Rechercher dans ce blog

Tuesday, May 31, 2022

Đấu giá đất 'quân xanh, quân đỏ', thắng thầu bỏ cọc, phải điều tra xử lý - Tuổi Trẻ

Đấu giá đất quân xanh, quân đỏ, thắng thầu bỏ cọc, phải điều tra xử lý - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy - Ảnh: QUOCHOI.VN

Sáng 1-6, tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) - phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - nêu nhiều bất cập, góc khuất trong đấu giá đất.

Thứ nhất, tình trạng thắng thầu bỏ cọc, thổi giá đất lên cao. Theo đại biểu, việc thắng thầu rồi bỏ cọc không còn hiếm, nhưng vừa qua tình trạng này để lại nhiều hệ lụy. Không ít nhà đầu tư lợi dụng chiêu trò này để kích giá đất, thổi giá đất nhằm thao túng thị trường, làm lợi cho một nhóm thiểu số.

"Đơn cử tại Thủ Thiêm, ngay sau đấu giá đất, nhiều nhà đầu tư đã lợi dụng giá trúng thầu, thực chất là giá ảo để té nước theo mưa đẩy giá đất, giá nhà tại TP.HCM lên cao để đẩy một lượng hàng lớn bất động sản, nhà, đất mà họ đã mua gom trước đó.

Có nhà đầu tư lợi dụng để nâng giá trị cổ phiếu, trái phiếu. Nguy hiểm hơn, họ còn đánh võng giá trị tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại ngân hàng, mà nếu trót lọt là có thể rút ruột các ngân hàng. Giá đất đẩy lên quá cao do giá ảo sẽ khiến giấc mơ an cư của những người thu nhập thấp ngày càng xa vời", bà Thủy nhận định.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy phát biểu sáng 1-6 - Nguồn: THQH

Thứ hai, việc bắt tay "quân xanh, quân đỏ" trong các phiên đấu giá đất nhằm dìm giá đất. Việc thông đồng này để lót đường cho một nhà đầu tư đã được định sẵn trúng với giá rẻ và giá trị thực của nhiều lô đất bị những "quân xanh, quân đỏ" này dìm xuống.

Theo bà Thủy, ngoài ra tình trạng dìm giá đất còn có sự tham gia của xã hội đen, đe dọa những người tham gia đấu giá bỏ cuộc, rút hồ sơ. Khi đó cuộc tham gia đấu giá chỉ còn một người tham gia, một mình một chợ, những người khác tham gia chỉ là "quân xanh, quân đỏ".

Giá các lô đất này ra sao do các đối tượng này thao túng, gần như được định sẵn và thấp hơn nhiều giá thị trường, cao hơn không đáng kể giá khởi điểm. Những thủ đoạn này, theo bà Thủy, gây thiệt hại lớn cho Nhà nước, không đơn thuần chỉ là việc dìm giá, hay "quân xanh - đỏ" trong đấu thầu giá đất.

Từ vụ án đưa ra xử lý cho thấy cùng là hành vi móc ngoặc giữa thẩm định viên và các tổ chức cá nhân trong đấu giá nhưng gói thầu mua sắm trang thiết bị được mua sắm từ ngân sách nhà nước, giá gói thầu được đưa ra trong nhiều trường hợp cao hơn rất nhiều so với giá thực. Còn lô đất Nhà nước đưa ra trong đấu giá, giá thẩm định đưa ra lại rất rẻ.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy

Thứ ba, tình trạng bắt tay ngầm rút ruột của Nhà nước. Theo phản ảnh của sàn kinh doanh bất động sản, không thể tác động vào giá nếu không có tay trong. Ở mức độ vi phạm đơn giản là có tay trong cấp thông tin, tiết lộ thông tin mới trục lợi để quây thầu, vây thầu để trúng với giá rẻ.

Còn mức độ vi phạm nghiêm trọng hơn là sự cấu kết của những người có thẩm quyền để tạo thành nhóm lợi ích, rút ruột của Nhà nước tại các phiên đấu giá. Lấy ví dụ gần đây vụ án ở Hà Nội, các đối tượng đã bắt tay với những người có trách nhiệm để điều chỉnh giá đất rẻ hơn gần một nửa so với giá ban đầu, từ 500 tỉ đồng xuống còn 300 tỉ đồng.

"Nếu phi vụ này trót lọt, Nhà nước sẽ mất gần một nửa tiền, nhưng đến nay vụ án này đã có 8 bị can bị khởi tố, trong đó có 2 bị can là cán bộ quản lý dự án. Dư luận băn khoăn liệu có nhiều phi vụ tương tự như vậy chưa được phát hiện hay không", bà Thủy đặt vấn đề.

Thứ tư, tình trạng móc ngoặc trong thẩm định giá, đây là khâu vô cùng quan trọng trong đấu giá đất. Tuy nhiên, pháp luật đã trao chức năng quá lớn cho đơn vị thẩm định giá trong khi cơ chế kiểm soát lại lỏng lẻo, đây chính là nguyên nhân dẫn tới nhiều sai phạm trong thẩm định giá nói chung và thẩm định giá đất trong thời gian vừa qua. Những chiêu trò đẩy giá hay dìm giá là đều rút ruột, gây thiệt hại cho Nhà nước và làm lợi cho nhóm thiểu số.

"Tôi kiến nghị Chính phủ có giải pháp chỉ đạo mạnh mẽ hơn nữa, tăng cường kiểm soát chặt chẽ, thanh kiểm tra thường xuyên hơn. Bộ Công an cần chọn một số phiên đấu giá đất mà dư luận quan tâm để xác minh, điều tra làm rõ, tăng tính răn đe", nữ đại biểu kiến nghị.

Siết bán nhà hai giá

Đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) nêu thực tế tình trạng bán nhà hai giá, giá thực tế cao hơn nhiều giá kê khai trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản còn phổ biến, gây thất thu ngân sách.

Dù các bộ liên quan có nhiều biện pháp chống thất thu thuế nhưng các chỉ đạo, hướng dẫn còn chung chung, chưa giải quyết được triệt để gốc vấn đề mà ngược lại còn phát sinh bất cập, hệ lụy trong quá trình thực hiện.

Một số cơ quan thuế cấp huyện có biểu hiện tùy tiện trong việc áp giá tính thuế. Nhiều nơi yêu cầu người dân chấp nhận giá trị tính thuế cao hơn gấp 1,5-2 lần giá Nhà nước quy định mới được giải quyết hồ sơ. Trường hợp thấp hơn mức trên sẽ bị ngâm hoặc mời làm việc nhiều lần, trả hồ sơ.

Đại biểu đề nghị Quốc hội sớm hoàn thiện hành lang pháp lý về đất đai, thuế. Trong đó quy định xác định giá đất theo giá thị trường đúng như quy định của Luật đất đai. Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế phải quy định cần rõ ràng các biện pháp chống thất thu thuế theo đúng quy định pháp luật, để các cơ quan thuế địa phương đảm bảo tính thống nhất, công khai, minh bạch, đưa thị trường phát triển lành mạnh, tránh tình trạng nhũng nhiễu, lạm quyền, khó khăn cho người dân.

Adblock test (Why?)


Đấu giá đất 'quân xanh, quân đỏ', thắng thầu bỏ cọc, phải điều tra xử lý - Tuổi Trẻ
Read More

Bộ Công thương: Giá xăng Việt Nam thấp hơn Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan - Tuổi Trẻ

Bộ Công thương: Giá xăng Việt Nam thấp hơn Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan - Ảnh 1.

Theo Bộ Công thương, giá xăng dầu của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực - Ảnh: N.PHƯỢNG

Theo báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 2021 đầu năm 2022, Bộ Công thương tiếp tục khẳng định đáp ứng nhu cầu tiêu dùng quý 2 và tồn kho gối đầu sang quý 3 khoảng 1,5 triệu mxăng dầu.

Dẫn chứng, bộ này cho rằng nhu cầu xăng dầu quý 2 là khoảng 5,2 triệu m3, nguồn cung xăng dầu dự kiến khoảng 6,7 triệu m3. Trong đó 1,8 triệu m3 từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, 1,9 triệu m3 từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất và nguồn nhập khẩu 1,5 triệu m3.

Chưa kể 2,4 triệu m3 Bộ Công thương yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu nhập khẩu bổ sung và còn khoảng 1,5 triệu m3 xăng dầu tồn kho từ quý 1 chuyển sang.

Trong điều hành xăng dầu, liên bộ Công thương - Tài chính đã sử dụng linh hoạt công cụ quỹ bình ổn giá để đảm bảo giá xăng dầu trong nước theo xu hướng, diễn biến giá thế giới nhưng mức tăng thấp hơn.

Giá bình quân một số mặt hàng thành phẩm xăng dầu thế giới giao dịch trên thị trường Singapore dùng để tính giá cơ sở kỳ điều hành ngày 11-5 so với đầu năm 2020 biến động tăng 50,23 - 67,09%, nhưng giá xăng dầu trong nước chỉ tăng 25,04-46,85%.

Với giá xăng ở thời điểm ngày 11-5, xăng RON95 là 29.988 đồng/lít (tương đương 1,3 USD/lít), Bộ Công thương nhận định bằng mức bình quân của thế giới khi đứng thứ 86/170 quốc gia, nhưng thấp hơn một số nước trong khu vực như: Trung Quốc (1,35 USD/lít), Thái Lan (1,43 USD/lít), Campuchia (1,39 USD/lít), Lào (1,74 USD/lít), Hàn Quốc (1,53 USD/lít).

Nhằm hỗ trợ đời sống, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phục hồi sau dịch và giá xăng dầu tăng do giá thế giới tăng và gián đoạn nguồn cung trong nước, liên bộ Công thương - Tài chính đã liên tục chi sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu, 100 - 1.500 đồng/lít tùy loại nhằm giữ ổn định giá xăng dầu trong nước có mức tăng thấp hơn đà tăng giá thế giới.

Bộ Công thương cho hay sau đợt khan hiếm đầu năm 2022 khiến một số cửa hàng xăng dầu ở miền Nam ngừng bán, từ đó đến nay "chưa lần nào xảy ra hiện tượng thiếu xăng dầu, dù là cục bộ". Nguồn cung trong nước được đảm bảo với tổng nguồn cung khoảng 20,7 triệu m3, trong đó sản xuất trong nước khoảng 14,4 triệu m3 và nhập khẩu gần 6,3 triệu m3.

Riêng trong quý 2, theo Bộ Công thương, nhu cầu cả nước khoảng 5,2 triệu m3, nguồn cung dự kiến có thể lên đến 6,7 triệu m3. Trong đó, từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn khoảng 1,8 triệu m3 và từ Nhà máy lọc dầu Bình Sơn (Dung Quất) khoảng 1,9 triệu m3.

Như vậy, dù công suất thiết kế của Bình Sơn nhỏ hơn nhiều (chỉ 6,5 triệu tấn/năm) so với Nghi Sơn (8,4 triệu tấn/năm) song nhờ việc vận hành hiệu quả, nhiều thời điểm chạy 103-105% công suất thiết kế nên sản lượng xăng cung ứng cho thị trường trong nước đã vượt Nhà máy Nghi Sơn trong quý 2.

Bộ Công thương cho biết nguyên do là bởi Nghi Sơn cắt giảm công suất vì khó khăn về tài chính nên lượng hàng giao trong tháng 2 giảm tới 50%, tháng 3 giảm 20%. Đây là nguyên nhân chính khiến cho một số cửa hàng ở miền Nam ngừng bán hồi đầu năm.

