Sáng nay 31-1, tại Công an tỉnh Yên Bái, lãnh đạo Bộ Công an đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ.
Đại tá Đặng Hồng Đức. Ảnh: Công an Yên Bái
Theo đó, Đại tá Đặng Hồng Đức, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái, sẽ đến nhận công tác và giữ chức vụ Chánh Văn phòng Bộ Công an thay cho Trung tướng Tô Ân Xô.
Đại tá Lê Việt Thắng, Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu, được điều động giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái. Các quyết định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 1-2-2023.
Trung tướng Tô Ân Xô thôi chức vụ Chánh Văn phòng Bộ Công an nhưng vẫn làm Trợ lý của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm và Người phát ngôn của Bộ này.
Đại tá Đặng Hồng Đức (46 tuổi), từng giữ chức Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh cảnh vệ, Bộ Công an. Từ tháng 6-2020 đến tháng 1-2023, ông làm Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó tổng giám đốc phụ trách ban điều hành Vietcombank được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 30/1.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Tùng giữ chức vụ Tổng giám đốc Vietcombank kể từ ngày 30/1.
Ông Nguyễn Thanh Tùng sinh năm 1974, bắt đầu làm việc tại Vietcombank từ năm 1997, kể từ khi ra trường. Ông tốt nghiệp Đại học Ngoại thương ngành kinh tế ngoại thương và Đại học Sư phạm Ngoại ngữ ngành Tiếng Anh, đồng thời là thạc sĩ kinh tế của Đại học Tổng hợp Paris Dauphine/ESCP.
Sau 26 năm công tác tại Vietcombank, ông có nhiều kinh nghiệm qua nhiều vị trí công tác quan trọng. Ông đã được giao nhiệm vụ Phó tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành từ tháng 8/2021 đến nay.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, tân Tổng giám đốc Vietcombank. Ảnh: VCB.
Từ trước đến nay, theo đánh giá của Chủ tịch Vietcombank, ông Nguyễn Thanh Tùng đã điều hành hệ thống hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ dù giai đoạn thị trường nhiều biến động chưa có tiền lệ.
Bên cạnh đó, ông Tùng cũng được bầu bổ sung làm Thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2018-2023, tại đại hội cổ đông bất thường của Vietcombank, diễn ra cùng ngày 30/1. Đại hội bất thường đồng thời cũng thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2021 và lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Tổng giám đốc VietcombankVietcombankvietcombanktổng giám đốcnguyễn thanh tùng
Công ty Đầu tư Sài Gòn VRG (mã chứng khoán: SIP) mới đây đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022. Trong kỳ, doanh thu của SIP giảm nhẹ 1% xuống mức 1.440 tỷ đồng. Tuy nhiên chi phí giá vốn giảm mạnh hơn giúp lợi nhuận gộp vẫn tăng gấp đôi cùng kỳ lên 271 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính tăng 45% lên mức 106 tỷ đồng; trong khi đó, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp đều tăng so với cùng kỳ. Kết quả, lợi nhuận sau thuế đạt 302 tỷ đồng tăng trưởng 73% so với quý 4/2021. Riêng lợi nhuận công ty mẹ đạt 242 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ.
Ban lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, giá vốn giảm chủ yếu do giá vốn của dịch vụ cấp điện nước giảm so với cùng kỳ, trong khi doanh thu tài chính tăng tới từ việc tăng nguồn từ bởi lãi tiền gửi và lãi cho vay.
Luỹ kế năm 2022, SIP đạt doanh hu 6.034 tỷ đồng, tăng 8% so với năm trước, lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đạt 902 tỷ đồng. Khấu trừ đi các chi phí, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng 10% so với thực hiện năm trước lên 909 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 835 tỷ đồng.
Tại ngày 31/12/2022, SIP có tổng tài sản 18.965 tỷ đồng, tăng 1.148 tỷ đồng so với con số đầu năm. Trong đó nợ phải trả của SIP đạt 15.304 tỷ đồng, chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp.
Tài sản sản tiền và các khoản tương đương tiền ghi nhận gần 411 tỷ đồng, giảm hơn 360 tỷ so với đầu năm. Tiền gửi có kỳ hạn lên tới gần 3.700 tỷ đồng.
Tuy nhiên, cơ cấu nợ phải trả của SIP khác nhiều so với doanh nghiệp khác khi vay nợ thuê tài chính ngắn hạn chỉ gần 690 tỷ đồng còn lại đều là phần doanh thu chưa thực hiện. Cụ thể, SIP có 320 tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn và 10.610 tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện dài hạn.
Như vậy, tổng cộng SIP có gần 11.000 tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện, tăng 600 tỷ so với con số đầu năm. Đây là doanh thu nhận trước của khách hàng thuê đất khu công nghiệp và là "của để dành" để phân bổ dần trong những năm tài chính sắp tới của công ty.
Về hoạt động đầu tư chứng khoán, giá trị ghi nhận cuối quý 4/2022 đạt hơn 126 tỷ đồng, giảm tới 315 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Theo thuyết minh, trong quý 4, SIP đã bán toàn bộ cổ phiếu GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (giá gốc 117 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý 3), CSM của Cao su Miền Nam (giá gốc 127 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý 3). Hiện doanh nghiệp chỉ còn nắm giữ cổ phần tại Cao su Tây Ninh - TRC (giá gốc 122 tỷ đồng, giá thị trường đạt 121 tỷ đồng, tương ứng lỗ gần 1 tỷ đồng). Ghi nhận trong cả năm 2022, doanh thu từ bán các khoản đầu tư của SIP ghi nhận hơn 45 tỷ đồng.
Ngoài ra, công ty cũng có 999 tỷ đồng đầu tư vào công ty kinh doanh liên kết đó là Công ty cổ phần Khoáng sản Fico Tây Ninh, Công ty Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (752 tỷ đồng) và CTCP Phát triển đô thị và KCN Cao su Việt Nam (220 tỷ đồng).
Hiện công ty đang có danh mục các dự án xây dựng dở dang 2.583 tỷ đồng, tăng gần 100 tỷ so với đầu năm, cụ thể là Dự án KCN - Đô thị - Dịch vụ Phước Đông Bời Lời với 1.236 tỷ đồng, Dự án KCN Đông Nam 373 tỷ, Dự án KCN Lê Minh Xuân 3 607 tỷ đồng, Dự án KCN Lộc An - Bình Sơn đạt 183 tỷ đồng, Dự án Cảng Thanh Phước 121 tỷ đồng.
SIP có 1.502 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, vốn chủ sở hữu đạt 3.661 tỷ đồng.
Trên sàn chứng khoán, SIP chốt phiên 31/1 ở mức 90.100 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn hoá đạt 8.010 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, dự án thành phần 1A dài 8,22km có tổng vốn 6.955,65 tỉ đồng là một cấu phần của đường vành đai 3 TP.HCM. Dự án có điểm đầu từ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây vượt sông Đồng Nai kết nối vào điểm cuối là tỉnh lộ 25B.
Dự án này có hai gói thầu, trong đó gói thầu xây dựng cầu Nhơn Trạch và đường dẫn dài 2,6km đã khởi công vào tháng 9-2022. Còn gói thầu xây dựng đường dẫn phía TP.HCM và phía Đồng Nai hiện đang triển khai thủ tục lựa chọn nhà thầu, dự kiến ký hợp đồng trong tháng 2-2023.
Về giải phóng mặt bằng, hiện tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành công tác đền bù 7,5ha/49,1ha và bàn giao 1.350/6.300m tổng chiều dài tuyến.
Còn TP.HCM đã hoàn thành công tác đền bù 34,19ha/35,72ha, bàn giao 1.920/1.920m tổng chiều dài tuyến. Tiến độ bàn giao mặt bằng của TP.HCM đạt nhanh kỷ lục từ trước đến nay đối với các dự án công trình giao thông đi qua khu vực đô thị.
Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đề nghị tỉnh Đồng Nai đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và bàn giao toàn bộ mặt bằng cho dự án trong tháng 2-2023 để có thể đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành toàn bộ dự án trước tháng 9-2025.
Chuẩn bị tái định cư tại chỗ
Cùng với dự án thành phần 1A, hiện 4 địa phương TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An sẽ khởi công dự án vành đai 3 TP.HCM dài hơn 76km vào tháng 6-2023.
Con đường có tổng mức đầu tư 75.378 tỉ đồng gồm 8 dự án thành phần, mỗi địa phương thực hiện hai dự án thành phần gồm xây lắp và giải phóng mặt bằng.
Các địa phương phấn đấu bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp khởi công trước 30-6-2023 và cơ bản bàn giao phần còn lại trước 31-12-2023.
Theo báo cáo của UBND TP, TP.HCM và 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An đã hoàn thành công tác phê duyệt và bàn giao ranh giải phóng mặt bằng phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Đối với các dự án thành phần xây dựng, UBND TP và UBND tỉnh Long An đã phê duyệt cơ bản đáp ứng theo tiến độ yêu cầu của Chính phủ, hiện đang triển khai các công tác ở bước thiết kế kỹ thuật.
Các dự án thành phần xây dựng của tỉnh Đồng Nai, Bình Dương chưa phê duyệt, chậm so với kế hoạch do báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
Theo UBND TP.HCM, để đảm bảo bàn giao ít nhất 70% diện tích mặt bằng vào tháng 6-2023, công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là yếu tố rất quan trọng.
Khảo sát cho thấy diện tích đất nông nghiệp thuộc phạm vi dự án chiếm hơn 90%, nếu làm theo cách thông thường (bồi thường đất nông nghiệp và đất ở cùng một lúc) sẽ chậm bàn giao 100% mặt bằng để triển khai dự án.
