Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã chứng khoán HAG) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3 vào hôm nay 30-11, cùng thông tin bất thường liên quan đến danh sách nhà đầu tư mua cổ phiếu.
Bầu Đức công bố nhà đầu tư mới sau khi hủy danh sách do sai sót
Thay mặt hội đồng quản trị, Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), chính thức hé lộ danh sách nhà đầu tư có khả năng chi ra tổng cộng 1.300 tỉ đồng để mua 130 triệu cổ phiếu HAG.
Cụ thể, 3 đại gia - nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, gồm: ông Nguyễn Đức Quân Tùng (mua 28 triệu cổ phiếu), Công ty cổ phần Chứng khoán LPBank (mua 50 triệu cổ phiếu) và một gương mặt mới là Tập đoàn Thaigroup (mua 52 triệu cổ phiếu).
Khi giao dịch hoàn tất, các nhà đầu tư trên sẽ sở hữu lần lượt 2,65%, 4,73% và 4,92% vốn điều lệ tại Hoàng Anh Gia Lai.
Mới vào cuối tuần trước, Hoàng Anh Gia Lai đã công bố danh sách các đại gia dự tính mua cổ phiếu, nhưng sau đó đột ngột hủy, với lý do sai sót. So với danh sách ban đầu, Tập đoàn Thaigroup đã thay thế Công ty Quản lý Quỹ Việt Cát, với số lượng mua thấp hơn. Bù lại, nhà đầu tư Nguyễn Đức Quân Tùng mua thêm 8 triệu cổ phiếu.
Trước đó, doanh nghiệp cho biết sau khi điều chỉnh danh sách, sẽ hoàn thiện hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ, nộp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định pháp luật vào tháng 11 và tháng 12-2023.
Hoàng Anh Gia Lai có kế hoạch triển khai hoạt động chào bán cổ phiếu để huy động về 1.300 tỉ đồng, trong năm nay hoặc năm tới, sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Sau khi huy động được nguồn tiền lớn, bầu Đức sẽ dùng 700 tỉ đồng để bổ sung vốn lưu động và cơ cấu lại nợ cho Hưng Thắng Lợi Gia Lai (công ty con), bằng cách cho vay. Đồng thời sử dụng 330,5 tỉ đồng để trả một phần hoặc toàn bộ khoản nợ gốc và lãi trái phiếu đã phát hành vào giữa năm 2012 (mã HAG2012.300).
Phần 269,5 tỉ đồng còn lại, doanh nghiệp sử dụng để cơ cấu lại nợ một công ty con khác (Gia súc Lơ Pang) thông qua hình thức cho vay, từ đó thanh toán nợ tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank).
Được biết mới đây doanh nghiệp do bầu Đức làm chủ tịch cũng vừa thu nợ 200 tỉ đồng từ Công ty cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) và thanh toán xong một phần nợ gốc của lô trái phiếu ở Ngân hàng BIDV.
Thu hơn 5.000 tỉ đồng từ bán trái cây, bò, heo...
Về kết quả kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất vừa được công bố, quý 3-2023 doanh nghiệp gặt hái gần 1.890 tỉ đồng doanh thu và giữ lại hơn 360 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế, tương đương tăng 31% và giảm 11% so với cùng kỳ năm trước.
Giải trình về kết quả kinh doanh, ông Võ Trường Sơn - tổng giám đốc Hoàng Anh Gia Lai - cho biết trừ mảng bán heo giảm, các lĩnh vực khác như trái cây, bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, bán bò đều có doanh thu tăng. Giá vốn tất cả mảng đều tăng so với cùng kỳ.
Ngoài ra, chi phí quản lý trong quý vừa qua cũng biến động lớn, do quý 3 năm ngoái đã hoàn nhập dự phòng khoản phải thu. Doanh thu tài chính trong kỳ vừa rồi giảm do lãi cho vay giảm mạnh, trong khi chi phí tài chính lại tăng.
Đáng chú ý, công ty vừa ghi nhận khoản thu nhập khác 154 tỉ đồng trong quý 3, tăng vọt so với cùng kỳ năm trước, sau khi thanh lý một số tài sản.
Tổng kết ba quý đầu năm, doanh nghiệp đạt 5.030 tỉ đồng doanh thu (+45%) và 700 tỉ đồng lãi ròng sau thuế (-21%). Tại ngày cuối quý 3 năm nay, Hoàng Anh Gia Lai có tổng tài sản tăng đáng kể, đạt gần 21.500 tỉ đồng (+8,5%). Vốn chủ sở hữu tăng đạt 5.540 tỉ đồng (+6,7%).
Doanh nghiệp gánh khoản nợ phải trả 15.950 tỉ đồng, nợ ngắn hạn chiếm phần lớn. Ngoài các chủ nợ điển hình như ngân hàng, cho vay ngắn hạn (Sacombank, TPBank và BIDV) và dài hạn (Eximbank, Lao - Viet Bank, TPBank, Sacombank), Hoàng Anh Gia Lai cũng còn các khoản nợ trái phiếu, nợ các tổ chức và cá nhân khác...
Ở hội nghị diễn ra gần đây, bầu Đức bày tỏ mong muốn đến năm 2026 sẽ xử lý dứt điểm nợ nần, để không còn dính phải ồn ào nữa, bằng cách: chuyển qua cho Thaco trả một phần nợ, bán một số tài sản không sinh lãi, lấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, phát hành thêm cổ phiếu...
Trên thị trường chứng khoán, mã HAG đang neo ở giá 11.250 đồng/cổ phiếu, tăng 20% trong vòng một tuần nay.
DGC -CTCP Tập đoàn Hoá chất Đức Giang- Ngày 20/12 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 30% (tương ứng mỗi cổ phiếu nhận về 3.000 đồng. DGC dự kiến chi trả vào 18/1/2024.
VNF- CTCP Vinafreight – Thông qua việc chính thức tiến hành các thủ tục pháp lý nhằm giải thể công ty TNHH Đầu tư Phát triển Thương mại Con Đường Việt.
VMS- Công ty cổ phần Phát triển Hàng hải - Ngày 8/12 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10% (tương ứng mỗi cổ phiếu nhận về 1.000 đồng. VMS dự kiến chi trả vào 22/12/2023.
NTH- CTCP Thủy điện Nước Trong - Ngày 25/12 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10% (tương ứng mỗi cổ phiếu nhận về 1.000 đồng. NTH dự kiến chi trả vào 11/1/2024.
HU4-Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD4 - Ngày 13/12 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10% (tương ứng mỗi cổ phiếu nhận về 1.000 đồng. HU4 dự kiến chi trả vào 27/12/2023.
SBR- CTCP Cao su Sông Bé - Ngày 12/12 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông tham gia họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2023. Thời gian họp dự kiến sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 27/12/2023 đến ngày 29/12/2023. Nội dung họp bao gồm thông qua tờ trình miễn nhiệm Thành viên Hội đồng quản trị; bầu Thành viên Hội đồng quản trị, Thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2023-2028 và một số nội dung khác (nếu có).
HPP - CTCP Sơn Hải Phòng - Ngày 15/12 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10% (tương ứng mỗi cổ phiếu nhận về 1.000 đồng. HPP dự kiến chi trả vào 31/1/2024.
Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông
KBC -Tổng Công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc – Công ty Cổ phần – Nhóm quỹ Dragon Capital báo cáo bán ra 500 nghìn cổ phiếu KBC, giảm sở hữu xuống còn gần 45,9 triệu cổ phiếu tương ứng tỷ lệ 5,9768% vốn. Giao dịch diễn ra trong phiên 23/11/2023.
GEG-Công ty Cổ phần Điện Gia Lai - CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa báo cáo mua 9,9 triệu cổ phiếu GEG trong phiên 22/11 và mua 3,1 triệu cổ phiếu GEG trong phiên 27/11, nâng lượng sở hữu lên 37,5 triệu cổ phiếu tỷ lệ 10,99% vốn. Mục đích nhằm sắp xếp lại danh mục đầu tư tại các công ty con, thay đổi tỷ lệ sở hữu.
CTX- Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Việt Nam - CTCP Đầu tư Hòa Bình Fundings nhận chuyển nhượng 11,8 triệu cổ phiếu CTX, tương ứng tỷ lệ 15% vốn.
Ngược chiều, CTCP Thăng Long Fundings chuyển nhượng hơn 3,1 triệu cổ phiếu CTX; Bà Ngô Thị Thu Lý chuyển nhượng gần 2,8 triệu cổ phiếu CTX; Ông Lý Quốc Hùng chuyển nhượng hơn 5,9 triệu cổ phiếu CTX.
HMH- CTCP Hải Minh - CTCP Đại lý Cánh Đồng Xanh đã mua 376.091 cổ phiếu HMH. Giao dịch diễn ra từ 25/10 đến 17/11/2023. Đại lý Cánh Đồng Xanh là tổ chức có liên quan đến Người được ủy quyền công bố thông tin HMH Phan Trọng Long.
THP- CTCP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước - Ủy viên HĐQT, Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Phi Anh đã mua 0 cổ phiếu trên tổng số 800 nghìn cổ phiếu THP đăng ký. Nguyên nhân không hoàn tất do giá cổ phiếu không đạt được như kỳ vọng của cá nhân.
PET -Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí– Ông Cao Trường Sơn đã mua hơn 156 nghìn cổ phiếu PET, nâng sở hữu lên hơn 5,44 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,1%, trở thành cổ đông lớn tại PET. . Giao dịch diễn ra trong phiên 24/11/2023.
Giao dịch cổ phiếu của cổ đông
MAC - CTCP Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật hàng hải– Giám đốc công ty con Macstar HCM của MAC Bùi Thị Thu Hương đăng ký mua 200.000 cổ phiếu MAC theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh. Thời gian giao dịch dự kiến từ 4/12 đến 31/12/2023.
Tuổi hưu tăng, thời gian đóng góp vào Quỹ Hưu trí tử tuất dài hơn nên cần tăng tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa từ 75 lên 79,5%, theo Chủ tịch Liên đoàn lao động TP HCM.
Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi vừa được Quốc hội thảo luận với nhiều băn khoăn về cách tính hưởng lương hưu khi giảm 15 năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Theo dự thảo, cách tính hưởng lương hưu kế thừa toàn bộ quy định hiện hành. Lao động nam đóng 15 năm BHXH hưởng lương hưu mức tối thiểu 33,75%, đóng 35 năm sẽ hưởng tối đa 75%. Nữ tham gia 15 năm hưởng tối thiểu 45%, đóng 30 năm để đạt mức tối đa 75%. Cùng lấy mốc 15 năm đóng BHXH tối thiểu nhưng tỷ lệ tích lũy lương hưu của nam thấp hơn nữ 11,25%.
