Rechercher dans ce blog

Saturday, April 30, 2022

Đà Nẵng có thêm sản phẩm du lịch kinh tế đêm trên bãi biển Mỹ An - Tuổi Trẻ

Đà Nẵng có thêm sản phẩm du lịch kinh tế đêm trên bãi biển Mỹ An - Ảnh 1.

Tối 30-4, Đà Nẵng đã chính thức giới thiệu sản phẩm du lịch mới tại bãi biển đêm Mỹ An - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Tối 30-4, Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng đã tổ chức lễ khai mạc Bãi biển đêm Mỹ An. Đây là sản phẩm du lịch mới nằm trong chương trình Khai trương mùa du lịch biển Đà Nẵng 2022 để phục vụ người dân, du khách.

Theo đó, tại bãi biển này sẽ tổ chức các hoạt động, dịch vụ lưu động như bán thức ăn nhanh, nước giải khát, massage trị liệu, chiếu phim bãi biển… trong khung thời gian từ 8h đến 24h.

Đây được xem là sản phẩm để đánh thức kinh tế đêm, tránh tình trạng du khách phải đi ngủ sớm vì thiếu sản phẩm vui chơi, giải trí vào ban đêm ở khu vực ven biển. 

Việc chọn khu vực bãi biển Mỹ An để phát triển du lịch đêm sẽ tạo sự thuận lợi cho du khách vì có vị trí ngay kề khu "phố Tây" An Thượng, nơi tập trung du khách nước ngoài đến lưu trú và vui chơi. 

Theo ông Nguyễn Đức Vũ - trưởng Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng, đây là một sản phẩm mới được giới thiệu trong chương trình năm nay bên cạnh các sự kiện văn hóa, thể thao trong dịp Khai trương mùa du lịch biển Đà Nẵng. 

"Việc chọn vị trí gần khu phố du lịch An Thượng, chúng tôi mong muốn du khách sẽ trải nghiệm nhiều điều thú vị về đêm trong một không gian liên kết từ phố ra biển. Du khách sẽ có thêm nhiều lựa chọn để không phải đi ngủ sớm khi tới thăm các khu vực được chọn nhằm phát triển kinh tế đêm", ông Vũ cho biết.

Nằm trong chuỗi sự kiện được tổ chức trong lễ năm nay, dọc bãi biển Đà Nẵng tổ chức các khu tham quan trang trí, sắp đặt thuyền thúng, ván lướt, mô hình nón nấm... 

Ngoài ra Đà Nẵng cũng tổ chức các chương trình, hoạt động như thả diều nghệ thuật Danang Fly, không gian vườn bia, chợ phiên đồ cổ Đà Thành… để phục vụ du khách.

Đà Nẵng có thêm sản phẩm du lịch kinh tế đêm trên bãi biển Mỹ An - Ảnh 2.

Các sản phẩm, dịch vụ sẽ được tổ chức ngay trên bãi cát với mong muốn mang đến không gian mới lạ cho du khách - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Đà Nẵng có thêm sản phẩm du lịch kinh tế đêm trên bãi biển Mỹ An - Ảnh 3.

Trên bãi biển sẽ tổ chức các dịch vụ lưu động như bán nước giải khát, massage trị liệu, chiếu phim bãi biển… - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Đà Nẵng có thêm sản phẩm du lịch kinh tế đêm trên bãi biển Mỹ An - Ảnh 4.

Một điểm "check-in" trên bãi tắm Mỹ An về đêm - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Đà Nẵng có thêm sản phẩm du lịch kinh tế đêm trên bãi biển Mỹ An - Ảnh 5.

Đà Nẵng tập trung phát triển các sản phẩm để đánh thức kinh tế đêm, tránh tình trạng du khách phải đi ngủ sớm vì thiếu sản phẩm vui chơi, giải trí vào ban đêm ở khu vực ven biển - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Đà Nẵng có thêm sản phẩm du lịch kinh tế đêm trên bãi biển Mỹ An - Ảnh 6.

Một điểm bán đồ ăn nhanh được tổ chức lưu động để vừa phục vụ du khách, vừa di chuyển đảm bảo không gian thông thoáng khi cần - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Đà Nẵng có thêm sản phẩm du lịch kinh tế đêm trên bãi biển Mỹ An - Ảnh 7.

Khu vực bãi biển đêm Mỹ An được tổ chức ngay bên trục đường Võ Nguyên Giáp - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Đà Nẵng có thêm sản phẩm du lịch kinh tế đêm trên bãi biển Mỹ An - Ảnh 8.

Khu phố du lịch An Thượng cũng vừa được đầu tư làm mới vỉa hè để đón khách quốc tế trở lại - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Cùng khai phá tiềm năng tỉ đô của Cùng khai phá tiềm năng tỉ đô của 'kinh tế đêm'

TTO - Chiều 21-4, Phú Quốc United Center - quần thể vui chơi giải trí hàng đầu Đông Nam Á - đã chính thức vận hành ở TP Phú Quốc, hướng tới hành trình trở thành trung tâm kinh tế - du lịch của phía Nam với mô hình 'tất cả trong một' hoạt động 24/7.

Adblock test (Why?)


Đà Nẵng có thêm sản phẩm du lịch kinh tế đêm trên bãi biển Mỹ An - Tuổi Trẻ
Read More

Bộ Xây dựng: Giá nhà đất tăng cao so với thu nhập người dân - VnExpress

Theo Bộ Xây dựng giá nhà, đất đang tăng cao so với thu nhập của người dân và tại các đô thị lớn hầu như không còn căn hộ chung cư dưới 25 triệu đồng một m2.

Báo cáo vừa công bố của Bộ Xây dựng cho biết giá căn hộ chung cư tại các địa phương đều có xu hướng tăng với tỷ lệ bình quân khoảng 3% so với cuối 2021. Tại Hà Nội, giá nhà chung cư tăng khoảng 4-5% cao hơn so với TP HCM – hiện tăng ở mức khoảng 1-2%.

Bên cạnh đó, các dự án nhà ở thương mại tại khu vực trung tâm của các đô thị lớn hầu như không còn căn hộ với mức giá dưới 25 triệu đồng một m2. Nếu có, chỉ còn một số ít tại các dự án nằm ở các quận, huyện xa trung tâm.

Ví dụ, tại Hà Nội là dự án One 18 Ngọc Lâm giá 26 triệu đồng một m2, Eurowindow River Park giá khoảng 25 triệu đồng một m2, dự án Anland Premium Dương Nội giá 30 triệu đồng một m2.

Tại TP HCM, các dự án có giá dưới 30 triệu đồng một m2 tương đối hiếm. Tại Đà Nẵng, dự án The Ori Garden (quận Liên Chiểu) có giá khoảng 21 triệu đồng một m2.

Tuy nhiên, ngay cả khi có căn hộ với giá khoảng 25 triệu đồng một m2, thậm chí thuộc dạng nhà ở xã hội, người lao động thu nhập thấp vẫn khó sở hữu.

Theo phản hồi của nhiều công nhân tại TP HCM hôm 24/4 về vấn đề nhà ở, với mức thu nhập trung bình 7-8 triệu đồng một tháng, họ không có khả năng mua được nhà ở xã hội với mức giá 25 triệu đồng một m2 (tương đương 1-1,6 tỷ đồng một căn).

Tại một hội thảo gần đây, luật sư Nguyễn Vĩnh Quỳnh thuộc Công ty Luật hợp danh Minh Bạch, cũng nói rằng các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi về nhà xã hội vốn không có khả năng mua, thuê loại nhà này.

Theo đó, mức giá nhà ở xã hội trung bình 15 triệu đồng một m2, có khu vực lên đến 21 - 25 triệu đồng một m2 bản chất là quá cao so với các đối tượng nằm trong diện ưu đãi. Mức giá này chỉ có thể phù hợp với những đối tượng có thu nhập trung bình trở lên.

Bộ Xây dựng cũng cho biết, hiện các sản phẩm trên thị trường chủ yếu là căn hộ chung cư trung cấp với mức giá 30-50 triệu đồng một m2.

Đơn cử, tại Hà Nội, Sunshine Garden (Hai Bà Trưng) có giá khoảng 37,1 triệu đồng một m2, Hapulico Complex (Thanh Xuân) là 33,8 triệu đồng một m2, Sunshine City (Bắc Từ Liêm) có giá khoảng 41,8 triệu đồng một m2.

Còn TP HCM, các dự án An Gia Skyline (quận 7) có giá khoảng 38,6 triệu đồng một m2, Happy Valley (quận 7) có giá khoảng 47,6 triệu đồng một m2.

Tại hai thành phố lớn này cũng xuất hiện nhiều dự án có vị trí đặc biệt với mức giá chào bán rất cao 100-200 triệu đồng một m2 như dự án Thảo Điền Green tại quận 2, TP HCM, Empire City – The Monarch tại Khu đô thị Thủ Thiêm....

Với nhà ở riêng lẻ, đất nền, Bộ Xây dựng cho biết, biên độ tăng cao hơn so với căn hộ chung cư, bình quân tăng khoảng 5-10% so với quý trước.

Cuối tháng 3, tại một số địa phương, các vùng ven Hà Nội, TP HCM, Thái Bình, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Đà Nẵng, Đồng Nai... lại có hiện tượng giá và lượng giao dịch đất nền tăng nhanh, một số nơi mức giá tăng 15 – 20% so với cuối năm 2021. Diễn biến này tương tự thời điểm cuối quý I, đầu quý II/2021, nhưng mức độ lan rộng và biên độ tăng giá thấp hơn.

Cụ thể, tại Hà Nội, các khu vực Vành đai 4 đi qua huyện Hoài Đức như gần Cụm công nghiệp Dương Liễu, cầu vượt Song Phương có giá khoảng hơn 100 triệu đồng một m2; khu vực gần dự án Vinhomes Wonder Park Đan Phượng giá khoảng 150 triệu đồng một m2; Khu vực đầu cầu Nhật Tân phía Đông Anh, giá khoảng hơn 200 triệu đồng một m2...với những lô đẹp mặt đường lớn.

Ở TP HCM, giá đất nền tại Thủ Thiêm Villa (quận 2) có giá khoảng 125,3 triệu đồng một m2; The EverRich III (quận 7) có giá khoảng 117,5 triệu đồng một m2; Đông Tăng Long (quận 7) có giá khoảng 64,4 triệu đồng một m2; Hoàng Anh Minh Tuấn (quận 9) có giá khoảng 91,5 triệu đồng một m2...