Do đó, UBND TP đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường TP trao đổi thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc thu hồi đất nông nghiệp trước (sau 90 ngày) và vận động người dân có đất ở chấp thuận cho thu hồi đất, nhận tiền bồi thường và nhận nền tái định cư mà không chờ hết thời hạn 180 ngày như quy định tại điều 67 Luật đất đai 2013.
Đầu tháng 1-2023, TP Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh đã đồng loạt ban hành thông báo thu hồi đất cho 1.669 trường hợp và tập trung triển khai đến từng hộ dân có nhà, đất bị ảnh hưởng trong dự án.
Đây là cách làm mới so với các dự án khác, có thể tiết kiệm được 90 ngày so với kế hoạch đề ra. Hiện TP.HCM đã chuẩn bị khu tái định cư tại chỗ để bố trí cho các hộ dân bị giải tỏa trắng giúp người dân an cư, sớm ổn định cuộc sống.
Cụ thể, tại TP Thủ Đức địa điểm tái định cư ở khu tái định cư phường Long Bình - Long Thạnh Mỹ; huyện Củ Chi có địa điểm tái định cư tại xã Tân Thạnh Tây với diện tích khoảng 13.593,5m2.
Ở huyện Hóc Môn có địa điểm tái định cư tại xã Xuân Thới Đông, diện tích 9.165,40m2. Còn ở huyện Bình Chánh: địa điểm tái định cư tại khu dân cư Khu công nghiệp An Hạ, xã Phạm Văn Hai.
Đối với những trường hợp không đủ điều kiện bố trí tái định cư, TP.HCM sẽ xây dựng chính sách và chuẩn bị đầy đủ quỹ căn hộ chung cư để bán cho hộ dân, đảm bảo tất cả người dân phải có chỗ ở ổn định.
Đối với những trường hợp quá khó khăn, không đủ tiền trả một lần khi mua căn hộ cũng sẽ được xem xét giải quyết cho trả chậm, trả góp trong thời hạn 15 năm.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Hoàng Khánh Duy, Phó trưởng ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, cho biết từ hôm nay 28.1, Trung Quốc đã khôi phục hoàn toàn thông quan ở 5 cửa khẩu có hoạt động giao thương, xuất, nhập khẩu với tỉnh Lạng Sơn, sau quá trình tạm dừng thông quan hàng hóa để nghỉ tết Nguyên đán.
Xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn tăng mạnh sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán 2023
Phan Hậu
Theo đó, 5 cửa khẩu ở Lạng Sơn, gồm: Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Cửa khẩu Tân Thanh, Cửa khẩu Chi Ma, Cửa khẩu ga quốc tế Đồng Đăng và Cửa khẩu Cốc Nam sẽ khôi phục hoàn toàn các hoạt động thông quan xuất, nhập khẩu với các cửa khẩu Trung Quốc trong khung giờ từ 7 giờ đến 18 giờ hàng ngày.
Cũng theo ông Hoàng Khánh Duy, ghi nhận từ ngày 24.1 đến nay, hoạt động xuất, nhập khẩu ở Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Cửa khẩu Tân Thanh diễn ra sôi động, thuận lợi. Xe hàng xuất khẩu từ Việt Nam trong những ngày sau tết chiếm phần lớn là trái cây, như: mít, thanh long, sầu riêng...
Cụ thể, trong ngày 24.1, tổng số phương tiện có hàng hóa được làm thủ tục thông quan xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc là 141 xe. Trong đó, 12 xe hàng nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam và 129 xe hàng từ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Xe chở trái cây xuất khẩu chiếm 127/129 xe hàng.
Ngày 25.1, các cửa khẩu Lạng Sơn làm thủ tục thông quan xuất, nhập khẩu 185 xe hàng, trong đó chỉ có 24 xe hàng nhập khẩu. Trong số 161 xe chở hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, trái cây có 160 xe.
Ngày 26.1, có 184 xe hàng được thông quan xuất, nhập khẩu với các cửa khẩu Trung Quốc; trong đó, có 157 xe xuất khẩu thì trái cây chiếm 155 xe.
\n
Ông Hoàng Khánh Duy cũng cho biết, tình hình thông quan xuất, nhập khẩu hàng hóa sang Trung Quốc diễn ra rất thuận lợi, không có tình trạng xe hàng ở các cửa khẩu quay đầu về nội địa. Đặc biệt, số lượng xe hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc những ngày sau tết đều cao hơn nhiều lần số lượng xe hàng nhập khẩu về Việt Nam.
Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc luôn chiếm trên 50% tổng kim ngạch toàn ngành rau quả. Đây là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất.
Đặc biệt, ở thị trường Trung Quốc, Việt Nam đang có nhiều sản phẩm trái cây lợi thế như thanh long, gần đây nhất là sầu riêng. Dự báo, mỗi loại trái cây này sẽ đạt giá trị xuất khẩu khoảng 1 tỉ USD. Ngoài ra, nhóm trái cây, gồm: chuối, mít, xoài… mỗi loại có giá trị xuất khẩu tới vài trăm triệu USD.
Cũng theo ông Đặng Phúc Nguyên, từ sau ngày Trung Quốc mở cửa biên giới đường bộ ở các tỉnh biên giới (8.1 - PV), nhiều thủ tục kiểm soát phòng dịch Covid-19 bị gỡ bỏ. Doanh nghiệp xuất khẩu rau quả rất thuận lợi, tiết kiệm được nhiều chi phí. "Dự báo, xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc năm 2023 sẽ tăng rất mạnh, kim ngạch có thể đạt 2,5 tỉ USD, thậm chí lên đến 3 tỉ USD", ông Nguyên nói.
Xem nhanh 20h ngày 28.1: Bé 3 tuổi tử vong nghi do hóc hạt bí | Thảm nạn trên đường đi ăn cưới
TP HCMHơn 46% người tìm việc muốn lương trên 20 triệu đồng mỗi tháng, song chưa đến 11% nhu cầu tuyển dụng ở doanh nghiệp trả được mức này.
Thông tin trên nằm trong báo cáo thị trường lao động TP HCM trước và sau Tết Quý Mão do Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM (thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội) công bố mới đây, dựa trên khảo sát gần 7.500 người. Trong số này, còn có gần 20% người tìm việc mong nhận mức lương 15-20 triệu đồng mỗi tháng, 23% muốn nhận 10-15 triệu đồng và 10% nhận mức 5-10 triệu đồng.
Khảo sát trên cho thấy rất ít người yêu cầu mức lương dưới 5 triệu đồng, chỉ chiếm 0,75%, tập trung ở nhân viên bán thời gian, làm theo giờ, phục vụ tiệc cưới, nhân viên tại các khu vui chơi giải trí.
Ở chiều ngược lại, khi khảo sát gần 2.000 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng trên 28.500 vị trí, mức lương trên 20 triệu đồng mỗi tháng chiếm chưa đến 11%, trong khi đó mức lương 5-10 triệu đồng chiếm đến gần 45% và hơn 4% công việc có lương dưới 5 triệu đồng.
Theo đánh giá của các đơn vị tuyển dụng năm 2023, kỳ vọng về lương của người lao động đang khá cao so với khả năng chi trả của doanh nghiệp. Trong khảo sát lương của Navigos Group vừa công bố, hơn 45% trong tổng số 4.170 ứng viên được Navigos hỏi muốn lương tăng hàng năm từ 10% trở lên. Đối với lao động muốn chuyển việc, hơn 19% người kỳ vọng mức lương tăng ít nhất 30%, hơn 19% kỳ vọng tăng ít nhất 20% so với thu nhập bình quân.
Trong khi đó ở chiều ngược lại, chỉ gần 27% doanh nghiệp tham gia khảo sát lương 2023 cho biết sẽ tăng lương 5-10%, 23% lương sẽ không đổi và 15% tăng ít hơn 5%, chỉ 12% sẽ tăng 10-15%.
Tương tự, đánh giá từ trang tuyển dụng Việc làm tốt, trong 6 tháng đầu năm nay, mức lương trung bình của khối ngành được dự báo tăng 5-10%, chủ yếu ở nhóm F&B (dịch vụ kinh doanh ẩm thực, nhà hàng, ăn uống) và bán lẻ như các ngành nghề: nhân viên phục vụ, bán hàng, phụ bếp, đầu bếp, kinh doanh.
Bà Trần Minh Ngọc, Giám đốc Việc làm tốt, nói rằng nhiều ngành còn bị ảnh hưởng bởi thị trường thế giới, do đó thời gian tới các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh chi phí nhân sự, thu hẹp sản xuất. Các công ty ưu tiên giữ chân người lao động tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm, tăng năng suất lao động thay vì tuyển mới và mở rộng đội ngũ nhân sự. Vì vậy lao động tìm hoặc nhảy việc cần cân nhắc để có lựa chọn phù hợp.
Đại diện ManpowerGroup Việt Nam cho rằng kỳ vọng lương cao là mong muốn chính đáng của người đi làm, song còn phụ thuộc trình độ, kỹ năng mỗi người. Đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp cắt giảm nhân sự nên tìm kiếm công việc lương cao sẽ khó hơn. Để có công việc tốt trong năm nay, người lao động có thể linh động làm bán thời gian, tham gia các dự án ngắn hạn để chờ cơ hội, không nên cứng nhắc với mức lương toàn thời gian mình đặt ra.
Theo báo cáo của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, vào sáng ngày 27/1 (nhằm mùng 6 Tết Âm lịch), tại công ty TNHH Keum Kwang Vina (vốn Hàn Quốc, ngành may mặc) có khoảng 300 công nhân (trên tổng số 370 lao động) đã không vào làm việc.