Tỷ lệ tích lũy lương hưu sau mỗi năm đóng BHXH và thời gian tham gia để đạt mức lương hưu tối đa 75% thay đổi từ năm 2018. Đồ họa: Tiến Thành
Bà Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP HCM, đánh giá các chính sách BHXH đang có xu hướng hạn chế quyền chủ động của lao động, trong khi cơ quan quản lý "bận cân nhắc bài toán thu chi cho Quỹ Bảo hiểm xã hội lâu bền". Bà dẫn chứng các giải pháp đưa ra đều tăng thu giảm chi, tăng tuổi hưu kéo dài năm làm việc, nhưng lại giảm mức hưởng lương hưu của lao động.
Cụ thể từ năm 2018, cách tính lương hưu hàng tháng theo hướng tăng dần số năm đóng. Để đạt mức tối đa 75%, lao động phải đóng đủ 30-35 năm BHXH thay vì 25-30 năm như trước. Trước năm 2018, lao động nữ tích lũy được 3%, nam 2% cho mỗi năm tham gia BHXH. Sau thời điểm này, tỷ lệ đồng hai giới còn 2%.
"Quy định đã kéo giảm mức lương hưu của lao động, giảm động lực thu hút họ ở lại hệ thống an sinh", bà Thúy nói, kiến nghị tính lại mức hưởng lương hưu cho mỗi năm đóng BHXH lên 2,3% thay vì 2% như hiện hành, tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa tăng lên 79,5% thay vì 75%.
Cơ sở đề xuất là tuổi nghỉ hưu đã tăng theo lộ trình đến khi đạt 60 tuổi với nữ và 62 tuổi với nam, đồng nghĩa lao động phải làm việc dài hơn. Thời gian đóng góp của họ vào Quỹ Hưu trí tử tuất lâu hơn, thêm 2 năm với nam và 5 năm với nữ, trong khi cách tính và tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa vẫn giữ như cũ.
"Tuổi lao động kéo dài ra, tiền đóng vào quỹ nhiều hơn thì tỷ lệ hưởng mỗi năm tham gia lẫn mức hưu trí tối đa phải được cao hơn chứ, chưa tính khoản tiền sinh lời suốt bao năm tham gia", bà nói.
Chủ tịch công đoàn TP HCM bảo lưu quan điểm mức hưởng phải tỷ lệ thuận với thời gian đóng góp, dù cơ quan soạn thảo lẫn nhiều người lo ngại tăng tỷ lệ hưởng sẽ trở thành gánh nặng cho Quỹ Hưu trí tử tuất. Thực tế cho thấy lương hưu không cao, điều kiện hưởng ngày càng siết chặt khiến lao động nản lòng, chọn rút BHXH một lần thay vì chờ hưu trí.
Bà Thúy còn chỉ ra nghịch lý người đóng vượt trần 30-35 năm BHXH chỉ được hưởng trợ cấp bằng 0,5 bình quân tiền lương tính đóng cho mỗi năm thừa. Theo bà, khoản này cần được tính ít nhất bằng 2 tháng bình quân tiền lương đóng bảo hiểm, như kiến nghị của bà Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Phó chủ tịch Liên đoàn lao động Bình Dương) trên nghị trường ngày 23/11.
Việc giảm đóng xuống 15 năm có lợi cho nhóm lao động tham gia muộn, mỗi năm khoảng 7.000 người thụ hưởng như tính toán của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Song chính sách này cũng có thể dẫn tới tình trạng lao động đóng BHXH theo kiểu quay vòng, tức là tham gia thời gian ngắn rồi rút, sau đó đóng tiếp với nền lương cao hơn.
"Mục đích cuối cùng của BHXH là hưu trí, sửa luật cũng phải như làm cho miếng bánh ngon ngọt hơn mới hấp dẫn người lao động. Thế hệ sau nhìn vào người đi trước, thấy nhiều quyền lợi, lương hưu đủ sống sẽ tự động tham gia. Các dòng lao động liên tục đóng vào thì Quỹ Hưu trí tử tuất mới bền vững", bà nói.
Chung quan điểm, ông Phạm Văn Hòa (Phó chủ tịch Hội luật gia tỉnh Đồng Tháp) góp ý Ban soạn thảo nghiên cứu điều chỉnh mức hưởng tối thiểu về cùng tỷ lệ 45% sau 15 năm đóng BHXH của cả nam và nữ. Cùng đóng 15 năm mà nữ hưởng 45% trong khi nam chỉ 33,75% là "chưa đảm bảo bình đẳng giới".
Ông đánh giá khấu trừ 2% mỗi năm với người về hưu sớm là tỷ lệ nặng, kiến nghị giảm còn 1% và nâng mức trợ cấp lên cho tương xứng với người đóng thừa năm BHXH. Với nền tiền đóng BHXH thấp như hiện nay thì tiền lương hưu không còn được bao nhiêu. "Nếu không sớm nghiên cứu lại để tính toán cho công bằng, lao động rút BHXH một lần sẽ tiếp tục gia tăng", ông cảnh báo.
Theo cơ quan soạn thảo, Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi lần này không thay đổi công thức tính lẫn tỷ lệ hưởng lương hưu, chỉ tập trung biện pháp mở rộng diện bao phủ. Song bà Trần Thị Diệu Thúy cho rằng dự luật mới được Quốc hội bàn thảo lần đầu và sẽ còn thảo luận vào các kỳ họp sau, vẫn còn thời gian để cân nhắc, thay đổi. Ban soạn thảo cũng như Chính phủ cần lắng nghe tiếng nói của đại biểu, người lao động vì bài toán an sinh lâu dài, giảm gánh nặng ngân sách trước hệ lụy người già không có lương hưu.
Người Việt hưởng tỷ lệ lương hưu tối đa 75%, cao hơn một số nước trong khu vực, theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Song mức lương hưu thấp do nền tiền lương tính đóng BHXH thấp. Với tiền đóng bình quân 5,7 triệu đồng như hiện nay, lương hưu của lao động nam đạt mức gần 2 triệu đồng và nữ khoảng 2,6 triệu đồng nếu giảm thời gian đóng BHXH xuống 15 năm.
Cả nước có 2,7 triệu người già hiện hưởng lương hưu từ Quỹ Bảo hiểm xã hội, trong khi lao động tham gia hệ thống là 17,4 triệu người. Bình quân 6,5 người đóng BHXH thì có một người hưởng hưu trí. Năm 1996, bình quân 217 người đóng một người hưởng; năm 2000 số người đóng còn 34 và năm 2016 còn 9 người đóng cho một người hưởng.
Chênh lệch giữa số người đóng và hưởng ngày càng thu hẹp, một phần khiến cán cân Quỹ Hưu trí tử tuất mất dần cân đối. Vì thế, Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ luật Lao động sửa đổi trước đây đều tập trung tổng thể biện pháp như thay đổi cách tính hưởng lương hưu, tăng tuổi nghỉ hưu... nhằm cân đối lâu dài cho quỹ.
Tổng thể các chính sách sau một thời gian thực thi đang phát huy hiệu quả, theo Lao động Thương binh và Xã hội. Quỹ Hưu trí tử tuất được giảm áp lực, đảm bảo cân đối trong dài hạn. Đến hết năm 2022, Quỹ kết dư hơn 988.400 tỷ đồng và ước đạt 1,1 triệu tỷ đồng vào năm 2023.
Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi dự kiến được Quốc hội thông qua tháng 5/2024 và có hiệu lực từ 1/7/2025.
Theo chương trình, đầu giờ sáng, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu; Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề "việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030".
Từ 9h sáng, Quốc hội họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 6. Phiên bế mạc được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri, nhân dân cả nước theo dõi.
Tại phiên bế mạc, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn; Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Trước khi kết thúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ có bài phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Tại Kỳ họp thứ 6 này, Quốc hội đã thông qua 7 dự án luật gồm: Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Căn cước.
Có 2 dự án luật dự kiến sẽ thông qua tại kỳ họp này nhưng được Quốc hội quyết định rút lại để tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung và xem xét thông qua tại kỳ họp gần nhất là Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
8 dự án luật khác đã được Quốc hội cho ý kiến, gồm: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.
Về công tác giám sát, Quốc hội dành 2,5 ngày tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4. Quốc hội đã lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh cho Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Quốc hội cũng xem xét, cho ý kiến về các nội dung liên quan đến các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước và nhiều vấn đề quan trọng khác.
Sáng 29/11, với 462 đại biểu Quốc hội tán thành (93,52%), Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu (thuế tối thiểu toàn cầu).
Theo nghị quyết, Việt Nam sẽ áp thuế tối thiểu toàn cầu từ 1/1/2024. Thuế suất áp dụng là 15% với các doanh nghiệp đa quốc gia có tổng doanh thu hợp nhất từ 750 triệu euro (khoảng 800 triệu USD) trở lên trong hai năm của 4 năm liền kề nhất. Các nhà đầu tư thuộc diện chịu thuế sẽ buộc phải nộp thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam.
Mức thuế này không áp dụng với: Các tổ chức của Chính phủ; Tổ chức quốc tế; Tổ chức phi lợi nhuận; Quỹ hưu trí; Quỹ đầu tư là công ty mẹ tối cao; Tổ chức đầu tư bất động sản là công ty mẹ tối cao. Tổ chức có ít nhất 85% giá trị tài sản thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức trên cũng không phải chịu thuế suất 15%.
Qua rà soát của Tổng cục thuế, có khoảng 122 tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu.
Việc áp thuế tối thiểu toàn cầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong thời gian hưởng ưu đãi miễn giảm thuế, có thuế suất thực tế thấp hơn 15%.
Trước khi Quốc hội thông qua nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết có khả năng doanh nghiệp phải nộp thuế tối thiểu toàn cầu ở Việt Nam sẽ khiếu kiện trong trường hợp họ muốn nộp khoản thuế này về "nước mẹ".
Do đó, ngoài ban hành nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng Chính phủ cần chủ động chuẩn bị, có giải pháp và phương án xử lý phù hợp nếu xảy ra tranh chấp, khiếu kiện để đảm bảo môi trường đầu tư. Chính phủ được giao chuẩn bị các điều kiện, lộ trình triển khai các hoạt động hợp tác đa phương với các nước, tổ chức bộ máy trong nước để bảo đảm năng lực thực hiện cho cơ quan thuế, người nộp thuế khi Việt Nam thu thuế này từ đầu năm 2024.