Đức Minh

Adblock test (Why?)


Bộ Xây dựng: Giá nhà đất tăng cao so với thu nhập người dân - VnExpress
Read More

Hồ sơ khai lại thuế chuyển nhượng BĐS tăng lên 2-5 lần, dân lúng túng, làm thế nào cho “thấu tình, thuận lý”? - Cafef.vn

Hơn 60.000 hồ sơ thuế phải khai lại

Theo Bộ này, trong thời gian vừa qua có một số phản ánh ở một số nơi cán bộ thuế gây khó khăn, nhũng nhiễu cho người dân, doanh nghiệp. Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Thuế khẩn trương tham mưu giải pháp để xác định sát giá thị trường bất động sản nhằm tránh thất thu thuế.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng yêu cầu Tổng cục Thuế tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm của công chức. Hằng quý có báo cáo đánh giá kết quả công tác chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản; kết quả thanh tra các hồ sơ người nộp thuế khai bổ sung nhưng không thay đổi giá chuyển nhượng.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn, trong giai đoạn 1/1/2021 đến 15/1/2022, cơ quan thuế các cấp đã thực hiện đấu tranh chống thất thu với 233.983 tổ chức, cá nhân có hồ sơ chuyển nhượng bất động sản qua đó tăng thu hơn 500 tỷ đồng và chỉ tính riêng giai đoạn 1/1/2022 đến 31/3/2022, cơ quan thuế các cấp đã thực hiện đấu tranh với 60.289 hồ sơ, số thu tăng hơn 326 tỷ đồng.

Cụ thể, tại TP. Hà Nội năm 2021 tăng 550 tỷ đồng so với năm 2020, tỷ lệ tăng 24% trong khi lượng hồ sơ tăng 11,7%. Tại Tp.HCM năm 2021 tăng 20% với năm 2020, 3 tháng đầu năm 2022 tăng 57,11% so với cùng kỳ. Cá biệt qua đấu tranh tại một số địa phương, các tổ chức cá nhân đã kê khai giá chuyển nhượng bất động sản tăng từ 2-5 lần so với giá kê khai ban đầu.

Hồ sơ khai lại thuế chuyển nhượng BĐS tăng lên 2-5 lần, dân lúng túng, làm thế nào cho “thấu tình, thuận lý”? - Ảnh 1.

Thực tế, việc siết 2 giá trong kê khai chuyển nhượng BĐS đang dẫn tới việc hồ sơ chuyển nhượng BĐS ùn ứ trong khi xác định giá thị trường để tính thuế khá mông lung.

Việc các chi cục thuế tại Tp.HCM siết tình trạng mua bán nhà đất "hai giá" là cần làm để tránh thất thu thuế nhà nước và đã mang lại kết quả tốt khi tiền thuế thu thêm rất lớn. Tuy nhiên, việc kê khai lại giá tính thuế trong chuyển nhượng bất động sản đã phát sinh nhiều vấn đề.

Mới đây, ngành thuế ở Long An đang trả lại hàng trăm hồ sơ nộp thuế chuyển nhượng BĐSvì cho rằng giá kê khai thấp hơn giá thị trường. Điều đáng nói, giá kê khai đều cao hơn giá đất do UBND tỉnh này công bố. Không chỉ Long An mà tại rất nhiều địa phương, trong đó có TP.HCM, việc tính thuế chuyển nhượng BĐS đang rối rắm, gây nhiều phiền toái, bức xúc cho người dân.

Đại diện Hội Tư vấn và đại lý thuế Tp.HCM từng cho rằng, hiện các địa phương trả hồ sơ lại rất nhiều vì cho rằng khi bán một căn nhà nhưng người dân khai giá thấp hơn thực tế, hoặc cán bộ cảm thấy giá mua bán kê khai thuế thấp nên yêu cầu khai lại. Khi ra quyết định này, cơ quan thuế dựa vào dữ liệu của các giao dịch tương đương hoặc gần đó để tham chiếu và căn cứ vào bảng giá đất mà các địa phương ban hành để giá mua bán không thấp hơn bảng giá này. Nhưng bảng giá đất thường thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường.

Tuy nhiên giá nào là giá thị trường thì cơ quan thuế cũng không giải thích được mà chỉ nói chung chung rằng giá thị trường là giá tham chiếu các giao dịch gần đó. Một giải pháp nữa hiện nay dùng để xác định giá thị trường là dựa vào bảng thẩm định giá của các công ty thẩm định giá độc lập. Nhưng cho dù áp dụng cách nào thì vẫn chưa phản ánh đúng giá thị trường hiện nay.

Làm cách nào "thuận tình, hợp lý"?

Chia sẻ trên báo chí, luật sư Nguyễn Bích Trâm, Đoàn Luật sư TP.HCM cho hay, giá chuyển nhượng BĐS là căn cứ tính thuế. Trường hợp trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá hoặc giá trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng, thì giá chuyển nhượng được xác định theo bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định.

Nhưng vấn đề hiện nay là, không có văn bản nào quy định hợp đồng chuyển nhượng không được ghi thấp hơn giá giao dịch thực tế, thậm chí hợp đồng còn có thể không cần ghi giá chuyển nhượng. Vì vậy, theo bà Trâm, muốn người dân ghi đúng giá giao dịch thực tế trên hợp đồng công chứng thì trước hết phải sửa đổi pháp luật theo hướng rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu. Việc yêu cầu ghi đúng giá thực tế cao, đòi hỏi theo giá thị trường, thì cũng nên xem xét giảm thuế chuyển nhượng bất động sản. Lý do là, cách đánh thuế hiện nay là tính khoán, chứ không đúng bản chất thuế thu nhập.

Ls sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư Tp.HCM cũng quan điểm, các địa phương cần xây dựng ngay bảng giá tính thuế cho BĐS để công khai, minh bạch, chứ không thể mãi dựa vào sự trung thực của người kê khai nộp thuế, cũng không thể cứ mãi để tình trạng chi cục thuế trả lại hồ sơ vì thửa đất bên cạnh bán với giá cao hơn.

Theo LS Phượng, không thể hồ sơ nào ngành thuế cũng phải đi thẩm định lại xem người dân kê khai có đúng giá thị trường hay chưa. Điều này rất tủn mủn, thậm chí không đủ người để làm, nên mới có tình trạng hồ sơ bị dồn ở các chi cục thuế.

Nhiều chuyên gia trong ngành ủng hộ việc cơ quan thuế chống thất thu trong lĩnh vực này nhưng cần phải xem lại cách làm hiện nay chưa được hiệu quả, nhiều khi "làm quá" mà vi phạm luật và gây thiệt hại cho người dân.

Hồ sơ khai lại thuế chuyển nhượng BĐS tăng lên 2-5 lần, dân lúng túng, làm thế nào cho “thấu tình, thuận lý”? - Ảnh 2.

Một số chuyên gia đưa giải pháp, nên giải pháp tốt nhất là có lộ trình buộc các cá nhân hay tổ chức khi chuyển nhượng BĐS đều phải qua ngân hàng, không dùng tiền mặt để có cơ sở chứng minh giá mua bán. Bước tiếp theo là có lộ trình xây dựng bảng giá đất theo giá thị trường. Từ đây, khi tính thuế sẽ có một biên độ để người dân khai thuế cao hoặc thấp hơn so với biên độ đó được xem là hợp lệ.

Còn LS Trần Minh Cường, Giám đốc điều hành Công ty luật Solution & Partners cũng cho rằng ngành thuế nên đưa ra một bảng giá đất cụ thể theo từng năm để áp dụng tính thuế, bởi hiện nay cơ quan thuế áp thuế theo giá thị trường sẽ không chính xác vì thị trường luôn biến động theo hình sin, hơn nữa giá rao bán và giá khớp mua bán khác nhau, người mua và người bán giá nào sẽ không bao giờ có con số chính xác, kể cả giao dịch qua ngân hàng. Hiện nay việc áp dụng tính thuế nhà đất đã làm chậm tiến độ thủ tục sang tên chuyển nhượng của nhân dân mà cơ quan thuế vẫn chưa giải quyết được hồ sơ theo lịch hẹn. Giải pháp căn cơ vẫn là đưa ra bảng giá tính thuế theo giá thị trường để người dân theo đó mà thực hiện.

Một số ý kiến lại cho rằng, xác định giá BĐS theo giá thị trường trước khi tính thuế là điểm "tù mù" gây ra bức xúc giữa người dân và cán bộ thuế trong thời gian qua. Đây cũng là điểm hồ sơ thuế bị kéo dài, cán bộ thuế dễ gây khó và nhũng nhiễu người dân. Trên thực tế, người dân khi giao dịch thường có tâm lý khai nửa giá thị trường để giảm số thuế phải đóng. Việc áp dụng các biện pháp nhằm tránh thất thu thuế trong giao dịch BĐS như thời gian qua là cần thiết nhưng cần làm một cách tổng thể chứ không sẽ phát sinh các hệ lụy.

Chẳng hạn, việc yêu cầu giao dịch qua tài khoản ngân hàng mà không có một chế tài nào cũng sẽ dẫn đến tình trạng thanh toán một phần bằng tiền mặt, khuyến khích sử dụng tiền mặt trong thanh toán.

Để tăng thu ngân sách liên quan BĐS,  chỉ có thể sửa luật. Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, luật Quản lý thuế năm 2019 cũng như các nghị định và thông tư về thuế thu nhập cá nhân, không có điều khoản nào có thể hiểu là hợp đồng chuyển nhượng không được ghi thấp hơn giá giao dịch thực tế. Việc ghi giá trong hợp đồng công chứng đã mặc nhiên thừa nhận suốt hàng chục năm qua chỉ loanh quanh gần sát với khung giá nhà đất.

Vì vậy, muốn người dân phải ghi đúng giá giao dịch thực tế trên hợp đồng công chứng, thì trước hết Nhà nước phải sửa đổi pháp luật theo hướng rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu và thấu tình, đạt lý. Đồng thời, Nhà nước cũng cần thực hiện nhiều việc khác để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và khả thi trong việc triển khai.