Nguyên nhân là vì trước Tết, lãnh đạo công ty thông báo thưởng Tết cho công nhân làm đủ 12 tháng trong năm là 1 tháng lương cơ bản, công nhân làm chưa đủ 12 tháng thì tính theo tỷ lệ tháng làm việc. 50% tiền thưởng này đã chi cho người lao động vào ngày 18/1, 50% còn lại sẽ chi trả sau kỳ nghỉ Tết. Trong ngày đầu tiên đi làm lại sau Tết, công nhân kiến nghị công ty thanh toán tiếp 50% thưởng Tết còn lại nhưng không được đồng ý nên xảy ra vụ việc trên.
Sau khi làm việc với các cơ quan quản lý lao động và tập thể công nhân, ban lãnh đạo công ty TNHH Keum Kwang Vina đã ra thông báo sẽ chi trả 50% thưởng Tết còn lại vào ngày 10/2. Trong 2 ngày 27/1 và 28/1, toàn bộ công nhân không làm việc sẽ trừ vào ngày nghỉ phép năm chứ không trừ lương.
Sau khi đạt thành thỏa thuận với tập thể người lao động, tình hình an ninh trật tự ổn định trở lại. Công ty đề nghị người lao động quay trở lại làm việc đầy đủ vào ngày 30/1.
Theo Sở LĐ-TB&XH Bình Dương, trong ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết, trên địa bàn tỉnh đã có 255 doanh nghiệp với hơn 37.000 lao động trở lại hoạt động.
Số doanh nghiệp và lao động trở lại làm việc vào ngày 27/1 chưa cao là do nhiều doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất trở lại vào ngày 30/1 (nhằm mùng 9 Tết Âm lịch). Hiện chủ yếu chỉ có một số doanh nghiệp trở lại hoạt động ở khối văn phòng, khối kỹ thuật, khởi công lấy ngày tốt…
Ngoài ra, vào cuối quý 4/2022, do tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn nên một số doanh nghiệp bố trí thời gian nghỉ Tết dài ngày cho công nhân, ghép ngày nghỉ phép năm vào kỳ nghỉ Tết, cho lao động tạm hoãn hợp đồng nghỉ việc không lương trong thời gian sau kỳ nghỉ Tết…
Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH Bình Dương cho biết: "Một số lao động có khả năng nghỉ việc để tìm công việc mới phù hợp, thu nhập cao hơn hoặc ở lại địa phương để làm việc mà không trở lại Bình Dương".
Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng là tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản cả về phía người bán và người mua.
Chiều 27/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt nhân dịp đầu Xuân mới và giao nhiệm vụ cho cán bộ, công chức, viên chức ngành ngân hàng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao việc triển khai nhiệm vụ của ngành ngân hàng thời gian qua, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước, nhất là mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế năm 2022.
3 vấn đề cần nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng nêu rõ 3 điểm mà ngành ngân hàng cần cố gắng hơn, nỗ lực khắc phục kịp thời, càng sớm càng tốt trong thời gian tới.
Theo đó, phản ứng chính sách có thời điểm còn chậm, công tác phân tích có lúc, có lúc còn hạn chế, nguồn vốn tín dụng có thời điểm, có nơi chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân và doanh nghiệp; cần phải bám sát tình hình và mong muốn, nhu cầu của người dân và doanh nghiệp để phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thứ hai, công tác thanh tra, giám sát có lúc chưa phát hiện kịp thời các sai phạm để xử lý; cần coi trọng, tích cực hơn nữa trong công tác này, không để khuyết điểm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn.
Các ngân hàng thương mại cũng cần phải đóng góp tích cực hơn cho việc làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, tích cực xây dựng văn hóa, đạo đức kinh doanh, góp phần xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân hạnh phúc, ấm no.
Thứ ba, việc xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém còn chậm. NHNN và các cơ quan liên quan phải chủ động hơn, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn, nhất là phối hợp với Bộ Tài chính trong công tác đánh giá tài sản của các ngân hàng này, nếu cần thì mời thêm các đơn vị kiểm toán, điều quan trọng là không để xảy ra tiêu cực, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các rủi ro, sai phạm.
Bảo đảm thanh khoản và lưu thông tiền tệ
Theo Thủ tướng, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến rất phức tạp, nhanh chóng, khó đoán định. Cạnh tranh chiến lược các nước lớn, cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại gay gắt hơn. Xung đột quân sự tại Ukraine còn có thể kéo dài. Hậu quả đại dịch Covid-19 trên toàn cầu còn phải khắc phục nhiều năm.
Bên cạnh đó, lạm phát tiếp tục ở mức cao, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất kéo dài tại nhiều quốc gia. Nguy cơ mất thanh khoản, rủi ro, bất ổn về tài chính, tiền tệ, nợ công, bất động sản, an ninh năng lượng, lương thực, thông tin trên toàn cầu gia tăng. Kinh tế toàn cầu có xu hướng tăng trưởng chậm lại, một số quốc gia có dấu hiệu rơi vào suy thoái kinh tế.
Thủ tướng nêu rõ 3 điểm mà ngành ngân hàng cần cố gắng hơn, nỗ lực khắc phục kịp thời, càng sớm càng tốt trong thời gian tới. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Trong nước, nền kinh tế có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Sức ép lạm phát, tỷ giá, lãi suất gia tăng; sản xuất kinh doanh tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức; các thị trường xuất, nhập khẩu lớn, truyền thống của Việt Nam bị thu hẹp.
Những tồn tại, hạn chế, bất cập từ nội tại nền kinh tế về cơ cấu kinh tế, năng lực sản xuất trong nước, các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản tích tụ từ lâu chưa được xử lý dứt điểm; quy mô nền kinh tế nước ta còn khiêm tốn, nhưng độ mở lại lớn, khả năng cạnh tranh và sức chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài còn hạn chế; những yếu tố đột xuất, bất ngờ vẫn tiềm ẩn rủi ro, khó dự báo; dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, bão lũ tiếp tục diễn biến bất thường, ảnh hưởng nặng nề hơn.
Thủ tướng nêu rõ Việt Nam vẫn là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, do đó trước các vấn đề đặt ra, không thể có giải pháp hoàn thiện mà chỉ có giải pháp tối ưu, giải pháp tốt nhất trong số giải pháp có thể.
Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng quyết tâm, giữ vững tinh thần vượt khó, đoàn kết, tự lực, tự cường, chủ động thích ứng, linh hoạt, hành động quyết liệt, khoa học, hiệu quả, tích cực đổi mới, sáng tạo theo tinh thần chủ đề điều hành của năm 2023 "Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả" đã được Chính phủ xác định.
Thủ tướng nhấn mạnh tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Nâng cao năng lực phân tích, dự báo; chú trọng rà soát cơ sở pháp lý, hoàn thiện các quy định về hoạt động ngân hàng trên tinh thần vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không nóng vội, không cầu toàn.
Theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế, giá cả, lạm phát, thị trường thế giới, trong nước, kịp thời dự báo, cảnh báo rủi ro để có đối sách phù hợp; thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp hài hòa, hợp lý, chặt chẽ với thực hiện chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác.
Điều hành kịp thời các công cụ chính sách vĩ mô, tài khóa, tiền tệ để cân bằng hợp lý, hiệu quả giữa tỷ giá với lãi suất, giữa kiểm soát lạm phát với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phù hợp với tình hình thực tiễn.
Điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý, bảo đảm đủ vốn cho nền kinh tế với chi phí, lãi vay hợp lý, tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; không để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tốt mà lại thiếu vốn. Thủ tướng nhấn mạnh bảo đảm thanh khoản và lưu thông tiền tệ là nhiệm vụ hết sức quan trọng của ngành ngân hàng, điều quan trọng là hướng dòng vốn đi đúng hướng.
Thủ tướng tin tưởng ngành ngân hàng sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao, nhân dân trông đợi, doanh nghiệp chờ đón. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Rà soát, điều chỉnh chính sách phù hợp, tháo gỡ khó khăn về tín dụng, nợ xấu, trái phiếu doanh nghiệp, nhà ở xã hội và cho công nhân. Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản cả về phía người bán và người mua.
Thủ tướng nhấn mạnh: Tháo gỡ được những khó khăn của thị trường bất động sản sẽ góp phần tháo gỡ được nhiều vấn đề liên quan nợ xấu, trái phiếu doanh nghiệp và sở hữu chéo… Khó khăn là có, nhưng chúng ta không bó tay trước khó khăn, chọn điểm đột phá để thực hiện, Thủ tướng nêu rõ.
Cùng với đó, nâng cao năng lực thích ứng, chống chịu, bảo đảm sự ổn định của hệ thống tài chính, ngân hàng trong mọi tình huống, không để mất an toàn hệ thống và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Thủ tướng yêu cầu mạnh dạn tuyên truyền để người dân yên tâm về vấn đề này trên tinh thần đã hứa thì phải làm, đã làm phải hiệu quả.
Tập trung chấn chỉnh, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát toàn hệ thống; tinh thần là không hình sự hóa các quan hệ kinh tế nhưng ai làm sai thì phải bị xử lý; kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm và cảnh báo, chấn chỉnh các biểu hiện vi phạm, các việc làm chưa đúng; ai yếu kém, ai sợ làm thì đứng sang một bên.
Đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; tập trung chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng cường minh bạch trong hoạt động, rà soát, xử lý và ngăn ngừa tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, sở hữu chéo, "sân sau", cho vay không đúng quy định của pháp luật.
Nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả quản lý của các tổ chức tín dụng; khẩn trương thực hiện tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại đã được cấp có thẩm quyền cho phép.
