Thủ tướng giao ông Nguyễn Thanh Nghị làm việc với ông Bùi Thành Nhơn về dự án ở Đồng Nai
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3899 về việc tháo gỡ vướng mắc tại các dự án của Novaland ở tỉnh Đồng Nai.
Theo đó, Thủ tướng nhận được công văn của Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuyển đơn của Công ty CP Tập đoàn đầu tư địa ốc No Va - Đồng Nai, về việc đề nghị khẩn cấp tháo gỡ vướng mắc tại các dự án ở Đồng Nai. Do đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị bộ trưởng Bộ Xây dựng trực tiếp làm việc với ông Bùi Thành Nhơn (chủ tịch Novaland) và báo cáo lại với Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị sẽ làm việc trực tiếp với ông Bùi Thành Nhơn liên quan đến các dự án tại Aqua City.
Trước đó, tại hội nghị do Thủ tướng chủ trì vào tháng 2-2023, ông Bùi Thành Nhơn kiến nghị chọn Aqua City làm dự án thí điểm để Tổ công tác của Thủ tướng cùng địa phương tháo gỡ các vướng mắc pháp lý.
Theo ông Nhơn, nếu dự án này được tháo gỡ sẽ là đầu mối tháo gỡ các khó khăn khác của tập đoàn, giúp hoàn thiện dự án và thực hiện các nghĩa vụ với khách hàng, với các nhà thầu, các chủ nợ.
Novaland gặp vướng gì ở Đồng Nai?
Tại Đồng Nai, Novaland và các công ty trực thuộc đang là chủ đầu tư của 9 dự án. Đây là các dự án thành phần của dự án khu đô thị kinh tế mở Long Hưng và khu đô thị dịch vụ thương mại cao cấp Cù lao Phước Hưng. 9 dự án thành phần của Aqua City được hình thành từ việc tách dự án hoặc doanh nghiệp này nhận chuyển nhượng một phần dự án từ các chủ đầu tư cấp một.
Thời điểm chuyển nhượng, hai dự án lớn trên đã được cơ quan thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết tỉ lệ 1/500, giao đất, cho thuê đất, đóng tiền sử dụng đất và cấp giấy phép xây dựng.
Sau đó, Novaland đã đầu tư, xây dựng các dự án thành phần. Tuy nhiên, hai năm qua Novaland không thể hoàn thành thủ tục đầu tư xây dựng để kinh doanh các dự án vì việc phê duyệt các điều chỉnh quy hoạch bị kéo dài. Hiện vướng mắc tại các dự án này có nguyên nhân từ sự không đồng bộ các quy hoạch chung TP Biên Hòa, quy hoạch phân khu C4 và quy hoạch chi tiết của các dự án.
Tại văn bản gửi Thủ tướng vào đầu tháng 5-2023, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Biên Hòa phê duyệt vào năm 2014, quy hoạch phân khu C4 được duyệt vào năm 2016. Tuy nhiên, tại các thời điểm phê duyệt trên đã chưa cập nhật đầy đủ các hồ sơ quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 của các dự án đã được phê duyệt trước đó, trong đó có dự án của Novaland. Do đó, Đồng Nai kiến nghị chấp thuận chủ trương cho Đồng Nai lập hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP Biên Hòa.
Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Novaland kiến nghị cho phép Đồng Nai điều chỉnh đồ án quy hoạch phân khu C4 trên cơ sở cập nhật hiện trạng và đồ án quy hoạch chi tiết các dự án, cho cập nhật đồ án quy hoạch phân khu C4 vào đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung TP Biên Hòa đang làm…
Bên cạnh những vướng mắc về quy hoạch, việc bố trí quỹ đất xây nhà ở xã hội tại các dự án của Novaland vẫn chưa thống nhất.
Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines xếp vị trí thứ 20 trong danh sách các hãng hàng không tốt nhất thế giới năm 2023 do AirlineRatings.com công bố.
Vietnam Airlines xếp vị trí thứ 20 trong danh sách của AirlineRatings.com. Ảnh: HVN.
Air New Zealand được đánh giá là hãng hàng không của năm 2023, theo công bố mới nhất từ cơ quan đánh giá sản phẩm và an toàn hàng không có trụ sở tại Australia AirlineRatings.com, CNN Travel đưa tin hôm 31/5.
AirlineRatings.com cho biết những giường hạng phổ thông SkyNest hấp dẫn của Air New Zealand - dự kiến ra mắt năm 2024 - là một trong những yếu tố chính quyết định vị trí số một của hãng.
“Hãng luôn đổi mới và không hài lòng với sản phẩm sẵn có mà phải cải tiến sản phẩm và ghế ngồi tốt hơn. Chính sự tập trung vào phúc lợi và sự thoải mái của hành khách hạng phổ thông đã gây ấn tượng với ban giám khảo", Geoffrey Thomas - người đứng đầu AirlineRatings.com - nói với CNN Travel.
Air New Zealand cũng được đề cao ở tiêu chí vận hành an toàn, đi đầu về bảo vệ môi trường và động lực cho nhân viên.
Trong khi đó, hãng hàng không Qatar Airways - đứng đầu bảng xếp hạng của AirlineRatings.com năm 2022 - đứng ở vị trí thứ 2 trong năm nay, đồng thời giành được các giải thưởng Hạng Thương gia Tốt nhất, Dịch vụ ăn uống Tốt nhất và Xuất sắc trong Bay Đường dài - Trung Đông.
Vị trí thứ ba trong danh sách năm nay thuộc về hãng Etihad Airways của Abu Dhabi.
Korean Air xếp vị trí thứ tư và giành giải Xuất sắc trong Bay Đường dài - Bắc Á. Singapore Airlines, dẫn đầu ở hạng mục Hạng Nhất tốt nhất và giải thưởng Xuất sắc trong Bay Đường dài - Đông Nam Á, ở vị trí thứ 5.
Để đưa ra đánh giá xếp hạng hàng năm (bắt đầu từ năm 2014), AirlineRatings.com kiểm tra các cuộc kiểm toán chính về an toàn và quản trị, cũng như xem xét tuổi của đội bay, đánh giá của hành khách, lợi nhuận, xếp hạng đầu tư, dịch vụ sản phẩm và quan hệ nhân viên.
Top 25 hãng hàng không tốt nhất năm 2023 theo xếp hạng của AirlineRatings.com:
The Great Air Race - John Lancaster kể câu chuyện về những người đã đánh đổi mạng sống của mình để ngày nay chúng ta có thể xách vali lên, bay từ nước này sang nước khác.
Trong cuốn sách, tác giả giới thiệu với độc giả những cảnh tượng xa lạ với các chuyến bay ngày nay. Máy bay tham gia cuộc đua không có phanh hoặc dù. Các cụm từ mô tả kịch tính như “một màng lửa cuộn phía sau động cơ” xuất hiện trong hàng chục đoạn, xuyên suốt cuốn sách.
Phó thống đốc: Nới lỏng tín dụng khó khăn sẽ chuyển về phía ngân hàng
Ông Phạm Thanh Hà, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, khó khăn nhất với cơ quan này là phải tìm được điểm hài hòa để vừa hỗ trợ nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.
Theo Phó thống đốc, khó khăn của nền kinh tế là khó khăn tổng thể, trong đó có thể phân ra khó khăn của doanh nghiệp và khó khăn của các ngân hàng.
Nếu các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp ở mức chấp nhận được thì nền kinh tế sẽ tốt lên. Nếu ngân hàng hoãn, giãn nợ, nới lỏng điều kiện tín dụng thì khó khăn sẽ chuyển về phía ngân hàng, gây nguy cơ rủi ro mất an toàn hệ thống.
Bài toán khó đặt ra ở đây là, Ngân hàng Nhà nước phải tìm được điểm hài hoà vẫn hỗ trợ cho nền kinh tế, nhưng vẫn đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Đặc biệt, trong điều hành chính sách tiền tệ không cho phép “thử sai”. Vì vậy, trong điều hành chính sách tiền tệ cần hướng đến cân bằng các mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, hướng đến mục tiêu chung dài hạn ổn định hệ thống ngân hàng.