Theo đó, trong lần sửa đổi Luật đất đai tới đây cần đưa giá đất tại khung và bảng giá đất do nhà nước và địa phương quy định tiệm cận với giá thị trường thông qua một cơ chế tổ chức Hội đồng định giá đất độc lập tại các địa phương. Khi giá đất theo quy định của nhà nước dùng để tính thuế cũng ngang với giá thị trường thì không cần phải theo dõi, điều tra, giám sát, cứ mua bán đất qua hợp đồng công chứng, sang tên là mặc nhiên nộp thuế đúng, đủ.

https://ift.tt/eRuJ2c9

Adblock test (Why?)


Hồ sơ khai lại thuế chuyển nhượng BĐS tăng lên 2-5 lần, dân lúng túng, làm thế nào cho “thấu tình, thuận lý”? - Cafef.vn
Read More

Yêu cầu xem xét kiến nghị của TP.HCM về bất cập xác định giá đất - Báo Thanh Niên

Hôm qua (29.4), Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Văn Thành liên quan kiến nghị hệ số điều chỉnh giá đất của TP.HCM.

Theo đó, Phó thủ tướng giao Bộ TN-MT chủ trì, phối hợp với UBND TP.HCM và các bộ, ngành khác có liên quan, nghiên cứu các bất cập, tồn tại trong việc thực hiện các phương pháp định giá đất trên địa bàn TP để có giải pháp khắc phục, xử lý.

Trước đó, UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chấp thuận cho TP xây dựng và ban hành hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) để tính tiền sử dụng, tiền thuê đất đối với tất cả khu đất, thửa đất chứ không chỉ áp dụng đối với các khu đất có giá trị tính theo bảng giá dưới 30 tỉ đồng.

Tin liên quan

Adblock test (Why?)


Yêu cầu xem xét kiến nghị của TP.HCM về bất cập xác định giá đất - Báo Thanh Niên
Read More

Friday, April 29, 2022

Du thuyền hay buýt đường thủy cho kỳ nghỉ lễ không ra khỏi thành phố? - Zing News

Người dân và du khách có thể lựa chọn du ngoạn sông Sài Gòn với 15.000 đồng cho tuyến buýt sông hoặc hơn 100.000 đồng đến cả triệu đồng cho tour du thuyền.

Cầu Thủ Thiêm 2 vừa hoàn thành nay không còn cảnh công trường ngổn ngang, mang đến tầm nhìn mới mẻ trên sông Sài Gòn. Một chuyến ngắm TP.HCM từ sông có thể là hoạt động vui chơi đổi gió cho bạn dịp lễ này.

Hiện có các tuyến buýt đường thủy công cộng và du thuyền tham quan đưa khách đi chơi trên sông Sài Gòn.

Zing chỉ ra một số đặc điểm của từng loại hình để bạn có thể tìm ra dịch vụ phù hợp cho trải nghiệm sắp tới.


Buýt sông

Ưu điểm

Buýt sông, buýt đường thủy hay taxi nước đã phổ biến ở các nước phương Tây từ khá lâu. Đến cuối năm 2017, loại hình này được giới thiệu ở TP.HCM, với mong muốn nó trở thành phương tiện công cộng giảm tải lưu lượng giao thông đường bộ.

Sau gần 4 năm, đông đảo người dân địa phương và du khách lại hướng đến các đặc trưng của buýt sông như một hình thức khám phá thành phố từ đường thủy.

Ngày 10/12/2021, thành phố mở thêm tuyến khám phá buýt sông về đêm, mang đến thêm trải nghiệm cho du khách với phương tiện này. Trước đây, dịch vụ du ngoạn trên sông Sài Gòn về đêm chỉ có các đơn vị du thuyền khai thác.

Từ cửa sổ khoang tàu, bạn có thể thưởng thức cảnh quan xung quanh hai bờ sông Sài Gòn. Hành khách được đi lại tự do trong khoang và phía ngoài đầu tàu để đổi vị trí ngắm cảnh và chụp ảnh.

Với giá vé 15.000 đồng/khách, phương tiện buýt sông phù hợp cho mọi đối tượng sử dụng. Kèm theo đó là linh hoạt khung thời gian tàu chạy từ sáng đến tối, thường cách nhau 30 phút đến một giờ mỗi chuyến.

Hành khách có thể dễ dàng mua vé trực tiếp tại kiosk bến sông Bạch Đằng, hoặc mua vé trực tuyến một cách nhanh chóng. Ngoài ra, trên các chuyến buýt sông có bán thức uống và đồ ăn nhẹ.

Nhược điểm

Song, vì là phương tiện công cộng nên buýt sông có một số hạn chế về sự linh động, riêng tư và dịch vụ không nhiều.

Phương tiện sẽ di chuyển liên tục và chỉ cập bến để đón trả khách, không neo giữa dòng để khách thong thả ngắm cảnh như du thuyền.

du thuyen hay buyt song Sai Gon anh 2

Buýt sông bị hạn chế về không gian đứng chụp ảnh trên khoang tàu. Hành khách thường đưa thiết bị chụp ảnh qua cửa sổ có thể rơi xuống sông. Ảnh: Lê Quân.

Không gian buýt sông sẽ thiếu sự riêng tư, không nhiều vị trí để đứng chụp ảnh. Nếu một người cứ đứng mãi ở chỗ đẹp để ngắm cảnh, chụp ảnh, khiến người khác bỏ lỡ khung cảnh họ mong, hay ngại ngùng mở lời xin đứng vị trí đó.

Cuối cùng, với chi phí bình dân, ai cũng có thể đi buýt sông khiến tình trạng xếp hàng đông đúc thường xảy ra. Kể cả ngày trong tuần nhất là các chuyến cuối chiều, nhu cầu khách đi ngắm hoàng hôn trên sông tăng cao nhất trong ngày.


Du thuyền

Ưu điểm

Nhắc đến du thuyền người ta thường gắn mác với những dịch vụ “nhà giàu” xa hoa, đắt đỏ. Tại TP.HCM có những du thuyền cung cấp dịch vụ du lịch gọi chung là tàu du lịch, mở rộng cho nhiều đối tượng trải nghiệm.

Trong đó, dịch vụ ăn tối trên du thuyền khá phổ biến ở TP.HCM. Đây là hình thức tour ngắn giờ kết hợp ngắm cảnh và ẩm thực, không mới mẻ nhưng có thể là trải nghiệm “đổi gió” cho người dân và du khách.

du thuyen hay buyt song Sai Gon anh 3

Dịch vụ ăn tối "sanh chảnh" trên sông là trải nghiệm thu hút các cặp đôi, gia đình và nhóm bạn vì yên tĩnh và mát mẻ hơn trong phố. Ảnh: Bonsaicruise.

Không chỉ có ưu điểm về trải nghiệm cảnh quan như buýt sông, tàu du lịch còn mang đến nhiều sự lựa chọn hơn với đa dạng hạng tàu, hình thức phục vụ, thực đơn món ăn, hành trình, thời lượng chuyến đi…

Các hành trình ăn tối trên sông được phục vụ theo hình thức buffet, gọi món lẻ hoặc bàn tiệc với các món Á – Âu trong ánh đèn và âm nhạc như trong nhà hàng sang trọng.

Du thuyền thường có không gian mở trên boong khá rộng, không bị che khuất bởi mái che, khung cửa. Đặc điểm này phù hợp với mục đích đón gió, chụp ảnh của du khách.

Nhưng không vì thế khiến nó mất đi tính riêng tư. Mỗi tàu du lịch được thiết kế các khu khác nhau, bạn có thể chọn tàu phù hợp cho mục đích của bạn, như không gian tiệc cho cặp đôi hay gia đình, chỉ ngắm hoàng hôn mà không dùng bữa, hoặc những yêu cầu riêng khác.

Hơn nữa, tàu càng xịn thì lên ảnh càng đẹp là tiêu chí của các hành khách thích chụp ảnh “sống ảo”.

Nhược điểm

Chính vì nhiều dịch vụ cao cấp nên chi phí cho tour du thuyền đắt đỏ hơn. Hiện giá tour thấp nhất là 100.000 đồng/khách, đi trong vòng một giờ, phục vụ kèm một món đồ uống, chưa có món ăn.

Còn lại, thực khách dùng bữa ăn trên tàu thường phải chi trả trung bình từ 400.000 đồng đến hơn một triệu đồng mỗi chuyến.

du thuyen hay buyt song Sai Gon anh 4

Xét về dịch vụ và cơ sở vật chất, du thuyền hay tàu du lịch có giá thành đắt hơn buýt sông. Ảnh: SaiGonPrincess.

Bên cạnh đó, bất tiện lớn nhất của tàu du lịch là không linh động về thời gian. Các tour cố định trong 1-3 giờ, thường đi vào buổi chiều tối. Nếu khách đến trễ giờ tàu chạy thì xem như “mất trắng” vé, đồng thời không có chuyến thay thế ngay sau đó.

Vé tour tàu du lịch phải đặt trước và dễ hết chỗ, nhất là vào các dịp đặc biệt như lễ, tết hoặc sự kiện bắn pháo hoa trên sông Sài Gòn.

Một hạn chế khác là tàu sẽ xuất phát từ cảng Sài Gòn (quận 4), lênh đênh dọc sông và quay trở lại cảng chứ không cập bến trả khách như buýt sông. Nếu bạn ở TP Thủ Đức, bạn vẫn phải quay về quận 4.

Để trải nghiệm một chuyến du thuyền, bạn thường phải cân nhắc về thời gian, chi phí, lên lịch hẹn cùng bạn bè, người yêu hay người thân mới quyết định mua vé. Còn với buýt sông, bạn có thể tùy hứng đi hóng gió.

Bạn đọc ở TP.HCM có câu chuyện muốn chia sẻ hay vấn đề cần phản ánh có thể gửi thông tin về hộp mail Saigontalk@zing.vn.

Buýt hai tầng hay xe đạp công cộng cho ngày cuối tuần ở trung tâm?

Người dân TP.HCM có hai trải nghiệm mới để nhìn ngắm khu trung tâm: Xe buýt hai tầng hoặc xe đạp công cộng, với những trải nghiệm và mức giá khác nhau.

Chung cư nội thành hay nhà đất ngoại thành?

Nhu cầu mua nhà tại thành phố lớn ngày một tăng. Nhiều người đang phân vân nên chọn chung cư nội thành hay nhà đất ngoại thành có cùng một mức giá.