Kìm giá xăng dầu, việc cần làm ngay Kìm giá xăng dầu, việc cần làm ngay

TTO - Diễn biến mới cho thấy nếu không có giải pháp căn cơ hơn nữa, mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô... có thể bị đe dọa bởi đà tăng mạnh của giá xăng dầu.

Adblock test (Why?)


Bộ Công thương: Giá xăng Việt Nam thấp hơn Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan - Tuổi Trẻ
Read More

Hé lộ khoản thu "cứu" Vietnam Airlines giảm lỗ - Báo điện tử Dân Trí

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán: HVN) cho biết ngày 3/1 và 29/3, hãng bay này đã nhận lần lượt 30 triệu USD và 4 triệu USD từ nhà đầu tư mua lại phần vốn góp của Vietnam Airlines tại hãng hàng không Cambodia Angkor Air (K6). Vào năm 2019, Vietnam Airlines cũng đã nhận khoản đặt cọc 1 triệu USD.

Như vậy, Vietnam Airlines đã thoái 35% vốn tại K6 và nhận về 34 triệu USD (năm 2009 góp 49% vốn và là cổ đông lớn nhất của K6). Đơn vị mua lại phần vốn này không được tiết lộ.

Sau chuyển nhượng, K6 không còn là công ty liên kết của hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Theo thỏa thuận giữa hai bên, Vietnam Airlines sẽ thanh lý nốt phần vốn góp còn lại của khoản đầu tư (14%) trong năm nay.

Trước đó, theo thỏa thuận, Vietnam Airlines sẽ hợp tác và hỗ trợ tối đa cho hãng hàng không quốc gia Campuchia trong quá trình triển khai hoạt động mở rộng và phát triển, cũng như thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa chữa, hợp tác thương mại với nhiều ưu đãi đặc biệt.

Hé lộ khoản thu cứu Vietnam Airlines giảm lỗ - 1

(Biểu đồ: Văn Hưng).

Về khoản đầu tư tại K6, Vietnam Airlines đánh giá theo phương pháp vốn chủ sở hữu trong năm 2021 là 412 tỷ đồng, trong khi giá gốc của khoản đầu tư là 869 tỷ đồng. Khoản đầu tư đang bị đánh giá thấp hơn giá trị gốc 457 tỷ đồng.

Tuy nhiên, với việc bán 35% vốn tại hãng hàng không quốc gia Campuchia và thu về số tiền lên đến 775 tỷ đồng (tức 34 triệu USD, được ghi nhận tại khoản Phải thu ngắn hạn khác), Vietnam Airlines đã lãi 648 tỷ đồng (được ghi nhận tại khoản Doanh thu hoạt động tài chính).

Tại thời điểm 31/12/2021, giá gốc khoản đầu tư còn lại là 248 tỷ đồng (lúc này khoản đầu tư vào K6 được phân loại từ khoản Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết sang khoản mục Đầu tư khác).

Lợi nhuận 648 tỷ đồng từ việc thoái vốn tại K6 đã giúp Vietnam Airlines giảm phần nào số lỗ trong năm 2021, xa hơn là tổng số lỗ lũy kế. Thực tế, nếu không có khoản lãi trên, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines rất có thể bị hủy niêm yết bởi theo quy định tại Nghị định 155, cổ phiếu của công ty đại chúng sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc nếu kết quả sản xuất kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tục hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp, hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét.

Năm 2021, doanh thu của hãng hàng không quốc gia đạt 28.093 tỷ đồng, giảm 31% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế âm 13.338 tỷ đồng, giảm 20%. Kết quả trên khiến lợi nhuận chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán của hãng tại thời điểm 31/12/2021 ghi nhận âm 21.979 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD), tiệm cận vốn góp của chủ sở hữu là 22.144 tỷ đồng.

Adblock test (Why?)


Hé lộ khoản thu "cứu" Vietnam Airlines giảm lỗ - Báo điện tử Dân Trí
Read More

Sunday, May 29, 2022

Cựu tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình bị khởi tố trong vụ án thứ 4 - Tuổi Trẻ

Cựu tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình bị khởi tố trong vụ án thứ 4 - Ảnh 1.

Ông Trần Phương Bình tại phiên tòa trước đó - Ảnh: H.Đ.

Ngày 30-5, Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an cho biết vừa ra quyết định khởi tố vụ án "vi phạm quy định về ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông Á, Công ty CP M&C và các đơn vị liên quan.

Đồng thời, cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với 3 người gồm: Trần Phương Bình, cựu tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á; Nguyễn Đức Tài, nguyên giám đốc Sở giao dịch, Ngân hàng TMCP Đông Á; Phùng Ngọc Khánh, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Công ty CP M&C.

Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các quyết định và lệnh nêu trên.

Cơ quan điều tra cho biết đang tiếp tục làm rõ hành vi phạm tội của các bị can, mở rộng vụ án và thu hồi tài sản.

Đây là vụ án thứ tư ông Trần Phương Bình bị khởi tố do sai phạm dẫn tới thất thoát tiền của Ngân hàng Đông Á.

Trước đó, ông Bình đã nhận án tù chung thân năm 2018 trong vụ án Phan Văn Anh Vũ và đồng phạm chiếm đoạt, làm thất thoát tiền của Ngân hàng Đông Á. Năm 2020, ông Bình nhận án tù chung thân lần thứ hai trong vụ thất thoát hơn 8.000 tỉ đồng của ngân hàng.

Mới đây, ngày 19-5 ông Bình bị đưa ra xét xử vụ án thứ ba vì sai phạm gây thất thoát 184 tỉ đồng, tuy nhiên phiên tòa đã hoãn.

Ông Trần Phương Bình nhận án chung thân lần thứ hai Ông Trần Phương Bình nhận án chung thân lần thứ hai

TTO - Sáng 14-1, TAND cấp cao tại TP.HCM đã tuyên bác kháng cáo của tất cả các bị cáo và nguyên đơn dân sự có kháng cáo trong vụ án tại Ngân hàng Đông Á (DAB). Ông Trần Phương Bình, cựu tổng giám đốc, bị tuyên y án chung thân.

Adblock test (Why?)


Cựu tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình bị khởi tố trong vụ án thứ 4 - Tuổi Trẻ
Read More

Ba giờ Thủ tướng đối thoại với nông dân - VnExpress

Sơn LaNhững câu hỏi xoay quanh tín dụng đen, đầu cơ đất, hạ tầng giao thông, sinh kế cho người dân được đưa ra trong cuộc đối thoại giữa Thủ tướng và nông dân, sáng 29/5.

8h sáng, Thủ tướng Phạm Minh Chính bước vào hội trường chật kín người tại Trung tâm hội nghị tỉnh Sơn La. Ông vẫy tay chào, đáp lại là tràng vỗ tay của hơn 500 đại biểu.

Trong bài phát biểu mở đầu dài 30 phút, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời chia sẻ và sự cảm thông sâu sắc của Chính phủ với bà con nông dân nói riêng và nhân dân cả nước nói chung hai năm qua phải gồng mình chống Covid-19. Người đứng đầu Chính phủ muốn cuộc đối thoại dựa trên tinh thần dân chủ, thẳng thắn, chân thành, tin cậy và trách nhiệm để xử lý vấn đề.

"Qua ba cuộc đối thoại trước đây, chúng ta xem những gì đã làm tốt, cái gì chưa làm tốt thì cần rút kinh nghiệm. Đối thoại phải mang lại gì mới, hiệu quả thiết thực", Thủ tướng chia sẻ.

Trong 8 thông điệp của bài phát biểu, Thủ tướng nhấn mạnh nhiều lần việc phải xây dựng nền kinh tế tự chủ, đồng thời yêu cầu các Bộ, ngành phối hợp chặt chẽ hiệu quả để cùng ngành nông nghiệp và nông dân giải quyết những khó khăn hiện hữu; phải đổi mới công nghệ, lấy khoa học công nghiệp làm động lực cho sự phát triển; đa dạng hoá các chuỗi cung ứng, không phụ thuộc một thị trường, không phụ thuộc một loại sản phẩm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi đối thoại với nông dân, sáng 29/5. Ảnh: Phạm Chiểu

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi đối thoại với nông dân, sáng 29/5. Ảnh: Phạm Chiểu

Sẽ trợ giá một số vật tư thiết yếu

Là người đầu tiên đặt câu hỏi, nông dân Nguyễn Văn Thanh, huyện Ứng Hoà (Hà Nội) cho hay, sau dịch Covid-19, giá vật tư chăn nuôi tăng mạnh so với trước khiến nhiều nông dân thua lỗ phải "treo ao, treo chuồng", Chính phủ có chính sách gì để hỗ trợ?

Được Thủ tướng chỉ định trả lời, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, nói đây là vấn đề toàn cầu không riêng quốc gia nào. Thời gian qua, Chính phủ và các bộ ngành đã nỗ lực chia sẻ với nông dân như hạn chế xuất khẩu những vật tư có tính chiến lược, nghiên cứu chính sách nhằm điều chỉnh thuế phí. Theo ông Diên, giá vật tư tăng do nguyên liệu sản xuất phân bón đầu vào hiện tăng 130 - 170%. "Nếu giá vẫn leo thang, sẽ kiến nghị trợ giá cho nông dân với một số vật tư thiết yếu", Bộ trưởng Diên nói.

Trong khi đó, theo Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, để giảm chi phí vật tư, người dân có thể tận dụng các phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp hoặc cần tự chủ dần một số nguyên liệu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

Làm rõ thêm, Thủ tướng cho biết Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp như miễn giảm thuế, phí, lệ phí, tiền điện, nước..., đầu tư phát triển hạ tầng với hàng loạt tuyến cao tốc nhằm giảm chi phí logistics.

Gỡ khó tiếp cận vốn để giảm tín dụng đen

Nông dân Trần Thị Thanh Thoan, huyện Duy Tiên (Hà Nam) cho biết thời gian qua các ngân hàng có nhiều chương trình cho người dân vay vốn, song nhiều người vẫn khó tiếp cận vốn với lãi suất ưu đãi, khiến nạn tín dụng đen vẫn còn đất sống. "Chính phủ có giải pháp gì để ngăn chặn và đẩy lùi nạn tín dụng đen ở nông thôn?", bà Thoan đặt câu hỏi.

Đại diện trả lời câu hỏi, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc ngân hàng Nhà nước, thừa nhận trong những cuộc đi khảo sát thực tế đã thấy nhiều câu chuyện đau lòng về tín dụng đen. Từ tình hình đó, Ngân hàng nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để hạn chế tín dụng đen, trong đó có việc hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động cho vay, giảm lãi suất, đơn giản hoá thủ tục cho vay. "So với năm 2017, tín dụng đen theo đánh giá sơ bộ đã giảm hơn nửa, những sự việc đau lòng cũng hạn chế", ông Tú nói và cho biết kết quả cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, cho vay tiêu dùng với dư nợ đến cuối tháng 4/2022 đạt trên 2,26 triệu tỷ đồng, chiếm trên 20% dư nợ nền kinh tế.

Trung tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an, khẳng định đã mở nhiều đợt cao điểm rốt ráo trong việc triệt phá các ổ tín dụng đen, bắt và xử lý nhiều đối tượng. Tăng cường trên 50.000 cán bộ về làm công an xã nhằm phối hợp với chính quyền để sớm phát hiện tín dụng đen. Về vấn đề này, Thủ tướng cho rằng muốn ngăn chặn tín dụng đen cần sự vào cuộc các cấp, đồng thời đề nghị Bộ Công an phối hợp ngân hàng trong việc sử dụng dữ liệu dân cư quốc gia trong hỗ trợ thẩm định hồ sơ vay vốn giúp người dân vay dễ để hạn chế tín dụng đen.

