Rechercher dans ce blog

Friday, December 30, 2022

Novaland kêu cứu, Bộ Xây dựng nói doanh nghiệp phải xem lại chính mình - Zing News

Bộ Xây dựng cho rằng một số doanh nghiệp, trong đó có Novaland, cần xem xét lại trách nhiệm của chính mình khi cùng lúc đầu tư quá nhiều dự án, không cân bằng nguồn lực.

Ngày 30/12, trả lời câu hỏi của Zing về việc một số doanh nghiệp bất động sản, trong đó có Novaland, lên tiếng cầu cứu về khó khăn trong dòng tiền và pháp lý thực hiện dự án, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng doanh nghiệp cần xem xét lại chính trách nhiệm của mình trong hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản.

"Khi thị trường tốt thì doanh nghiệp thực hiện nhiều dự án, thậm chí là không cân bằng nguồn lực với các dự án đang triển khai. Có thời điểm doanh nghiệp triển khai quá nhiều dự án mà không kiểm soát tài chính, nên xảy ra khó khăn về tài chính ở thời điểm nhất định", ông Sinh nói.

Có thể phải bán bớt dự án, tập trung các dự án đang triển khai

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cũng là thành viên Tổ công tác của Thủ tướng tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Ông cho rằng Tổ công tác đã nhiều lần đề nghị các doanh nghiệp rà soát và cơ cấu lại sản phẩm bất động sản. Thậm chí phải bán bỏ bớt dự án chưa triển khai, tập trung vào các dự án đang triển khai, hoàn thành dự án sớm, để bán thành công và tạo ra dòng tiền thực hiện các dự án tiếp theo.

"Về lâu dài khi triển khai thực hiện dự án, các doanh nghiệp phải dùng vốn vay dự án nào thực hiện dự án đó, tránh vay dự án này thực hiện dự án khác làm mất cân bằng tài chính", ông Sinh nói.

novaland keu cuu anh 1

Một dự án 1.000 ha của Novaland ở Đồng Nai. Ảnh: Quỳnh Danh.

Novaland xin tháo gỡ khó khăn pháp lý dự án và dòng tiền trả nợ đến hạn, do tình trạng ách tắc pháp lý tạo tâm lý bất an cho người dân, môi trường đầu tư, ngân hàng. Novaland cho biết đa số ngân hàng đang giữ lại tiền thu từ khách hàng của tập đoàn để làm tài sản đảm bảo bổ sung. Hiện doanh nghiệp có khoảng 32.000 tỷ đồng trong các tài khoản ngân hàng nhưng lại không có tiền thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Ngoài ra, doanh nghiệp mong một số địa phương tháo gỡ vướng mắc, giúp tập đoàn sớm hoàn thiện pháp lý dự án.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng cũng cho biết hiện tại, theo tìm hiểu của Tổ công tác của Thủ tướng, các doanh nghiệp bất động sản đang gặp rất nhiều khó khăn về 5 nhóm vấn đề. Thứ nhất là vấn đề đất đai, giao đất, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất, tính giá đất. Thứ hai là khó khăn về điều chỉnh quy hoạch thực hiện dự án. Khi điều chỉnh quy hoạch thì điều chỉnh giá đất.

Thứ ba là khó khăn các trình tự thủ tục đầu tư. Thứ tư, khó khăn liên quan đến pháp luật về nhà ở, nhất là nhà ở xã hội. Đặc biệt là khó khăn thứ năm, xảy ra rất nhanh, trong một thời gian ngắn như vốn, tín dụng, trái phiếu, khó khăn. Cùng một thời điểm, các doanh nghiệp đáo hạn, đến hạn phải trả trái phiếu doanh nghiệp. Ông cũng cho biết hiện tại nhiều doanh nghiệp nhà thầu xây dựng cho công nhân nghỉ việc.

Thời gian qua, Tổ công tác tập trung giải quyết, hướng dẫn các thủ tục hành chính. Đồng thời, Tổ công tác cũng làm việc ngân hàng, đề nghị nới room tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cũng đã nới room tín dụng, tạo thuận lợi bước đầu cho các doanh nghiệp. Thủ tướng chỉ đạo sửa Nghị định 65 về trái phiếu.

Sẽ hạ nhiệt giá nhà ở xã hội

Trao đổi về vấn đề nhà ở xã hội, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho biết Bộ Xây dựng đang tích cực tháo gỡ khó khăn nhằm thúc đẩy triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ.

Kết quả là trong năm 2022 các địa phương đã khởi công được 19 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp với tổng số khoảng 33.194 căn, tổng diện tích xây dựng khoảng 1,8 triệu m2.

Bên cạnh đó, Bộ cũng đã hoàn thiện, trình Thủ tướng đề án xây dựng ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030.

novaland keu cuu anh 2

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh. Ảnh: Bộ Xây dựng.

Tuy vậy, ông cho thừa nhận các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội đang gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí ngay ở khâu thủ tục pháp lý. Bản chất là các dự án nhà ở xã hội liên quan đến rất nhiều thủ tục, liên quan đến rất nhiều quy định khác nhau.

"Giải pháp, trình tự thủ tục đầu tư liên quan nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, đang kéo dài dẫn tới chậm triển khai ở một số địa phương. Chúng tôi sẽ trình và hướng dẫn trình tự thủ tục các dự án nhà ở xã hội, làm căn cứ triển khai thực hiện nhanh gọn hơn", ông nói.

Ông cũng cho biết trong thời gian tới sẽ xử lý lại các chính sách ưu đãi xây dựng nhà ở xã hội. Khi có những ưu đãi thì giúp giảm giá bán nhà ở xã hội. Ngoài ra, khi giảm bớt các thủ tục hành chính, giảm chi phí lãi vay, nhân công, sử dụng đất... cũng giúp hạ giá nhà ở xã hội.

"Chúng tôi cố gắng để chi phí xây dựng nhà ở xã hội là chi phí thật, tính đúng, tính đủ, để giá bán nhà ở xã hội ngày càng hợp lý hơn", ông nói.

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế

novaland kêu cứu Novaland novaland novaland khó khăn khó khăn tài chính bất động sản bộ xây dựng

Adblock test (Why?)


Novaland kêu cứu, Bộ Xây dựng nói doanh nghiệp phải xem lại chính mình - Zing News
Read More

Thursday, December 29, 2022

Đã đến lúc dừng cuộc đua lãi suất huy động của các ngân hàng? - Báo Tuổi Trẻ

Đã đến lúc dừng cuộc đua lãi suất huy động của các ngân hàng? - Ảnh 1.

TS Phạm Thị Thanh Xuân trình bày nghiên cứu - Ảnh: TIẾN LONG

Nhận định được TS Phạm Thị Thanh Xuân, Trường đại học Kinh tế - Luật TP.HCM, chia sẻ tại tọa đàm "Triển vọng kinh tế 2023: Thúc đẩy tăng trưởng từ nội địa" chiều 28-12.

Thay nhóm nghiên cứu báo cáo kinh tế vĩ mô TP.HCM quý 4-2022 trình bày báo cáo, TS Xuân cho rằng cuộc đua tăng lãi suất huy động của các ngân hàng hiện nay không làm quy mô vốn huy động tăng đột biến và dòng vốn cơ bản chỉ dịch chuyển giữa các định chế tài chính.

Dẫn chứng chênh lệch room vốn giữa huy động và tín dụng thu hẹp nhất trong lịch sử tại TP.HCM, bà Xuân cho rằng cuộc đua lãi suất đã đủ dài để các ngân hàng xác lập thị phần, và nhóm nghiên cứu nhận định cuộc đua này cũng gần đến lúc hạ nhiệt và về đích.

Nếu diễn biến theo hướng này, việc nới room tín dụng cho năm 2023 mới thực sự phát huy tác dụng, cung vốn hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó 2023. Ngược lại, càng siết room tín dụng, cuộc đua lãi suất sẽ còn tiếp tục và tạo hiệu ứng tiêu cực cho nền kinh tế. Quy mô vốn huy động không tăng đột biến. Dòng vốn cơ bản chỉ dịch chuyển giữa các định chế tài chính.

Đã đến lúc dừng cuộc đua lãi suất huy động của các ngân hàng? - Ảnh 2.

PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh - hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế - Luật và TS Trương Minh Huy Vũ - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM - điều hành buổi tọa đàm - Ảnh: TIẾN LONG

Cùng với vấn đề về vốn, nhóm nghiên cứu của Trường đại học Kinh tế - Luật TP.HCM cũng đưa ra khuyến cáo về sự xuất hiện "sốc kinh tế" vào quý 1-2023 và sự phục hồi vào quý 2-2023.

Theo đó, lạm phát quay trở lại ngay từ cuối năm 2022 và có thể dao động mạnh từ đầu năm 2023, tạo nhiều áp lực lên nền kinh tế. Cú sốc kinh tế lần này có thể để lại những ảnh hưởng xấu hơn trong giai đoạn COVID-19. Tuy nhiên, giai đoạn này chỉ là cú sốc chứ chưa rơi vào tình trạng nguy hiểm như suy thoái kinh tế.

Theo bà Xuân, việc cảnh báo sớm có thể đưa ra các giải pháp để "cứu". Trong bối cảnh triển vọng 2023 không nhiều điểm sáng, trong khi lực đẩy phát triển từ bên trong rất khó kiến tạo trong thời gian ngắn, nhóm nghiên cứu kiến nghị cần ưu tiên xây dựng kịch bản phát triển ổn định và "chống sốc", thay vì quá tập trung vào tăng trưởng và mở rộng.

Mặt khác, nhóm cũng kiến nghị tiếp tục kéo dài các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả thiết thực trong giai đoạn COVID-19, như chính sách giảm 2% VAT, hay giãn/hoãn áp dụng biểu giá thuê đất mới.

Tại tọa đàm, TS Nguyễn Tú Anh cũng phân tích tình hình kinh tế thế giới cũng như những thách thức với kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2023. 

Theo ông Anh, lý do lạm phát là do nền sản xuất Việt Nam phần lớn nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu từ bên ngoài. Thời điểm này, do nhiều yếu tố, giá nhập khẩu các mặt hàng này tăng đẩy lạm phát trong nước tăng. Do vậy, việc siết chặt room tín dụng và nâng lãi suất có thể có nguy cơ thiếu vốn cho nền kinh tế.