Ba sân chơi mới cho kỳ nghỉ cuối tuần của trẻ tại TP.HCM

Ngày càng nhiều sân chơi mới với đa dạng nội dung dành cho trẻ em được xây dựng tại TP.HCM để đáp ứng nhu cầu vui chơi ngày một tăng nhân dịp hè về.

du thuyền hay buýt sông Sài Gòn Saigon Metro sông Sài Gòn bus sông nghỉ lễ 30/4-1/5

Adblock test (Why?)


Du thuyền hay buýt đường thủy cho kỳ nghỉ lễ không ra khỏi thành phố? - Zing News
Read More

Thursday, April 28, 2022

Đại gia Hà Nội săn biệt thự, liền kề, của hiếm khan hàng lên cơn 'ngáo giá' - VietNamNet

Tăng giá liên tục

Anh Thành Công (Cầu Giấy, Hà Nội), một nhà đầu tư cho biết, biệt thự khu vực phía Tây Hà Nội bán ra trong khoảng 3 năm nay liên tục tăng giá. Nhiều dự án khoảng hơn 1 năm trước được chào bán khoảng 70 - 80 triệu đồng/m2 thì sau Tết Nguyên Đán lại tăng giá và đến thời điểm hiện tại giá đã vào khoảng 115 - 130 triệu đồng/m2 tuỳ vị trí. Những biệt thự ven hồ giá tăng mạnh lên 150 triệu đồng/m2. 

Báo cáo thị trường biệt thự, liền kề Hà Nội quý I/2022 của Savills cho thấy, nguồn cung mới tăng mạnh đạt 801 căn, tăng 227% theo quý nhưng vẫn giảm 15% theo năm. 

Theo Savills, kể từ quý III/2021, giá bán sơ cấp biệt thự, liền kề tại Hà Nội liên tục ghi nhận mức giá cao nhất từ trước tới nay

Nguồn cung sơ cấp đạt 1.513 căn, tăng 35% theo quý nhưng giảm 24% theo năm, được phân bổ đồng đều khắp thành phố. Phía Đông Hà Nội (huyện Gia Lâm) chiếm 25%, trong khi phía Tây bao gồm huyện Hoài Đức và quận Hà Đông cũng có 25% nguồn cung sơ cấp. Quận Hoàng Mai tại phía Nam chiếm 22%, trong khi các quận, huyện tại phía Bắc bao gồm Tây Hồ, Bắc Từ Liêm và Đông Anh có tổng cộng 28% thị phần.

Về thanh khoản, lượng giao dịch được cải thiện với 666 căn bán được, tăng 62% theo quý nhưng giảm 29% theo năm. Huyện Hoài Đức ghi nhận lượng giao dịch cao nhất với 33% thị phần, theo sau là quận Bắc Từ Liêm với 23%.

Nhà liền kề và nhà phố chiếm 82% lượng giao dịch. Tỷ lệ hấp thụ đạt 44%, tăng 7 điểm phần trăm theo quý nhưng giảm 3 điểm phần trăm theo năm. Tỷ lệ hấp thụ cho nguồn cung mới đạt 59%.

Bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu Hà Nội thuộc Savills cho biết, giá bán sơ cấp trung bình của biệt thự đạt 134 triệu đồng/m2 đất, giảm 26% theo quý, nhưng tăng 30% theo năm. Giá trung bình của nhà liền kề là 185 triệu đồng/m2 đất, tăng 8% theo quý và 73% theo năm. Với nhà phố, giá trung bình khoảng 323 triệu đồng/m2 đất, tăng 35% theo quý và 79% theo năm.

Giai đoạn tiếp theo có giá bán cao hơn đáng kể so sánh với các giai đoạn trước. Giá nhà phố của giai đoạn sau tại quận Hoàng Mai ghi nhận mức tăng 56% theo quý trong khi huyện Hoài Đức ghi nhận mức tăng 42% theo quý cho nhà liền kề và 26% theo quý cho nhà phố tại các giai đoạn tiếp theo.

Tại nhiều dự án dù hàng loạt các căn biệt thự, nhà liền kề vẫn bỏ hoang, không người ở nhưng giá vẫn tăng mạnh

Theo Savills, kể từ quý III/2021, giá bán sơ cấp liên tục ghi nhận mức giá cao nhất từ trước tới nay. Quý IV/2021 ghi nhận giá bán trung bình cao nhất ở mức 381 triệu đồng/m2 đất tại quận Tây Hồ. Tuy nhiên, mức giá này đã bị vượt qua trong quý I/2022 với mức 417 triệu đồng/m2 đất đến từ sản phẩm nhà phố tại quận Hoàng Mai.

Nhà bỏ hoang cũng tăng “phi mã”

Lý giải việc tăng giá liền kề, biệt thự, bà Hằng cho rằng, phân khúc biệt thự, liền kề vẫn có thể sẽ được quan tâm nhiều trong năm nay. Tuy nhiên như đã nêu ở trên, nhiều báo cáo cho thấy phân khúc biệt thự liền kề Hà Nội năm vừa qua tăng rất mạnh, có nơi tăng gấp đôi sau 2 năm.

Theo bà Hằng, cần phải có những đánh giá thực tế đó là sản phẩm gì bởi nếu dự án tăng mạnh quá thanh khoản sẽ giảm.

Chuyên gia bất động sản cho rằng, thời gian qua bất động sản đang có hiện tượng bị đẩy giá. Ghi nhận tại nhiều phân khúc trong đó có phân khúc biệt thự, liền kề chính hiện tượng cầu lớn, hàng khan, giá tăng mạnh đã tạo cơ hội cho một bộ phận đầu cơ tham gia phát triển thị trường vì vậy nhà đầu tư cần tỉnh táo trước cơn “ngáo giá” của thị trường. 

Anh Minh, một môi giới khu vực An Khánh cho biết, thời gian qua những căn liền kề ở đây đã tăng giá từ 2 - 2,5 lần. Các căn liền kề 80 - 120m2 được chào giá từ 9 - 13 tỷ đồng. Cũng theo môi giới này, hiện nhiều nhà đầu tư vẫn kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục tăng giá trong thời gian tới nên nhiều người chưa muốn bán chốt lời.

Khảo sát tại khu đô thị Vân Canh (huyện Hoài Đức), mặc dù hàng loạt các căn biệt thự, nhà liền kề vẫn bỏ hoang, không người ở nhưng chỉ trong 2 năm gần đây, mức giá tại khu đô thị này đã tăng gấp 2 lần.

Môi giới tại khu vực này cho biết, cách đây 2 năm mức giá tại khu đô thị Vân Canh dao động khoảng 40 - 65 triệu đồng/m2. Đến nay mức giá tại khu đô thị này đã tăng hơn 2 lần. 

Như căn căn nhà liền kề rộng 113,8 m2 nằm tại mặt đường 17m, đầu năm 2020 có giá khoảng 43 triệu đồng/m2 thì nay đã lên đến 130 triệu đồng/m2, tương đương gần 15 tỷ đồng.

Tại khu vực mặt đường 17,5m nay đã tăng lên từ 65 - 110  triệu đồng/m2. Còn các căn biệt thự, liền kề nằm ở mặt đường 30m có mức giá từ 110 - 150 triệu đồng/m2 gấp 2 - 2,5 lần 2 năm trước. 

Dù giá tăng liên tục, nhưng thực tế, tại nhiều dự án còn nhiều nhà liền kề, biệt thự trong tình trạng đã xong phần xây thô nhưng không có người ở để trồng cỏ trong thời gian dài. Bên cạnh đó, nhiều căn căng biển cho thuê với giá rẻ. Do vậy, nhà đầu tư cần cảnh giác với giá ảo được đẩy lên.

Ông Matthew Powell, Giám Đốc, Savills Hà Nội đưa ra khuyến cáo, với áp lực tăng giá cùng tỷ lệ lạm phát tăng cao trong khi tín dụng bị thắt chặt có thể sẽ khiến hoạt động thị trường bất động sản chậm lại trong ngắn hạn.

Thanh Sơn 

Nghịch cảnh buôn đất: Sốt đùng đùng tăng bỏng tay, lãi đậm nhưng không thấy tiềnTheo Bộ Xây dựng, 3 tháng đầu năm nay, giá giao dịch bất động sản bình quân toàn thị trường đều ở xu hướng tăng, thậm chí một số loại tăng giá khá cao so với tháng trước.

Adblock test (Why?)


Đại gia Hà Nội săn biệt thự, liền kề, của hiếm khan hàng lên cơn 'ngáo giá' - VietNamNet
Read More

Ùa lên cầu Thủ Thiêm 2 sau khi thông xe: "Cây cầu này hết ý!" - Báo Thanh Niên

Theo thông báo, từ 15 giờ ngày 28.4.2022, các loại xe được phép lưu thông trên cầu Thủ Thiêm 2. Tuy nhiên, đến gần 17 giờ, hàng rào mới chính thức được gỡ ra, rất đông người dân thành phố chờ sẵn để lên cầu.

Ùa lên cầu Thủ Thiêm 2 sau khi thông xe: "Cây cầu này hết ý!" - ảnh 1

Phương tiện lưu thông qua cầu Thủ Thiêm 2 lúc 17 giờ 30 phút

Ông Phạm Hoàng (61 tuổi, sống ở Q.4) cũng là một trong những người dân đầu tiên được lên cầu. Vừa khỏi Covid-19, ông Hoàng không giấu nổi niềm vui khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thành phố từ cây cầu mới. Suốt từ khi thông tin cây cầu được xây xong, ông Hoàng liên tục theo dõi tin tức trên báo chí để cập nhật ngày cầu được thông xe.

Ùa lên cầu Thủ Thiêm 2 sau khi thông xe: "Cây cầu này hết ý!" - ảnh 2

Ông Phạm Hoàng (61 tuổi, Q.4) không giấu nổi niềm vui khi lên cầu Thủ Thiêm 2

Hai vợ chồng ông Quách Văn Thành và bà Ngọc Bích (cùng 56 tuổi, ngụ ở Q.6) bày tỏ hạnh phúc khi được đứng trên cây cầu dây văng hiện đại bậc nhất của thành phố. Cây cầu giúp việc đi lại từ trung tâm Q.1 qua TP.Thủ Đức dễ dàng hơn bao giờ hết.