Cùng với đó, đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là đội ngũ quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển cả trước mắt và lâu dài.
Thủ tướng tin tưởng rằng, ngành ngân hàng sẽ phát huy truyền thống, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, năm mới thắng lợi mới, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao, nhân dân trông đợi, doanh nghiệp chờ đón.
Những cuốn sách hay về xã hội
Tủ sách Xã hội giới thiệu những cuốn sách hay và mới về các chủ đề từ thời sự, chính trị, đến giao thông, hạ tầng... Tủ sách đồng thời cung cấp nhiều kiến thức, dữ liệu để độc giả hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Nhiều khách hàng phản ánh, dù cùng gửi tiền tiết kiệm ở 1 ngân hàng, nhưng mỗi chi nhánh lại có một mức lãi suất khác nhau. Mỗi nhân viên huy động lại đang chào một mức lãi suất khác. Người gửi tiền cũng phân vân không biết gửi đâu để được lợi nhiều nhất.
Lãi suất ngân hàng hiện vẫn đang ở mức cao, không những thế mức lãi suất ở từng chi nhánh trong cùng 1 ngân hàng lại khác nhau. Nhiều người dân đi gửi tiền phản ánh, mức lãi suất có thể chênh lệch đến 1-1,5% giữa các chi nhánh.
Ngay cả đối với tiền gửi online cũng có hiện tượng tương tự, khi gửi online, một số ngân hàng đưa ra chính sách có thể tùy ý chọn chi nhánh hỗ trợ, mức lãi suất giữa các đơn vị này sẽ khác nhau.
Khách hàng gửi tiền tiết kiệm cần lưu ý mức lãi suất ở từng chi nhánh trong cùng 1 ngân hàng thường có mức lãi suất khác nhau. Ảnh minh họa: VTV.VN
Ngoài ra, sau khi đã được cộng lãi suất từ phía ngân hàng, khách hàng còn có thể nhập mã của nhân viên hỗ trợ để được thưởng phần trăm lãi suất. Mức lợi tức của người có nhập mã và không nhập mã có thể chênh lệch từ 1-2,5%/năm.
Ông Trần Đức Anh, Giám đốc Kinh tế vĩ mô và Chiến lược thị trường Trung tâm Nghiên cứu của KB Securities nhận định, việc tăng lãi suất tiền gửi thời gian gần đây chủ yếu ở ngân hàng vừa và nhỏ. Đối với các ngân hàng lớn, mức tăng lãi suất không đáng kể. Nếu kết hợp với lãi suất liên ngân hàng vẫn thấp cho thấy thanh khoản của hệ thống khá dồi dào.
Theo các chuyên gia kinh tế, mỗi chi nhánh ngân hàng sẽ được cấp hạn mức kinh doanh khác nhau, tùy theo năng lực của điểm kinh doanh, để các nhân viên có thể thu hút tiền gửi một cách chủ động hơn. Do đó, mức lãi suất tiền gửi giữa các chi nhánh cũng sẽ khác nhau.
Ngoài ra, một số ngân hàng còn triển khai các chương trình cộng hoặc thưởng lãi suất dưới dạng các mã điện tử như cách các sàn thương mại điện tử đã từng làm. Một số ngân hàng chọn cách cấp riêng mã thưởng cho nhân viên để hỗ trợ hoạt động tư vấn khách hàng tốt hơn.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, khách hàng đều có chiến lược kinh doanh của mình. Các ngân hàng lựa chọn khách hàng phù hợp với mục tiêu, tập trung thu hút khách hàng có tiềm năng, vì vậy việc đưa ra mức lãi suất cao với khách hàng có tiền gửi lớn cũng là một chính sách. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo lãi suất đầu vào huy động bình quân ở mức hợp lý để có thể cho vay.
Nhiều ngân hàng cũng đang đang tập trung phát triển mảng ngân hàng số, nên thời gian tới việc khuyến mãi theo hình thức nhập mã hoặc “săn mã giảm giá” trực tiếp trên ứng dụng ngân hàng cũng sẽ phổ biến hơn. Với sản phẩm tiền gửi, việc tiết kiệm qua kênh online bên cạnh việc có lãi suất cao hơn so với tại quầy, khách hàng còn nhận được giá trị từ sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian và an toàn hơn đáng kể so với việc đem tiền đến quầy giao dịch.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, sân bay Điện Biên sẽ đóng cửa 6 - 7 tháng để triển khai thi công đầu tư, xây dựng mở rộng,
Thời gian dự kiến đóng cửa bắt sân bay Điện Biên bắt đầu từ cuối tháng 3 tới.
Đại diện ACV thông tin thêm, tháng 3 tới sẽ hoàn thành lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng gói thầu số 30 thi công xây dựng nhà ga hành khách và các công trình phụ trợ, gói thầu 34 Giám sát thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách...
Tháng 4, tiến hành khởi công trước và dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2023.
Tháng 6 tới sẽ hoàn thành thi công giai đoạn 2 công trình hàng rào an ninh. Tháng 12 sẽ hoàn thành công trình đường cất hạ cánh (CHC), đường lăn, sân đỗ máy bay.
Đại diện ACV cho hay, hiện một số vị trí chưa thi công được do chưa giải phóng xong mặt bằng; một số vị trí khi thi công chặn đường dân sinh và hệ thống kênh mương tưới tiêu của dân nên người dân cản trở, không cho thi công.
Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ chung của dự án.
Ngoài ra nguồn vật liệu cho thi công dự án (đất đắp, cát) hiện tại rất hạn chế, không đủ trữ lượng cho việc thi công dự án. Thủ tục cấp phép các mỏ vật liệu mới đòi hỏi phải có thời gian. Chính vì vậy cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.
Để đảm bảo tiến độ triển khai dự án theo kế hoạch, ACV kiến nghị UBND tỉnh Điện Biên sớm hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng cũng như sớm hoàn thành các công trình phụ trợ phục vụ dân sinh (đường đi lại, hệ thống tưới tiêu), tránh để người dân cản trở việc thi công xây dựng công trình.
ACV cũng đề nghị UBND tỉnh Điện Biên có phương án bổ sung các nguồn vật liệu nhằm đảm bảo đủ trữ lượng, khả năng cung cấp cho dự án triển khai đúng tiến độ.
Trước đó, hồi tháng 9/2022, ACV đã khởi công đường băng, đường lăn, sân đỗ máy bay thuộc Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên.
Cảng hàng không Điện Biên được phê duyệt Chủ trương đầu tư xây dựng mở rộng với quy mô đường cất hạ cánh dài 2400m, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật cho các loại máy bay hiện đại như A320, A321.
Đồng thời cải tạo, mở rộng công suất khai thác nhà ga hành khách hiện hữu từ 300 nghìn khách/năm lên 500 nghìn khách/năm; cải tạo, xây dựng mới các công trình phụ trợ, khu hàng không dân dụng đảm bảo đồng bộ khai thác máy bay A320, A321 và tương đương.
Bộ Tài chính cho rằng việc điều hành giá các mặt hàng Nhà nước quản lý cần thận trọng trong những tháng đầu năm để tạo dư địa an toàn cho công tác kiểm soát lạm phát cả năm 2023.
Bộ Tài chính vừa có báo cáo về tình hình giá cả thị trường và các biện pháp bình ổn giá trước và trong Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Theo đó, về mặt bằng giá cả thị trường trước và trong Tết (tính đến ngày 23/1), cơ quan này đánh giá không có biến động bất thường, một số hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết tăng theo quy luật hoặc theo diễn biến giá thế giới.
Nhu cầu mua sắm Tết giảm
Đơn cử, những ngày sát Tết giá gạo chất lượng cao như gạo nếp tăng nhẹ 3-5% so với ngày thường, giá gạo tẻ ổn định; giá thịt bò, gà sống tăng khoảng 10.000-30.000 đồng/kg tùy địa phương; giá lợn hơi và thịt thành phẩm ổn định so với giai đoạn trước Tết, không có biến động lớn...
Về giá dịch vụ vận tải, theo báo cáo của các địa phương, giá cước vận tải các tuyến cố định trong thời gian qua không tăng hoặc tăng ít, một số nhà xe thực hiện kê khai tăng giá phụ thu chiều rỗng một chiều.
Cơ quan quản lý giá cho rằng năm nay nguồn cung hàng hóa vẫn được đảm bảo nhưng sức mua trong dân cho Tết giảm hơn so với những năm trước. "Người dân đang dần chuyển sang thói quen chi tiêu hợp lý trong dịp Tết, không còn tâm lý mua sắm thoải mái", Bộ Tài chính đánh giá.
Về tình hình giá cả sau Tết và cả năm 2023, Bộ Tài chính dự báo có một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá. Cụ thể, quý I trùng với thời điểm diễn ra nhiều hoạt động lễ hội cuối năm và Tết Nguyên đán 2023, giá cả thường có biến động tăng theo quy luật vào trước và sau Tết.
Bộ Tài chính dự báo giá điện nhiều khả năng sẽ tăng sớm từ đầu năm nay. Ảnh: EVN.
Bên cạnh đó, giá một số dịch vụ công được triển khai theo lộ trình thị trường, trong đó giá điện nhiều khả năng sẽ tăng sớm từ đầu năm; giá dịch vụ khám chữa bệnh, giáo dục tiếp tục thực hiện theo lộ trình thị trường. Trong đó, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu Bộ Y tế dự kiến điều chỉnh trong quý I. Một số mặt hàng Nhà nước định giá chịu áp lực từ biến động về yếu tố hình thành giá...