TS Trương Minh Huy Vũ - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách TP.HCM cho rằng cần có nhiều biện pháp khác nhau để kích thích thị trường “nội địa” của TP và các tỉnh phía Nam. 

Trong đó các mảng liên quan đến thương mại, dịch vụ, du lịch đang tiến hành khá tốt trong 1 năm phục hồi. Mặt khác, cần tiếp tục và thúc đẩy các hoạt động kinh tế ban đêm trong khu trung tâm TP.HCM, giao các quận thí điểm, làm mạnh quận 1 và 3.

Adblock test (Why?)


Đã đến lúc dừng cuộc đua lãi suất huy động của các ngân hàng? - Báo Tuổi Trẻ
Read More

Wednesday, December 28, 2022

Hà Nội công khai 27 dự án chậm triển khai bị thu hồi - VietNamNet

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa đề nghị các quận, huyện thông tin công khai 27 dự án ‘ôm’ hàng trăm ha đất nhưng chậm triển khai, vi phạm theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đề nghị các quận, huyện công khai 27 dự án bị UBND TP Hà Nội ra quyết định thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, chấm dứt hoạt động dự án.

Trên địa bàn huyện Thạch Thất, UBND TP Hà Nội có quyết định thu hồi dự án xây dựng khu biệt thự nhà vườn (xã Tiến Xuân) do Công ty CP An Lạc làm chủ đầu tư, quy mô gần 55ha. Ngoài ra, huyện Thạch Thất còn có các dự án biệt thự nhà vườn khác với quy mô hàng chục ha nằm trong danh sách bị thu hồi.

Ô đất quy hoạch xây dựng trường học ở Linh Đàm (quận Hoàng Mai) bị bỏ hoang gần 20 năm. Ảnh: Quang Phong.

Tại huyện Mê Linh, các dự án chậm triển khai bị thu hồi quyết định gồm có Khu đô thị mới Prime Group - Khu đô thị sinh thái Đại Thịnh (xã Đại Thịnh), quy mô 99ha của Công ty CP Prime Group.

TP Hà Nội cũng có quyết định thu hồi dự án khu đô thị mới Vinalines, có quy mô 106ha, nằm trên địa bàn 3 xã của huyện Mê Linh.

Dự án Nam Đàn Plaza, phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm) và dự án Tổ hợp công trình công cộng, chung cư cao tầng, số 162 Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên)… cũng nằm trong danh sách bị UBND TP Hà Nội thu hồi trong đợt này.

TP Hà Nội cũng có quyết định thu hồi dự án xây dựng trụ sở và khách sạn của Công ty TNHH Việt Anh tại số 6 Đào Duy Anh (quận Đống Đa) với tổng diện tích gần 2.000m2.

Thời gian tới, các sở ngành của TP Hà Nội tiếp tục rà soát, bổ sung danh sách các dự án chậm triển khai bị thu hồi đất; các quận, huyện công bố công khai để nhân dân giám sát.

Tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Sóc Sơn vào tháng 10/2022, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có hàng nghìn dự án ‘treo’. Trong đó có những dự án không biết chủ đầu tư là ai.

Có những dự án dù được thành phố hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về chính sách nhưng chủ đầu tư cũng không thể thực hiện.

Do vậy, ông Trần Sỹ Thanh cho biết, thời gian tới, sau khi rà soát, thành phố sẽ có quyết định thu hồi thêm một loạt dự án.

Adblock test (Why?)


Hà Nội công khai 27 dự án chậm triển khai bị thu hồi - VietNamNet
Read More

Tuesday, December 27, 2022

Kho bạc Nhà nước đang gửi 900.000 tỷ đồng tại ngân hàng - Zing News

Kho bạc Nhà nước đang gửi không kỳ hạn gần 700.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Nhà nước, còn 270.000 tỷ đồng gửi tại các ngân hàng thương mại kỳ hạn 1-3 tháng.

Kho bạc Nhà nước đang gửi gần 700.000 tỷ đồng tại NHNN và 270.000 tỷ tại các ngân hàng thương mại. Ảnh: Hoàng Hà.

Tại họp báo kết quả công tác trọng tâm năm 2022 của hệ thống Kho bạc Nhà nước, ông Lưu Hoàng, Cục trưởng Cục Quản lý ngân quỹ (Kho bạc Nhà nước), cho biết Kho bạc Nhà nước đang gửi 900.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Nhà nước và 4 ngân hàng thương mại.

Đây là tiền tồn quỹ ngân sách trung ương, các tỉnh, huyện và hơn 100.000 số dư tài khoản... Trong đó, số dư tồn quỹ địa phương là lớn nhất, còn số dư tồn quỹ Nhà nước không lớn.

"Kho bạc Nhà nước đang gửi không kỳ hạn số tiền gần 700.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư 58/2019 của Bộ Tài chính. Còn khoảng 270.000 tỷ đồng số tiền còn lại được gửi có kỳ hạn 1-3 tháng tại các ngân hàng thương mại khoảng 6%", ông nói.

Chia sẻ thêm, Phó tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước Trần Thị Huệ cho biết ngoài số tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước thì số tiền còn lại của Kho bạc Nhà nước đang gửi tại 4 ngân hàng có vốn Nhà nước chiếm cổ phần chi phối.

"Chúng tôi thực hiện đúng quy định của Nghị định 24 là gửi tại một số ngân hàng an toàn hoạt động hiệu quả", bà nhấn mạnh.

Trong năm 2022, Kho bạc Nhà nước đã triển khai mở tài khoản chuyên thu ngân sách Nhà nước và ký thỏa thuận hợp tác phối hợp thu ngân sách Nhà nước, thanh toán song phương điện tử với 4 ngân hàng thương mại là Sacombank, ABBANK, Vietbank, Eximbank. Ngoài ra, cơ quan này cũng đã mở tài khoản chuyên thu và kết nối thanh toán với 15 ngân hàng.

Tính đến hết ngày 20/12, lũy kế thu ngân sách Nhà nước trong cân đối đạt 1,7 triệu tỷ đồng, bằng 122,37% so với dự toán năm 2022 được giao. Đối với chi thường xuyên, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã kiểm soát hơn 895.000 tỷ đồng, bằng 80,5% dự toán chi thường xuyên năm 2022 của ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

Thông tư 58/2019 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 1/11/2019 quy định về quản lý và sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước mở tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại.

Theo đó, 4 loại tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại, gồm: Tài khoản thanh toán tổng hợp, tài khoản chuyên thu tổng hợp, tài khoản thanh toán, tài khoản chuyên thu.

Thông tư hướng dẫn rõ về nội dung sử dụng tài khoản. Trong đó, tài khoản thanh toán tổng hợp của Kho bạc Nhà nước Trung ương mở tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh toán chung của các đơn vị Kho bạc Nhà nước qua kênh thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Tăng trưởng tín dụng đạt gần 13%

Đến ngày 21/12, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,78 triệu tỷ đồng, tăng 12,87% so với cuối năm 2021 và tăng 13,96% so với cùng kỳ 2021.

Hơn 2,3 triệu người Việt đang dùng Mobile Money

Sau hơn một năm triển khai, dịch vụ tiền di động (Mobile Money) đã có 2,34 triệu người dùng trên cả nước, hơn 69% số tài khoản được mở ở các vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

kho bạc nhà nước kho bạc nhà nước gửi tiền ngân hàng kho bạc ngân sách trung ương

Adblock test (Why?)


Kho bạc Nhà nước đang gửi 900.000 tỷ đồng tại ngân hàng - Zing News
Read More

Tự doanh 27/12: Mua ròng SAF hơn 125 tỷ đồng - Vietstock

Tự doanh 27/12: Mua ròng SAF hơn 125 tỷ đồng

Phiên 27/12, khối tự doanh mua ròng tổng cộng gần 199 tỷ đồng. Nguyên nhân đến từ việc SAF được mua ròng mạnh hơn 125 tỷ đồng, gấp đôi GEX xếp liền sau (hơn 61 tỷ đồng). Chiều ngược lại, ACV bị bán ròng mạnh nhất với 64.5 tỷ đồng.

Top 10 cổ phiếu tự doanh mua ròng phiên 27/12
Top 10 cổ phiếu tự doanh bán ròng phiên 27/12

Thế Mạnh

FILI

Adblock test (Why?)


Tự doanh 27/12: Mua ròng SAF hơn 125 tỷ đồng - Vietstock
Read More

Vốn ngoại ồ ạt rót vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam - Báo Thanh Niên

Báo cáo từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tính đến 20.12, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỉ USD, giảm 11% so năm 2021. Vốn đầu tư đăng ký mới tuy giảm song số dự án đầu tư mới tăng lên, vốn đầu tư điều chỉnh cũng tăng so với cùng kỳ. Riêng vốn FDI giải ngân khoảng gần 22,4 tỉ USD, tăng 13,5% so với năm ngoái.

Vốn ngoại ồ ạt rót vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam - ảnh 1

Vốn FDI rót vào lĩnh vực bất động sản năm 2022 tăng mạnh

Ngọc Dương

Các nhà đầu tư ngoại đã rót vốn vào 19 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 16,8 tỉ USD, chiếm 60,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 4,45 tỉ USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 2,26 tỉ USD và gần 1,29 tỉ USD.

Đặc biệt, dù tổng vốn FDI vào Việt Nam năm nay bị sụt giảm nhưng riêng dòng vốn rót vào lĩnh vực bất động sản lại tăng cao. Cụ thể, vốn ngoại vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam cả năm 2022 đã tăng thêm 1,85 tỉ USD, tương ứng tăng hơn 70% so với cả năm 2021.

Theo một số chuyên gia, việc vốn ngoại tăng mạnh vào lĩnh vực bất động sản cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đặt niềm tin vào môi trường đầu tư của Việt Nam nói chung và ngành bất động sản nói riêng. Các phân khúc như bất động sản công nghiệp và hậu cần, khu đất phát triển, khách sạn và văn phòng đang là những sản phẩm được săn lùng bởi các nhà đầu tư ngoại.

