng khi nỗi sợ hãi và lo ngại liên quan đến Ukraine lên đến đỉnh điểm có thể sẽ khiến giá vàng giảm.

Một số khác cho rằng, việc giá vàng dao động 100 USD trong tuần vừa qua đã khiến không ít các nhà kinh doanh và đầu tư thất vọng. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến giá vàng trong ngắn hạn. Marc Chandler, Giám đốc điều hành tại Bannockburn Global Forex, dự đoán giá vàng sẽ xuống dưới 1.877 USD/ounce và có thể sẽ kiểm định lại mức 1.850 USD/ounce trong tuần tới.

Ngược lại, một số nhà phân tích vẫn lạc quan về thị trường kim loại quý khi cho rằng dù thất bại trong việc bứt phá trong thứ 5 vừa qua nhưng vàng vẫn đang trong xu hướng tăng mạnh và vẫn được hỗ trợ bởi các yếu tố khác.

David Madden, nhà phân tích thị trường tại Equiti Capital, lưu ý rằng vàng đã tìm thấy sự hỗ trợ mạnh mẽ ngay cả trước khi bắt đầu làn sóng nhu cầu trú ẩn an toàn trước những căng thẳng địa chính trị. Ông nói thêm rằng bất kỳ bất ổn mới nào trên thị trường hoặc căng thẳng địa chính trị gia tăng sẽ tiếp tục hỗ trợ vàng tăng giá.

Ngoài căng thẳng ở Ukraine, lạm phát là một lí do nữa khiến các nhà phân tích lạc quan về vàng. Mặc dù trước động thái thắt chặt chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vào tháng tới để hạ nhiệt giá tiêu dùng đang tăng cao, các thị trường vẫn đang định giá với động thái tương đối nhẹ nhàng, điều này được một số nhà phân tích cho rằng sẽ hỗ trợ thị trường kim loại quý.

Giá vàng thế giới rạng sáng 27-2 (giờ Việt Nam) neo ở mức 1.889 USD/ounce, tương đương khoảng 52 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước

Giá vàng trong nước rạng sáng 27-2 ghi nhận 2 ngày giảm liên tiếp sau khi đạt được đỉnh lịch sử 67,5 triệu đồng/lượng vào thứ 5. Cụ thể, hầu hết các cơ sở kinh doanh vàng bạc đá quý đã điều chỉnh giảm giá vàng với mức giảm từ 100.000 đến 600.000 đồng. Chỉ duy nhất Maritime Bank là tăng 700.000 đồng đưa giá vàng bán ra ở đây lên cao nhất thị trường.

Ghi nhận mức giảm mạnh nhất là vàng Phú Quý SJC. Đơn vị này đã giảm 600.000 đồng/lượng mua vào và 400.000 đồng/lượng bán ra xuống còn lần lượt là 64,3 triệu đồng/lượng và 65,5 triệu đồng/lượng.

Tiếp theo đó là vàng SJC. Rạng sáng 27-2, giá vàng SJC ở cả ba khu vực Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh đã giảm 250.000 đồng ở chiều mua vào và 50.000 đồng ở chiều bán ra. Với mức giảm này, giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng đang ở mức 64,55 triệu đồng/lượng mua vào và 65,77 triệu đồng/lượng bán ra. Giá vàng SJC tại khu vực TP Hồ Chí Minh đang mua vào với giá tương tự như hai khu vực còn lại nhưng bán ra thấp hơn 20.000 đồng.

Sau khi điều chỉnh mạnh giá vàng vào ngày 26-2, DOJI ở khu vực Hà Nội tiếp tục giảm tiếp 100.000 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra xuống lần lượt là 64,1 triệu đồng và 65,6 triệu đồng/lượng. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng DOJI giảm tiếp 200.000 đồng ở cả hai chiều, đưa giá vàng ở đây về bằng với mức giá ở khu vực Hà Nội.

Cùng chung đà giảm, PNJ ở cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều giảm 100.000 đồng ở chiều mua vào xuống còn 54,6 triệu đồng/lượng và 150.000 đồng ở chiều bán ra xuống còn 55,35 triệu đồng bán ra.

Với giá vàng trong nước tiếp tục giảm và giá vàng thế giới neo ở mức 1.889 USD/ounce (tương đương 52 triệu đồng/lượng), chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước được thu hẹp.

 Giá vàng trong nước cập nhật 5 giờ 30 sáng 27-2 như sau:

Vàng

Giá mua vào

Giá bán ra

DOJI Hà Nội

64.100.000 VND/ lượng

65.600.000 VND/ lượng

DOJI TP Hồ Chí Minh

64.100.000 VND/ lượng

65.600.000 VND/ lượng

SJC TP Hồ Chí Minh

64.550.000 VND/ lượng

65.750.000 VND/ lượng

SJC Hà Nội

64.550.000 VND/ lượng

65.770.000 VND/ lượng

Phú Quý SJC

64.300.000 VND/ lượng

65.500.000 VND/ lượng

PNJ Hà Nội

54.600.000 VND/ lượng

55.350.000 VND/ lượng

PNJ TP Hồ Chí Minh

54.600.000 VND/ lượng

55.350.000 VND/ lượng

Maritime Bank

64.000.000 VND/ lượng

66.600.000 VND/ lượng

TRẦN HOÀI

Adblock test (Why?)


Giá vàng hôm nay 27-2: Dự báo giá vàng tuần tới giảm - Báo điện tử Quân đội nhân dân
Read More

Singapore vượt Nhật Bản về dòng vốn FDI rót vào Việt Nam - VnExpress

Dòng vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam có xu hướng chậm lại khiến nước này lần đầu xếp sau Singapore về tổng vốn đầu tư tại Việt Nam.

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tính đến 20/2 cho thấy, Singapore là quốc gia dẫn đầu về tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong hai tháng đầu năm với con số hơn 1,7 tỷ USD. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1,4 tỷ USD.