Theo nghị quyết, khoản thanh toán chịu thuế dưới mức tối thiểu có hiệu lực từ 1/1/2025 sẽ được đưa vào Luật thuế thu nhập doanh nghiệp khi sửa đổi. Quốc hội giao Chính phủ sớm xây dựng hồ sơ dự án Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2024 để có thể áp dụng từ năm 2025.
Việc này nhằm đảm bảo giữ quyền đánh thuế với các khoản thanh toán chịu thuế dưới mức tối thiểu của Việt Nam theo quy định về thuế tối thiểu toàn cầu.
Thuế tối thiểu toàn cầu là một loại thuế do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khởi xướng. Hiện 142/142 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam đồng thuận. Với loại thuế này, các tập đoàn, công ty lớn có doanh thu từ 750 triệu euro trở lên sẽ đều phải đóng thuế 15%, dù là ở bất kỳ quốc gia nào.
Việt Nam đang tìm cách thức để duy trì sự cạnh tranh, hấp dẫn trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh thuế tối thiểu toàn cầu sắp được áp dụng.
Thị trường chứng khoán vừa trải qua một phiên lội ngược dòng ngoạn mục. Từ vùng giá đỏ, cầu bắt đáy trong phiên chiều nhập cuộc đã kéo hàng loạt cổ phiếu đảo chiều. VN-Index cũng đóng cửa cao nhất phiên với mức tăng 7,37 điểm (+0,68%) lên mức 1.095,43 điểm dù trong phiên có thời điểm mất hơn 12 điểm.
Đáng chú ý, hôm nay (28/11) cũng chính là ngày truyền thống ngành Chứng khoán theo quy định tại Điều 2 Quyết định 246/QĐ-TTg năm 2016. Từ đó đến nay, thị trường chứng khoán thường giao dịch tương đối khởi sắc trong ngày truyền thống ngành. Đặc biệt trong năm ngoái, VN-Index còn tăng đến 3,5% trong ngày 28/11.
Phiên giao dịch khởi sắc ngày 28/11 giúp thị trường đứng vững trước áp lực điều chỉnh và mở ra cơ hội đưa VN-Index một lần nữa vượt 1.100 điểm. Dù vậy, nhà đầu tư vẫn nên giữ "cái đầu lạnh", tránh hưng phấn quá đà bởi những động lực đi lên trong ngắn hạn đối với thị trường chứng khoán hiện vẫn chưa rõ ràng.
Giai đoạn này đang là thời điểm thị trường rơi vào vùng trũng thông tin, các yếu tố hỗ trợ tương đối mờ nhạt. Nhà đầu tư nghiêng nhiều về trạng thái chờ đợi cơ hội và chưa sẵn sàng trả giá cao. Luồng thông tin gần nhất trong ngắn hạn có thể hỗ trợ thị trường có lẽ là việc chính thức đưa vào vận hành hệ thống KRX, theo kế hoạch là vào cuối năm nay.
Dù vậy, một số tổ chức lớn vẫn đánh giá lạc quan về triển vọng chứng khoán Việt Nam thời gian tới. Dragon Capital cho rằng, thị trường có thể đã qua được vùng đáy nhưng triển vọng phục hồi vẫn chưa thực sự rõ ràng. P/B của VN-Index đã trở về khoảng 1,5 lần, thấp chưa từng thấy kể từ giai đoạn Covid.
Theo quỹ ngoại này, với việc Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, thị trường hiện đã ở vùng quá bán. Tuy nhiên, việc đồng nội tệ đã giảm 4,4% kể từ tháng 6 năm nay đã khiến lợi nhuận sau thuế bị ảnh hưởng bởi dự phòng lỗ tỷ giá ở một số cổ phiếu nhóm vốn hóa lớn có vay nợ bằng USD.
Một dự luật về an toàn giao thông đường bộ của Việt Nam đang vấp phải sự phản đối từ nhiều người dân và cả các đại biểu quốc hội trong mấy ngày nay, theo quan sát của VOA, vì dự luật đề xuất rằng hàng chục triệu xe máy cần phải lắp camera ghi lại hành trình.
Vấn đề gây tranh cãi nêu trên bắt đầu trở thành đề tài thu hút dư luận từ ngày 24/11, khi quốc hội Việt Nam bàn về Dự luật Trật tự, An toàn Giao thông Đường bộ chứa đựng điều khoản quy định rằng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải có thiết bị giám sát hành trình, thường được gọi ngắn gọn là camera hành trình.
Chỉ trong hai diễn đàn trên nền tảng Facebook có tổng cộng hơn 1,3 triệu thành viên là Otofun và Chân Trời Mới Media, đến tối 27/11, có hàng nghìn người thể hiện phản ứng cũng như bày tỏ ý kiến cho rằng việc nhà nước tính ban hành luật bắt người dân lắp camera hành trình trên xe máy là gây khó cho dân.
Theo tìm hiểu của VOA, đến tháng 8/2023, Việt Nam có hơn 72 triệu xe máy được đăng ký lưu thông. Trên các trang bán hàng qua mạng ở Việt Nam, các loại camera hành trình giá rẻ với chất lượng chấp nhận được có giá dao động từ vài trăm nghìn đồng đến 2 triệu đồng/chiếc. Như vậy, với giá trung bình 1 triệu đồng/chiếc, toàn bộ các chủ xe máy sẽ tốn tổng cộng tới hơn 72 nghìn tỷ đồng để lắp camera hành trình đầy đủ, nếu dự luật được thông qua.
Đối với nhiều người, việc mua được một chiếc xe máy có giá nhiều triệu đồng đã là một sự cố gắng lớn, nay lại phải gánh thêm chi phí lắp camera hành trình càng tạo thêm gánh nặng, đó là quan điểm của một lượng lớn những người bày tỏ quan điểm trên trang cá nhân hoặc trong các diễn đàn.
Quan điểm đó cộng hưởng với những phát biểu của hai nữ đại biểu quốc hội Điểu Huỳnh Sang, tỉnh Bình Phước, và Đặng Bích Ngọc, tỉnh Hòa Bình, khi họ bàn luận về dự luật hôm 24/11.
Theo tường thuật của Tuổi Trẻ, VNExpress, VietnamNet và các báo trong nước, bà Đặng Bích Ngọc cho rằng việc bắt buộc lắp camera hành trình cho xe máy “có thể gây lãng phí, khó khăn cho người dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn”.
Bà Điểu Huỳnh Sang lưu ý rằng thu nhập của người dân còn thấp nên phải khó khăn mới mua được xe máy, tới đây, họ phải chi trả thêm để lắp camera hành trình, đó sẽ là một sự lãng phí.
Các báo trích lời bà Sang nói rằng “cần xem xét lại” đề xuất gây tranh cãi trong dự luật “vì người dân vùng cao chỉ sử dụng phương tiện đi làm vườn, đi nương, rẫy thì liệu chính sách này có hiệu quả không?”. Bà Sang đưa ra quan sát của mình rằng “Không có quốc gia nào bắt xe máy lắp camera hành trình cả".
Bên cạnh đó, trên mạng xã hội, một lượng đông đảo các ý kiến nêu lên nghi ngờ về lợi ích nhóm, theo quan sát của VOA. Họ viết rằng đề xuất bắt buộc lắp camera hành trình trên xe máy có những dấu hiệu giống vụ hãng Việt Á thông đồng, thổi giá các bộ xét nghiệm COVID-19 đã dẫn tới vụ đại án mà trong đó hơn 100 người bị khởi tố và khoảng 40 người bị truy tố, đối diện án tù nhiều năm.
Một số người liên hệ với quy định trước đây bắt buộc phải trang bị bình cứu hỏa mini trên xe ô tô, một việc bị xem là không giải quyết được vấn đề gì về phòng cháy, chữa cháy xe ô tô, ngoài việc giúp cho nhiều cửa hàng bán được các bình cứu hỏa đó.
Đề xuất của dự luật đang được bàn thảo còn phải nhận búa rìu dư luận với các lời bình luận như “tào lao”, “ngu xuẩn”, “thiển cận”, “đề xuất bóc lột dân”, “sáng kiến của quan chức rảnh rỗi ngồi máy lạnh”…
Cùng với làn sóng phản đối là một số lượng đáng kể các lời bình luận từ người dân cho rằng việc lắp camera hành trình chỉ nên bắt buộc với các xe kinh doanh vận tải hoặc vận chuyển hành khách, theo quan sát của VOA. Đây cũng là ý kiến của ít nhất 3 đại biểu quốc hội được báo chí trong nước trích đăng.
Theo một bản tin của Tuổi Trẻ hôm 26/11, Bộ trưởng Công an Tô Lâm được trích lời nói rằng cơ quan chủ trì soạn thảo dự luật sẽ nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến của đại biểu quốc hội để hoàn thiện dự luật, bao gồm cả “nghiên cứu kỹ lưỡng để điều chỉnh quy định về thiết bị giám sát hành trình” sao cho phù hợp với các loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ cũng như điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay.
Cụ thể, giá dầu Brent của Mỹ giao tháng 1 năm sau giảm xuống còn hơn 80 USD/thùng. Giá dầu WTI giao cùng kỳ hạn giảm 2% xuống 75,54 USD/thùng. Trước đó, loại dầu này đã có thời điểm giảm hơn 5% xuống mức 73,79 USD/thùng.
Tuần qua, giá dầu WTI giảm 0,7% và giá dầu Brent cũng giảm nhẹ 0,1%. Giá dầu vẫn chịu sức ép sau khi giảm sau khi OPEC+ hoãn cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 26/11 đến ngày 30/11.
Cuộc họp bị hoãn vào thời điểm các nước thành viên Angola và Nigeria dự định tăng sản lượng, làm giảm bớt lo ngại về khả năng OPEC+ tiếp tục cắt giảm sản lượng trong năm tới.
Trước đó, chốt phiên 20/11, giá dầu có phiên tăng điểm khi các nhà giao dịch nhận định OPEC+ sẽ nhất trí duy trì việc cắt giảm sản lượng tại cuộc họp sắp tới, sau khi giá dầu thô giảm trong tuần trước đó xuống các mức thấp nhất trong 4 tháng.
Theo bà Barbara Lambrecht, nhà phân tích tại Ngân hàng Commerzbank, điều quan trọng nhất là Arab Saudi vẫn sẵn sàng cắt sản lượng để ổn định thị trường.