Ngăn hệ luỵ nông dân đi buôn đất

Kết nối trực tuyến từ điểm cầu Bắc Giang, nông dân Hoàng Đình Quế, huyện Yên Dũng, chia sẻ thời gian qua giá đất tại nhiều nơi tăng trưởng nóng, dẫn tới hiện tượng nhiều bà con nông dân cũng tham gia buôn bán đất đai. Việc tăng giá đất, theo ông Quế là dẫn tới nhiều hệ lụy không tốt cho sản xuất nông nghiệp, an ninh, trật tự ở nhiều địa phương. "Thủ tướng, Chính phủ có các giải pháp gì nhằm kiểm soát giá đất", nông dân Quế đặt câu hỏi.

Được chỉ định trả lời, trung tướng Lê Quốc Hùng nói thời gian qua tội phạm vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai rất phổ biến, đặc biệt nổi lên ở tình trạng phân lô bán nền với đất nông nghiệp, đất quy hoạch, trồng cây lâu năm. Thủ đoạn hay được áp dụng là chủ đầu tư rao bán khi chưa có quy hoạch cụ thể, hoặc với đất quy hoạch thì tự ý xây dựng hạ tầng và phân lô bán nền trái pháp luật. "Đơn cử như vụ án liên quan tới địa ốc Alibaba. Công ty này tự vẽ 42 dự án với 620 ha không có thật chiếm đoạt 2.500 tỷ đồng", ông Hùng chia sẻ.

Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Quý Kiên đưa ra 7 giải pháp, gồm tăng cường quản lý chặt chẽ các dự án bất động sản, nhất là bất động sản hình thành trong tương lai; công khai thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thực hiện nghiêm quy định đăng ký chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất; có kế hoạch điều tiết quỹ đất ra thị trường thông qua việc tạo quỹ đất sạch để đấu giá quyền sử dụng đất; đẩy mạnh tuyên truyền quy định pháp luật về đất đai; thống nhất nhận thức trong công tác định giá đất; sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản.

Gỡ nút thắt xuất khẩu Trung Quốc

Cũng tại buổi đối thoại, những câu hỏi liên quan tới việc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc cũng được nhiều nông dân quan tâm. Nông dân Trần Như Kiên, huyện Yên Châu (Sơn La), chia sẻ từ năm 2020 các chính sách kiểm soát Covid-19 khiến việc xuất khẩu sang thị trường này gặp nhiều khó khăn, nên cần Chính phủ phải có những giải pháp căn cơ.

Chia sẻ với anh Kiên và nhiều nông dân khác, Thủ tướng cho hay đã có nhiều cuộc giao thiệp với lãnh đạo cấp cao Trung Quốc, đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam. Lập tổ công tác do lãnh đạo Bộ Công thương đứng đầu. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, mong muốn của chúng ta. Người đứng đầu Chính phủ nói thị trường Trung Quốc không còn dễ tính như trước. "Chúng ta cần có các giải pháp trước mắt và lâu dài. Cần thời gian quá độ để thúc đẩy sản xuất chính ngạch", Thủ tướng nói.

Thủ tướng tham gia Festival trái cây và các sản phẩm OOCP, tối 28/5. Ảnh: Phạm Chiểu

Thủ tướng tham gia Festival trái cây và các sản phẩm OOCP, tối 28/5. Ảnh: Phạm Chiểu

Thực hiện "ly nông bất ly hương"

Nhiều nông dân cũng đặt câu hỏi liên quan tới sinh kế, tình trạng bỏ quê lên phố, biến đổi khí hậu... Nông dân Chảo Thị Yến, huyện Bát Xát (Lào Cai) buồn khi chứng kiến nhiều lao động tại miền núi bỏ làm nông đi làm thuê trong các khu công nghiệp. Ngoài ra, giới trẻ có xu hướng làm nghề có lương thay vì sản xuất nông nghiệp, cũng có người trẻ bỏ phố về quê nhưng ít.

Cùng trăn trở, nông dân Võ Viết Minh Châu, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) nói chứng kiến từng đoàn người rời quê khiến anh đau xót. Khi về quê họ cũng không có việc làm, thu nhập. Anh Châu muốn Chính phủ có giải pháp chuyển đổi lao động, để người dân không phải ly hương. Trong khi đó, nông dân Lý Văn Bon ở Cần Thơ hỏi biện pháp hỗ trợ người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long trước những tác động của biến đổi khí hậu.

Lần lượt trả lời các câu hỏi, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết cả nước có khoảng 7 triệu lao động di cư. Chính phủ đã dành 89.000 tỷ đồng hỗ trợ 55 triệu lượt người, tới đây sẽ tiếp tục rót 6.600 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở cho nông dân, công nhân. "Cố gắng thực hiện ly nông bất ly hương, xây dựng nông thôn mới đi liền với đó là đô thị hóa. Phát triển mạng công nghiệp phụ trợ giúp nông dân làm công nhân, ăn cơm nhà, nghỉ ở nhà, không phải rời xa quê", ông Dung nói.

Tiếp lời, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nói vùng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 3/4 cả nước. Đây là nơi tiềm năng lớn về nông nghiệp, du lịch. Tới đây Ủy ban Dân tộc sẽ chú trọng hỗ trợ khoa học công nghệ cho người trẻ dân tộc.

Riêng nội dung về phát triển ĐBSCL, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, chủ trương của Đảng đã rất rõ, vừa qua, Bộ Chính trị cũng đã ban hành Nghị quyết 13 về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chính phủ đang xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị. Trong đó, phát triển hạ tầng ĐBSCL là nội dung ưu tiên cao nhất nhiệm kỳ này.

Suốt hơn 3 giờ đối thoại, 14 vấn đề được nông dân đặt ra cho Thủ tướng, 10 tư lệnh ngành tham gia trả lời.

Đây là lần thứ tư, đối thoại giữa Thủ tướng và nông dân diễn ra và là hội nghị đầu tiên trong nhiệm kỳ Chính phủ mới. Trong hơn 500 người tham dự có 300 nông dân tiêu biểu đại diện cho hơn 10,2 triệu hội viên nông dân cả nước.

Tổng kết buổi đối thoại, Thủ tướng nhận thấy có 10 vấn đề nổi cộm gồm tiêu thụ hàng hóa nông sản; liên kết nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông; chuyển đổi số; nâng cao khả năng cạnh tranh; vấn đề xuất khẩu tiểu ngạch; sản xuất theo tín hiệu thị trường; góp cổ phần bằng quyền sử dụng đất; phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; làm chủ đầu vào giống, vật tư nông nghiệp; việc làm ở khu vực nông nghiệp.

Thủ tướng nêu rõ, Đảng, Nhà nước luôn nhất quán quan điểm xuyên suốt và đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng, chiến lược, khẳng định vai trò, vị thế của nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong tiến trình phát triển đất nước.

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, triển khai các cuộc đối thoại giữa Thủ tướng với nông dân, nhiều thành tựu đã đạt được. Nông nghiệp được cơ cấu lại theo hướng hiện đại; phát triển về quy mô, trình độ sản xuất, chất lượng tăng trưởng; thị trường tiêu thụ mở rộng, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn.

Năm 2021, dù gặp nhiều khó khăn, nông nghiệp vẫn tăng trưởng 2,98%, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 48,6 tỷ USD. Ngay trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu toàn ngành đạt gần 17,9 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ.

Phạm Chiểu

Adblock test (Why?)


Ba giờ Thủ tướng đối thoại với nông dân - VnExpress
Read More

Bầu Thụy gây sốc và động thái trái ngược từ đại gia Nguyễn Văn Tuấn - Báo điện tử Dân Trí

Đại gia Nguyễn Văn Tuấn hoàn tất mua 10 triệu cổ phiếu GEX

Ông Nguyễn Văn Tuấn - Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Gelex (mã chứng khoán: GEX ) vừa thông báo đã mua xong 10 triệu cổ phiếu GEX theo phương thức khớp lệnh từ 4/5 đến 24/5.

Sau giao dịch, ông Tuấn nâng sở hữu tại Gelex từ 192,3 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 22,6% lên 202,3 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 23,8% vốn điều lệ Gelex.

Trước đó, tại phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên, ông Tuấn đã cam kết mua vào 10 triệu cổ phiếu GEX để đồng hành lâu dài cùng các cổ đông trong bối cảnh thị giá cổ phiếu đã suy giảm hơn 50% so với đỉnh. Trong thời gian ông Tuấn gom mua cổ phiếu GEX, giá cổ phiếu này giảm từ 28.200 đồng xuống còn 21.700 đồng/cổ phiếu.

Bầu Thụy gây sốc và động thái trái ngược từ đại gia Nguyễn Văn Tuấn - 1

Các đại gia - nhà sáng lập của doanh nghiệp vừa qua có những động thái trái chiều với cổ phiếu công ty (Ảnh: tổng hợp).

Bầu Thụy đăng ký bán hết cổ phiếu sở hữu tại Thaiholdings

Ông Nguyễn Đức Thụy (thường được gọi là bầu Thụy) vừa thông báo về việc đăng ký bán hơn 87,4 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Thaiholdings (Thaiholdings, mã chứng khoán: THD) đang sở hữu tại Công ty cổ phần Thaiholdings tương ứng với 24,97% tổng số cổ phần của doanh nghiệp này.

Thời gian thực hiện giao dịch dự kiến diễn ra từ ngày 1/6 đến ngày 30/6 với phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Nếu giao dịch thành công, bầu Thụy sẽ không còn nắm cổ phần nào tại Thaiholdings, hay nói cách khác là ông Thụy thoái sạch vốn khỏi tập đoàn này.

Lý do muốn thoái hết vốn khỏi Thaiholdings được bầu Thụy cho biết là nhằm cơ cấu danh mục đầu tư.

Việc thoái vốn của bầu Thụy diễn ra trong bối cảnh giá THD liên tục giảm mạnh. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/5, giá THD mất tới 7,83% còn 53.000 đồng/cổ phiếu - cũng là mức giá thấp nhất của mã này trong 52 tuần. Tại mức thị giá này, THD đã chiết khấu tới hơn 53% trong vòng một tháng và giảm gần 70% trong vòng 3 tháng gần đây.

THD từng là một trong mã cổ phiếu có thị giá cao nhất thị trường, đạt đỉnh giá 277.000 đồng vào thời điểm đóng cửa phiên 31/12/2021 và nếu so với đỉnh thì thị giá THD đã giảm gần 81%.

Trong một diễn biến gần đây, Hội đồng quản trị Thaiholdings đã thông qua phương án Tập đoàn Thaigroup (công ty con của Thaiholdings) hoàn trả số tiền 840 tỷ đồng đã giao dịch từ Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh theo đúng quy định pháp luật, đồng thời nhận lại cổ phần của Công ty Cổ phần Bình Minh Group, chủ sở hữu dự án 11A Cát Linh, kèm hồ sơ pháp lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dự án.

Đại gia Nguyễn Ảnh Nhượng Tống đăng ký bán hết cổ phiếu Yeah1

Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Yeah1 (mã chứng khoán: YEG) vừa bất ngờ đăng ký thoái toàn bộ vốn tại công ty do ông sáng lập.

Cụ thể, nhà sáng lập Yeah1 đăng ký bán hơn 4 triệu cổ phiếu YEG tương ứng 12,89% vốn điều lệ Yeah1 từ ngày 1 đến ngày 10/6. Nếu giao dịch diễn ra thành công, ông Tống sẽ không còn là cổ đông của công ty này.