Đã có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam trong năm 2022. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 6,46 tỉ USD, chiếm 23,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 39,7% so với năm 2021. Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 4,88 tỉ USD, giảm 1,5%; Nhật Bản đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,78 tỉ USD, tăng 22,7%...

Tin liên quan

Adblock test (Why?)


Vốn ngoại ồ ạt rót vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam - Báo Thanh Niên
Read More

VinFast lần đầu mang 4 mẫu xe đạp điện sang Mỹ - GenK

VinFast vừa công bố trở lại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng CES 2023 với hệ sinh thái xe điện gồm bốn mẫu ô tô SUV phân khúc từ B đến E. Đồng thời, hãng cũng cho biết sẽ ra mắt concept xe đạp điện, tổ chức lái thử xe VF 8 và nhiều hoạt động trải nghiệm khác.

VinFast lần đầu mang 4 mẫu xe đạp điện sang Mỹ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Cụ thể, VinFast sẽ trình diễn 4 mẫu ô tô điện thuộc phân khúc phổ biến nhất là VF 6, VF 7, VF 8 và VF 9 tương ứng các phân khúc: B-C-D-E.

Trong đó, mẫu xe VF 8 đã ra mắt sản phẩm thương mại và xuất khẩu lô xe đầu tiên sang thị trường Mỹ trong năm 2022. Các mẫu xe còn lại đang trong quá trình hoàn thiện và sẽ ra mắt sản phẩm thương mại ngay trong năm 2023.

VinFast lần đầu mang 4 mẫu xe đạp điện sang Mỹ - Ảnh 1.

VinFast VF8 (Ảnh minh họa)

Đáng chú ý, bên cạnh ô tô điện, VinFast sẽ lần đầu tiên trưng bày 4 mẫu concept xe đạp điện , sau khi đã ra mắt thị trường các dòng ô tô điện, xe máy điện, xe bus điện và các giải pháp năng lượng sạch, qua đó hoàn thiện một hệ sinh thái các sản phẩm điện hóa.

Theo VinFast, các mẫu xe đạp điện mang phong cách trẻ trung, khỏe khoắn sẽ truyền thêm cảm hứng di chuyển bền vững cho mọi người.

Ngoài ra, khách tham dự CES lưu trú tại khách sạn Bellagio năm nay sẽ được đưa đón đến triển lãm bằng mẫu xe VF 8 của VinFast. Khách hàng cũng sẽ lần đầu tiên được chứng kiến ô tô điện VF 8 trực tiếp lăn bánh trên đường phố Las Vegas.

Adblock test (Why?)


VinFast lần đầu mang 4 mẫu xe đạp điện sang Mỹ - GenK
Read More

Monday, December 26, 2022

Hàng loạt 'ông lớn' được chỉ định thầu cao tốc Bắc -Nam - VietNamNet

Hôm nay (25/12), Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đã ký hợp đồng các với các nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây lắp của dự án cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau.

Đây là hai dự án thành phần thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 có tổng mức đầu tư lớn nhất của cả dự án cao tốc Bắc - Nam.

Cụ thể, dự án thành phần đoạn Cần Thơ – Hậu Giang có một gói thầu xây lắp duy nhất dài 37,65km (bao gồm khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công) được trao cho liên danh nhà thầu Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng công ty 36 - CTCP, Tổng công ty Xây dựng số 1 - CTCP, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C và Công ty Cổ phần Xây dựng Tân Nam. Giá trị gói thầu này hơn 7.555 tỷ đồng, thời gian thực hiện 34 tháng.

Cũng tại dự án cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang, gói thầu tư vấn giám sát, có giá trị 36,67 tỷ, thời gian thực hiện theo tiến độ gói thầu xây lắp được trao cho liên danh Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Giao thông vận tải phía Nam và Viện Công nghệ Xây dựng cầu đường phía Nam.

Hàng loạt nhà thầu xây lắp giao thông lớn được chỉ định thầu xây dựng các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2. Ảnh: CTV.

Đối với dự án thành phần đoạn Hậu Giang - Cà Mau có tổng chiều dài hơn 72km, được chia thành 3 gói thầu xây lắp. Trong đó, gói thầu XL-02 có chiều dài hơn 23km, từ Km91+800 - Km114+200 (bao gồm khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công), giá trị gói thầu hơn 3.717 tỷ đồng, thi công trong 34 tháng đã được trao cho liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C - Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng 620 - Công ty Cổ phần Hải Đăng - Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Thi Sơn.

Trong khi đó, tư vấn giám sát gói thầu XL02 cao tốc Hậu Giang - Cà Mau được trao cho liên danh Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải 4 và Công ty Cổ phần Xây dựng VNC. Tổng giá trị gói thầu này gần 21 tỷ đồng, thời gian thực hiện theo tiến độ gói thầu xây lắp.

Ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận cho biết, các nhà thầu sau khi ký hợp đồng phải bắt tay ngay vào công việc. Về những khó khăn về mặt bằng, nguồn vật liệu, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận sẽ cùng các nhà thầu từng bước làm việc với các địa phương để tháo gỡ đảm bảo tiến độ dự án.

Trước đó, ngày 24/12, Ban Quản lý dự án 6 cũng đã ký hợp đồng các gói thầu xây lắp dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 các đoạn Vũng Áng - Bùng và Bùng - Vạn Ninh.

Theo đó, dự án Vũng Áng - Bùng, nhà thầu được lựa chọn thi công gói thầu XL02 là liên danh Công ty CP Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành - Công ty CP Lizen.

Tại dự án đoạn Bùng - Vạn Ninh, gói thầu XL01 được trao cho liên danh Công ty CP Tập đoàn Cienco4 - Tổng công ty 36-CTCP - Công ty CP ĐTXD Trường Sơn - Công ty CP 471.
Cũng tại dự án này, gói thầu XL02 được trao cho liên danh Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn - Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính - Công ty CP ĐTXD Trường Sơn.

Ông Trần Hữu Hải, Giám đốc Ban Quản lý dự án 6 khẳng định, với trách nhiệm chủ đầu tư, quá trình thực hiện chỉ định thầu các gói thầu xây lắp đã được Ban QLDA 6 thực hiện công khai, công bằng, nghiêm túc, minh bạch. 

Đây là công trình trọng điểm quốc gia, do vậy để đảm bảo chất lượng công trình các nhà thầu phải phát huy tinh thần trách nhiệm chung, trong đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án.
 
Đặc biệt, các nhà thầu tham gia phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật, quy định trong hợp đồng ký kết, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chuyển nhượng thầu, bán thầu trái phép, ảnh hưởng đến tiến độ dự án
 

Adblock test (Why?)


Hàng loạt 'ông lớn' được chỉ định thầu cao tốc Bắc -Nam - VietNamNet
Read More

Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2022 vượt 730 tỷ USD - VnExpress

Năm nay tổng kim ngạch xuất nhập khẩu dự kiến cán mốc 732 tỷ USD, tăng 10% so với 2021, theo Bộ Công Thương.

Số liệu vừa công bố của Bộ Công Thương công bố tại hội nghị tổng kết 2022 chiều 26/12, cho thấy xuất khẩu năm 2022 đạt khoảng 371,5 tỷ USD, tăng 10,5% so với 2021. Đây là lần đầu kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam vượt mốc 700 tỷ USD.

Trong số các mặt hàng xuất khẩu, có 39 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, tăng 4 so với năm ngoái. 9 mặt hàng ghi nhận kim ngạch trên 10 tỷ USD.

Nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu, chiếm hơn 86% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Ở chiều nhập khẩu, kim ngạch ghi nhận cả năm là 360,5 tỷ USD, tăng 8,5% so với 2021, kiểm soát tốt các mặt hàng hạn chế nhập khẩu.

Tính chung xuất nhập khẩu năm nay đã lần đầu vượt 700 tỷ USD, đạt 732 tỷ USD đưa Việt Nam vào nhóm các nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Nhờ đó, cán cân thương mại thặng dư năm thứ 7 liên tiếp, với giá trị gần 11 tỷ USD, góp phần ổn định tỷ giá, dự trữ ngoại hối...

Theo Thứ trưởng Công Thương Trần Quốc Khánh, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Tuy nhiên, xuất khẩu tăng chậm lại từ quý IV, thị trường bị thu hẹp, đơn hàng giảm, cạnh tranh trên thị trường quốc tế gia tăng. Một số mặt hàng chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, trong khi giá xuất khẩu giảm, đã làm giảm sức cạnh tranh sản phẩm... Việc này, theo Bộ Công Thương, đã ảnh hưởng lớn tới tốc độ tăng xuất khẩu chung cả nước.

Cùng đó, xuất khẩu tăng cao nhưng mức độ phụ thuộc vào khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn, chiếm khoảng 74% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngược lại, năng lực xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước, nhất là vừa và nhỏ, chưa cao.

Cũng theo ông Khánh, tốc độ đa dạng hoá thị trường một số sản phẩm, như rau quả, còn chậm nên chưa đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng, hay tận dụng tốt các FTA đã ký. Việc chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sạch chính ngạch còn chậm.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhận xét, năm 2023 sẽ phức tạp hơn khi nhiều nền kinh tế trên thế giới được dự báo lạm phát cao; kinh tế thế giới nhiều khả năng suy thoái kỹ thuật... kéo theo sức mua, tiêu dùng toàn cầu giảm.

Các đối tác thương mại cũng khó tính hơn, như điều chỉnh các quy định liên quan tới giảm phát thải carbon, hay siết chất lượng với hàng hoá nhập khẩu.

"Chắc chắn khách hàng sẽ khó tính hơn gắn với các điều kiện thương mại, phi thương mại, đòi hỏi các doanh nghiệp, ngành xuất khẩu có kịch bản ứng phó", ông Vũ lưu ý.

Nhìn nhận "cuộc chơi sẽ khắt khe, cạnh tranh hơn", Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, năm tới ngành Công Thương vẫn đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6% so với năm nay; cán cân thương mại duy trì xuất siêu và tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng tăng 8-9% so với 2022.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2023 đặt mục tiêu tăng từ 8-9%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 25,5%...

Anh Minh

Adblock test (Why?)


Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2022 vượt 730 tỷ USD - VnExpress
Read More

Nhịp đập Thị trường 26/12: Large Cap tụt dốc, VN-Index bốc hơi 35 điểm - Vietstock

Nhịp đập Thị trường 26/12: Large Cap tụt dốc, VN-Index bốc hơi 35 điểm

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm mạnh 35.13 điểm (-3.44%), xuống còn 985.21 điểm; HNX-Index giảm 6.8 điểm (-3.31%), xuống còn 198.5 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên bán với 628 mã giảm và 179 mã tăng. Sắc đỏ áp đảo trong rổ VN30 với 29 mã giảm và 1 mã tăng.

Thanh khoản ghi nhận ở mức thấp, khối lượng giao dịch của VN-Index đạt 623 triệu đơn vị, với giá trị 9.9 ngàn tỷ; HNX-Index đạt 98.3 triệu đơn vị, với giá trị 1.2 ngàn tỷ.

Nguyên nhân VN-Index giảm mạnh trong phiên chiều đến từ sự suy yếu của nhiều cổ phiếu Large Cap như VIC, VHM, CTG, VPB, HPG… Kết phiên, VHM (-5.62%) lấy đi 2.9 điểm, VIC (-3.99%) lấy đi 2.1 điểm, CTG (-5.79%) lấy đi 1.86 điểm của chỉ số. Ngược lại, GAS, CRECKG là những mã tác động tích cực nhất lên chỉ số nhưng không đáng kể.

HNX-Index cũng giảm sâu trước sự lao dốc của các mã IDC (-9.04%), SHS (-9.09%), VCS (-5.12%)…

Chứng khoán là ngành giảm sâu nhất thị trường, khi ghi nhận hàng loạt cổ phiếu giảm sàn như APS, SHS, HCM, SSI, VND, VIX… Bên cạnh đó, các nhóm ngành bán lẻ, vật liệu xây dựng, sản xuất nhựa - hóa chất, bất động sản… cũng xuất hiện nhiều cổ phiếu đầu ngành mã giảm sàn như HAX, MWG, HPG, HSG, VGC, DCM, DGC, KBC, NVL

Về giao dịch của khối ngoại, khối này tiếp tục bơm ròng 437 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung tại các mã HPGVCB. Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng hơn 21.8 tỷ, trong đó IDC được mua ròng nhiều nhất với giá trị 13.5 tỷ đồng.

14h30: Hơn 140 mã sàn, VN-Index mất mốc 1,000

Nhiều cổ phiếu tụt áp mạnh trong nửa sau của phiên chiều. Tính đến 14h35, số mã giảm sàn lên tới gần 140 mã. TCB, HPG, VHM, BCM, MWG... đều đang giảm sàn. Chỉ số thị trường theo đó sụt giảm mạnh. VN-Index giảm gần 37 điểm về còn mức 984 điểm. 

13h40: VN-Index về sát mốc 1,000 điểm

Tính đến thời điểm 13h30, áp lực bán có dấu hiệu lớn dần khi các chỉ số tiếp tục nới rộng mức giảm điểm kèm thanh khoản tăng cao so với phiên sáng. VN-Index lúc này mất hơn 19 điểm, giao dịch ở mốc 1,001 điểm; HNX-Index giảm 5.4 điểm, giao dịch ở mốc 199 điểm.

Rổ VN30 hiện có 25 mã giảm và 5 mã tăng. Trong đó, NVLPDR vẫn là hai mã giảm mạnh nhất rổ, nhiều cổ phiếu còn lại cũng ghi nhận mức giảm sâu hơn so với phiên sáng như GVR (-4.9%), VPB (-3%), HDB (-3.8%)…

Áp lực bán tiếp tục mở rộng sang nhiều nhóm ngành như chứng khoán, bán lẻ, sản phẩm cao su, khai khoáng…

Phiên sáng: Sức ép từ cổ phiếu vốn hóa lớn

Đà giảm đã xuất hiện trong phiên sáng đầu tuần, tạm kết phiên, VN-Index giảm 13.46 điểm, lùi về mức 1,006.88 điểm; HNX-Index giảm 3.56 điểm, còn 201.74 điểm. Toàn thị trường nghiêng về bên bán với 472 mã giảm và 196 mã tăng. Rổ VN30 cũng tương tự khi sắc đỏ chiếm áp đảo với 25 mã giảm, 1 mã đứng giá và 4 mã tăng.

Khối lượng giao dịch của VN-Index ghi nhận trong phiên sáng đạt hơn 202 triệu đơn vị, với giá trị gần 3.3 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt gần 31 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch đạt hơn 457 tỷ đồng.

Tạm dừng phiên sáng, VIC, VHMMSN là những mã có tác động tiêu cực nhất đến VN-Index khi đã lấy đi gần 4 điểm của chỉ số này, trong khi ở chiều ngược lại, VCB, GASBCM là những mã có tác động tích cực nhất khi chỉ bù hơn 3 điểm chỉ số.

Về nhóm ngành, nhóm cổ phiếu ngân hàng có phiên giao dịch đầu tuần khá tiêu cực. Trong đó, CTG, VPB, và TCB đều đã giảm điểm ngay từ phiên sáng. Duy chỉ có cổ phiếu VCB giữ được sắc xanh khi tăng nhẹ 1.52% và cổ phiếu BID giữ sắc vàng không đổi giá.

Diễn biến các nhóm ngành cuối phiên sáng 26/12. Nguồn: VietstockFinance

Kết phiên sáng, sắc đỏ chiếm ưu thế khi nhìn vào tổng thể các ngành. Trong đó, thiết bị điện là ngành giảm mạnh nhất với mức giảm 3.58%. Ở chiều ngược lại, sản phẩm cao su có phiên đầu tuần tích cực nhất khi giữ được mức tăng nhẹ 1.89%.

Khối ngoại mua ròng gần 47 tỷ đồng trên sàn HOSE, trong đó các mã VNM, VCB, PVBHPG  đang được mua ròng nhiều nhất. Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng hơn 10 tỷ đồng, trong đó khối lượng mua ròng tập trung nhiều nhất ở mã IDC.

10h30: Bên mua ngày càng yếu thế

Áp lực bán vẫn hiện diện mạnh khiến thị trường giao dịch về khá sâu dưới mức tham chiếu. Tới 10h30, VN-Index giảm gần 9 điểm và HNX-Index giảm gần 2 điểm.

MSNTCB là 2 mã tác động mạnh nhất đến đà giảm của VN30-Index khi lần lượt lấy đi hơn 2.2 điểm. Theo sau là bộ đôi VICVHM khi cũng kéo chỉ số chung xuống hơn 3 điểm. Ngược lại, VCB, GASSAB vẫn giữ sắc xanh nhưng mức đóng góp không quá lớn.

Nhóm ngành ngân hàng chứng kiến áp lực bán khi hầu hết các mã đều giao dịch trong sắc đỏ. TCBEIB giảm hơn 3%, TPBACB giảm hơn 2%, SHB, MBB, STB… giảm gần 2%.

Ngược lại, sắc xanh vẫn hiện diện ở nhóm ngành xây dựng như VCG tăng hơn 4%, FCN, HHVHBC tăng trên 2%, C4GLCG tăng trên 3%, CTD, CIIHUT tăng nhẹ quanh mức 1%...

So với đầu phiên, lực bán đang chiếm ưu thế hơn. Số mã giảm đang là 390 mã và số mã tăng là 201 mã.

Mở cửa: Giao dịch thận trọng

Thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch đầu tuần trong tam lý thận trọng khi các chỉ số chính cùng đang giảm điểm. VN-Index hiện đang giảm hơn 4 điểm và giao dịch quanh mức 1,015 điểm. HNX-Index giảm nhẹ xuống dưới tham chiếu, giao dịch quanh mức 204 điểm.

Bên bán chiếm ưu thế lớn trong rổ VN30 với 16 mã giảm, 8 mã tăng và 6 mã đứng giá. Giao dịch tiêu cực nhất trong rổ là các mã NVL, MSN, VJC. Ở chiều ngược lại, GAS, VHMVRE là những cổ phiếu giao dịch tích cực nhất.

Ngành vật liệu xây dựng đang tạm thời giao dịch trong sắc đỏ. Các cổ phiếu nhóm thép cùng sụt giảm tương đối mạnh như HSG giảm 3.81%, NKG giảm 2.82% hay HPG lùi hơn 1%.

Nhiều cổ phiếu vận tải kho vãi cũng đang giao dịch khá tiêu cực. Hai ông lớn ngành hàng không là VJCHVN cùng giảm xuống dưới tham chiếu. Các mã khác như SCS, PVT, VSC cũng hiện sắc đỏ tiêu cực.

Lý Hỏa

FILI

Adblock test (Why?)


Nhịp đập Thị trường 26/12: Large Cap tụt dốc, VN-Index bốc hơi 35 điểm - Vietstock
Read More

Sunday, December 25, 2022

Xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia năm 2023 - VnExpress

Các bộ ngành phải xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia năm 2023, là tài sản quốc gia, với tinh thần không bảo thủ, cát cứ, cục bộ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo.

Sáng 25/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì hội nghị sơ kết một năm triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).

Thủ tướng nhìn nhận nhiều nơi chưa ưu tiên nguồn lực cho chuyển đổi số; cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số chưa đầy đủ. Hạ tầng, nền tảng số quốc gia chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng nhu cầu đặt ra; các nền tảng số phục vụ giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội còn thiếu. Chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương chưa hiệu quả, "cát cứ thông tin".

Chất lượng, hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công mức độ cao còn hạn chế, chưa thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp. Thủ tướng dẫn chứng, đến nay cứ 10 lần người dân thực hiện thủ tục hành chính thì 7 lần phải làm bằng trực tiếp. Ngoài ra, chuyển đổi số còn khoảng cách lớn giữa thành thị và nông thôn. Một số nơi thiếu tầm nhìn tổng thể, dài hạn; còn 266 thôn, bản chưa được phủ sóng di động.

An ninh mạng nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, nhất là khi số vụ tội phạm công nghệ cao xuyên quốc gia xu hướng gia tăng. Nhân lực chuyển đổi số chưa đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng, phân bổ chưa đồng đều. "Còn hiện tượng chảy máu chất xám ra nước ngoài", Thủ tướng nói.

Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Nhật Bắc

Lãnh đạo Chính phủ nói chuyển đổi số là vấn đề mới, khó, nhạy cảm, phức tạp, cần tiếp thu thành tựu, kinh nghiệm quốc tế và vận dụng sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. "Phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung", ông Chính nói, lưu ý tinh thần dễ làm trước, khó làm sau, tránh hình thức, lãng phí.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng, cập nhật, liên thông, chia sẻ các nền tảng số, cơ sở dữ liệu đồng bộ, thực chất, hiệu quả, có trọng tâm. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành cần kết nối với Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng. Các đơn vị hoàn thiện nền tảng cung cấp dịch vụ công toàn diện trên mạng; đẩy mạnh thương mại điện tử, thanh toán dịch vụ, chi trả trợ cấp, hỗ trợ an sinh xã hội không dùng tiền mặt.

Các bộ, ngành, địa phương tập trung tích hợp, chia sẻ, kết nối dữ liệu. Năm 2023 các đơn vị phải xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia. "Đây là tài sản quốc gia chứ không phải của bộ ngành nào, nhưng giao Bộ Công an chủ trì về cơ sở vật chất, không bảo thủ, không cát cứ, không cục bộ", Thủ tướng nói và nhấn mạnh khẩn trương khắc phục bất cập về lỗ hổng bảo mật, tình trạng lộ lọt thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Cơ chế đào tạo, tuyển dụng, bố trí, đãi ngộ nhân lực chuyển đổi số, nhất là nguồn chất lượng cao sẽ được xây dựng, nhằm hạn chế chảy máu chất xám. Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác quốc tế về đầu tư, chuyển giao công nghệ trong chuyển đổi số.

Toàn quốc phấn đấu đến quý II/2023 cấp được 40 triệu tài khoản định danh điện tử cho người dân. Ứng dụng định danh, xác thực điện tử, tích hợp dịch vụ thiết yếu sẽ dần thay thế giấy tờ liên quan đến công dân.

Thủ tướng lưu ý Bộ Thông tin và Truyền thông, các nhà mạng khẩn trương xử lý dứt điểm SIM rác; phủ sóng di động tới mọi miền đất nước, nhất là vùng sâu, biên giới, hải đảo.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đẩy mạnh chi trả trợ cấp qua tài khoản ngân hàng. Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, sớm cung cấp dịch vụ công trực tuyến liên quan đến đất đai phục vụ người dân, doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện, trình Chính phủ Nghị định thanh toán không dùng tiền mặt.

"Năm 2023 cần tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo giá trị mới. Nhiệm vụ trọng tâm là số hóa, xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương; bảo vệ dữ liệu cá nhân", Thủ tướng nói.

Viết Tuân

Adblock test (Why?)


Xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia năm 2023 - VnExpress
Read More

Điểm loạt sai phạm của ông lớn xăng dầu: Mua bán kiểu 'chở củi về rừng' - VietNamNet

“Anh chỉ là thương nhân phân phối, đại lý, công ty con mà lại đi bán hàng ngược cho tổng đầu mối có chức năng xuất nhập khẩu thì siêu quá, chẳng khác nào chở củi về rừng”, một chuyên gia xăng dầu thốt lên như vậy khi nhìn vào kết luận thanh tra loạt ông lớn xăng dầu mà Bộ Công Thương vừa ban hành.

Ngoài các vi phạm về tiêu chí đại lý phân phối, loạt kết luận thanh tra được coi là lớn nhất trong lịch sử ngành xăng dầu còn cho thấy tình trạng mua bán xăng dầu bát nháo của các doanh nghiệp, trong một lĩnh vực mà điều kiện kinh doanh được quy định khá rõ ràng và chặt chẽ.

Tràn lan “mua bán ngược”

Đầu tiên, theo quy định, các công ty con, chi nhánh của đầu mối (thương nhân xuất nhập khẩu) chỉ được phép thực hiện các việc được uỷ quyền của đầu mối như ký hợp đồng với thương nhân phân phối; ký hợp đồng nhượng quyền bán lẻ với thương nhân nhận quyền bán lẻ, giao đại lý và bán buôn cho đơn vị tiêu dùng trực tiếp. Còn doanh nghiệp đầu mối thì không mua xăng dầu của các công ty con, chi nhánh của đầu mối khác.

Thế nhưng, qua xác minh, đoàn thanh tra chỉ ra rằng có tình trạng mua bán ngược của không ít đầu mối với chi nhánh, công ty con.

Đơn cử như tại đầu mối Công ty Anh Phát (Thanh Hoá), thương nhân xuất nhập khẩu này liên tục mua xăng dầu từ một loạt doanh nghiệp như Công ty Xăng dầu Khu vực II (Công ty con của Tập đoàn Xăng dầu), Công ty TNHH MTV Petro Bình Minh Bắc Giang (công ty con của Petro Bình Minh), Chi nhánh Công ty CP Xăng dầu dầu khí Ninh Bình tại Thanh Hoá (chi nhánh của công ty con thuộc Tổng Công ty Dầu Việt Nam).

“Do các công ty này không phải là thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối nên việc bán xăng cho Công ty Anh Phát là không đúng quy định Nghị định 83 và Thông tư 38 về kinh doanh xăng dầu”, kết luận nêu rõ.

Tương tự, khi thanh tra Công ty CP Hoá dầu Quân đội cho thấy, trong thời kỳ thanh tra (1/2021-2/2022), doanh nghiệp này (và các công ty con, chi nhánh như Công ty Xăng dầu MIPEC) có mua xăng dầu của các thương nhân phân phối là “chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của thương nhân xuất nhập khẩu”.

 Loạt kết luận thanh tra cho thấy tình trạng mua bán xăng dầu bát nháo của các doanh nghiệp (Ảnh: Chí Hùng)

Song điển hình nhất phải nhắc đến một đầu mối lớn tại TP.HCM là Công ty Phúc Lâm (có địa chỉ P.Phú Mỹ, Quận 7). Trong đó, ở chiều bán ra, thương nhân xuất nhập khẩu này giao hàng cho nhiều đối tác thuộc hệ thống phân phối của thương nhân đầu mối khác. Ví dụ như bán hàng cho Công ty CP Xăng dầu dầu khí Sài Gòn – là đơn vị do đầu mối Tổng Công ty Dầu VIệt Nam (PVOil) sở hữu hơn 65% vốn. “Việc công ty con của PVOil mua xăng dầu của Công ty Phúc Lâm là không đúng quy định”, đoàn thanh tra nhấn mạnh.

Một trường hợp khác là Phúc Lâm bán hàng cho Công ty An Hào (Q. Bình Thạnh, TP.HCM) trong khi đây là đơn vị có doanh nghiệp cung cấp xăng dầu là Công ty TNHH MTV Xăng dầu Bà Rịa-Vũng Tàu. Phúc Lâm thừa nhận đã bán cho An Hào 432.000 lít với tiền hàng hơn 6,5 tỷ đồng.

Hiện nay, dù quy định là doanh nghiệp chỉ được mua hàng của 1 đầu mối nhưng thanh tra phát hiện có trường hợp như Công ty Toàn Việt (Đồng Nai) nhập hàng từ 4 nguồn đầu mối khác nhau. Trước đó, Toàn Việt được đầu mối Phúc Lâm cấp hàng, sau đổi sang Công ty Xuyên Việt Oil. Chỉ riêng trong thời kỳ thanh tra, ngoài việc mua của Phúc Lâm, Xuyên Việt, công ty này còn lấy hàng của đầu mối Tín Nghĩa, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn. Điều này là sai quy định về kinh doanh xăng dầu theo Nghị định 83.

Thu hồi giấy phép vẫn bán hàng

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, dù là doanh nghiệp đầu mối nhưng Công ty Phúc Lâm lại mua hàng của nhiều doanh nghiệp thuộc các đầu mối khác nhau, như nhập hàng từ hai công ty con thuộc Tổng Công ty Dầu PVOil (gồm Công ty Xăng dầu khu vực 2 và Công ty Xăng dầu Kiên Giang) mặc dù trong kỳ thanh tra 2 công ty này không phải thương nhân đầu mối hay thương nhân phân phối. “Việc các doanh nghiệp này bán xăng cho Công ty Phúc Lâm là không phù hợp quy định”, kết luận thanh tra nêu.

Đặc biệt, Công ty Phúc Lâm còn mua xăng dầu của Công ty CP Xuất nhập khẩu nhiên liệu Đông Đô khi doanh nghiệp này đã có quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh xăng dầu và chưa được cơ quan quản lý công nhận thương nhân phân phối.

Điều đáng nói, các quy định này được nêu rất rõ và nhiều lần trong Nghị định 95 (sửa đổi Nghị định 83) và Thông tư 38 về kinh doanh xăng dầu nhưng “lạ” là rất nhiều thương nhân đầu mối lớn vi phạm. Như trường hợp Công ty CP Xăng dầu và Dịch vụ hàng hải S.T.S (có trụ sở tại P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM) mua xăng dầu từ Công ty Xăng dầu Đồng Nai, cũng được Bộ Công Thương kết luận là “không đúng với quy định”.

Hay một trường hợp khác là đầu mối Trung Linh Phát. Dù đã được Bộ Công Thương cấp phép thành doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu từ đầu năm 2021 nhưng Công ty Trung Linh Phát vẫn “giữ thói cũ” là mua hàng từ các thương nhân phân phối.

Y như vậy, Vĩnh Long Petro được cấp giấy phép thành thương nhân đầu mối từ cuối năm 2021 song vẫn chỉ mua hàng từ Công ty TNHH Sông Tiền Petro. Đoàn thanh tra cho rằng, việc các đầu mối này không mua hàng từ các nhà máy sản xuất, thương nhân đầu mối mà chỉ mua của thương nhân phân phối là không phù hợp quy định của nghị định kinh doanh xăng dầu.

Một chuyên gia từng có nhiều năm điều hành xăng dầu nhấn mạnh: Việc các doanh nghiệp, nhất là đầu mối, mua bán lòng vòng, lấy hàng từ nhiều nguồn nguy hiểm nhất ở chỗ: khi cơ quan quản lý tổng hợp nguồn cung thì thấy đủ, nhưng rất có thể 1 lít xăng đã được tính đi tính lại nhiều lần vào báo cáo. “Điều này khiến cho cơ quan quản lý cứ nói tổng cung thì thừa nhưng thực tế chưa chắc đã thế. Nên không chỉ người dân đâu mà cả đại biểu Quốc hội cũng nghi vấn là sao cơ quan quản lý cứ bảo đủ xăng mà dân cứ kêu thiếu”,  vị này phân tích.

