Rechercher dans ce blog

Monday, July 31, 2023

Vì sao Việt Nam đón khách quốc tế nhiều nhất trong tháng 7 thấp điểm? - VnExpress

Việt Nam đón hơn một triệu lượt khách quốc tế trong tháng 7, cao nhất sau dịch, một phần nhờ chính sách của chính phủ và sự quyết liệt của các đơn vị lữ hành, theo chuyên gia.

Theo Tổng cục Thống kê hôm 29/7, tháng 7 Việt Nam đón hơn một triệu lượt khách quốc tế, trở thành tháng đón lượng khách cao nhất từ khi mở cửa lại vào 15/3/2022. Lượng khách tăng 6,5% so với tháng 6, gấp ba lần cùng kỳ 2022. Kết quả này khiến nhiều người bất ngờ vì tháng 7 hàng năm là mùa thấp điểm và mùa cao điểm khách quốc tế thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4.

Trưởng ban Thư ký Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) Hoàng Nhân Chính cho biết trước dịch, lượng khách đến Việt Nam thường thấp nhất là tháng 6, tháng 7 tăng dần. Năm 2019, lượng khách quốc tế đến Việt Nam cao nhất là tháng 11, hơn 1,8 triệu lượt và tháng 6 thấp nhất, với hơn 1,1 triệu lượt, theo Cục Du lịch Quốc gia. Hiện tỷ lệ phục hồi khách du lịch so với cùng kỳ năm 2019 cao dần, tháng 7 đạt hơn 70% còn tháng 6 là 66%, các tháng về trước thấp hơn.

Biểu đồ dự báo số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong năm 2023. Ảnh: TAB

Biểu đồ dự báo số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong năm 2023. Ảnh: TAB

Theo Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Vietravel Huỳnh Phan Phương Hoàng, tháng 7 đón lượng khách cao nhất nhờ các thị trường hàng đầu của du lịch Việt đều tăng so với tháng trước như Hàn Quốc (6%), Trung Quốc (14%). Ngoài ra, sự tăng trưởng vượt bậc của du khách châu Âu với các thị trường chính Anh, Pháp, Đức cũng góp phần giúp đón hơn một triệu lượt khách quốc tế. Lượng khách từ Na Uy, Bỉ, Đan Mạch, Hà Lan và Tây Ban Nha đến Việt Nam đều tăng mạnh so với tháng 6, trong đó khách Na Uy tăng cao nhất (250,8%), rồi đến Bỉ (154%) và Đan Mạch (152%).

Ông Chính cho rằng "sự chỉ đạo quyết liệt" của Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch góp phần cải thiện bức tranh du lịch. Trong hai năm 2022-2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp chủ trì các hội nghị nằm tìm cách tháo gỡ, hút khách cho ngành du lịch. Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch hôm 14/7 ban hành đề án về phát triển một số mô hình du lịch đêm tại 12 tỉnh thành. Động thái này nhằm gợi ý cho các địa phương, doanh nghiệp đầu tư sản phẩm du lịch mới, thu hút khách quốc tế.

Khách nước ngoài tại phố đi bộ ở đường Hai Bà Trưng, Thừa Thiên - Huế, hồi tháng 3. Ảnh: Võ Thạnh

Khách nước ngoài tại phố đi bộ ở đường Hai Bà Trưng, Thừa Thiên - Huế, hồi tháng 3. Ảnh: Võ Thạnh

Viện trưởng Phát triển Du lịch châu Á Phạm Hải Quỳnh cho biết phục hồi du lịch là mong muốn của mọi cấp, từ trung ương đến địa phương. Một vấn đề mà các đơn vị luôn lo lắng khi lên kế hoạch đón khách quốc tế là chính sách visa. Vấn đề này đã được Quốc hội tháo gỡ khi cho phép kéo dài thời hạn e-visa từ 30 lên 90 ngày từ 15/8. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành thêm nghị quyết 82 về giải pháp thúc đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch bền vững vào tháng 5.

Ngoài ra, nỗ lực và sự nhanh nhạy của các doanh nghiệp du lịch đã tìm cách hút khách đến. Nhiều công ty lữ hành phối hợp với ngành hàng không trong nước mở ra các chương trình xúc tiến riêng, đến quảng bá tại các thị trường trọng điểm, theo ông Chính.

"Tất cả những yếu tố trên được trả lời bằng việc du lịch Việt Nam ngày một phục hồi, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 7 vượt mốc một triệu lượt", ông Quỳnh nói.

TAB đã làm một dự báo về lượng khách quốc tế đến từng tháng trong năm nay và số lượng khách thực tế "giống như dự báo", theo ông Chính. Trong các tháng tới lượng khách tiếp tục tăng và có thể đạt đỉnh vào tháng 11 với khoảng 1,5 triệu lượt. Tháng 12 sẽ giảm, khoảng 1,4 triệu lượt khách vì trùng dịp Giáng sinh và năm mới của khách Tây. "Tháng 12 khách quốc tế vẫn đi du lịch nhưng giảm hơn đôi chút. Nhưng tháng 1-2 sang năm lại tiếp tục tăng", ông Chính nói.

Để giữ được đà tăng trưởng, TAB mong chính phủ tạo chính sách thị thực thuận lợi hơn nữa như sớm mở rộng danh sách các quốc gia được miễn thị thực, e-visa. Các địa phương cần quản lý tốt các điểm đến, hình thành những sản phẩm du lịch sáng tạo đáp ứng nhu cầu của khách và để khách có những trải nghiệm ngày càng tốt hơn.

Giám đốc Truyền thông công ty Du lịch Vietluxtour Trần Thị Bảo Thu cho biết tháng 7 Việt Nam đón lượng khách cao nhất từ trước dịch là "kết quả bước đầu của quá trình nỗ lực suốt thời gian qua của các ban ngành quản lý và doanh nghiệp".

Tuy nhiên, để có thể tiếp tục vượt đỉnh đón lượng khách cao hơn nữa, bà Thu cho rằng "vẫn còn nhiều nội dung cần chú trọng hơn nữa", như chiến lược phát triển dài hạn, tạo sự khác biệt trong thương hiệu du lịch quốc gia và sản phẩm. Doanh nghiệp cần có những kế hoạch hành động quyết liệt, sắc bén hơn trong chiến lược tiếp thị truyền thông trực tuyến đặc thù ở từng thị trường khách mục tiêu, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử du lịch, kích cầu điểm đến.

"Hai quý cuối năm chúng tôi sẽ đa dạng hóa các tuyến xuyên Việt, tập trung vào đặc trưng văn hóa, ẩm thực và sự độc đáo của các điểm đến nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam so các nước Đông Nam Á", bà Thu nói. Tại TP HCM, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh các tour gắn liền với đặc trưng, lịch sử của thành phố như sản phẩm tour thành phố xưa và nay, lịch sử Biệt động Sài Gòn, công trình kiến trúc cổ văn phòng UBNDTP, tour ẩm thực tại các nhà hàng, quán ăn đạt chứng nhận của Michelin Guide, tour sắc màu đêm thành phố. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần tăng cường sự độc đáo trong các sản phẩm nghỉ dưỡng, du lịch biển để đáp ứng nhu cầu của thị trường ngách trung - cao cấp Âu, Mỹ, Australia cho mùa cao điểm cuối năm.

Theo ông Hải Quỳnh, để tiếp tục thu hút khách quốc tế, du lịch Việt Nam cần tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc lớn nhất, mở một hành lang thông thoáng nhất chào đón khách đến. "Cần bám vào những định hướng, kế hoạch của chính phủ đã đưa ra, từ đó xây dựng nhiều hơn nữa các sản phẩm du lịch chất lượng gắn liền với nhu cầu của từng dòng khách khác nhau", ông Quỳnh nói.

Phương Anh

Adblock test (Why?)


Vì sao Việt Nam đón khách quốc tế nhiều nhất trong tháng 7 thấp điểm? - VnExpress
Read More

Sáp nhập huyện, xã phải bảo đảm bộ máy hành chính vẫn hoạt động trơn tru - VietNamNet

Sáng 31/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến (từ trụ sở Chính phủ đến 63 điểm cầu các tỉnh, thành) toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2030.

Việc khó, nhạy cảm, phức tạp, liên quan đến nhiều người, nhiều ngành

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp đơn vị hành chính là việc khó, nhạy cảm, phức tạp, liên quan đến nhiều người, nhiều ngành; tác động đến người dân, doanh nghiệp và các chủ thể khác.

Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển của đất nước, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã là yêu cầu cần thiết nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị

Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là chủ trương lớn của Đảng. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII định hướng nhiệm vụ xây dựng chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm địa bàn; kiện toàn tổ chức, tinh giản hợp lý đầu mối, bỏ cấp trung gian, thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử.

Thủ tướng cho biết, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 37, Kết luận số 48, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiều nghị quyết về nội dung này. Gần đây nhất, Chính phủ ban hành Nghị quyết 117 về Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025.

Việc Chính phủ tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã nhằm tiếp tục quán triệt, triển khai chỉ đạo của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2030.

Thủ tướng nhấn mạnh, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã có quy mô nhỏ, không bảo đảm tiêu chuẩn quy định sẽ khắc phục tình trạng phân tán nguồn lực, không khai thác được hết tiềm năng, chia cắt không gian phát triển, gây khó khăn trong lập kế hoạch, quy hoạch dài hạn, định hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng như quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng.

Sắp xếp lại các đơn vị hành chính này đồng thời góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Người đứng đầu Chính phủ lưu ý, quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có thể gây xáo trộn cả trong hoạt động của các đơn vị hành chính và ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp.

