Đánh giá tín dụng vừa qua đã tăng quá nhanh, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ nới "room" với nhà băng xếp hạng cao, sẵn sàng giảm lãi suất, hỗ trợ ngân hàng yếu kém.
Tính đến hết tháng 6, nhiều nhà băng đã tăng trưởng tín dụng gần chạm hạn mức được cấp từ đầu năm. Kết quả là, một số người dân và doanh nghiệp tìm đến ngân hàng nhưng bị từ chối hoặc phải chờ đợi, do ngân hàng hết "room". Một vài doanh nghiệp bất động sản còn rơi vào thế khó khi dự án đang triển khai nhưng khoản vay nghìn tỷ chưa được giải ngân.
Nhiều lý do khiến các ngân hàng gần hết dư địa cho vay, nhưng theo Ngân hàng Nhà nước, nguyên nhân chính xuất phát từ việc tín dụng đã tăng quá nhanh trong nửa đầu năm nay. Đến 30/6, dư nợ tín dụng thông qua kênh cho vay và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp - tăng 9,35% so với cuối năm 2021. Đây là mức tăng 6 tháng đầu năm cao nhất trong vòng 10 năm qua.
Thực tế một số nhà băng từ chối cho vay, theo Ngân hàng Nhà nước, còn do nguyên nhân họ phải đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoặc là ngân hàng đó bị xếp hạng thấp nên chỉ được giao "room" ít.
Hiện nay, nhà điều hành giao hạn mức tín dụng cho các ngân hàng dựa vào kết quả xếp hạng và chấm điểm theo quy định tại Thông tư 52. Các tiêu chí chấm điểm ngân hàng gồm 6 tiêu chí về vốn, chất lượng tài sản, quản trị điều hành, kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng thanh khoản, mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường. Ngân hàng Nhà nước chấm điểm và xếp hạng từng nhà băng nhưng lại không công khai kết quả này, thay vào đó, gửi riêng tới từng nhà băng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đề cập tình trạng một số nhà băng hết dư địa tăng trưởng tín dụng do chủ yếu cho vay trung dài hạn, tập trung vào lĩnh vực bất động sản nên thời gian quay vòng vốn chậm, không thu hồi được nợ nhanh. Trong khi đó, bản chất hoạt động ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn, bổ sung vốn lưu động.
Việc xử lý ách tắc dòng vốn của thị trường bất động sản, theo Ngân hàng Nhà nước, cần được cân nhắc và tiếp cận theo nhiều nguồn vốn khác nhau, và không đẩy rủi ro tới hệ thống. Rủi ro chính với hệ thống ngân hàng là không đảm bảo khả năng chi trả cho người gửi tiền; vốn cho thị trường bất động sản thường dài hạn trong khi vốn huy động của hệ thống ngân hàng 80% là ngắn hạn.
Trong khi chưa có quyết định nới "room", lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước gần đây cũng nhiều lần đề cập các ngân hàng "tự thân vận động" bằng cách sàng lọc và cơ cấu lại danh mục tín dụng theo chiều hướng lành mạnh hơn.
Ngân hàng Nhà nước tới nay vẫn duy trì định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh linh hoạt trên cơ sở diễn biến lạm phát, tình hình kinh tế trong, ngoài nước.
Nhà điều hành khẳng định việc phân bổ tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng trên hai cơ sở. Thứ nhất, xếp hạng cao được giao "room" tốt hơn. Thứ hai, theo chủ trương, định hướng điều hành của Chính phủ, việc cấp hạn mức tín dụng cao hay thấp cũng sẽ dựa trên tiêu chí giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân; tiêu chí tín dụng tập trung vào lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp; tiêu chí ngân hàng tham gia hỗ trợ xử lý các ngân hàng yếu kém...
Quỳnh Trang
Ngân hàng Nhà nước lên tiếng việc cạn ‘room’ cho vay - VnExpress
Read More
Tuy nhiên, Tổng giám đốc SJC khẳng định hoàn toàn không có lợi khi giá vàng miếng chênh lệch, công ty cũng tuân thủ đúng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.
Theo bà Hằng, giá vàng trên thị trường, SJC không thể người thao túng hay làm giá mà do cung - cầu của thị trường quyết định. Công ty tham chiếu giá thế giới, sau đó theo cung - cầu thực tế ấn định giá vàng trong ngày.
"Không đơn vị nào có thể tự chủ động định giá trên thị trường", bà Hằng nhắc lại nhiều lần tại cuộc họp.
Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Tập Đoàn Vàng Bạc Đá Quý DOJI - một trong những đơn vị kinh doanh SJC cũng chia sẻ, không có doanh nghiệp nào muốn giá vàng tăng quá cao, rất rủi ro vì người dân sẽ bán lại. Các doanh nghiệp và ngân hàng đều mong muốn giá vàng ở trạng thái tương đối bình ổn, bảo đảm hoạt động kinh doanh an toàn, lượng vàng cung ra trên thị trường nằm trong khả năng kiểm soát được.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cũng cho biết các cơ quan quản lý đã có thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vàng đều khẳng định chênh lệch giá vàng SJC với các loại vàng khác không mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp nào. Nếu người dân chọn SJC, họ mua giá cao hơn và khi bán sẽ bán giá cao hơn.
Đại diện SJC cũng nói thêm, số lượng vàng trên thị trường còn rất ít. Có những thời điểm giá nguyên liệu và giá vàng SJC thấp hơn hoặc bằng giá của các thương hiệu trong nước nấu vàng miếng của SJC để sản xuất nhẫn và nữ trang. Đặc biệt, năm 2019, thị trường vàng xuất đi nước ngoài rất nhiều nên lượng vàng SJC trên thị trường hiện nay còn rất ít. Nguồn cung hiện tại không có trong khi nhu cầu thị trường vẫn có, do vậy tạo ra độ chênh về giá so với vàng thế giới.
Tương tự với nhận định của bà Hằng, giới kinh doanh cũng khẳng định chênh lệch giá vàng miếng SJC ngày càng lớn so với thế giới xuất phát từ cung - cầu, đặc biệt khi giá thế giới biến động mạnh trong hai năm gần đây.
Theo ước tính của Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA), số lượng vàng miếng SJC lưu thông trên thị trường trong chục năm nay duy trì ở mức 20 triệu lượng. Chia sẻ với VnExpress, ông Huỳnh Trung Khánh - Phó chủ tịch VGTA ví von "vàng miếng SJC như một mặt hàng phiên bản giới hạn hay một món đồ cổ". Nguồn cung vàng miếng không đổi trong suốt mấy chục năm trong khi nhu cầu giao dịch vẫn có, vì thế giá vàng miếng SJC ngày càng lên cao.
Từ 2014 đến nay, Ngân hàng Nhà nước không đưa thêm vàng ra thị trường, nên vàng miếng SJC trong lưu thông thậm chí còn được chuyển hóa sang vàng nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Sau đó, các loại vàng trang sức mỹ nghệ này còn được đem xuất khẩu.
Quỳnh Trang