Những tháng còn lại của năm 2023 được dự báo tiếp tục còn nhiều thách thức với điều hành chính sách tiền tệ tới từ diễn biến phức tạp của cả kinh tế thế giới lẫn trong nước. Kinh tế thế giới dự kiến tăng trưởng chậm lại với nhiều bất trắc, lạm phát dù đã có dấu hiệu qua đỉnh nhưng vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao tại nhiều nước, nhiều ngân hàng Trung ương vẫn duy trì chính sách lãi suất cao, giá hàng hóa thế giới tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến động mạnh.
Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế trong nước cũng đứng trước những rủi ro ngày càng tăng khi cầu thế giới suy giảm tác động tiêu cực lên các ngành sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo, áp lực lạm phát vẫn còn, các hoạt động đầu tư, tiêu dùng cũng gặp nhiều khó khăn.
Theo đó, từ nay đến cuối năm, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi sát diễn biến kinh tế, tiền tệ trong và ngoài nước, điều hành chắc chắn, chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.
Thứ nhất, điều hành nghiệp vụ thị trường mở linh hoạt, chủ động, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống tổ chức tín dụng. Tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng để hỗ trợ thanh khoản, cho vay các chương trình đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hỗ trợ quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu; Điều hành công cụ dự trữ bắt buộc phù hợp với diễn biến kinh tế, tiền tệ, các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ khác để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ.
Thứ hai, điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; tiếp tục khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Thứ ba, điều hành tỷ giá phù hợp với điều kiện thị trường, can thiệp thị trường khi cần thiết, phối hợp đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ để bình ổn thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Thứ tư, tiếp tục điều hành tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu định hướng 14-15% cả năm 2023; chỉ đạo tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
Vốn đăng ký doanh nghiệp thành lập mới 5 tháng đầu năm chỉ nhỉnh hơn cùng kỳ 2020, còn lại giảm mạnh so với giai đoạn từ 2019 đến nay.
Số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố cho biết, trong 5 tháng đầu năm, cả nước có hơn 61.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn là 568.700 tỷ đồng - giảm 1,6% về số doanh nghiệp và giảm 25,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
Tổng số vốn đăng ký trong 5 tháng qua chỉ nhỉnh hơn cùng kỳ 2020 - thời kỳ Covid-19 mới xuất hiện ở Việt Nam, còn lại giảm mạnh so trong giai đoạn 2019-2023.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp chỉ đạt 9,2 tỷ đồng, mức thấp nhất trong 5 tháng đầu năm kể từ năm 2017.
Nếu tính cả 824.900 tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 21.100 doanh nghiệp tăng vốn, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 5 tháng đầu năm là hơn 1,39 triệu tỷ đồng, giảm 43%.
Bên cạnh đó, số liệu cho thấy, có gần 33.000 doanh nghiệp quay lại hoạt động cũng giảm 7,4% so với cùng kỳ; 55.200 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn, tăng 20,3%; 25.500 doanh nghiệp chờ giải thể, tăng 34,1%; 7.300 doanh nghiệp hoàn tất giải thể.
Bình quân một tháng có 17.600 doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Các doanh nghiệp này chủ yếu thuộc nhóm kinh doanh bất động sản, vận tải kho bãi, công nghiệp chế biến chế tạo.
Thiếu vốn, dòng tiền mới là vấn đề chung của hầu hết doanh nghiệp hiện nay. Dòng vốn của nền kinh tế bắt đầu gặp vấn đề từ đầu năm ngoái khi tín dụng tăng vọt, nhưng các doanh nghiệp sản xuất vẫn khát vốn. Lý do là một phần tăng trưởng chảy vào nhóm bất động sản, dùng để cơ cấu lại các khoản vay trái phiếu còn doanh nghiệp sản xuất thì thiếu vốn.
Đến nửa cuối năm 2022, tình hình còn khó khăn hơn. Chứng khoán lao dốc khiến việc huy động vốn trở nên bất khả thi, thị trường trái phiếu khủng hoảng, dòng vốn ngân hàng cạn kiệt vì tăng trưởng quá nhanh trước đó, trong khi thị trường bất động sản đóng băng đã đẩy nhiều doanh nghiệp vào trạng thái "mất thanh khoản" dù tài sản ghi nhận không ít.
Ngoài ra, lạm phát tăng trên toàn cầu khiến các ngân hàng trung ương phải đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất. Việt Nam, với độ mở kinh tế lớn, không thể đứng ngoài. Mặt bằng lãi suất tăng nhanh từ giữa 2022, với lãi vay trung bình cho doanh nghiệp có lúc lên khoảng 12% một năm, thậm chí có nơi lên 14% một năm, khoản vay cho cá nhân có thời điểm lên hơn 16%.
Hiện lãi suất có phần hạ nhiệt hơn, nhưng nhìn chung mặt bằng lãi vay vẫn cao so với ngưỡng chịu đựng của doanh nghiệp.
Theo báo cáo của Chính phủ, bình quân lãi suất cho vay mới là 9,3% nhưng số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho thấy, lãi suất cho vay bình quân tại 35 ngân hàng thương mại tới cuối tháng 3 khoảng 10,23%, cao hơn 0,56 điểm phần trăm so với cuối 2022.
Tăng trưởng tín dụng đến 24/4 chỉ đạt gần 2,7%, bằng 1/3 mức tăng cùng kỳ, cho thấy khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp, nền kinh tế hạn chế. Việc này, theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR), đã ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đại diện một tập đoàn bất động sản lớn trên thị trường cho biết họ có nguyện vọng được tiếp vốn dù lãi vay tăng nhưng ngân hàng vẫn "lắc đầu". Các điều kiện về hạn mức vay hay tài sản đảm bảo đều được doanh nghiệp này đáp ứng nhưng phía ngân hàng vẫn "chần chừ" do lo ngại rủi ro.
Khảo sát của Ban IV và VnExpress trên gần 10.000 doanh nghiệp cũng cho thấy một bức tranh kinh doanh tương tự với nhiều màu tối. Theo đó trên 82% doanh nghiệp cho biết dự kiến giảm quy mô, tạm dừng hoặc ngừng kinh doanh trong các tháng còn lại năm nay. Các doanh nghiệp còn hoạt động hầu hết cho biết sẽ cắt giảm lao động, dự báo giảm doanh thu.
Hiện khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là thiếu đơn hàng, chi phí sản xuất cao, thủ tục hành chính phức tạp, trong khi đói vốn. Cụ thể, 79,1% doanh nghiệp đánh giá triển vọng tiếp cận vốn là tiêu cực hoặc rất tiêu cực trong năm nay. Trong đó, doanh nghiệp ngành xây dựng là bi quan nhất.
Chuyên gia cho rằng áp lực suy thoái kinh tế rất lớn nên Việt Nam cần có chính sách kịp thời và tăng thêm các nguồn lực, cung ứng vốn cho doanh nghiệp.
Hết quý I, tốc độ tăng trưởng GDP nước ta đạt 3,32%. Ảnh: Chí Hùng.
Tại tọa đàm "Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 28/5, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng tác động của yếu tố thế giới đang ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó yếu tố lạm phát ảnh hưởng rất mạnh.
"Mặc dù trong bối cảnh khó khăn, nhưng kết quả điều hành kinh tế vĩ mô và tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, kiểm soát lạm phát của nền kinh tế nước ta vẫn đạt được kết quả đáng khích lệ", Thứ trưởng đánh giá.
Theo ông, hết quý I, tốc độ tăng trưởng GDP nước ta đạt 3,32%, trong khi các đối tác chính, nền kinh tế lớn có tốc độ tăng trưởng thấp như Mỹ đạt chỉ 1,6%; EU, Nhật Bản đạt 1,3%, Hàn Quốc đạt 0,8%.