Luỹ kế đến nay, Hàn Quốc vẫn là quốc gia đầu bảng rót vốn vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký trên 78,4 tỷ USD (chiếm 18,7% tổng vốn đầu tư).

Tuy nhiên Nhật Bản sau nhiều năm liên tục là quốc gia có tổng mức đầu tư lớn thứ hai vào Việt Nam nay lại xếp sau Singapore. Dòng vốn FDI của Nhật Bản trên thực tế có xu hướng chậm lại kể từ năm 2020 trong khi Singapore vẫn liên tục đầu tư.

Do đó, từ đầu năm nay, đảo quốc sư tử đã lần đầu vượt Nhật Bản, trở thành "á quân" đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

Riêng trong hai tháng đầu năm, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết vốn đăng ký mới vẫn giảm do không có nhiều dự án quy mô lớn. Tuy nhiên vốn điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần đều tăng so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, ước tính các dự án FDI tới 20/2 đã giải ngân được 2,7 tỷ USD, tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong hai tháng đầu năm, các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ vào 17 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 3,13 tỷ USD, chiếm gần 63% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn hơn 1,5 tỷ USD, chiếm hơn 30%. Tiếp theo lần lượt là các ngành hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ, sản xuất phân phối điện với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 109,6 triệu USD và gần 60 triệu USD...

Một số dự án lớn trong hai tháng đầu năm bao gồm dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh (Singapore) tăng vốn đầu tư thêm gần 941 triệu USD; dự án Công ty Samsung Electro-mechanics Việt Nam tăng vốn đầu tư thêm 920 triệu USD tại Thái Nguyên.

Ngoài ra, dự án nhà máy chế tạo thiết bị điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện (Hồng Kông) cũng đã tăng đầu tư gần 306 triệu USD tại Bắc Ninh.

Tính tới 20/2, các dự án FDI đã phủ sóng ở tất cả 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, TP HCM vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với trên 52,8 tỷ USD (chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư). Tiếp theo là Bình Dương với gần 37,8 tỷ USD (chiếm 9% tổng vốn đầu tư); Hà Nội với gần 37,6 tỷ USD (chiếm gần 9% tổng vốn đầu tư).

Quỳnh Trang

Adblock test (Why?)


Singapore vượt Nhật Bản về dòng vốn FDI rót vào Việt Nam - VnExpress
Read More

Chủ tịch nước dâng hoa tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở 'đảo quốc sư tử' - Vietnamnet.vn

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019

Tổng biên tập: Phạm Anh Tuấn

Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà Nội

© 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.

Adblock test (Why?)


Chủ tịch nước dâng hoa tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở 'đảo quốc sư tử' - Vietnamnet.vn
Read More

Friday, February 25, 2022

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long - Dân Trí Mobile

Thủ tướng Lý Hiển Long nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm chính thức Singapore; nhấn mạnh kết quả tốt đẹp của chuyến thăm cùng với những thành tựu hợp tác quan trọng trong thời gian qua giữa hai nước sẽ giúp tạo xung lực mới cho việc củng cố và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc không ngừng củng cố và phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Singapore. Đánh giá cao những bước phát triển vượt bậc mà Chính phủ và nhân dân Singapore đã đạt được trong hơn 55 năm qua, Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng Singapore sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong điều kiện "bình thường mới" và sớm đạt mục tiêu của Kế hoạch Xanh 2030.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long - 1

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (Ảnh: TTXVN).

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore phát triển ngày càng thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả trên mọi lĩnh vực. Hợp tác chính trị, ngoại giao ngày càng gắn bó, hiệu quả. Hợp tác kinh tế giữa hai nước đang là điểm sáng ở khu vực.

Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi do đại dịch Covid-19, tổng kim ngạch thương mại song phương vẫn đạt 8,3 tỷ USD năm 2021, tăng 23,3% so với năm 2020; Singapore là nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong ASEAN và đứng thứ 2/140 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn FDI đăng ký đạt 66 tỷ USD.

Mô hình các khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) đã trở thành biểu tượng hợp tác thành công giữa hai nước, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 19 tỷ USD, tạo ra giá trị xuất khẩu khoảng 35 tỷ USD/năm và tạo việc làm cho gần 300.000 lao động trực tiếp ở Việt Nam...

Đánh giá cao hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực phòng, chống Covid-19 thời gian qua, hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc hai nước đã đạt được thỏa thuận công nhận lẫn nhau về chứng chỉ vaccine, tạo thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu thương mại giữa hai nước, đóng góp tích cực vào nỗ lực phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước sau đại dịch. 

Hai nhà Lãnh đạo bày tỏ hài lòng trước sự phối hợp hiệu quả giữa hai nước tại diễn đàn khu vực và quốc tế; nhất trí tiếp tục phối hợp góp phần duy trì đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN; ủng hộ vai trò tích cực của ASEAN trong việc hỗ trợ Myanmar vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay và thúc đẩy triển khai Đồng thuận 5 điểm đã được nhất trí tại Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN tại Jakarta tháng 4/2021.

Hai bên cũng tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đàm phán để đạt được một Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) thực chất và hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng chuyển lời thăm hỏi và lời mời thăm Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Thủ tướng Lý Hiển Long.

Sau hội đàm, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Lý Hiển Long đã chứng kiến lễ trao đổi 5 văn kiện hợp tác song phương được ký kết giữa các cơ quan chính phủ hai nước trong các lĩnh vực quốc phòng, kinh tế - thương mại, sở hữu trí tuệ, hợp tác kinh tế số và giao lưu nhân dân, tạo khuôn khổ quan trọng, góp phần không ngừng củng cố và tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore.

Cùng ngày, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Singapore Tan Chuan-Jin.