Chủ tịch Yeah1 có động thái thoái vốn trong bối cảnh doanh nghiệp này chuẩn bị tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, dự kiến diễn ra vào ngày 15/6 tới. Giao dịch của ông Tống theo đó dự kiến kết thúc trước khi phiên họp thường niên diễn ra. Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên, doanh nghiệp này sẽ kết thúc nhiệm kỳ HĐQT 2018-2022 và thực hiện bầu thành viên HĐQT cho nhiệm kỳ 2022-2027.

Đáng chú ý, cũng trong ngày 26/5, bà Trần Uyên Phương thông báo đã bán 4,1 triệu cổ phiếu YEG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Yeah1. Sau giao dịch này, tỷ lệ sở hữu của Phó Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát giảm từ 14% xuống còn 0,8%. Bà Phương không còn là cổ đông lớn của Yeah1.

Ông Lương Trí Thìn gom vào 5 triệu cổ phiếu DXG

Ông Lương Trí Thìn - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh - vừa thông báo mua thành công 5 triệu cổ phiếu DXG của tập đoàn này từ ngày 27/4 đến ngày 20/5. Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh trên sàn.

Trong khoảng thời gian diễn ra giao dịch của ông Lương Trí Thìn, giá cổ phiếu DXG giảm từ 34.700 đồng xuống 26.950 đồng/cổ phiếu. Tính từ đỉnh 46.500 đồng/cổ phiếu thiết lập tại ngày 29/3, DXG đã mất giá hơn 40%.

Việc ông Lương Trí Thìn tăng sở hữu tại Đất Xanh cũng diễn ra trong bối cảnh trên thị trường diễn ra nhiều đồn đoán liên quan đến lãnh đạo công ty này và phía doanh nghiệp đã phải liên tục đăng thông tin phủ nhận.

Adblock test (Why?)


Bầu Thụy gây sốc và động thái trái ngược từ đại gia Nguyễn Văn Tuấn - Báo điện tử Dân Trí
Read More

Saturday, May 28, 2022

Vinamilk khởi công tổ hợp trang trại, nhà máy kết hợp du lịch hơn 3.000 tỷ - VnExpress

Sơn LaTổ hợp thiên đường sữa Mộc Châu gồm trang trại, nhà máy chế biến sữa công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái, khởi công sáng nay (28/5).

Công ty cổ phần Giống Bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) và Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) ra mắt và khởi công dự án Tổ hợp thiên đường sữa Mộc Châu. Lễ khởi công có sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính (giữa) và đại diện Vinamilk, lãnh đạo tỉnh có mặt tại sự kiện khởi công. Ảnh: Ngọc Thành

Thủ tướng Phạm Minh Chính (giữa) và đại diện Vinamilk, lãnh đạo tỉnh có mặt tại sự kiện khởi công. Ảnh: Ngọc Thành

Tổ hợp thiên đường sữa Mộc Châu là hệ sinh thái nông nghiệp khép kín, gồm trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái và nhà máy chế biến sữa công nghệ cao. Dự án có diện tích quy hoạch 150 ha và tổng vốn đầu tư dự kiến 1.000 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thiện giai đoạn 1 vào năm 2024. Đây là một trong những dự án về nông nghiệp công nghệ cao có quy mô đầu tư lớn nhất từ trước đến nay, theo mô hình "Thiên đường sữa" mà Vinamilk và Mộc Châu Milk tiên phong giới thiệu tại Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại sự kiện khởi công. Ảnh: Ngọc Thành

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại sự kiện khởi công. Ảnh: Ngọc Thành

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết: "Chủ trương của Đảng là phát triển, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh và bền vững. Nhiệm vụ của Vinamilk, Mộc Châu Milk và Sơn La là phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa kinh tế số, đa dạng hoá chuỗi cung ứng. Hi vọng Vinamilk với thành công ở nhiều địa phương, sẽ tiếp tục thành công ở Sơn La, với một tâm thế mới, một thế hệ Vinamilk mới".

Chia sẻ về tầm nhìn của dự án, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk kiêm Chủ tịch HĐQT Mộc Châu Milk cho biết, tổ hợp dự án với trang trại sinh thái, bò sữa công nghệ cao và nhà máy chế biến sữa hiện đại, đạt chuẩn quốc tế sẽ là hạt nhân để phát triển ngành sữa địa phương và đưa thương hiệu sữa Mộc Châu ngày càng lớn mạnh.

Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk kiêm Chủ tịch HĐQT Mộc Châu Milk. Ảnh: Ngọc Thành

Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk kiêm Chủ tịch HĐQT Mộc Châu Milk. Ảnh: Ngọc Thành

"Dự án đặc biệt tại Mộc Châu được kỳ vọng không chỉ biến nơi đây thành thủ phủ của ngành chăn nuôi bò sữa phía Bắc, mà còn tạo nên một mô hình kinh tế độc đáo, chưa từng có từ trước đến nay là chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa công nghệ cao, theo định hướng phát triển kinh tế bền vững. Đây được xác định là dự án chiến lược của Vinamilk và Mộc Châu Milk, làm thay đổi diện mạo ngành chăn nuôi bò sữa truyền thống tại địa phương, trở thành điểm nhấn về du lịch, kinh tế tại Mộc Châu , Sơn La", bà Mai Kiều Liên nhấn mạnh.

Dự án gồm 2 hạng mục chính. Trong đó, trang trại bò sữa công nghệ cao có quy mô đàn bò 4.000 con bò sữa, với vốn đầu tư 700 tỷ đồng, dự kiến cung cấp 20 triệu lít sữa tươi mỗi năm làm nguyên liệu cho nhà máy sữa. Trang trại sử dụng công nghệ hiện đại, máy móc thiết bị được đầu tư đạt các tiêu chuẩn mới nhất Châu Âu, Mỹ... đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường.

Các khách mời thực hiện nghi lễ khởi công tổ hợp thiên đường sữa. Ảnh: Ngọc Thành

Các khách mời thực hiện nghi lễ khởi công tổ hợp thiên đường sữa. Ảnh: Ngọc Thành

Khu du lịch, cảnh quan sinh thái đồng cỏ có vốn đầu tư 300 tỷ đồng gồm các công trình dịch vụ tiện ích, văn hóa nghệ thuật, trải nghiệm tìm hiểu hoạt động chăn nuôi bò sữa góp phần giới thiệu văn hoá, lịch sử, đặc sản của địa phương và quảng bá thương hiệu Sữa Mộc Châu. Khu vực đồng cỏ rộng lớn kết nối với trang trại, cung cấp nguồn nguyên liệu thức ăn tươi xanh, chuẩn quốc tế cho đàn bò sữa 4.000 con.

Ngoài ra, Mộc Châu Milk còn đầu tư thêm 150 tỷ đồng để nâng cấp, mở rộng quy mô Trung tâm Giống bò sữa Mộc Châu 2 hiện có từ lên 2.000 con bò sữa, giúp gia tăng nguồn sữa tươi nguyên liệu và con giống cho thị trường trong nước.

Hạng mục thứ 2 là nhà máy chế biến sữa công nghệ cao Mộc Châu, có diện tích 26ha, tổng mức đầu tư 2 giai đoạn của nhà máy này là 2.000 tỷ đồng, với công suất thiết kế ước đạt gần 500 tấn sữa mỗi ngày (giai đoạn 1 và có thể nâng lên 1.000 tấn một ngày trong giai đoạn 2).

Nhà máy được thiết kế mô hình kiến trúc xanh phù hợp với cảnh quan thiên nhiên Mộc Châu; ứng dụng công nghệ 4.0 toàn diện trong hệ thống quản lý và vận hành với các tiêu chuẩn quốc tế. Nhà máy cũng sẽ được đầu tư những công nghệ ưu việt giúp bảo vệ môi trường sinh thái, tiết kiệm tài nguyên, đảm bảo các chỉ tiêu về phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Hữu Đông - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Sơn La kỳ vọng dự án sau khi đi vào hoạt động sẽ đem lại lợi ích cho nhà đầu tư, góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp chế biến, giá trị xuất khẩu hàng hoá của tỉnh, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho lao động địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh phát triển. "Theo định hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế số, phát triển nhanh và bền vững, tỉnh Sơn La sẽ phối hợp với Vinamilk tiếp tục tập trung nguồn lực trong quá trình phát triển dự án", đại diện tỉnh chia sẻ.

Đầu năm 2020, Mộc Châu Milk chính thức trở thành thành viên của Vinamilk. Dự án Tổ hợp thiên đường sữa Mộc Châu hội tụ các thế mạnh từ hơn 65 năm gắn bó và phát triển chăn nuôi bò sữa của Mộc Châu Milk, cùng nguồn lực tài chính, quản trị và kinh nghiệm của Vinamilk trong việc xây dựng 13 nhà máy và 13 trang trại bò sữa trên cả nước. Trong đó, các mô hình nổi bật là Resort Bò sữa 4.0, Trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm.

Phong Vân

Adblock test (Why?)


Vinamilk khởi công tổ hợp trang trại, nhà máy kết hợp du lịch hơn 3.000 tỷ - VnExpress
Read More

Giới trẻ TP HCM nô nức 'check in' ở lễ hội trái cây 'Trên bến dưới thuyền' - Người Lao Động

Gần 8 giờ sáng, chị Văn Thị Bích Loan (ngụ quận 8) và bạn hào hứng dạo quanh các gian hàng. Trong bộ áo bà ba duyên dáng, hai chị em vui vẻ tạo dáng chụp hình bên cạnh gian hàng trưng bày linh vật rồng – phụng làm từ trái cây. 

"Nay là ngày cuối tuần nên chị em rủ nhau "check in" lễ hội, đến đây mới thấy rất nhiều nhóm bạn trẻ cũng đi dạo, cũng mặc áo bà ba, quần đen để chụp hình giống mình" – chị Loan hào hứng. 

Giới trẻ TP HCM nô nức check in ở lễ hội trái cây Trên bến dưới thuyền - Ảnh 1.

Tạo dáng chụp hình bên linh vật bằng trái cây

Khu vực này có 180 gian hàng trưng bày đặc sản Nam Bộ, bao gồm các loại trái cây, bánh dân gian, hàng thủ công mây tre lá… 

Nhiều bạn trẻ thích thú trải nghiệm gói bánh ú tại gian hàng của Hội Phụ nữ khu phố 3, phường 5, quận 8. Bánh được gói và nấu trực tiếp để bán cho khách tham quan với giá 100 đồng/chục 12 cái. 

Giới trẻ TP HCM nô nức check in ở lễ hội trái cây Trên bến dưới thuyền - Ảnh 2.

Nhiều bạn trẻ hào hứng trải nghiệm gói bánh ú

Giới trẻ TP HCM nô nức check in ở lễ hội trái cây Trên bến dưới thuyền - Ảnh 3.

Bánh gói xong sẽ được nấu tại chỗ và bán cho khách tham quan

Bà Nguyễn Thị Thu Hoa, Phó Chủ tịch UBND quận 8, cho biết đây là lần đầu tiên UBND quận tổ chức Tuần lễ trái cây "Trên bến dưới thuyền" từ ngày 28-5 đến 4-6 tại tuyến đường Bến Bình Đông ở phường 13, phường 14.

Lễ hội này nhằm phát huy tối đa thế mạnh của quận 8 về điều kiện tự nhiên, nét đặc trưng văn hóa truyền thống riêng có "trên bến dưới thuyền" gắn với Đề án Chiến lược phát triển ngành văn hóa TP HCM giai đoạn 2020 - 2035, phân kỳ thực hiện giai đoạn 2022 - 2025.