Cần hướng dòng vốn vào đúng đối tượng
"Khi tăng trưởng thấp, cầu tiêu dùng của những nền kinh tế lớn cũng giảm theo, dẫn tới đơn hàng của doanh nghiệp và sản phẩm đầu ra của Việt Nam bị ảnh hưởng. Trong quý I/2023, tăng trưởng của lĩnh vực chế biến, chế tạo giảm đáng kể", Thứ trưởng đánh giá.
Trước bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động khó lường, nhiều ngân hàng rơi vào khủng hoảng và xung đột địa chính trị vẫn chưa có hồi kết, GS Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội, Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân nhận định nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới là có cơ sở.
Vị chuyên gia cho rằng Việt Nam cần tiếp tục sử dụng chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng, kiểm soát được dòng tiền. Về thuế VAT nên để mở, nếu đến ngày 31/12, tình hình kinh tế còn phức tạp thì Chính phủ có thể đề xuất ngay Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thay vì chờ kỳ họp Quốc hội tới.
"Bên cạnh đó cần hỗ trợ lãi suất hướng đúng dòng vốn vào đối tượng cần được hỗ trợ. Đồng thời có chính sách hỗ trợ thuế, phí cho các doanh nghiệp. Hiện nay, do thiếu đơn hàng nên nhiều doanh nghiệp phải sa thải lao động thì phải tính đến các chính sách hỗ trợ xã hội, giãn hoãn đóng bảo hiểm xã hội...", ông Cường nói.
Doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn về đơn hàng, tiếp cận vốn. Ảnh: Quỳnh Danh.
Theo vị chuyên gia, doanh nghiệp đang huy động vốn qua 2 nguồn lực là trái phiếu và ngân hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh này, cần cân bằng giữa các chính sách kiểm soát lạm phát và chuyển hướng đầu tư cung ứng vốn cho doanh nghiệp.
16 doanh nghiệp đã được gia hạn, hoán đổi nợ trái phiếu
GS Hoàng Văn Cường đánh giá trái phiếu doanh nghiệp kênh cung ứng vốn rất quan trọng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đầu năm 2022, khi sự cố một số doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng pháp lý thì khi đó nhà đầu tư mới thấy rủi ro chứ không đơn giản như gửi tiết kiệm ngân hàng.
"Đây không phải thị trường mua bán hàng hóa thông thường theo đó đòi hỏi phải có khuôn khổ pháp lý và bản thân doanh nghiệp tham gia phải có năng lực và trách nhiệm. Đồng thời, nhà đầu tư cá nhân phải có hiểu biết kỹ về thị trường này, bởi lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn", ông nói.
Nhà đầu tư cá nhân phải có hiểu biết kỹ về thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, bởi lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn.
GS.TS Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội, Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân
Chia sẻ thêm, TS Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu cho rằng có 3 loại phát hành trái phiếu doanh nghiệp, thứ nhất là phát hành trái phiếu có bảo hiểm. Thứ hai, phát hành trái phiếu có bảo lãnh. Thứ 3 là loại trái phiếu hoàn toàn không có bảo lãnh, bảo hiểm thì phải có ít nhất 2 công ty đánh giá tín nhiệm để người dân yên tâm.
"Lãi suất trái phiếu phát hành của doanh nghiệp Việt Nam đang rất cao so với thế giới, lên tới 13-15%. Theo đó, nếu có rủi ro hay sự cố thì rất khó trả nợ", ông nói và đề xuất 3 tuyến phòng vệ cho doanh nghiệp.
Về giải pháp gỡ khó cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho rằng Việt Nam đang trong bối cảnh thị trường, sản xuất khó khăn nên doanh nghiệp cũng gặp khó trong việc hoàn thành các nghĩa vụ với trái chủ.
"Theo đó, giải pháp quan trọng nhất là phải khẳng định ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành linh hoạt chính sách tài khóa và tiền tệ. Đây chính là điểm tựa cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển", ông nói.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng phải có quy định pháp luật liên quan đến thị trường trái phiếu, kịp thời giúp doanh nghiệp và nhà đầu tư có công cụ pháp lý để giải quyết vấn đề khó khăn trước mắt.
Theo Thứ trưởng, Nghị định 65 vừa ban hành đã có nhiều quy định đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp. Đáng chú ý, Chính phủ đã có quy định rõ doanh nghiệp phát hành trái phiếu định kỳ 6 tháng phải có báo cáo kiểm toán bởi cơ quan kiểm toán độc lập.
"Đến nay đã có 15 doanh nghiệp phát hành trái phiếu, mặc dù giảm nhưng là một dấu hiệu tích cực của tác động chính sách. Nhà đầu tư, doanh nghiệp đã bắt đầu quay lại thị trường", Thứ trưởng đánh giá.
Sau Nghị định 08, nhiều doanh nghiệp cũng đã đàm phán với các nhà đầu tư trong bối cảnh khó trả được nợ trái phiếu. Ông Chi cho biết theo báo cáo đã có 16 doanh nghiệp đã đàm phán với các nhà đầu tư để giải quyết khối lượng trái phiếu tổng trị giá gần 8.000 tỷ đồng như Novaland, Hoàng Anh Gia Lai, Hưng Thịnh Land...
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế.
Theo các doanh nghiệp và chuyên gia, quy định này là hợp lý để loại bỏ các thiết bị được sản xuất theo công nghệ cũ, tốn nhiều điện.
Cửa hàng lo bán không hết thiết bị cũ
Danh mục thiết bị sử dụng năng lượng có hiệu suất thấp phải loại bỏ trong quyết định của Thủ tướng bao gồm nhóm thiết bị gia dụng gồm các sản phẩm bóng đèn huỳnh quang compact, quạt điện, máy giặt gia dụng, nồi cơm điện, tủ lạnh và tủ đông, bình đun nước nóng có dự trữ, máy điều hòa, máy thu hình (theo quy định tiêu chuẩn Việt Nam từ năm 2015 trở về trước) sẽ bị cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh kể từ ngày 15-7.
Cùng với đó là nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: màn hình máy tính, máy photocopy, máy in và tủ giữ lạnh thương mại (theo quy định tiêu chuẩn Việt Nam từ năm 2014 trở về trước).
Riêng các sản phẩm gia dụng như: đèn LED, bếp hồng ngoại, bếp từ, tủ mát, tủ lạnh và tủ đông, bình đun nước nóng có dự trữ, máy điều hòa không khí không ống gió, máy thu hình (theo quy định tiêu chuẩn Việt Nam từ năm 2016 trở về sau) sẽ bị loại bỏ từ ngày 1-4-2025.
Việc loại bỏ này cũng áp dụng với các sản phẩm văn phòng và thương mại gồm máy tính xách tay và máy tính để bàn theo tiêu chuẩn Việt Nam năm 2021.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, hầu hết các sản phẩm tiêu thụ điện chính hãng đang được bán tại các cửa hàng điện máy, bán lẻ công nghệ, điện tử đều "vượt" tiêu chuẩn về hiệu suất tiêu thụ năng lượng theo quy định nêu trên. Chỉ có ở các cửa hàng nhỏ vẫn còn bán những mặt hàng này.
Ông Hữu Nghị, chủ cửa hàng thiết bị điện tại quận Bình Thạnh (TP.HCM), tỏ ra bất ngờ trước thông tin cấm kinh doanh các mặt hàng nói trên dù trước đó cửa hàng cũng đã hạn chế nhập các thiết bị có hiệu suất thấp, không tiết kiệm điện. Hiện trong tiệm vẫn có một số hàng tồn, đặc biệt là bình siêu tốc, bếp điện cũ.
Ông Nghị cho rằng nếu 15-7 áp dụng thì gấp và nhiều cửa hàng sẽ không kịp bán ra các sản phẩm còn tồn.
