Rechercher dans ce blog

Monday, October 31, 2022

Bộ trưởng Tài chính: Bệnh viện muốn thay cái bóng đèn cũng phải lập dự án - VietNamNet

Giải trình tại phiên thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nêu hàng loạt kết quả trong thời gian qua.

Trong đó, đặc biệt là kết quả tiết kiệm đối với việc giảm bộ máy cũng như giảm công chức và các đơn vị sự nghiệp công lập cũng đã thực hiện rất mạnh mẽ. Cụ thể, các đơn vị sự nghiệp công lập giảm 13,85%, công chức giảm 10,01% và viên chức giảm 11,2%.

Chuyện "quả trứng và con gà"

Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính cũng mong Quốc hội hết sức thấu hiểu, chia sẻ và giúp đỡ, hỗ trợ Chính phủ để hoàn thiện pháp luật một cách nhanh nhất, tạo ra một đường băng để kinh tế phát triển.

Dẫn vướng mắc trong Luật Đầu tư công quy định “quả trứng và con gà, con gà có trước hay quả trứng có trước”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng, chính điều này cũng tác động đến tại sao giải ngân chậm, chậm tiến độ, điều chỉnh tổng mức đầu tư nhiều lần hay các vấn đề liên quan.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc. Ảnh: Phạm Thắng

Cụ thể trong Luật Đầu tư công quy định: "Dự án đầu tư phải được phê duyệt trước ngày 30/10 thì mới được bố trí vốn đầu tư công". Luật Đầu tư công cũng quy định phải bố trí vốn thì mới lập được dự án và thiết kế. Mà chưa có vốn thì không lập được dự án, không lập được dự án lại đòi hỏi có dự án mới được vay vốn.

“Cho nên, khi được vay vốn rồi thì bắt đầu mới lập dự án mất một năm, đền bù giải phóng mặt bằng mất một năm nữa, có khi mất 2 năm chưa giải ngân được. Bởi vì trong đầu tư công lại quy định đền bù, giải phóng mặt bằng trong dự án đầu tư”, Bộ trưởng phân tích.

Theo Bộ trưởng, có thể tách riêng phần giải phóng mặt bằng thành một tiểu dự án sẽ đi trước một bước thì sẽ gỡ vướng việc này. Cho nên, ông gợi mở phải sửa điều này để tách phần giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư

Dẫn lại ý kiến đại biểu về tiền sửa chữa các công trình, như nhà ở, đường xá, xe đều phải đưa vào trong Luật Đầu tư công, Bộ trưởng Phớc lý giải, điều đó có nghĩa phải được ghi vào vốn của đầu tư công mới được triển khai.

“Vậy gần như các cơ quan, đơn vị rất bế tắc. Khi nhà bị hỏng, bị sập, hàng rào sập cần phải xây lại, không có vốn thì rất bí. Muốn thay một bong bóng đèn của thiết bị bệnh viện cũng phải lập dự án”, Bộ trưởng Tài chính nêu.

Theo ông, điều này rất ách tắc trong Luật Đầu tư công và Bộ Tài chính đã lấy ý kiến của các bộ, ngành và 63 địa phương thì 83 ý kiến đồng ý; chỉ một bộ, ngành không đồng ý.

“Chúng tôi đề nghị sửa chữa các công trình kiến trúc, nhà cửa dưới 15 tỷ đồng thì không phải thực hiện Luật Đầu tư công mong Quốc hội chia sẻ và ủng hộ”, ông Phớc thuyết phục.

Một vướng mắc nữa được tư lệnh ngành Tài chính chỉ rõ là vấn đề chậm tiến độ, thu hồi đất khó là vì thu hồi không dễ. Hiện nay những quyết định thu hồi chỉ nằm trên giấy, không triển khai được ở thực địa. Đây là một vấn đề cần phải có cơ chế.

Ông cũng nêu một loạt các vấn đề như những dự án đang còn dang dở như thanh tra, kiểm tra hoặc kiểm toán có những vướng mắc về mặt thủ tục thì giải quyết như thế nào? Hay dự án BT triển khai rất lâu, bị chững lại… Bởi Luật Đất đai quy định những dự án này phải đấu thầu

“Cần phải có một quy định ở một cấp luật cao nhất để khẳng định việc này xuyên suốt và giải phóng một nguồn lực hết sức lớn thì chúng ta mới có thể chống được lạm phát, chống được suy thoái kinh tế và tăng trưởng”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Không thể nào 100% nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu đều thành công

Bộ trưởng KH-CN Huỳnh Thành Đạt cho biết, nhìn nhận khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực và nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ thể là còn tồn tại tình trạng nhiệm vụ khoa học, công nghệ chưa bám sát với yêu cầu sản xuất và đời sống. Các chương trình và nhiệm vụ công nghệ chưa góp phần hình thành các lĩnh vực công nghệ hay ngành mũi nhọn.

Bộ trưởng KH-CN Huỳnh Thành Đạt

Nhiều kết quả khoa học, công nghệ từ các nhiệm vụ khoa học, công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước còn chậm được ứng dụng trong thực tiễn, do các vướng mắc về quản lý tài sản công, hệ thống thông tin, thống kê về khoa học, công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, tính hệ thống, độ tin cậy.

Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, việc thu hút nguồn lực xã hội đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn là vấn đề được Chính phủ, Thủ tướng quan tâm, chỉ đạo.

Khoảng 10 năm trước đây, kinh phí hoạt động khoa học, công nghệ chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước, chiếm khoảng 70% đến 80% tổng đầu tư cho khoa học, công nghệ.

Đến năm nay, đầu tư cho khoa học, công nghệ từ ngân sách Nhà nước và từ doanh nghiệp đã tương đối cân bằng.

Còn quỹ phát triển khoa học, công nghệ của doanh nghiệp chỉ một số doanh nghiệp lớn như Viettel, PVN, VNPT có khả năng trích lập quỹ với số tiền tương đối lớn.

“Gần như không có doanh nghiệp FDI nào trích lập quỹ, cho thấy cơ chế khuyến khích trích lập và sử dụng quỹ của ta chưa phù hợp, chưa hấp dẫn”, Bộ trưởng KH-CN nói.

Bộ trưởng đề xuất sửa đổi các quy định của Luật Khoa học, công nghệ năm 2013 và các quy định liên quan để tăng tính hấp dẫn đối với doanh nghiệp trong việc trích lập và sử dụng quỹ.

Đồng thời, bộ nghiên cứu, tham mưu Chính phủ báo cáo Quốc hội về cơ chế đặc thù trong mua sắm, đầu tư từ nguồn quỹ cho khoa học, công nghệ và phát triển công nghệ.

“Bộ cũng rất mong các vị đại biểu Quốc hội ghi nhận quan điểm về tính đặc thù của hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ. Đó là không thể nào 100% nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu đều thành công”, Bộ trưởng KH-CN nói.

Người tài vào nhà nước vẫn phải 'xếp hàng chờ cơ hội'

Người tài vào nhà nước vẫn phải 'xếp hàng chờ cơ hội'

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, nhiều người có năng lực được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước gặp khó khăn trong phát huy khả năng. Đang có sự lãng phí trong thu hút sử dụng nhân tài.

Adblock test (Why?)


Bộ trưởng Tài chính: Bệnh viện muốn thay cái bóng đèn cũng phải lập dự án - VietNamNet
Read More

Sunday, October 30, 2022

Apple không kịp đáp ứng nhu cầu iPhone 14 Pro và 14 Pro Max - Báo Thanh Niên

Theo Gadgettendency, ông Cook thừa nhận nhu cầu đối với iPhone 14 Pro và 14 Pro Max hiện vượt quá nguồn cung và Apple đang làm việc rất chăm chỉ để đáp ứng nhu cầu. Nhu cầu này thậm chí còn cao hơn các dự báo trước đó của công ty.

Apple không kịp đáp ứng nhu cầu iPhone 14 Pro và 14 Pro Max - ảnh 1

Lượng iPhone 14 Pro bán chạy đến mức Apple không thể sản xuất kịp cho nhu cầu

hiển đạt

Bất chấp các nỗ lực, Apple vẫn không thể có thời gian để sản xuất đủ các mẫu iPhone này. Apple cho biết các hạn chế trong nguồn cung bộ phận mới đang gây khó cho công ty, và ông Cook thừa nhận tình hình có thể còn căng thẳng trong một thời gian nữa.

Khi xem xét tình hình trong cửa hàng trực tuyến của Apple, rõ ràng iPhone 14 Pro và 14 Pro Max vẫn gặp vấn đề về đơn hàng. Hiện tại, người dùng phải đợi khoảng 4 tuần để iPhone 14 Pro và 14 Pro Max đến tay. Trong khi đó, các đơn đặt hàng cho iPhone 14 và 14 Plus đều gần như sẵn sàng giao ngay lập tức sau khi được đặt.

Tại Việt Nam, lượng iPhone 14 Pro nhập về mỗi đợt chỉ đủ để giao cho những khách hàng đã đặt trước, vì vậy hầu hết đại lý đều đã cháy hàng trong đợt máy đầu tiên và chưa thể đáp ứng được nhu cầu của các khách mong muốn mua ngay.

Khảo sát cũng cho thấy tình trạng thiếu hàng đối với loạt iPhone 14 Pro xảy ra đối với các phiên bản có bộ nhớ trong 128 GB và 256 GB, trong khi các phiên bản có dung lượng bộ nhớ cao hơn như 512 GB hay 1 TB lại không nhận được nhiều sự quan tâm từ người dùng. Giống như thị trường quốc tế, iPhone 14 và 14 Plus đều có sẵn tại các cửa hàng đại lý.

Tin liên quan

Adblock test (Why?)


Apple không kịp đáp ứng nhu cầu iPhone 14 Pro và 14 Pro Max - Báo Thanh Niên
Read More

Chuyên gia MBS: Chứng khoán Việt Nam xứng đáng có mức định giá cao hơn, nhiều nhóm cổ phiếu về mức hấp dẫn để đầu tư - Cafef.vn

Trả lời chất vấn trong họp báo Chính phủ chiều 29/10, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đánh giá các cân đối vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục được ổn định và đó là cơ sở để cho nền kinh tế, các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động kinh doanh ổn định và phát triển, tăng trưởng và đây cũng là cơ sở quan trọng nhất để ổn định thị trường chứng khoán.

Thực tế diễn biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam vừa qua có hiện tượng điều chỉnh giảm và có những phiên giảm sâu, tất nhiên cũng có những phiên tăng điểm. Hiện VN-Index đang dao động ở mức 1.000 điểm. Thứ trưởng Chi cho rằng điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả từ tình hình quốc tế và tình hình trong nước.

Về tình hình quốc tế, thứ nhất, kinh tế ở những khu vực lớn như Mỹ, EU và các khu vực thay đổi rất mạnh mẽ sau khi kiểm soát được đại dịch COVID-19. Lạm phát ở những nền kinh tế này ở mức rất cao. Từ đó thì các chính sách tiền tệ cũng như chính sách tài khóa của những nền kinh tế này có sự thay đổi rất mạnh mẽ và tác động đến kinh tế của các khu vực này. Tăng trưởng ở mức có thể nói rất thấp và các tổ chức tài chính quốc tế dự báo các mức tăng trưởng đều hạ dự báo tăng trưởng của các thành phần kinh tế này năm 2022 so với những dự kiến từ nhiều năm.