Hai bên nhất trí thời gian tới sẽ duy trì và tăng cường tiếp xúc, trao đổi cấp cao và các cấp, các kênh, trong đó có kênh nghị viện; tiếp tục phát huy vai trò của cơ quan lập pháp hai nước trong việc thúc đẩy quan hệ song phương, nhất là tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thế chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đóng góp cho việc tăng cường kết nối kinh tế, cũng như giúp phát triển kinh tế số và xã hội số - những lĩnh vực Singapore có nhiều kinh nghiệm.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long - 2

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Singapore Tan Chuan-Jin (Ảnh: TTXVN).

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị hai bên tăng cường chia sẻ kinh nghiệm ban hành chính sách pháp luật để kịp thời hỗ trợ Chính phủ hai nước trong việc phòng chống dịch bệnh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để giúp phục hồi kinh tế - xã hội trong điều kiện "bình thường mới"; xem xét trao đổi tiến tới ký Thỏa thuận hợp tác giữa hai Quốc hội làm cơ sở để triển khai các hoạt động hợp tác tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong muốn cơ quan lập pháp của Singapore tiếp tục ủng hộ duy trì lập trường chung của ASEAN về gìn giữ hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng chuyển lời thăm hỏi và lời mời thăm Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới Chủ tịch Quốc hội Tan Chuan-Jin

Adblock test (Why?)


Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long - Dân Trí Mobile
Read More

Khủng hoảng Nga - Ukraine phủ bóng lên ngành công nghệ - VnExpress

Nga, Ukraine đóng vai trò quan trọng với chuỗi cung ứng, trong khi lệnh trừng phạt của Mỹ về công nghệ nếu được áp dụng cũng sẽ gây xáo trộn toàn ngành.

Theo Gizchina, Nga và Ukraine không phải những nước có nền công nghệ phát triển hàng đầu nhưng lại đóng vai trò lớn vào nguồn cung. Trong đó, Ukraine cung cấp khí neon phục vụ sản xuất chất bán dẫn. Còn Nga là một trong những nước khai thác quặng niken lớn nhất, là nguyên liệu chính để sản xuất pin xe điện - thiết bị di chuyển sẽ thay thế loại động cơ đốt trong đang rất phổ biến.

Ukraine đang cung cấp cho Mỹ hơn 90% khí neon bán dẫn - thành phần quan trọng cho các tia laser được sử dụng trong sản xuất chip xử lý. Theo công ty nghiên cứu thị trường Techcet, khí neon cũng là sản phẩm phụ của ngành công nghiệp thép Nga và được tinh chế ở Ukraine. Hiện 35% palladium ở Mỹ đến từ Nga, được sử dụng chủ yếu trong sản xuất cảm biến và bộ nhớ. Nga cũng chiếm tới 45% nguồn cung palladium toàn cầu.

Joanne Chiao, chuyên gia phân tích cấp cao của công ty nghiên cứu thị trường TrendForce, cho biết Nga hiện không phải là một trong những thị trường chính cho ngành đúc chip. Tuy nhiên, xung đột Nga - Ukraine có thể khiến các nguyên liệu thô tăng giá, kéo theo việc tăng giá sản phẩm cuối. Kể từ khi xung đột Nga và Ukraine leo thang vào tháng 12/2021, giá palladium đã tăng 52%. Trong quá khứ, chi phí sản xuất đèn neon từng tăng 600% chỉ sau một đêm khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014.

Ngoài chip xử lý, giới công nghệ cũng chờ đợi các phản ứng từ Nga khi nước này nắm giữ lượng khai thác niken lớn. Nếu nguồn cung bị gián đoạn hoặc giá tăng cao, pin xe điện sẽ bị khan hiếm hoặc tăng giá, ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường xe điện toàn cầu - vốn có mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay là 122% vào năm 2021.

Tấm wafer bán dẫn trong một sự kiện của Intel trước thềm triển lãm IFA. Ảnh: Bloomberg

Tấm wafer bán dẫn trong một sự kiện của Intel trước thềm triển lãm IFA. Ảnh: Bloomberg

Trong khi đó, theo Fortune, sau các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với doanh nghiệp và lãnh đạo Nga, Mỹ có thể đang nghiên cứu một đợt trừng phạt khác bằng cách ngăn nước này tiếp cận các chất bán dẫn được sản xuất bởi công nghệ Mỹ. Đây có thể là đòn giáng nặng nề vào ngành công nghệ Nga khi tất cả thiết bị hiện đại như ôtô, smartphone hay tên lửa, đều phụ thuộc vào nguồn cung chất bán dẫn.

Nguồn tin cũng cho biết Nhật Bản, Singapore và Đài Loan được cho là đã bày tỏ sự ủng hộ nếu lệnh cấm được áp đặt. Đài Loan hiện là công xưởng sản xuất chip hàng đầu thế giới, Nhật Bản có thế mạnh về sản xuất chip ôtô trong khi Singapore cũng nơi đặt nhà máy sản xuất chính của Qualcomm và Broadcom.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo trong ngành công nghiệp Mỹ vẫn tỏ ra dè dặt khi nhắc đến lệnh cấm và cho rằng việc sử dụng sức mạnh quốc gia về chip xử lý để chống lại Nga sẽ đặt toàn ngành vào "vùng nước chưa được thăm dò". "Chúng tôi vẫn đang cố gắng đánh giá tác động đối với chuỗi cung ứng toàn cầu", Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ ra thông báo khi Nhà Trắng lần đầu nêu khả năng vũ khí hóa nguồn cung chip của Mỹ vào tháng 1.