"Nếu Chính phủ cấm kinh doanh thì phải có quy định các đơn vị sản xuất có chính sách thu hồi, đổi mới cho các cửa hàng. Chúng tôi đã bỏ tiền ra nhập thiết bị mà giờ cấm bán thì thiệt thòi quá", ông Nghị nói.
Trong khi đó, một doanh nghiệp sản xuất các loại bếp điện, bếp từ và các thiết bị điện lại tỏ ra bất ngờ với quyết định này.
Tổng giám đốc doanh nghiệp cho biết dù các sản phẩm mà doanh nghiệp này nhập khẩu, sản xuất đều đáp ứng các tiêu chuẩn hiện hành, song công ty vẫn đang tìm hiểu những thay đổi trong quyết định 14 sẽ tác động gì đến doanh nghiệp hay không.
Phần lớn thiết bị mới không ảnh hưởng
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Hoàng Văn Dũng, giám đốc ngành hàng laptop, thuộc hệ thống FPT Shop, cho biết: "Với các sản phẩm mà FRT (chủ sở hữu FPT Shop) đang kinh doanh đều đạt chuẩn vì trước khi nhập vào thì các hãng đã phải làm qua bài kiểm tra năng lượng ở hải quan. Vì vậy việc này không ảnh hưởng gì đến tình hình kinh doanh máy tính của FPT Shop".
Đại diện Thế Giới Di Động cũng khẳng định: "Tất cả các nhà cung cấp cho Thế Giới Di Động đều sản xuất sản phẩm tiêu chuẩn cao hơn danh mục bị cấm nên không bị ảnh hưởng gì".
Giám đốc một hệ thống bán lẻ điện máy cho biết xu thế cạnh tranh rất quyết liệt hiện nay, cộng với thị hiếu của người tiêu dùng nên các sản phẩm bày bán tại các hệ thống bán lẻ có thương hiệu đều là hàng mới sản xuất.
Những sản phẩm thuộc dạng phải loại bỏ như quy định chỉ có thể tìm thấy ở các cửa hàng đồ cũ hoặc tại các tỉnh lẻ, khu vực nông thôn.
"Quy định này áp dụng với doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh nên người dân không phải lo lắng nếu mua tại các cửa hàng bán lẻ chính hãng, có tem nhãn rõ ràng", vị đại diện chia sẻ.
Loại bỏ để tiết kiệm năng lượng
Ngày 27-5, ông Trần Quốc Toản - tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Điện Quang - cho biết từ năm 2013, doanh nghiệp này đã sản xuất các loại bóng đèn đáp ứng các tiêu chuẩn về hiệu suất cao và đã dán nhãn năng lượng nên không bị ảnh hưởng với quyết định mới này.
Ông Toản cho biết các thiết bị điện như bóng đèn, bếp điện, bếp từ, bình đun, máy lạnh… trước đây sử dụng công nghệ cũ, hiệu suất thấp, tiêu tốn năng lượng cao nên Chính phủ ra quy định phải đạt các tiêu chí, tiêu chuẩn về mặt hiệu suất.
Với những sản phẩm đạt những tiêu chuẩn về hiệu suất cao thì sẽ được dán nhãn năng lượng, được lưu thông trên thị trường, ngược lại các thiết bị không được dán nhãn sẽ không được kinh doanh do tiêu tốn điện năng cao.
Theo ông Toản, tiêu chuẩn này đã được doanh nghiệp áp dụng cả chục năm. Vì vậy, quyết định này nhằm hướng đến các doanh nghiệp sản xuất không đúng theo tiêu chuẩn về năng lượng hoặc ngăn ngừa những nhà nhập khẩu nhập các thiết bị như đèn từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, không đạt yêu cầu, tiêu tốn nhiều điện.
"Với những thiết bị không đạt tiêu chuẩn này sẽ tiêu tốn điện nhiều hơn, thay vì phải lắp 3 cái đã đủ độ sáng thì người dân phải lắp đến 4 cái mới sáng nên tốn điện hơn.
Tương tự, với các thiết bị khác như máy lạnh thì nếu không đáp ứng tiêu chuẩn cũng sẽ tốn nhiều điện hơn để làm mát một diện tích nhất định. Vì vậy, cả người tiêu dùng lẫn nguồn điện quốc gia đều có lợi khi dùng điện tiết kiệm hơn", ông Toản nói.
Ông Toản cho hay quy định này được doanh nghiệp ủng hộ, tạo nên cuộc chơi công bằng hơn với các doanh nghiệp làm ăn chân chính khi sản xuất các thiết bị đạt chuẩn.
Giám đốc một doanh nghiệp cơ khí tại TP.HCM cho biết trước đây các doanh nghiệp thường nhập khẩu máy công nghệ cũ như máy photocopy đã qua sử dụng về tân trang lại.
Tuy nhiên, đây đều là những máy có hiệu suất thấp, rất tốn điện, không đáp ứng các tiêu chuẩn ở các nước châu Âu nên bị loại bỏ. Vì vậy, vị này cho rằng các doanh nghiệp dùng các loại máy đạt tiêu chuẩn về năng lượng vừa giúp tiết kiệm điện cho doanh nghiệp lẫn cả nguồn điện quốc gia.
* Tiến sĩ Nguyễn Phúc Khải (khoa điện - điện tử Trường đại học Bách khoa TP.HCM):
Có tem tiết kiệm điện là yên tâm
Tôi có đọc qua về quyết định số 14 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành, có hiệu lực từ ngày 15-7 sắp tới.
Người dân cần hiểu ở đây không phải là cấm không được mua bán, sử dụng các thiết bị được nêu trên (đèn compact, bếp từ, bếp hồng ngoại, ấm đun siêu tốc) mà chỉ cấm các sản phẩm có hiệu suất thấp, không tiết kiệm điện.
Nghĩa là các sản phẩm có tem tiết kiệm điện, được công nhận vẫn được bán và sử dụng bình thường. Đây là các sản phẩm thiết yếu trong gia đình, miễn nhà sản xuất, nhập khẩu đảm bảo được yêu cầu của cơ quan chức năng là được.
Cần truyền thông, giải thích dễ hiểu
Với những chính sách có ảnh hưởng đến mọi người dân, như quy định cấm kinh doanh nhiều mặt hàng điện hiệu suất thấp, cần phải có giải thích, tuyên truyền để tránh hiểu nhầm.
Thực tế cho đến nay, thế nào là hiệu suất thấp, hay làm sao để phân biệt sản phẩm đạt chuẩn, không hẳn mọi người ai cũng biết.
Chỉ nghe cấm kinh doanh bếp từ, bếp hồng ngoại, thậm chí cả đèn led..., toàn là những mặt hàng thiết yếu là người dân thấy thắc mắc cần được giải thích trấn an.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Công điện 469/CĐ-TTg về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Công điện nêu rõ thời gian qua, thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn do nguyên nhân khách quan như: dịch bệnh, chu kỳ tăng trưởng của thị trường, tăng trưởng kinh tế giảm, khó khăn thị trường. Nguyên nhân chủ quan đến từ việc lập, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch còn chậm; điều chỉnh dự án đầu tư còn vướng mắc; triển khai thực hiện dự án chậm, kéo dài; tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn trái phiếu, chứng khoán còn khó khăn; nhà ở xã hội, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư chưa đạt yêu cầu; xác định giá đất…
Sớm sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản
Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở năm 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014; chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc lập, phê duyệt các quy hoạch; việc điều chỉnh các quy hoạch; việc áp dụng cấp độ quy hoạch khi chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, trước ngày 15/6.
Bộ Xây dựng cần rà soát, bổ sung (nếu có) và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng, về các nội dung: lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư; quản lý đầu tư phát triển đô thị; việc xác định là chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại; cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan rà soát các khó khăn, vướng mắc đối với các nội dung liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy trong các công trình xây dựng để đề xuất giải pháp tháo gỡ trước ngày 30/6.
Đối với khó khăn, vướng mắc trong bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng hướng dẫn các địa phương giải quyết phù hợp theo quy định của pháp luật.