Thứ hai về tình hình quốc tế là chính trị. Cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và có thể nói cho đến thời điểm này, không ai có thể dự báo lạc quan được về thời điểm kết thúc cuộc xung đột này. Đây là cuộc xung đột khu vực nhưng nó ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới, đặc biệt là ảnh hưởng đến cung năng lượng và xăng dầu - một mặt hàng chiến lược cho bất kỳ nền kinh tế nào, trong đó có Việt Nam. Cái này tác động từ sản xuất đến kinh doanh và đến giá cả, đến lạm phát… và cũng tác động đến thị trường chứng khoán.

Một điểm nữa về tình hình thế giới theo Thứ trưởng là thị trường chứng khoán khu vực và thế giới cũng có sự biến động rất mạnh. Mỹ, châu Âu, thị trường Nhật Bản rồi thị trường khu vực cũng có những điều chỉnh rất mạnh, giảm rất sâu, cũng tác động và liên thông đến thị trường chứng khoán.

Đối với trong nước, các điều chỉnh trong chính sách, đặc biệt là chính sách tiền tệ cũng tác động đến thị trường chứng khoán - từ việc tăng lãi suất hay quản lý chặt chẽ room tín dụng ảnh hưởng đến dòng tiền và dòng tiền vào chứng khoán giảm đi qua thời gian từ đầu năm đến nay. Tiền lại được hướng đến các tổ chức tín dụng thông qua ngân hàng với lãi suất điều chỉnh tăng cũng như tiền được đưa vào sản xuất kinh doanh sau khi hồi phục kinh tế, hồi phục chuỗi cung ứng. Sau đại dịch COVID-19, dòng tiền vào thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng giảm bớt.

Ngoài những nguyên nhân trong và ngoài dẫn đến thị trường chứng khoán có những điều chỉnh, ông Chi vẫn tin tưởng vào sự phát triển ổn định và bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam trên cơ sở cái gốc là ổn định thị trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện vẫn đang được kiểm soát tốt. Đó là nền tảng tốt để ổn định hoạt động kinh doanh, kinh tế nói chung và ổn định thị trường chứng khoán nói riêng.

Về giải pháp, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi đưa ra một số giải pháp.

Trước mắt, tiếp tục giữ cho thị trường vận hành ổn định và an toàn, đảm bảo trong mọi tình huống.

Thứ hai, tăng cường minh bạch thị trường thông qua việc yêu cầu các công ty tham gia thị trường thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về công bố thông tin, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không trình bày nhiều, vi phạm là xử lý theo quy định của pháp luật.

Tập trung nguồn lực, tổ chức nhiều đoàn thanh tra giám sát thị trường chứng khoán, giám sát các công ty niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và nhà đầu tư trong giao dịch để kịp thời phát hiện các vi phạm trên thị trường. Từ công bố thông tin, giao dịch, tất cả các quy định. Tất cả các vi phạm đều bị xử lý ngay và công bố, công khai luôn. Phải kiên quyết như vậy thì mới đảm bảo được tính minh bạch của thị trường.

Một điểm nữa, Bộ Tài chính cũng sẽ tăng cường thông tin chính thống ra thị trường một cách chính xác và kịp thời tất cả những giải pháp, những chính sách, quy định pháp luật. Tất cả những gì chính thống của cơ quan quản lý nhà nước sẽ được đưa ra thị trường một cách chính xác và kịp thời để đảm bảo thông tin xấu độc không gây ảnh hưởng tới thị trường.

“Điều quan trọng là giám sát được các tin đồn thất thiệt vì thị trường chứng khoán nhạy cảm. Đối với tin đồn thất thiệt rồi tung tin để trục lợi, tất cả trường hợp ấy, Bộ Tài Chính kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền như Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Công an phối hợp xử lý nghiêm. Thực tế, hành vi này cũng đã xử lý nghiêm rồi. Vừa rồi đã có các trường hợp bị truy tố và chịu án tù”.

Bộ Tài Chính cũng tiếp tục rà soát các quy định của pháp luật, trước mắt là Nghị định 155 hướng dẫn Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn để có những phương án sửa đổi, bổ sung kịp thời các vướng mắc, bất cập để thị trường có thể tiếp tục phát triển.

Về lâu dài, Bộ Tài Chính đã có kế hoạch rà soát và xem xét điều chỉnh các nội dung bất cập của Luật Chứng khoán vừa mới được đưa vào vận hành một thời gian ngắn. Bộ Tài Chính thấy rằng cần phải rà soát và xem xét những nội dung nào bất cập, nội dung nào cần phải điều chỉnh chung để thị trường chứng khoán thích ứng và đáp ứng được yêu cầu hiện tại và phát triển trong thời gian tới.

Thứ hai, Bộ Tài Chính tiếp tục tái cấu trúc thị trường chứng khoán, đảm bảo tăng cường năng lực của công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ…

Một giải pháp quan trọng là đào tạo và nâng cao nhận thức, hiểu biế, năng lực của những khối khác nhau: Từ nhà đầu tư, cơ quan quản lý và lực lượng thanh kiểm tra, giám sát thị trường.., cùng nhiều giải pháp khác.

Phát biểu thêm, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, hiện có nhiều giải pháp để điều hành chứng khoán và nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm. Đầu tiên là rà soát và bổ sung ngay các quy định về kinh doanh chứng khoán. Rồi đảm bảo ổn định, an toàn, minh bạch thị trường và đặc biệt nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư.

Adblock test (Why?)


Chuyên gia MBS: Chứng khoán Việt Nam xứng đáng có mức định giá cao hơn, nhiều nhóm cổ phiếu về mức hấp dẫn để đầu tư - Cafef.vn
Read More

Saturday, October 29, 2022

Trung tướng Tô Ân Xô: 'Ông Phạm Nhật Vượng không trong danh sách cấm xuất cảnh. Chắc chắn như vậy' - Tuổi Trẻ Online

Trung tướng Tô Ân Xô: Ông Phạm Nhật Vượng không trong danh sách cấm xuất cảnh. Chắc chắn như vậy - Ảnh 1.

Trung tướng Tô Ân Xô - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chiều 29-10, trung tướng Tô Ân Xô - chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an - đã trả lời thêm xung quanh việc xử lý các tin đồn thất thiệt trong thời gian qua.

Theo ông Xô, trong 10 tháng đầu năm lực lượng công an đã khởi tố, điều tra 527 vụ phạm tội trên không gian mạng, tăng 144% so với năm 2021.

Liên quan đến các hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên các trang thông tin điện tử đã khởi tố 63 vụ với 68 bị can, xử phạt hành chính 455 đối tượng, gọi, hỏi, răn đe và yêu cầu khắc phục hậu quả với 1.500 đối tượng.

Thời gian tới theo trung tướng Tô Ân Xô, lực lượng chức năng sẽ tiếp tục làm mạnh xử lý các vấn đề tung tin thất thiệt, tin sai sự thật, tin có chủ đích xấu làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế, thị trường chứng khoán, tài chính, ngân hàng.

Video: Bộ Công an khẳng định ông Phạm Nhật Vượng không nằm trong danh sách cấm xuất cảnh

Ông nói các thông tin vừa qua làm ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật.

"Ví dụ có thông tin của nhân vật này của tập đoàn này, nhân vật kia của các tập đoàn kia đang bị theo dõi hay nằm trong tầm kiểm soát. Dưới góc độ an ninh kinh tế, tôi có thể nói hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lớn hoạt động ổn định, bình thường.

Tôi có thể khẳng định đến giờ phút này ông Phạm Nhật Vượng của Vingroup không nằm trong danh sách cấm xuất cảnh. Chắc chắn là như vậy. Tất cả các hoạt động của Vingroup đều bình thường", ông Xô nêu.

Ông cho hay Vingroup là doanh nghiệp đóng thuế rất lớn cho Nhà nước với khoảng 127.000 tỉ đồng trong thời gian qua.

Do đó tất cả chúng ta nên có trách nhiệm bảo vệ các hoạt động bình thường, tôn trọng pháp luật của các doanh nghiệp, phản bác lại các thông tin sai trái...

Adblock test (Why?)


Trung tướng Tô Ân Xô: 'Ông Phạm Nhật Vượng không trong danh sách cấm xuất cảnh. Chắc chắn như vậy' - Tuổi Trẻ Online
Read More

Thủ tướng: Xử lý nghiêm việc tung tin giả, phá hoại nền kinh tế - Báo Dân Trí

Thủ tướng: Xử lý nghiêm việc tung tin giả, phá hoại nền kinh tế - 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, các thành viên Chính phủ đã xem xét, thảo luận về: Tình hình kinh tế-xã hội (KTXH) tháng 10 và 10 tháng năm 2022; tình hình thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; công tác phòng, chống dịch bệnh và một số nội dung quan trọng khác.

An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống người dân tiếp tục được nâng lên

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, tình hình KTXH tháng 10 và 10 tháng năm 2022 tiếp tục phục hồi, đạt kết quả tích cực trên tất cả lĩnh vực.

Dịch bệnh Covid-19 tiếp tục được kiểm soát tốt; Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát; Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; Thu ngân sách nhà nước 10 tháng ước đạt 103,7% dự toán, tăng 16,2% so với cùng kỳ.

"Có người nói dự toán chưa sát. Nhưng trong bối cảnh xây dựng dự toán hiện nay, tình hình rất khó khăn, mình phải xây dựng dự toán chi thận trọng, chắc chắn, hiệu quả để bảo đảm an ninh tiền tệ, an ninh tài chính và phải bảo đảm giảm bội chi. Còn thu ngân sách tăng là điều đáng quý bởi sản xuất kinh doanh có phát triển thì mới có nguồn thu", Thủ tướng nói.

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 616 tỷ USD, tăng 14,1%, xuất siêu đạt 9,4 tỷ USD. An ninh lương thực, năng lượng được bảo đảm.

An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống người dân tiếp tục được nâng lên (từ tháng 7/2021 đến nay, đã hỗ trợ hơn 87,5 nghìn tỷ đồng cho hơn 55,26 triệu lượt người lao động và gần 851 nghìn người sử dụng lao động). 

Các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được triển khai toàn diện và hiệu quả; quốc phòng, an ninh, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững.

Về các vấn đề tồn đọng kéo dài, theo Thủ tướng, tiếp tục được xử lý quyết liệt, hiệu quả như các tổ chức tín dụng yếu kém, các dự án thua lỗ, yếu kém.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng cho rằng, nước ta còn không ít khó khăn, thách thức phải đối mặt, xử lý. Thủ tướng nêu hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu đóng cửa hoặc tạm ngừng kinh doanh chưa được xử lý triệt để. Công tác phối hợp của một số bộ, ngành có nơi, có lúc còn chưa được chặt chẽ. Tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế cục bộ ở một số bệnh viện, địa phương chưa được xử lý dứt điểm...

Thủ tướng: Xử lý nghiêm việc tung tin giả, phá hoại nền kinh tế - 2

Quang cảnh phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10.

Chỉ rõ các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, Thủ tướng nhấn mạnh: "Càng khó khăn, càng phức tạp, càng có nhiều thách thức thì chúng ta càng phải đoàn kết, thống nhất, chia sẻ lẫn nhau. Nhà nước chia sẻ với người dân, doanh nghiệp; doanh nghiệp chia sẻ với Nhà  nước cùng nhau vượt qua khó khăn. Chúng ta phải đoàn kết trong ngoài, đoàn kết nội bộ, đoàn kết trên dưới và phối hợp hết sức chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương".