Do đó, các cấp, ngành phải quyết liệt chỉ đạo, điều hành thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính sao cho linh hoạt, hợp lý; bảo đảm bộ máy hành chính vẫn hoạt động trơn tru. Đặc biệt, sau khi sắp xếp đơn vị hành chính sẽ dôi dư nhân lực, cơ sở vật chất… Việc này phải xử lý linh hoạt, phù hợp, tránh lãng phí nguồn lực của đất nước.

Thủ tướng cho rằng, kinh nghiệm cho thấy nơi nào, chỗ nào thống nhất về mặt nhận thức, tư tưởng thì công việc suôn sẻ, nếu không thì sẽ gây ách tắc, chậm trễ, gây lãng phí nguồn lực.

"Công việc thì nhiều, thời gian thì ít, yêu cầu thì cao, nguồn lực thì có hạn; do đó, cần sự vào cuộc quyết liệt, tích cực, tập trung và hiệu quả. Các ngành, địa phương cần chia sẻ những kinh nghiệm quý, bài học hay, cũng như nêu các khó khăn có thể lường trước, đưa ra các giải pháp phù hợp để khắc phục trong quá trình thực hiện", Thủ tướng chỉ rõ.

Thủ tướng lưu ý, những việc đã làm được thì phát huy, những mặt chưa được cần khắc phục với tinh thần là tinh giản bộ máy nhưng phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm hệ thống hoạt động tốt, mang lại hiệu quả chung cho đất nước, nhân dân.

Sáp nhập 33 huyện, hơn 1.300 xã, dôi dư hơn 46.000 cán bộ

Theo nghị quyết được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025 gồm những nơi có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định. Huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% quy định. Xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% quy định.

Đến năm 2030, sáp nhập huyện, xã còn lại có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% quy định. Huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 200% quy định. Xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 300% quy định.

Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 117 về Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025. Trong đó, nêu rõ lộ trình thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023-2025 và yêu cầu, năm 2024 phải hoàn thành.

Theo số liệu báo cáo của 63 địa phương, trong giai đoạn 2023-2025 sẽ tiến hành sắp xếp đối với khoảng 33 đơn vị hành chính cấp huyện và hơn 1.300 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp, chưa tính số đơn vị hành chính thuộc diện khuyến khích sắp xếp do địa phương có nhu cầu.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, các địa phương đã tiến hành rà soát và đưa ra phương án dự kiến sắp xếp 33 đơn vị hành chính cấp huyện, 1.327 đơn vị cấp xã. Trong đó, có khoảng 16 đơn vị hành chính đô thị cấp huyện; 400 đơn vị đô thị cấp xã phải sắp xếp.

Bộ Nội vụ cũng tính toán, sau khi sắp xếp, sáp nhập, dự kiến số cán bộ, công chức dôi dư khoảng hơn 46.000 người. Cụ thể, số cán bộ lãnh đạo đơn vị hành chính cấp huyện dôi dư khoảng 2.500 người; cấp xã khoảng 27.900 người, cán bộ không chuyên trách cấp xã khoảng 16.000 người.

15 năm sáp nhập, diện mạo Hà Nội thay đổi thế nào?

15 năm sáp nhập, diện mạo Hà Nội thay đổi thế nào?

15 năm điều chỉnh địa giới hành chính, dân số Hà Nội tăng từ 6,2 triệu lên 8,6 triệu người (gấp 1,37 lần). Hà Nội luôn duy trì tăng trưởng cao (gần 6,7%/năm), an sinh xã hội được đảm bảo và chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao.

Adblock test (Why?)


Sáp nhập huyện, xã phải bảo đảm bộ máy hành chính vẫn hoạt động trơn tru - VietNamNet
Read More

Công ty của bầu Đức thoát lỗ quý II nhờ lợi nhuận khác - VnExpress

Quý II, Hoàng Anh Gia Lai lỗ 163 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh nhưng được bù đắp lợi nhuận khác 247 tỷ đồng nên có lãi trước thuế 84 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II với doanh thu thuần 1.450 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu mảng chăn nuôi heo khoảng 444 tỷ, tăng 71% so với cùng kỳ. Ngược lại, doanh thu mảng trái cây giảm còn 561 tỷ đồng.

Doanh thu chung quý II tăng nhưng sau khi trừ các chi phí, công ty này lỗ thuần 163 tỷ đồng. Tuy nhiên, ghi nhận lợi nhuận khác hơn 247 tỷ đồng (khoản này đến từ việc mua rẻ Công ty TNHH Nông nghiệp Công nghệ cao Bolaven) nên công ty lãi trước thuế 84 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng, công ty của bầu Đức ghi nhận doanh thu 3.147 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 638 tỷ, lần lượt tăng 54% và 37% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lợi nhuận chăn nuôi heo khoảng 97 tỷ đồng, cây ăn trái là 485 tỷ đồng và 56 tỷ từ ngành phụ trợ.

Trừ chi phí, công ty này lãi sau thuế nửa đầu năm khoảng 405 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái. So với kế hoạch lợi nhuận cả năm là 1.130 tỷ đồng, Hoàng Anh Gia Lai thực hiện được 36%.

Tính đến 30/6, tổng tài sản của HAG là 21.342 tỷ đồng, tăng so với đầu kỳ. Tổng nợ công ty 15.954 tỷ đồng, tổng nợ vay ngân hàng chiếm 8.085 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu công ty đạt 5.388 tỷ đồng và đang lỗ lũy kế 2.947 tỷ đồng.

Thi Hà

Adblock test (Why?)


Công ty của bầu Đức thoát lỗ quý II nhờ lợi nhuận khác - VnExpress
Read More

Saturday, July 29, 2023

Nhiệt điện Phả Lại bị đình chỉ hoạt động 1 năm - CafeBiz.vn

Ngân hàng ACB phát hành 20.000 tỷ đồng trái phiếu

Tuần giao dịch 24 - 28/7, Vn-Index tăng 21,77 điểm lên 1.207,67 điểm. Thanh khoản trên sàn HoSE đạt hơn 102.614 tỷ đồng, tăng 14,2% so với tuần trước. Chỉ số HNX-Index tăng 2,56 điểm lên 237,54 điểm. Thanh khoản trên HNX tăng 14,2% so với tuần trước lên hơn 9.226 tỷ đồng.

Trên HoSE, khối ngoại đã mua ròng 7,38 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng 792 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài cũng mua ròng 5,37 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng gần 523 tỷ đồng trên HNX. Với thị trường Upcom, khối ngoại đã bán ròng 4,05 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 1.376 tỷ đồng. Như vậy, tuần giao dịch từ 24 - 28/7 trên toàn thị trường, khối ngoại mua ròng 8,71 triệu đơn vị nhưng tổng giá trị là bán ròng 530 tỷ đồng.

Nhiệt điện Phả Lại bị đình chỉ hoạt động 1 năm - Ảnh 1.

ACB sẽ phát hành tối đa 200.000 trái phiếu trong 20 đợt với mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu.

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Á Châu (mã chứng khoán: ACB) vừa thông qua phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ lần 1 năm 2023 với tổng quy mô tối đa 20.000 tỷ đồng. Theo đó, ACB sẽ phát hành tối đa 200.000 trái phiếu trong 20 đợt với mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu hoặc bội số của 100 triệu đồng. Giá phát hành bằng mệnh giá.

Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản và không phải là nợ thứ cấp của ACB. Trái phiếu có kỳ hạn tối đa 5 năm và có lãi suất cố định suốt thời hạn. ACB phát hành số trái phiếu này để phục vụ nhu cầu cho vay, đầu tư cũng như đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Trước đó vào giữa tháng 6, ACB có nghị quyết về việc mua lại trước hạn trái phiếu phát hành riêng lẻ lần 4 năm 2021, với tổng mệnh giá mua lại tối đa 10.000 tỷ đồng.

Tổng công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp - mã chứng khoán: DIG) vừa thông qua việc điều chỉnh thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu ESOP được thông qua ngày 22/4/2021, từ hạn chế chuyển nhượng 3 năm xuống 2 năm.

Nhiệt điện Phả Lại bị đình chỉ hoạt động 1 năm - Ảnh 2.

15 triệu cổ phiếu ESOP năm 2021 của DIC Corp sẽ được giao dịch trong tháng 8 tới đây thay vì tháng 8/2024.

Trước đó, tại đại hội đồng cổ đông thường niên ngày 22/4/2021, DIC Corp thông qua việc phát hành tối đa 15 triệu cổ phiếu ESOP với giá 15.000 đồng/cổ phiếu. Trong đó, cổ phiếu ESOP bị hạn chế chuyển nhượng 3 năm kể từ khi hoàn thành đợt phát hành. Tới tháng 8/2021, DIC Corp hoàn thành đợt phát hành 15 triệu cổ phiếu ESOP, tương ứng 3,66% tổng số cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm phát hành.

Như vậy, sau điều chỉnh rút ngắn thời gian hạn chế giao dịch, cổ phiếu ESOP năm 2021 sẽ được giao dịch trong tháng 8/2023 thay vì tháng 8/2024 như kế hoạch ban đầu.

Nhiệt điện Phả Lại bị đóng cửa 12 tháng

Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C05), Bộ Công an vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (mã chứng khoán: PPC) do vi phạm pháp luật về môi trường. Theo đó, Nhiệt điện Phả Lại đã có các hành vi vi phạm như thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải tại ống khói dây chuyền I.

Với các hành vi vi phạm trên, Bộ Công an đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại gần 4 tỷ đồng, đồng thời đình chỉ hoạt động trong thời hạn 12 tháng.

Nhiệt điện Phả Lại bị đình chỉ hoạt động 1 năm - Ảnh 3.

Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại bị xử phạt gần 4 tỷ đồng, đồng thời đình chỉ hoạt động trong thời hạn 12 tháng.

Giải trình về quyết định xử phạt, Nhiệt điện Phả Lại cho biết trong thời gian qua, công ty đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo môi trường theo quy định trong quá trình vận hành nhà máy. Dù vậy, qua kiểm tra công ty vẫn còn một số tồn tại, hạn chế với một số thông số môi trường chưa hoàn toàn đảm bảo đáp ứng yêu cầu ở một số thời điểm.