Bộ Xây dựng cần phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 33.
Triển khai chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng
Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước đôn đốc, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trên cơ sở bảo đảm sản xuất, kinh doanh, hiệu quả, kịp thời thúc đẩy mở rộng tín dụng phù hợp với xu hướng lạm phát giảm và yêu cầu thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, người mua nhà tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan triển khai chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng, trong đó chủ lực là 4 ngân hàng thương mại Nhà nước và chỉ đạo các ngân hàng thương mại cổ phần khác tích cực tham gia đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần tổ chức và theo dõi việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn và quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp, để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc phát sinh (nếu có); tăng cường kiểm tra, đôn đốc các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản.
Xây dựng, điều chỉnh khung giá đất
Với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ tướng yêu cầu phải tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 44 quy định phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh khung giá đất, bảng giá đất; rà soát các tồn tại, vướng mắc của các Thông tư để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền, nhất là Thông tư số 36 quy định chi tiết phương pháp định giá đất.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xác định giá đất, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm nhất là ở cấp huyện và việc đền bù, giải phóng mặt bằng trước ngày 30/6.
Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án; việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng cho người dân tại các dự án thuộc địa bàn các phường của đô thị đặc biệt, đô thị loại I đã được chấp thuận trước thời điểm Nghị định số 148 có hiệu lực, trước ngày 30/6.
Phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh, bền vững
Thủ tướng giao Bộ Tài chính cần có giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh, bền vững; sớm hoàn thiện báo cáo về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2023, đề xuất kịp thời các giải pháp thiết thực, khả thi, hiệu quả để xử lý dứt điểm các vấn đề tồn tại, hạn chế hiện nay, trình Chính phủ trước ngày 30/5.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc: điều kiện duy trì tỷ lệ góp vốn không thấp hơn 26% khi di dời doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; về phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước (nay gọi là nhà, đất là tài sản công), trước ngày 30/6.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cần phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án bất động sản thực hiện theo hình thức hợp đồng BT trước thời điểm Luật PPP bãi bỏ hình thức hợp đồng BT.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20.5, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,86 tỉ USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, vốn đăng ký mới đạt hơn 5,26 tỉ USD, tăng 27,8%; vốn điều chỉnh đạt 2,28 tỉ USD, giảm 59,4%; vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đạt gần 3,32 tỉ USD, tăng 67,2%. Riêng dòng vốn tham gia vào bất động sản sụt giảm mạnh.
Trong những năm gần đây, vốn FDI tham gia đầu tư vào ngành bất động sản Việt Nam luôn đứng thứ 2 trong các lĩnh vực có thu hút vốn ngoại. Tuy nhiên, trong 5 tháng đầu năm nay, ngành bất động sản bị tụt xuống vị trí thứ 3 khi chỉ thu hút được 1,16 tỉ USD từ các nhà đầu tư nước ngoài, giảm đến 61,3% so với số vốn đầu tư gần 3 tỉ USD vào lĩnh vực này của cùng kỳ năm trước.
Ngược lại, hoạt động tài chính, ngân hàng vươn lên đứng thứ 2 trong thu hút vốn FDI từ đầu năm đến nay với tổng vốn đạt hơn 1,53 tỉ USD, tăng hơn 12 lần so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 6,64 tỉ USD, chiếm 61,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và giảm 2,5% so với cùng kỳ năm trước.
Xét theo đối tác đầu tư, trong 5 tháng đầu năm, có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 2,53 tỉ USD, chiếm hơn 23,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 14,3% so với cùng kỳ 2022; Nhật Bản đứng thứ hai với gần 2,1 tỉ USD, chiếm gần 19,1% tổng vốn đầu tư, gấp gần 2,2 lần so với cùng kỳ. Trong khi đó, Trung Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,61 tỉ USD, chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư, tăng 41,9% so với cùng kỳ năm trước.
Hà Nội đang dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký thu hút được gần 1,87 tỉ USD, chiếm gần 17,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng gấp gần 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2021. Đứng thứ hai là Bắc Giang, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1 tỉ USD, chiếm hơn 9,4% tổng vốn đầu tư cả nước, tăng gấp gần 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo lần lượt là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai...
Xem thêm:
CHUYỂN ĐỘNG KINH TẾ ngày 26.5: Tỉ phú Ấn Độ muốn đầu tư 10 tỉ USD vào Việt Nam | Đức rơi vào suy thoái
Phát biểu tại họp tổ Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội sáng nay, đại biểu Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) cho rằng, thông tin Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông báo khoản lỗ hơn 26.000 tỉ đồng đã khiến cử tri quan tâm và thắc mắc nguyên nhân nào dẫn đến khoản lỗ lớn như vậy, giải pháp giải quyết thế nào?
"Cử tri cho rằng, cùng một hệ sinh thái, nhưng công ty mẹ (EVN – PV) báo lỗ, còn các công ty con vẫn công bố thu lợi nhuận cao, thế thì nguyên nhân khoản lỗ của EVN là từ đâu, nguyên nhân có phải từ năng lực quản lý hay không?", đại biểu Tạ Thị Yên nêu ý kiến.
Đại biểu Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên)
Cũng theo bà Yên, một vấn đề dư luận quan tâm hiện nay là lúc EVN báo lỗ và tăng giá điện thì việc đàm phán giá điện với các đơn vị sản xuất điện gió, điện mặt trời vẫn chưa có sự ngã ngũ.
"Vấn đề trên vô hình chung tạo ra sự lãng phí rất lớn. Tôi cho rằng, giải pháp lâu dài cho ngành điện là chúng ta phải nghiên cứu, tìm ra các phương án tối ưu, đảm bảo an ninh năng lượng; có thể tìm được nguồn nguyên liệu rẻ, sạch hơn, từ đó giảm giá thành sản xuất.
Trước đó hôm 22/5, trình bày thẩm tra, đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, kế hoạch năm 2023, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết về vấn đề điện lực, Ủy ban Kinh tế đánh giá chính sách giá điện như hiện nay không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào máy móc, trang thiết bị ít tiêu hao năng lượng. Uỷ ban Kinh tế đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân chính của khoản lỗ hơn 26.000 tỷ đồng năm 2022 của EVN, đồng thời sớm có giải pháp khắc phục bất cập trong cơ chế giá điện.
Trong đó, cần cơ chế giá hợp lý các nhà máy điện tư nhân, các dự án điện tái tạo tham gia vào kinh doanh điện", bà Tạ Thị Yên cho hay.
4.600 MW điện mặt trời, điện gió không được lên lưới
Cũng phát biểu về vấn đề này, đại biểu Đinh Ngọc Minh - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho hay, người dân bức xúc liên quan lĩnh vực điện năng vì có nhiều vấn đề. Trong đó có việc, tại sao chúng ta phải nhập khẩu điện trong khi 4.600 MW điện mặt trời, điện gió không được lên lưới.
"Vì sao thế, đây cũng là tài sản quốc gia, tại sao lãng phí như vậy?", ông Minh đặt câu hỏi.
Đại biểu Đinh Ngọc Minh - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Theo ông Minh, cử tri cho rằng, sở dĩ 4.600 MW không được lên lưới là sai về thủ tục, quy chế. Do vậy, ngành điện phải đổi mới nhiều.
"Tôi tham dự nhiều cuộc họp với ngành điện, trong tổng số 100% sản lượng điện phát lên, EVN chỉ phát trực tiếp 11%, 89% sản lượng còn lại là của các công ty và doanh nghiệp khác không thuộc EVN hoặc thuộc EVN nhưng là công ty cổ phần.
EVN không tăng tiền mua điện cho 89% doanh nghiệp này, tại sao lại lỗ, trong khi giá bán vừa rồi đã tăng. Trong khi đó, số doanh nghiệp có sản lượng điện phát lên lưới trong giai đoạn 2021-2022 vẫn lãi rất lớn", ông Minh cho biết.
