Theo Quyết định 157, mức cho vay vốn tối đa là 800.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên thì dự thảo vừa được đưa ra lấy ý kiến tăng lên mức tối đa là 4 triệu đồng/tháng/học sinh, sinh viên.
Dự thảo sửa đổi, bổ sung đối tượng được vay vốn là học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật; hộ gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học.
Như vậy, quy định mới này bổ sung thêm học sinh, sinh viên hộ cận nghèo và hộ có mức sống trung bình so với quy định cũ. Học sinh, sinh viên thuộc các hộ gia đình nêu trên có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hằng năm trong thời gian theo học. Thế nhưng dự thảo lại bãi bỏ quy định đối tượng được vay vốn là học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Đối với quy định trả nợ gốc và lãi vay, dự thảo sửa đổi “kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khóa học 12 tháng, đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên” thay vì quy định hiện nay là “đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi học sinh, sinh viên có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khóa học”.
Ngoài ra, dự thảo còn bãi bỏ quy định ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng lãi suất phải trả sẽ được giảm lãi vay. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể mức ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn.
Tăng mức cho vay học sinh, sinh viên lên gấp 5 lần - Báo Thanh Niên
Read More
No comments:
Post a Comment