Ùa lên cầu Thủ Thiêm 2 sau khi thông xe: "Cây cầu này hết ý!" - ảnh 3

Hai vợ chồng ông Quách Văn Thành và bà Ngọc Bích (cùng 56 tuổi, ngụ ở Q.6) vui mừng chụp ảnh trên cây cầu hiện đại

Minh Tâm (18 tuổi, nhà ở Q.1) cùng bạn bè hiện là học sinh cuối cấp tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Nhiều năm qua, mỗi ngày từ trường về nhà, Tâm luôn đi qua con đường này và chờ đợi ngày được đi trên cây cầu này.

Ùa lên cầu Thủ Thiêm 2 sau khi thông xe: "Cây cầu này hết ý!" - ảnh 4

Minh Tâm (áo trắng) cùng nhóm bạn cấp THPT hào hứng "check-in" trên cầu Thủ Thiêm 2

Như vậy, sau nhiều năm chờ đợi, Cầu Thủ Thiêm 2 đã chính thức khánh thành, thông xe từ ngày 28.4.

Ùa lên cầu Thủ Thiêm 2 sau khi thông xe: "Cây cầu này hết ý!" - ảnh 5

Trong ngày đầu thông xe, nhiều người dựng xe đứng hai bên cầu ngắm nhìn thành phố

Cầu có chiều dài hơn 1,4 km, rộng 6 làn xe với tổng vốn đầu tư khoảng 3.100 tỉ đồng. Cầu Thủ Thiêm 2 là một trong những công trình trọng điểm của TP.HCM bắc qua sông Sài Gòn, giữ vai trò kết nối giao thông giữa trung tâm TP.HCM với Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Tin liên quan

Adblock test (Why?)


Ùa lên cầu Thủ Thiêm 2 sau khi thông xe: "Cây cầu này hết ý!" - Báo Thanh Niên
Read More

Thủ tướng kêu gọi đầu tư thật vào Sóc Trăng bằng cái tâm, cái tình - Báo điện tử Dân Trí

Ngày 28/4, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2022 với chủ đề "Đồng hành - Hợp tác - Phát triển". Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và chủ trì hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao sự có mặt của các đại diện doanh nghiệp, doanh nhân, nhà đầu tư và tin tưởng rằng những dự án được trao quyết định đầu tư, những cuộc gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội đầu tư hôm nay sẽ khởi nguồn cho những dòng chảy đầu tư mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của Sóc Trăng trong thời gian tới.

Thủ tướng kêu gọi đầu tư thật vào Sóc Trăng bằng cái tâm, cái tình - 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh Sóc Trăng (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).

"Tôi rất vui mừng được biết tại Hội nghị xúc tiến đầu tư hôm nay, Sóc Trăng lựa chọn, trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 4 dự án với tổng mức đầu tư đăng ký hơn 12.000 tỷ đồng và ký ghi nhớ nghiên cứu khảo sát đầu tư với 19 doanh nghiệp, tổng mức đầu tư đăng ký trên 200.000 tỷ đồng. Đây là tin vui, tín hiệu khả quan đối với kinh tế - xã hội của Sóc Trăng và cả nước", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng chia sẻ với Sóc Trăng về hệ sinh thái môi trường đầu tư công khai, minh bạch, an toàn, bền vững. Muốn vậy, phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, cải cách thủ tục hành chính, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao…

Thủ tướng kêu gọi đầu tư thật vào Sóc Trăng bằng cái tâm, cái tình - 2

Thủ tướng trao đổi với các nhà đầu tư bên lề hội nghị (Ảnh: XL).

Thủ tướng cũng lưu ý tỉnh không đánh đổi thu hút đầu tư bằng mọi giá, sử dụng hợp lý tài nguyên trong thu hút đầu tư; phát huy tinh thần tự lực, tự cường  lên từ bàn tay, khối óc, cửa biển, khung trời của địa phương mình. Đề nghị các nhà đầu tư hãy đầu tư thật bằng cái tâm, cái tình trên tinh thần đồng hành chia sẻ lợi ích.

Với kỳ vọng của tỉnh Sóc Trăng thời gian không xa sẽ bứt phá vươn lên, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Sóc Trăng cần phát huy mạnh mẽ tinh thần, tính cách của người dân địa phương, để doanh nghiệp và người dân trên địa bàn được thực sự thụ hưởng kết quả phát triển kinh tế - xã hội. Sóc Trăng cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương liên quan thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, tạo đột phá phát triển trên các lĩnh vực.

Thủ tướng kêu gọi đầu tư thật vào Sóc Trăng bằng cái tâm, cái tình - 3

Tại hội nghị, UBND tỉnh Sóc Trăng trao 4 quyết định chủ trương đầu tư; ký kết 18 biên bản ghi nhớ nghiên cứu, khảo sát đầu tư, với tổng vốn đầu tư các dự án 212.000 tỷ đồng, trên các lĩnh vực: công nghiệp, thương mại, năng lượng, giao thông, xây dựng, đô thị, logistics, chuyển đổi số... (Ảnh: XL).

Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết năm 2020 và 2021 dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, với quyết tâm cùng các giải pháp chỉ đạo đúng đắn, tỉnh đã tạo được niềm tin với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, gia tăng vốn đầu tư ngoài ngân sách cho tỉnh.

Sóc Trăng luôn đồng hành hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua việc thường xuyên họp mặt, đối thoại để lắng nghe những phản ánh, kiến nghị nhằm kịp thời giải quyết tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động.

Để thu hút đầu tư, Sóc Trăng cũng đã chuẩn bị lực lượng lao động chất lượng cao. Với dân số hơn 1,2 triệu người, lực lượng lao động hơn 642.000 người, trong đó lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm 61%, tỉnh đảm bảo cung cấp đủ lao động có chất lượng, phù hợp với hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

Theo Chủ tịch Sóc Trăng, tỉnh xác định định hướng thu hút đầu tư giai đoạn 2022-2025 theo 4 hành lang kinh tế, gồm: Hành lang kinh tế ven biển với trọng tâm là phát triển dịch vụ du lịch, kinh tế biển; hành lang kinh tế Bắc - Nam, trọng tâm là phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị; hành lang kinh tế Đông - Tây với trọng tâm phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến; hành lang kinh tế trung tâm với trọng tâm là phát triển dịch vụ chất lượng cao.

Sóc Trăng cũng xác định 5 trụ cột thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng đó là dịch vụ logistics cảng biển, hạ tầng công nghiệp - đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch và năng lượng tái tạo.

"Để hiện thực hóa những định hướng phát triển của tỉnh cũng như kêu gọi các nhà đầu tư hợp tác, Sóc Trăng cam kết thực hiện phương châm "4 đồng hành", đó là đồng hành cùng nhà đầu tư khảo sát, lựa chọn địa điểm đầu tư đảm bảo phù hợp quy hoạch phát triển của tỉnh, đồng thời đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư; đồng hành cùng nhà đầu tư trong việc giải quyết các thủ tục hành chính để triển khai dự án kể cả những thủ tục thuộc thẩm quyền của Chính phủ, bộ ngành trung ương; đồng hành cùng nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư xây dựng khi tỉnh cam kết đầu tư hạ tầng, đường giao thông, cấp điện, cấp nước...; đồng hành cùng nhà đầu tư giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong suốt quá trình đầu tư, vận hành thương mại của dự án", Chủ tịch Sóc Trăng Trần Văn Lâu cho biết.

Adblock test (Why?)


Thủ tướng kêu gọi đầu tư thật vào Sóc Trăng bằng cái tâm, cái tình - Báo điện tử Dân Trí
Read More

Các địa phương cải thiện năng lực cạnh tranh ra sao? - VnExpress

Trong khi một số địa phương như Hải Phòng, Vĩnh Phúc có đột phá mạnh mẽ thì Hà Nội, TP HCM gần như "dậm chân tại chỗ" trong cải thiện năng lực cạnh tranh.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do VCCI công bố từ năm 2005 được xem là một trong những chỉ báo đánh giá khả năng xây dựng môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư của chính quyền các địa phương.

Quảng Ninh là địa phương năm thứ năm liên tục giữ "ngôi vương" trên bảng xếp hạng PCI, với 73,02 điểm, và là năm thứ 9 trong top cao của PCI. Đây cũng là địa phương duy nhất được các doanh nghiệp (trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài) đánh giá "rất tốt" ở hầu hết chỉ số thành phần đánh giá.

Nói về nỗ lực "giữ ngôi vương" của Quảng Ninh trong suốt 5 năm, Trưởng ban Pháp chế VCCI Đậu Anh Tuấn đánh giá tỉnh này có cách tiếp cận "thực chất". Thay vì tổ chức các hội thảo lớn, chương trình thu hút đầu tư hoành tráng, chính quyền Quảng Ninh chọn cách "chăm sóc" nhà đầu tư, doanh nghiệp. Tổ công tác hỗ trợ dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách (Tổ Investor care) được Quảng Ninh lập trong năm qua và coi đây là mục tiêu cải cách.

Theo Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký, tỉnh này xem PCI là thước đo đánh giá thương hiệu địa phương và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính "chỉ có điểm bắt đầu, không có điểm kết thúc". Ông chia sẻ, địa phương đặt mình là doanh nghiệp và sẽ tiếp tục nhận diện những khó khăn, thách thức để đồng hành, gỡ khó và cải thiện hơn nữa.

Nhờ những nỗ lực cải cách, năm ngoái Quảng Ninh hút hơn 1,1 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh cũng tăng gần 10,3% và bình quân thu nhập đầu người khoảng 7.614 USD, đứng thứ hai cả nước.

Trong các thành phố trực thuộc trung ương, Hải Phòng là địa phương năm vừa qua có bước cải thiện nhất khi tăng 5 bậc, giành vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng PCI, thứ hạng cao nhất của thành phố này.

Năm ngoái, Hải Phòng cũng là địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài cao nhất cả nước, hơn 5,1 tỷ USD, trong số này có những dự án tỷ USD và hàng chục dự án mở rộng, tăng vốn đầu tư.

Điểm nhấn trong thu hút đầu tư là Hải Phòng có những bước tiến trong thuận lợi hoá môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, chính sách thu hút nhân lực. Việc thành phố đưa ra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở ngành và huyện (DDCI) được coi là bước đi quan trọng để tăng cường các hình thức đối thoại, nâng cao minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương.

Theo PCI, Hải Phòng đã tập trung tháo gỡ kịp thời những vướng mắc nảy sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua đối thoại trực tiếp hằng tháng giữa doanh nghiệp với lãnh đạo UBND thành phố và các sở, ngành chức năng.