Ngày 24/5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức hội nghị đối thoại với chủ đầu tư các dự án để làm rõ và tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục đàm phán giá điện và hợp đồng mua bán điện các dự án.
Theo thông tin cập nhật đến ngày 24/5/2023, đã có 37/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện thuộc EVN (EVNEPTC) để phục vụ quá trình đàm phán giá điện và hợp đồng mua bán điện. Đối với 48 dự án còn lại chưa gửi hồ sơ, EVNEPTC cũng đã có văn bản đề nghị các chủ đầu tư tiếp tục gửi, cung cấp các hồ sơ tài liệu dự án phục vụ cho công tác đàm phán, thỏa thuận giá điện.
Đại diện lãnh đạo EVN cho biết, với mục đích đưa các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp vào vận hành trong thời gian sớm nhất, EVNEPTC đã thành lập nhiều Tổ đàm phán để sẵn sàng trao đổi và hướng dẫn giải quyết các vướng mắc. EVN và EVNEPTC rất mong chủ đầu tư các dự án (kể cả các dự án chuyển tiếp đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm) cung cấp đầy đủ các hồ sơ phục vụ đàm phán, đặc biệt là các hồ sơ pháp lý và phối hợp với EVNEPTC cũng như đơn vị vận hành hệ thống điện để thực hiện ngay công tác thí nghiệm và thử nghiệm của nhà máy điện.
Qua đó, khẩn trương tổ chức nghiệm thu, hoàn thành các thủ tục và gửi hồ sơ công nhận vận hành thương mại (COD) theo quy định của hợp đồng mua bán điện PPA đã ký kết, đảm bảo đúng quy định pháp luật.
Chương trình Ngày không tiền mặt 16-6 do báo Tuổi Trẻ khởi xướng được triển khai trong bốn năm qua, đã và đang không ngừng truyền tải thông điệp tích cực, góp phần lan tỏa, xây dựng thói quen thanh toán, chi trả bằng phương thức không dùng tiền mặt trong xã hội.
Kết nối dữ liệu, thanh toán thông minh
Phát biểu khai mạc, ông Trần Xuân Toàn, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, cho biết năm nay ban tổ chức chọn chủ đề của Ngày không tiền mặt là: “Kết nối dữ liệu, thanh toán thông minh” nhằm hưởng ứng Năm chuyển đổi số, kết nối dữ liệu của Chính phủ đề ra.
Trong chuỗi sự kiện này, một trong những hoạt động chính là hội thảo về chính sách thúc đẩy hoàn thiện hành lang pháp lý cho thanh toán. Đặc biệt là lễ hội thanh toán không tiền mặt đang được xúc tiến tổ chức tại trung tâm TP.HCM.
Công bố chuỗi sự kiện 'Ngày không tiền mặt năm 2023'
“Chúng tôi muốn giới thiệu cho người dân TP nói riêng, cả nước nói chung các hoạt động thanh toán khác nhau mà không phải ai cũng hiểu hết.
Một trong những giải pháp thanh toán đang nổi lên hiện nay là thanh toán qua mã QR. Tại lễ hội, chúng tôi và các đơn vị đồng hành sẽ cho thấy việc thanh toán qua QR có những tiện lợi như thế nào. Trong đó có cả những hoạt động thanh toán qua dịch vụ công, giải trí… Những hoạt động thanh toán điện, nước qua mã QR cụ thể như thế nào sẽ được chính những người dân trực tiếp trải nghiệm tại lễ hội”, ông Toàn nói.
75% người trưởng thành đã có tài khoản ngân hàng
Ông Phạm Anh Tuấn, vụ trưởng Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho biết nhìn lại 4 năm qua, chương trình Ngày không tiền mặt do Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức đã truyền tải thông điệp tích cực để khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt.
Thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước, bộ, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu trình Quốc hội, Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực thanh toán. Thời gian tới sẽ có thêm nhiều bước đột quá khi khung pháp lý tiếp tục hoàn thiện. Tới đây mạng lưới đại lý chấp nhận thanh toán không tiền mặt sẽ vươn tới vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
Sau hơn một năm triển khai dịch vụ Mobile-Money, đến nay đã có đến 3,71 triệu tài khoản mobile money được mở, trong đó 30% tài khoản được mở ở vùng xa, hải đảo. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là thanh toán điện tử trong năm qua tiếp tục được chú trọng đầu tư, mở rộng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của toàn xã hội.
Trong 3 tháng đầu năm 2023, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Số lượng giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 8,55% về giá trị. Số lượng giao dịch qua hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tăng 70,77% về số lượng và tăng 18,55% về giá trị.
Đáng chú ý, đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ rút tiền mặt sang thanh toán không tiền mặt. Số lượng giao dịch qua POS tăng 37,57% về số lượng và tăng 32,09% về giá trị, giao dịch qua ATM tiếp tục giảm 2,37% về số lượng và giảm 4,02% về giá trị. Đến cuối tháng 3, toàn thị trường có 21.347 máy ATM và có 430.625 máy POS; tăng tương ứng 3,88% và 26,34% so với cùng kỳ năm 2022.
Một điểm đáng chú ý là những giải pháp thanh toán mới, hiện đại, tiết kiệm chi phí như thanh toán qua mã phản hồi nhanh (QR code), thanh toán phi tiếp xúc (contactless)… đã được các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán áp dụng, tích hợp vào trong sản phẩm, dịch vụ để nâng cao tiện ích, an toàn bảo mật. Qua đó góp phần phổ biến thanh toán không tiền mặt đến với người dân và doanh nghiệp.
Ngày không tiền mặt do báo Tuổi Trẻ đề xuất (16-6) được bắt đầu từ năm 2019, là ngày phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được khuyến khích sử dụng khi mua sắm, giao dịch thanh toán và người tiêu dùng sẽ được hưởng chính sách ưu đãi từ các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán và các nhà bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ.
Ban tổ chức công bố ra mắt microsite của Ngày không tiền mặt, tại địa chỉ: https://ift.tt/GEXmxMt.
Các hoạt động chính trong chuỗi sự kiện năm nay:
* Hội thảo quốc gia "Ngày không tiền mặt":
Tổ chức vào ngày 16-6, tại khách sạn Rex, TP.HCM với quy mô khoảng 400 khách mời từ trung ương đến địa phương. Sự kiện đề cập các chủ đề gia tăng kết nối dữ liệu, thúc đẩy thanh toán thông minh. Bàn những vấn đề cần phải giải quyết để tích hợp, kết nối, liên thông dữ liệu giữa các ngành, lĩnh vực, hệ thống… Vấn đề an ninh bảo mật trong hoạt động thanh toán; sự bùng nổ của công nghệ thanh toán và các vấn đề phải đối mặt…
Phiên thảo luận của sự kiện cũng là cơ hội để các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán, các doanh nghiệp, các chuyên gia cùng tham gia thảo luận các nội dung và vấn đề cụ thể, hướng đến những giải pháp để thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Buổi hội thảo cũng sẽ được livestream trên fanpage của Ngày không tiền mặt và báo Tuổi Trẻ.
* Cuộc thi Chiến thần không tiền mặt:
Bắt đầu vào ngày 16-6 và kết thúc ngày 15-7-2023, công bố giải thưởng trong ngày 21-7-2023.
Người tham dự quay một clip ngắn trong đó có ít nhất 3 giao dịch không tiền mặt đồng thời chứng minh và nói lên cảm nghĩ về những lợi ích thiết thực mà những giao dịch không tiền mặt này mang lại. Các clip này được đăng trên TikTok, Facebook và dẫn link về microsite của chương trình Ngày không tiền mặt.
Cuộc thi hướng đến sự quan tâm của những người trẻ, tận dụng những tiện ích của thanh toán không tiền mặt để hướng tới cuộc sống thông minh.