Đặc biệt Thủ tướng chỉ đạo siết chặt kỷ luật kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám hành động, vì lợi ích chung...

Bộ Công Thương chủ trì sửa đổi nghị định về kinh doanh xăng dầu

Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng, chống Covid-19, nhất là cho trẻ em từ 5 - 12 tuổi.

Ông yêu cầu các thành viên Chính phủ, nhất là các Bộ trưởng thuộc 4 lĩnh vực: Xây dựng, Nội vụ, Thanh tra Chính phủ và Thông tin - Truyền thông và các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực thực hiện tốt công tác chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội XV.

Lưu ý một số vấn đề trong điều hành, Thủ tướng nêu rõ, điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả, kết hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả, kịp thời, chính xác.

Tháo gỡ những cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận nguồn vốn thuận lợi hơn, hướng nguồn vốn vào các động lực cho tăng trưởng là: Tiêu dùng, đầu tư và xuất nhập khẩu.

Kiểm soát chặt chẽ giá cả, nhất là mặt hàng thiết yếu như lương thực thực phẩm, xăng dầu..

Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non, dạy các ngành đặc thù.

Cương quyết xử lý nghiêm theo pháp luật đối với tổ chức, cá nhân tung tin giả, sai sự thật nhằm phá hoại Đảng, Nhà nước, phá hoại nền kinh tế.

"Rất chia sẻ với ngành ngân hàng trong bối cảnh thế giới hiện nay lạm phát, tỷ giá, lãi suất tăng cao. Ba vấn đề này cùng với suy giảm kinh tế thế giới sẽ tác động, gây ra nhiều khó khăn cho chính sách tiền tệ", Thủ tướng nói và yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ động xây dựng phương án điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, bảo đảm chủ động, linh hoạt hiệu quả.

Bộ Tài chính kiểm soát tốt chi ngân sách, đẩy mạnh tiết kiệm chi. Nghiên cứu sửa đổi Nghị định về trái phiếu doanh nghiệp phù hợp với tình hình.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan khẩn trương sửa đổi, bổ sung Nghị định 95/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.

Bộ GTVT phấn đấu khởi công 12 dự án thành phần của dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2 (2021-2025) vào cuối năm nay cũng như thông xe 4 tuyến cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1.

Bộ Y tế phải khắc phục bằng được tình trạng thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị y tế.

Adblock test (Why?)


Thủ tướng: Xử lý nghiêm việc tung tin giả, phá hoại nền kinh tế - Báo Dân Trí
Read More

Friday, October 28, 2022

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng giải tích lý do ngân hàng tăng lãi suất - VietNamNet

Chiều 28/10, phát biểu giải trình tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, các ý kiến liên quan đến điều hành lãi suất tín dụng và tỷ giá không chỉ nhận được sự quan tâm của doanh nghiệp và người dân ở trong nước mà đây là vấn đề toàn cầu đang quan tâm. Các ngân hàng trung ương trên thế giới đều đang phải đối phó, phải điều hành chính sách tiền tệ để ổn định tình hình trước biến động đầy phức tạp.

“Cuối năm 2021, trên thế giới còn có nhiều ý kiến cho rằng lạm phát chỉ là tạm thời, nhưng đến bây giờ thì xu hướng lạm phát là xu hướng của toàn thế giới và đến nay có đến 80 nước trên thế giới có mức lạm phát từ 2 con số trở lên”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng.

Trong bối cảnh đó, FED (Cục Dự trữ liên bang Mỹ) và ngân hàng trung ương các nước thì tăng mạnh lãi suất nhanh hơn dự kiến. Đặc biệt là đồng USD tăng mạnh làm cho các đồng tiền trên thế giới và khu vực mất giá rất mạnh, nhiều đồng tiền mất giá khoảng từ 10 đến 30%, dự trữ ngoại hối nhà nước của các nước đều suy giảm mạnh, tính đến nay thì dự trữ của các nước suy giảm đến 1.000 tỷ USD.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng, tất cả những nội dung và diễn biến như vậy đang đặt ra cho ngân hàng trung ương các nước trên thế giới những khó khăn. Đối với trong nước, những diễn biến của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán cũng là những diễn biến tác động rất mạnh đến hoạt động tiền tệ và ngân hàng.

Trong khi đó chính sách tiền tệ được giao nhiều nhiệm vụ, có thể nói là đa mục tiêu. Ngay kể cả trong bối cảnh lãi suất của thế giới tăng cao, thì nhiệm vụ giao cho chính sách tiền tệ vẫn phải cố gắng giảm lãi suất 0,5-1% trong hai năm 2022 và 2023. “Đây là nhiệm vụ thực sự khó khăn trong bối cảnh hiện nay”, bà Hồng chia sẻ.

9 tháng của năm 2022, trong khuôn khổ chung về điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã bám sát kinh tế vĩ mô, tiền tệ, điều hành linh hoạt, đồng bộ với liều lượng, cũng như vào thời điểm hợp lý. Qua đó, góp phần kiểm soát lạm phát ở mức bình quân 9 tháng là 2,73%, trong cả năm 2022 nhiều khả năng đạt mức bình quan dưới 4%. Bà Hồng cho rằng, đây là mức thấp hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới và khu vực.

Bà Hồng cho biết, về chính sách tiền tệ, tín dụng của ngành ngân hàng trong 9 tháng năm 2022 đã tăng trên 11%. Nếu so với cùng kỳ năm 2021, tín dụng tăng từ 16-17%. “Như vậy là mức rất cao, là yếu tố góp phần cho tăng trưởng kinh tế dự kiến là 8% cả năm 2022. Đây là mức đáng ghi nhận so với mức tăng trưởng kinh tế thấp của các nước trên thế giới và trong khu vực”, Thống đốc Ngân hàng nói.

Đối với tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước cũng theo dõi sát và điều hành linh hoạt ở mức độ phù hợp. Đặc biệt, trên thị trường tiền tệ, trong 9 tháng đầu năm 2022, thanh khoản hệ thống ngân hàng được điều tiết tốt, thậm chí có dư thừa. Lãi suất dù không giảm được, nhưng chỉ tăng từ 0,3-0,4% so với cuối năm 2021 thì đây là diễn biến phù hợp với bối cảnh chung của quốc tế.

Tuy nhiên, bà Hồng cho biết, sang tháng 10, thị trường tiền tệ, ngoại hối biến động mạnh, ngành ngân hàng đã phân tích, đánh giá chủ yếu là do tác động bởi tâm lý kỳ vọng. Đặc biệt, trên thị trường có thông tin không đúng sự thật, tác động mạnh tới hoạt động của các tổ chức tín dụng, cũng như diễn biến trên thị trường ngoại tệ  tỷ giá tăng rất cao.

Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước đã xác định thời gian này phải đảm bảo ổn định hoạt động của hệ thống ngân hàng và sẵn sàng cung ứng, thanh khoản để đáp ứng nhu cầu chi trả của các tổ chức tín dụng. Đối với thị trường ngoại hối, ngành ngân hàng đã chủ động, linh hoạt cho phép tỷ giá biến động linh hoạt hơn.

Theo bà Hồng, lúc này, Ngân hàng Trung ương phải tăng lãi suất để kiểm soát tỷ giá. Bởi nếu như ổn định lãi suất thì không thể góp phần kiểm soát thị trường ngoại hối. Và thị trường ngoại hối ổn định là vô cùng quan trọng đối với niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam.

Qua thực tiễn điều hành, Ngân hàng Nhà nước nhận thấy rằng, chúng ta hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, độ mở cửa nền kinh tế rất lớn, cho nên những tác động của kinh tế thế giới đến thị trường tiền tệ, ngoại hối trong nước là tất yếu. Bà Hồng cho rằng, chúng ta phải sẵn sàng chuẩn bị tâm thế để ứng phó với những biến động như vậy.

“Điều quan trọng trong chính sách điều hành kinh tế vĩ mô và tiền tệ phải đánh giá tại từng thời điểm, từng giai đoạn phải xác định những mục tiêu trọng tâm, trọng điểm trong giai đoạn đó là gì. Nhưng xuyên suốt vẫn là góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an toàn hệ thống để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”, Thống đốc Ngân hàng nói thêm.

Quang Phong - Trần Thường

Adblock test (Why?)


Thống đốc Nguyễn Thị Hồng giải tích lý do ngân hàng tăng lãi suất - VietNamNet
Read More

Sau thời kỳ thăng hoa, Hoà Phát (HPG) bất ngờ lỗ hơn 1.700 tỷ đồng trong quý 3/2022 - Cafef.vn

CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) vừa công bố tổng quan KQKD 9 tháng đầu năm 2022, với doanh thu 102.816 tỷ đồng - tăng 18% so với cùng kỳ. Trong đó, mảng di động (TGDĐ và TopZone) đóng góp 27.000 tỷ doanh thu, mảng điện máy (ĐMX) đóng góp 54.000 tỷ đồng. Hai mảng chủ lực chiếm 79% doanh số MWG, tăng 27% so với 9 tháng đầu năm ngoái. Riêng quý 3, hai mảng này tăng đến 63% khi so sánh với nền thấp do Covid-19 hồi quý 3/2021.

Mảng bách hoá (BHX) mang về xấp xỉ 20.000 tỷ đồng, tương đương tỷ trọng 19,4% tổng doanh thu và giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu bình quân vào mức 1,36 tỷ đồng/cửa hàng trong tháng 9. BHX định hướng chỉ bán rau trong ngày, nên khi thời tiết mưa nhiều dẫn tới tỷ lệ bán giảm giá cuối ngày tăng lên, ảnh hưởng đến doanh thu của chuỗi. Dự kiến, doanh thu BHX sẽ đạt 1,5-1,6 tỷ đồng/cửa hàng vào mùa cao điểm mua sắm là tháng 12.

Khấu trừ chi phí, MWG đạt 3.483 tỷ LNST trong 9 tháng - tăng 4% so với cùng kỳ. Quý 3 năm nay là quý thứ 3 liên tiếp MWG giảm tốc mạnh, thực tế đây cũng là quý thấp điểm của MWG trong một năm. Với con số này, MWG mới thực hiện được 55% kế hoạch cả năm (là 6.350 tỷ đồng) sau 9 tháng.

Giảm liên tiếp, lợi nhuận Thế giới Di động (MWG) quý 3 đạt hơn 900 tỷ đồng, nhấn mạnh đã chuẩn bị sẵn tiền trả nợ đến hạn - Ảnh 1.

Tính đến thời điểm 30/9/2022, chuỗi TGDĐ đạt 1.116 cửa hàng (bao gồm 71 cửa hàng TopZone), ĐMX đạt 2.246 cửa hàng, An Khang 259 nhà thuốc, Bách Hoá Xanh 1.727 cửa hàng cùng với 71 cửa hàng cho chuỗi mới (AVA Kids và AVA Sport).

Lên kế hoạch cho quý cuối năm, MWG cho biết sẽ tạm dừng mở mới cửa hàng ở tất cả các chuỗi (ngoại trừ một số ít cửa hàng thử nghiệm hoặc các cửa hàng mang lại lợi nhuận ngay), kiểm soát chặt hàng tồn, hạch toán những chi phí phát sinh một lần liên quan đến tái cấu trúc BHX....