Thành phố cũng lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch làm đầu mối theo mô hình "một cửa" cho các hoạt động đầu tư.

Sau nhiều năm ở nhóm "Khá" top 20, 30, năm nay Vĩnh Phúc cũng lần đầu lọt nhóm "Tốt".

Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp và cải cách thủ tục hành chính theo hướng giảm thời gian, đơn giản hóa... được kiên định trong bối cảnh Covid-19 phức tạp. Chẳng hạn, tỉnh cam kết giảm thời gian kiểm tra trước hoàn thuế giá trị gia tăng xuống còn 40 ngày làm việc; giảm thủ tục hành chính nghĩa vụ nộp thuế xuống dưới 115 giờ một năm. Tổ giúp việc của Chủ tịch UBND tỉnh được lập để ghi nhận các vướng mắc, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Việc này giúp Vĩnh Phúc "biến nguy thành cơ", tạo ra những lợi thế cạnh tranh thu hút đầu tư, và thu hút gần 1 tỷ USD vốn đầu tư cấp mới, bổ sung năm ngoái.

Gọi sự trở lại của Vĩnh Phúc là "ngoạn mục", khi từ vị trí 29 năm 2020 lên thứ 5 trong xếp hạng PCI 2021, nhưng ông Lê Duy Thành, Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc, nhìn nhận đây mới chỉ là "điểm bắt đầu" và áp lực, trách nhiệm lớn hơn của chính quyền cải thiện chất lượng điều hành.

Hai chỉ số, theo ông Thành, sẽ được Vĩnh Phúc chú trọng cải thiện trong năm 2022, là chỉ số minh bạch và tính năng động của chính quyền địa phương. Theo ông, minh bạch thể chế, doanh nghiệp sẽ đồng hành cùng chính quyền. Còn chính quyền năng động sẽ thu hút doanh nghiệp cùng vào cuộc và tạo sức mạnh cộng hưởng.

Trong khi nhiều địa phương nỗ lực nâng thứ hạng PCI, hai thành phố lớn là Hà Nội, TP HCM vẫn không có nhiều cải thiện và chưa thể "bật tăng" trong xếp hạng năng lực cạnh tranh.

Những cải cách của cả Hà Nội và TP HCM năm qua được đánh giá có phần "dậm chân tại chỗ". Hà Nội ở vị trí thứ 10 (68,6 điểm), tụt một hạng so với năm 2020, nhưng thành phố vẫn duy trì trong nhóm "Tốt". TP HCM xếp thứ 10 năm 2018 và ba năm qua đều "dậm chân" ở vị trí thứ 14 trong số các tỉnh, thành.

Lý do một phần đến từ những tác động từ dịch bệnh và các đợt giãn cách xã hội kéo dài, nhất là tại TP HCM.

"Năm qua TP HCM không giảm thứ bậc trong xếp hạng PCI là thành công lớn", ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI nói.

Các vướng mắc về thủ tục đất đai, thời gian giải quyết thủ tục kéo dài, hay bộ máy hành chính cồng kềnh... vẫn là những điểm được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là "chậm chuyển đổi" của Hà Nội, TP HCM. Điều này lý giải chỉ số tiếp cận đất đai, tính minh bạch hay gia nhập thị trường của Hà Nội, TP HCM không mấy cải thiện qua nhiều năm. Năm nay các chỉ số này tiếp tục ở mức thấp, thậm chí với Hà Nội, chỉ số tính minh bạch thấp nhất 5 năm (5,21 điểm).

Không cải thiện được nhiều trên vị trí của PCI nhưng với ưu thế của mình, TP HCM, Hà Nội vẫn là những lựa chọn đầu tư, kinh doanh hàng đầu. Năm 2021, TP HCM thu hút lượng vốn FDI lên đến hơn 3 tỷ USD trong bối cảnh chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch bệnh. Hà Nội cũng ghi nhận vốn đăng ký FDI, dự án bổ sung tăng vốn, mua cổ phần... đạt 1,5 tỷ USD trong năm ngoái, đứng thứ 5 cả nước.

Thực tế, một sự thay đổi dù nhỏ của hai "đầu tàu" kinh tế cũng góp phần trong "mẫu số chung" thay đổi môi trường kinh doanh của 63 tỉnh, thành.

Trong một hội thảo gần đây về thu hút đầu tư vào TP HCM, chuyên gia kinh tế trưởng VinaCapital Michael Kokalari, góp ý việc cải thiện môi trường kinh doanh sẽ đem lại tác động lớn hơn trong thu hút vốn đầu tư có chất lượng. Ông cho rằng TP HCM cần tiếp cận theo hướng này để lấy lại vị thế đầu tàu thu hút vốn đầu tư, bên cạnh việc tiếp tục tạo môi trường đầu tư kinh doanh cạnh tranh, thông thoáng, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về chính sách...

Còn TS Burkhard Schrage, Đại học RMIT Việt Nam, cho rằng TP HCM cần giải quyết hai thách thức về chính sách nếu muốn tăng năng lực cạnh tranh, đổi mới. Đó là đưa ra các chính sách công hiệu quả hơn và chuyển đổi số để trở thành thành phố thông minh.

Dù vậy, với cách tiếp cận bài bản, hệ thống, ông Đậu Anh Tuấn tin TP HCM sẽ lấy lại đà trong thời gian tới, vươn lên cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và chất lượng điều hành.

Còn với Hà Nội, các chuyên gia góp ý, để có bước tiến đáng kể trong các năm sau,thành phố nên cải thiện hơn các chỉ số về tiếp cận đất đai, tính minh bạch, cạnh tranh bình đẳng và cần làm cho bộ máy, cán bộ "sốt ruột" hơn, trách nhiệm hơn trong thực thi chính sách...

Anh Minh

Adblock test (Why?)


Các địa phương cải thiện năng lực cạnh tranh ra sao? - VnExpress
Read More

Wednesday, April 27, 2022

Hà Nội, TP.HCM gấp rút lên phương án chống ùn tắc dịp lễ 30/4 - 1/5 - VietNamNet

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5, lượng xe tăng, nguy cơ ùn tắc ở trạm thu phí

Trao đổi PV VietNamNet, Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, thực tế từ dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 vừa qua, lưu lượng phương tiện đã tăng đột biến.

“Chúng tôi chủ động tham mưu, báo cáo lãnh đạo Bộ Công an mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5”, Đại tá Đỗ Thanh Bình cho biết.

Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông nhấn mạnh, một trong những mục tiêu quan trọng của đợt cao điểm chính là chống ùn tắc giao thông trên các tuyến đường quốc lộ, cửa ngõ ra vào thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM…, các điểm du lịch.

Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục CSGT

Thông qua số liệu từ các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn đã được đặt kín phòng. Lực lượng CSGT dự báo, lưu lượng phương tiện sẽ gia tăng đột biến. 

Đặc biệt, là tình trạng ùn tắc tại các trạm thu phí trên đường cao tốc. Để hạn chế tình trạng này, Đại tá Đỗ Thanh Bình cho biết, Cục CSGT đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, liên tục thông tin tình giao thông qua các trạm thu phí. Nếu lưu lượng xe lớn, xảy ra ùn tắc, lực lượng CSGT sẽ yêu cầu các trạm thu phí xả trạm. 

Hình ảnh cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ cuối kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3

Các hành vi như điều khiển xe ô tô không giữ khoảng cách, dừng đỗ trong làn dừng khẩn cấp… mà gây ra tai nạn dẫn đến ùn tắc giao thông sẽ bị lực lượng CSGT xử lý nghiêm, Đại tá Đỗ Thanh Bình khẳng định.

Hà Nội, TP.HCM gấp rút lập phương án chống ùn tắc 

Tại TP.HCM, Giám đốc Sở GTVT Trần Quang Lâm cho biết, đã yêu cầu các đơn vị liên quan tổ chức điều tiết giao thông, xây dựng phương án bố trí lực lượng xử lý các tình huống để ngăn ngừa ùn tắc giao thông trên hành trình chạy xe đến và đi tại các bến xe khách trên địa bàn. 

Các tổ phản ứng nhanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái phải thực hiện cơ chế thông tin với các thành viên qua group trên Viber để kịp thời triển khai công tác phối hợp, hỗ trợ phục vụ vận tải hành khách đường bộ.

Đặc biệt tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, đã chỉ đạo xây dựng và áp dụng phương án xả trạm thu phí trong trường hợp cao điểm gây ùn tắc kéo dài.  Cảng cũng đã thống nhất với nhà xe TCP, bổ sung và đưa vào khai thác thêm làn D1, D2 cho xe công nghệ, mở thêm lối ra từ nhà xe TCP ra trạm thu phí. Đồng thời, Cảng cũng bố trí thêm điểm đậu đón khách cho xe buýt tại nhà ga quốc nội.

Sân bay Tân Sơn Nhất bổ sung thêm làn đón xe công nghệ, giúp giải tỏa khách (Ảnh: Như Sỹ)

Theo Thượng tá Nguyễn Đình Dương, Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt (Công an TP.HCM), trong dịp nghỉ lễ này, các khu vực bến xe, bến tàu và xung quanh trở nên đông đúc, có dấu hiệu bát nháo trong hoạt động đón, trả khách. Các đội CSGT của phòng PC08 sẽ phối hợp cùng Thanh tra giao thông kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô.

Phòng CSGT quán triệt các phương án bố trí lực lượng thường trực và ứng trực tại các nút giao thông trọng điểm trong dịp nghỉ lễ 30/4, 01/05, các địa điểm tổ chức các sự kiện để kịp thời xử lý khi có ùn tắc giao thông xảy ra, không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài, nhất là trên các trục chính, cửa ngõ ra, vào TP.

Tại Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn đã ký văn bản về việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

UBND TP yêu cầu Sở GTVT, Công an TP chỉ đạo các lực lượng chức năng chủ động có phương án điều tiết, phân luồng hợp lý, hướng dẫn phương tiện lưu thông an toàn, thông suốt, chú trọng các khu vực có nguy cơ cao dẫn tới tai nạn, ùn tắc giao thông, nhất là trên các trục chính ra vào Hà Nội, các tuyến quốc lộ, các đầu mối giao thông trọng điểm, các địa điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, các bến xe, bến tàu, nhà ga, các điểm đang thi công. 