Tuần lễ trái cây "Trên bến dưới thuyền" góp phần tôn vinh những thành quả lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nâng tầm thương hiệu trái cây Nam Bộ; qua đó quảng bá tiềm năng điểm đến du lịch của quận 8, từng bước nâng tầm quy mô thành Lễ hội trái cây truyền thống "Trên bến dưới thuyền" là một trong những sự kiện lễ hội văn hóa của TP HCM.

"Trong số 180 gian hàng được ban tổ chức phân bố và lắp đặt sẵn, có 10 gian hàng mây tre lá trưng bày sản phẩm đặc sản của 2 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và 170 gian hàng nhà bạt kinh doanh trên bến dưới thuyền" - bà Hoa thông tin.

Giới trẻ TP HCM nô nức check in ở lễ hội trái cây Trên bến dưới thuyền - Ảnh 4.

Nghệ nhân nhà vườn chăm sóc cặp linh vật rồng - phụng làm bằng trái cây

Lễ hội cũng là nơi để nông dân nhà vườn thể hiện sự sáng tạo với các gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm được chế biến từ các loại trái cây; gian hàng triển lãm, trình diễn nghệ thuật chưng mâm ngũ quả, linh vật từ cây - củ - quả của Vĩnh Long, Bến Tre; gian hàng biểu diễn trò chơi dân gian (nặn tò he), tạo hình bong bóng nghệ thuật; gian hàng gói, nấu bánh ú lá tre.

Một số hình ảnh tại lễ hội:

Giới trẻ TP HCM nô nức check in ở lễ hội trái cây Trên bến dưới thuyền - Ảnh 5.
Giới trẻ TP HCM nô nức check in ở lễ hội trái cây Trên bến dưới thuyền - Ảnh 6.
Giới trẻ TP HCM nô nức check in ở lễ hội trái cây Trên bến dưới thuyền - Ảnh 7.
Giới trẻ TP HCM nô nức check in ở lễ hội trái cây Trên bến dưới thuyền - Ảnh 8.
Thanh Nhân - Lê Vĩnh

Adblock test (Why?)


Giới trẻ TP HCM nô nức 'check in' ở lễ hội trái cây 'Trên bến dưới thuyền' - Người Lao Động
Read More

Friday, May 27, 2022

Giám đốc CDC Đắk Lắk nhận từ Công ty Việt Á bao nhiêu tiền? - Người Lao Động

Đến trưa 27-5, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk vẫn đang tiến hành khám xét tại trụ sở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh để tiếp tục điều tra về hành vi vi phạm quy định trong đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Giám đốc CDC Đắk Lắk nhận từ Công ty Việt Á bao nhiêu tiền? - Ảnh 1.

Cơ quan chức năng thi hành các quyết định khởi tố, lệnh bắt tạm giam tại CDC Đắk Lắk.

Theo nguồn tin riêng của phóng viên Báo Người Lao Động, từ tháng 7-2020 đến tháng 11-2021, CDC Đắk Lắk đã tạm ứng 87.497 kit test Covid-19 của một số công ty. Sau đó, các cá nhân thuộc CDC Đắk Lắk đã hợp thức hóa hồ sơ bằng 4 gói thầu mua sắm rồi thanh toán hơn 13 tỉ đồng cho Công ty CP Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) và một số công ty khác.

Việc mua sắm, thanh toán với đơn giá cao hơn nhiều so với giá thành chi phí sản xuất thực tế của Công ty Việt Á, gây thiệt hại tài sản của nhà nước hơn 6 tỉ đồng. Trong đó, sau khi CDC Đắk Lắk thanh toán, Việt Á đã chuyển cho bà Đinh Lê Lê Na (nhân viên kinh doanh của công ty này tại Đắk Lắk và Tây Nguyên) để chi cho các cá nhân ở CDC Đắk Lắk với tổng số tiền hơn 3 tỉ đồng.

Giám đốc CDC Đắk Lắk nhận từ Công ty Việt Á bao nhiêu tiền? - Ảnh 2.

Ông Trịnh Quang Trí ký vào các biên bản

Cụ thể, chi cho ông Trịnh Quang Trí (Giám đốc CDC Đắk Lắk) hơn 1,32 tỉ đồng, chi cho ông Trần Thanh Mỹ (Trưởng phòng Tài chính - Kế toán) hơn 240 triệu đồng, chi cho ông Đặng Minh Tuyết (Phó Khoa Xét nghiệm) 81 triệu đồng và bà Trần Thị Nguyên Hằng (nhân viên khoa xét nghiệm) hơn 1,36 tỉ đồng.

Giám đốc CDC Đắk Lắk nhận từ Công ty Việt Á bao nhiêu tiền? - Ảnh 3.

Các cá nhân tại CDC Đắk Lắk nhận tổng cộng hơn 3 tỉ đồng "hoa hồng" của Công ty Việt Á

Như Người Lao Động Online đã phản ánh, ngày 27-5, VKSND tỉnh Đắk Lắk đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với ông Trịnh Quang Trí, ông Trần Thanh Mỹ, ông Đặng Minh Tuyết, bà Trần Thị Nguyên Hằng, bà Trần Thị Mai Anh (nhân viên Khoa Dược) và bà Đinh Lê Lê Na.

Trong đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk quyết định bắt tạm giam đối với 3 người, gồm: Ông Trịnh Quang Trí, ông Trần Thanh Mỹ và bà Trần Thị Nguyên Hằng.

C. Nguyên

Adblock test (Why?)


Giám đốc CDC Đắk Lắk nhận từ Công ty Việt Á bao nhiêu tiền? - Người Lao Động
Read More

Thursday, May 26, 2022

Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống đăng ký thoái toàn bộ vốn Yeah1 - Cafef.vn

Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch Tập đoàn Yeah1 ( HoSE:YEG ) đăng ký bán toàn bộ hơn 4 triệu cổ phiếu YEG theo phương thức giao dịch thỏa thuận/khớp lệnh từ ngày 1/6 đến 10/6.

Trước đó, đầu năm nay, ông Tống đã bán 3,7 triệu đơn vị YEG, giảm lượng sở hữu từ 7,7 triệu cổ phần (tỷ lệ 24,7%) xuống 4 triệu cổ phần (tỷ lệ 12,9%) theo phương thức thỏa thuận. Số lượng cổ phiếu này bằng số cổ phần bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát thông báo đã mua trong cùng ngày. Sau giao dịch, bà Phương trở thành cổ đông lớn với 4,5 triệu cổ phần, tương đương 14,3% vốn.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu YEG kết phiên giao dịch ngày 26/5 tại mức 16.600 đồng/cp, giảm 46,5% so với mức đỉnh 31.000 đồng/cp đầu tháng 3.

Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống đăng ký thoái toàn bộ vốn Yeah1 - Ảnh 1.

Về Tập đoàn Yeah1, kết thúc quý I, doanh thu thuần giảm 76,6% còn 67,5 tỷ đồng. Lãi sau thuế đạt 839,9 triệu đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 47,9 tỷ đồng. Đơn vị lý giải mức tăng trưởng lợi nhuận này là do thu nhập khác từ việc thắng vụ kiện pháp lý với một bên đối tác nước ngoài hơn 17 tỷ đồng

Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ ghi nhận ở mức 872,2 triệu đồng, cùng kỳ lỗ 45,6 tỷ đồng. Năm nay, kế hoạch kinh doanh đơn vị đặt ra bao gồm doanh thu hợp nhất 588 tỷ đồng, giảm 46% so với thực hiện năm trước; lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 24,7 tỷ đồng, tăng 25%. Theo đó, kết thúc 3 tháng đầu năm, doanh thu đạt 11,5% còn lợi nhuận hoàn thành 3,5% kế hoạch năm.

Adblock test (Why?)


Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống đăng ký thoái toàn bộ vốn Yeah1 - Cafef.vn
Read More

Việt Nam được nâng hạng tín nhiệm S&P, triển vọng 'ổn định' - Tuổi Trẻ

Việt Nam được nâng hạng tín nhiệm S&P, triển vọng ổn định - Ảnh 1.

Tỉ lệ tiêm chủng ngừa COVID-19 ấn tượng là một trong những yếu tố khiến tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings nâng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam - Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo Bộ Tài chính, tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings (S&P) nâng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam trên cơ sở ghi nhận nền kinh tế đang trên đà phục hồi vững chắc trong bối cảnh Chính phủ gỡ bỏ các hạn chế di chuyển trong nước và xuyên biên giới, tỉ lệ tiêm chủng được cải thiện ấn tượng và bước chuyển linh hoạt trong chính sách kiểm soát COVID-19.

Sự cải thiện rõ rệt về quy trình, thủ tục hành chính của Chính phủ, đặc biệt liên quan đến chất lượng quản trị các khoản nợ được bảo lãnh, cùng với triển vọng kinh tế mạnh mẽ; vị thế đối ngoại vững vàng và thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bất chấp gián đoạn do đại dịch là những yếu tố quan trọng khiến S&P quyết định nâng hạng cho Việt Nam.

Triển vọng "Ổn định" thể hiện dự báo của S&P trong vòng 12-24 tháng tiếp theo kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi, vượt qua các khó khăn, thách thức do đại dịch trong 2 năm qua, góp phần củng cố vị thế đối ngoại và kiềm chế thâm hụt ngân sách.

S&P cũng đánh giá thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng nhanh chóng vài năm gần đây với mức tăng trưởng thực 10 năm là 4,8%, cao hơn rõ rệt so với mức trung bình các quốc gia với mức thu nhập tương đồng.

Tổ chức này còn dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam khoảng 6,9% với xu hướng dài hạn là 6,5% - 7% từ năm 2023. Ổn định kinh tế vĩ mô cùng với các lợi thế cạnh tranh về lao động, tiêu chuẩn giáo dục được cải thiện và nhân khẩu học thuận lợi là động lực chính tăng cường sức hấp dẫn ở khu vực chế biến, chế tạo đối với các doanh nghiệp toàn cầu, tạo động lực tăng trưởng xuất khẩu và đẩy mạnh tiêu dùng.

Về mặt xã hội, S&P ghi nhận Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ qua, góp phần tăng cường mối liên kết bền chặt giữa Chính phủ và nhân dân.

Trong lĩnh vực tài khóa, S&P đánh giá nền tài chính công của Việt Nam vẫn duy trì trạng thái ổn định, kể cả trong bối cảnh tình hình thu, chi của ngân sách gặp áp lực nhất định trước tác động của đại dịch.

S&P dự báo thâm hụt ngân sách có thể gia tăng tạm thời với việc triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tuy vậy đánh giá dư địa chính sách vẫn dồi dào trong bối cảnh nợ công giảm mạnh.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp và tác động sâu sắc từ đại dịch, Việt Nam là một trong hai quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương được nâng bậc tín nhiệm kể từ đầu năm đến nay.

Adblock test (Why?)


Việt Nam được nâng hạng tín nhiệm S&P, triển vọng 'ổn định' - Tuổi Trẻ
Read More

Điều tra bổ sung vụ án cựu thứ trưởng Y tế Cao Minh Quang - VnExpress

VKS yêu cầu điều tra bổ sung vụ án cựu thứ trưởng Y tế Cao Minh Quang thiếu trách nhiệm để Công ty Dược Cửu Long hưởng hơn 3,84 triệu USD trong sản xuất thuốc cúm H5N1.

Quyết định được VKSND Tối cao ra ngày 23/5, thời gian điều tra bổ sung không quá hai tháng. VKS cho rằng cần làm rõ hành vi sai phạm có dấu hiệu thiếu trách nhiệm của ông Nguyễn Việt Hùng, cựu cục Phó quản lý Dược, Bộ Y tế, trong việc kiểm tra Công ty Dược Cửu Long. Từ đó dẫn đến việc Dược Cửu Long giữ lại 3.848.000 USD mà không báo cáo Bộ Y tế.