Các chuyên gia đánh giá trong ngắn hạn, lệnh cấm của Mỹ nếu được áp dụng sẽ khiến Nga tìm các biện pháp đối phó. Lâu dài, động thái này thậm chí có thể gây tác dụng ngược và làm suy yếu hoàn toàn lợi thế trong ngành sản xuất chip của Mỹ nếu Nga hợp tác sâu hơn với Trung Quốc. Fortune cho biết Mỹ đang nghiên cứu các lựa chọn cắt nguồn cung chất bán dẫn cho tất cả doanh nghiệp Nga hay chỉ với một số công ty liên quan đến quân đội hoặc các ngành mà nước này xem là trọng yếu.

Hoài Anh

Adblock test (Why?)


Khủng hoảng Nga - Ukraine phủ bóng lên ngành công nghệ - VnExpress
Read More

Dịch Covid-19 hôm nay: Thêm 78.795 ca nhiễm mới, số tử vong giảm - Người Lao Động

Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay 25-2, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 24-2 đến 16 giờ ngày 25-2, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 78.795 ca nhiễm mới. Có 21 ca nhập cảnh và 78.774 ca ghi nhận trong nước (tăng 9.655 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 54.345 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (9.836), Quảng Ninh (4.615 ca trong 2 ngày), Bắc Giang (3.563), Tuyên Quang (2.797), Phú Thọ (2.696), Nam Định (2.581), Hải Dương (2.441), Nghệ An (2.424), Hưng Yên (2.403), Hòa Bình (2.385), Vĩnh Phúc (2.367), TP HCM (2.206), Bắc Ninh (2.139), Lạng Sơn (2.046), Sơn La (2.001), Ninh Bình (1.971), Hải Phòng (1.919), Đắk Lắk (1.912), Yên Bái (1.785), Khánh Hòa (1.631), Thái Bình (1.585), Lào Cai (1.525), Hà Giang (1.493), Thái Nguyên (1.489), Quảng Nam (1.328), Quảng Bình (1.218), Bình Phước (1.080), Bình Định (963), Đà Nẵng (957), Cao Bằng (914), Điện Biên (891), Thanh Hóa (885), Bà Rịa - Vũng Tàu (846), Lâm Đồng (785), Phú Yên (777), Hà Tĩnh (734), Lai Châu (623), Hà Nam (619), Gia Lai (603), Cà Mau (558), Quảng Trị (546), Bình Dương (339), Bình Thuận (254), Quảng Ngãi (235), Đắk Nông (220), Bắc Kạn (210), Thừa Thiên Huế (200), Kon Tum (194), Tây Ninh (174), Bến Tre (147), Bạc Liêu (135), Đồng Nai (109), Vĩnh Long (84), Cần Thơ (74), Kiên Giang (67), Long An (66), Trà Vinh (39), An Giang (29), Ninh Thuận (24), Đồng Tháp (14), Hậu Giang (11), Sóc Trăng (10), Tiền Giang (2).

Dịch Covid-19 hôm nay: Thêm 78.795 ca nhiễm mới, số tử vong giảm - Ảnh 1.

Bản đồ dịch Covid-19: Nguồn: Bộ Y tế

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Giang (608), Hải Dương (507), TP HCM (260).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Tuyên Quang (1.679), Hà Nội (972), Nghệ An (795).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 57.160 ca/ngày.

Đến nay, tại Việt Nam đã ghi nhận 205 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron tại TP HCM (97), Quảng Nam (27), Hà Nội (18), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Hưng Yên (6), Bình Phước (1), An Giang (1).

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 3.120.301 ca nhiễm, đứng thứ 30/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 142/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 31.588 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 3.112.985 ca, trong đó có 2.352.802 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (528.265), Bình Dương (295.560), Hà Nội (236.800), Đồng Nai (100.923), Tây Ninh (89.723).

Cùng ngày, có 15.835 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 2.355.619 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.235 ca

Trong 24 giờ qua, cả nước ghi nhận 78 ca tử vong tại: Hà Nội (20), Đà Nẵng (7), Hải Phòng (3), Hòa Bình (3), Nghệ An (3), Phú Thọ (3), Thanh Hóa (3), Bạc Liêu (2), Bình Định (2), Bình Phước (2), Cao Bằng (2), Đắk Lắk (2), Hải Dương (2), Kiên Giang (2), Lạng Sơn (2), Ninh Bình (2), Quảng Bình (2), Thái Bình (2), Bình Thuận (1), Cần Thơ (1), Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Hà Nam (1), Hậu Giang (1), Lâm Đồng (1), Long An (1), Phú Yên (1), Quảng Nam (1), Quảng Ninh (1), Quảng Trị (1), Thái Nguyên (1), TP HCM (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 86 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.962 ca, chiếm tỉ lệ 1,3% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Ngày 24-2, có 187.683 liều vắc-xin Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 192.865.977 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 176.110.836 liều: Mũi 1 là 70.849.206 liều; Mũi 2 là 67.187.585 liều; Mũi 3 là 1.441.597 liều; Mũi bổ sung là 13.628.967 liều; Mũi nhắc lại là 23.003.481 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.755.141 liều: Mũi 1 là 8.620.184 liều; Mũi 2 là 8.134.957 liều.

Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vắc-xin Covid-19, tổ chức tiêm vắc-xin mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, hoàn thành trong Quý I năm 2022; tiêm mũi thứ 2 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi, hoàn thành trong tháng 2 năm 2022; chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện bảo quản, địa điểm, nhân lực để tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vắc-xin.

Dịch Covid-19 hôm nay: Thêm 78.795 ca nhiễm mới, số tử vong giảm - Ảnh 2.
D.Thu

Adblock test (Why?)


Dịch Covid-19 hôm nay: Thêm 78.795 ca nhiễm mới, số tử vong giảm - Người Lao Động
Read More

EVN lỗ hơn 1.307 tỷ đồng từ sản xuất, kinh doanh điện năm 2020 - VnExpress

EVN ghi nhận khoản lỗ hơn 1.307 tỷ đồng từ sản xuất, kinh doanh điện năm 2020, nhưng nhờ sinh lời từ hoạt động khác nên vẫn lãi 4.742 tỷ đồng.