MWG cho biết trong quý III, công ty đã hoàn tất hạch toán những chi phí phát sinh một lần liên quan đến quá trình tái cấu trúc của Bách Hoá Xanh. Do đó, lợi nhuận trong quý IV dự kiến sẽ cải thiện so với quý III.

Đáng chú ý, MWG cũng đang tái cơ cấu nợ, cụ thể là chuyển một phần nguồn tài trợ vốn lưu động từ nợ ngắn hạn sang dài hạn. Các khoản vay dài hạn đến hạn trả trong quý 4 theo Công ty đã được chuẩn bị sẵn sàng nguồn tiền để trả nợ. Còn khoản vay dài hạn mới (đáo hạn vào 2025) đã hoàn tất giải ngân vào cuối quý 3/2022.

Adblock test (Why?)


Sau thời kỳ thăng hoa, Hoà Phát (HPG) bất ngờ lỗ hơn 1.700 tỷ đồng trong quý 3/2022 - Cafef.vn
Read More

Thursday, October 27, 2022

Kinh tế phục hồi nhưng doanh nghiệp vẫn khó khăn - VnExpress

Đánh giá "không thể mãi đi vay để thuê nhà đầu tư ngoại xây từng tuyến đường sắt", đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị dành một phần nguồn lực hỗ trợ nhà đầu tư trong nước thực hiện.

Ngày 27/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận về kinh tế xã hội và ngân sách năm 2022, kế hoạch năm 2023.

Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2023, đầu tư công dự kiến tăng 38% so với 2022. PGS.TS Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, đại biểu TP Hà Nội, cho rằng đầu tư phải hướng trực tiếp vào khu vực sản xuất cuối cùng và đề nghị rót nguồn lực này vào đầu tư dứt điểm các công trình hạ tầng đang dở dang, hạn chế khởi công mới. Cụ thể, một phần nguồn vốn đầu tư công, ông kiến nghị Chính phủ nên dành để đặt hàng, hỗ trợ hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh vào 3 lĩnh vực, gồm công nghiệp đường sắt, hậu cần vận tải biển và công nghệ thông tin cho chuyển đổi số.

"Không thể cứ đi vay tiền để thuê các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng từng tuyến đường sắt đô thị riêng lẻ, sẽ để lại hậu quả lâu dài do không đồng bộ, thiếu kết nối và mãi phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài", ông Cường nói.

Thay vào đó, Chính phủ nên ưu tiên và cam kết dành thị phần cho các nhà đầu tư trong nước để hợp tác hoặc mua lại công nghệ nước ngoài nhằm có ngành đường sắt hiện đại. Tương tự, Chính phủ đặt hàng vào lĩnh vực hậu cần vận tải biển, hạ tầng số... để hình thành nên các tổ hợp đầu tư phát triển các ngành này.

Ông Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, đại biểu TP Hà Nội. Ảnh: Phạm Thắng

Ông Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, đại biểu TP Hà Nội. Ảnh: Phạm Thắng

Trên thế giới, các cường quốc kinh tế đều phải dựa trên trụ cột là các tập đoàn kinh tế mạnh. Trong khó khăn của khủng hoảng, nhiều tập đoàn kinh tế lớn ra đời nhờ đặt hàng của chính phủ. Vì thế, đại biểu TP Hà Nội kỳ vọng giải pháp đặt hàng không chỉ giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn, còn cho ra đời thêm các tập đoàn kinh tế mạnh, tạo trụ cột và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, tự cường.

Các đại biểu cũng dành nhiều thời gian thảo luận về khó khăn của doanh nghiệp hiện tại.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) đặt câu hỏi: "Vì sao kinh tế phục hồi nhưng cộng đồng doanh nghiệp vẫn đối mặt nhiều khó khăn?".

Theo báo cáo của Chính phủ, tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 8,83% và cả năm ước đạt khoảng 8%, vượt mục tiêu đề ra (6-6,5%). Phát triển doanh nghiệp có nhiều khởi sắc với hơn 163.000 doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại, nhưng vẫn có hơn 13.820 doanh nghiệp khó khăn, rời thị trường.

Theo bà Vang, doanh nghiệp hiện phụ thuộc 70-80% vốn vay từ bên ngoài, trong khi vốn từ ngân hàng có hạn do giới hạn room tín dụng. Ngoài ra, các nhà băng vẫn huy động vốn ngắn hạn, để có nguồn cho vay trung, dài hạn.

"Điều này chứa đựng nhiều nguy cơ cho ngân hàng, doanh nghiệp và nền kinh tế. Trong khi doanh nghiệp phải vay với lãi suất cao, chi phí vốn cao dẫn đến sinh lời thấp", bà Vang phân tích.

Đại biểu Tô Ái Vân nói về khó khăn của doanh nghiệp

Bà Tô Ái Vang, đại biểu tỉnh Sóc Trăng nói về khó khăn của doanh nghiệp, tại phiên thảo luận kinh tế xã hội ngày 27/10. Clip: Lộc Chung

Cũng cho rằng sức khoẻ của doanh nghiệp sau hai năm dịch chưa phục hồi tốt, đại biểu Hoàng Văn Cường nêu thực trạng, nợ của các doanh nghiệp đang là thách thức lớn. "Chúng ta không nên say với thành công mà phải nhìn thẳng vào nguy cơ, thách thức phía trước", ông nhận xét.

Năm 2023, thời hạn hỗ trợ các chính sách tài khóa kết thúc, ông Cường chỉ ra áp lực kép mà doanh nghiệp phải đối mặt. Đó là, họ vừa phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính, vừa trả dần các khoản tiền được giãn, hoãn trong hai năm dịch và trả các khoản nợ tới kỳ đáo hạn.

"Chính phủ cần chuẩn bị sẵn phương án hỗ trợ doanh nghiệp đối phó kịch bản xấu nhất khi xảy ra suy giảm kinh tế", ông Cường nói.

Bà Tô Ái Vang, đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế xã hội, ngày 27/10. Ảnh: Phạm Thắng

Bà Tô Ái Vang, đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế xã hội, ngày 27/10. Ảnh: Phạm Thắng

Trong báo cáo giải trình các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận ở tổ tuần trước về kinh tế xã hội 2022, kế hoạch 2023, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa nhận, doanh nghiệp đang phải chịu sức ép rất lớn về chi phí sản xuất.

Theo ông, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chưa tăng cao, 9 tháng tăng 2,73% so với cùng kỳ 2021 và dự báo 4% năm nay, nhưng giá sản xuất đang có xu hướng tạo sức ép lên giá cả hàng hóa tiêu dùng. Chỉ số giá nguyên, nhiên vật liệu dùng cho sản xuất đã tăng 6% trong bình quân 9 tháng đầu năm, mức cao nhất 10 năm qua. Cùng đó, chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp tăng 4,71%; giá nhập khẩu hàng hóa tăng cao nhất kể từ năm 2012, gần 10,9%...

Bối cảnh này, ông Hoàng Văn Cường cho rằng, chính sách tài khoá ngược, tức là Chính phủ thu hẹp tài khóa khi tăng trưởng nóng và mở rộng tài khóa trong thời kỳ kinh tế suy giảm, để hỗ trợ doanh nghiệp là lựa chọn phù hợp. Nhưng ông băn khoăn, kế hoạch bội chi cân đối ngân sách ở mức 2,89%, thấp hơn mức 3,75% năm 2022, là khó khả thi và sẽ thu hẹp các chính sách tài khoá.

Ông Cường nói, kiểm soát bội chi thấp là mục tiêu dài hạn, nhưng trong bối cảnh cần sử dụng chính sách tài khóa ngược thì chấp nhận tăng bội chi để có nguồn lực cho phát triển, cần được tính đến.

Bà Tô Ái Vang cũng kiến nghị Chính phủ rà soát, xây dựng lại các giải pháp hỗ trợ mạnh mẽ hơn, để giúp doanh nghiệp phục hồi, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chẳng hạn, kéo dài các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí; điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp, tiếp tục cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp.

"Các ngân hàng thương mại cần tiết giảm chi phí hoạt động để có dư địa giảm lãi suất cho vay, nhất là lĩnh vực ưu tiên như chế biến nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến...", bà Vang gợi ý.

Ông Trần Hoàng Ngân, đại biểu TP HCM đề nghị chuyển nguồn vốn từ chính sách hỗ trợ lãi suất 2% chưa giải ngân sang chính sách hỗ trợ miễn, giảm, giãn thuế cho doanh nghiệp và kéo dài thời gian áp dụng.

Theo chương trình nghị sự, Quốc hội thảo luận kinh tế xã hội và ngân sách 2022, kế hoạch 2023 trong hai ngày 27 - 28/10.

Hoài Thu

Adblock test (Why?)


Kinh tế phục hồi nhưng doanh nghiệp vẫn khó khăn - VnExpress
Read More

Wednesday, October 26, 2022

Tình cảnh trái ngang giữa chung cư và đất nền - Cafef.vn

Khí thế sự kiện ra quân và chiến lược hợp tác bền vững

Chuyên nghiệp, chỉn chu trong từng hoạt động, tinh thần và khí thế của đội ngũ nhân viên kinh doanh đã làm nên thành công trong lễ ra quân dự án Summit Building. Đây được xem là cột mốc đánh dấu bước phát triển trong chiến lược phân phối dự án, góp phần lan tỏa không gian sống đẳng cấp đến với khách hàng đồng thời mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn vào thời điểm cuối năm trên cung đường "tỷ đô" Trần Duy Hưng.

Trong không khí của buổi lễ ra quân cũng chứng kiến những cái bắt tay hợp tác chiến lược giữa đơn vị phát triển VERACITY và Đơn vị phân phối độc quyền Tân Long Land để cùng hướng đến sự thành công của dự án, mục tiêu cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Là một đơn vị chỉn chu trong từng bước, quy trình đầu tư và triển khai dự án, VERACITY đã và đang từng bước khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản với các sản phẩm cao cấp, kiến tạo chốn an cư viên mãn cho cộng đồng cư dân thời thượng. Và Summit Building chính là một trong những sản phẩm trọng điểm.

Lễ ra quân và ký kết phân phối độc quyền dự án Summit Building - Ảnh 1.

Ông Đỗ Trần Minh Tú - Giám đốc Gosun Brand Tech, Đơn vị phát triển marketing concept dự dự án chia sẻ thông điệp truyền thông.

Với sự đầu tư nghiêm túc, chiến lược rõ ràng cùng tinh thần làm việc đam mê trong từng sản phẩm, VERACITY nỗ lực đem đến những sản phẩm tốt nhất, đáp ứng mọi tiêu chuẩn sống cao cấp, kiến tạo giá trị sống "văn minh - khác biệt".

Phát biểu tại buổi lễ, đại diện chủ đầu tư, Bà Nguyễn Thị Ngọc Thúy- Phó giám đốc Công ty Cổ phần Veracity chia sẻ: " Mục tiêu đáp ứng Chất lượng- Hiệu quả- Phát triển trường tồn cùng với chiến lược hợp tác bền vững, VERACITY cam kết luôn tuân thủ triết lý kinh doanh của mình trong mọi hoạt động, cam kết không ngừng nỗ lực để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có giá trị tích cực và bền vững cho khách hàng, cho đối tác và cho xã hội."