Chí Vỹ

Adblock test (Why?)


Điểm loạt sai phạm của ông lớn xăng dầu: Mua bán kiểu 'chở củi về rừng' - VietNamNet
Read More

Một phân khúc bất động sản đang đi ngược xu hướng bán tháo, cắt lỗ của thị trường - Cafef.vn

Giá căn hộ vẫn có xu hướng tăng lên

Thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng, thanh khoản sụt giảm nhanh chóng. Theo đó, nhiều phân khúc đã phải giảm giá, thậm chí cắt lỗ sau để bán được hàng. Có những sản phẩm đã thực hiện chính sách chiết khấu lên tới 50% nhưng vẫn khó bán.

Trước làn sóng bán cắt lỗ của thị trường, nhiều người mua nhà đang ráo riết săn tìm với hy vọng sẽ sở hữu được với mức giá tốt. Tuy nhiên, ở phân khúc chung cư giường như đang đứng ngoài xu hướng giảm giá.

Báo cáo mới nhất của một đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản cho thấy, tại Hà Nội, mức độ quan tâm tới loại hình chung cư giảm nhẹ khoảng 5 - 12%. Song, mức giá lại có xu hướng tăng, đặc biệt phân khúc trung cấp tăng mạnh nhất 12%, cao cấp tăng 7% và bình dân tăng 2%. Tại TP. HCM, mức độ quan tâm có xu hướng tăng mạnh, còn giá bán tăng nhẹ từ 2- 4%.

Anh Phú Cường (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang tìm kiếm một căn hộ 2 phòng ngủ trên địa bàn quận này. Song, dù đã mất khá nhiều thời gian nhưng anh vẫn chưa thể mua được vì việc tiếp cận vốn vay ngân hàng không dễ, trong khi đó, giá căn hộ mới vẫn tiếp tục tăng giá.

“Tôi thấy, giá căn hộ tại địa bàn quận Nam Từ Liêm đều ở mức trên 45 triệu đồng/m2, nếu mua một căn hộ khoảng 60m2 đã gần 3 tỷ đồng. Đây là mức giá vượt qua khả năng chi trả của gia đình tôi. Thực tế, không chỉ ở địa bàn quận này, mà các khu vực khác cũng có giá tương tự”, anh Cường nói.

Phân khúc chung cư đi ngược làn sóng giảm giá

Trong những năm gần đây, nguồn cung chung cư tại các thành phố lớn liên tục giảm sút, kéo theo đó là mức giá tăng cao, vượt qua khả năng của người có nhu cầu thực. Mặc dù thị trường đang kém thanh khoản nhưng phân khúc này vẫn được dự báo khó giảm giá.

Một phân khúc bất động sản đang đi ngược xu hướng bán tháo, cắt lỗ của thị trường - Ảnh 1.

Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC), thị trường bất động sản dù biến động, trầm lắng, xuất hiện tình trạng giảm giá bán ở nhiều sản phẩm thì căn hộ chung cư vẫn là ngoại lệ.

“Phân khúc này sẽ khó ghi nhận hiện tượng giảm giá. Bởi thị trường bất động sản năm 2022 - 2023 rất khác so với khủng hoảng thị trường bất động sản năm 2012 - 2013”, ông Hiệp nói.

Ông Hiệp cho rằng, giai đoạn 2012 - 2013 là giai đoạn khủng hoảng thừa khi nhà nhà làm bất động sản, công ty nào cũng đầu tư bất động sản. Từ đó tạo nên một nguồn cung lớn trong khi sức mua kém, dẫn đến hiện tượng giảm giá bán. Bản thân doanh nghiệp của ông thời điểm đó cũng phải giảm giá từ 24 triệu đồng/m2 xuống còn 22 triệu đồng/m2 tại dự án Nam Đô cùng với việc hoàn thành tiến độ dự án thì mới bán hết.

Còn thị trường nhà ở, căn hộ hiện nay đang khan hiếm nguồn hàng nên giá vẫn không giảm dù sức mua giảm. Chưa kể, giá vật liệu xây dựng đang tăng lên qua các năm; Luật Đất đai sắp tới cũng sẽ đưa giá đất sát với giá thị trường; từ tháng 7/2023, tiền lương cơ bản cũng được nâng lên, nên đơn giá nhân công cũng sẽ tăng lên.

“Hiện nay, giá vật liệu xây dựng tăng lên rất cao. Suất đầu tư 1m2 của nhà chung cư thông thường bây giờ chủ đầu tư đi thuê nhà thầu cũng phải 15 triệu đồng/m2 chưa tính tiền đất, chưa tính chi phí quản lý dự án, chi phí thiết kế,… Vì vậy, để chủ đầu tư làm được dự án có giá 30 triệu đồng/m2, chúng tôi đã thấy vô cùng khó chứ đừng nói đến nhà ở giá 20 triệu đồng/m2, trừ trường hợp nhà ở xã hội với điều kiện không có thang máy cùng các dịch vụ khác hạn chế”, ông Nguyễn Quốc Hiệp cho biết.

Bên cạnh nguồn hàng khan hiếm cùng chi phí đầu vào các dự án chung cư tăng mạnh, nhiều chuyên gia cũng chỉ ra, nhu cầu ở thực trên thị trường vẫn rất lớn. Nguồn cầu chỉ sụt giảm ở những phân khúc mang tính đầu tư và đầu cơ cao, còn với phân khúc đáp ứng nhu cầu thực thì thanh khoản vẫn đảm bảo. Đây chính là một trong những nguyên nhân cốt lõi khiến giá chung cư khó hạ nhiệt dù bối cảnh thị trường trầm lắng.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Bảo, Chủ tịch CLB Bất động sản TP. HCM ví von: “Hãy liên tưởng các sản phẩm đầu cơ là “bèo”, dòng tiền đầu cơ là “nước”, nước nổi thì bèo nổi, nước rút thì bèo chết. Đó là lý do mà hiện nay, phân khúc có tính đầu cơ mạnh như đất nền, nhà ở thấp tầng đang chứng kiến làn sóng bán “cắt lỗ” ở hầu hết địa phương khi dòng vốn trên thị trường khó khăn. Còn phân khúc căn hộ chung cư - hướng đến đáp ứng mục đích ở thật thì khó có tình trạng này”.

Theo ông Bảo, phân khúc căn hộ chung cư khó có tình trạng giảm giá bán dù ở thị trường sơ cấp hay thứ cấp. Nếu có, chỉ ở những dự án có mức giá quá cao, đại bộ phận người dân không với tới, bởi nếu không giảm thì khó có người mua.

Adblock test (Why?)


Một phân khúc bất động sản đang đi ngược xu hướng bán tháo, cắt lỗ của thị trường - Cafef.vn
Read More

Friday, December 23, 2022

USD bật tăng - Kinh doanh - Zing News

Nền kinh tế Mỹ đang cho thấy khả năng chống chịu tốt bất chấp lạm phát ở vùng cao nhất trong vòng 40 năm và các đợt tăng lãi suất liên tục. Đó là tin tốt với đồng bạc xanh.

Chỉ số USD đã tăng mạnh trong vòng 24 giờ qua. Theo dữ liệu của Trading Economics ngày 23/12 (giờ Việt Nam), chỉ số đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với các tiền tệ khác trên thế giới có lúc tăng 1 điểm, rồi giảm nhẹ về 104,18 điểm.

Tỷ giá EUR/USD do đó cũng giảm từ 1,066 USD đổi 1 euro về 1,058 USD đổi 1 euro. Bảng Anh rơi xuống dưới ngưỡng 1.200 USD đổi 1 bảng Anh.

USD mạnh lên do những thông tin tích cực về nền kinh tế Mỹ. Theo dữ liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm 22/12, GDP của Mỹ trong quý III (đã điều chỉnh theo lạm phát) tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn nhiều mức 2,9% theo ước tính trước đó.

Tiêu dùng cá nhân tăng 2,3%, cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với ước tính trước đó, nhờ chi tiêu trong lĩnh vực dịch vụ mạnh mẽ.

gia USD anh 1

Chỉ số USD vọt lên sau báo cáo GDP quý III của nền kinh tế hàng đầu thế giới. Ảnh: Trading Economics.

Kinh tế Mỹ chống chịu tốt

Các dữ liệu cho thấy dù lãi suất và lạm phát tăng nhanh, nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp vẫn vững chắc. Thị trường lao động mạnh mẽ và tăng trưởng tiền lương giúp thúc đẩy chi tiêu hộ gia đình.

"GDP của Mỹ trong quý III đã tăng trưởng mạnh một cách đáng ngạc nhiên", ông Edward Moya - nhà phân tích thị trường cấp cao tại hãng tư vấn Oanda (có trụ sở ở Mỹ) - nhận xét với Zing.

Một số yếu tố thúc đẩy đồng USD, nhưng động lực chính của đà tăng là những động thái tiếp theo của Fed

Chuyên gia tài chính Craig Erlam

Với vị thế quan trọng trên thế giới, đồng USD thường tăng giá trong thời kỳ hỗn loạn. Một phần nguyên nhân là các nhà đầu tư cho rằng đồng bạc xanh tương đối an toàn và ổn định. Hơn nữa, nền kinh tế Mỹ đang cho thấy khả năng chống chịu tốt bất chấp lạm phát ở vùng cao nhất trong vòng 40 năm và các đợt tăng lãi suất liên tục.

Nhưng nguyên nhân lớn nhất thúc đẩy USD được cho là nằm ở động thái tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Ngân hàng trung ương Mỹ sẵn sàng đánh đổi tăng trưởng kinh tế và việc làm để kìm hãm lạm phát.

Do đó, cơ quan này sẽ phải tiếp tục hành động một khi nền kinh tế hàng đầu thế giới, thị trường việc làm và sức mạnh chi tiêu vẫn tốt.