Ngày 25/2, Bộ Công Thương công bố chi phí giá thành sản xuất điện năm 2020 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Việc công bố giá thành sản xuất điện năm 2020 của EVN sẽ là một trong số tham chiếu đầu vào để xây dựng phương án giá điện bán lẻ bình quân năm 2022 của tập đoàn này. Ngoài ra, giá bán lẻ điện bình quân năm nay còn được tính toán trên cơ sở các chi phí đầu vào như than, khí cho sản xuất điện, kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia.

Trong quá trình xây dựng phương án giá bán lẻ bình quân 2022, EVN cũng cần tính toán ước tính số thực hiện kết quả sản xuất kinh doanh điện năm 2021, chi phí dự kiến năm 2022 của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.

Theo Bộ Công Thương, sản lượng điện thương phẩm năm 2020 đạt 216,95 tỷ kWh, tăng 3,42% so với 2019. Nhờ đó, doanh thu từ bán điện thương phẩm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ghi nhận hơn 394.892 tỷ đồng. Tức là, giá bán điện bình quân năm 2020 của tập đoàn này khoảng 1.820,20 đồng một kWh, giảm 1,68% so với 2019.

Việc giá bán điện thương phẩm bình quân 2020 giảm so với năm trước đó được Bộ này lý giải, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã thay đổi cơ cấu tỷ trọng phụ tải của các nhóm khách hàng sử dụng điện, nhất là dịch vụ. Bên cạnh đó, EVN có hai đợt giảm giá điện, tiền điện hỗ trợ khách hàng vì ảnh hưởng Covid-19, tổng số tiền 12.300 tỷ đồng.

Vì thế, sản xuất điện năm 2020 tập đoàn này ghi nhận lỗ hơn 1.307 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong năm 2020 tập đoàn này có các khoản thu từ hoạt động tài chính, chuyển nhượng vốn, lãi từ chia cổ tức... khoảng 6.049 tỷ đồng, nên tính chung vẫn lãi hơn 4.742 tỷ đồng.

Về sản xuất kinh doanh điện năm 2020 của EVN, Bộ Công Thương cho biết, giá thành sản xuất điện giảm 1,22% so với 2019, ở mức 1.826,22 đồng một kWh. Giá thành sản xuất, kinh doanh điện gồm giá từ các khâu phát điện, truyền tải, phân phối - bán lẻ và phụ trợ, quản lý ngành.

Nhân viên Tổng công ty Điện lực Hà Nội sửa chữa trên đường dây. Ảnh: Nguyễn Hiệp

Nhân viên Tổng công ty Điện lực Hà Nội sửa chữa trên đường dây. Ảnh: Nguyễn Hiệp

Bóc tách dữ liệu từng khâu trong giá thành sản xuất kinh doanh điện 2020, khâu phát điện có giá thành chiếm hơn 78%, ở mức 1.433,34 đồng một kWh, giảm gần 44 đồng so với năm 2019.

Còn khâu truyền tải điện, có giá thành là 77,69 đồng một kWh. Khâu phân phối - bán lẻ là 308,54 đồng một kWh; và phụ trợ quản lý ngành 6,66 đồng một kWh.

Theo Bộ Công Thương, năm 2020 đã có hơn 5.030 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá từ các năm trước được hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện. Trong đó, chênh lệch tỷ giá mua điện năm 2018 là 3.630 tỷ đồng và một phần chênh lệch tỷ giá năm 2019, khoảng 1.400 tỷ.

Tuy nhiên, gần 7.583 tỷ đồng từ chênh lệch tỷ giá từ hợp đồng mua điện năm 2019 - 2020 hiện chưa được hạch toán vào giá thành sản xuất điện 2020.

Bộ này lưu ý, các khoản thu của EVN và các đơn vị thành viên từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện... đã được giảm trừ vào chi phí sản xuất điện của tập đoàn và các đơn vị thành viên.

Hoài Thu

Adblock test (Why?)


EVN lỗ hơn 1.307 tỷ đồng từ sản xuất, kinh doanh điện năm 2020 - VnExpress
Read More

Giám đốc CDC Khánh Hòa bị chặn chuyển dịch tài sản - Vietnamnet.vn

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019

Tổng biên tập: Phạm Anh Tuấn

Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà Nội

© 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.

Adblock test (Why?)


Giám đốc CDC Khánh Hòa bị chặn chuyển dịch tài sản - Vietnamnet.vn
Read More

Thursday, February 24, 2022

TP HCM có 7 vé Vietlott cùng trúng giải Jackpot - Người Lao Động

TP HCM có 7 vé Vietlott cùng trúng giải Jackpot - Ảnh 1.

Cuối ngày 24-2, Công ty Xổ sổ điện toán Việt Nam (Vietlott) công bố tại kỳ quay số chiều cùng ngày, 1 vé loại hình Power 6/55 đã trúng giải Jackpot 1 trị giá 78,5 tỉ đồng.

Tờ vé số Power 6/55 trúng giải độc đắc 1 có 6 cặp số trùng với kết quả giải Jackpot 1 là 02-15-25-30-31-32.

Tại kỳ quay số này, thị trường còn ghi nhận 6 vé Vietlott loại hình Power 6/55 cùng trúng giải Jackpot 2.

Như vậy, đây là lần đầu tiên, vé số Power 6/55 của Vietlot xác lập kỷ lục 7 vé cùng trúng giải Jackpot. Cả 7 vé này đều được phát hành tại các điểm bán ở TP HCM; trong đó 1 vé trúng giải Jackpot 1 và 6 vé trúng giải Jackpot 2.

Tuy nhiên, do 6 vé trúng giải Jackpot 2 đều có cùng mệnh giá nên theo luật chơi, giá trị trúng thưởng hơn 3 tỉ đồng phải chia đều. Theo đó, mỗi vé trúng thưởng hơn 500 triệu đồng.