Tân Long Land chính thức phân phối độc quyền dự án Summit Building

Tân Long Land sở hữu nền tảng kinh nghiệm gần 20 năm hình thành và phát triển. Doanh nghiệp đã trải qua nhiều dấu mốc lớn với sự biến đổi liên tục của thị trường, vượt qua các giai đoạn khủng hoảng và "bong bóng" bất động sản. Đến nay Tân Long Land đã triển khai hơn 200 dự án có quy mô lớn, phân phối độc quyền và chính thức nhiều dự án trọng điểm của các tập đoàn lớn .

Kiên định với mục tiêu phát triển các dự án bất động sản nhân văn và có giá trị bền vững, Tân Long Land đã và đang xây dựng một hệ sinh thái sản phẩm đa dạng lấy trải nghiệm và quyền lợi khách hàng làm trung tâm, đồng thời là cầu nối vững chắc giữa khách hàng và chủ đầu tư.

Mạng lưới hoạt động rộng khắp từ Bắc vào Nam và liên kết chặt chẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, chủ động nguồn cung, đồng thời kiểm soát chất lượng sản phẩm trong mọi phân đoạn kinh doanh. Lễ ký kết hợp tác chiến lược, chính thức phân phối độc quyền dự án Summit Building một lần nữa khẳng định năng lực triển khai cũng như vị thế của Tân Long Land trên thị trường.

Lễ ra quân và ký kết phân phối độc quyền dự án Summit Building - Ảnh 2.

Phối cảnh dự án Summit Building.

Sở hữu vị trí được đánh giá là tâm điểm giao thoa của ba quận Ba Đình-Cầu Giấy-Thanh Xuân, Summit Building thừa hưởng mạng lưới liên kết vùng hoàn hảo, dễ dàng tiếp cận hệ thống tuyến đường giao thông huyết mạch của thành phố, bao gồm: Đại lộ Thăng Long, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Trãi, đường vành đai 3,...

Lễ ra quân và ký kết phân phối độc quyền dự án Summit Building - Ảnh 3.

Không gian căn hộ mẫu dự án Summit Building.

Khác biệt hóa trong từng sản phẩm, Summit Building mang đến không gian sống xứng tầm cho giới tinh hoa Hà Nội với hệ thống công nghệ thông minh trên tinh thần chủ đạo là Smart living và Green Life, nền tảng công nghệ 4.0 được ứng dụng linh hoạt trong quản lý tòa nhà và thiết kế căn hộ: Hệ thống cánh tay Robot đảm bảo an toàn PCCC cao cấp, bãi đỗ xe thông minh, hệ thống an ninh 24/7, hệ thống lọc không khí và cấp khí tươi đến từng căn hộ,...

Vị trí hấp dẫn, quy hoạch thông minh cùng ứng dụng công nghệ "một chạm", dự án Summit Building chắc chắn sẽ là lựa chọn không thể bỏ qua của cộng đồng cư dân và nhà đầu tư Hà Nội thời điểm cuối năm 2022.

Thông tin chi tiết, khách hàng vui lòng liên hệ:

Đại lý phân phối độc quyền: Sàn bất động sản Tân Long Land

Hotline: 0971.953.953

Adblock test (Why?)


Tình cảnh trái ngang giữa chung cư và đất nền - Cafef.vn
Read More

Tuesday, October 25, 2022

Sở Công thương lấy ý kiến về quy định giờ bán tại cửa hàng xăng dầu - Báo Thanh Niên

Sở Công thương TP.HCM lấy ý kiến dự thảo tờ trình, quyết định ban hành quy định giờ bán hàng, các trường hợp dừng bán hàng, quy trình thông báo trước khi dừng bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn TP.HCM.

Dự thảo vừa được Sở Công thương TP.HCM đưa ra lấy ý kiến rộng rãi kể từ hôm nay (25.10.2022).

Bộ trưởng Bộ Công thương: “Việt Nam chưa bao giờ thiếu xăng dầu”

Theo quy định, các doanh nghiệpcửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn thực hiện gửi thông báo đăng ký thời gian bán hàng đến Sở Công thương. Tổng thời gian bán hàng trong một ngày và giờ bán hàng cụ thể do doanh nghiệp tự quyết. Sở Công thương TP.HCM cho rằng, có trường hợp cửa hàng bán lẻ xăng dầu hoạt động 24/24 giờ, trong khung giờ từ 6 - 18 giờ hàng ngày, hay chỉ bán đến 17 giờ hàng ngày.

Trong khi đó, thời điểm 17 - 18 giờ hàng ngày là giờ tan tầm, lượng xe lưu thông lớn và có nhu cầu đổ xăng dầu rất cao. Do vậy, để tránh tình trạng doanh nghiệp đăng ký, thay đổi, giảm thời gian bán hàng, nhất là trong trường hợp nguồn cung xăng dầu thiếu hụt, thành phố cần có các quy định cụ thể về thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn.

Sở Công thương lấy ý kiến về quy định giờ bán tại cửa hàng xăng dầu - ảnh 1

Sở Công thương TP.HCM đang lấy ý kiến dự thảo tờ trình về quy định giờ bán hàng tại các cửa hàng xăng dầu

Về gửi đăng ký thời gian bán hàng, cụ thể, thương nhân phân phối xăng dầu, tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, đại lý bán lẻ xăng dầu “phải đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu của thương nhân với sở công thương địa phương nơi cấp giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu cho cửa hàng đó”. Tuy nhiên, do chưa có quy định rõ nên việc thực hiện chưa đồng bộ, việc tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật chưa nghiêm. Có trường hợp doanh nghiệp không kịp thời thông báo đăng ký thời gian bán hàng, không thông báo khi thay đổi thời gian bán hàng hoặc thông báo giảm thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu...

Với các trường hợp tạm dừng bán hàng, dự thảo nêu, quy định cửa hàng chỉ dừng bán khi được sở công thương chấp thuận bằng văn bản, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng như cháy nổ, lũ lụt hoặc đã nỗ lực áp dụng các biện pháp khắc phục nhưng không thể duy trì việc bán hàng. Thế nhưng, trong thực tế, qua kiểm tra, cá biệt có trường hợp đối phó của doanh nghiệp. Hay việc gửi thông báo tạm dừng bán hàng của doanh nghiệp về sở công thương thường chỉ sớm hơn 1 - 2 ngày so với thời gian tạm dừng bán hàng được đề cập trong văn bản của doanh nghiệp, vẫn có trường hợp thời gian đề xuất tạm dừng bán hàng là thời gian ban hành văn bản. Theo đó, không đảm bảo được khung thời gian tối thiểu để Sở Công thương có thể xem xét, kiểm tra và có ý kiến chấp thuận hoặc từ chối nếu lý do tạm dừng bán hàng không hợp lý; chưa đảm bảo việc thực hiện nghiêm theo quy định “Chỉ ngừng bán hàng sau khi được sở công thương chấp thuận bằng văn bản…”.

Từ đó, Sở cho rằng, cần thiết ban hành quy trình thông báo trước khi dừng bán hàng thống nhất để làm cơ sở thực hiện, theo đó cần thiết quy định thời gian tối thiểu trước khi dừng bán hàng, doanh nghiệp có cửa hàng bán lẻ xăng dầu dự kiến dừng bán hàng có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản đến Sở Công thương. Đồng thời quy định thời gian để Sở Công thương xem xét, kiểm tra lý do dừng bán hàng và có văn bản chấp thuận, hoặc không chấp thuận (trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do) và gửi doanh nghiệp để biết và thực hiện; quy định cụ thể đối với trường hợp gia hạn/kéo dài thời gian dừng bán hàng và trách nhiệm của doanh nghiệp, sở công thương; trong các trường hợp khẩn cấp (cháy nổ, lũ lụt, mất điện, hoặc doanh nghiệp có việc cưới, việc tang, bị tai nạn...) thì cần cơ chế thông tin kịp thời đến các cơ quan chức năng để xem xét.

Tin liên quan

Adblock test (Why?)


Sở Công thương lấy ý kiến về quy định giờ bán tại cửa hàng xăng dầu - Báo Thanh Niên
Read More

Giao dịch điện tử nhưng 'người dân vẫn bị yêu cầu nộp thêm bản giấy’ - Báo Thanh Niên

Sáng nay 25.10, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng đã trình dự án luật Giao dịch điện tử sửa đổi.

Giao dịch điện tử nhưng 'người dân vẫn bị yêu cầu nộp thêm bản giấy’ - ảnh 1

Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng

Theo Bộ trưởng Hùng, việc sửa đổi, thay thế luật Giao dịch điện tử năm 2005 để tạo một hành lang pháp lý hoàn thiện, đầy đủ, thuận lợi cho việc chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số trong tất cả các ngành, lĩnh vực, nhằm chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) và công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Đặc biệt, khẳng định giá trị pháp lý cho giao dịch điện tử, công nhận giao dịch điện tử có giá trị pháp lý giống như giao dịch trong môi trường thực.

Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng: Giao dịch điện tử nhưng "người dân vẫn bị yêu cầu nộp thêm bản giấy"

Cho ý kiến thẩm tra, ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ - môi trường Quốc hội tán thành việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật trong bối cảnh công nghệ số đã và đang phát triển mạnh mẽ, ứng dụng ngày càng rộng rãi ở Việt Nam.

Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng nên hạn chế phạm vi mở rộng, lý do việc mở rộng phạm vi điều chỉnh tạo thêm áp lực đối với nguồn nhân lực, hạ tầng công nghệ thông tin. Việc thực hiện giao dịch điện tử trong các lĩnh vực được mở rộng, đặc biệt như lĩnh vực đất đai, thừa kế hiện nay vẫn có nhiều nước chưa áp dụng...

Ngoài ra, việc cấp trực tiếp một số giấy tờ như đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn… thông qua mạng “có thể không thể hiện được ý chí của các bên liên quan khi tham gia giao dịch”.

Đáng chú ý, Ủy ban Khoa học, công nghệ - môi trường Quốc hội nêu thực trạng, vẫn còn tình trạng một số doanh nghiệp và người dân bị từ chối tiếp nhận văn bản bằng điện tử hoặc tiếp nhận xong vẫn yêu cầu nộp thêm bản giấy.

Do đó, Ủy ban đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu để bổ sung nguyên tắc buộc các cơ quan phải tiếp nhận và xử lý giao dịch điện tử từ người dân và doanh nghiệp gửi, không được từ chối hoặc yêu cầu bổ sung bản giấy hoặc nghiên cứu bổ sung hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử.

Đồng thời, quy định rõ hơn quyền, nghĩa vụ của công dân trong việc thu thập, quản lý, khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu. Làm rõ cơ chế việc thực hiện chia sẻ dữ liệu dùng chung (dữ liệu mở của cơ quan quản lý nhà nước) về dân cư, doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ định danh điện tử làm cơ sở xác thực, đối chiếu.