Ông Hùng vừa bị tuyên 3 năm tù trong vụ VN Pharma buôn thuốc ung thư giả.

VKS còn yêu cầu Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) tiếp tục đôn đốc giải mật tài liệu để làm căn cứ giải quyết vụ án. Trước đó, tại kết luận điều tra, C03 cho rằng trong hồ sơ vụ án có một số văn bản thuộc tài liệu bí mật nhà nước nên đã đề nghị Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Tài chính thực hiện song chưa có kết quả.

Trong vụ án này, ông Quang cùng ba cấp dưới ở Bộ Y tế là ông Nguyễn Nam Liên, cựu phó Vụ Kế hoạch Tài chính; Dương Huy Liệu, cựu vụ trưởng Kế hoạch Tài chính; Phạm Thị Minh Nga, cựu Kế toán trưởng Ban quản lý kế hoạch phòng chống dịch cúm A, bị C03 đề nghị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 3 điều 360 Bộ luật Hình sự.

Cùng vụ án, C03 đề nghị truy tố Lương Văn Hóa, Tổng giám đốc Công ty Dược Cửu Long cùng ba người dưới quyền Nguyễn Thanh Tòng, cựu phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính; Nguyễn Văn Thanh Hải, nguyên kế toán trưởng và Ngô Hữu Hiếu Nghĩa, cựu giám đốc Chi nhánh TP HCM kiêm Giám đốc Xuất nhập khẩu về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo khoản 3 điều 356 Bộ luật Hình sự.

Cựu Thứ trưởng Y tế Cao Minh Quang. Ảnh:VTV

Cựu Thứ trưởng Y tế Cao Minh Quang. Ảnh:VTV

Theo kết luận, năm 2005, dịch cúm A (H5N1) diễn biến phức tạp nên Bộ Y tế đặt mục tiêu đến 30/6/2006 sẽ dự trữ đủ 30 triệu viên Oseltamivir. Bộ Y tế sau đó được Chính phủ giao nhiệm vụ mua, dự trữ thuốc và phối hợp cùng Bộ Tài chính thẩm định, phê duyệt giá thuốc sản xuất trong nước để mua theo kế hoạch.

Khi triển khai, Bộ Y tế thành lập Hội đồng thẩm định cơ sở và lựa chọn Công ty Dược Cửu Long tham gia sản xuất thuốc Oseltamivir. Cơ quan liên ngành sau nhiều lần thẩm định đã thống nhất giá mỗi viên Oseltamivir là 27.765 đồng.

Đầu năm 2006, dịch H5N1 cơ bản được khống chế nên Bộ Y tế điều chỉnh giảm số lượng thuốc Oseltamivir dự trữ, trong đó hợp đồng mua với Công ty Dược Cửu Long giảm từ 13 triệu xuống 5 triệu viên. Mỗi viên giá 27.765 đồng.

Từ tháng 2 đến tháng 4/2006, Dược Cửu Long đã nhập 520 kg nguyên liệu Oseltamivir với giá 9,1 triệu USD của Công ty Mambo (Singapore). Cửu Long đã thanh toán 5,25 triệu USD cho bên bán, còn lại 3,84 triệu USD được trả chậm 6 tháng kể từ ngày nhận hàng.

Nguyên liệu nhập về, Dược Cửu Long sản xuất được 2,5 triệu viên, còn lại lưu trữ dưới dạng nguyên liệu 257 kg. Do giá nguyên liệu giảm, Tổng giám đốc Hóa đã chỉ đạo cấp dưới đề nghị Công ty Mambo "bớt" 3,84 triệu USD (tương đương hơn 61 tỷ đồng). Việc này ông Hóa không báo cáo Bộ Y tế.

Căn cứ hồ sơ nhập hàng, Bộ Y tế đã nhiều lần thanh toán cho Dược Cửu Long với tổng số hơn 143 tỷ đồng. Số tiền này chưa bao gồm chi phí gia công của 257 kg nguyên liệu chưa sản xuất.

Năm 2007, để thanh quyết toán kinh phí phòng chống dịch, bà Nga đã trình ông Liệu và Liên ký biên bản thanh lý hợp đồng với Dược Cửu Long. Cả ba người này bị cho rằng đã không rà soát, không phát hiện Công ty Dược Cửu Long được giảm giá 3,84 triệu USD.

Bị can Nguyễn Nam Liên (trái) và Dương Huy Liệu. Ảnh: Bộ Công an

Bị can Nguyễn Nam Liên (trái) và Dương Huy Liệu. Ảnh: Bộ Công an

Một năm sau, Bộ Y tế thành lập ban chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan thuốc cúm do Thứ trưởng Cao Minh Quang làm trưởng ban. Tuy nhiên ông Quang đã không chỉ đạo kiểm tra, làm rõ khoản tiền 3,84 triệu USD mà Dược Cửu Long nợ nhà cung cấp trước khi báo cáo Chính phủ.

Kết quả điều tra xác định, đến nay Dược Cửu Long vẫn chưa thanh toán 3,84 triệu USD tiền mua nguyên liệu Oseltamivir cho Công ty Mambo. Khi được hỏi về quan điểm xử lý, Bộ Tài chính cho rằng, đây là khoản chênh lệch giá nên về nguyên tắc thì Dược Cửu Long phải nộp lại cho ngân sách nhà nước.

Về trách nhiệm dân sự, Công ty Dược Cửu Long bị đề nghị phải nộp lại ngân sách nhà nước 3.848.000 USD. Bị can Hóa và các đồng phạm ở Cửu Long có trách nhiệm liên đới bồi thường số tiền này.

Phạm Dự

Adblock test (Why?)


Điều tra bổ sung vụ án cựu thứ trưởng Y tế Cao Minh Quang - VnExpress
Read More

Wednesday, May 25, 2022

Lo sợ khả năng cao bị hủy niêm yết, nhà đầu tư tháo chạy khỏi cổ phiếu 'họ FLC' - Tuổi Trẻ

Lo sợ khả năng cao bị hủy niêm yết, nhà đầu tư tháo chạy khỏi cổ phiếu họ FLC - Ảnh 1.

Cổ phiếu FLC bị giảm sàn trong phiên 26-5 - Ảnh: B.MAI

"Tôi vô sau mà đến giờ vẫn bị âm hơn 26%, xanh lét hết rồi, quá đáng sợ. Bỏ chạy, không thể chịu nữa, càng giữ càng lỗ, tâm lý càng bất an", chị M.H. (nhà đầu tư) chia sẻ trong tâm trạng buồn rầu khi trót ôm cổ phiếu FLC, đồng thời quyết định bán cắt lỗ vào sáng nay 26-5.

Ngay khi vừa mở phiên giao dịch hôm nay, cả 3 cổ phiếu thuộc "họ FLC" gồm FLC (Tập đoàn FLC), ROS (Xây dựng FLC Faros) và HAI (Nông dược HAI) đều lập tức bị rớt xuống giá sàn. Số lượng cổ phiếu bị dư bán sàn lên đến hàng chục triệu đơn vị và có xu hướng tăng dần, không có người mua.

Sự việc diễn ra ngay sau khi Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) ra quyết định đưa 3 cổ phiếu trên từ diện "kiểm soát" sang diện "hạn chế giao dịch" từ ngày 1-6, tức không còn được mua bán vào phiên sáng mà chỉ được giao dịch vào phiên chiều. 

Nguyên nhân vì cả ba doanh nghiệp liên quan đều chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 quá 45 ngày so với thời hạn quy định.

Kể từ khi ông Trịnh Văn Quyết bị phanh phui vụ bán chui cổ phiếu FLC và bị bắt cùng với hàng loạt nhân sự cấp cao khác, sóng gió liên tục bủa vây khiến cổ phiếu "họ FLC" liên tục lao dốc.  

Tính từ khi lập đỉnh vào đầu tháng 1 đến nay, riêng mã FLC đã bị giảm một mạch từ 22.550 đồng xuống còn 6.200 đồng/cổ phiếu (-73%). Ở mã ROS tình hình cũng không khả quan khi giảm từ 16.000 đồng xuống 4.100 đồng/cổ phiếu (-74%). Từ đỉnh cao 9.900 đồng, mã HAI cũng bị giảm xuống còn 3.170 đồng/cổ phiếu (-69%).

Đã quá 45 ngày so với quy định, cả ba doanh nghiệp trên vẫn chưa nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 về cho HoSE, nên không ít nhà đầu tư bày tỏ lo ngại về khả năng cao cổ phiếu sẽ bị hủy niêm yết. 

Một trong những giả thuyết đang được đặt ra về nguyên nhân bị hủy niêm yết là do tổ chức kiểm toán không chấp nhận thực hiện kiểm toán, hoặc có ý kiến không chấp nhận, hoặc từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức niêm yết vì không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp để làm cơ sở đưa ra kết luận về báo cáo tài chính của công ty niêm yết.

Trước đó, theo báo cáo tài chính tự công bố (chưa kiểm toán), Tập đoàn FLC cho biết lũy kế cả năm 2021 doanh thu thuần đạt hơn 6.770 tỉ đồng và lãi sau thuế 83,6 tỉ đồng. FLC Faros cũng báo đạt doanh thu thuần gần 2.500 tỉ đồng, lãi ròng 95,2 tỉ đồng - tăng mạnh so với kết quả thực hiện chưa đến 1 tỉ đồng của năm liền trước. 

Mới đây phía Nông dược HAI cũng tự công bố lại báo cáo tài chính quý cuối cùng của năm 2021, trong đó điều chỉnh số liệu từ lỗ 1,5 tỉ đồng sang lỗ hơn 672 tỉ đồng. Điều này cũng dẫn đến khoản lợi nhuận sau thuế cả năm qua ghi nhận mức âm hơn 664 tỉ đồng - mức lỗ sâu nhất từ trước đến nay. 

Chưa nộp báo cáo tài chính kiểm toán 2021, Nông dược HAI liên tục đưa ra nhiều lý do, như trong quá trình lập báo cáo tài chính thấy có một số hạng mục phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng dịch COVID-19, nên cần thêm thời gian đánh giá lại. 

Hay do cả đơn vị kiểm toán độc lập và nhân sự kế toán của công ty đều bị nhiễm COVID-19 trong giai đoạn chốt báo cáo. Rồi chưa khắc phục xong sự cố về hệ thống lưu trữ.

Riêng báo cáo tài chính quý đầu năm 2022, Nông dược HAI lần lữa nộp chậm với lý do hệ thống lưu trữ dữ liệu và phần mềm kế toán gặp sự cố. 

Theo lịch sử thị trường chứng khoán, phần lớn giá của các cổ phiếu trước khi bị hủy niêm yết đều bị lao dốc mạnh, thanh khoản chạm đáy, đôi khi không xuất hiện giao dịch. 

Một số trường hợp khác xuất hiện tin đồn công ty sẽ tái cấu trúc, "ông lớn" vào thâu tóm, nên nhiều người vẫn lao vào mua như thiêu thân rồi sau đó bị "thiêu rụi" tài sản. Cho đến thời điểm hiện tại vẫn cần thời gian để có câu trả lời chính xác về số phận tiếp theo của các cổ phiếu FLC, ROS và HAI.

Adblock test (Why?)