Ngoài ra, yếu tố thiên tai có thể gây ảnh hưởng cục bộ đến giá lương thực, thực phẩm và một số nhu yếu phẩm tại một số địa bàn bị ảnh hưởng... Một số chính sách hỗ trợ về thuế sẽ hết hiệu lực từ đầu năm.
Ngược lại, cũng có một số yếu tố chính giảm áp lực lên mặt bằng giá như nhiều siêu thị, cửa hàng mở cửa trở lại; nguồn cung hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm vẫn dồi dào...
Điều hành giá điện, xăng dầu... cần thận trọng
Từ các yếu tố trên, Bộ Tài chính đã kiến nghị một số biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn giá sau Tết và cả năm 2023. Bộ dự báo từ ngày mùng 3 Tết, thị trường sẽ dần sôi động hơn do người dân bắt đầu các hoạt động đi chơi ngày Tết, nhu cầu đi lại tăng lên và các trung tâm, địa điểm vui chơi sẽ bắt đầu mở cửa trở lại.
Chính vì vậy, cơ quan này kiến nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường để chủ động phương án bảo đảm cân đối lượng hàng hóa, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gây tăng giá đột biến.
Đối với sau Tết và cả năm 2023, Bộ Tài chính dự báo tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức cho công tác quản lý, điều hành giá. Giá các mặt hàng nguyên vật liệu, các mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều nguy cơ tăng giá, rủi ro về tỷ giá tạo sức ép lên chi phí nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu trong nước, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng do Trung Quốc nới lỏng các biện pháp chống dịch.
Việc điều hành giá các mặt hàng Nhà nước quản lý cần thận trọng trong những tháng đầu năm. Ảnh: Việt Linh.
Theo đó, Bộ Tài chính nhấn mạnh đến việc điều hành giá các mặt hàng Nhà nước quản lý cần thận trọng trong những tháng đầu năm để tạo dư địa an toàn cho công tác kiểm soát lạm phát cả năm 2023. Theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam để có những giải pháp ứng phó phù hợp.
Đối với các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường, Bộ Tài chính kiến nghị các bộ, ngành, địa phương tính toán, chuẩn bị các phương án giá, phối hợp với Tổng cục Thống kê đánh giá tác động đến CPI bảo đảm ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô...
"Đối với các mặt hàng cụ thể, các bộ ngành, địa phương có trách nhiệm tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu, nhất là trong các thời điểm thị trường có nhu cầu tăng cao đối với các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, vật liệu xây dựng, lương thực, thực phẩm tươi sống, dịch vụ vận tải... để có biện pháp điều hành phù hợp", cơ quan quản lý giá đề xuất.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Cơ quan quản lý thị trường đã xử phạt 15 triệu đồng đối với một cây xăng trên địa bàn tỉnh Hà Nam vì giảm thời gian bán hàng so với thời gian niêm yết.
Lực lượng chức năng phát hiện trong khoảng thời gian từ 11h đến 11h45 phút ngày 25/1, cửa hàng xăng dầu này đã đóng cửa không có lý do. Ảnh: DMS.
Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) vừa cho biết ngày 25/1 (tức mồng 4 Tết Nguyên đán), đội QLTT số 2 - Cục QLTT Hà Nam đã thực hiện kiểm tra đối với cửa hàng xăng dầu số 1 Vực Vòng thuộc Công ty TNHH Chiến Dưỡng (thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) sau khi nhận được thông tin phản ánh.
Kết quả, lực lượng chức năng phát hiện trong khoảng thời gian 45 phút từ 11h đến 11h45 phút ngày 25/1, cửa hàng xăng dầu trên đã đóng cửa, không thực hiện việc bán xăng, dầu ra thị trường không có lý do chính đáng.
Đội QLTT số 2 đã lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt 15 triệu đồng đối với Công ty TNHH Chiến Dưỡng về hành vi giảm thời gian bán hàng so với thời gian niêm yết mà không có lý do chính đáng.
Trong thời gian tới, Cục QLTT tỉnh Hà Nam cho biết sẽ chỉ đạo thực hiện công khai thông tin đường dây nóng tại từng cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn để người dân phản ánh các vi phạm về kinh doanh xăng dầu.
Đồng thời, ngay trong ngày mồng 5 Tết phối hợp với Sở Công Thương tỉnh thực hiện giám sát, nắm tình hình hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, kịp thời nắm tình hình cung - cầu đối với mặt hàng này, báo cáo, tham mưu kịp thời trong công tác quản lý, đồng thời chỉ đạo xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.
Mới đây, tại Hà Nội, trong quá trình giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn TP, ngay trong ngày 24/1 (mùng 3 Tết), nhận được tin phản ánh của người dân, Đội QLTT số 23 - QLTT Hà Nội đã kiểm tra, phát hiện một cơ sở kinh doanh xăng dầu trên huyện Ứng Hòa có hành vi niêm yết giá bán lẻ xăng dầu không đúng với giá quy định. Đội QLTT số 23 đã tiến hành kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của cơ sở kinh doanh xăng dầu trên.
Trước đó, ngày 20/1 (29 Tết), Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên ban hành công điện khẩn yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố thực hiện trực 100% quân số, tăng cường giám sát, kiểm tra, kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm khắc mọi hành vi vi phạm với hệ thống kinh doanh xăng dầu ở tất cả loại hình.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk...
Năm 2022 đã khép lại với nhiều cung bậc cảm xúc cho nhà đầu tư nói chung và người tham gia lĩnh vực chứng khoán nói riêng. Bước sang năm 2023, với những cơ hội và thử thách đan xen, việc chọn lựa nhóm ngành tiềm năng và theo dõi các doanh nghiệp có câu chuyện, động lực tăng trưởng là mong muốn hiển nhiên, song chưa bao giờ dễ dàng.
Ghi nhận, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam được giới đầu tư kỳ vọng sẽ bắt đầu phục hồi và trở lại quỹ đạo tăng trưởng bền vững sau một năm đầy biến động. Chúng tôi đã có những trao đổi với ông Michael Kokalari - Chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital – trong cuộc gặp gỡ mới đây, về những nhận định liên quan đến nền kinh tế và TTCK Việt Nam trước thềm giao dịch khai xuân.
Từ góc độ là một chuyên gia kinh tế, ông có những kỳ vọng cụ thể nào đối với triển vọng của TTCK và nền kinh tế Việt Nam năm 2023?
Năm nay, kỳ vọng chung của nhiều bên là chỉ số VN-Index sẽ tăng trưởng trên 20%, với mức tăng chủ yếu đến từ sự cải thiện của các yếu tố trong và ngoài đã tác động tiêu cực đến thị trường hồi năm ngoái. Điều quan trọng là áp lực lạm phát toàn cầu hiện đang giảm bớt, đồng nghĩa rằng việc tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ sớm kết thúc.
Bên cạnh đó, chúng tôi kỳ vọng Chính phủ sẽ thực hiện các quyết sách để đẩy nhanh xử lý vấn đề thanh khoản hiện đang ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp nối lại khả năng tái cấp vốn cho khoản nợ đến hạn của các công ty Việt Nam.
Với lộ trình giải quyết những vấn đề nêu trên, các yếu tố cơ bản tích cực có thể đưa TTCK Việt Nam tăng điểm tốt hơn trong năm 2023. Những yếu tố tích cực đó bao gồm tăng trưởng lợi nhuận, định giá hấp dẫn và sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đối với TTCK Việt Nam. Cụ thể, VinaCapital kỳ vọng lợi nhuận của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam sẽ tăng 16% trong năm nay – lưu ý rằng thị trường đang giao dịch ở mức P/E 11 lần (dựa trên lợi nhuận dự kiến năm 2023), thấp hơn khoảng 25% so với định giá P/E của các thị trường mới nổi trong khu vực.
Dường như định giá thấp của TTCK Việt Nam ở thời điểm hiện tại là yếu tố quan trọng khiến thị trường trở nên hấp dẫn. Vậy ông dự báo đâu sẽ là những yếu tố có thể tác động tiêu cực đến thị trường trong năm nay?
Định giá hấp dẫn và triển vọng tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ là lý do vì sao các nhà đầu tư nước ngoài đã mua 1,1 tỷ USD trị giá cổ phiếu Việt Nam trong hai tháng cuối năm 2022, và mua ròng trên TTCK Việt Nam vào năm ngoái, lần đầu tiên kể từ năm 2019.
Tuy nhiên, VinaCapital dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ giảm từ 8% trong năm ngoái xuống còn 6% trong năm nay, do giai đoạn bùng nổ nhờ mở cửa trở lại sau COVID của Việt Nam đã kết thúc và do nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại đáng kể. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và sản xuất của Việt Nam.
Nhu cầu đối với các sản phẩm “Made in Vietnam” đã giảm dần trong năm 2022, hàng tồn kho của các nhà bán lẻ hàng đầu và các công ty sản xuất hàng tiêu dùng như Walmart, Target, hay Nike đã tăng khoảng 20%. Do đó, xuất khẩu của Việt Nam cũng bắt đầu giảm từ cuối năm 2022 giống như Trung Quốc và Hàn Quốc, vốn cũng là các nhà xuất khẩu lớn sang Mỹ và các nước phát triển khác.
Trung Quốc đã từ bỏ chính sách “Zero COVID” và bắt đầu mở cửa lại với thế giới. Ông đánh giá tác động của sự kiện này như thế nào đối với Việt Nam? Những ngành nào sẽ được hưởng lợi trong thời gian sắp tới?
Trái ngược với triển vọng không mấy khả quan của lĩnh vực sản xuất của Việt Nam (đóng góp khoảng 25% GDP trong năm 2022), triển vọng của ngành du lịch nước ngoài (đóng góp khoảng 10% GDP, trước COVID) là rất sáng sủa, đặc biệt kể từ khi Trung Quốc từ bỏ chính sách “Zero COVID” vào cuối năm 2022.