Công ty đang khẩn cấp lập phương án xử lý để triển khai ngay biện pháp khắc phục, đồng thời nâng cấp, cải tạo hệ thống thiết bị để đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, đồng thời sẽ báo cáo kết quả triển khai tới C05 và Bộ Tài nguyên Môi trường.

Với tình hình cung cấp điện ở miền Bắc đang có nhiều khó khăn, công ty sẽ khẩn trương, nghiêm túc triển khai các biện pháp cần thiết để đáp ứng yêu cầu về môi trường, sớm đưa các tổ máy vào vận hành trở lại trong thời gian sớm nhất, phục vụ cung cấp điện cho miền Bắc.

Về hoạt động kinh doanh, trong quý II, Nhiệt điện Phả Lại ghi nhận doanh thu hơn 1.404 tỷ đồng, tăng 8,9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 167,41 tỷ đồng, tăng 145,6% so với cùng kỳ.

Cổ đông lớn thứ 2 của Tập đoàn Novaland (mã chứng khoán: NVL) là Công ty CP Diamond Properties vừa thông báo kết quả giao dịch cổ phiếu NVL từ ngày 22/6 - 21/7. Theo đó, Diamond Properties đã không bán cổ phiếu nào trong tổng số 13,6 triệu cổ phiếu đăng ký, lý do là công ty thay đổi thời gian giao dịch để phù hợp với kế hoạch hỗ trợ cơ cấu nợ của công ty.

Nhiệt điện Phả Lại bị đình chỉ hoạt động 1 năm - Ảnh 4.

Công ty CP Dệt may Gia Định đã bán hơn 3,4 triệu cổ phiếu Công ty CP Bông Bạch Tuyết.

Như vậy, tỷ lệ sở hữu của đơn vị này tại NVL vẫn là 9,8%, tương ứng gần 192 triệu cổ phiếu. Trước đó, từ ngày 8/6 - 13/6, Diamond Properties bị bán giải chấp 2,91 triệu cổ phiếu NVL. Từ ngày 9/5 - 1/6, Diamond Properties chủ động bán ra tổng cộng 4,55 triệu cổ phiếu NVL.

Công ty CP Dệt may Gia Định đã bán hơn 3,4 triệu cổ phiếu Công ty CP Bông Bạch Tuyết (mã chứng khoán: BBT) như đăng ký trước đó. Thời gian thực hiện giao dịch từ 17 - 20/7. Trước đó, Dệt may Gia Định đăng ký bán 3,4 triệu cổ phiếu BBT, chiếm 35% vốn điều lệ với giá tối thiểu 16.076 đồng/cổ phiếu. Sau giao dịch, Dệt may Gia Định không còn nắm giữ cổ phiếu BBT nào. Ước tính, Dệt may Gia Định thu về hơn 54 tỷ đồng từ thương vụ này.

Theo Duy Quang

Adblock test (Why?)


Nhiệt điện Phả Lại bị đình chỉ hoạt động 1 năm - CafeBiz.vn
Read More

Giá xăng dầu hôm nay (30 7): Sản lượng giảm đẩy giá dầu tăng liên tục - Báo điện tử Quân đội nhân dân

Giá dầu thế giới

Tuần này, trong 5 phiên giao dịch, giá dầu tăng tới 4 phiên và giảm duy nhất 1 phiên. Tính cả tuần, cả dầu Brent và WTI đều tăng gần 5%, ghi nhận tuần tăng thứ 5 liên tiếp.

Theo CNN, giá dầu đã tăng hơn 16% kể từ cuối tháng 6, đợt tăng dài nhất kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine làm đảo lộn thị trường năng lượng.

Mặc dù có tới 4 phiên tăng nhưng ngay trong các phiên này, giá dầu không ngừng biến động. Giá dầu nhiều lúc giảm đầu phiên, sau đó lấy lại được những mất mát về cuối phiên.

Điển hình là ở phiên giao dịch đầu tiên của tuần. Giá dầu bất ngờ bắt đầu phiên trong sắc đỏ, đảo ngược đà tăng của hai phiên giao dịch cuối tuần trước. Tuy nhiên, nguồn cung thắt chặt, nhu cầu xăng của Mỹ tăng, và kỳ vọng về các biện pháp kích cầu của Trung Quốc đã hỗ trợ giá dầu bật tăng trở lại khoảng 2% lên mức cao nhất trong gần 3 tháng. Giá dầu kéo dài đà tăng sang phiên giao dịch thứ hai của tuần.

Những tưởng đà tăng của giá dầu sẽ kéo sang phiên thứ 5 liên tiếp nhưng tồn kho dầu thô của Mỹ giảm ít hơn dự kiến và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản đã đẩy giá dầu quay đầu lao dốc khoảng 1% ở phiên giao dịch giữa tuần.

Theo Reuters, với việc tăng 0,25 điểm phần trăm, Fed đã đặt lãi suất qua đêm chuẩn trong phạm vi khoảng 5,25% - 5,5%, đồng thời để ngỏ khả năng tăng lãi suất thêm một lần nữa vào tháng 9. Sau Fed, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên mức cao nhất trong vòng 23 năm.

Trong khi đó, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 600.000 thùng trong tuần tính đến ngày 21-7, dự trữ xăng và các sản phẩm chưng cất cũng giảm với mức giảm tương ứng là 800.000 thùng và 200.000 thùng.

Sau cú lao dốc, giá dầu đã nhanh chóng lấy lại được đà tăng. Ở phiên giao dịch thứ tư của tuần, giá dầu tăng hơn 1 USD với dầu Brent lần đầu tiên tăng vượt mốc 84 USD/thùng kể từ tháng 4. Sự leo dốc này của giá dầu được hỗ trợ bởi nguồn cung khan hiếm sau khi OPEC+ cắt giảm sản lượng, triển vọng tăng trưởng mới về nhu cầu của Trung Quốc cũng như tăng trưởng toàn cầu.

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu Brent đã dừng ở mức 84,99 USD/thùng, giá dầu WTI chốt phiên ở mức 80,58 USD/thùng. Giá dầu tăng bởi các nhà đầu tư lạc quan rằng nhu cầu lành mạnh và việc cắt giảm nguồn cung sẽ giữ giá ổn định.

Thiếu hụt nguồn cung vẫn sẽ tiếp tục là nhân tố tác động đẩy giá dầu tăng. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến sẽ tăng 2,2 triệu thùng/ngày lên mức kỷ lục 102 triệu thùng trong năm nay. Tuy nhiên, sản lượng dầu toàn cầu được dự báo chỉ tăng 1,5 triệu thùng/ngày lên 101,5 triệu thùng.

Khoảng cách nguồn cung đó đã trở nên trầm trọng hơn do việc cắt giảm sản lượng của OPEC+.

Giovanni Staunovo, chiến lược gia tại Ngân hàng đầu tư UBS, nhận xét: “Việc tăng giá dầu gần đây chủ yếu được thúc đẩy bởi việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC+ được công bố vào tháng 4”. Theo chiến lược gia này, việc cắt giảm tự nguyện bổ sung được công bố bởi Saudi Arabia - nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới - vào đầu tháng này sẽ thắt chặt hơn nữa thị trường dầu mỏ.

Cùng quan điểm, Edward Gardner, nhà kinh tế hàng hóa tại Capital Economics, cho biết việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ là động lực chính khiến giá dầu tăng, nhưng mức tăng này “được hỗ trợ bởi nhu cầu ổn định ở các nền kinh tế thị trường phát triển”. Gardner kỳ vọng thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ chuyển từ mức dư cung 800.000 thùng/ngày trong nửa đầu năm sang mức thâm hụt 1,2 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm.

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 30-7 cụ thể như sau:

Xăng E5 RON 92 không quá 21.639 đồng/lít.

Xăng RON 95 không quá 22.792 đồng/lít.

Dầu diesel không quá 19.500 đồng/lít.

Dầu hỏa không quá 19.189 đồng/lít.

Dầu mazut không quá 15.725 đồng/kg.

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước nói trên sẽ được điều chỉnh tại kỳ điều hành giá của liên Bộ Tài chính - Công Thương chiều 1-8. Theo một số doanh nghiệp đầu mối, giá xăng dầu trong nước nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng mạnh với mức tăng của giá dầu sẽ cao hơn mức tăng của giá xăng.

MAI HƯƠNG

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.

Adblock test (Why?)


Giá xăng dầu hôm nay (30 7): Sản lượng giảm đẩy giá dầu tăng liên tục - Báo điện tử Quân đội nhân dân
Read More

Chùa Ba Vàng báo cáo tiền công đức 1 phần, còn lại 'nội bộ không công khai' - VietNamNet

Báo cáo thu chi tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội được Đại đức Thích Trúc Thái Minh ký ngày 28/7 gửi UBND TP. Uông Bí (Quảng Ninh).

Nội dung báo cáo ghi rõ, tổng số thu công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội là: 4.164.500.000 đồng (Bốn tỷ một trăm sáu mươi tư triệu năm trăm nghìn đồng). Tổng số chi 4.164.500.000 đồng. Nội dung chi là cho hoạt động từ thiện, nhân đạo.

Cũng trong báo cáo, chùa Ba Vàng thông tin thêm, ngày 21/7, Bộ Tài chính có báo cáo số 119/BC-BTC về kết quả thực hiện thí điểm kiểm tra việc quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử, văn hóa, đình chùa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Đồng thời, đề xuất kế hoạch kiểm tra tổng thể trên phạm vi toàn quốc, trong đó không có số liệu báo cáo của chùa Ba Vàng vì nhà chùa không nhận được yêu cầu báo cáo.