"Một số yếu tố thúc đẩy đồng USD, nhưng động lực chính của đà tăng là những động thái tiếp theo của Fed. Lạm phát là trung tâm của vấn đề. Bởi nó buộc Fed phải hành động quyết liệt hơn", ông Craig Erlam - nhà phân tích thị trường cấp cao có trụ sở ở London - nói với Zing.

Diễn biến lãi suất năm 2023

Còn theo ông Moya, báo cáo GDP mới nhất của Mỹ sẽ tác động tới động thái của Fed trong năm sau. "Thị trường đang được định giá theo kịch bản một đợt tăng lãi suất nữa vào cuộc họp chính sách của Fed trong tháng 2. Nhưng nếu các dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng tốt, Phố Wall sẽ buộc phải nghĩ lại", ông Moya nhận xét.

Ông cho rằng các nhà đầu tư có thể đặt cược vào kịch bản Fed tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 3. "Một đợt nâng lãi suất điều hành nữa vào tháng 3 sẽ được định giá", vị chuyên gia cảnh báo.

Vào cuộc họp chính sách tháng 12, Fed quyết định tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm, đưa lãi suất quỹ liên bang lên 4,25-4,5%, mức cao nhất trong vòng 15 năm.

gia USD anh 2

Dù đã bật tăng phần nào, chỉ số USD vẫn đang ở vùng thấp nhất 6 tháng. Ảnh: Trading Economics.

Mức tăng này chấm dứt chuỗi 4 lần liên tiếp tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm trong cuộc họp tháng 6, tháng 7, tháng 9 và tháng 11. Nhưng trong cuộc họp báo diễn ra ngay sau cuộc họp, chủ tịch Fed nhấn mạnh "vẫn cần nhiều bằng chứng hơn để tin rằng lạm phát đang trên đà đi xuống bền vững".

Người đứng đầu ngân hàng trung ương Mỹ nhấn mạnh rằng cần tiếp tục đối phó với lạm phát. Chỉ có như vậy, xu hướng tăng của giá cả mới chấm dứt.

Dù đã bật tăng phần nào, chỉ số USD vẫn đang ở vùng thấp nhất 6 tháng. Cuối tháng 9, chỉ số này có lúc vọt lên hơn 114 điểm. Đồng euro có giai đoạn rẻ hơn USD. Tuy nhiên, việc Fed giảm tốc độ tăng lãi suất đã chặn đứng đà tăng trưởng phi mã của đồng bạc xanh.

Mời độc giả đón đọc gợi ý về các cuốn sách kinh tế thế giới tại Tủ sách kinh tế thế giới. Các cuốn sách cung cấp các thông tin hấp dẫn về các doanh nhân, triết lý kinh doanh, quy luật kinh tế, khủng hoảng tài chính, tiêu dùng cá nhân...

Phố Wall sẽ vẫn lao đao

Phố Wall đã chịu sức ép lớn từ việc Fed thắt chặt chính sách trong năm nay. Nhưng theo giới quan sát, các thị trường tài chính sẽ còn hỗn loạn hơn nữa nếu lãi suất tiếp tục tăng.

Giá xăng tại Mỹ rớt mạnh

Giá xăng tại Mỹ xuống đáy 15 tháng và được dự báo sẽ còn giảm hơn nữa. Đó là tin tốt với người tiêu dùng, nhưng không phải mọi nguyên nhân dẫn tới điều này đều là tích cực.

Adblock test (Why?)


USD bật tăng - Kinh doanh - Zing News
Read More

Thị trường bất động sản kích hoạt “chế độ” chờ và đợi - Cafef.vn

Người chờ bán, người đợi mua

Trong những năm vừa qua, thị trường bất động sản liên tục diễn biến sôi động, thậm chí nhiều nơi xảy ra tình trạng sốt đất. Giá bất động sản tăng cao vượt qua khả năng chi trả của người mua, không chỉ những người có nhu cầu ở thực mà cả các nhà đầu tư.

Đến đầu năm 2022, chính sách tiền tệ có sự thay đổi, tín dụng bất động sản và hoạt động phát hành trái phiếu bị kiểm soát chặt chẽ khiến thị trường bất động sản đột ngột “phanh gấp”. Theo đó, nhiều người chật vật rao bán cắt lỗ suốt thời gian dài nhưng không có người mua.

Đơn cử, anh Nguyễn Văn Hà, nhà đầu tư bất động sản tại Hà Nội chia sẻ, đã nửa năm trôi qua, hai mảnh đất tại vùng ven anh đang sở hữu, liên tục được giảm giá bán nhưng vẫn khó tìm người mua.

“Thời điểm đầu năm tôi mua vào hai mảnh đất này với giá 5,5 tỷ đồng, đây được cho là mức giá đỉnh của thị trường. Sau nhiều lần giảm giá bán xuống còn 4 tỷ đồng nhưng tôi vẫn chưa tìm được người mua. Quả thật, bây giờ tôi cũng chỉ biết gửi các môi giới bán giúp và chờ đợi kết quả”, anh Hà chia sẻ.

Ở chiều ngược lại, những nhà đầu tư có sẵn tiền mặt lại đang chờ đợi bất động sản ngộp với mức giá hời. Anh Nguyễn Tuấn, nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm tại Hà Nội cho biết, hiện nay, rất nhiều chủ đất đang giảm giá, muốn bán nhanh để thu tiền mặt về. Do vậy, đây là cơ hội của những người đang có sẵn tiền mặt.

Thị trường bất động sản kích hoạt “chế độ” chờ và đợi - Ảnh 1.

“Lý do dù giảm giá nhưng vẫn khó có khách mua bởi, trong 2 năm trở lại đây, giá bất động sản nhiều nơi đã tăng gấp 2 - 3 lần, thậm chí là cao hơn. Nhưng ở thời điểm này giá mới chỉ giảm khoảng 20 - 30%, bản thân tôi và nhóm đầu tư cũng chưa thấy hấp dẫn. Theo tôi, chỉ đến đầu năm sau khi mức giá giảm khoảng 40 - 50% là cơ hội lớn cho những người đầu tư bất động sản”, anh Tuấn nói.

Doanh nghiệp lùi lịch mở bán chờ thị trường tốt lên

Không chỉ các nhà đầu tư cá nhân đang trong cảnh chờ mà cả các doanh nghiệp bất động sản cũng phải lùi lịch bán để đợi tín hiệu mới của thị trường. Đơn cử, Tập đoàn Vạn Phúc lùi kế hoạch mở bán sản phẩm căn hộ tại khu đô thị Vạn Phúc City (TP. HCM) vào năm sau chờ thêm tín hiệu từ thị trường.

Nam Long Group cũng lùi lịch mở bán hai dự án ở Đồng Nai và một dự án ở Cần Thơ để chờ tín hiệu tốt hơn từ thị trường. Cụ thể, tại Đồng Nai, doanh nghiệp này dự kiến chào bán dự án Izumi City (tên thương mại của dự án Dong Nai Waterfront) và Paragon Đại Phước vào đầu năm 2023, lùi lại lịch so với dự kiến ban đầu. Tại Cần Thơ, dự án đất nền của đơn vị này cũng đang có kế hoạch dời lộ trình mở bán sang năm 2023 thay vì cuối năm nay. Tương tự, dự kiến sẽ chào sân dự án The Gio Riverside vào cuối năm nay, nhưng sau đó, An Gia lại lùi kế hoạch ra hàng vào năm 2023.

Thị trường bất động sản kích hoạt “chế độ” chờ và đợi - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Theo báo cáo từ Công ty Chứng khoán ACBS, Tập đoàn Đất Xanh, một số dự án có kế hoạch triển khai trong quý III và quý IV/2022 sẽ lùi sang năm 2023 do những khó khăn trên thị trường bất động sản. Cụ thể, hai dự án gồm Opal City View và DXH Park view tại Bình Dương sẽ dời từ quý III/2022 sang 2023, dự án Lux Star tại TP. HCM cũng dời từ quý IV/2022 sang năm sau.

Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, quý cuối năm thường là mùa cao điểm bán hàng bất động sản nhưng sau các diễn biến lãi suất tăng, tín dụng hẹp cửa cùng với tâm lý tiêu dùng yếu thì rất khó để phán đoán thanh khoản của thị trường cuối năm.

Những khó khăn chung của thị trường bất động sản là nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp địa ốc phải tính toán lại kế hoạch của mình. Đó là xu hướng thắt chặt tín dụng với cả chủ đầu tư và người mua nhà, làm ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng quỹ đất và các hoạt động bán hàng, thời gian triển khai và bàn giao các dự án…

Thị trường bất động sản chờ chính sách

Trong giai đoạn qua, thị trường bất động sản có sự phát triển nóng, song những chính sách, luật pháp liên quan còn nhiều vướng mắc. Do vậy, gần đây, thị trường lộ rõ những dấu hiệu phát triển không ổn định.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) cho biết, hiện nay, thị trường bất động sản đang rất khó khăn, sức mua và thanh khoản giảm mạnh, thiếu dòng tiền; thiếu nguồn cung nhà ở đi liền với cơ cấu sản phẩm nhà ở không hợp lý, thiếu nhà ở giá vừa túi tiền, nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân, thừa nhà ở cao cấp; giá nhà tăng liên tục vượt quá khả năng tài chính của đa số người dân nên khó tạo lập được nhà ở.

“Vướng mắc pháp lý của thị trường bất động sản hiện nay là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở mà nếu không có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả thì thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái, khủng hoảng có thể kéo theo suy thoái, khủng hoảng kinh tế, tác động bất lợi đến mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội”, ông Châu cho hay.

Thị trường bất động sản kích hoạt “chế độ” chờ và đợi - Ảnh 3.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA).

Để xử lý, giải quyết các khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện để thị trường bất động sản phục hồi và phát triển theo hướng minh bạch, lành mạnh, an toàn, bền vững thì cần có sự vào cuộc của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng với sự vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp bất động sản.

Ông Châu cho rằng, về trung hạn, dài hạn Nhà nước đang tập trung thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/06/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về pháp lý của thị trường bất động sản.

Về giải pháp ngắn hạn, Chính phủ cần khẩn trương xem xét ban hành 02 Nghị định theo hình thức một Nghị định sửa đổi, bổ sung nhiều Nghị định gồm có Dự thảo “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng” và Dự thảo “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực đất đai”. Cùng với đó, sửa đổi một số Thông tư liên quan để khắc phục ngay một số bất cập, vướng mắc nhưng vẫn phải bảo đảm phù hợp với luật hiện hành, trong thời gian chờ các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (mới) và một số luật liên quan được ban hành và có hiệu lực.