Giao dịch điện tử nhưng 'người dân vẫn bị yêu cầu nộp thêm bản giấy’ - ảnh 2

Ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Quốc hội

Người dân được quyền đọc, sao chép, chụp thông tin mở

Cơ quan thẩm tra cũng cho rằng, cần quy định rõ ràng hơn về các tiêu chuẩn, cơ chế kết nối, chia sẻ của các nền tảng số, cổng thông tin, phần mềm về khả năng, tích hợp và thừa nhận lẫn nhau của các giải pháp để thực hiện giao dịch điện tử như chữ ký số, hoá đơn, biên lai điện tử... để người dân, doanh nghiệp thuận tiện khi sử dụng, đồng thời phù hợp với quy định của luật Tiếp cận thông tin.

Theo Ủy ban Khoa học, công nghệ - môi trường Quốc hội, khoản 1 điều 17 luật Tiếp cận thông tin đã quy định các thông tin phải được công khai rộng rãi, công dân được quyền tiếp cận, tức là quyền đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép và chụp thông tin. Một trong các hình thức công khai thông tin là hình thức điện tử, trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

Trước đó, báo cáo của Hội đồng Dân tộc cũng cho rằng, đây hoàn toàn có thể là nguồn dữ liệu phù hợp để “mở”; đề nghị bổ sung quy định theo hướng các dữ liệu được công khai theo quy định pháp luật được coi là nguồn dữ liệu mở, ngoại trừ các ngoại lệ và các ngoại lệ này phải được quy định trong nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Tin liên quan

Adblock test (Why?)


Giao dịch điện tử nhưng 'người dân vẫn bị yêu cầu nộp thêm bản giấy’ - Báo Thanh Niên
Read More

Chất vấn Bộ trưởng Xây dựng về quy hoạch và thị trường bất động sản - Zing News

Từ ngày 3 đến 5/11, Bộ trưởng Xây dựng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Nội vụ và Tổng Thanh tra Chính phủ sẽ lần lượt đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Theo chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, 4 bộ trưởng, trưởng ngành gồm Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà và Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong… được lựa chọn để trả lời chất vấn.

Phiên chất vấn, trả lời chất vấn diễn ra trong 2,5 ngày, từ 3 đến 5/11 và được truyền hình, phát thanh trực tiếp.

Chất vấn việc xây nhà ở xã hội

Người đăng đàn đầu tiên là Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị. Ông sẽ trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực xây dựng, trong đó có thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý phát triển đô thị của Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn; việc di dời trụ sở bộ, ngành khỏi nội đô Hà Nội.

Vấn đề nóng về quản lý thị trường bất động sản; việc xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch, huy động vốn, kinh doanh bất động sản cũng là nội dung được lựa chọn để chất vấn Bộ trưởng Xây dựng.

chat van 4 bo truong anh 1

Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị. Ảnh: Thuận Thắng.

Nhóm vấn đề này còn có nội dung xây dựng nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, công nhân lao động, nhất là tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, các thành phố lớn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng trong xây dựng, ban hành, thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, đơn giá, định mức trong xây dựng cơ bản; việc kiểm soát giá và bảo đảm nguồn nguyên, vật liệu để xây dựng các công trình, dự án, nhất là các dự án quan trọng quốc gia.

Ngoài Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, Phó thủ tướng Lê Văn Thành, Bộ trưởng các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ GTVT, Bộ TN&MT, Bộ LĐ-TB&XH; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng Kiểm toán Nhà nước… sẽ cùng giải trình về những vấn đề liên quan.

Nhóm vấn đề chất vấn thứ hai thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông với trách nhiệm trả lời chính của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.

Ông Hùng sẽ trả lời về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý Nhà nước, xây dựng Chính phủ số, chính quyền số; công tác xây dựng, kết nối, chia sẻ, khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia.

chat van 4 bo truong anh 2

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.

Việc quản lý các thuê bao, đầu số của các nhà mạng; công tác kiểm tra, quản lý các trang mạng, trang thông tin điện tử và các nền tảng trực tuyến khác. Việc xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên các trang thông tin điện tử, thu thập, mua bán trái phép dữ liệu thông tin cá nhân… cũng là nội dung thuộc nhóm sẽ được chất vấn.

Với lĩnh vực này, người "chia lửa" với Bộ trưởng Hùng có Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và một số bộ trưởng, trưởng ngành liên quan.

Thủ tướng có hơn một giờ trả lời chất vấn

Nữ Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà sẽ đăng đàn trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực nội vụ, trong đó có việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công lập, xây dựng hệ thống vị trí việc làm gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và việc triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức.

chat van 4 bo truong anh 3

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: Thuận Thắng.

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nhận xét, đánh giá, xử lý vi phạm và nguyên nhân, giải pháp trước tình trạng công chức, viên chức nghỉ việc nhiều cũng là vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm chất vấn.

Ngoài ra, Bộ trưởng Trà sẽ trả lời về giải pháp giải quyết những vấn đề khó khăn, bất cập của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố, nhất là công chức cấp xã dôi dư sau sắp xếp.

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cùng Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng LĐ-TB&XH sẽ cùng tham gia giải trình nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực này.

Người đăng đàn cuối cùng là Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong.

chat van 4 bo truong anh 4

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong.

Ông sẽ trả lời về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động thanh tra; biện pháp xử lý, thu hồi tài sản sau thanh tra, việc xử lý đối với tập thể, cá nhân vi phạm, nhất là những nơi để xảy ra vi phạm pháp luật nghiêm trọng; giải pháp tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra; giải pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm và thu hồi tài sản tham nhũng…

"Chia lửa" với ông Phong có Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Viện trưởng VKSND Tối cao, Chánh án TAND Tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước và Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Công an, Bộ trưởng Tư pháp.

Sau phiên đăng đàn của 4 tư lệnh ngành, chiều 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính có hơn một giờ để làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Đề xuất bắt buộc cơ quan Nhà nước tiếp nhận, xử lý giao dịch điện tử

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị bổ sung nguyên tắc buộc cơ quan Nhà nước tiếp nhận, xử lý giao dịch điện tử người dân, doanh nghiệp gửi và không được từ chối.

Adblock test (Why?)


Chất vấn Bộ trưởng Xây dựng về quy hoạch và thị trường bất động sản - Zing News
Read More

Monday, October 24, 2022

Tin nhanh chứng khoán hôm nay ngày 24/10: VN-index thủng mốc 1000 điểm - VnExpress

VN-Index thủng mốc 1.000 điểm ngay sáng đầu tuần, tiếp tục lao dốc trong phiên chiều bởi áp lực bán quyết liệt và đóng cửa sát 986 điểm - thấp nhất hai năm.

Phiên giảm sâu cuối tuần trước không chỉ "dập tắt" nỗ lực hồi phục mà còn cho thấy những người cầm cổ phiếu vẫn bi quan, sẵn sàng bán tháo khi thị trường điều chỉnh mạnh. Điều này, theo nhận định của nhiều công ty chứng khoán, khiến mốc hỗ trợ tâm lý 1.000 điểm trở nên mong manh.

Thị trường bước vào phiên giao dịch đầu tuần trong sắc xanh khi dòng tiền tìm đến các mã vốn hoá lớn. Tuy nhiên, trạng thái này chỉ xuất hiện trong tích tắc bởi bên bán ngay sau đó đẩy mạnh xả hàng. Chỉ số đại diện cho sàn chứng khoán TP HCM đảo chiều giảm và đến lúc nghỉ trưa đã mất 23 điểm, xuống 996 điểm.

Biên độ giảm bị nới rộng trong phiên chiều khi nhà đầu tư đua nhau bán tháo các mã vốn hoá lớn. Dòng tiền bắt đáy yếu ớt không thể giúp thị trường đảo chiều trước giờ đóng cửa. VN-Index chốt phiên tại 986,15 điểm, mất gần 34 điểm so với tham chiếu.

Phiên hôm nay không chỉ nối dài mạch giảm bốn phiên liên tiếp mà còn đánh dấu lần đầu tiên VN-Index đóng cửa dưới mốc 1.000 điểm trong vòng hai năm qua. Trước đó, ngày 11/10, chỉ số lao dốc còn 998 điểm nhưng đến cuối phiên thu hẹp biên độ giảm nên lấy lại được mốc này.

Sàn TP HCM hôm nay có 430 cổ phiếu giảm, trong đó gần 150 mã mất hết biên độ. Rổ VN30 từ 29 mã tăng đến khi đóng cửa chỉ còn TPB lội ngược dòng thị trường tăng 0,2%. Nhiều cổ phiếu trụ, có tác động lớn đến tâm lý nhà đầu tư như VHM, TCB, BID, STB, MWG đồng loạt chạm sàn. Hầu hết mã khác trong rổ này cũng điều chỉnh sâu trên 3%.

Phân theo ngành, chứng khoán và bất động sản là hai nhóm đối diện áp lực xả hàng ồ ạt nhất. Trừ VDS, tất cả cổ phiếu chứng khoán hôm nay giảm sàn, còn bất động sản gần 20 mã rơi vào trạng thái tương tự. Các nhóm cổ phiếu khác như ngân hàng, thép, xây dựng cũng ghi nhận nhiều mã không còn bên mua lúc đóng cửa.

Thanh khoản thị trường xấp xỉ 12.100 tỷ đồng. Dòng tiền tìm đến các cổ phiếu tài chính – ngân hàng, nguyên vật liệu, bất động sản và tiêu dùng thiết yếu. Riêng cổ phiếu, HPG đứng đầu giá trị khớp lệnh với hơn 460 tỷ đồng. Phần đông cổ phiếu còn lại trong nhóm 10 mã thanh khoản tốt nhất thị trường đều giảm hết biên độ.

Trong khi nhà đầu tư trong nước xả hàng, khối ngoại lại tranh thủ rót tiền thêm. Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay giải ngân gần 1.200 tỷ đồng, tập trung vào FPT, ACB, VNM.

Phương Đông

Adblock test (Why?)


Tin nhanh chứng khoán hôm nay ngày 24/10: VN-index thủng mốc 1000 điểm - VnExpress
Read More

Xuất nhập khẩu giảm tốc, khó khăn đã dần hiện rõ - VnEconomy

Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong kỳ 1 tháng 10/2022 (từ ngày 01/10 đến ngày 15/10/2022), trị giá xuất khẩu đạt 14,11 tỷ USD, giảm 17,5% so với kỳ 2 tháng 9/2022.

Trong kỳ này, có 4 nhóm mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD, gồm: Điện thoại và linh kiện đạt gần 2,6 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt trên 1,9 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt hơn 1,84 tỷ USD; dệt may đạt trên 1,278 tỷ USD.

CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VẪN NGHIÊNG VỀ XUẤT SIÊU

Tính chung từ đầu năm đến ngày 15/10/2022, tổng trị giá xuất khẩu đạt 296,34 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong số 32 mặt hàng/nhóm mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD, có 3 mặt hàng đạt trên 6 tỷ USD là thủy sản (8,907 tỷ USD), sắt thép các loại (6,685 tỷ USD), phương tiện vận tải và phụ tùng (9,259 tỷ USD).

Đáng chú ý, có tới 6 nhóm hàng có trị giá xuất khẩu trên 10 tỷ USD, gồm: Gỗ và sản phẩm từ gỗ (12,796 tỷ USD); Dệt may (30,307 tỷ USD); Giày dép các loại (19,073 tỷ USD); Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (43,791 tỷ USD); Điện thoại các loại và linh kiện (47,7 tỷ USD); Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (36,1 tỷ USD).