Ngày 24/7, chùa Ba Vàng mới nhận được công văn số 2240/UBND-TCKH của UBND TP. Uông Bí về việc báo cáo việc quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử văn hóa, đình, chùa trên địa bàn. 

Một hoạt động tôn giáo tại chùa Ba Vàng (Ảnh: Chùa Ba Vàng)

Căn cứ vào công văn này, chùa Ba Vàng cho hay: Về loại tiền công đức, tài trợ được báo cáo theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 1 Thông tư số 04/2023/TT-BTC ngày 19/1/2023 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội (Thông tư 04), “thông tư này không điều chỉnh quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo”.

Dẫn quy định của của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam về việc thực hiện Thông tư 04, cho hay “thông tin cung cấp khi được cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật là thông tin về quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội, không phải là thông tin về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo và tiền công đức, tài trợ cho nhà tu hành”. 

Đồng thời, báo cáo lập luận, theo quy định của Bộ Tài chính khi thí điểm kiểm tra việc quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử - văn hóa, đình chùa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, thì nội dung kiểm tra chỉ là “Việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội”. 

Từ đó, chùa Ba Vàng cho biết, chùa thực hiện báo cáo việc quản lý thu chi tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội.

"Còn tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo là vấn đề nội bộ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được quản lý theo quy định của giáo hội, phù hợp với Giáo luật của Đức Phật và pháp luật của Nhà nước", báo cáo nêu.

Adblock test (Why?)


Chùa Ba Vàng báo cáo tiền công đức 1 phần, còn lại 'nội bộ không công khai' - VietNamNet
Read More

Friday, July 28, 2023

Kỷ luật Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh bằng hình thức cảnh cáo - Vietnam Plus

[unable to retrieve full-text content]

  1. Kỷ luật Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh bằng hình thức cảnh cáo  Vietnam Plus
  2. Bản tin 8H: Thi hành kỷ luật Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh  Tiền Phong
  3. Thủ tướng kỷ luật cảnh cáo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh  Báo Dân Trí
  4. Thi hành kỷ luật Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh  VietNamNet
  5. Xem Thông tin toàn cảnh trên Google Tin tức

Kỷ luật Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh bằng hình thức cảnh cáo - Vietnam Plus
Read More

Thị trường bất động sản sẽ ấm trở lại, nhà đầu tư cân nhắc mua từ bây giờ - Báo Lao Động

[unable to retrieve full-text content]

  1. Thị trường bất động sản sẽ ấm trở lại, nhà đầu tư cân nhắc mua từ bây giờ  Báo Lao Động
  2. Chưa thể tan băng: Thị trường bất động sản đang đối mặt với thách thức gì?| CafeLand  CAFELAND
  3. Chu kỳ suy giảm bất động sản lần này ngắn hơn giai đoạn 2012 - 2013, thị trường sẽ vực dậy từ cuối năm nay  Cafef.vn
  4. Thời điểm này có nên xuống tiền đầu tư bất động sản?  Báo Kinh tế và Đô thị
  5. Bất động sản chưa thể tan băng  VnExpress
  6. Xem Thông tin toàn cảnh trên Google Tin tức

Thị trường bất động sản sẽ ấm trở lại, nhà đầu tư cân nhắc mua từ bây giờ - Báo Lao Động
Read More

Thursday, July 27, 2023

Xổ số miền Trung hôm nay, XSMT 27/7, SXMT 27/7/2023 - Kết quả xổ số ngày 27 tháng 7 - Giáo dục Thủ đô

XSMT 27/7/2023 - Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 27 tháng 7 trực tiếp vào lúc 16 giờ 15 phút. Xổ số hôm nay 27/7/2023 - XSMT thứ 5 hàng tuần được mở thưởng bởi công ty xổ số kiến thiết của 2 tỉnh Bình Định, Quảng Bình, Quảng Trị. Kết quả xổ số miền Trung 27/7/2023 bắt đầu quay từ giải tám cho đến giải nhất và cuối cùng là giải đặc biệt.

Trực tiếp xổ số miền Trung hôm nay - XSMT 27/7/2023 - Kết quả xổ số ngày 27 tháng 7



XSMT - SXMT - Kết quả xổ số Miền Trung hôm qua thứ 4 ngày 26/7/2023

Xổ số miền Trung hôm nay, XSMT 27/7, SXMT 27/7/2023 - Kết quả xổ số ngày 27 tháng 7 1

XSMT - SXMT - Kết quả xổ số Miền Trung hôm kia thứ 3 ngày 25/7/2023

Xổ số miền Trung hôm nay, XSMT 26/7, SXMT 26/7/2023 - Kết quả xổ số ngày 26 tháng 7 1

XSMT - SXMT - Kết quả xổ số Miền Trung ngày 24/7/2023

Xổ số miền Trung hôm nay, XSMT 25/7, SXMT 25/7/2023 - Kết quả xổ số ngày 25 tháng 7 1

Thống kê giải đặc biệt xổ số miền Trung 27/7 - XSMT 27/7/2023 biên độ 60 ngày

- Xổ số Bình Định

Lo to Số lần về Tần suất xuất hiện
23 18 lần 1.67%
34 18 lần 1.67%
89 18 lần 1.67%
40 17 lần 1.57%

- Xổ số Quảng Bình 

Lo to Số lần về Tần suất xuất hiện
02 22 lần 2.04%
58 20 lần 1.85%
55 19 lần 1.76%
91 18 lần 1.67%

- Xổ số Quảng Trị

Lo to Số lần về Tần suất xuất hiện
66 22 lần 2.04%
55 20 lần 1.85%
34 19 lần 1.76%
51 19 lần 1.76%

Trực tiếp kết quả XSMT 27/7, xổ số miền Trung hôm nay ngày 27 tháng 7 năm 2023

Xem tường thuật trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ 5 ngày 27/7/2023, xổ số 3 miền tại kênh Youtube Xổ số Đại Phát.

Cơ cấu giải thưởng xổ số kiến thiết Miền Trung

Với loại hình vé số có mệnh giá 10.000 vnđ gồm 6 số thì sẽ có cơ cấu giải thưởng gồm 11 giải với thứ tự mở thưởng như sau:

Xổ số miền Trung hôm nay, XSMT 27/7, SXMT 27/7/2023 - Kết quả xổ số ngày 27 tháng 7 1

Lịch quay thưởng kết quả xổ số Miền Trung - XSMT hàng tuần

Lịch quay thưởng các đài xổ số miền Trung

  • Thứ 2: Phú Yên (XSPY), Thừa Thiên Huế (XSTTH).
  • Thứ 3: Đắk Lắk (XSDLK), Quảng Nam (XSQNA).
  • Thứ 4: Đà Nẵng (XSDNA), Khánh Hòa (XSKH).
  • Thứ 5: Bình Định (XSBDI), Quảng Trị (XSQT), Quảng Bình (XSQB).
  • Thứ 6: Gia Lai (XSGL), Ninh Thuận (XSNT).
  • Thứ 7: Đà Nẵng (XSDNA), Quảng Ngãi (XSQNG), Đắk Nông (XSDNO).
  • Chủ Nhật: Kon Tum (XSKT), Khánh Hòa (XSKH), Thừa Thiên Huế (XSTTH).

Chúc các bạn may mắn!

Adblock test (Why?)


Xổ số miền Trung hôm nay, XSMT 27/7, SXMT 27/7/2023 - Kết quả xổ số ngày 27 tháng 7 - Giáo dục Thủ đô
Read More

Wednesday, July 26, 2023

VinFast gặp đối thủ khó nhằn khi Honda chính thức tham gia sản xuất xe máy điện - VietnamBiz

Tại Việt Nam, VinFast đang là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực xe máy điện. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ sớm thay đổi với chiến lược mới của Honda.

Tờ Nikkei Asia (Nhật Bản) đưa tin, Honda Motor sẽ ra mắt các mẫu xe máy điện đầu tiên của mình tại Indonesia. Hãng xe Nhật Bản coi Đông Nam Á là một thị trường đầy tiềm năng, và mong muốn đẩy mạnh việc kinh doanh xe máy điện tại đây.

EM1 e: scooter, dự kiến được bán tại Nhật Bản vào cuối tháng 8, sẽ là mẫu xe máy điện đầu tiên do Honda sản xuất cho thị trường Indonesia. Chiếc xe tay ga điện này sẽ có giá khoảng 300.000 yên (gần 50 triệu đồng) tại Nhật Bản và có phạm vi hành trình là 53 km.

Mặc dù thông số kỹ thuật của mẫu xe máy điện bán ra tại Indonesia chưa được tiết lộ, nhưng một đại diện của Honda gọi đây là “bước đi tiên phong khám phá phản ứng và nhu cầu của khách hàng với tư cách là mẫu xe máy điện thương mại hoá đầu tiên”.

Honda sẽ tung ra một mẫu xe máy điện khác tại Indonesia trong năm nay và có thể sẽ có thêm hai mẫu nữa vào năm tới. Honda đặt mục tiêu ra mắt 7 mẫu xe máy điện và doanh số cán mốc 1 triệu chiếc vào năm 2030.

Năm ngoái, theo Hiệp hội Công nghiệp Xe máy Indonesia, 5,22 triệu chiếc xe hai bánh đã được tiêu thụ ở nước này. Các dòng xe máy điện phổ biến ở đây là các xe có thể sạc được cũng như xe có thể thay thế pin. 

Honda đang xem xét đầu tư mới vào các nhà máy ở Indonesia.

 Thử nghiệm xe máy điện Honda tại Thái Lan. (Ảnh: Honda).

Honda đặt mục tiêu bán 3,5 triệu xe máy điện trên toàn cầu vào năm 2030, trong đó có 30% doanh số bán hàng đến từ Indonesia. Hãng xe Nhật Bản có kế hoạch điện khí hóa tất cả các xe máy của mình vào giữa năm 2040.