Vị chuyên gia cũng cho rằng Arab Saudi có thể tiếp tục cắt giảm sản lượng trong quý I năm sau nếu giá dầu tiếp tục giảm mạnh.
Theo các chuyên gia, tuần tới, dữ liệu kinh tế của Trung Quốc cùng với khoản viện trợ mới cho lĩnh vực bất động sản có thể là yếu tố giúp giá dầu tăng nhẹ. Tuy nhiên, lượng tồn kho dầu của Mỹ sẽ hạn chế đà tăng của giá dầu.
Báo cáo từ Viện dầu khí Mỹ cũng cho thấy, tồn kho dầu thô ở Mỹ đã tăng hơn 9 triệu thùng tính đến ngày 17/11, tăng hơn 6 lần so với dự đoán của các nhà phân tích.
Viện Nghiên cứu bất động sản Việt Nam (VIRES) vừa công bố báo cáo nghiên cứu "Đổi mới cơ chế phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, một vài hàm ý với thị trường bất động sản".
Trong đó, các chuyên gia VIRES cho rằng, mục tiêu nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, doanh nghiệp thời gian qua đã tốt dần lên, tuy nhiên vẫn chưa được như kỳ vọng. Vấn đề nằm ở khâu cho vay của các tổ chức tín dụng hay nằm ở đầu ra của nền kinh tế?
Sau khi phân tích một số yếu tố như thanh khoản hệ thống ngân hàng cùng điều kiện cho vay (vẫn được duy trì), năng lực hấp thụ của nền kinh tế và doanh nghiệp (suy yếu) và lãi suất (vẫn còn chịu nhiều ràng buộc), các chuyên gia kết luận, chính sách tiền tệ thời gian qua chưa phát huy hiệu quả, lỗi không nằm ở chính sách tiền tệ.
"Không gian cho chính sách tiền tệ không còn nhiều nếu không muốn nói là chính sách tiền tệ đang quá sức", VIRES đánh giá.
Thực tế, các số liệu về tăng trưởng tín dụng, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế đã cho thấy thực trạng của các doanh nghiệp và nền kinh tế hiện nay đã vượt khả năng của chính sách tiền tệ. Sự hồi phục về tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đó cũng không thể chỉ xuất phát từ nỗ lực duy nhất của ngành ngân hàng.
Do đó, VIRES đã đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm hóa giải nghịch lý nền kinh tế khát vốn nhưng khó hấp thụ vốn.
Thứ nhất là tăng cường mở rộng tài khóa, kết hợp hài hòa với chính sách tiền tệ. Cụ thể, với bối cảnh nền kinh tế hiện nay, muốn chính sách tiền tệ có hiệu quả thì trước tiên phải tiếp tục mở rộng tài khóa, tạo được việc làm cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải hoạt động, người dân có việc làm thì mới có thể lưu thông tiền tệ, ngược lại, sẽ khiến tiền tồn kho trong ngân hàng, trường hợp xấu hơn còn làm tăng lạm phát .
Thứ hai là cải cách môi trường đầu tư kinh doanh. Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ chỉ phát huy hiệu quả khi và chỉ khi các doanh nghiệp được gỡ bỏ các rào cản về thủ tục đầu tư, kinh doanh.
Thứ ba là giải quyết những vấn đề then chốt của hệ thống tín dụng, đặc biệt là tình trạng "sở hữu chéo".
Theo các chuyên gia VIRES, giải pháp tăng cường mở rộng tài khóa (thông qua giảm thuế, phí; tăng chi tiêu công; kích cầu nội địa) kết hợp hài hòa với chính sách tiền tệ (thông qua giảm lãi suất điều hành) chỉ phát huy hiệu quả và góp phần tăng khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế khi và chỉ khi chính sách tiền tệ phải điều tiết hợp lý, kiểm soát được mục đích sử dụng vốn, kết hợp giám sát và minh bạch dòng chảy tín dụng, qua đó nâng cao chất lượng tín dụng và giữ vững an toàn hệ thống.
Tại các ngân hàng thương mại, hầu hết khoản gửi tiết kiệm của người dân đều có kỳ hạn ngắn. Nguồn vốn trung và dài hạn của ngân hàng không đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay trung và dài hạn. Do vậy phải sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay kỳ hạn dài. Hoạt động này tiềm ẩn rủi ro lớn đối với thanh khoản hệ thống ngân hàng.
NHNN đã đề ra lộ trình giảm tỷ lệ sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. VIRES cho rằng với tính chất của một nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng ngân hàng, việc giảm dần tỷ lệ này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo an toàn vốn cho hệ thống tài chính quốc gia.
Tuy nhiên, để tránh đổ vỡ dây chuyền trong bối cảnh nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực có tính đầu kéo như bất động sản còn nhiều khó khăn và không triệt tiêu cơ hội phục hồi của doanh nghiệp, cần hướng đến "nắn dòng" tín dụng thay vì "ngăn sông".
Do đó, theo các chuyên gia, không nên áp dụng chính sách siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn chung cho toàn thị trường, mà phải có chính sách riêng cho từng phân khúc, từng thời điểm và thậm chí là từng nhà đầu tư.
Để có cơ sở "nắn" dòng vốn tín dụng, chuyên gia VIRES cho rằng cần khẩn trương xây dựng tiêu chí đánh giá phân loại phân khúc bất động sản dựa vào tiềm năng, thanh khoản của thị trường làm cơ sở xem xét áp dụng hệ số rủi ro phù hợp, thay vì đánh đồng ở mức 200% như hiện nay.
Cùng với đó, cần xây dựng cơ chế giám sát mục đích sử dụng vốn để vốn tín dụng đi vào phân khúc, dự án lành mạnh, bền vững, đảm bảo hiệu quả và nâng cao chất lượng tín dụng, tránh tình trạng dòng chảy tín dụng đi sai hướng.
Trên thực tế, tình trạng sở hữu chéo giữa hệ thống tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp trong lĩnh vực có độ rủi ro cao (như bất động sản) với biểu hiện thao túng dòng chảy tín dụng, rót vốn vào "sân sau", sử dụng vốn sai mục đích đang có tác động xấu đến chất lượng tín dụng, làm gia tăng rủi ro hệ thống. Tình trạng sở hữu chéo có thể khiến dòng chảy tín dụng (huy động ngắn hạn) bị hướng vào những doanh nghiệp rủi ro, không có năng lực trả nợ, trong khi những doanh nghiệp chân chính muốn vay lại không tiếp cận được.
Luật các tổ chức tín dụng đã quy định các tỷ lệ về giới hạn sở hữu cổ phần của các cá nhân, tổ chức và người có liên quan nhằm tăng sự an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng điều này chỉ kiểm soát được về mặt hồ sơ, còn trên thực tế, các cổ đông có thể sử dụng nhiều cách thức, thông qua các mối quan hệ không bị giới hạn theo quy định tại Luật để gián tiếp gia tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần thực tế và nắm quyền chi phối tại các tổ chức tín dụng.
Việc tiếp tục quy định giảm tỷ lệ sở hữu tối đa của một cá nhân từ 5% xuống 3% vốn điều lệ, sở hữu của một cổ đông từ tổ chức, giảm từ 15% xuống 10%, hay nhóm cổ đông liên quan từ 20% xuống 15% tại Dự thảo sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng vì thế sẽ không có nhiều ý nghĩa để hạn chế sở hữu chéo.
Do đó, VIRES cho rằng để kiểm soát sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thì yếu tố hàng đầu là phải xác định được cá nhân/tổ chức là chủ sở hữu thực sự của ngân hàng.
Cụ thể, khuôn khổ pháp lý cần thiết kế nhằm xác định được cá nhân/tổ chức nắm quyền chi phối, ảnh hưởng đến việc ra quyết định trong hoạt động của ngân hàng đó, tức là làm minh bạch thông tin của tất cả các cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng thương mại thay vì giảm tỷ lệ sở hữu.
Bên cạnh đó, kiểm soát tình trạng sở hữu chéo hiện nay đòi hỏi nhiều hơn năng lực thanh tra, giám sát và nhìn nhận các mối quan hệ chồng chéo trong việc sở hữu và cho vay, đặc biệt là giữa ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản của NHNN.
Xuất phát từ mong muốn giúp nhiều doanh nghiệp Việt phát triển thương hiệu, đưa sản phẩm Việt ra thị trường quốc tế, năm 2012, doanh nhân 8x Bùi Quang Cường quyết định thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp phát triển doanh nghiệp iViet.
“iViet có nhiều ý nghĩa. Trước hết, chúng tôi muốn truyền tải thông điệp “I am Vietnamese - Tôi là người Việt Nam”. Cùng với đó, chữ “i” còn hàm ý Internet, Intelligence – sự thông minh, Impact - tạo tác động, và xa hơn là Inspire – truyền cảm hứng cho những doanh nghiệp trẻ khác”, Giám đốc Bùi Quang Cường cắt nghĩa tên gọi của công ty.
Khởi nghiệp với hoài bão lớn, nhưng thực tế lại không như là mơ. “Ngày thành lập trên giấy phép kinh doanh là 15/2, công ty bắt đầu hoạt động ngày 25/2. Tháng 2 chỉ có 28 ngày, 3 ngày cuối tháng lại rơi vào cuối tuần, chưa xuất được hóa đơn nào, chúng tôi ngây ngô nghĩ rằng chẳng cần báo cáo thuế. Nào ngờ ngay tháng sau nhận luôn trát chậm nộp báo cáo thuế và phải nộp phạt”, ông Cường vừa cười vừa nhớ lại “cái tát đầu đời” với iViet.
Những ngày đầu, công ty chỉ có duy nhất 1 người, không có văn phòng, cũng chẳng có nhân viên, “căn cứ địa” thường xuyên của Giám đốc iViet là Thư viện Hà Nội.
“May mắn, qua người quen giới thiệu, tôi sớm có ngay hợp đồng với một số khách hàng khá lớn ngay trong năm 2012. Khách hàng đầu tiên là một công ty thời trang có tên tuổi ở thị trường trong nước. Khi ký hợp đồng, bên khách hàng phải qua rất nhiều cấp duyệt, từ nhân viên tới trưởng phòng rồi giám đốc, còn về phía iViet thì một mình tôi ký nháy nhiều bước luôn”, ông Cường kể tiếp.