Các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD tính từ đầu năm đến ngày 15/10/2022. Nguồn: Tổng cục Hải quan.
Các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD
tính từ đầu năm đến ngày 15/10/2022. Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Từ chiều ngược lại, trong kỳ 1 tháng 10/2022, trị giá nhập khẩu đạt 13,64 tỷ USD,  giảm 6,9% so với kỳ 2 tháng 9/2022.

Trong kỳ này, có 2 nhóm mặt hàng có trị giá nhập khẩu trên 1 tỷ USD là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 3,258 tỷ USD và máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 1,719 tỷ USD.

Tính chung từ đầu năm đến ngày 15/10/2022, tổng trị giá nhập khẩu đạt 289,094 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong số 45 mặt hàng/nhóm mặt hàng nhập khẩu trên 1 tỷ USD, có 9 mặt hàng/nhóm hàng đạt trên 5 tỷ USD. Cụ thể: Than các loại (6,044 tỷ USD); Dầu thô (5,947 tỷ USD); Xăng dầu các loại (7,076 tỷ USD); Hóa chất (7,566 tỷ USD); Sản phẩm hóa chất (7,065 tỷ USD); Sản phẩm từ chất dẻo (6,534 tỷ USD); Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày (5,467 tỷ USD); Sắt thép các loại (9,921 tỷ USD); Kim loại thường khác (7,55 tỷ USD).

5 mặt hàng/nhóm mặt hàng có trị giá nhập khẩu trên 10 tỷ USD, gồm: Chất dẻo nguyên liệu (10,234 tỷ USD); Vải các loại (11,99 tỷ USD); Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (67,213 tỷ USD); điện thoại các loại và linh kiện (16,746 tỷ USD); Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (36,141 tỷ USD).

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện dẫn đầu trong số các mặt hàng/nhóm mặt hàng có trị giá nhập khẩu trên 10 tỷ USD.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện dẫn đầu
trong số các mặt hàng/nhóm mặt hàng có trị giá nhập khẩu trên 10 tỷ USD.

Như vậy, với kết quả trên, trong kỳ 1 tháng 10/2022, cán cân thương mại vẫn nghiêng về xuất siêu với 0,47 triệu USD. Tính từ đầu năm đến ngày 15/10/2022 cả nước xuất siêu 7,246 tỷ USD. Đây là một trong những mức xuất siêu kỷ lục được ghi nhận tại một thời điểm trong năm.

MỤC TIÊU XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN 750 TỶ USD LIỆU CÓ DỄ DÀNG?

Mặc dù, tính chung từ đầu năm đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn đạt được mức tăng trưởng khả quan nhưng nếu tính riêng từng tháng, đang cho thấy dấu hiệu giảm tốc khá rõ rệt.

Cụ thể, trong tháng 9/2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 58,21 tỷ USD, giảm 11,8% so với tháng 8/2022. Trong đó, xuất khẩu là 29,82 tỷ USD, giảm 14,6%; nhập khẩu là 28,39 tỷ USD, giảm 2,67 tỷ USD. Sang đến 15 ngày đầu tháng 10/2022, kết quả này vẫn không được cải thiện, khi tiếp tục giảm tới 12,6% so với kỳ 2 tháng 9/2022.

Theo nhận định từ Bộ Công Thương, trong những tháng cuối năm 2022, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ gặp không ít thách thức. Trong đó, giá xăng dầu tiếp tục diễn biến phức tạp; giá dầu tăng cao trong khi đây là nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất và tiêu dùng; tình trạng thiếu hụt gián đoạn nguồn cung, chi phí sản xuất, vận tải toàn cầu gia tăng… tạo áp lực lên lạm phát, giá cả hàng hóa trong nước, ảnh hưởng đến kích cầu tiêu dùng đối với thương mại.

Hơn nữa, xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng tại nhiều quốc gia khi nguồn cung hàng hoá đứt gãy, các nước phải có biện pháp để ổn định hàng hoá trong nước.

Lạm phát tăng cao ở hầu hết các quốc gia, là các thị trường lớn của Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng các mặt hàng không thiết yếu, gây sụt giảm nhu cầu hàng hoá nhập khẩu từ các nước. Nhiều nền kinh tế lớn, trong đó có Hoa Kỳ thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát gia tăng, dẫn tới đồng tiền bản địa mất giá so với đồng USD.

Xuất khẩu đối mặt với thách thức bị thu hẹp thị trường do bất ổn liên quan đến căng thẳng địa chính trị khu vực và toàn cầu, giá đầu vào nhập khẩu cao hơn và triển vọng tăng trưởng không chắc chắn ở các đối tác thương mại chính của Việt Nam cũng có thể hạn chế khả năng duy trì thặng dư cán cân thương mại do Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn (trên 200%).

Xuất hiện gia tăng căng thẳng chính trị làm gián đoạn khả năng tiếp cận các tư liệu đầu vào quan trọng cho sản xuất kinh doanh của Việt Nam, hoặc làm giảm xuất khẩu và khả năng cạnh tranh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đáng ngại nữa là đồng USD tăng sẽ tác động bất lợi đến nhập khẩu do hiện nay Việt Nam nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu sản xuất để phục vụ cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng vẫn nguy cơ gián đoạn, đặc biệt cung ứng nguyên nhiên vật liệu. Mặc dù giá nhiều loại hàng hóa, dịch vụ đã giảm nhưng vẫn ở mức cao.

Đồng USD tăng sẽ ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Đồng USD tăng sẽ ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, một số ngành đang đối mặt với nguy cơ đơn hàng giảm do thủ tục hành chính còn rườm rà, hoàn thuế VAT chậm ảnh hưởng đến xoay vòng vốn, cạnh tranh lao động giữa các ngành có xu hướng tăng…

Trước thực tế này, để đạt được mục tiêu xuất nhập khẩu cả năm 2022 trên 750 tỷ USD và tiếp tục giữ được vị thế xuất siêu, Bộ Công Thương đã và đang triển khai đồng loạt các giải pháp.

Trong đó, tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch gắn với tái cơ cấu ngành hàng và xây dựng thương hiệu; Đẩy mạnh khai thác các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết; Thúc đẩy tạo thuận lợi hoá thương mại, hỗ trợ thông tin thị trường; tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới; Phát huy tốt vai trò của hệ thống cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để mở rộng, đa dạng hoá thị trường và mặt hàng xuất khẩu; Cảnh báo sớm nguy cơ các vụ kiện phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp.

Theo đề xuất của một số chuyên gia, để vượt qua được những khó khăn hiện tại, hoàn thành được chỉ tiêu xuất nhập khẩu đề ra trong cả năm 2022. Thứ nhất, doanh nghiệp cần cập nhật tình hình bạn hàng, nước nhập khẩu, nhu cầu tiêu dùng của các nước có quan hệ với Việt Nam.

Thứ hai, cần thống nhất quan điểm không chỉ dựa vào các thị trường truyền thống và có kim ngạch nhập khẩu hàng hoá lớn từ Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, doanh nghiệp có thể chuyển hướng sang một số nước khác để bù đắp kim ngạch xuất khẩu truyền thống bị giảm sút.

Thứ ba, cần đa dạng hoá mặt hàng, linh hoạt trong phương thức thanh toán, chủ động về nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất xuất khẩu, đa dạng hoá các phương tiện vận chuyển để giảm chi phí xuất khẩu đi các nước.

Adblock test (Why?)


Xuất nhập khẩu giảm tốc, khó khăn đã dần hiện rõ - VnEconomy
Read More

GDP quý 3 Trung Quốc tăng vượt kỳ vọng; Hang Seng giảm hơn 4%, chứng khoán châu Á biến động trái chiều - Cafef.vn

Trong năm vừa qua, CEO Meta - Mark Zuckerberg đã bắt tay vào dự án đam mê của mình: metaverse (vũ trụ ảo). Đến nay, đây vẫn còn là một khái niệm mới mẻ và tương đối phức tạp với nhiều người. Tuy nhiên, theo nghĩa khái quát nhất, metaverse là nơi mọi người có thể kết nối với nhau thông qua thế giới ảo chứ không phải trên mạng xã hội truyền thống.

Không phải từ chức CEO, Mark Zuckerberg chỉ cần học theo Apple là có thể cứu đế chế Meta đầy bất ổn - Ảnh 1.

Mặc dù vậy, việc Meta chuyển trọng tâm sang metaverse bị một số chuyên gia đánh giá là “thảm họa” vì chưa thực sự đem lại trải nghiệm độc đáo, kính thực tế ảo ngày càng đắt. Trong năm nay, cổ phiếu công ty đã giảm hơn 60%.

Theo các chuyên gia, Zuckerberg nên giảm bớt sự tập trung vào metaverse và ưu tiên hỗ trợ các ứng dụng cốt lõi của công ty bao gồm Facebook, Instagram và WhatsApp - những “đứa con” đã bị bỏ bê trong khi Meta rót 15 tỷ USD vào dự án metaverse của mình.

Trong bối cảnh một cuộc suy thoái kinh tế đang tiềm ẩn, có lẽ ưu tiên hiện tại của Meta nên là tăng doanh thu của những ứng dụng có tổng cộng hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới. Để so sánh, Horizon Worlds, ứng dụng metaverse chính của Meta, hiện mới chỉ có 200.000 người dùng hoạt động hàng tháng.

Đặc biệt, ngay cả khi Instagram phải đối mặt với những sóng gió gần đây, ứng dụng này vẫn là viên ngọc quý của Meta. Tiếp tục làm người dùng hài lòng và lập kế hoạch phát triển trong những năm tới nên là ưu tiên số 1 của Meta lúc này. Trong quý II/2022, Meta cho biết Reels (tính năng giúp người dùng tạo video ngắn giống TikTok) đang tăng trưởng và chiếm 20% thời gian mọi người dành cho Instagram.

Không phải từ chức CEO, Mark Zuckerberg chỉ cần học theo Apple là có thể cứu đế chế Meta đầy bất ổn - Ảnh 2.

CEO Meta - Mark Zuckerberg.

Theo Business Insider, thay vì khiến người dùng bức xúc bằng cách cố gắng biến Instagram thành một bản sao TikTok, Meta nên dành thời gian và công sức để kiếm tiền từ ứng dụng này nhiều nhất có thể mà không làm mọi người quay lưng.

Meta cũng nên làm điều tương tự với WhatsApp - ứng dụng liên lạc phổ biến nhất trên thế giới. Nền tảng này không bao gồm quảng cáo, với nỗ lực duy trì uy tín là một dịch vụ thân thiện với người dùng. Meta từng hứa hẹn sẽ tận dụng sự phổ biến của WhatsApp theo những cách khác nhau để thúc đẩy doanh thu, bao gồm cả các tính năng trả phí.

Tuy nhiên, thay vì tập trung vào các ứng dụng đã rất phổ biến của mình, Meta lại đầu tư hàng tỷ USD cho một ý tưởng có thể sẽ chỉ đem lại kết quả tốt sau 5 hoặc 10 năm.

Thậm chí, nếu mọi việc không theo kế hoạch, ván cược lớn này có nguy cơ khiến các nhà đầu tư và ngay cả nhân viên của Meta quay lưng với công ty. Không những vậy, điều kiện kinh tế đầy biến động cũng sẽ không có lợi cho Meta.

Không phải từ chức CEO, Mark Zuckerberg chỉ cần học theo Apple là có thể cứu đế chế Meta đầy bất ổn - Ảnh 3.