Năm 2022, thị trường xe máy Đông Nam Á đạt 10,6 triệu chiếc, theo Statista. Đây là thị trường tiêu thụ xe máy lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc với 15,5 triệu chiếc và Ấn Độ với 12,63 triệu chiếc. Indonesia chiếm một nửa thị trường khu vực với quy mô hơn 5 triệu chiếc.

Theo thông tin tự công bố, Honda nắm giữ thị phần lớn nhất trên thị trường xe máy Indonesia trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2023 với 88%. Kết hợp với các đối thủ như Yamaha Motor, hai thương hiệu xe máy đến từ Nhật Bản đang kiểm soát hơn 90% thị phần thị trường này. Họ cũng thống trị phần còn lại của Đông Nam Á.

“Các công ty Nhật Bản chiếm tỷ trọng cao trong các xe chạy bằng xăng và chậm chạm với cuộc cách mạng điện khí hóa. Honda dẫn đầu thị trường đã bắt đầu chuyển đổi điện khí hóa để đối phó với các đối thủ cạnh tranh từ Trung Quốc”, ông Hirotaka Uchida, một đối tác tại công ty tư vấnArthur D. Little, nhận xét.

Có thể Honda sẽ rất khó để vươn lên dẫn đầu thị trường xe máy điện của Indonesia. Bởi mặc dù thống trị thị trường xe máy chạy xăng, nhưng các đối thủ trong lĩnh vực xe máy điện đang ngày càng nhiều lên. 

Các công ty đang nhanh chóng đầu tư vào các nhà máy để tận dụng chính sách ưu đãi của chính phủ đối với sản xuất trong nước, chẳng hạn như khoản trợ cấp 7 triệu rupiah (465 USD) cho xe máy có tỷ lệ sản xuất trong nước từ 40% trở lên được thực hiện vào tháng 3 năm nay.

Một thách thức mới cho Honda là Electrum. Được hậu thuẫn bởi gã khổng lồ gọi xe công nghệ Indonesia là Gojek, công ty đã bắt đầu xây dựng một nhà máy ở phía tây Java vào tháng trước. 

Giai đoạn đầu, nhà máy dự kiến sản xuất 250.000 chiếc mỗi năm và mục tiêu hoàn thành vào giữa năm 2024. Theo truyền thông địa phương, công ty có kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD trong vòng 4 đến 5 năm tới. Ông Pandu Sjahrir, Giám đốc điều hành Electrum cho biết: “Sản lượng có thể đạt tới 1 triệu chiếc mỗi năm”.

Ngoài ra, Yadea của Trung Quốc đã gia nhập thị trường Indonesia vào tháng 2 năm nay, bắt đầu sản xuất xe máy điện, trong đó các bộ phận được nhập khẩu và lắp ráp tại nhà máy của công ty đối tác. 

Yadea đang xem xét xây dựng một nhà máy trị giá 1 tỷ USD ở Philippines để tăng khả năng cung ứng ở Đông Nam Á, theo Reuters.

Hãng Gogoro của Đài Loan, được mệnh danh là Tesla của xe máy điện, cũng đã thành lập liên minh chiến lược với Gojek và đang gấp rút phát triển hệ sinh thái cho xe máy điện ở Indonesia.

Thị trường xe máy điện đang bắt đầu dịch chuyển ở các quốc gia Đông Nam Á khác, theo bước Indonesia và các khoản trợ cấp dồi dào của chính phủ nước này.

Tại Việt Nam, thị trường lớn thứ 4 thế giới, nhà sản xuất ô tô VinFast đã dẫn đầu trong việc ra mắt sản phẩm xe máy điện và các công ty khởi nghiệp đang lần lượt gia nhập thị trường. Tại Thái Lan, các công ty dầu khí thuộc sở hữu nhà nước Bangchak và PTT đang kinh doanh dịch vụ cho thuê xe máy điện.

Theo Statista, xe máy điện chiếm chưa đến 1% thị trường ở Đông Nam Á tính đến năm 2022. Con số này ở Trung Quốc là khoảng 20%, đây cũng là quốc gia dẫn đầu thế giới về ô tô điện và cấc phương tiện giao thông bằng điện. Tại Ấn Độ, thị trường đã bước vào giai đoạn tăng trưởng, đạt 4% vào năm 2022. Trong khi đó, thị trường xe máy điện Đông Nam Á vẫn còn sơ khai.

Việc thiếu cơ sở hạ tầng sạc là một thách thức. Giá cả cũng là một vấn đề, vì xe máy điện thường đắt hơn khoảng 30% đến 50% so với xe máy xăng thông thường. 

Theo báo cáo tháng 6 của Viện nghiên cứu Yano Nhật Bản, tính đến cuối năm ngoái, xe máy điện chiếm 13% doanh số bán xe máy toàn cầu. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên 27% vào năm 2030 và 36% vào năm 2035.

Adblock test (Why?)


VinFast gặp đối thủ khó nhằn khi Honda chính thức tham gia sản xuất xe máy điện - VietnamBiz
Read More

Người dân nhiều nước “ngồi trên lửa” khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo - Báo Lao Động

[unable to retrieve full-text content]

  1. Người dân nhiều nước “ngồi trên lửa” khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo  Báo Lao Động
  2. Người tiêu dùng nhiều nước đổ xô tích trữ gạo sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ  Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online
  3. Việt Nam nắm quyền chủ động, giá gạo xuất khẩu có thể đạt 1.000 USD/tấn  VietNamNet
  4. Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, nguy cơ giá gạo tăng toàn cầu  Báo Tuổi Trẻ
  5. Vì sao lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể làm chao đảo an ninh lương thực toàn cầu?  Cafef.vn
  6. Xem Thông tin toàn cảnh trên Google Tin tức

Người dân nhiều nước “ngồi trên lửa” khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo - Báo Lao Động
Read More

Tuesday, July 25, 2023

Người mua nhà, xe có thể vay ngân hàng này để đáo hạn ở nhà băng khác - VnExpress

Từ 1/9, việc cho vay để trả trước hạn khoản vay cũ tại ngân hàng khác không còn bị giới hạn trong phạm vi "phục vụ kinh doanh" mà cho phép cả với khách có dư nợ mua nhà, xe.

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 06 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2016 quy định về hoạt động cho vay, với nhiều điều kiện tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/9.

Trong đó, theo Điều 8 tại Thông tư cũ, việc vay vốn để trả khoản vay tại tổ chức tín dụng khác sẽ không được phép thực hiện, trừ trường hợp là vay trả nợ trước hạn khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh, có thời hạn vay ngắn hơn thời hạn vay còn lại của nợ cũ và chưa thực hiện cơ cấu.

Tuy nhiên, tại Thông tư 06 mới ban hành, giới hạn "phục vụ hoạt động kinh doanh" đã không còn được đề cập tới, hai điều kiện còn lại về thời hạn và chưa thực hiện cơ cấu được giữ nguyên.

Theo đó, các nhà băng có thể cho khách hàng vay để trả nợ trước hạn khoản vay tại ngân hàng khác với mục đích phục vụ nhu cầu khác ngoài hoạt động kinh doanh, như các khoản nợ vay mua nhà, mua ôtô.

Với quy định mới, việc linh hoạt trong lựa chọn ngân hàng sẽ được thực hiện dễ dàng hơn trước. Khách hàng có thể chọn nhà băng có lãi suất vay thấp hơn hoặc có nhiều chương trình hỗ trợ hơn để vay nhằm tối ưu hóa dòng tiền. Trước đây, nếu muốn đảo khoản nợ giữa các ngân hàng, khách hàng phải sử dụng một tài sản khác để thế chấp vay từ ngân hàng này, trước khi trả nợ và rút tài sản đảm bảo ở khoản vay cũ.

Bên cạnh việc giúp khách hàng linh hoạt hơn trong xử lý khoản vay cũ, Thông tư mới cũng bổ sung thêm một số trường hợp không được cho vay.

Trong đó, việc vay tiền từ ngân hàng để gửi tiền sẽ bị cấm. Ngân hàng cũng không được cho khách hàng vay để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên UPCoM.

Việc vay tiền từ ngân hàng để thanh toán góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh với dự án không đủ điều kiện kinh doanh cũng nằm trong trường hợp bị hạn chế.

Ngoài nội dung này, một số điều kiện vay khác cũng được thực hiện theo hướng đơn giản hơn.

Trong hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử, tổ chức tín dụng được quyền xác minh thông tin khách hàng bằng phương tiện điện tử (eKYC), cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

Theo đó, ngân hàng được quyền giao kết thỏa thuận cho vay dưới hình thức hợp đồng điện tử (trước đây chỉ chấp nhận hợp đồng giấy), xét duyệt cho vay bằng phương tiện điện tử.

Đối với nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống tiêu dùng, như vay mua ôtô, mua trang thiết bị tiêu dùng... khách hàng không cần phải có phương án, dự án. Yêu cầu với khoản vay chỉ cần có thông tin về tổng nguồn vốn cần sử dụng, mục đích sử dụng vốn, thời gian và nguồn trả nợ. Riêng đối với những nhu cầu vay vốn để mua nhà ở, xây dựng, cải tạo, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, khách hàng vẫn phải bổ sung phương án, dự án theo quy định.

Minh Sơn

Adblock test (Why?)


Người mua nhà, xe có thể vay ngân hàng này để đáo hạn ở nhà băng khác - VnExpress
Read More

Cận cảnh kênh đào lớn nhất Việt Nam trị giá 100 triệu USD - Báo Dân Trí

Thứ trưởng Bộ GTVT nhận định đây là dự án giao thông phức tạp, do kết hợp nhiều hạng mục như cầu vượt kênh (thuộc đường bộ), kênh đào (thuộc đường thủy) và đê kè (thuộc thủy lợi). Trong đó, riêng hạng mục âu tàu được xác định lớn nhất Việt Nam.