Trước đó, tại kỳ quay số ngày 22-2, thị trường cũng chứng kiến 1 vé Power 6/55 trúng giải Jackpot 2 trị giá gần 4 tỉ đồng.

Tin-ảnh: Thy Thơ

Adblock test (Why?)


TP HCM có 7 vé Vietlott cùng trúng giải Jackpot - Người Lao Động
Read More

TP.HCM: Trung tâm tài chính kết hợp giải trí? - Tuổi Trẻ Online

TP.HCM: Trung tâm tài chính kết hợp giải trí? - Ảnh 1.

Ý tưởng về trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM có thêm đề xuất mới đang tạo sự quan tâm với mong muốn TP phát triển - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Một viễn cảnh TP.HCM với những khu vui chơi giải trí như Disneyland, Universal Studio... đang được dư luận quan tâm.

Casino trong thành phố?

Theo một số chuyên gia, có thể hiểu đề án trung tâm tài chính TP.HCM đi theo mô hình trung tâm tài chính kèm dịch vụ giải trí. Tuy nhiên, cần tách rõ giữa trung tâm tài chính và trung tâm giải trí. Trong đó, TP cần xác định là một trung tâm tài chính đúng nghĩa, còn những địa phương lân cận như Đồng Nai, Bình Dương là trung tâm sản xuất...

Tuy vậy, "trong dự án trung tâm tài chính của IPPG có mang hơi hướng của một trung tâm giải trí kèm casino. Nhưng không ai mở casino ở khu vực trung tâm cả, chúng ta cần đưa casino đến những nơi vắng vẻ để hút khách đến, chẳng hạn một số tỉnh miền Trung, nơi du lịch chưa phát triển, để hút khách và tạo nên sự nhộn nhịp", một chuyên gia nói.

Ngay cả khả năng thu hút khách du lịch cũng có ý kiến băn khoăn. Ông Phan Đình Huê, tổng giám đốc Công ty du lịch Vòng Tròn Việt, cho biết không phải bỗng nhiên mà cụm từ Disneyland tạo sự quan tâm của người dân TP trong những ngày qua bởi nó thể hiện "cơn khát" sản phẩm du lịch mới.

Ở Đông Nam Á, Việt Nam có vị trí rất thuận tiện từ kết nối giao thông hàng không cho đến đường bộ với các nước. Thị trường du lịch của Việt Nam cũng rất tiềm năng. Theo ông Huê, Việt Nam đã có dư điều kiện để hấp dẫn nhà đầu tư xây dựng những khu trung tâm vui chơi giải trí đẳng cấp khu vực.

Từng đến các khu Disneyland, chuyên gia này thừa nhận các khu này đã thành công trong thu hút khách đến, nhưng để có con số 25 triệu khách thì cần phải ngẫm lại. "Đây là con số của thời điểm nào? Vì đón 25 triệu lượt khách cần một loạt hạ tầng khác đi kèm như xe đưa rước, bãi đỗ, cơ sở lưu trú... Đề xuất tạo sản phẩm khác biệt rất đáng hoan nghênh, nhưng cần phải có đánh giá đúng...", ông Huê nói.

Theo một số chuyên gia, TP.HCM đang thiếu trầm trọng các điểm tham quan, vui chơi giải trí như phim trường quy mô lớn. Nếu dự án tầm cỡ như Disneyland hay Universal Studio mở ở Việt Nam sẽ thay đổi được cách thức cạnh tranh của du lịch Việt. Nhưng với kỳ vọng 25 triệu lượt khách, tương ứng đón hơn 80.000 lượt/ngày, tương ứng dân số một quận của TP, là con số không tưởng dù trong 10 năm nữa.

Trước nhiều ý kiến trái chiều, Tuổi Trẻ đã liên hệ với ông Hạnh Nguyễn để hỏi cụ thể hơn về kế hoạch đề án nhưng chưa được.

TP.HCM: Trung tâm tài chính kết hợp giải trí? - Ảnh 2.

Muốn thành trung tâm tài chính, thị trường tài chính cần phát triển mạnh. Trong ảnh: giao dịch chứng khoán tại TP.HCM - Ảnh: Q.Đ.

Trung tâm tài chính TP.HCM sẽ có gì?

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng ý tưởng về trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM bắt đầu cách đây 20 năm, đến nay vẫn đang chỉnh sửa, nhưng phải làm nhanh bởi nếu quá 3 năm thì khát vọng 2025 - 2030 khó thành công.

Thực tế, việc xây dựng trung tâm tài chính đã được các nhà đầu tư Mỹ đề xuất cách đây 6 năm, từ năm 2016, tuy nhiên sơ lược ban đầu về trung tâm tài chính vẫn chưa thực sự rõ ràng. Trong khi đó, sự bùng nổ của công nghệ, số hóa đang thay đổi thế giới tài chính. Các giao dịch số, tiền điện tử... đang dần thay thế cách thức tài chính truyền thống và đặc biệt là sự đòi hỏi của các giao dịch xuyên biên giới trong thời đại số.

Năm 2019, TP.HCM có đặt hàng ĐH Fulbright Việt Nam phát triển đề án đưa TP trở thành trung tâm tài chính của khu vực và quốc tế. Tại thời điểm đó, TS Vũ Thành Tự Anh - ĐH Fulbright VN - khẳng định trung tâm tài chính kinh tế được hiểu là một không gian đô thị, hệ sinh thái các dịch vụ tài chính, phải hỗ trợ các giao dịch xuyên biên giới và đạt được các chuẩn mực quốc tế, các sản phẩm dịch vụ tài chính phải đa dạng và bắt kịp xu thế của thế giới...