Với kinh nghiệm tích lũy sau nhiều năm từng làm truyền thông cho một tập đoàn lớn trước khi tách ra lập công ty riêng, ông Cường cùng cộng tác viên đã hỗ trợ khách hàng triển khai suôn sẻ một số chiến dịch truyền thông tổng thể, từ việc tư vấn kênh truyền thông, lên bài ở báo nào, chạy quảng cáo trên những mạng xã hội nào… phù hợp với “túi tiền”. Dần dần, cái tên iViet được nhiều người biết tới.
Giống như đa phần doanh nghiệp khởi nghiệp khác, iViet cũng nhiều lần vấp váp, đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Có thời điểm đang “lên như diều gặp gió”, vào giai đoạn tăng trưởng nóng, bỗng dưng cả loạt khách hàng rời bỏ vì không hài lòng, cộng thêm khủng hoảng nhân sự khi nhiều nhân viên rời đi, iViet quay gần về vạch xuất phát. Giám đốc Bùi Quang Cường từng trăn trở hay là quay lại mô hình công ty 1 người như cũ cho nhẹ đầu.
Nhưng rồi, những người còn bám trụ đã cùng nhau ngồi lại tìm hiểu nguyên nhân cũng như kiếm giải pháp tháo gỡ. Mọi chuyện lại ổn dần.
Sau chặng đường phát triển hơn một thập kỷ, giờ đây iViet cung cấp khá nhiều dịch vụ từ truyền thông – báo chí, tư vấn thương hiệu, đào tạo marketing và thương mại điện tử… nhằm giúp doanh nghiệp Việt có thể bán sản phẩm ra thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Đội ngũ chuyên gia của iViet gồm cả người Việt và người nước ngoài.
iViet hiện có hơn 500 khách hàng, gồm cả một số bộ, ngành và doanh nghiệp lớn… Riêng về mảng đào tạo, đã có hơn 20.000 học viên từng tham gia các chương trình đào tạo do iViet triển khai tại khoảng 40 tỉnh/thành phố trên cả nước.
Đáng chú ý, với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm “thực chiến”, iViet còn là thành viên tích cực của nhiều dự án quốc tế triển khai tại Việt Nam. Chẳng hạn, Dự án ISEE COVID của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc hỗ trợ các doanh nghiệp tạo tác động xã hội kinh doanh trên thương mại điện tử; Dự án “IIRV - Việt Nam sẵn sàng cho đầu tư tác động” do Canada tài trợ giúp các doanh nghiệp tạo tác động xã hội để gọi vốn từ nước ngoài…
Ứng dụng công nghệ, doanh nghiệp nhỏ/siêu nhỏ cũng có thể xuất khẩu
Nhiều năm đồng hành với doanh nghiệp Việt, Giám đốc iViet cảm nhận rất rõ sự thay đổi trong môi trường kinh doanh: Trước kia, xuất khẩu chỉ là câu chuyện của doanh nghiệp rất lớn, nhưng bây giờ, kể cả doanh nghiệp nhỏ, thậm chí siêu nhỏ cũng xuất khẩu được hàng qua các nền tảng số như Alibaba, Amazon...
Một trong những nội dung tư vấn trọng tâm của iViet đối với các doanh nghiệp Việt là ứng dụng công nghệ số để lan tỏa thương hiệu và sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh. Nội dung công nghệ nhiều khi chiếm tới 60 – 70% tổng lượng nội dung tư vấn.
“Có một thương hiệu thời trang dành cho giới trẻ lúc đầu chỉ tập trung kinh doanh trong nước, sau khi nghe iViet tư vấn, dành thời gian nghiên cứu thị trường, thay đổi mẫu mã, sản phẩm cho phù hợp hơn với thị hiếu của thị trường ngoại, thì đã có những lô hàng xuất khẩu”, ông Cường dẫn chứng.
Từng nhận sự hỗ trợ của iViet thông qua dự án ISEE COVID, tổ nghề sản xuất chè hữu cơ của chị Phương (Thái Nguyên) đã tăng 300% doanh thu sau 2 tháng đưa sản phẩm lên 2 nền tảng TikTok Shop và Facebook thay vì bán hàng theo hình thức truyền thống trước đó.
Đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất thương mại Liên Minh Xanh cũng cho hay: “Sau khi được iViet tư vấn, đào tạo, chúng tôi cải thiện rất nhiều từ hình ảnh bao bì sản phẩm gắn liền với câu chuyện doanh nghiệp, thương hiệu của chúng tôi được hiển thị nhiều hơn trên các nền tảng Facebook, Google Map, TikTok, vì thế đã tăng 80% doanh thu so với các tháng trước đó”.
Bà Vương Thị Thương, chủ cơ sở sản xuất Hồng Treo Gió Toàn Thương (Lạng Sơn) chia sẻ: “Khi được tham gia chương trình hỗ trợ tư vấn, đào tạo, chúng tôi như một cánh diều sắp sửa rơi xuống đất thì được iViet nâng lên”. Thời gian tới, cơ sở sản xuất này sẽ áp dụng những kiến thức được học vào tất cả sản phẩm của mình và trau dồi nhiều hơn để thiết kế bao bì sản phẩm bắt mắt hơn, thuần thục cách quay dựng video, chụp ảnh, ứng dụng Chat GPT, xây dựng kênh bán hàng và các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiktok.
“Có một thực tế là các nền tảng số hỗ trợ doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ra nước ngoài vẫn chủ yếu là nền tảng ngoại. Dù rất muốn tư vấn cho doanh nghiệp Việt sử dụng giải pháp công nghệ Việt nhưng khi đa phần khách hàng của doanh nghiệp thường xuyên hoạt động trên Facebook, Tik Tok, Amazon, Alibaba.. thì chúng tôi vẫn phải tư vấn họ đưa hàng Việt lên những nền tảng đấy để có thể bán được hàng nhiều hơn”, ông Cường lưu ý.
Gần đây, Chính phủ khuyến khích phát triển các nền tảng “Make in Vietnam”, một số doanh nghiệp trong nước đã tự tin hơn trong việc mở các sàn thương mại điện tử hỗ trợ hàng Việt xuất khẩu.
Song Giám đốc iViet thẳng thắn nhìn nhận, tỷ trọng đóng góp vào hoạt động hỗ trợ xuất khẩu hàng Việt của các nền tảng “Make in Vietnam” vẫn chưa lớn. Bên cạnh việc còn thua kém công nghệ so với các “ông lớn” quốc tế thì các nền tảng số Việt còn “lép vế” hơn trên “cuộc đua” đầu tư tài chính. Thực tế, phải sau 20 năm Amazon mới báo cáo lãi, Alibaba thì mất khoảng 15 năm. Liệu doanh nghiệp vận hành nền tảng số Việt có trụ được đến thời điểm có lãi không vẫn là câu chuyện dài.
Giám đốc iViet cũng chỉ rõ một số điểm hạn chế của doanh nghiệp Việt khi ứng dụng công nghệ đưa hàng ra thị trường quốc tế. Nhiều doanh nghiệp nhỏ nghĩ công nghệ là cái gì đó rất “hoành tráng”, tốn kém, nên sợ công nghệ, không dám dùng. Không ít doanh nghiệp lớn hơn thì mạnh dạn đầu tư công nghệ nhưng vấp sai lầm khi cho rằng chỉ cần bỏ tiền mua phần mềm là có thể thành công, trong khi yếu tố quyết định hiệu quả của hoạt động ứng dụng công nghệ lại nằm ở đội ngũ nhân sự triển khai ứng dụng công nghệ. Có doanh nghiệp đầu tư công nghệ theo kiểu mua cái áo quá rộng, rồi cảm thấy lãng phí không cần thiết. Lại có doanh nghiệp tiết kiệm chi tiêu, mua dần từng phần mềm riêng lẻ, sau không tích hợp được với nhau. “Mặc áo” quá rộng hay quá chật đều không tốt.
Những lỗi cơ bản của doanh nghiệp Việt khi bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới gồm: Không quan tâm đúng mức tới chuyện đăng ký bảo hộ thương hiệu; Không có nhân sự chuyên trách, triển khai các hoạt động traffic nội sàn/ngoại sàn sau khi đóng phí hoạt động trên sàn... Đặc biệt, doanh nghiệp Việt đang thiếu những câu chuyện hấp dẫn về sản phẩm để tăng tính lan tỏa khi quảng bá, truyền thông.
Trong bối cảnh thị trường giải pháp truyền thông doanh nghiệp cạnh tranh ngày càng khốc liệt, ưu điểm nổi bật của iViet là khả năng phối hợp nhiều công cụ để tìm ra những “lời giải” hay cho “bài toán” chinh phục thị trường quốc tế.
Giả sử doanh nghiệp muốn đưa hàng Việt sang một thị trường ở châu Mỹ, đội ngũ chuyên gia iViet nhanh chóng sử dụng kết hợp nhiều công cụ phân tích của Google, Facebook, Alibaba, Amazon, We Are Social, các công cụ AI như ChatGPT, Bing Chat, Google Bard… cùng các bản báo cáo thị trường để tìm hiểu xu hướng tiêu dùng và những số liệu cập nhật của thị trường đó để tư vấn cho doanh nghiệp một cách hiệu quả.
“Rất nhiều người biết về các công cụ online có sẵn nhưng hiệu quả sử dụng đến đâu thì còn tùy vào kỹ năng sử dụng công cụ của mỗi người. iViet tự tin về đội ngũ chuyên gia có kỹ năng sử dụng nhuần nhuyễn nhiều công cụ cùng lúc”, ông Cường nhấn mạnh, đồng thời tiết lộ thêm: “Hoạt động tư vấn cho doanh nghiệp Việt ra nước ngoài sẽ tiếp tục được iViet tập trung triển khai trong thời gian tới. Chúng tôi đang viết một cuốn sách chia sẻ về kinh nghiệm xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt. Hy vọng vài tháng nữa, cuốn sách sẽ hoàn thành”.
Ngồi trong nước giúp doanh nghiệp ngoại bán hàng “ở bển”
Tình cờ nghe một người bạn bên Mỹ kể rằng đang có chuỗi spa, muốn làm logo, website, fanpage…, và đã có một đại lý truyền thông quảng cáo bên Mỹ báo giá tới 20.000 USD, Giám đốc Bùi Quang Cường nhận thấy, việc này iViet vẫn đang làm hàng ngày, có thể ngồi ngay tại Việt Nam mà vẫn có thể làm được cho người quen đó với mức giá thấp hơn.
Bản thân iViet cũng đang hỗ trợ người quen ở Canada chạy quảng cáo trên các kênh online để bán hàng ăn, thu hút được rất nhiều khách.