Adblock test (Why?)


Cận cảnh kênh đào lớn nhất Việt Nam trị giá 100 triệu USD - Báo Dân Trí
Read More

Việt Nam ký hiệp định thương mại tự do với Israel - VnExpress

Sau 7 năm đàm phán, Việt Nam là nước đầu tiên tại Đông Nam Á ký FTA với Israel, giúp hàng hóa Việt sang quốc gia Tây Á này được giảm đến 92% dòng thuế.

Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA) được ký hôm nay, nhân chuyến thăm chính thức của Phó thủ tướng Trần Lưu Quang tại Israel.

Israel là quốc gia đầu tiên tại Tây Á mà Việt Nam ký kết FTA và Việt Nam cũng là thành viên đầu tiên tại Đông Nam Á có hiệp định thương mại với Israel.

VIFTA gồm 15 chương và một số phụ lục nêu các cam kết về thương mại hàng hóa, dịch vụ - đầu tư, quy tắc xuất xứ, hàng rào kỹ thuật với thương mại (TBT), các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật (SPS), hải quan, phòng vệ thương mại, mua sắm chính phủ, pháp lý - thể chế.

Lộ trình cắt giảm thuế theo cam kết của Việt Nam và Israel lần lượt là 85,8% và 92,7%. Hai bên kỳ vọng kim ngạch thương mại hai chiều sớm đạt 3 tỷ USD trong thời gian tới.

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Kinh tế và Công nghiệp Israel Nir Barkat ký kết VIFTA, ngày 25/7. Ảnh: Bộ Công Thương

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Kinh tế và Công nghiệp Israel Nir Barkat ký kết VIFTA, ngày 25/7. Ảnh: MOIT

VIFTA được ký sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh, tiếp cận hàng hóa, dịch vụ công nghệ cao từ Israel với chi phí sản xuất, kinh doanh cạnh tranh hơn. Doanh nghiệp Việt cũng dễ dàng tiếp cận các thị trường khác tại Trung Đông, Bắc Phi và Nam Âu.

Ngược lại, doanh nghiệp Israel còn có cơ hội tiếp cận ASEAN, châu Á – Thái Bình Dương và các nền kinh tế lớn khác trong 16 FTA mà Việt Nam đã tham gia.

Israel là một trong những đối tác thương mại, đầu tư và lao động quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực. Nước này hiện cũng là thị trường xuất khẩu đứng thứ ba, đối tác thương mại lớn thứ năm của Việt Nam tại Tây Á.

Năm ngoái, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 2,2 tỷ USD, tăng gần 18% so với cùng kỳ 2021, trong đó, Việt Nam xuất khẩu gần 786 triệu USD và nhập khẩu 1,4 tỷ USD.

Đến nay, Việt Nam đã ký 16 FTA song phương và đa phương. Nhờ đó, năm 2022 kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt con số kỷ lục, 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với 2021.

Hiện, Việt Nam tham gia đàm phán 3 FTA khác là Việt Nam - EFTA (Thụy Sĩ, Na uy, Ireland, Liechtenstein), ASEAN – Canada và Việt Nam với UAE.

Ngọc Hà

Adblock test (Why?)


Việt Nam ký hiệp định thương mại tự do với Israel - VnExpress
Read More

Sunday, July 23, 2023

Tuần 24-28/7: Fed, ECB, BOJ cùng họp, tất thảy các kết quả đều khó dự đoán - Cafef.vn

Trong tuần 24-28/7, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) sẽ họp trong bối cảnh sẽ có những thông tin tổng quan đầu tiên về hoạt động kinh doanh của tháng 7, kết quả doanh thu, cuộc bầu cử ở Tây Ban Nha…

1/ Loạt thông tin quan trọng từ Mỹ: Lãi suất và doanh thu

Cuộc họp tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang sắp diễn ra. Lạm phát của Mỹ đang hạ nhiệt nhưng các thị trường vẫn dự đoán sẽ có một đợt tăng lãi suất nữa vào ngày 26 tháng 7.

Câu hỏi thú vị hơn là liệu Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, có báo hiệu rằng Fed đã có thêm niềm tin rằng lạm phát có thể hạ nhiệt hơn nữa trong khi tăng trưởng vẫn ổn định hay không? – điều có nghĩa là chu kỳ tăng lãi suất mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ sắp kết thúc.

Về lý thuyết, các dấu hiệu cho thấy Fed khó có thể tăng lãi suất hơn nữa sẽ giúp Phố Wall phấn chấn, trong khi sự sụt giảm của đồng đô la có thể sẽ tiếp diễn.

Ngoài ra, trọng tâm chú ý của thị trường trong tuần tới sẽ là thu nhập quý 2 của một số công ty công nghệ vốn và các công ty có cổ phiếu tăng trưởng ấn tượng - đã đẩy thị trường chứng khoán tăng điểm trong năm nay. Trong số đó có Microsoft và Alphabet sẽ báo cáo kết quả doanh thu vào ngày 25 tháng 7.

Tuần 24-28/7: Fed, ECB, BOJ cùng họp, tất thảy các kết quả đều khó dự đoán - Ảnh 2.

Đường cong lãi suất của Fed liệu đã đạt đỉnh?

2/ Châu Âu cũng trở nên khó đoán

Các nhà hoạch định chính sách của ECB dự kiến sẽ có cơ sở để quyết định một đợt tăng lãi suất nữa. Điều đó sẽ trở nên rõ ràng vào thứ Năm (27/7), với lãi suất tiền gửi cơ bản được cho là sẽ tăng 1/4 điểm lên 3,75%.

Giám đốc ECB, Christine Lagarde, chắc chắn sẽ bị thúc ép phải làm rõ những gì sẽ xảy ra vào tháng 9, và các nhà kinh tế đang bị chia rẽ quan điểm về việc liệu ECB sẽ có một đợt tăng lãi suất khác nữa hay tạm dừng từ sau tháng Bảy?

Hãy nhớ rằng, ông Klaas Knot, Chủ tịch Ngân hàng Hà Lan, người vốn có quan điểm ủng hộ mạnh mẽ việc thắt chặt tiền tệ, nói rằng “không có gì chắc chắn” về những động thái sau tháng Bảy.

Lạm phát cơ bản, trọng tâm chính của ECB, vẫn ở mức cao, nhưng tăng trưởng kinh tế đang suy yếu. Lĩnh vực dịch vụ trước đây kiên cường nhưng tháng Sáu vừa qua hầu như không tăng trưởng.

Dữ liệu PMI tháng 7 sơ bộ về hoạt động kinh doanh trên toàn cầu trong những ngày tới, cũng như khảo sát mới nhất của ECB về hoạt động cho vay của lĩnh vực ngân hàng, sẽ cung cấp thêm một số thông tin chuyên sâu ban đầu để thị trường phân tích.

Nói chung, danh sách những điều thị trường chờ đợi trong mùa hè này còn rất dài.

Tuần 24-28/7: Fed, ECB, BOJ cùng họp, tất thảy các kết quả đều khó dự đoán - Ảnh 3.

Đường cong lãi suất của ECB dự kiến sắp đạt đỉnh.

 3/ Chính sách tiền tệ của Nhật Bản sẽ như thế nào?

Ngân hàng Nhật Bản muốn tăng cường thông tin với các thị trường, nhưng có vẻ thị trường chưa thỏa mãn với những thông tin từ họ.

Vào thứ Năm (27/7), BoJ bắt đầu cũng họp 2 ngày, và thị trường đang chờ đợi những bình luận từ các nhà hoạch định chính sách đang giữ thái độ ôn hòa này.

Thông điệp của Thống đốc Kazuo Ueda về kích thích kinh tế "ổn định", bao gồm kiểm soát đường cong lợi suất (YCC), được một số người cho rằng đã bị hủy bỏ bởi những nhận xét gần đây của phó Thống đốc Shinichi Uchida.

Uchida nói rằng ông "hoàn toàn thừa nhận" tác động tiêu cực của YCC, điều mà những người ủng hộ quan điểm thắt chặt coi như một gợi ý về việc BoJ sắp nâng mức trần 0,5% đối với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm.

Sau đó ông Ueda một lần nữa ủng hộ việc tiếp tục nới lỏng như hiện tại và dữ liệu sẽ công bố vào thứ Sáu (28/7) sẽ cho thấy lạm phát của Nhật Bản có thể đã lên đến đỉnh điểm.

Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn tham chiếu trong hai tuần qua đã tăng từ 0,4% lên mức cao nhất trong 4 tháng là 0,485%, với việc thị trường tự chia thành hai phe. Điều đó tạo ra nhiều cơ hội cho một bất ngờ đáng kinh ngạc khác của BOJ.

Tuần 24-28/7: Fed, ECB, BOJ cùng họp, tất thảy các kết quả đều khó dự đoán - Ảnh 4.

CPI của Tokyo tiếp tục vượt mục tiêu của BoJ.

 4/ Kết quả kinh doanh sẽ tác động tới hị trường chứng khoán toàn cầu

Thu nhập hàng quý của các doanh nghiệp ở châu Âu đang bắt đầu tăng lên. Những dữ liệu sắp công bố sẽ rất quan trọng, khi mà chỉ số cổ phiếu STOXX 600 tăng khoảng 8% từ đầu năm đến nay.

Thị trường chứng khoán đã có một đợt hồi phục trong tháng 7 này, trước thời điểm mà Barclays mô tả là mùa báo cáo hàng quý về "thắng hay thua ".

Theo dữ liệu I/B/E/S từ Refinitiv, doanh thu quý II dự kiến sẽ giảm 9,2% so với một năm trước đó, với tổng thu nhập có thể bị ảnh hưởng bởi hiệu suất kém từ các công ty năng lượng.