Thành phố yêu cầu chủ động tạm dừng thu phí, xả trạm để giải tỏa phương tiện khi xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài.

Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
Lực lượng CSGT Hà Nội sẽ được tăng cường ở các điểm để phân luồng giao thông

Theo Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội), đơn vị đã yêu cầu các đội CSGT phụ trách tuyến đường cửa ngõ ra vào thành phố, tuyến quốc lộ trọng điểm, phải ứng trực lực lượng giải quyết ùn tắc giao thông, tại nạn giao thông.

Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội dự báo, lưu lượng phương tiện sẽ tăng cao từ chiều ngày 29/4 đến sáng 30/4, theo hướng từ trung tâm thành phố ra các tuyến đường cửa ngõ. Và sáng 3/4, từ hướng các tỉnh vào trung tâm thành phố khi kỳ nghỉ lễ kết thúc.

 Thủ tướng yêu cầu chủ động xả trạm thu phí khi ùn tắc kéo dài

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Công điện của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương về việc phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Theo đó, để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong điều kiện bình thường mới và dịp nghỉ lễ, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan có phương án khôi phục và bảo đảm năng lực, chất lượng và an toàn đối với hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa trong điều kiện bình thường mới, nhất là hoạt động vận tải hành khách và hoạt động đi lại của học sinh sinh viên.

Thủ tướng yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải, các đầu mối giao thông lớn (bến xe, nhà ga, cảng hàng không, cảng biển, cảng, bến thuỷ nội địa) thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về TTATGT, đẩy mạnh ứng dụng việc bán vé điện tử, nâng cao chất lượng dịch vụ, niêm yết công khai giá vé theo tuyến, thời gian và loại hình dịch vụ.

Chủ động có phương án điều tiết, phân luồng hợp lý, hướng dẫn phương tiện lưu thông an toàn, thông suốt, chú trọng các tuyến khu vực có nguy cơ cao dẫn tới tai nạn giao thông (TNGT), ùn tắc giao thông, nhất là trên các trục chính ra vào Hà Nội và TP.HCM, các tuyến quốc lộ, các đầu mối giao thông trọng điểm, các địa điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, các bến xe, bến tàu, nhà ga, các điểm đang thi công.

Chủ động tạm dừng thu phí, xả trạm để giải tỏa phương tiện khi xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài. Người điều khiển phương tiện tuân thủ quy tắc giao thông, phòng ngừa tai nạn đường đèo dốc, trên những cung đường miền núi có nguy cơ cao xảy ra TNGT đường bộ, đường ngang qua đường sắt, đường thủy nội địa

Đình Hiếu- Như Sỹ - Linh An

Adblock test (Why?)


Hà Nội, TP.HCM gấp rút lên phương án chống ùn tắc dịp lễ 30/4 - 1/5 - VietNamNet
Read More

Giá vàng hôm nay 27.4.2022: Thế giới sôi động, trong nước ế vì giá SJC quá đắt đỏ - Báo Thanh Niên

Giá vàng miếng SJC sáng 27.4 giảm nhẹ 50.000 đồng/lượng, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vào 69,4 triệu đồng/lượng và bán ra 70,1 triệu đồng/lượng. Eximbank giữ giá vàng không thay đổi, mua vào 69,5 triệu đồng/lượng và bán ra 70 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC cao hơn thế giới 17,36 triệu đồng/lượng.

Thị trường vàng trong nước ảm đạm vì quá đắt đỏ
Giá vàng hôm nay 27.4.2022: Thế giới sôi động, trong nước ế vì giá SJC quá đắt đỏ - ảnh 1

Giá vàng SJC cao hơn thế giới 17,36 triệu đồng/lượng

ngọc thắng

Giá vàng thế giới ngày 27.4 tăng nhẹ 3 USD/ounce, lên 1.902 USD/ounce. Kim loại quý đã có phiên giao dịch biến động liên tục lên xuống trong mức 1.895,5 - 1.912 USD/ounce. Nhà đầu tư mua bán vàng ngắn hạn trên thị trường khiến thị trường sôi động hơn, cộng thêm lực mua vàng giá thấp xảy ra nhưng cần mạnh mẽ hơn nữa để có thể bứt ra khỏi mức giá 1.900 USD/ounce.

Thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều cũng hỗ trợ cho các kim loại làm nơi trú ẩn an toàn. Thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên giao dịch 26.4 khi nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu trước những quan ngại về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2022. Chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm mạnh 809,28 điểm, tương đương 2,4%, xuống 33.240,18 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 3,95% còn 12.490,74 điểm, thấp nhất 52 tuần, thấp hơn 23% so với đỉnh. Chỉ số S&P 500 giảm 2,8% còn 4.175,2 điểm.

Các thương nhân và nhà đầu tư chịu áp lực trong tuần này khi Trung Quốc tiếp tục đóng cửa các thành phố lớn của mình để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Điều đó khiến nhiều người nghĩ rằng nền kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, sẽ bị ảnh hưởng đáng kể trong năm nay, bao gồm cả sự gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều hơn ở châu Á và trên toàn cầu. Chiến sự Nga - Ukraine cũng đã làm gia tăng mối lo ngại về rủi ro trên thị trường trong vài tuần qua. Một quan chức hàng đầu của chính phủ Nga hôm nay cho biết Mỹ và Nga có nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân. Nỗi lo lạm phát vẫn còn trên thị trường toàn cầu.

Tin liên quan

Adblock test (Why?)


Giá vàng hôm nay 27.4.2022: Thế giới sôi động, trong nước ế vì giá SJC quá đắt đỏ - Báo Thanh Niên
Read More

Tuesday, April 26, 2022

Chứng khoán Mỹ và Bitcoin cùng lao dốc - Zing News

Chứng khoán Mỹ vừa chứng kiến một đợt bán tháo ồ ạt vào cuối phiến sau khi dấy lên những lo ngại về suy thoái kinh tế.

Cụ thể, chỉ số Dow Jones giảm 809 điểm (-2,38%), S&P 500 giảm 120,9 điểm (-2,81%), Nasdaq 100 giảm 514,1 điểm (-3,95%). Như vậy, tính riêng trong tháng 4, S&P 500 đã giảm 7,8%, Nasdaq giảm 12,2% còn Dow Jones giảm 4,2%.

Nhóm cổ phiếu công nghệ dẫn đầu đà sụt giảm khi giới đầu tư không chờ đợi Microsoft và Alphabet công bố kết quả kinh doanh quý I/2022. Cả Microsoft lẫn công ty mẹ của Google đều ghi nhận giá cổ phiếu giảm hơn 3% sau khi kết thúc phiên.

Tương tự, cổ phiếu của Meta (Facebook), Amazon và Apple cũng sụt giảm trước khi phát hành báo cáo doanh thu trong tuần này.

Đáng chú ý, cổ phiếu Netflix đã giảm thêm 5,5% và chạm đáy thấp nhất trong nhiều năm. Tuần trước, cổ phiếu công ty này giảm 35% trong một ngày sau khi xuất hiện báo cáo số lượng người dùng đăng ký mới giảm đáng kể.

Thi truong chung khoan My va tien ma hoa giam anh 1

Cổ phiếu dòng công nghệ bị bán tháo mạnh. Ảnh: Investing.com.

“Có rất nhiều lo ngại về tăng trưởng kinh tế. Trung Quốc là khách hàng lớn đối với công nghệ của Mỹ. Đây đồng thời là nơi tập trung ngành công nghiệp bán dẫn. Song, giới đầu tư Trung Quốc cũng lo ngại về tình hình tăng trưởng của Mỹ”, Peter Boockvar, Giám đốc đầu tư tại Bleakley Advisory Group, cho biết.

Bên cạnh tình trạng đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ ở Trung Quốc, giới đầu tư còn lo ngại sự căng thẳng giữa Nga và phương Tây có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân. Thêm vào đó, việc lạm phát tại Mỹ gia tăng đang tác động tiêu cực đến sức mua của người tiêu dùng.

Cổ phiếu Tesla, hãng xe điện có nhà máy ở Thượng Hải, đồng thời coi Trung Quốc là thị trường chính, đóng cửa với mức giảm 12,2%. Cổ phiếu này cũng đang chịu nhiều áp lực khi CEO Elon Musk mới đây đạt thỏa thuận mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD.

Một lần nữa, việc thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc tiếp tục khiến giá Bitcoin sụt giảm mạnh. Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, ngay sau khi đóng cửa phiên, giá Bitcoin giảm từ 40.500 USD xuống sát 38.000 USD.

Thi truong chung khoan My va tien ma hoa giam anh 2

Giá Bitcoin bước vào xu hướng giảm ngay từ đầu tháng 4. Ảnh: CoinMarketCap.

Mức giảm hơn 5% khiến vốn hóa của Bitcoin thu hẹp còn 725 tỷ USD. Đây cũng là ngưỡng vốn hóa thấp nhất của Bitcoin kể từ giữa tháng 3.

Trong 7 ngày qua, giá Bitcoin giảm 7,54%. Đồng tiền mã hóa số một thế giới có hai lần giảm xuống dưới 39.000 USD.

Tương tự Bitcoin, phần lớn danh mục khác thuộc nhóm 10 đồng tiền số giá trị nhất đều có chung mức giảm từ 3-6%.

Đáng chú ý, Dogecoin sau một ngày tăng hơn 40% nhờ hưởng lợi từ tin tức Elon Musk mua lại Twitter đã quay đầu giảm hơn 10%. Memecoin này đang được giao dịch ở mốc 0,1417 USD/đồng và vẫn nằm trong nhóm 10.

Elon Musk phải trả lãi 1 tỷ USD/năm nếu vay tiền mua Twitter

Khoản lãi vay này xuất phát từ việc huy động vốn tín dụng và nợ hỗn hợp của một số ngân hàng.

Thị trường chứng khoán Mỹ và tiền mã hóa giảm Bitcoin Tiền mã hóa Dow Jones Nasdaq S&P 500 bitcoin chứng khoán dow jones mỹ nga trung quốc covid-19 ukraine

Adblock test (Why?)


Chứng khoán Mỹ và Bitcoin cùng lao dốc - Zing News
Read More

Ngân hàng Nhà nước TP.HCM yêu cầu hạn chế cho vay đầu cơ bất động sản - Tuổi Trẻ

Ngân hàng Nhà nước TP.HCM yêu cầu hạn chế cho vay đầu cơ bất động sản - Ảnh 1.