Vì thế, ông Cường quyết định theo đuổi mô hình kinh doanh: “Người Việt Nam ngồi tại Việt Nam sử dụng công cụ online giúp doanh nghiệp ở nước ngoài phát triển sản phẩm và hoạt động kinh doanh của họ trên thị trường quốc tế”.
Mô hình này thực ra cũng không hẳn là hoàn toàn mới. Đã từng có Việt kiều Mỹ giúp các tiệm nail và spa ở Mỹ, Canada tiếp cận khách hàng Mỹ, Canada. Nhiều người trẻ ở Việt Nam cũng từng ngồi tại Việt Nam nhập hàng từ quốc gia này bán sang quốc gia khác.
“Với sự thông minh của người Việt Nam, tôi tin rằng hướng đi mới hoàn toàn khả thi’, ông Cường nhận định.
Về dự tính đường dài, Giám đốc iViet bày tỏ mong muốn “sẽ sớm có chi nhánh tại nước ngoài để hỗ trợ khách hàng ngoại. Mỹ, Canada sẽ là những thị trường rất tiềm năng. Tương tự như hoạt động xuất khẩu phần mềm, lúc đầu chỉ cần 1 nhân viên phụ trách kết nối, trao đổi thông tin với khách hàng ở quốc gia khác, sau khi tệp khách hàng ngoại ở quốc gia đó phát triển lên quy mô lớn thì mở chi nhánh để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng”.
“Kim chỉ nam” của Giám đốc Bùi Quang Cường và đội ngũ iViet từ ngày đầu tới giờ luôn là: “Không sợ những việc mình chưa biết làm. Quan trọng là mình dám làm, tự tin mình sẽ làm được. Khi có động lực đủ lớn sẽ tìm đủ mọi cách để làm”.
Trong kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định bị can Đặng Phương Hoài Tâm (Trưởng Văn phòng HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) được bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cực kỳ tin tưởng.
Theo lời khai của Tâm, từ khoảng năm 2013, 2014, Tâm được phân về nhóm quản lý, theo dõi các tài sản của tập đoàn, trong đó có cả những tài sản riêng lẻ của bà Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Đến năm 2017, Tâm được giao phần việc theo dõi dư nợ tại Ngân hàng SCB liên quan đến các tài sản trên; đồng thời cũng một nhân sự khác theo dõi, cập nhật danh sách tài sản riêng lẻ và thêm phần thông tin dư nợ như: Tên công ty vay, số tiền vay, ngày giải ngân, tài sản đảm bảo, dư nợ, hạn vay, tên chi nhánh vay…
Đầu năm 2020, Tâm được bổ nhiệm Phó Văn phòng HĐQT phụ trách toàn bộ công việc của văn phòng.
Theo kết luận điều tra, Tâm xác nhận bản thân đã từng quản lý thông tin, dư nợ liên quan tại SCB đối với 98 tài sản loại Nhà ở, đất ở tại TPHCM và 28 tài sản loại Đất nông nghiệp ở quận 9 (TP Thủ Đức), TPHCM.
"Tâm biết những tài sản này được thế chấp cho các khoản vay SCB", kết luận điều tra nêu.
Trong khi đó, lời khai của bà Trương Mỹ Lan thể hiện, nữ chủ tịch này giao Hoài Tâm theo dõi các bất động sản riêng lẻ, để biết tài sản nào đã đưa vào vay ngân hàng, tài sản nào chưa đưa vào vay; quản lý theo dõi danh sách các công ty/cá nhân đứng tên tài sản, đứng tên khoản vay.
Bà Lan cũng giao Tâm phụ trách các nhân viên để thực hiện các thủ tục pháp lý, nhằm thành lập các công ty cung cấp cho bị can Nguyễn Phương Anh (cựu Phó Tổng giám đốc Công ty Penninsula) khi cần để làm hồ sơ vay vốn SCB.
Năm 2022, Tâm được bà Lan tin tưởng cho xem danh sách tài sản của nữ chủ tịch đang thế chấp tại SCB và yêu cầu Tâm kiểm tra lại thông tin đối với từng tài sản, để xem có nhầm lẫn, có tài sản nào không được trả lại khi đã tất toán khoản vay hay không.
Theo kết luận điều tra, bị can Tâm đã quản lý, sử dụng 126 tài sản, theo dõi dư nợ của các tài sản này, phối hợp cùng các nhân sự khác hợp thức hàng trăm hồ sơ vay vốn cho nhóm Vạn Thịnh Phát.
Bộ Công an cáo buộc hành vi của Tâm liên quan trực tiếp hành vi phạm tội của bà Trương Mỹ Lan, phải liên đới chịu trách nhiệm đối với số tiền 171.000 tỷ đồng mà bà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt của SCB và số tiền thiệt hại hơn 57.000 tỷ đồng.
Trong vụ án, Đặng Phương Hoài Tâm bị Cơ quan Cảnh sát điều tra đề nghị truy tố tội Tham ô tài sản.
Thống kê giao dịch trên sàn HOSE tuần qua, chỉ số VN-Index có 1 phiên giảm điểm duy nhất ngày 23/11 và 4 phiên tăng. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 5,58 điểm (-0,51%), xuống mức 1.095,61 điểm.
Thanh khoản vẫn đang duy trì ở mức cao, trên trung bình trong 3 tuần liên tiếp, cho thấy dòng tiền ngắn hạn vẫn đang duy trì tốt trong thị trường. Trong đó, thanh khoản trên HOSE đạt 91.184 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,2% về giá trị so với tuần trước, đồng thời khối lượng giao dịch tăng 16%.
Diễn biến sàn HOSE trong tuần qua từ 20-24/11:
Ngày
VN-INDEX
Thay đổi
Khối lượng GD
Giá trị GD
24/11
1095,61
+7,12(+0,65%)
958.343.250
19.243
23/11
1088,49
-25,33(-2,27%)
1.028.270.888
20.638
22/11
1113,82
+3,36(+0,30%)
946.276.924
20.242
21/11
1110,46
+6,80(+0,62%)
712.613.814
14.882
20/11
1103,66
+2,47(+0,22%)
841.468.794
16.973
Tương tự, trên sàn HNX cũng có 1 phiên giảm và 4 phiên tăng, tổng cộng cả tuần chỉ số HNX-Index giảm 0,9 điểm (-0,05%), xuống mức 226,54 điểm. Thanh khoản HNX giảm nhẹ 1,4% xuống 11.168 tỷ đồng được giao dịch.
Diễn biến sàn HNX trong tuần qua từ 20-24/11:
Ngày
HNX-INDEX
Thay đổi
Khối lượng GD
Giá trị GD
24/11
226,10
+1,56(+0,69%)
123.687.900
2.271
23/11
224,54
-5,95(-2,58%)
133.962.700
2.777
22/11
230,49
+0,69(+0,30%)
104.344.043
2.040
21/11
229,80
+2,02(+0,89%)
98.613.000
2.077
20/11
227,77
+1,23(+0,54%)
102.175.793
1.994
Thị trường vẫn đang trong quá trình kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ 1.100 điểm và dù kết thúc tuần nằm dưới vùng giá này nhưng vận động tích cực trong phiên cuối tuần ngày 24/11 sẽ đem lại kỳ vọng chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục phục hồi.
Nhìn lại dự báo của các công ty chứng khoán tuần qua từ 20-24/11:
CTCK Vietcombank – VCBS tuần này không đưa ra mức dự báo về chỉ số chung, nhưng đã giữ quan điểm thận trọng xuyên suốt tuần qua với lưu ý nhà đầu tư giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức hợp lý và bám sát thị trường ở những ngưỡng hỗ trợ 1.080-1.090 điểm, xa hơn là 1.040 điểm.
Đặc biệt, VCBS còn đưa ra khuyến nghị nhà đầu tư duy trì chiến lược giao dịch ngắn hạn với các cổ phiếu khả dụng trong danh mục và nên kiên nhẫn chờ đợi thị trường ổn định trước khi có những quyết định nâng tỷ trọng cổ phiếu.
Trong khi đó, CTCK AIS đã đưa ra 2 nhận định khá đúng và 3 nhận định sai.
Cụ thể, AIS đã nhận định đúng trong 2 phiên tăng nhẹ ngày 21-22/11, trong đó công ty chứng khoán này còn có quan điểm khá chuẩn xác ở phiên 22/11 với quan điểm rằng VN-Index có thể rung lắc và tích lũy quanh vùng 1.100-1.115 điểm.
Tuy nhiên, công ty chứng khoán này đã mất điểm ở 3 phiên còn lại. Trong đó, phiên tăng nhẹ ngày đầu tuần 20/11 đã được dự báo rằng VN-Index có thể sẽ giảm xuống mức hỗ trợ 1.087 điểm. Tương tự, AIS cũng dự báo thị trường điều chỉnh về vùng 1.080 điểm trong ngày cuối tuần 24/11, nhưng thực thế chỉ số VN-Index đã có màn “quay xe” đầy ấn tượng và đóng cửa tăng vọt lên mốc 1.095 điểm.
Ngược lại, cũng như phần lớn các công ty chứng khoán khác, AIS đã “trở tay không kịp” ở phiên lao dốc bất ngờ ngày 23/11 đã thổi bay hơn 25 điểm – khi dự báo VN-Index có thể tiếp tục hướng lên vùng kháng cự 1.120 điểm.
Tương tự, CTCK Kiến Thiết Việt Nam - CSI cũng ghi điểm bởi nhận định đúng về xu hướng tăng trong 2 phiên giao dịch ngày 21-22/11 và đã đưa ra 3 nhận định trái ngược với diễn biến tăng của chỉ số VN-Index (trong phiên 20/11 và 24/11)/ giảm (trong phiên 23/11).
Tuy nhiên, CSI đã có đánh giá khá sát với thị trường rằng, dòng tiền bắt đáy vẫn thường trực mỗi khi VN-Index nhúng sâu, nên xu hướng hồi phục vẫn chiếm thế chủ động hơn,
Đáng chú ý, CTCK KB Việt Nam – KBSV đã có tuần dự báo khá tiêu cực dành cho thị trường bất chấp thị trường có những nhịp hồi hay pha “ngã nhào” rồi nhanh chóng “đứng dậy” của VN-Index. Cụ thể, KBSV duy trì quan điểm xuyên suốt cả tuần rằng xu hướng giảm điểm vẫn đóng vai trò chủ đạo và vùng hỗ trợ dành cho chỉ số VN-Index là quanh 1.065 (+/-10) điểm, sâu hơn là 1.000 (+/-15) điểm.