Đồng thời ông Châu kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước khẩn trương “bơm” nguồn vốn tín dụng bổ sung vào nền kinh tế đúng đối tượng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với các dự án bất động sản đã có đầy đủ pháp lý, có tính khả thi.

Trong vòng 1 tháng qua, Chính Phủ đã liên tục ban hành các văn bản, yêu cầu các bộ ban ngành liên quan khơi thông vốn, ổn định lại thị trường. Cụ thể, ngày 17/11 Chính phủ đã ban hành quyết định số 1435 về thành lập tổ công tác về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp. Còn mới đây, trong Công điện 1164/CĐ-TTg ngày 14/12/2022, Chính phủ kêu gọi các bộ, ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp chung sức, hợp lực để vượt qua khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển đúng quy luật, an toàn, lành mạnh.

Về vấn đề này, vị chuyên gia cho rằng, Nhà nước thực hiện đồng bộ các giải pháp trên đây không phải là để “giải cứu” thị trường bất động sản, doanh nghiệp bất động sản mà chỉ hỗ trợ thông qua cơ chế chính sách, pháp luật tạo điều kiện để thị trường bất động sản tự điều chỉnh, tự điều tiết.

Bên cạnh đó, chính cộng đồng doanh nghiệp bất động sản chủ động tái cấu trúc, tái cơ cấu, giảm giá nhà tương đối và thực chất; đi đôi với xem xét hỗ trợ lãi suất hợp lý cho người mua nhà để ở, người mua nhà lần đầu để tăng tổng cầu và sức mua trên thị trường giúp cho doanh nghiệp bất động sản vượt qua khó khăn và hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi, tăng trưởng theo hướng phát triển minh bạch, lành mạnh, an toàn và bền vững.

Thị trường bất động sản kích hoạt “chế độ” chờ và đợi - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho rằng, vấn đề lớn nhất của thị trường chính là tiền và thanh khoản. Một vấn đề quan trọng nữa là cơ cấu nguồn hàng. Sản phẩm nhà ở thiết thực, phù hợp với nhu cầu của phần lớn người dân khan hiếm. Nguyên nhân của vấn đề này lại đến từ một phần chính sách chưa tháo gỡ, dẫn tới không tạo ra nguồn cung dồi dào. Cộng thêm dòng tiền bị nghẽn khiến tiến độ dự án chậm, khó phê duyệt. Các dự án cứ dang dở và cuối cùng tác động lại, tạo ra vòng luẩn quẩn.

“Rất khó để dự đoán thị trường năm 2023 nhưng tôi đánh giá có nhiều động lực để bất động sản phục hồi. Điểm sáng của giai đoạn tới là Thủ tướng Chính phủ đã thành lập tổ Tổ công tác nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản. Điểm sáng này tạo nên tâm lý yên tâm, phấn khởi cho giới kinh doanh. Nhưng phải đợi khi nào các giải pháp được đề ra và đi vào thực tế, những vướng mắc của thị trường mới được tháo gỡ”, vị chuyên gia nói.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, vấn đề gốc rễ của thị trường bất động sản lúc này là cơ chế và chính sách cụ thể để tháo gỡ. Động thái của Chính phủ trong thời gian qua chính là động lực để xốc lại thị trường và phát triển bền vững.

Adblock test (Why?)


Thị trường bất động sản kích hoạt “chế độ” chờ và đợi - Cafef.vn
Read More

Thursday, December 22, 2022

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng cung ứng tín dụng, giảm lãi vay - Báo Thanh Niên

Theo đó, trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng NHNN đã thông báo, TCTD chủ động cân đối nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng đối với nền kinh tế, hạn chế tối đa rủi ro kỳ hạn. Tập trung cấp tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao); các động lực tăng trưởng kinh tế theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu); xây dựng khu công nghiệp; cho vay đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân; các dự án bất động sản nhà ở sắp hoàn thành xây dựng và bàn giao, có khả năng trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, đảm bảo tính pháp lý, có thanh khoản tốt, nhất là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, các dự án nhà ở thương mại với giá phù hợp.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng cung ứng tín dụng, giảm lãi vay - ảnh 1

Các ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn đối với nền kinh tế

NGỌC THẮNG

Ngoài ra, kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng đối với hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh chứng khoán, lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là cấp tín dụng với mục đích đầu tư, kinh doanh bất động sản, trong đó kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn, các dự án có quy mô lớn, phân khúc cao cấp...

Bên cạnh đó, các TCTD tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và Thông tư 03/2022 của NHNN hướng dẫn ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022. Đồng thời, Thống đốc NHNN yêu cầu các TCTD tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, thủ tục hành chính, các khoản chi không cần thiết để có dư địa phấn đấu giảm lãi suất cho vay theo quy định tại Nghị quyết 43/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. NHNN sẽ theo dõi các trường hợp TCTD tiếp tục tăng lãi suất và có biện pháp xử lý đối với các TCTD này.

Tin liên quan

Adblock test (Why?)


Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng cung ứng tín dụng, giảm lãi vay - Báo Thanh Niên
Read More

Không cần xuất trình sổ hộ khẩu: Từ ngày 1-1-2023, người dân xác nhận trên môi trường điện tử - Báo Tuổi Trẻ

Không cần xuất trình sổ hộ khẩu: Từ ngày 1-1-2023, người dân xác nhận trên môi trường điện tử - Ảnh 1.

Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc - Ảnh: PHẠM THẮNG

Ngày 22-12, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tiến hành phiên giải trình về việc thực hiện yêu cầu của Luật cư trú, trong đó có quy định từ ngày 1-1-2023, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp sẽ không còn giá trị.

Người dân không cần xác nhận bằng giấy

Giải trình, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc nêu rõ cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia và căn cước công dân gắn chip điện tử là hai dự án quan trọng của quốc gia. Bộ Công an được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để thực hiện.

Theo ông Ngọc, Bộ Công an đã chủ động, có trách nhiệm đề nghị Chính phủ xây dựng, thực hiện đề án 06 về phát triển dữ liệu đến năm 2030, trong đó phân công nhiệm vụ cho các cơ quan trung ương, địa phương trong lộ trình từ 2022 - 2025, 2026 - 2030.

Giai đoạn vừa qua, các tiện ích được xây dựng và đưa vào sử dụng đã phục vụ hiệu quả nhu cầu liên quan của công dân, được người dân bước đầu đồng tình.

Thừa nhận việc còn có một số bộ, ngành, địa phương chưa kết nối cơ sở dữ liệu là một thách thức khi thời hạn bỏ sổ hộ khẩu bằng giấy đang tới rất gần (1-1-2023), ông Ngọc khẳng định khi họp giao ban hằng tháng, tổ công tác đã luôn đốc thúc.

Các bộ, ngành, địa phương còn lại cũng đang nỗ lực khắc phục khó khăn trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị, bảo mật cơ sở dữ liệu…

Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Công an đã phối hợp xây dựng văn bản hướng dẫn, giải thích quy định pháp luật để các địa phương thực hiện thống nhất.

Thứ trưởng Bộ Công an cũng thông tin, ngày 22-12, Chính phủ đã ban hành nghị định 104 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú trong thực hiện thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công.

Theo đó, từ ngày 1-1-2023 người dân không cần xác nhận bằng giấy, thay vào đó xác nhận trên môi trường điện tử, không cần sử dụng giấy tờ như trước đây.

Bộ Công an cũng triển khai 7 phương thức để trong thời gian quá độ người dân có thể có nhiều công cụ khác nhau thực hiện các thủ tục hành chính, thay vì thực hiện trên môi trường điện tử.

Trực tuyến 3 dịch vụ công thiết yếu

Liên quan đến lĩnh vực hộ tịch, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho hay pháp luật về hộ tịch đã đi trước và sẵn sàng cho việc kết nối, chia sẻ các dữ liệu.

Cụ thể thông tin đã có trong các cơ sở dữ liệu của Nhà nước để tạo thuận lợi cho người dân khi đi làm các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch, kể cả việc không yêu cầu xuất trình các giấy tờ chứng minh nơi cư trú.

Ông nói bộ đã chủ động xây dựng và hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố tái cấu trúc quy trình thực hiện trực tuyến 3 dịch vụ công thiết yếu trong lĩnh vực hộ tịch gồm đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử.

Đồng thời cho phép sử dụng dữ liệu công dân, bao gồm dữ liệu về cư trú trong cơ sở dữ liệu về quốc gia về dân cư, thay thế việc nộp/xuất trình thành phần hồ sơ là giấy tờ chứng minh nơi cư trú (không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú, mà cần khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư).

Đến nay 63/63 tỉnh, thành phố đã triển khai thực hiện đăng ký khai sinh trực tuyến. 50/63 tỉnh, thành phố triển khai thực hiện đăng ký kết hôn trực tuyến. 55/63 tỉnh, thành phố đã triển khai thực hiện đăng ký khai tử trực tuyến.

Với các thủ tục hành chính về đất đai thuộc thẩm quyền, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân nêu rõ bộ đã có phương án xử lý.

Trong đó, với trường hợp nộp hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận mà có yêu cầu thành phần là bản sao giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hoặc sổ hộ khẩu, hoặc giấy tờ khác thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà không yêu cầu người nộp hồ sơ phải nộp các giấy tờ này.

Bỏ sổ hộ khẩu giấy: Có 5 cách để thay thế Bỏ sổ hộ khẩu giấy: Có 5 cách để thay thế

TTO - Theo dự thảo, cơ quan hoặc cán bộ được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính hoặc cung cấp dịch vụ công không được yêu cầu công dân phải nộp, xuất trình giấy tờ để chứng minh thông tin về cư trú.

Adblock test (Why?)


Không cần xuất trình sổ hộ khẩu: Từ ngày 1-1-2023, người dân xác nhận trên môi trường điện tử - Báo Tuổi Trẻ
Read More

Giá vàng hôm nay 27/1/2024: Vàng đảo chiều tăng trở lại - Báo Công Thương

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, ...