Lo sợ khả năng cao bị hủy niêm yết, nhà đầu tư tháo chạy khỏi cổ phiếu 'họ FLC' - Tuổi Trẻ
Read More

Giá vàng hôm nay 26/5: Thời điểm nhạy cảm, vàng biến động mạnh - VietNamNet

Giá vàng trong nước

Mở cửa thị trường ngày 26/5, giá vàng 9999 hôm nay của SJC tại Hà Nội giảm 100 nghìn đồng ở cả chiều mua vào và bán ra so với kết thúc phiên giao dịch hôm qua. Cụ thể, lúc 9h25' ngày 26/5, vàng 9999 được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji và SJC giao dịch như sau:

Mua vào Bán ra
SJC Hà Nội 68 triệu đồng/lượng 69,02 triệu đồng/lượng
SJC TP.HCM 68 triệu đồng/lượng 69 triệu đồng/lượng
Doji Hà Nội 67,95 triệu đồng/lượng 68,95 triệu đồng/lượng
Doji TP.HCM 67,95 triệu đồng/lượng 68,95 triệu đồng/lượng

Bảng giá vàng SJC và DOJI cập nhật lúc 9h25' ngày 26/5

Kết thúc phiên giao dịch 25/5, giá vàng 9999 trong nước được SJC và Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:

SJC Hà Nội: 68,10 triệu đồng/lượng - 69,12 triệu đồng/lượng

Doji Hà Nội:  67,90 triệu đồng/lượng -  68,80 triệu đồng/lượng

SJC TP.HCM: 68,10 triệu đồng/lượng - 69,10 triệu đồng/lượng 

Doji TP.HCM: 67,90 triệu đồng/lượng -  68,80 triệu đồng/lượng

Giá vàng quốc tế

Tới 9h35' hôm nay (ngày 26/5, giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.850,8 USD/ounce, giảm 11,2 USD/ounce so với đêm qua. Giá vàng giao tương lai tháng 6 trên sàn Comex New York ở mức 1.854,1 USD/ounce, giảm 9,9 USD/ounce so với đêm qua.

dien-bien-gia-vang-the-gioi-26-05-2022
Diễn biến giá vàng thế giới

Đêm 25/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.862 USD/ounce. Vàng giao tháng 6 trên sàn Comex New York ở mức 1.864 USD/ounce.

Giá vàng thế giới đêm 25/5 thấp hơn khoảng 1,7% (33 USD/ounce) so với đầu năm 2021. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 52,2 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 17,7 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 25/5.

Giá vàng trên thị trường quốc tế quốc tế biến động mạnh, tăng giảm cả triệu đồng/lượng khi giới đầu tư đồn đoán về khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất mạnh.

gia-vang-hom-nay-26-05-2022
Giá vàng biến động mạnh.

Giá vàng giảm khá nhanh trên phạm vi toàn thế giới trong bối cảnh các nhà đầu tư chờ đợi biên bản cuộc họp của Fed với đồn đoán về khả năng cơ quan  này sẽ tăng mạnh lãi suất vào tháng 9.

Trong các cuộc họp tháng 6 và 7, những tín hiệu trên thị trường cho thấy, Fed sẽ tăng lãi suất mỗi lần 50 điểm phần.

Hiện tại, điều mà nhiều người quan tâm là lạm phát tại Mỹ và châu Âu sẽ được kiểm soát như thế nào, khi nào thì đi xuống và trong thời gian bao lâu. Lạm phát tại nhiều nước khu vực châu Au vẫn tăng ở mức 2 con số.

Thông thường, vàng được chọn là tài sản phòng ngừa lại lạm phát. Tuy nhiên, khi Fed đẩy nhanh việc tăng lãi suất thì đồng USD có thể tăng mạnh, qua đó tác động tiêu cực tới vàng. Đà lãi suất tại Mỹ lại làm tăng chi phí nắm giữ vàng.

Về lâu dài, lãi suất tăng lên lại khiến kinh tế Mỹ suy giảm, qua đó kéo đồng USD đi xuống và vàng khi đó được hưởng lợi.

Dự báo giá vàng

Vàng hiện chịu nhiều yếu tố tác động trái chiều và biến động không có xu hướng rõ ràng. Các chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed kéo đồng USD đi lên và đẩy giá vàng đi xuống. Tuy nhiên, đồng USD cũng chịu áp lực giảm khá mạnh khi mà đồng euro được dự báo tăng giá.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde vừa có thông báo cho biết, lãi suất tại khu vực sử dụng đồng euro có thể sẽ ở mức cao nhất vào cuối quý III/2022. Thoogn tin này có thể sẽ khiến đồng bạc xanh bị bán mạnh và giảm xuống.

Sự hồi phục của chứng khoán Mỹ sau một thời gian bị bán tháo cũng có thể kéo dòng tiền ra khỏi vàng.

V. Minh

Một buổi chiều, vàng ‘bay’ hơn một triệu, xuống ngưỡng 68 triệu đồng/lượngGiá vàng trong nước hôm nay (25/5) quay đầu giảm mạnh sau 4 phiên tăng liên tiếp. Chỉ trong nửa ngày, giá vàng đã bốc hơi hơn 1 triệu đồng mỗi lượng, về ngưỡng 68 triệu đồng/lượng, mức thấp nhất hai tháng qua.

Adblock test (Why?)


Giá vàng hôm nay 26/5: Thời điểm nhạy cảm, vàng biến động mạnh - VietNamNet
Read More

Chủ tịch nước: Vì sao thu ngân sách tăng cao trong khi kinh tế, doanh nghiệp còn rất khó khăn? - Tuổi Trẻ

Chủ tịch nước: Vì sao thu ngân sách tăng cao trong khi kinh tế, doanh nghiệp còn rất khó khăn? - Ảnh 1.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn thông tin từ báo Tuổi Trẻ ra sáng 25-5 khi phát biểu tại buổi thảo luận - Ảnh: H.P.

Sáng 25-5, các đại biểu Quốc hội thảo luận tổ về kinh tế - xã hội, quyết toán ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và việc kéo dài thời hạn áp dụng nghị quyết xử lý nợ xấu.

Phát biểu tại đoàn TP.HCM, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng doanh nghiệp và người dân cả nước còn khó khăn. 

Chủ tịch nước đề nghị cần nhìn thực chất: "Vì sao ngân sách nhà nước tăng rất cao trong khi nền kinh tế, doanh nghiệp còn rất khó khăn sau đại dịch? Đây là điều cực kỳ bất thường trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng thấp nhất trong nhiều thập kỷ do tác động của COVID-19. Khó khăn của doanh nghiệp là không thể bàn cãi khi nền kinh tế bị phong tỏa".

Nói về tình hình thị trường chứng khoán, Chủ tịch nước cho rằng vừa qua có nhiều yếu tố tác động khiến thị trường chứng khoán đã “bốc hơi” mạnh. Chứng khoán là kênh huy động vốn quan trọng, nhưng gần đây xuống rất nguy cơ, mất hơn 50 tỉ USD trong thời gian ngắn, trong khi FDI vào mạnh nhưng cũng chỉ đem vào sản xuất trên 10 tỉ USD. 

“Nói điều này để thấy rằng cần có những biện pháp tốt hơn, phương thức hỗ trợ thị trường chứng khoán tốt hơn nữa để ổn định kênh này. Đối với doanh nghiệp hiện có hai kênh quan trọng, một là tín dụng, hai là trái phiếu. Trái phiếu bản chất không phải xấu, chỉ có điều chúng ta điều phối, kiểm soát thế nào cho nó tốt, bởi những thị trường vốn này rất quan trọng đối với doanh nghiệp”, ông nói.

Nói về gói kích thích kinh tế, Chủ tịch nước cho rằng Đảng và Nhà nước đã có chủ trương xử lý một số vấn đề và thấy được khó khăn của doanh nghiệp, người lao động. Tuy nhiên việc triển khai các gói hỗ trợ rõ ràng chậm. 

“Nếu như gói hỗ trợ không kịp thời sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động nghèo, đúng như bài báo đăng trên báo Tuổi Trẻ của đồng chí Nguyễn Thị Lệ là đừng để lạm phát cuốn trôi người nghèo”, ông nói. 

Kết luận lại các vấn đề, Chủ tịch nước nêu: “Những vấn đề trên đang đặt ra cho chúng ta chuyện để chúng ta có sự lo lắng chung, đừng quá lạc quan, đừng chủ quan trong sự phát triển trong bối cảnh kinh tế có nhiều yếu tố phức tạp như hiện nay. Kinh tế có nhiều yếu tố phải được đề cao xử lý chủ động, đan ghép, nhuần nhuyễn chính sách và hiểu biết sâu sắc trong điều hành, quản lý mới thoát khỏi được tình hình phức tạp”.

Chủ tịch nước: Vì sao thu ngân sách tăng cao trong khi kinh tế, doanh nghiệp còn rất khó khăn? - Ảnh 2.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 25-5 - Ảnh: H.P.

Phát biểu trước đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nói sau chống dịch, chúng ta ghi nhận, tôn vinh lực lượng y tế như những người hùng. Nhưng những tháng gần đây, chúng ta tiến hành thanh tra, kiểm tra việc mua sắm thuốc men, trang thiết bị y tế.

Theo ông Mãi, bây giờ trên truyền thông, trên mạng xã hội, trong xã hội đang có xu hướng: người ta nhìn bất kỳ cái gì, bất cứ việc mua sắm nào của y tế cũng đều có chủ ý sai phạm. Từ đây dẫn tới hình ảnh, uy tín của ngành, sau khi là người hùng trong chống dịch thì bây giờ như là những người sẵn sàng vi phạm vì lợi ích của mình.

Ông Mãi nêu thực trạng bây giờ các cơ sở y tế sợ không dám mua sắm dẫn đến thiếu thuốc men, trang thiết bị, như vậy việc chăm sóc sức khỏe cho người dân không bảo đảm. "Đây là việc tôi cho rằng rất cấp bách, chúng ta cần trao đổi để có giải pháp tức thì", ông nói.

Ông cũng đề nghị với Quốc hội, Chính phủ trong thời gian tới phải tập trung đẩy nhanh hơn nữa việc triển khai các gói phục hồi kinh tế, đi vào cuộc sống để phát huy tác dụng. Các bộ, ngành trung ương tháo gỡ hơn nữa các khó khăn, vướng mắc của các địa phương, doanh nghiệp để làm sao các doanh nghiệp thực sự phục hồi.

"Đặc biệt, chúng tôi đề nghị trung ương, Chính phủ hết sức quan tâm cho vấn đề xã hội và các hỗ trợ để bảo đảm an sinh xã hội", ông phát biểu.

Adblock test (Why?)


Chủ tịch nước: Vì sao thu ngân sách tăng cao trong khi kinh tế, doanh nghiệp còn rất khó khăn? - Tuổi Trẻ
Read More

Tuesday, May 24, 2022

Ô tô điện VinFast vô tư lội nước trong khi nhiều xe xăng "chôn chân" - Báo điện tử Dân Trí

Không sử dụng động cơ đốt trong như ô tô truyền thống nên khả năng lội nước của xe điện nhỉnh hơn đáng kể. Dù vậy, đoạn video ghi lại cảnh chiếc xe VinFast VF e34 được "thực chiến" trong điều kiện ngập sâu ở Hà Nội vẫn nhận được sự quan tâm của nhiều người.

Ô tô điện VinFast lội nước bất chấp nhiều xe xăng chết máy vì ngập.

Hình ảnh cho thấy nước ngập gần hết bánh chiếc VinFast VF e34 nhưng xe vẫn có thể vượt qua một cách nhẹ nhàng. Đặc biệt tại một số đoạn đường ngập sâu, chiếc ô tô điện đi còn tạo sóng khiến nước tràn lên ngang nắp ca-pô, tuy nhiên điều đó dường như không làm khó mẫu xe của VinFast.