* Lễ hội "Cashless Town":
Điểm nhấn của năm 2023, kéo dài ba ngày 16, 17, 18-6-2023 tại trung tâm TP.HCM. Đây là hoạt động do chương trình Ngày không tiền mặt phối hợp Sở Công Thương TP.HCM tổ chức với sự đồng hành của các nhà cung ứng, các ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Lễ hội được tổ chức theo mô hình xã hội không tiền mặt thu nhỏ, trong đó người tham dự tham quan mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí mà không dùng tiền mặt. Đồng thời, người tham quan còn được nhận các ưu đãi từ các nhà đồng hành, trải nghiệm tiện ích từ các dịch vụ công trực tuyến và tham quan triển lãm Lịch sử tiền tệ. Bên cạnh đó còn có các hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở sân khấu chính...
* Big Boom khuyến mãi tập trung:
Người dùng được mua hàng với ưu đãi từ các bên như bên bán hàng, bên trung gian thanh toán… Cùng rất nhiều hoạt động dành cho người tiêu dùng và doanh nghiệp từ các ngân hàng, tổ chức thẻ, ví điện tử, nhà bán lẻ đồng hành hưởng ứng chương trình.
Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính) vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính về kết quả khảo sát tình hình của gần 10.000 doanh nghiệp và một số đề xuất, tham mưu để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.
Nhiều doanh nghiệp muốn giảm quy mô do niềm tin kinh doanh giảm sút
Kết quả cho thấy doanh nghiệp đang trải qua bối cảnh đặc biệt khó khăn. Dẫn chứng là trong tổng số 9.556 doanh nghiệp tham gia khảo sát, có 82,3% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh trong các tháng còn lại của năm 2023.
Trong số các doanh nghiệp còn hoạt động năm 2023, có 71,2% dự kiến giảm quy mô lao động trên 5%, 22,2% dự kiến giảm trên 50%. Có 80,7% doanh nghiệp dự kiến giảm doanh thu trên 5%, tỉ lệ giảm trên 50% doanh thu là 29,4%.
Đặc biệt, niềm tin của doanh nghiệp đối với kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành trong bối cảnh này đặc biệt thấp. Có đến 81,4% doanh nghiệp được khảo sát có đánh giá tiêu cực/rất tiêu cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong các tháng còn lại của năm 2023.
Chỉ có 4,2% doanh nghiệp cho là tích cực, còn 83,7% doanh nghiệp đánh giá triển vọng kinh tế ngành năm 2023 là tiêu cực/rất tiêu cực, trong đó có 29,6% là rất tiêu cực.
Những khó khăn mà doanh nghiệp đang đối mặt, đó là tình hình đơn hàng (59,2%); tiếp cận vốn vay (51,1%); thực hiện thủ tục hành chính và quy định pháp luật (45,3%) cùng nỗi lo nguy cơ hình sự hóa các giao dịch kinh tế (31,1%).
Điều đáng chú ý là dù khó khăn nhưng sự hỗ trợ của chính quyền địa phương vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Có đến 84% doanh nghiệp đánh giá hiệu quả điều hành và hỗ trợ của chính quyền địa phương ở mức kém hiệu quả.
Nhiều kiến nghị tháo gỡ về giảm thuế phí, hỗ trợ vốn
Báo cáo nêu rõ, hoạt động điều hành của Chính phủ và Thủ tướng được doanh nghiệp ghi nhận là rất quyết liệt, kịp thời. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khâu triển khai, truyền thông chính sách và hiệu quả thực thi chưa tương xứng với quyết tâm và hành động của Chính phủ và Thủ tướng.
Do đó, doanh nghiệp kiến nghị các giải pháp cấp bách, tháo gỡ khó khăn trong giai đoạn trước mắt. Đó là việc cần kéo dài thời hạn các chính sách hỗ trợ đã phát huy hiệu quả trong giai đoạn COVID-19, gồm việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2025.
Hoãn, giảm các chi phí liên quan đến bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, hay xem xét mức đóng thuế thu nhập cá nhân mới. Đẩy nhanh việc hoàn thuế cho doanh nghiệp, thực hiện trong vòng 3 tháng sau khi hoàn thành xuất khẩu đơn hàng, chống gian lận thuế.
Đưa thuế thu nhập doanh nghiệp với doanh nghiệp xuất khẩu về mức 5-10% để tạo sức cạnh tranh với doanh nghiệp các nước khác...
Để tiếp cận vốn vay, doanh nghiệp cũng kiến nghị nghiên cứu gói tín dụng ưu đãi cho ngành chủ lực, doanh nghiệp nhỏ và vừa; không siết tín dụng với bất động sản liên quan nhà ở xã hội, bệnh viện, trường học, hạ tầng.
Cho phép ngân hàng thương mại được mua lại các trái phiếu sắp tới hạn, giảm mạnh lãi suất vay cho thuê, mua nhà ở xã hội, xem xét cơ chế để doanh nghiệp tham gia tín chấp, bảo lãnh cho người lao động…
Về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, doanh nghiệp đề xuất sớm hoàn thành điều tra các vụ án hiện tại để doanh nghiệp ổn định tư tưởng, tập trung sản xuất kinh doanh, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự.
Hạn chế thanh kiểm tra doanh nghiệp, không ban hành thêm văn bản mới tạo gánh nặng chi phí, thủ tục. Có cơ chế pháp lý rõ ràng với các chính sách liên quan tới hỗ trợ doanh nghiệp.
Khảo sát cũng chỉ ra khó khăn hiện nay của doanh nghiệp không chỉ do tác động chung của kinh tế thế giới, mà còn do vấn đề nội tại gây ra.
Vì vậy, cần tập trung tháo gỡ như đẩy mạnh đầu tư công để bơm tiền cho nền kinh tế, chú trọng hạ tầng kết nối giữa các trung tâm kinh tế, thu hút làn sóng đầu tư tư nhân, FDI thế hệ mới; cải thiện chất lượng giáo dục đại học, xây dựng Chính phủ số, quản trị; hỗ trợ kinh tế tư nhân một cách thực chất, chuyển đổi nền kinh tế theo hướng xanh, tuần hoàn.
Lý do của cuộc soán ngôi này là vì ngành dệt may Bangladesh đã nhanh chân hơn trong việc xanhhóa chuỗi cung ứng.
Đưa ra ví dụ này tại diễn đàn "Liên kết xanh - xuất khẩu xanh" diễn ra chiều 25-5, ông Nguyễn Duy Minh - tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam - cho biết các yêu cầu về quy trình xanh hóa chuỗi cung ứng đã rất rõ ràng và tác động đến sức cạnh tranh, cơ hội nhận đơn hàng của nhà xuất khẩu, chứ không còn ở mức "phấn đấu".
Hội thảo nằm trong Diễn đàn & Hội chợ Xuất khẩu TP.HCM đang diễn ra ở Trung tâm hội nghị triển lãm quốc tế Sài Gòn (quận 7, TP.HCM).
Năm 2023, Bangladesh có tới 153 nhà máy đạt chuẩn LEED (định hướng thiết kế về năng lượng và môi trường), họ cũng có 500 nhà máy hiện đang nộp hồ sơ để nhận chứng nhận này.
Hiện tiêu chuẩn LEED được đánh giá trên sáu yếu tố chính bao gồm: vật liệu và tài nguyên, chất lượng môi trường trong nhà, năng lượng và khí quyển, hiệu quả sử dụng nước, các khía cạnh bền vững, đổi mới trong hoạt động và ưu tiên khu vực...
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng "xanh" và "số" là hai từ quan trọng nhất mà các doanh nghiệp đang đeo đuổi nếu muốn thích ứng với yêu cầu của thị trường quốc tế. Nếu như trước đây theo đuổi "tính xanh" là sự đánh đổi chi phí, thì bây giờ xanh là để bảo vệ sức cạnh tranh, cơ hội duy trì sản xuất, bán hàng ra quốc tế.