VinaCapital kỳ vọng sự quay trở lại của khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP thêm 2% điểm phần trăm trong năm 2023, phù hợp với các ước tính liên quan của Goldman Sachs và các tổ chức khác. Nền kinh tế Việt Nam cũng có thể được thúc đẩy bởi việc tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng trong năm nay, theo hướng dẫn của Chính phủ nhằm tăng chi tiêu từ khoảng 4% GDP vào năm 2022 lên 7%/GDP (hoặc khoảng 30 tỷ USD) vào năm 2023.
Do đó, chúng tôi lạc quan về triển vọng của các công ty được hưởng lợi trực tiếp từ việc tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng – bao gồm cả các công ty vật liệu xây dựng – và cũng tin rằng một số công ty được hưởng lợi gián tiếp từ việc phát triển cơ sở hạ tầng cũng sẽ phát triển tốt. Bên hưởng lợi gián tiếp bao gồm các nhà phát triển bất động sản nhà ở và khu công nghiệp, và các công ty hàng không.
Các công ty thuộc lĩnh vực tài chính đã bị ảnh hưởng khi VN-Index giảm điểm trong năm 2022. Ông nhận định thế nào về triển vọng của ngành này thời gian tới?
Sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu Việt Nam được hỗ trợ bởi quá trình đô thị hóa, nhân khẩu học và các yếu tố khác sẽ đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ tài chính phát triển. Điều này mang lại lợi ích cho các ngân hàng cho vay thế chấp, mở thẻ tín dụng và các sản phẩm tín dụng/tài chính tiêu dùng khác. Các quỹ đầu tư cũng sẽ hưởng lợi khi nhu cầu tích lũy tài sản tăng lên.
Các quỹ đầu tư của VinaCapital là ví dụ. Lợi nhuận trung bình giai đoạn 2020-2022 của hai quỹ cổ phiếu của chúng tôi là VINACAPITAL-VESAF đạt 16,6%/năm, theo sau là VINACAPITAL-VEOF với mức lợi nhuận 12,7%/năm, đều đạt hiệu suất vượt xa chỉ số tham chiếu VN-Index có mức tăng trung bình chỉ 1,6%/năm. Quỹ cân bằng VINACAPITAL-VIBF cũng ghi nhận lợi nhuận trung bình 3 năm gần nhất là 10,9%/năm, vượt trội so với chỉ số tham chiếu là 3,6%/năm. Quỹ trái phiếu VINACAPITAL-VFF đạt mức lợi nhuận trung bình 3 năm gần nhất là 7,1%/năm, trong khi chỉ số tham chiếu đạt 5,3%/năm.
Tương tự, doanh thu của các công ty môi giới chứng khoán sẽ tiếp tục tăng cùng với sự mở rộng của tầng lớp trung lưu Việt Nam. Chúng tôi cũng kỳ vọng lợi nhuận của các công ty môi giới chứng khoán sẽ cao hơn trong năm nay, vì lãi suất ở Việt Nam giảm do giá trị VND bắt đầu tăng, và do áp lực lạm phát toàn cầu cũng đang giảm bớt.
Sáng 23.1 (mùng 2 tết), giá vàng điều chỉnh giảm nhẹ 100.000 đồng mỗi lượng. Công ty vàng bạc đá quý Mi Hồng mua vào với giá 67,2 triệu đồng/lượng, bán ra 68 triệu đồng. Giá vàng 4 số 9 cũng xuống tương tự, mua vào còn 55,1 triệu đồng/lượng, bán ra 55,8 triệu đồng. Trong khi đó, vàng hàm lượng 750 (tức vàng 18k) lại tăng giá 300.000 đồng, mua vào lên 39 triệu đồng/lượng và bán ra 41 triệu đồng; vàng hàm lượng 610 (hay còn gọi là vàng tây) cũng tăng 300.000 đồng, lên 33,2 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và bán ra 34,9 triệu đồng.
Giá vàng nữ trang tăng
Giá kim loại quý trên thị trường quốc tế tăng 6 USD/ounce, lên 1.932 USD/ounce. Các nhà đầu tư trông chờ vào việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào cuối tháng này. Việc Fed tăng lãi suất chậm hơn sẽ là yếu tố khiến vàng tăng giá. Thêm vào đó, sự kỳ vọng thị trường vàng Trung Quốc sẽ tăng trong dịp Tết Nguyên đán.
\n
Theo Hiệp hội Vàng Trung Quốc (CGA), tổng tiêu thụ vàng đạt 1.001,74 tấn trong năm ngoái, giảm 10,63%. Nhu cầu vàng thỏi giảm 17,23% trong năm 2022, nhu cầu trang sức giảm 8% xuống 654,32 tấn. Hoạt động mua bán vàng tại Trung Quốc năm 2022 bị gián đoạn do đại dịch Covid-19 gây ra. Giá vàng đã tăng 10% trong năm ngoái. Dù vậy, thị trường kỳ vọng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão sẽ kích hoạt nhu cầu vàng trở lại và phục hồi trong năm 2023 của thị trường đứng nhất nhì thế giới này.
Sáng đầu tiên của năm Quý Mão, hàng trăm du khách nước ngoài đã đến Quảng Ninh và Đà Nẵng qua đường biển và đường hàng không.
Tàu Silver Spirit, xuất phát từ Hong Kong, đã đưa 500 du khách mang quốc tịch Mỹ và châu Âu đến cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, Quảng Ninh lúc 7h30.
Đón những vị khách đầu tiên, ông Cao Tường Huy, quyền Chủ tịch UBND tỉnh, đã tặng hoa, lì xì cảm ơn những vị khách quốc tế đã đến Quảng Ninh ngay trong ngày đầu năm mới. Ông Huy cũng trực tiếp giới thiệu các điểm đến, di sản vịnh Hạ Long, truyền thống hiếu khách của người Quảng Ninh. Hành khách từ tàu Silver Spirit đã bày tỏ ấn tượng với cảnh sắc thiên nhiên, không khí trong lành cảm nhận được trong hành trình đến Hạ Long.
Bà Josephine, quốc tịch Mỹ, cho biết đã tìm hiểu và rất hứng thú với cảnh đẹp của vịnh Hạ Long. Trong hành trình tàu vào cảng, bà Josephine đã chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ ảo mà thiên nhiên ban tặng. "Tôi sẽ dành trọn một ngày ở Hạ Long để trải nghiệm về văn hóa, các món ăn ngày Tết của người Việt, thăm Vịnh Hạ Long, các ngôi chùa. Và tất nhiên, tôi sẽ chụp thật nhiều ảnh để khoe với gia đình khi về Mỹ", bà nói.
Việc tàu Silver Spirit cập cảng trong ngày đầu tiên năm Quý Mão là dấu ấn quan trọng với du lịch Quảng Ninh. Đây là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch tàu biển khi sở hữu hệ thống cảng đồng bộ, nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, nằm trên tuyến giao thông hàng hải quan trọng của châu Á, phù hợp với lộ trình kết nối các tuyến du lịch tàu biển trong khu vực và thế giới, đặc biệt gần với Trung Quốc, thị trường tiềm năng của du lịch tàu biển.
Theo đánh giá của những người làm du lịch, Hạ Long cũng là điểm gần nhất để đến những thị trường Bắc Á khác như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản... vì thế kỳ vọng sức hút du lịch tàu biển Hạ Long trong năm 2023 chắc chắn sẽ rất lớn.
Ngoài đoàn khách quốc tế từ tàu Silver Spirit, Đà Nẵng sáng nay cũng đón hơn 100 khách quốc tế xông đất bằng đường hàng không. Vào lúc 9h10, chuyến bay chở các du khách từ Thái Lan, Croatia, Hàn Quốc... đã hạ cánh cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng.
Khách được chào đón bằng màn biểu diễn nghệ thuật múa lân, tặng quà lưu niệm, nhận bao lì xì. Lần đầu được đội nón lá và nhận nhiều quà tặng, chị Abenza (32 tuổi, quốc tịch Thái Lan), cho biết 10 năm trước từng đến miền Trung để du lịch, nhưng chưa ở lại Đà Nẵng. "Chuyến du lịch 5 ngày lần này tôi quyết định đi Bà Nà và một số điểm tham quan khác, sau đó dành một ngày ghé phố cổ Hội An", chị nói.
Nữ du khách đi cùng bạn trai Vili (28 tuổi, quốc tịch Croatia) và một số người bạn Thái Lan. "Chúng tôi đến thành phố đúng dịp Tết cổ truyền của Việt Nam, nên cũng gửi lời chúc may mắn đến với mọi người", Abenza nói thêm.
Còn với du khách Towfie (Thái Lan), đây là lần đầu tiên chị đến Đà Nẵng. "Hôm nay tôi thật may mắn khi được tặng vé cho chuyến bay kế tiếp của mình. Thời gian tới tôi sẽ quay lại Đà Nẵng cùng với gia đình của mình", chị nói.
Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, nói khách quốc tế xông đất đầu năm mang đến tín hiệu lạc quan và kỳ vọng một năm bùng nổ cho ngành du lịch vốn bị ảnh hưởng nặng nề của Covid-19. Ngành du lịch Đà Nẵng đã chuẩn bị kỹ cho lần chào đón chuyến bay đầu tiên này, nhằm tạo trải nghiệm tốt nhất cho du khách.