Cổ phiếu đã tăng điểm vào đầu năm nay khi các nhà đầu tư, những người chủ yếu có quan điểm bi quan về tăng trưởng kinh tế châu Âu, chuyển hướng lo ngại ra toàn cầu khi tăng trưởng ở nhiều nơi gặp thách thức.

Đó là một câu chuyện kinh tế vĩ mô chứ không phải là câu chuyện về thu nhập, điều này khiến chứng khoán châu Âu dễ bị tổn thương khi các công ty không đạt được mục tiêu lợi nhuận. Nhưng trái lại, một kết quả tốt hơn mong đợi có thể thúc đẩy một đợt tăng giá cổ phiếu khác.

Tuần 24-28/7: Fed, ECB, BOJ cùng họp, tất thảy các kết quả đều khó dự đoán - Ảnh 5.

Thu nhập của Châu Âu dự kiến sẽ giảm trong quý II.

 5/ Bầu cử ở Tây Ban Nha cho thấy sự bấp bênh ở châu Âu

Người dân Tây Ban Nha tiến hành bầu cử vào Chủ nhật (23/7). Các cuộc thăm dò dự báo Đảng Nhân dân bảo thủ sẽ đánh bại Đảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa cầm quyền, nhưng có thể sẽ cần sự hỗ trợ từ đảng cực hữu Vox để thành lập chính phủ.

Điều mà thị trường thế giới quan tâm là người chiến thắng trong cuộc bầu cử này có thể thành lập chính phủ nhanh như thế nào? Có một câu nói sáo rỗng rằng thị trường chứng khoán ghét sự không chắc chắn, nhưng câu đó rất có lý.

Ngoài ra, trọng tâm chú ý từ kết quả bầu cử này là liệu áp lực đối với các bên trong việc cắt giảm thuế hoặc tăng chi tiêu có làm xấu đi tình hình tài chính của Tây Ban Nha hay không?

Với tỷ lệ nợ cao, trên 100% GDP, nền kinh tế Tây Ban Nha đang chậm lại và các quy định tài chính chặt chẽ hơn của EU sẽ có hiệu lực vào năm 2024 gây lo ngại về triển vọng kinh tế trong tương lai của nước này.

Các nhà đầu tư cổ phiếu cũng đang theo dõi chặt chẽ lĩnh vực năng lượng, lĩnh vực mà hai đảng chính ở Tây Ban Nha có những ưu tiên khác nhau và lĩnh vực tài chính.

Tuần 24-28/7: Fed, ECB, BOJ cùng họp, tất thảy các kết quả đều khó dự đoán - Ảnh 6.

Các quy định của EU về tài chính có thể sẽ làm thay đổi hiện trạng sức khỏe của các nền kinh tế khu vực.

Tham khảo: Refinitiv

Adblock test (Why?)


Tuần 24-28/7: Fed, ECB, BOJ cùng họp, tất thảy các kết quả đều khó dự đoán - Cafef.vn
Read More

Bộ Tài chính công bố kết quả kiểm tra tiền công đức, chùa Ba Vàng và hơn 50 chùa không báo cáo - Báo Tuổi Trẻ

Bộ Tài chính cho biết còn nhiều chùa chưa báo cáo tiền công đức - Ảnh: T.ĐIỂU

Bộ Tài chính cho biết còn nhiều chùa chưa báo cáo tiền công đức - Ảnh: T.ĐIỂU

Báo cáo của Bộ Tài chính gửi Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ngày 21-7 về kết quả thực hiện thí điểm kiểm tra việc quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử - văn hóa, đình chùa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2022 và bốn tháng đầu năm 2023.

Đoàn kiểm tra việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội; xem xét việc mở tài khoản, mở sổ sách ghi chép số thu, chi tiền công đức, tài trợ, nội dung sử dụng tiền công đức, tài trợ và giám sát việc tiếp nhận, kiểm đếm, sử dụng tiền công đức, tài trợ.

Chùa Ba Vàng và hơn 50 chùa không báo cáo tiền công đức

Kết quả, tổng số thu năm 2022 là 70,8 tỉ đồng (không bao gồm các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng), bằng khoảng 40 - 60% số thu công đức, tài trợ năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19. Tổng số chi 54,4 tỉ đồng.

Bốn tháng đầu năm 2023 tổng số thu 61 tỉ đồng (không bao gồm các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng), gần bằng số thu cả năm 2022. Tổng số chi 29,4 tỉ đồng.

Một số di tích có số thu trong 4 tháng đầu năm 2023 trên 1 tỉ đồng, gồm di tích đền Cửa Ông - Cặp Tiên 19,8 tỉ đồng (chiếm 32% tổng số thu tiền công đức, tài trợ tại các di tích trên địa bàn tỉnh); khu di tích lịch sử và danh thắng cảnh Yên Tử gần 7,2 tỉ đồng (riêng tại chùa Đồng 4,3 tỉ đồng); đền Thánh Mẫu ở Trà Cổ, Móng Cái 5,3 tỉ đồng; khu di tích lịch sử Bạch Đằng, Hạ Long 3,2 tỉ đồng; chùa Hưng Học ở Nam Hòa, Quảng Yên 2,7 tỉ đồng...

Đáng chú ý, Bộ Tài chính cho biết số liệu nêu trên mới chỉ được tổng hợp từ báo cáo của 221/450 di tích lịch sử - văn hóa thuộc diện cần kiểm tra (khoảng 47%).

Sau khi loại trừ số di tích không có công đức, còn trên 50 di tích không có số liệu báo cáo. Trong đó có chùa Ba Vàng ở Uông Bí thuộc di tích cấp tỉnh, được đánh giá có số thu công đức tốt.

Với các chùa không báo cáo, Bộ Tài chính dẫn khoản 2, điều 18 thông tư số 04/2023/TT-BTC quy định tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích có trách nhiệm "cung cấp kịp thời thông tin khi được cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật".

Theo Bộ Tài chính, nếu tính báo cáo đầy đủ các khoản công đức tại các di tích, tổng số thu tiền công đức, tài trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cả năm 2023 khoảng trên 180 tỉ đồng.

"Băn khoăn" về tính khách quan trong kiểm đếm tiền công đức của Yên Tử

Trong báo cáo có nội dung đáng chú ý liên quan tới Yên Tử. Theo Bộ Tài chính, trong 5 khu di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh, khu di tích lịch sử và danh thắng cảnh Yên Tử là điểm du lịch sinh thái tâm linh nổi tiếng, mỗi năm đón trên 2 triệu lượt du khách.

Đoàn kiểm tra nhận thấy công tác giám sát tiếp nhận, kiểm đếm tiền trong hòm công đức tuy có sự phối hợp của nhiều bên liên quan, nhưng số thu tiền công đức năm 2022 3,7 tỉ đồng dường như không hợp lý, vì nó chỉ tương đương số thu tại khu di tích lịch sử Bạch Đằng (3,3 tỉ đồng), thấp hơn so với số thu tại đền Thánh Mẫu, di tích cấp tỉnh ở phường Trà Cổ, Móng Cái (5,8 tỉ đồng) và chưa bằng 1/5 số thu tại đền Cửa Ông (20,1 tỉ đồng).

"Nhìn số liệu so sánh nêu trên không tránh khỏi những băn khoăn về tính khách quan trong việc tiếp nhận, kiểm đếm tiền công đức tại khu di tích lịch sử và danh thắng cảnh Yên Tử", báo cáo của Bộ Tài chính viết.

Báo của cũng cho hay tại các di tích có nhà sư trụ trì, đa số di tích có báo cáo thu, chi nhưng chỉ là khoản tiền trong hòm công đức. Thực tế có một số khoản công đức khác dưới hình thức đặt lễ, chuyển khoản không được phản ánh trong báo cáo gửi cho đoàn kiểm tra.

Trong khi đó, theo đánh giá của du khách, các khoản này thường cao hơn so với bỏ trong hòm công đức.

Báo cáo dẫn ví dụ tại khu di tích lịch sử và danh thắng cảnh Yên Tử, theo số liệu do Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử cung cấp, từ năm 2007 đến tháng 4-2023, tổng thu tiền trong hòm công đức 287 tỉ đồng, tổng chi khoảng 638 tỉ đồng.

Bộ cho rằng số thu tiền công đức thực tế cao hơn số thu nêu trong báo cáo gửi cho đoàn kiểm tra ít nhất khoảng 351 tỉ đồng, nếu tính số thu bằng số chi.

Sẽ kiểm tra trên cả nước

Sau đợt kiểm tra với Quảng Ninh, việc kiểm tra việc thu chi tiền công đức sẽ diễn ra trên cả nước, thời gian kiểm tra trong hai năm 2022-2023.

Đối tượng kiểm tra là các di tích lịch sử - văn hóa, đình chùa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp bằng xếp hạng di tích hoặc đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

Các tỉnh cần gửi báo cáo kết quả kiểm tra về Bộ Tài chính trong quý 1-2024.

Adblock test (Why?)


Bộ Tài chính công bố kết quả kiểm tra tiền công đức, chùa Ba Vàng và hơn 50 chùa không báo cáo - Báo Tuổi Trẻ
Read More

Saturday, July 22, 2023

Bộ Tài chính công bố kết quả kiểm tra tiền công đức, chùa Ba Vàng và hơn 50 chùa không báo cáo - Báo Tuổi Trẻ

Bộ Tài chính cho biết còn nhiều chùa chưa báo cáo tiền công đức - Ảnh: T.ĐIỂU

Bộ Tài chính cho biết còn nhiều chùa chưa báo cáo tiền công đức - Ảnh: T.ĐIỂU

Báo cáo của Bộ Tài chính gửi Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ngày 21-7 về kết quả thực hiện thí điểm kiểm tra việc quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử - văn hóa, đình chùa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2022 và bốn tháng đầu năm 2023.