Ông Phạm Viết Dũng (quận 12, TP HCM) mua chiếc Ford Everest không được bao lâu thì xe bị mất garanti dẫn đến bị tắt máy khi xuống ga. Đưa xe đến đại lý của hãng để kiểm tra, ông Dũng bị đổ thừa là "sử dụng chưa quen dòng xe này" và từ chối khắc phục lỗi.
Nhiều quy định làm khó
Dùng dằng cả năm trời, cho đến khi hết hạn bảo hành, đại lý chính hãng mới kiểm tra bộ ly hợp của xe và phát hiện có vấn đề rồi yêu cầu ông Dũng thay mới với chi phí 14 triệu đồng. "Chỉ đến khi thay mới bộ ly hợp thì xe mới hoạt động tốt, không còn tình trạng tắt máy khi xuống ga như trước đó. Nhưng tại sao đại lý không xử lý sớm mà lại kéo dài thời gian như vậy?" - ông Dũng bức xúc.
Ông Nguyễn Văn Hùng (quận Tân Bình, TP HCM) mua chiếc Santa Fe được một thời gian ngắn cũng bị trục trặc động cơ, máy phát ra tiếng kêu lạ. Ông Hùng mang xe đến đại lý chính hãng để kiểm tra và được yêu cầu tháo máy ra nhưng ông không đồng ý. Do còn trong thời hạn bảo hành, ông Hùng yêu cầu đại lý cũng như hãng xe phải thay động cơ mới song không được đáp ứng mà chỉ chấp nhận sửa chữa đúng phần linh kiện hư hỏng.
Sở hữu chiếc Veloz bị phát tiếng kêu lạ, chị Thủy (quận 8, TP HCM) cũng bị đại lý từ chối bảo hành dù còn trong thời hạn vì lý do "linh kiện này không nằm trong danh sách bảo hành của hãng". Nếu muốn khắc phục, chủ xe phải đồng ý thay linh kiện mới và phải chịu toàn bộ chi phí.
Liên quan việc đại lý chính hãng từ chối bảo hành ô tô dù chưa hết hạn bảo hành, nhiều đại lý giải thích phần lớn trường hợp bị từ chối đều hỏng hóc ở phần gầm xe. Khi gầm xe bị va quệt sẽ tác động và gây hư hỏng đối với các chi tiết phía dưới như thước lái, mô tơ điện, trục láp... Ngoài ra, có chủ xe gắn thêm phụ kiện liên quan hệ thống điện, có dấu hiệu sửa chữa ở garage bên ngoài không phải là đại lý chính hãng. "Những trường hợp vi phạm quy định bảo hành của từng hãng đều sẽ bị từ chối bảo hành. Nhiều chủ xe không đọc kỹ quy định nên không nắm được, dẫn đến có thắc mắc hoặc bức xúc" - đại diện một đại lý chính hãng cho biết.
Nhiều chủ ô tô bị đại lý chính hãng từ chối bảo hành mà không biết các điều kiện bảo hành này đã được hãng xe thông báo từ khi ký hợp đồng mua xe
Chủ xe cần chú ý gì?
Theo tìm hiểu của phóng viên, hầu hết hãng xe bắt buộc khách hàng sử dụng nhiên liệu, dầu bôi trơn đúng quy định của nhà sản xuất, không được gắn thêm bất kỳ linh kiện, phụ kiện nào vào xe và phải bảo dưỡng đúng định kỳ. Ngoài ra, khi xe xảy ra sự cố, chủ phương tiện phải mang xe đến đúng đại lý chính hãng để sửa chữa, không được tùy tiện sửa ở bên ngoài. Nếu không tuân thủ những quy định này, chủ xe sẽ bị từ chối bảo hành.
Bên cạnh đó, hãng ô tô còn đưa ra hàng loạt điều kiện ràng buộc chủ xe để được bảo hành. Chẳng hạn, không được bảo hành nếu sử dụng xe sai mục đích; cẩu thả, thiếu chăm sóc và cất giữ xe không đúng hướng dẫn của nhà sản xuất; sử dụng phụ tùng không chính hãng; bề mặt sơn, bề mặt mạ, bọc đệm hoặc các phụ tùng như lõi lọc, má phanh, bugi, lá côn, cầu chì... hao mòn theo thời gian sử dụng.
Đáng chú ý, không ít hãng xe có chế độ bảo hành đối với thị trường Việt Nam khắt khe hơn với các nước khác. Chẳng hạn, có hãng xe chấp nhận bảo hành màu sơn trên thân vỏ, các chi tiết bị gỉ sét, thậm chí bảo hành động cơ, hộp số... lên đến 10 năm. Bên cạnh đó, gầm xe cũng được nhiều hãng bảo hành trong 2 năm. Trong khi đó, cũng hãng xe này từ chối bảo hành ở Việt Nam bởi muốn đẩy phần khó cho khách hàng và thu lợi nhiều hơn.
Chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng lưu ý chủ xe nếu muốn độ, chế các linh kiện thì phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, an toàn thì mới được hãng chấp nhận bảo hành. Một số trường hợp độ cho động cơ mạnh hơn, hệ thống nhúng cứng hơn cũng sẽ được nhà sản xuất chấp nhận bảo hành với điều kiện chủ xe cung cấp bản vẽ để đại lý, hãng xe xác nhận. Ngoài ra, một số hãng xe có quy định sẵn về việc không nhận bảo hành trong trường hợp động cơ bị hư hỏng ở những bộ phận quan trọng như pít tông, tay dên... mà buộc chủ xe phải thanh toán chi phí sửa chữa, thay linh kiện.
Tăng số năm bảo hành nhưng giữ nguyên số km
Trước đây, các hãng xe trong nước thường bảo hành cho thời gian 1 năm sử dụng hoặc 100.000 km, tùy điều kiện nào đến trước. Tuy nhiên, gần đây do cạnh tranh nên các hãng tăng số năm bảo hành lên 2-3 năm, thậm chí 5 năm, song số km sử dụng lại được giữ nguyên hoặc tăng nhẹ đến 150.000 km. Đơn cử, các hãng xe lớn như Toyota, Honda, Ford... tăng thời gian bảo hành lên 3 năm nhưng giữ nguyên 100.000 km. Với việc tăng thời hạn bảo hành nhưng giữ nguyên số km bảo hành, người sử dụng xe thực chất vẫn không được tăng quyền lợi bảo hành.
Phát triển kinh tế biển ở Cần Giờ phải chuẩn bị dài hạn, ưu tiên khu dự trữ sinh quyển, do đó lúc này TP HCM nên chuyển nguồn lực về phía tây bắc, theo KTS Ngô Viết Nam Sơn.
Đề xuất được KTS Ngô Viết Nam Sơn nêu tại hội nghị lấy ý kiến chuyên gia về điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, ngày 25/11.
"Tôi hơi lo khi dự thảo quy hoạch đang chọn hướng phát triển theo phía đông và nam", ông Sơn nói. Chuyên gia này đồng tình hướng chủ đạo phát triển về phía đông vì có TP Thủ Đức, song phía nam "chúng ta chưa có gì, mỗi khu Nam Sài Gòn".
Theo ông Sơn, định hướng phát triển kinh tế biển cần có sự chuẩn bị dài hạn, trong khi ngay lúc này nhà ở của người dân, đặc biệt nhà giá rẻ cho lao động thành phố rất thiếu. Theo quy hoạch, dân số TP HCM sẽ tăng lên gấp đôi hơn 20 triệu người khiến nhu cầu nhà ở càng lớn.
Ông Sơn cho rằng nhà giá rẻ buộc phải xây cao tầng cần quy hoạch ở vùng đất cao, có nền chắc. Trong bối cảnh nước biển dâng, biến đổi khí hậu thì phía Tây Bắc thành phố gồm Hóc Môn, Củ Chi là phù hợp. Do đó thành phố cần ưu tiên đầu tư. Khi phát triển theo hướng này, trong tương lai, TP HCM sẽ không tốn kém chi phí để giải quyết các vấn đề như ngập úng.
Trong khi đó với vùng đô thị Cần Giờ, ông Sơn cho rằng phải định hướng khá dài, có thể lên đến 30-40 năm. Trước mắt cần nhập chung Cần Giờ vào vùng đô thị phía nam thành phố, đến khi xứng tầm sẽ tách ra. Như vậy, định hướng quy hoạch không gian vùng của thành phố sẽ còn các khu vực trung tâm, các thành phố phía đông, tây, nam, bắc.
Theo chuyên gia, hiện Cần Giờ vẫn phải ưu tiên là khu dự trữ sinh quyển, mọi sự phát triển ở đây phải đặt vấn đề bảo vệ môi trường lên hàng đầu. Thành phố có thể xem đây là khoản để dành cho tương lai. "Vài chục năm nữa, khi công nghệ phát triển chúng ta hoàn toàn có thể xử lý các vấn đề kinh tế mà không làm ảnh hưởng đến tự nhiên", ông Sơn nói.
Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cũng đặt vấn đề quy hoạch phát triển khu vực Cần Giờ khi hiện tại nơi đây được xác định là khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Tuy nhiên, tầm nhìn của thành phố là hướng biển, Cần Giờ sẽ là cửa ngõ của thành phố ra thế giới qua hướng này.
"Làm sao để hài hòa trong bối cảnh ở Cần Giờ có các dự án lớn như cảng trung chuyển, có hay không đây là khu thương mại tự do thế hệ mới", ông Mãi nói.
Trước đó trong dự thảo quy hoạch chung TP HCM do đơn vị tư vấn trình bày, thành phố được tổ chức 5 vùng đô thị.
Thứ nhất là vùng đô thị trung tâm hiện hữu với 5-6 triệu dân. Đây là khu hành chính, đối ngoại, thương mại, dịch vụ, kinh tế tri thức, đô thị sáng tạo...
Vùng này gồm vùng Sài Gòn, vùng Chợ Lớn, khu vực Bình Thạnh, khu sân bay, Bình Quới - Thanh Đa, đông nam quận 12, phía đông quận Gò Vấp, phía tây quận Gò Vấp, phía tây nam quận 12, vùng phía tây khu đô thị trung tâm.
Thứ hai là TP Thủ Đức với 3 triệu người, trọng tâm là đô thị sáng tạo, giáo dục, đào tạo, công nghiệp công nghệ cao, trung tâm tài chính, y tế, du lịch sinh thái...