"Với sự chuẩn bị tốt, chúng ta hoàn toàn hy vọng năm 2023 thành phố sẽ đạt được lượng khách năm 2019", ông Bình nói và cho biết thành phố đang có rất nhiều điểm đến, nên cần sự phối hợp nhịp nhàng của người dân, chính quyền và doanh nghiệp để ngành du lịch tăng trưởng.
Theo tổng hợp từ các hãng hàng không, số chuyến bay đến Đà Nẵng dịp Tết ước tính 768 chuyến, với gần 100.000 lượt khách, trong đó, khách quốc tế ước đạt 42.000 lượt với tần suất 46 chuyến một ngày.
Theo dự kiến ngày mai, mùng 2 Tết, cũng sẽ có khoảng 200 khách du lịch Trung Quốc sẽ tới Khánh Hoà khai xuân.
Đơn vị cho vay của công ty tiền điện tử Genesis (Mỹ) là Genesis Global Capital hôm 19/1 đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản, trở thành “nạn nhân” mới nhất của cuộc khủng hoảng tiền điện tử đang diễn ra.
Điều này cho thấy trong khi bitcoin đang tăng giá trong năm 2023, tác động của cuộc khủng hoảng tiền điện tử vẫn tiếp tục tấn công các công ty hoạt động trong lĩnh vực này.
Dưới đây là danh sách những công ty tiền điện tử lớn đã nộp đơn xin phá sản trong năm qua.
Genesis
Là một trong những công ty cho vay tiền điện tử lớn nhất, Genesis Global Capital đã “khóa” tính năng rút tiền của khách hàng vào tháng 11/2022, sau khi sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX làm choáng váng giới tài chính.
Trong hồ sơ xin phá sản gửi lên Tòa án Phá sản quận phía Nam của New York hôm 19/1, Genesis Global Capital cho biết tổng giá trị tài sản và nợ phải trả của công ty này dao động trong khoảng từ 1-10 tỷ USD và ước tính có hơn 100.000 chủ nợ.
Genesis Global Holdco, tập đoàn mẹ của Genesis Global Capital, cũng nộp đơn xin bảo hộ phá sản, cùng với một đơn vị cho vay khác là Genesis khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Core Scientific
Một trong những công ty khai thác tiền điện tử được giao dịch công khai lớn nhất ở Mỹ Core Science đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 của Luật Phá sản Mỹ vào tháng 12/2022.
Nguyên nhân được Core Science trích dẫn là do giá bitcoin sụt giảm, chi phí năng lượng tăng cao và khoản nợ chưa trả trị giá 7 triệu USD từ công ty cho vay tiền điện tử đã phá sản Celsius Network.
Blockfi
Công ty cho vay tiền điện tử BlockFi đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản vào cuối tháng 11/2022, khoảng hai tuần sau khi FTX sụp đổ.
BlockFi cho biết do hợp tác khá nhiều với FTX nên công ty đã gặp phải một cuộc khủng hoảng về thanh khoản. Công ty cho vay có trụ sở tại New Jersey đã vay 400 triệu USD từ FTX để duy trì hoạt động sau khi các công ty cho vay tiền điện tử cạnh tranh là Voyager Digital Ltd và Celsius Network phá sản vào đầu năm 2022.
FTX
Sàn giao dịch có trụ sở tại Bahamas đã gây sốc cho thế giới tiền điện tử khi nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào tháng 11/2022, sau khi chứng kiến làn sóng rút vốn ồ ạt lên đến 6 tỷ USD chỉ trong 72 giờ, và bị sàn giao dịch tiền điện tử đối thủ Binance bất ngờ từ chối “giải cứu."
Quỹ phòng hộ liên kết của FTX là Alameda Research cũng đã nộp đơn xin phá sản. Sự sụp đổ của các công ty do cựu tỷ phú Sam Bankman-Fried thành lập đã trở thành một trong những thất bại nghiêm trọng nhất trong lĩnh vực tiền điện tử. Các đơn vị đầu tư vào FTX bao gồm BlackRock và quỹ lương hưu lớn nhất của Canada.
Biểu tượng của sàn giao dịch tiền kỹ thuật số FTX trên màn hình máy tính. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Cựu tỷ phú Bankman-Fried đã không nhận tội trước toà án New York về các cáo buộc vi phạm hình sự liên quan đến sự sụp đổ của FTX.
Celsius Network
Phá sản vì sự sụp đổ của đồng terraUSD (đồng stablecoin thuật toán và phi tập trung của blockchain Terra) và đồng luna, Celsius đã bắt đầu nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ vào ngày 14/7.
Kể từ đó, Celsius vướng vào các tranh chấp liên quan đến điều tra gian lận, hành vi đối xử phân biệt với tài khoản khách hàng, quyền riêng tư của khách hàng và hoạt động đầu tư vào một cơ sở khai thác bitcoin mới.
Voyager Digital
Công ty cho vay tiền điện tử có trụ sở tại New Jersey Voyager Digital đã nộp đơn xin phá sản tại Mỹ vào ngày 6/7 sau khi Three Arrows Capital (3AC) vỡ nợ vì khoản vay tiền điện tử trị giá hơn 650 triệu USD.
Chi nhánh tại Mỹ của sàn giao dịch tiền điện tử lớn Binance cho biết hồi tháng 12 rằng họ dự định mua lại nền tảng cho vay tiền điện tử của Voyager trong một thỏa thuận trị giá khoảng 1.000 tỷ USD.
Tuy nhiên, thỏa thuận này có thể bị trì hoãn hoặc ngăn chặn trong quá trình thẩm định đầu tư nước ngoài vào các công ty của Mỹ vì rủi ro an ninh quốc gia.
Three Arrows Capital
Quỹ phòng hộ tiền điện tử Three Arrows Capital đã nộp đơn xin phá sản vào ngày 1/7, do sự sụp đổ đồng terraUSD và đồng luna vào tháng Năm.
Cuộc khủng hoảng này đã “xóa sạch” 42 tỷ USD giá trị tài sản của các nhà đầu tư và hậu quả là Hàn Quốc đã ra lệnh bắt giữ đối với các nhà phát triển của terraUSD./.
Trong năm 2022, kinh tế thế giới có nhiều bất định, khó lường, tác động mạnh tới kinh tế trong nước. Trong bối cảnh đó, kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ, tạo thế và lực cho đất nước phát triển nhanh và bền vững trong những năm tới.
Kinh tế vượt khó, lập kỳ tích trong năm 2022
Năm 2022, hoạt động kinh tế nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với nhiều thách thức. Các nền kinh tế hàng đầu phải chống chọi với nhiều khó khăn, tổng cầu suy giảm tác động đến hoạt động thương mại quốc tế của nước ta. Rủi ro, bất ổn về kinh tế và địa chính trị đan xen phức tạp buộc các nền kinh tế phải đánh đổi chính sách và giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô. Lạm phát tiếp tục là mối quan ngại hàng đầu của nhiều nền kinh tế, giá năng lượng, lương thực biến động phức tạp, khó lường. Dấu hiệu suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng rõ nét, kinh tế thế giới chống chịu khủng hoảng đa tầng, không dễ vượt qua trong ngắn hạn.
Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, sản xuất phụ thuộc khá nhiều vào nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh hạn chế, chỉ một biến động nhỏ của thế giới cũng gây tác động lớn tới kinh tế - xã hội trong nước. Trong bối cảnh đó, tăng trưởng kinh tế năm 2022 của nước ta đạt mức 8,03%, vượt xa mục tiêu kế hoạch; lạm phát được kiểm soát ở mức thấp 3,15%; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn gấp đôi tỷ lệ lạm phát. Đây là nét "khác biệt đáng tự hào" trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với lạm phát cao nhất trong 40 năm qua, kinh tế thế giới có thể rơi vào tình trạng đình lạm.
Vị thế kinh tế Việt Nam trong thương mại quốc tế được củng cố và khẳng định. Trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm, đứt gãy chuỗi cung ứng, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu gặp khó khăn về nguyên vật liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm sau vẫn cao hơn năm trước, phản ánh sự năng động, vượt khó đi lên trong việc tìm kiếm nguồn hàng, tìm kiếm thị trường. Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả năm vượt mốc 730 tỷ USD, với 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, cán cân thương mại xuất siêu ở mức cao (ước 11,2 tỷ USD) góp phần giảm bớt áp lực tỷ giá trên thị trường ngoại tệ.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là điểm sáng của nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư và thương mại quốc tế suy giảm. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cả năm 2022 đạt trên 20 tỷ USD, cao nhất trong 5 năm qua. Đặc biệt, thu hút đầu tư nước ngoài chuyển hướng, đáp ứng mục tiêu phát triển xanh và bền vững, đưa kinh tế Việt Nam tham gia sâu hơn vào mạng lưới cung ứng toàn cầu.
Kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại quốc tế cho thấy các nhà đầu tư đang đặt niềm tin rất lớn vào môi trường đầu tư, vị thế kinh tế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Cộng đồng thế giới đánh giá Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy thương mại quốc tế và cam kết mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới.
Năm 2022, kinh tế nước ta đạt kết quả phát triển khá toàn diện, đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội là nhờ cộng đồng doanh nhân năng động, linh hoạt, chủ động vượt khó, không khoanh tay đứng nhìn. Hệ lụy từ đại dịch khiến doanh nghiệp phải đương đầu với giá nguyên, nhiên, vật liệu và logistic tăng cao; thiếu hụt linh kiện lắp ráp; khó khăn về vốn, tài chính; thiếu hụt lao động và các rào cản pháp lý. Trong khó khăn như thế, cộng đồng doanh nhân Việt Nam vẫn hăm hở lao vào kinh doanh, thể hiện qua số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động bình quân một tháng trong năm đạt trên 17.500 doanh nghiệp.