Đoàn kiểm tra việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội; xem xét việc mở tài khoản, mở sổ sách ghi chép số thu, chi tiền công đức, tài trợ, nội dung sử dụng tiền công đức, tài trợ và giám sát việc tiếp nhận, kiểm đếm, sử dụng tiền công đức, tài trợ.

Chùa Ba Vàng và hơn 50 chùa không báo cáo tiền công đức

Kết quả, tổng số thu năm 2022 là 70,8 tỉ đồng (không bao gồm các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng), bằng khoảng 40 - 60% số thu công đức, tài trợ năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19. Tổng số chi 54,4 tỉ đồng.

Bốn tháng đầu năm 2023 tổng số thu 61 tỉ đồng (không bao gồm các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng), gần bằng số thu cả năm 2022. Tổng số chi 29,4 tỉ đồng.

Một số di tích có số thu trong 4 tháng đầu năm 2023 trên 1 tỉ đồng, gồm di tích đền Cửa Ông - Cặp Tiên 19,8 tỉ đồng (chiếm 32% tổng số thu tiền công đức, tài trợ tại các di tích trên địa bàn tỉnh); khu di tích lịch sử và danh thắng cảnh Yên Tử gần 7,2 tỉ đồng (riêng tại chùa Đồng 4,3 tỉ đồng); đền Thánh Mẫu ở Trà Cổ, Móng Cái 5,3 tỉ đồng; khu di tích lịch sử Bạch Đằng, Hạ Long 3,2 tỉ đồng; chùa Hưng Học ở Nam Hòa, Quảng Yên 2,7 tỉ đồng...

Đáng chú ý, Bộ Tài chính cho biết số liệu nêu trên mới chỉ được tổng hợp từ báo cáo của 221/450 di tích lịch sử - văn hóa thuộc diện cần kiểm tra (khoảng 47%).

Sau khi loại trừ số di tích không có công đức, còn trên 50 di tích không có số liệu báo cáo. Trong đó có chùa Ba Vàng ở Uông Bí thuộc di tích cấp tỉnh, được đánh giá có số thu công đức tốt.

Với các chùa không báo cáo, Bộ Tài chính dẫn khoản 2, điều 18 thông tư số 04/2023/TT-BTC quy định tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích có trách nhiệm "cung cấp kịp thời thông tin khi được cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật".

Theo Bộ Tài chính, nếu tính báo cáo đầy đủ các khoản công đức tại các di tích, tổng số thu tiền công đức, tài trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cả năm 2023 khoảng trên 180 tỉ đồng.

"Băn khoăn" về tính khách quan trong kiểm đếm tiền công đức của Yên Tử

Trong báo cáo có nội dung đáng chú ý liên quan tới Yên Tử. Theo Bộ Tài chính, trong 5 khu di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh, khu di tích lịch sử và danh thắng cảnh Yên Tử là điểm du lịch sinh thái tâm linh nổi tiếng, mỗi năm đón trên 2 triệu lượt du khách.

Đoàn kiểm tra nhận thấy công tác giám sát tiếp nhận, kiểm đếm tiền trong hòm công đức tuy có sự phối hợp của nhiều bên liên quan, nhưng số thu tiền công đức năm 2022 3,7 tỉ đồng dường như không hợp lý, vì nó chỉ tương đương số thu tại khu di tích lịch sử Bạch Đằng (3,3 tỉ đồng), thấp hơn so với số thu tại đền Thánh Mẫu, di tích cấp tỉnh ở phường Trà Cổ, Móng Cái (5,8 tỉ đồng) và chưa bằng 1/5 số thu tại đền Cửa Ông (20,1 tỉ đồng).

"Nhìn số liệu so sánh nêu trên không tránh khỏi những băn khoăn về tính khách quan trong việc tiếp nhận, kiểm đếm tiền công đức tại khu di tích lịch sử và danh thắng cảnh Yên Tử", báo cáo của Bộ Tài chính viết.

Báo của cũng cho hay tại các di tích có nhà sư trụ trì, đa số di tích có báo cáo thu, chi nhưng chỉ là khoản tiền trong hòm công đức. Thực tế có một số khoản công đức khác dưới hình thức đặt lễ, chuyển khoản không được phản ánh trong báo cáo gửi cho đoàn kiểm tra.

Trong khi đó, theo đánh giá của du khách, các khoản này thường cao hơn so với bỏ trong hòm công đức.

Báo cáo dẫn ví dụ tại khu di tích lịch sử và danh thắng cảnh Yên Tử, theo số liệu do Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử cung cấp, từ năm 2007 đến tháng 4-2023, tổng thu tiền trong hòm công đức 287 tỉ đồng, tổng chi khoảng 638 tỉ đồng.

Bộ cho rằng số thu tiền công đức thực tế cao hơn số thu nêu trong báo cáo gửi cho đoàn kiểm tra ít nhất khoảng 351 tỉ đồng, nếu tính số thu bằng số chi.

Sẽ kiểm tra trên cả nước

Sau đợt kiểm tra với Quảng Ninh, việc kiểm tra việc thu chi tiền công đức sẽ diễn ra trên cả nước, thời gian kiểm tra trong hai năm 2022-2023.

Đối tượng kiểm tra là các di tích lịch sử - văn hóa, đình chùa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp bằng xếp hạng di tích hoặc đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

Các tỉnh cần gửi báo cáo kết quả kiểm tra về Bộ Tài chính trong quý 1-2024.

Adblock test (Why?)


Bộ Tài chính công bố kết quả kiểm tra tiền công đức, chùa Ba Vàng và hơn 50 chùa không báo cáo - Báo Tuổi Trẻ
Read More

Friday, July 21, 2023

Bà Yellen: Mỹ coi Việt Nam là ‘đối tác tin cậy’ để chuyển chuỗi cung ứng - VOA Tiếng Việt - VOA Vietnamese

Hoa Kỳ coi Việt Nam là đối tác quan trọng để mở rộng các nguồn năng lượng xanh và xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt hơn, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen phát biểu tại Hà Nội hôm 21/7 trong khuôn khổ chuyến công du Việt Nam, Reuters cho biết.

‘Friendshoring’

“Chúng tôi không tìm cách xây dựng mọi thứ ở Mỹ. Thay vào đó, chúng tôi tin rằng khả năng phục hồi kinh tế dài hạn đòi hỏi chuỗi cung ứng toàn cầu đa dạng,” bà Yellen được Tuổi Trẻ dẫn lời nói. “Điều này có nghĩa là làm sâu sắc thêm hội nhập kinh tế của Mỹ với nhiều quốc gia mà Mỹ có thể tin cậy, trong đó có Việt Nam.”

Bà cho biết việc này nằm trong chương trình nghị sự của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm tăng cường sức chống chịu cho nền kinh tế Mỹ trước những cú sốc trong thời gian qua như dịch bệnh, địa chính trị khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy.
Bà Yellen nói trước Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN rằng thương mại giữa hai nước đã tăng trưởng gần 25% một năm trong hai thập kỷ qua và đạt mức kỷ lục vào năm ngoái.

“Không có dấu hiệu nào cho thấy đà này đang chậm lại,” bà Yellen nói và lưu ý đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn của Việt Nam cũng đang tăng tốc.

Chuyến thăm của bà Yellen là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm nâng cấp quan hệ với Việt Nam vào lúc nước này nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc bằng cách mở rộng sản xuất trong nước và thúc đẩy thương mại với các đối tác đáng tin cậy. Nhưng các nhà phân tích nhận định rằng nỗ lực của Mỹ gặp phải một sự chống đối nhất định ở Hà Nội do lo ngại Trung Quốc có thể coi động thái này là thù địch.

Bà Yellen lưu ý rằng Việt Nam đã trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu và dẫn ra các khoản đầu tư lớn của các công ty Mỹ tại Việt Nam.

Điển hình như công ty Amkor, có trụ sở tại bang Arizona, sẽ mở nhà máy lắp ráp, thử nghiệm chất bán dẫn tại tỉnh Bắc Ninh, còn hãng Intel có cơ sở lắp ráp và thử nghiệm lớn nhất thế giới đặt tại Khu công nghệ cao Sài Gòn thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Một công ty Mỹ khác là Onsemi cũng đang sản xuất chip được sử dụng trong ô tô ở tỉnh Đồng Nai.

Bài diễn văn của bà Yellen không đả động gì đến Trung Quốc. Bà nhấn mạnh nỗ lực của Washington đưa chuỗi cung ứng đến những nước thân thiện (friendshoring) không chỉ dành cho ‘một nhóm các nước’, mà mang tính mở và cho phép các nền kinh tế tiên tiến, các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển cùng tham gia.

Bà cho biết Washington đang tìm cách tăng cường quan hệ với các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển, bao gồm thông qua cam kết của G7 huy động 600 tỷ đô la đầu tư cho cơ sở hạ tầng, mà các chuyên gia coi là nhằm để đối trọng với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Mỹ cũng đang nỗ lực giúp các nước, trong đó có Việt Nam, đối phó khủng hoảng khí hậu ngày càng tồi tệ, bà Yellen nói và chỉ ra sự hỗ trợ của Mỹ cho chương trình Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng của Việt Nam vốn đang tìm cách huy động 15 tỷ đô la trong các quỹ công và quỹ tư để giúp Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

“Bây giờ, điều quan trọng là phải tăng cường hợp tác để tạo thời cơ cho những nỗ lực này ở Việt Nam, đánh giá cơ hội dự án với các ngân hàng phát triển đa phương và đưa ra Kế hoạch huy động nguồn lực để xây dựng lộ trình thực hiện,” bà Yellen nói.

Adblock test (Why?)


Bà Yellen: Mỹ coi Việt Nam là ‘đối tác tin cậy’ để chuyển chuỗi cung ứng - VOA Tiếng Việt - VOA Vietnamese
Read More

Giá vàng hôm nay 27/1/2024: Vàng đảo chiều tăng trở lại - Báo Công Thương

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, ...