Đoạn video được chú ý hơn nữa khi có sự tương phản: một số ô tô truyền thống đang "chôn chân" mà nhiều khả năng do chết máy giữa đường. Điều này cũng tạo ra nhiều tranh luận trên mạng xã hội.

"Xem quảng cáo ô tô điện ở nước ngoài lội nước trên Internet nhiều rồi nhưng nay mới thấy người Việt Nam "test" thực tế và lại còn với sản phẩm Việt nữa. Xét riêng về khoản này thì xe xăng khó lòng có cửa, thêm phần tự tin khi đi lại khi mùa mưa về", tài khoản Vũ Hoàng bình luận trong một nhóm Facebook. 

Trong khi đó, nick Giang Anh thì cho rằng xe đi được qua đường ngập là một chuyện nhưng các hệ lụy sau đó cũng là vấn đề đáng bàn. "Nhiều mẫu xe gầm cao, cộng thêm người lái có kỹ năng cũng có thể đi qua đoạn đường ngập nước tương tự. Vấn đề ở đây còn là nguy cơ nước vào sàn xe, các bộ phận không hỏng ngay nhưng về lâu dài mới rõ", bình luận nêu.

Nước tới nắp ca-pô, xe điện VinFast VF e34 vẫn di chuyển bình thường.

Trên website của VinFast, hãng cho biết "VF e34 được trang bị loại pin lithium-ion (NCA) đạt tiêu chuẩn IP67, đảm bảo an toàn khi di chuyển trong trời mưa hoặc đường ngập, giúp người dùng yên tâm hơn trong quá trình sử dụng".

Tuy nhiên, thương hiệu ô tô Việt cũng khuyến cáo "người dùng không nên chủ quan khi di chuyển ô tô điện đi đường ngập sâu trong thời gian dài, vượt quá điều kiện cho phép để hạn chế rủi ro xảy ra". 

Với các thiết bị công nghệ, chống nước được xem là một tính năng mở rộng của nhà sản xuất để người dùng an tâm hơn khi sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, thường các lỗi dẫn đến hỏng do bị nước vào sẽ không được bảo hành. Với ô tô điện, không kể phần động cơ và pin thì còn nhiều bộ phận khác có nguy cơ hỏng, rỉ sét, bốc mùi… nếu ngập nước.

Adblock test (Why?)


Ô tô điện VinFast vô tư lội nước trong khi nhiều xe xăng "chôn chân" - Báo điện tử Dân Trí
Read More

Sunday, May 22, 2022

Giới nhà giàu Nga 'biến mất' tại Davos - Zing News

Giao tranh Ukraine khiến những gì liên quan tới Nga không còn ở hội nghị năm nay của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, bao gồm giới nhà giàu Nga cùng những bữa tiệc thường thấy.

Hội nghị trực tiếp đầu tiên trong hai năm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) sẽ trở lại vào ngày 22/5 tại địa điểm như thường lệ: Khu nghỉ dưỡng Davos trên rặng núi Alps của Thụy Sĩ. Nhưng Davos lần này sẽ không như mọi năm.

Khác biệt đầu tiên là về thời tiết. Vì diễn đàn WEF năm nay không diễn ra vào cuối tháng một như thường lệ, giới giàu có và quyền lực tụ hội ở đây sẽ không còn phải chịu những cơn gió đông lạnh buốt của rặng núi Alps.

Nhưng lơ lửng bên trên diễn đàn lần này còn là cuộc xung đột diễn ra cách đó hàng trăm dặm tại Ukraine. Cuộc giao tranh ấy đã đặt dấu chấm hết cho hàng chục năm Nga có sự hiện diện và tầm ảnh hưởng lớn tại Davos.

Chỉ trong thoáng chốc, bất cứ thứ gì có chút “Nga” trở thành điều cấm kỵ và WEF cũng không ngoại lệ. Davos năm nay sẽ là diễn đàn WEF đầu tiên tại Thụy Sĩ kể từ năm 1991 không có sự tham gia của bất cứ quan chức hoặc lãnh đạo doanh nghiệp nào tới từ Nga.

gioi nha giau Nga tai Davos anh 1

Khu nghỉ dưỡng Davos tại Thụy Sĩ, nơi tổ chức hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Ảnh: AFP.

Không có người Nga tại Davos năm nay

Suốt một thời gian dài, sự hiện diện của nước Nga tại Davos đã tăng dần cả về số lượng lẫn mức độ gây chú ý, thu hút nhiều nhân vật nặng ký như cựu Tổng thống Dmitry Medvedev vào năm 2011 hay ông Vladimir Putin vào năm 2009, thời điểm ông Putin là thủ tướng Nga.

Nhưng lúc này, các doanh nghiệp Nga hiện không còn là đối tác chiến lược của WEF, trong khi nhóm tập đoàn quốc tế này trước đó từng đóng vai trò lớn trong lịch trình các sự kiện tại Davos, với mức phí họ bỏ ra lên tới 615.000 USD/năm.

Ngôi nhà Nga (“Russia House”) - địa điểm chính thức của nước Nga tại Davos và là nơi tiếp đón lượng khách đông đảo trong các chuỗi sự kiện của WEF vào những năm trước - thậm chí còn không diễn ra công tác chuẩn bị.

Trong hội nghị trực tiếp gần nhất tại Davos vào năm 2020, giới tài phiệt Nga có sự tham gia đông thứ 3 tính theo số lượng tỷ phú. Nhưng tương lai của họ tại Davos đã tan vỡ sau khi nhà sáng lập WEF, ông Klaus Schwab và Chủ tịch Borge Brende hôm 27/2 ra tuyên bố chỉ trích hành động của Nga.

gioi nha giau Nga tai Davos anh 2

Nhà tài phiệt kim loại của Nga, ông Oleg Deripaska và CEO ngân hàng VTB của Nga, ông Andrey Kostin tại Davos vào năm 2015. Ảnh: Bloomberg.

Tuyên bố ấy tương phản rõ rệt so với khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014. Sự hiện diện của quan chức Nga tại Davos khi ấy có ít đi nhưng giới tỷ phú và lãnh đạo doanh nghiệp của nước này thì không.

Đặt chân đến rặng núi Alps vào năm 2015, chủ tịch và CEO ngân hàng VTB của Nga, ông Andrey Kostin cho biết “chúng tôi có bạn bè ở đây: Bạn bè Ukraine, bạn bè châu Âu và bạn bè Mỹ”.

Tuy quan hệ kinh doanh chịu ảnh hưởng vì lệnh trừng phạt, “điều đó không ảnh hưởng tới các mối quan hệ cá nhân”, ông Kostin, gương mặt thân quen tại Davos, khi ấy cho biết.

Cùng năm 2015, VTB tổ chức tiệc tối tại khách sạn InterContinental trong khu nghỉ dưỡng. Dù không đình đám như những sự kiện do nhà tài phiệt kim loại của Nga, ông Oleg Deripaska tổ chức qua các năm, bữa tiệc của VTB cũng thu hút đông người tham gia, trong đó có ông Schwab.

Khi ấy, ông Schwab từng nói mình muốn góp mặt để thể hiện với “những người bạn Nga của chúng tôi rằng họ được hoan nghênh tại Davos” và “Nga dù sao cũng là nước rất quan trọng tại châu Âu”.

Nhưng cũng chính ông Schwab là người ra quyết định cấm mọi công dân Nga tham gia Davos vào năm nay.

gioi nha giau Nga tai Davos anh 3

Nhà sáng lập WEF, ông Klaus Schwab (trái) cùng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Davos năm 2020. Ảnh: Shutterstock.

Davos đang tàn lụi?

Không điều gì trực tiếp thách thức thế giới quan của Davos như “chiến dịch quân sự” tại Ukraine.

Tuy Nga là đối thủ chiến lược của Mỹ và châu Âu trong nhiều năm, quan hệ kinh tế giữa Nga và phương Tây cũng rất sâu sắc. Hàng trăm tập đoàn đa quốc gia có hoạt động kinh doanh tại Nga và châu Âu còn là nhà nhập khẩu dầu lớn từ Nga.

Nhưng giao tranh vẫn bùng nổ giữa lòng châu Âu, buộc nhiều người ủng hộ toàn cầu hóa phải xem xét lại giới hạn của việc lấy chủ nghĩa tư bản thị trường tự do làm công cụ để thúc đẩy thế giới hài hòa.

“Một trong những ý tưởng lớn của WEF là sự thịnh vượng chung về kinh tế sẽ đưa thế giới xích lại gần nhau hơn”, ông Rich Lesser, Chủ tịch toàn cầu công ty tư vấn Boston Consulting Group của Mỹ, nói. “Rất đáng buồn là điều đó khó hơn nhiều so với kỳ vọng của chúng ta”.

Trong quá khứ, hội nghị WEF từng đóng vai trò trung gian hòa giải. Chính tại diễn đàn này, vào năm 1988, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký Tuyên bố Davos, đánh dấu thời kỳ mới trong cải thiện quan hệ giữa hai kẻ thù lâu năm.

gioi nha giau Nga tai Davos anh 4

Nhân viên kiểm tra một chai champagne tại quán bar khách sạn InterContinental, Davos. Ảnh: Bloomberg.

Nhưng năm nay, sẽ không có bất cứ cuộc đối thoại nào giữa Ukraine và Nga tại Davos. Thay vào đó, sẽ chỉ có một nhóm quan chức Ukraine tìm cách níu giữ sự chú ý của thế giới vào cuộc giao tranh, bao gồm bài phát biểu trực tuyến của Tổng thống Volodymyr Zelensky.

Một số người lo ngại quyết định cấm người Nga tham gia sẽ ảnh hưởng tới danh tiếng của Davos - vốn được biết tới là nơi mà mọi tiếng nói đều sẽ được lắng nghe.

“Đây là nơi mà mọi người đều được mời đúng không?”, ông Ian Bremmer, nhà khoa học chính trị người Mỹ thường xuyên dự hội nghị thường niên của WEF, nói. “Nhưng bất chợt nó không còn như vậy nữa”.

Ông Schwab cho biết ông hy vọng tình hình sẽ thay đổi. “Khi chúng tôi cắt đứt quan hệ, tôi cũng chủ động liên hệ để nói ‘diễn đàn này sẽ dành cho việc xây dựng cầu nối ở bất cứ thời điểm nào trong tương lai’”, ông nói. “Chúng tôi muốn là người xây dựng cầu nối”.

Nhưng hiện chưa rõ thời điểm ấy sẽ tới vào lúc nào, khi mà cuộc giao tranh tại Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu sẽ kết thúc. Đi cùng với đó là những câu hỏi như liệu đây sẽ là xung đột tách biệt hay là khởi đầu cho quá trình tái điều chỉnh chiến lược của cường quốc trên thế giới.

Davos đã chết

Do dịch Covid-19, đây là năm thứ 2 liên tiếp hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) bị hoãn, lần này là vì sự xuất hiện của biến chủng Omicron.

Cuộc tìm kiếm ý nghĩa của chủ nghĩa tư bản ở Davos giữa khủng hoảng

Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos năm nay đánh dấu nửa thế kỷ đầy biến động của chính trị và kinh tế, giữa bối cảnh chủ nghĩa tư bản rơi vào khủng hoảng và hoài nghi.

giới nhà giàu Nga tại Davos Mỹ Trung Đông Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos đã chết

Adblock test (Why?)


Giới nhà giàu Nga 'biến mất' tại Davos - Zing News
Read More

Giá vàng hôm nay 27/1/2024: Vàng đảo chiều tăng trở lại - Báo Công Thương

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, ...