Cùng với sự năng động, vượt khó của cộng đồng doanh nhân, Chính phủ với tư duy đột phá, hành động khẩn trương, linh hoạt, đặt hiệu quả chỉ đạo lên trên hết, với sự đồng hành hiệu quả của Quốc hội, nhiều chính sách, giải pháp ban hành và triển khai thực hiện đúng thời điểm đã tạo điều kiện tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khắc phục các điểm nghẽn và bất cập của nền kinh tế, giữ vững ổn định vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trong bối cảnh thế giới bất định, đưa nền kinh tế phục hồi và phát triển.
Những điểm sáng trong bức tranh kinh tế đã được Moody's nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam từ Ba3 lên Ba2 với triển vọng ổn định. Fitch xếp hạng BB với triển vọng "tích cực". Nikkei Asia nâng hạng chỉ số phục hồi Covid-19 của Việt Nam lên thứ 2 thế giới.
Bức tranh kinh tế - xã hội nước ta năm 2022 sẽ sắc nét hơn, ấn tượng hơn nếu như thể chế kinh tế được sửa đổi, bổ sung kịp thời, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; xóa bỏ thủ tục hành chính phiền hà cho doanh nghiệp và người dân; một bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý nâng cao tinh thần trách nhiệm, không đùn đẩy, né tránh, bớt vô cảm với những khó khăn của doanh nghiệp và người dân, thể hiện qua những bất cập không đáng có của thị trường xăng dầu, thuốc chữa bệnh trong thời gian qua; đầu tư công - động lực tăng trưởng của nền kinh tế - được giải ngân nhanh hơn.
Đối với kinh tế nước ta, nếu giải ngân vốn đầu tư công tăng thêm 1% so với năm trước sẽ làm GDP tăng thêm 0,058%. Đặc biệt trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm, ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là giải pháp quan trọng và hiệu quả nhằm phục hồi, nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những năm tới, đồng thời bù đắp cho suy giảm xuất khẩu do tổng cầu tiêu dùng của thế giới suy giảm.
Ngoài ra, nếu như Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) không liên tiếp tăng lãi suất với tốc độ thắt chặt tiền tệ rất nhanh gây khó khăn cho thị trường tài chính và tiền tệ nước ta, gia tăng tác động của lạm phát chi phí đẩy do nhập khẩu lạm phát và khó khăn cho doanh nghiệp thì bức tranh kinh tế nước ta sẽ sáng sủa hơn.
Trong năm 2022, kinh tế thế giới có nhiều bất định, khó lường, tác động mạnh tới kinh tế trong nước. Trong bối cảnh đó, kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ, tạo thế và lực cho đất nước phát triển nhanh và bền vững trong những năm tới.
"Cỗ xe tứ mã" và triển vọng kinh tế năm 2023
Năm 2023, hoạt động kinh tế xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, nhiều yếu tố rủi ro bất định; khủng hoảng Nga - Ukraine chưa có hồi kết, gây hệ lụy đến an ninh năng lượng, lương thực, đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu dùng. Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 suy giảm so với năm 2022, có thể rơi vào suy thoái; các nền kinh tế hàng đầu thế giới tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt, tăng lãi suất để xử lý vấn đề lạm phát; kinh tế nước ta có độ mở lớn.
Trong bối cảnh đó, tăng trưởng kinh tế năm 2023 của nước ta chủ yếu nhờ "cỗ xe tứ mã" với tầm quan trọng khác nhau của 4 "con ngựa kéo"- 4 trụ cột, đó là: đổi mới, đảm bảo tính đồng bộ về thể chế và môi trường pháp lý cho phát triển kinh tế; thúc đẩy tiêu dùng trong nước của thị trường gần 100 triệu dân; thực hiện nhanh, hiệu quả vốn đầu tư toàn xã hội, đặc biệt là đầu tư công để nâng cao năng lực, sức cạnh tranh và tính lan tỏa của nền kinh tế; xuất khẩu. Bên cạnh đó chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh thực hiện kinh tế số là động lực mới và sẽ trở thành trụ cột trong những năm tới.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế đặt ra cho năm 2023 với quy mô GDP tăng 916.200 tỷ đồng đến 969.700 tỷ đồng so với năm 2022, tương đương với mức tăng quy mô GDP của năm 2022 so với năm 2021. Xét về tốc độ, mục tiêu năm 2023 GDP tăng 6,5% thấp hơn dự báo tăng 8,0% của năm 2022. Tuy vậy, nếu mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 đạt 6,5% thì 1% GDP năm 2023 đạt 104.100 tỷ đồng, cao hơn 9.700 tỷ đồng so với 1% GDP của năm 2022.
Nhìn vào dự kiến mục tiêu tăng trưởng năm 2023 của 3 khu vực: khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản là 3%, cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với dự kiến tăng trưởng của khu vực này năm 2022; khu vực Công nghiệp và Xây dựng năm 2023 tăng 7,6-8,3%, thấp hơn 0,4 điểm phần trăm; khu vực Dịch vụ tăng 6,5-7,0%, thấp hơn 0,2 điểm phần trăm, cho thấy mức tăng 6,5% năm 2023 của toàn nền kinh tế và mức tăng của từng khu vực không dễ đạt được trong bối cảnh kinh tế Việt Nam năm 2022 đã đạt "kỳ tích" như các tổ chức tài chính quốc tế ca ngợi. Và kinh tế thế giới nói chung, các nền kinh tế lớn là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam nói riêng, dự báo rơi vào suy thoái sẽ tác động rất mạnh tới kinh tế Việt Nam.
Hiện nay, nhiều ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử đang gặp khó khăn vì không đủ đơn hàng, buộc phải cắt giảm lao động, dự kiến khó khăn này còn kéo sang năm 2023. Với các chính sách, giải pháp phục hồi và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, với chỉ đạo khẩn trương, sát sao và cụ thể của Chính phủ, trong bối cảnh kinh tế thế giới có thể rơi vào suy thoái, mục tiêu tăng trưởng 6,5% của năm 2023 có tính khả thi nhưng không dễ đạt được.
Về mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5% cho năm 2023, căn cứ vào số liệu lạm phát 11 tháng năm 2022, dự báo lạm phát bình quân cả năm 2022 khoảng 3,1-3,3%, thấp hơn mục tiêu Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, bức tranh lạm phát năm 2023 có nhiều nét đáng quan tâm vì giá hàng hóa và dịch vụ năm 2023 chịu áp lực từ nhiều yếu tố.
Áp lực lạm phát cầu kéo: Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được thiết kế cho năm 2022 và năm 2023 nhưng chưa thực hiện được nhiều trong năm 2022. Nguồn lực lớn của Chương trình này sẽ dồn vào thực hiện trong năm 2023, từ đó tổng cầu tăng đột biến. Khi đó nhu cầu về nguyên vật liệu trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng tăng cao khiến cho giá các loại nguyên vật liệu tăng trong khi đứt gãy chuỗi cung ứng chưa được khắc phục và kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá lớn từ bên ngoài.
Áp lực lạm phát chi phí đẩy: giá nguyên, nhiên vật liệu thế giới đang ở mức cao trong khi Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất. Nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp; đồng thời, đô la Mỹ tăng giá làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu, gây sức ép lên mặt bằng giá trong nước, dẫn đến giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng, góp phần gia tăng lạm phát.
Đặc biệt, xăng dầu, điện là hai mặt hàng năng lượng chiến lược, quan trọng trong tiêu dùng và sản xuất, nhu cầu sử dụng hai mặt hàng này sẽ tăng trong năm tới khi tổng cầu tăng. Các tổ chức tài chính quốc tế dự báo giá xăng dầu có nhiều khả năng tăng trong thời gian tới. Vừa qua, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác quyết định cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng dầu/ngày. Động thái giảm lượng khai thác dầu thô được cho là nhằm đẩy giá dầu trên thị trường lên mức khoảng 100 USD/thùng từ mức 80 - 90 USD/thùng hiện nay. Điều này sẽ tác động đến giá dầu trên thị trường thế giới.
Giá điện trong nước đã bị kìm giữ không tăng trong mấy năm qua, trong khi giá than, giá khí dùng trong sản xuất điện tăng cao, cơ cấu nhiệt điện, điện khí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng điện phát ra. Nếu tăng giá điện trong năm 2023 sẽ tạo áp lực lên lạm phát do tăng chi phí sản xuất và chi tiêu dùng cuối cùng, đồng thời làm giảm tăng trưởng kinh tế.
Áp lực lạm phát năm 2023 còn đến từ khả năng điều chỉnh theo lộ trình tăng giá dịch vụ do Nhà nước quản lý như dịch vụ giáo dục, y tế; tăng lương. Bên cạnh đó, một số chính sách giúp ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân sẽ kết thúc trong năm 2022; thiên tai và dịch bệnh có thể gây ảnh hưởng đến giá lương thực, thực phẩm tại một số địa phương bị ảnh hưởng, điều này cũng sẽ tác động làm tăng CPI.
Với áp lực lên lạm phát từ các yếu tố đề cập ở trên, để tạo dư địa cho chính sách tiền tệ và tài khóa trong giữ vững ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, mục tiêu lạm phát 4,5% năm 2023 là hợp lý.
Với kinh nghiệm, năng lực và khả năng điều hành, ứng phó với những biến động của tình hình thế giới, khu vực; với ổn định chính trị, ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát cùng với tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là nền tảng quan trọng để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển là những căn cứ quan trọng cho kinh tế Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2023 vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV.
TS Nguyễn Bích Lâm
Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê
TS Nguyễn Bích Lâm là chuyên gia hàng đầu về thống kê tại Việt Nam. Ông từng giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.