Tuần này, Meta sẽ báo cáo thu nhập quý III/2022. Trước đó, Phố Wall đã bày tỏ sự nghi hoặc với dự án metaverse của Zuckerberg. Nhà phân tích Neil Campling gọi bài thuyết trình về metaverse gần đây của Zuckerberg là "đáng thất vọng" và "không có gì lạ khi các nhà đầu tư của công ty đang tuyệt vọng”.

Công ty đầu tư Bernstein gọi quý III /2022 là quý quyết định bởi số liệu về sự tương tác trong các ứng dụng sẽ rất quan trọng bởi nó phần nào cho thấy Zuckerberg có đang đi đúng hướng hay không.

Các nhà phân tích của Bernstein nhận định: “Chúng tôi tin rằng nếu Meta không cung cấp thông tin cho thấy mức độ tương tác tổng thể của toàn bộ nhóm ứng dụng của họ ổn định, mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn nhiều”.

Không phải từ chức CEO, Mark Zuckerberg chỉ cần học theo Apple là có thể cứu đế chế Meta đầy bất ổn - Ảnh 4.

Doanh thu của Meta đã giảm trong quý II/2022, lần đầu tiên kể từ khi công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Zuckerberg nói rằng lý do xuất phát từ việc suy thoái kinh tế đang ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh quảng cáo kỹ thuật số.

Trên thực tế, Apple là một phần quan trọng của vấn đề. Năm ngoái, gã khổng lồ công nghệ này đã giới thiệu thay đổi về quyền riêng tư trên iOS, giúp người dùng không cho phép ứng dụng của các công ty khác theo dõi mình trên thiết bị di động. Thời điểm đó, Meta nói rằng các nhà quảng cáo có thể sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm tổng thể về hiệu suất và cá nhân hóa quảng cáo.

Tìm cách thoát khỏi viễn cảnh tương lai nơi Apple là thế lực thống trị với khả năng cản trở hoạt động kinh doanh của Meta chỉ bằng một thay đổi duy nhất trên iOS, Zuckerberg đang nỗ lực tạo ra nền tảng tương lai tiếp theo.

Không phải từ chức CEO, Mark Zuckerberg chỉ cần học theo Apple là có thể cứu đế chế Meta đầy bất ổn - Ảnh 5.

Tuy nhiên, metaverse được đánh giá là phù hợp hơn với một công ty khởi nghiệp được vốn đầu tư mạo hiểm hậu thuẫn hơn là tiền của một tập đoàn lớn như Meta.

Apple cũng đang nghiên cứu các nền tảng trong tương lai nhưng lặng lẽ hơn nhiều so với Meta. Sản phẩm kính thực tế ảo của Apple được cho là sẽ sớm ra mắt. Mặc dù vậy, khác với Meta, Apple không gặp nhiều sự hoài nghi của Phố Wall bởi họ vẫn đang tập trung vào việc phát triển các mảng kinh doanh cốt lõi của mình.

Nhưng điều đó tất nhiên không thể ngăn Zuckerberg tiếp tục thực hiện dự án metaverse, “châm ngòi” cho một cuộc chiến giữa hai gã khổng lồ. Cách đây không lâu, CEO Apple – Tim Cook đã công khai chỉ trích metaverse là một trào lưu không thực tế vì nhiều người dùng không hiểu rõ khái niệm này là gì. Đáp trả, Zuckerberg chỉ trích chiến lược định giá của Apple.

Theo Business Insider, Zuckerberg nên học theo Apple, ưu tiên những “con gà đẻ trứng vàng” của mình để làm hài lòng các nhà đầu tư và chuyển metaverse vào một bệ phóng được hậu thuẫn bởi nguồn vốn mạo hiểm. Có lẽ đó mới là nơi mà dự án này thuộc về!

Nguồn: BI, Bloomberg

Adblock test (Why?)


GDP quý 3 Trung Quốc tăng vượt kỳ vọng; Hang Seng giảm hơn 4%, chứng khoán châu Á biến động trái chiều - Cafef.vn
Read More

Sunday, October 23, 2022

Nhà đất ven đô hạ nhiệt - VietNamNet

Trầm lắng

Hơn 3 tháng nay, ông Trần Văn Hiệp (một môi giới nhà đất tại khu vực Hoà Lạc - Bà Vì, Hà Nội) được nhiều chủ đất gửi rao bán bất động sản tại khu vực này. Anh Hiệp cho hay, số khách gửi gắm ngày càng nhiều, trong khi người mua khá ít. Tình trạng nhà đất ven đô trầm lắng diễn ra từ cách đây vài tháng.

Sau cơn sốt đất năm 2021 và đầu 2022, nhiều nhà đầu tư đổ ra ven đô mua đất, tìm cơ hội đầu tư. Phần lớn các mảnh đất đều được qua tay từ người này sang người khác, với mục đích kiếm lợi nhuận. Khi thị trường bị đẩy giá lên quá cao, nhu cầu giảm dẫn tới giao dịch ngưng trệ. Nhiều khách hàng chưa kịp thoát hàng, đang có khả năng mắc kẹt trong thời gian dài sắp tới.

Ông Nguyễn Văn Ngọc (một nhà đầu tư tại Hà Nội), cho hay, sau khi cơ quan chức năng dừng tách thửa, chuyển đổi đất, nhiều điểm nóng tại Ba Vì, Thạch Thất, Hoà Bình chững lại. Trên thị trường xuất hiện các nhà đầu tư cắt lỗ, rao bán ở mức thấp, nhưng vẫn không có thanh khoản. Nguyên nhân, mỗi lô chưa tách thửa lên tới hàng nghìn m2, mức giá 5-6 tỷ đồng. Tuy nhiên, thị trường vẫn chưa đóng băng do một số loại đất ven đô tại các khu đô thị, cư dân vẫn có giao dịch.

Thị trường nhà đất ven đô trầm lắng. (Ảnh: Hoàng Hà)

Theo ông Lê Đình Hảo, giám đốc khối kinh doanh của một công ty bất động sản, đất nền là phân khúc “làm mưa làm gió” thời “sốt đất” nhưng cũng là phân khúc chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi thị trường giảm thanh khoản. Ông Hảo cho biết, đất nền vùng ven Hà Nội dịch chuyển về phía Tây như Hoài Đức, Quốc Oai mức độ quan tâm giảm từ 17-39%.

Về phía Bắc như Sóc Sơn, Đông Anh mức độ quan tâm giảm từ 8-30%. Phía Đông có Long Biên, Gia Lâm mức độ quan tâm giảm 21-28%. Còn phía Nam có Thanh Trì giảm 24%. Qua đó, có thể thấy đất nền đang tiếp tục đà giảm mức độ quan tâm so với quý II vừa rồi.

Trong hai quý vừa qua, thị trường đất nền trầm lắng đã tạo ra áp lực lớn cho các nhà đầu tư, đặc biệt những người đang sử dụng đòn bẩy tài chính lớn. Áp lực về vốn vay, họ bắt buộc phải cắt lỗ, giảm giá để bán được. Đất nền, từng được ví như phân khúc “vua” trong đầu tư, có dấu hiệu hạ nhiệt rất rõ.

Thoát hàng

Theo khảo sát, sau thời gian sốt, giá đất vùng ven đã lên một mức mới, nhiều khu vực đắt ngang ngửa, thậm chí còn hơn cả khu vực nội đô. Một số dự án mới ra hàng có mức giá trung bình tương đối cao, rơi vào khoảng 8.462 USD/m2 đất, tương đương mức tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá bán thứ cấp quý III/2022 tiếp tục đà tăng, với mức tăng từ 18-25% so với cùng kỳ năm trước, tùy thuộc vào loại hình và khu vực. Việc siết chặt tín dụng vẫn tiếp tục khiến tỷ lệ hấp thụ trong quý này giảm 5 điểm % theo quý, xuống còn 25%. 

Biểu đồ tăng giá nhà đất tại Hà Nội. (Nguồn:VARS)

Ông Hoàng Đình Khiêm, Chủ tịch HĐQT Vietstarland, nhận xét, nhiều khu vực vùng ven thủ đô như Gia Lâm, Hưng Yên, trong 2 năm qua, giá nhiều sản phẩm biệt thự, liền kề đã tăng gấp 2, thậm chí 3 lần.

Nếu như năm 2020, căn biệt thự song lập tại dự án ở Gia Lâm chỉ có giá 14 tỷ đồng thì đến đầu năm 2022 tăng vọt lên hơn 30 tỷ đồng. Một số căn biệt thự, shophouse có giá 400 triệu đồng/m2, đắt ngang ngửa với những căn nhà mặt phố khu vực trung tâm.

Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), lực cầu chủ yếu tới từ nhu cầu thực. Nhu cầu đầu tư lướt sóng cũng đã dè dặt hơn khi giá thị trường vẫn neo cao, thanh khoản thấp dù các chủ đầu tư đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi, tặng quà, chiết khấu.

Hiện tượng sốt đất, bong bóng gần như không còn xuất hiện, đặc biệt là với sản phẩm đất nền bởi hoạt động đầu cơ giai đoạn này gần như bị triệt tiêu. Mặc dù có dấu hiệu sụt giảm nhưng thị trường bất động sản chưa rơi vào suy thoái.

Nhiều biệt thự ven đô giá ngang ngửa trung tâm. (Ảnh: Hoàng Hà)

Trước triển vọng không mấy sáng sủa, nhiều nhà đầu tư tìm cách xoay sở. Bà Nguyễn Thị Thanh (Ba Đình, Hà Nội) đang huy động mọi quan hệ để đủ số tiền đóng theo tiến độ cho căn liền kề trị giá hơn 7 tỷ đồng tại dự án ở Mê Linh.

Bà cho hay, tháng 6 vừa qua, thấy thị trường Mê Linh nóng, bà xuống tiền mua căn liền kề, chờ có giá lướt sóng. Số vốn của bà chỉ đủ đóng 40% tiến độ ban đầu. Nếu không bán được, bà Thanh phải đóng thêm 35% tổng giá trị. Ngân hàng siết tín dụng nên bà chỉ còn cách vay mượn người thân.

Nhận định thị trường thời gian tới, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, đánh giá, hậu Covid-19, người mua càng thận trọng hơn khi tham gia thị trường khi giá bán tăng cao và nhiều dự án không đảm bảo về mặt pháp lý.

Dự thảo Luật đất đai sửa đổi với chính sách, quy định mới như loại bỏ khung giá đất cho các dự án bất động sản hay mức thuế cao hơn với người sở hữu nhiều đất, nhà ở, bỏ hoang hoặc chậm sử dụng, sẽ giúp tăng tính minh bạch cho thị trường, thanh lọc các dự án và chủ đầu tư yếu kém, hạn chế tình trạng đầu cơ. Điều này sẽ giúp tăng chất lượng, sự an toàn cho thị trường, tạo niềm tin cho người mua.

Đua nhau cắt lỗ đất nền phân lô ven đôSau khi Hà Nội siết chặt việc tách thửa đất, thị trường đất nền phân lô ở các huyện ngoại thành đã có xu hướng "hạ nhiệt", giá sản phẩm này giảm do nhu cầu không cao.

Adblock test (Why?)


Nhà đất ven đô hạ nhiệt - VietNamNet
Read More

Giá vàng hôm nay 27/1/2024: Vàng đảo chiều tăng trở lại - Báo Công Thương

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, ...