"Chưa bao giờ tính cưỡng bức tư duy "kinh tế xanh" lại mạnh mẽ như hiện nay. Mới đây, ngành dệt may thế giới còn yêu cầu nếu quá trình sản xuất phát sinh thừa vải hay sản phẩm bị lỗi thì không được phép tiêu hủy, mà phải tái chế. Các quy định này được tính điểm trong đơn hàng.
Và thực tế các doanh nghiệp đạt ESG (chỉ số môi trường, xã hội và quản trị) thì có đơn hàng tốt hơn, nhiều hơn. Trường hợp của doanh nghiệp dệt may giữa Bangladesh và Việt Nam được nêu phía trên là ví dụ như vậy", ông Thành nói.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng khẳng định giải pháp cho quá trình chuyển đổi xanh không thể một mình doanh nghiệp hay Nhà nước muốn là được. Với đặc thù nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam cần có cách thức tiếp cận từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới, tức nỗ lực từ hai phía.
Ước tính, mỗi năm Việt Nam cần 14-15 tỉ USD để thực thi các cam kết xanh, tiến tới đạt phát thải bằng 0 theo COP26.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoancho biết TP.HCM đã định hướng sẽ theo đuổi xuất khẩu xanh và phát triển sản xuất, công nghiệp đáp ứng các yêu cầu quốc tế về kinh tế tuần hoàn.
Đây là một trong 12 chương trình trọng điểm "Phát triển doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo" của thành phố trong giai đoạn 2020- 2025. Thành phố đang xây dựng, định hướng xây dựng một số cơ chế chính sách để thúc đẩy tăng trưởng xanh thực hiện hóa mục tiêu này.
Theo phó chủ tịch UBND thành phố, thế giới đang đứng trước những xu hướng mới, nếu không thay đổi để theo kịp thì doanh nghiệp sẽ tụt hậu và bị loại ra khỏi cuộc chơi.
"Cam kết còn giúp cho hàng hóa của doanh nghiệp rộng đường xuất khẩu, được hưởng những ưu đãi về thuế quan. Quá trình này còn thể hiện Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm sản xuất xanh bền vững và thân thiện với môi trường", ông Hoan lưu ý.
Trong danh sách, nhiều hộ dân thuộc quận Hoàn Kiếm sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể, từ số 38 đến số 60, từ số 97 đến số 155 phố Hàng Bông; từ số 2 đến số 52 phố Quán Sứ; từ số 1 đến số 27, từ số 2 đến số 16 phố Tạm Thương sẽ bị mất điện từ 2h đến 10h.
Điện lực Hoàn Kiếm cũng sẽ cắt điện từ 8h30 đến 9h30 đối với số 261 đến số 325, từ số 178 đến số 206 phố Bạch Đằng, từ số 1 đến số 46 ngõ 182 phố Bạch Đằng; cắt điện từ 9h30 đến 10h30 đối với số 1 đến số 75, từ số 2 đến số 98 phố Cầu Đất, từ số 1 đến số 45, từ số 2 đến số 38 ngõ 75 phố Cầu Đất; cắt điện từ 10h30 đến 11h30 đối với số 68 đến số 176 phố Bạch Đằng, từ số 133 đến số 251 phố Bạch Đằng, ngõ 193 và ngõ 229 phố Bạch Đằng.
Ngoài ra, một số khu vực trên địa bàn quận, huyện Hai Bà Trưng, Đống Đa, Nam Từ Liêm, Sóc Sơn, Đông Anh… cũng sẽ bị ngừng cung cấp điện tạm thời. Đáng chú ý, ở Thanh Trì, Gia Lâm, người dân không bị ảnh hưởng.
Dưới đây là lịch cắt điện tại Hà Nội ngày 25/5:
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 25/5, dự báo thời tiết khu vực Hà Nội có mây, đêm và sáng sớm có mưa rào và dông rải rác, ngày nắng. Gió Đông đến Đông Nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Nhiệt độ thấp nhất từ 25 đến 27 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 32 đến 34 độ C.
Ngày 24-5, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức hội nghị với chủ đầu tư các dự án điện tái tạo chuyển tiếp để tháo gỡ các vướng mắc, sớm đưa các dự án vào vận hành.
37/85 dự án điện tái tạo đã gửi hồ sơ cho EVN
Theo EVN, đến ngày 24-5, đã có 37/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện thuộc EVN (EVNEPTC) để phục vụ đàm phán giá điện và hợp đồng mua bán điện.
Đối với 48 dự án còn lại chưa gửi hồ sơ, EVNEPTC cũng đã có văn bản đề nghị các chủ đầu tư tiếp tục gửi, cung cấp các hồ sơ tài liệu dự án phục vụ cho công tác đàm phán, thỏa thuận giá điện.
Trong số 37 dự án đã gửi hồ sơ, đến nay EVN nhận được đề nghị áp dụng giá tạm của 24 dự án. Hai bên đã họp và chốt giá mua điện tạm (chưa bao gồm thuế VAT) bằng 50% giá trần của khung giá phát điện cho từng loại hình nhà máy điện quy định tại quyết định số 21 của Bộ Công Thương.
Bên cạnh đó, giá mua điện chính thức và việc quyết toán tiền điện sẽ thực hiện theo hướng dẫn, quyết định của cấp có thẩm quyền.
Bộ Công Thương đã duyệt giá tạm với công suất 1.347MW
Theo EVN, đến nay có 19 dự án hoặc một phần dự án, bao gồm: nhà máy điện gió Nam Bình 1, VPL Bến Tre, Yang Trung, Chơ Long, Hưng Hải Gia Lai, Lạc Hòa 2, Hòa Đông 2, Viên An, Hanbaram, Hướng Hiệp 1, Tân Phú Đông, Hiệp Thạnh, Ia Le 1, Hướng Linh 7; các nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ 1, Phù Mỹ 3, Thiên Tân 1.2, Thiên Tân 1.3 và nhà máy điện mặt trời tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam,tỉnh Ninh Thuận(450MW) với công suất tổng cộng 1.347MW đã được Bộ Công Thương phê duyệt, thông qua giá tạm.
Hiện EVNEPTC và chủ đầu tư đang phối hợp để sớm ký kết hợp đồng mua bán điện.
Hiện có điện gió Nhơn Hội giai đoạn 2 (công suất 30MW) đã hoàn tất đàm phán, đang hoàn thiện thủ tục để sớm trình Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm.
Có bốn dự án với công suất tổng cộng 154MW (gồm Nhà máy điện gió số 5, các nhà máy điện gió Thạnh Hải 2, 3, 4 và Cầu Đất) hiện EVNEPTC và chủ đầu tư vừa đàm phán vừa tiếp tục rà soát hồ sơ để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Như vậy, số lượng các dự án thống nhất mức giá tạm thời với 15 nhà máy điện gió, điện mặt trời đã tăng lên trong những ngày qua.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, chủ đầu tư một dự án năng lượng tái tạo cho biết trong lúc chờ các chính sách để chốt được mức giá chính thức với EVN, việc tạm thời đẩy điện lên lưới, được mua điện với mức 50% giá trần cũng là giải pháp tình thế. Điều này giúp các chủ đầu tư sẽ tạm thời có chi phí để vận hành nhà máy sau nhiều tháng "đắp chiếu".
Trong khi đó, một chủ đầu tư các dự án điện gió khác cho biết để được đẩy điện lên lưới và thống nhất mức giá tạm, phía chủ đầu tư cũng phải hoàn tất nhiều thủ tục trong khi mỗi địa phương hiện có các hỗ trợ doanh nghiệp khác nhau cũng như phải làm lại một số thử nghiệm kỹ thuật mất khá nhiều thời gian.
Không chỉ các dự án năng lượng tái tạo trong diện đàm phán giá chuyển tiếp tiếp tục gặp vướng mà hàng loạt nguồn điện mặt trời áp mái cũng chưa phát huy được hiệu quả để tăng thêm nguồn điện trong bối cảnh thiếu điện hiện nay.