Thứ ba là thành phố phía bắc với 4-5 triệu người. Đây là đô thị dịch vụ giải trí, văn hóa, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ sinh thái môi trường và nông nghiệp, sản xuất công nghiệp dẫn dắt, hỗ trợ và đào tạo công nghệ phục vụ nông nghiệp...
Khu vực này gồm phía tây nam huyện Hóc Môn, quốc lộ 1A, 22, đường Lê Văn Khương thuộc quận 12, huyện Hóc Môn, trung tâm Hóc Môn, phía tây Hóc Môn, trung tâm phát triển mới quận 12 - huyện Hóc Môn, phía tây đường vành đai 3 (huyện Hóc Môn), khu đô thị hiện hữu Củ Chi, tây nam - đông nam Củ Chi, khu sinh thái Củ Chi, công viên sinh thái lâm nghiệp, công nghiệp Củ Chi, khu đô thị tây bắc Củ Chi, đông bắc Củ Chi.
Thứ 4 là thành phố phía tây với 2-3 triệu người. Đây là đô thị công nghiệp, dịch vụ thương mại, công nghệ và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trung tâm y sinh hóa dược, giáo dục đào tạo...
Vùng này gồm khu vực Tân Nhựt - Lê Minh Xuân, khu vực nằm giữa quốc lộ 1 và đường Tân Tạo Chợ Đệm, khu Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc, Bình Lợi - Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Tân Túc, phía nam đường vành đai 3.
Thứ 5 là thành phố phía nam với 3-4 triệu người. Đây là đô thị công nghệ cao, sinh thái nước, kinh tế tri thức, văn hóa nghệ thuật, triển lãm, hội chợ, giải trí, du lịch sinh thái, công nghiệp, logistics, trung tâm kinh tế biển...
Vùng này gồm khu vực phía nam kênh Đôi, phía đông sông Cần Giuộc đến rạch Ông Lớn, quận 7, phía tây đường Nguyễn Hữu Thọ, phía đông đường Nguyễn Hữu Thọ, khu Long Thới, Hiệp Phước, Bình Khánh, khu đô thị gắn với cảng Bình Khánh, khu sinh thái nông nghiệp - du lịch, khu đô thị Cần Thạnh, khu đô thị lấn biển Cần Giờ.
Gạo Việt đã vượt qua gạo Thái, đang có giá bán cao nhất. Xuất khẩu gạo không chỉ tăng trưởng về lượng mà còn tăng giá trị, giá bán.
Quyền thương lượng đã chuyển từ người mua gạo sang người bán khi ta đang nắm giữ nguồn cung khan hiếm. Hạt gạo Việt đang tạo ra bước chuyển mới từ lượng sang chất, từ nền sản xuất lúa gạo sang kinh tế lúa gạo.
Nhưng kỳ tích lúa gạo đã qua và vinh quang trong hiện tại không phải là một đảm bảo chắc chắn cho thành công mới trong tương lai. Xuất khẩu gạo giá cao, nhưng doanh nghiệp kinh doanh lương thực cũng đứng trước nhiều thách thức. Trúng mùa, được giá, nhưng người trồng lúa vẫn chưa giàu.
Những bất cập trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo từ đầu vào, tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ có được tháo gỡ nhưng vẫn còn nhiều điểm nghẽn đã được nhận diện, phân tích qua nhiều nghiên cứu từ thực tiễn.
Nhiều câu hỏi vẫn đang đặt ra: Hệ điều hành nào cho ngành hàng lúa gạo? Lời giải nào cho bài toán chi phí - lợi ích để người trồng lúa thực sự có lãi cao và làm giàu?
Cần sự tiếp cận đa ngành, sự phối hợp liên ngành, trong đó phải tăng cường liên kết thực chất với định hướng vùng nguyên liệu 1 triệu ha lúa chất lượng cao để có quy mô sản xuất lớn hơn, tổ chức sản xuất và đòi hỏi nông dân phải có trình độ chuyên môn, chuyên nghiệp đang mở ra phía trước cần tiếp tục triển khai thực hiện và hoàn thiện.
Trong điều kiện hiện nay và chắc chắn sẽ còn lâu hơn nữa, an ninh lương thực không chỉ là vấn đề của mỗi quốc gia mà mang tính toàn cầu.
Vấn đề này cần được tiếp cận và giải quyết hài hòa trên ba phương diện, không chỉ là nhu cầu dinh dưỡng, không để xảy ra thiếu đói, mà còn phải hài hòa lợi ích kinh tế, sinh kế của người dân và hài hòa xã hội, tránh tạo ra sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận lương thực của người dân, lợi ích chính đáng của người trồng lúa.
Trong khi phấn khởi trước tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, cũng không quên định hướng lâu dài, yêu cầu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ĐBSCL theo nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ là từ "lúa gạo, trái cây, thủy sản" sang "thủy sản, trái cây, lúa gạo" đã được định rõ.
Tư duy đó không hạ thấp vai trò lúa gạo mà đòi hỏi nâng cao giá trị, chuyển đổi từ trọng cung sang trọng cầu, từ sản xuất sang kinh tế nông nghiệp là chủ đạo. Cần kiên trì với cuộc chuyển đổi từ "chén cơm đầy đến chén cơm ngon".
Trồng lúa chỉ nên xem là một lĩnh vực trong bức tranh tổng thể của ngành nông nghiệp và chiến lược phát triển nông thôn, dịch vụ phi nông nghiệp.
Chúng ta cần là nền sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ tốt hơn và quản lý phù hợp, kết hợp chế biến sâu, phát triển các ngành công nghiệp sau gạo, thương hiệu hóa sản phẩm... chắc chắn ngành hàng lúa gạo có giá trị gia tăng gấp nhiều lần.
Nông dân đang cần tập hợp lại cùng với các doanh nghiệp đủ mạnh phát triển sản xuất theo các chuỗi giá trị được quản lý từ đầu vào đến đầu ra. Vị thế của một cường quốc số 1 thế giới về xuất khẩu không phải không cần, nhưng quan trọng hơn là những giá trị mà nó mang lại.
Không có bán tháo trong phiên sáng nay (24/11) dù thị trường diễn biến xấu trong ít phút cuối phiên chiều qua. VN-Index giằng co và gần như đi ngang, trước khi có cú "nhúng" khá sâu, về sát vùng 1.073 điểm trước khi bất ngờ bật tăng trong 30 phút cuối phiên.
Theo đó, VN-Index đóng cửa tăng 7,12 điểm tương ứng 0,65% lên 1.095,61 điểm; HNX-Index tăng 1,56 điểm tương ứng 0,7% và UPCoM-Index tăng 0,04 điểm tương ứng 0,05%.
Thanh khoản toàn sàn HoSE đạt 958 triệu cổ phiếu tương ứng 19.243 tỷ đồng và trên HNX đạt 122 triệu cổ phiếu tương ứng 12.241 tỷ đồng.
Chỉ số trên thị trường phục hồi nhưng chủ yếu nhờ lực kéo của nhóm vốn hóa lớn trong khi sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế. Có tới 671 mã vẫn trong tình trạng giảm giá (45 mã giảm sàn) trong khi phía tăng có 316 mã, 46 mã tăng trần.
Nhìn chung, áp lực bán vẫn hiện hữu tuy nhiên không quá mạnh. Nhà đầu tư không còn bán bằng mọi giá, số lượng mã giảm sàn chủ yếu tập trung ở sàn UPCoM (31 mã).
Rổ VN30 ghi nhận có 17 mã tăng giá và có 9 mã giảm, mức giảm không quá mạnh. Giảm đáng kể nhất trong VN30 có MSN giảm 2,4% và TCB giảm 1,2%; các mã còn lại giảm nhẹ. Ngược lại, thị trường chứng kiến một số mã có mức tăng rất tích cực như SAB tăng 4,3%; SSI tăng 3,6%; MWG tăng 3,4%; HPG tăng 2,1%.
HAG tiếp tục diễn biến tích cực cả về giá lẫn thanh khoản. Mặc dù vuột mức giá trần nhưng đóng phiên, HAG vẫn tăng tới 6,1% lên 10.400 đồng, khớp lệnh 34,3 triệu cổ phiếu. Cổ phiếu HAG đang có chuỗi tăng điểm khá ấn tượng với giao dịch sôi động qua từng phiên.
Trước đó, phiên 23/11, mã này khớp lệnh lên tới 52,9 triệu đơn vị. Tính trong vòng 1 tuần qua, HAG tăng hơn 14% và tăng 29,5% kể từ đầu tháng 11.
Mới đây, Tập đoàn của ông Đoàn Nguyên Đức - Hoàng Anh Gia Lai - đã công bố danh sách gồm 2 nhà đầu tư tổ chức và 1 nhà đầu tư cá nhân tham gia đợt chào bán riêng lẻ 130 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng để huy động 1.300 tỷ đồng.
Theo danh sách nhà đầu tư tham gia mua cổ phần HAG công bố, 2 tổ chức là Công ty cổ phần Chứng khoán LPBank, Công ty cổ phần Quản lý quỹ Việt Cát (gọi tắt là Quỹ Việt Cát) và 1 cá nhân là ông Nguyễn Đức Quân Tùng.
Quỹ Việt Cát dự kiến mua 60 triệu cổ phiếu phát hành riêng lẻ và tỷ lệ sở hữu tại Hoàng Anh Gia Lai sau phát hành là 5,67%; Chứng khoán LPBank mua 50 triệu cổ phiếu chiếm tỷ lệ 4,73%; ông Nguyễn Đức Quân Tùng mua 20 triệu cổ phiếu chiếm tỷ lệ 1,89%. Trước đó, cả 3 nhà đầu tư này đều chưa nắm cổ phiếu HAG nào và không có mối quan hệ với Hoàng Anh Gia Lai và người nội bộ.
Trở lại với diễn biến trên thị trường chứng khoán, tại nhóm cổ phiếu ngân hàng, LPB là mã duy nhất trên HoSE giữ được sắc xanh từ đầu phiên đến cuối phiên, đóng cửa tăng 1% lên 15.150 đồng. Một số mã có mức tăng khá tốt là EIB, BID, CTG, HDB (tăng hơn 1%); VCB, SSB tăng giá.
Cổ phiếu chứng khoán bật xanh tưng bừng với nhiều mã tăng mạnh: BSI tăng 6,3%; AGR tăng 4,7%; VIX tăng 3,8%; SSI tăng 3,6%; VCI tăng 3,6%; CTS tăng 3,4%; VND tăng 3,4%; FTS tăng 2,8%.