TS Lê Hồng Giang (Úc) cho rằng rất nhiều khách du lịch khi đến thăm Phố Wall (Mỹ) đã ngạc nhiên vì biểu tượng tài chính lừng lẫy này chỉ là một con đường nhỏ không hơn một con đường ở trung tâm quận 1. Điều đó cho thấy các trung tâm tài chính không phải được hình thành từ những tòa nhà chọc trời mà chính từ hệ sinh thái các dịch vụ tài chính của nó.

Theo TS Giang, muốn thành một trung tâm tài chính, trước hết bản thân TP đó phải là một trung tâm kinh tế, thương mại. Thứ hai là có nguồn nhân lực chất lượng, môi trường pháp lý hiệu quả, kịp thời nhận biết xu thế của thời cuộc...

Xem kỹ tính khả thi

Ông Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch Lửa Việt Tours, cho biết có rất nhiều băn khoăn khi nghe đến dự án "Disneyland ở Việt Nam" có thể hút 25 triệu lượt khách. Bởi để tăng vọt đến con số du khách 25 triệu lượt, tức gấp 3 lần so với "đỉnh cao" năm 2019, thì không thể cứ nói muốn là được.

Hiện vé vào các khu vui chơi này đều khá cao, như Disneyland Hong Hong là khoảng 1,9 triệu đồng, Universal Studio của Singapore hơn 1,2 triệu đồng/vé, chưa kể khách phải trả tiền mua thức ăn, thức uống hay quà lưu niệm...

"Ngay Việt Nam chúng ta, người dân bỏ 100.000 đồng vào Suối Tiên, Đầm Sen cũng đã đắn đo rất nhiều. Đó cũng là lý do vì sao trên thế giới chỉ có 6 Disneyland", ông Mỹ phân tích thêm tính khả thi của đề án.

"Cần phải có sự đồng bộ hạ tầng, giao thông, dịch vụ, con người. Ngoài ra, bản thân nhà đầu tư cũng rất cần thêm những chính sách đột phá, cạnh tranh với khu vực. Chứ không thể nói muốn đón khách là xong", ông Mỹ tranh luận.

* Ông Nguyễn Ngọc Hòa, chủ tịch HĐTV Công ty Đầu tư tài chính TP.HCM (HFIC):

Tháng 4 tới, đề án sẽ được hoàn chỉnh

Về việc xây dựng đề án trung tâm tài chính Việt Nam đặt tại TP.HCM, chúng ta có cách tiếp cận mới từ 2 chiều. Chiều thứ nhất là tiếp cận từ phía người hoạch định chính sách xem để xây dựng được trung tâm tài chính thì cần làm gì? Với cách tiếp cận này, TP đã giao HFIC ký kết với Trường ĐH Fulbright cùng xác định nền tảng, nguyên tắc, cấu thành và sự cần thiết xây dựng trung tâm tài chính quốc tế.

Ở chiều thứ 2 là tiếp cận từ phía cung. Theo đó, tạo ra, đổi mới cơ chế, chính sách và lắng nghe nhà đầu tư muốn gì, kỳ vọng gì. Chúng ta kết hợp cả nhu cầu muốn có gì từ trung tâm này với nguyện vọng của nhà đầu tư để đưa ra đề án tốt nhất.

Trong đề án này, TP.HCM xác định rõ mục tiêu trở thành "hub" (nơi hội tụ) để thu hút các đầu mối, dòng vốn doanh nghiệp, tư nhân, toàn cầu. Thành phố đã giao HFIC lấy ý kiến chuyên gia để tổng hợp trình Chính phủ, báo cáo lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Về tiến độ, HFIC đã lấy ý kiến chuyên gia xong và hình thành đề cương đề án. Dự kiến vào tháng 4 tới, đề án sẽ được hoàn chỉnh và trình báo cáo đến cơ quan trung ương.

A.HỒNG

Cần thống nhất về "hình hài" trung tâm tài chính quốc tế

Mới đây, TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, góp ý rằng cần thống nhất mường tượng hình hài trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, có cả quan điểm phải là trung tâm giải trí gắn với casino, du lịch…

Tuy nhiên, đó vẫn là cách tư duy truyền thống vì hiện thế giới tài chính đang thay đổi ghê gớm.

Đề án phải gắn với quy hoạch của thành phố, tăng khả năng chuyển đổi đồng tiền, nâng hạng thị trường chứng khoán, có sự đồng thuận chính trị…

Adblock test (Why?)


TP.HCM: Trung tâm tài chính kết hợp giải trí? - Tuổi Trẻ Online
Read More

Tin COVID hôm nay tối 24/2: Số ca COVID-19 tăng vọt lên 69.128 F0; nhiều hơn hôm qua gần 8.800 ca - Báo Sức khỏe đời sống

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:

- Tính từ 16h ngày 23/02 đến 16h ngày 24/02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 69.128 ca nhiễm mới, trong đó 9 ca nhập cảnh và 69.119 ca ghi nhận trong nước (tăng 8.781 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 48.179 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (8.864), Bắc Giang (4.171), Hải Dương (2.948), Sơn La (2.860), Phú Thọ (2.596), Nam Định (2.592), TP. Hồ Chí Minh (2.466), Hòa Bình (2.391), Bắc Ninh (2.375), Vĩnh Phúc (2.117), Hưng Yên (1.995), Hải Phòng (1.890), Ninh Bình (1.799), Yên Bái (1.666), Lào Cai (1.655), Nghệ An (1.629), Hà Giang (1.560), Đắk Lắk (1.514), Thái Nguyên (1.497), Lạng Sơn (1.480), Thái Bình (1.456), Khánh Hòa (1.229), Quảng Nam (1.199), Tuyên Quang (1.118), Bình Định (1.016), Quảng Bình (987), Đà Nẵng (981), Thanh Hóa (881), Cao Bằng (848), Điện Biên (738), Lâm Đồng (732), Hà Tĩnh (715), Phú Yên (656), Bà Rịa - Vũng Tàu (627), Bình Phước (610), Gia Lai (579), Bình Dương (577), Hà Nam (530), Lai Châu (438), Cà Mau (422), Quảng Trị (414), Bình Thuận (284), Đắk Nông (253), Thừa Thiên Huế (242), Bắc Kạn (214), Kon Tum (189), Tây Ninh (179), Bến Tre (179), Đồng Nai (148), Quảng Ngãi (145), Vĩnh Long (83), Bạc Liêu (81), Kiên Giang (77), Trà Vinh (74), Cần Thơ (51), Long An (40), Ninh Thuận (17), Sóc Trăng (17), Đồng Tháp (10), An Giang (7), Tiền Giang (7), Hậu Giang (4).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Quảng Ninh (-1.868), Hòa Bình (-204), Tuyên Quang (-159).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (+1.445), Bắc Giang (+1.173), TP. Hồ Chí Minh (+1.015).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 51.968 ca/ngày.

- Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 205 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (97), Quảng Nam (27), Hà Nội (18), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Hưng Yên (6), Bình Phước (1), An Giang (1).

Ngày 24/2: Số ca COVID-19 tăng vọt lên 69.119 F0; nhiều hơn hôm qua gần 8.800 ca - Ảnh 1.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến ngày 24/2

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 3.041.506 ca nhiễm, đứng thứ 30/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 142/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 30.791 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 3.034.211 ca, trong đó có 2.336.967 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (526.059), Bình Dương (295.221), Hà Nội (226.964), Đồng Nai (100.814), Tây Ninh (89.549).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 19.062 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.339.784 ca

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.137 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 2.464 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 280 ca

- Thở máy không xâm lấn: 87 ca

- Thở máy xâm lấn: 294 ca

- ECMO: 12 ca

Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 23/02 đến 17h30 ngày 24/02 ghi nhận 111 ca tử vong tại: Hà Nội (26), Đà Nẵng (8 ), Thái Nguyên (7 ca trong 02 ngày), Đắk Lắk (5 ca trong 02 ngày), Nghệ An (5), Quảng Ngãi (5 ca trong 02 ngày), Bắc Giang (3 ca trong 02 ngày), Bình Định (3), Kiên Giang (3), Nam Định (3), Quảng Bình (3 ca trong 02 ngày), Bạc Liêu (2), Bình Phước (2), Cao Bằng (2), Đắk Nông (2 ca trong 02 ngày), Điện Biên (2), Đồng Nai (2), Hà Nam (2 ca trong 02 ngày), Hải Phòng (2), Hòa Bình (2), Lào Cai (2), Phú Thọ (2), Quảng Ninh (2), Trà Vinh (2), Tuyên Quang (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bắc Ninh (1), Bến Tre (1), Bình Dương (1), Cà Mau (1), Đồng Tháp (1), Gia Lai (1), Khánh Hòa (1), Lâm Đồng (1), Lạng Sơn (1), Long An (1), Vĩnh Long (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 87 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.884 ca, chiếm tỷ lệ 1,3% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 33.318.865 mẫu tương đương 78.754.090 lượt người, tăng 41.255 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Trong ngày 23/02 có 629.342 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 192.677.323 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 175.925.277 liều: Mũi 1 là 70.843.861 liều; Mũi 2 là 67.172.939 liều; Mũi 3 là 1.441.288 liều; Mũi bổ sung là 13.598.820 liều; Mũi nhắc lại là 22.868.369 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.752.046 liều: Mũi 1 là 8.618.276 liều; Mũi 2 là 8.133.770 liều.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

- Ngày 23/2/2021, Bộ Y tế ban hành Công văn số 854/BYT-T-CT về việc đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.

- Chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19, tổ chức tiêm vaccine mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, hoàn thành trong Quý I năm 2022; tiêm mũi thứ 2 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi, hoàn thành trong tháng 2 năm 2022; chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện bảo quản, địa điểm, nhân lực để tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vaccine.

- Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này; Chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới

- Cả thế giới có 430.475.470 ca nhiễm, trong đó 359.158.654 ca khỏi bệnh; 5.938.742 ca tử vong và 65.378.074 ca đang điều trị (79.367 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 1.884.494 ca, tử vong tăng 11.198 ca.

- Châu Âu tăng 850.991 ca; Bắc Mỹ tăng 148.134 ca; Nam Mỹ tăng 182.791 ca; châu Á tăng 657.357 ca; châu Phi tăng 10.558 ca; châu Đại Dương tăng 34.663 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 142.275 ca, trong đó: Indonesia tăng 61.488 ca, Philippines tăng 1.633 ca, Malaysia tăng 31.199 ca, Thái Lan tăng 23.557 ca, Myanmar tăng 3.381 ca, Singapore tăng 20.312 ca, Lào tăng 239 ca, Campuchia tăng 466 ca, Đông Timor tăng 0 ca.

Chiều 24/2: Đã tiêm gần 192,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Hướng dẫn điều trị không dùng thuốc ở trẻ là F0 nhẹ Chiều 24/2: Đã tiêm gần 192,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Hướng dẫn điều trị không dùng thuốc ở trẻ là F0 nhẹ

SKĐS - Đến chiều ngày 24/2, cả nước đã tiêm gần 192,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Tại Hướng dẫn mới về chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em do Bộ Y tế vừa ban hành trẻ em mắc COVID-19 mức độ nhẹ có thể lựa chọn phương pháp điều trị không dùng thuốc...

Adblock test (Why?)


Tin COVID hôm nay tối 24/2: Số ca COVID-19 tăng vọt lên 69.128 F0; nhiều hơn hôm qua gần 8.800 ca - Báo Sức khỏe đời sống
Read More

Giá vàng hôm nay 27/1/2024: Vàng đảo chiều tăng trở lại - Báo Công Thương

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, ...