Ngân hàng Nhà nước TP.HCM yêu cầu hạn chế cho vay đầu cơ bất động sản - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Đó là nội dung trong văn bản chỉ đạo của cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM gửi đến các tổ chức tín dụng trên địa bàn, nhằm triển khai ý kiến của Thủ tướng về phát triển thị trường bất động sản thành phố ổn định, lành mạnh.

Theo đó, cơ quan quản lý yêu cầu các tổ chức tín dụng quản lý chặt chẽ tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, chuyển tiền thu được từ bất động sản ra nước ngoài.

Đồng thời thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt, đáp ứng nhu cầu thực tế về nhà ở của người dân. Hạn chế tín dụng cho đầu tư bất động sản cao cấp, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng và đầu cơ bất động sản.

Trên thực tế các ngân hàng đã hạn chế tín dụng vào bất động sản hơn một tháng qua. Vừa qua một ngân hàng cổ phần trong nhóm Big 4 mới đây cũng bất ngờ tạm ngưng giải ngân các khoản tín dụng bất động sản dù đã được phê duyệt hồ sơ để rà soát toàn hệ thống. 

Trước đó Ngân hàng Sacombank đã có văn bản chỉ đạo các chi nhánh, điểm giao dịch trong hệ thống về kiểm soát tăng trưởng tín dụng năm 2022. 

Theo đó, một nội dung quan trọng là yêu cầu không cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, ngoại trừ cho vay đối với cán bộ, công nhân viên và người mua/xây/sửa bất động sản để ở. Ngân hàng này cũng yêu cầu các đơn vị không thực hiện huy động, cho vay cầm cố sổ cùng lúc.

Techcombank cũng thông báo kiểm soát hạn mức giải ngân đối với các khoản vay mua bất động sản đã có giấy chứng nhận và thứ cấp mua bất động sản.

Adblock test (Why?)


Ngân hàng Nhà nước TP.HCM yêu cầu hạn chế cho vay đầu cơ bất động sản - Tuổi Trẻ
Read More

Monday, April 25, 2022

Twitter đổi ý sau khi Elon Musk tuyên bố gom đủ 46,5 tỷ USD - Báo điện tử Dân Trí

Twitter đổi ý sau khi Elon Musk tuyên bố gom đủ 46,5 tỷ USD - 1

Twitter có thể sẽ chấp nhận lời đề nghị tiếp quản từ Elon Musk (Ảnh: Getty).

Trước đó, công ty truyền thông mạng xã hội này đã từ chối lời đề nghị mua lại của ông Musk với định giá 43 tỷ USD, tức 54,2 USD/cổ phiếu. Hội đồng quản trị Twitter đã thông qua phương án phòng thủ gọi là "thuốc độc" để ngăn chặn sự tiếp quản này.

Tuy nhiên, nguồn tin thân cận của CNBC cho biết, hôm qua (24/4), Hội đồng quản trị Twitter và ông Musk đã có cuộc gặp để thảo luận về kế hoạch tài chính cho lời đề nghị mua lại trên.

Nguồn tin cho biết, hội đồng quản trị của mạng xã hội này đang tìm kiếm các đề nghị khác và có thể sẽ cung cấp bản cập nhật trong báo cáo kết quả tài chính mới nhất vào thứ 5 tới.

Trước đó, The Wall Street Journal cũng đưa tin ban lãnh đạo Twitter đang kiểm tra lại giá thầu và có khả năng sẽ đi đến thương lượng.

Tình huống này diễn ra nhanh chóng sau khi thị trường chứng khoán lao dốc và ông Musk tiết lộ đã thu xếp được 46,5 tỷ USD.

Người phát ngôn của Twitter từ chối bình luận về thương vụ này.

The Wall Street Journal cho biết gã khổng lồ mạng xã hội này vẫn đang ước tính giá trị của nó. Trong khi ông Musk cho biết ông sẽ không thay đổi lời đề nghị ban đầu.

Trước đó, CEO Tesla đã đề nghị "mua đứt" Twitter với giá 54,2 USD/cổ phiếu, tương đương định giá Twitter 43 tỷ USD, để đưa công ty này trở thành công ty tư nhân. Ông cho biết đây là đề nghị "tốt nhất và cuối cùng" của ông.

Adblock test (Why?)


Twitter đổi ý sau khi Elon Musk tuyên bố gom đủ 46,5 tỷ USD - Báo điện tử Dân Trí
Read More

Chuyên gia nói gì sau phiên "khủng hoảng" Vn-Index bay 70 điểm? - VnEconomy

Kinh hoàng. Đó là hai từ ngắn gọn nhưng có thể bao quát toàn bộ diễn biến thị trường lẫn tâm lý của toàn bộ nhà đầu tư, đầu cơ, nhà đầu tư nhỏ lẻ lẫn tổ chức phiên giao dịch hôm nay.

Kết thúc phiên, VN-Index mất 68,31 điểm và trong phiên đã có lúc để mất mốc 1300 điểm. Chỉ số đang ở mức thấp nhất gần 8 tháng, tương đương vùng điểm số cuối tháng 8/2021. Tổng mức giảm trong nhịp giảm 15 phiên này là 14,02%, tương đương với nhịp giảm tháng 1/2021. Thanh khoản phiên hôm nay cũng không cao. Tổng giá trị khớp lệnh trên HoSE giảm 15% so với phiên trước, chỉ đạt 19.575,7 tỷ đồng. Khối lượng khớp lệnh cũng giảm khoảng 13%. 

VỊ THẾ MUA TỐT CHO ĐẦU TƯ DÀI HẠN 2-3 NĂM

Lý giải tình trạng sụt giảm "chấn động" phiên hôm nay,  các chuyên gia phân tích của VnDirect cho rằng, thị trường giảm bởi đã không có bất cứ một niềm tin nào để phục hồi lại. Thị trường sẽ tạo đáy khi có thông tin đủ xấu để mọi người hoảng loạn, còn hiện tại vẫn ở giai đoạn giảm mà chưa có bất cứ thông tin gì ra. 

Theo ông Nguyễn Văn Định chuyên gia phân tích kỹ thuật của VnDirect, nhìn toàn cảnh hơn thì thấy, cuộc chiến Nga - Ukraine có thể là yếu tố đầu tiên. Cuộc chiến thúc đẩy giá dầu và giá vàng tăng lên, khiến cho chỉ số Dow Jones giảm điểm, nhà đầu tư thế giới đổ dồn mua nắm giữ tài sản mang tính chất an toàn hơn như vàng, dầu hay đô la, dẫn đến sự rút vốn dòng vốn nhà đầu tư nước ngoài với các thị trường mới nổi. 

Thứ hai là lạm phát - thuốc độc với thị trường chứng khoán. Lạm phát hàng năm châu Âu tăng kỷ lục 7,5% trong tháng 3 cao nhất trong vòng 25 năm đổ lại đây. Lạm phát tại Anh cao nhất 30 năm qua. Đối với mức lạm phát như thế này thông thường chính sách của ngân hàng trung ương của quốc gia trên thế giới là thắt chặt tiền tệ, tiền lưu thông ngoài thị trường khi đó bị hút về, không còn mạnh mẽ để đổ vào chứng khoán nữa. Đó là nguyên nhân tâm lý e ngại nhà đầu tư cá nhân và các nhà đầu tư tổ chức, họ có xu hướng nghi ngại dòng vốn thực sự đổ vào thị trường dài hạn.

Ở trong nước, những thông tin bắt bớ liên quan đến cá nhân thao túng, làm giá, lũng đoạn thị trường cổ phiếu cũng khiến tâm lý nhà đầu tư dè dặt. 

Diễn biến Index thời gian gần đây. 
Diễn biến Index thời gian gần đây. 

Giao dịch thế nào sau phiên giao dịch hôm nay, ông Phạm Việt Duy, Trường phòng Trung tâm phân tích đầu tư của VnDirect cho rằng, nếu nhà đầu tư đang vị thế tiền mặt hoặc chưa tham gia sâu với thị trường còn dư địa để mua thêm cổ phiếu, thì đây có thể là cơ hội xem xét mua dần các cổ phiếu, lựa chọn mã có nền tảng cơ bản tốt, kết quả kinh doanh tăng trưởng ổn qua các năm và có thể nắm giữ.

Ngược lại, nếu muốn bắt đáy gỡ gạc lại nhanh chóng, mua bằng margin thì đây vẫn là giai đoạn rủi ro. 

Xét về mặt định giá, Vn-Index đang ở vùng tương đối hấp dẫn rồi không còn phải là vùng đắt nữa. "Nhiều người có cách nhìn thanh khoản thấp như phiên hôm nay là tiêu cực nhưng tôi lại nhìn theo hướng tích cực. Dòng tiền lớn vẫn ở thị trường, bên bán là người chưa quản trị được rủi ro, lượng tiền bán thấp là đến từ dòng tiền nhỏ.

Nhà đầu tư theo trường phái cơ bản, xác định nắm giữ trong vòng 2-3 năm tới thì có thể mua dần, cố gắng chia làm 2-4 lần giải ngân, chia nhỏ ra cho từng phần một để mua dần nắm giữ lâu dài", chuyên gia phân tích của VnDirect khuyến cáo. 

VN30 ĐANG RẤT RẺ SO VỚI TOÀN THỊ TRƯỜNG

Đồng quan điểm, bà Trần Khánh Hiền, Giám đốc phân tích của VnDirect cho rằng, thanh khoản yếu như hôm nay, chứng tỏ các nhà đầu tư nhỏ lẻ đang khá hoang mang trước triển vọng thị trường.

Tuy nhiên, về định giá cơ bản, Vn-Index đang ở mức 14,7 lần, P/E foward 12,5 lần mức thấp nhất từ tháng 9/2020 trở lại, trong đó Vn30 định giá 12,2 lần P/E rẻ hơn nhiều so với Midcap hoặc Smallcap.

Đến thời điểm này, đã có gần 400 doanh nghiệp chiếm 23% toàn thị trường có kết quả kinh doanh quý 1/2022. Trong bối cảnh nền kinh tế từng bước chuyển mình sau đợt phong toả lớn từ quý 3/2021 thì kết quả kinh doanh quý 1 năm nay tăng trưởng tốt. 

Lợi nhuận doanh nghiệp 3 sàn tăng 29% trong đó, các doanh nghiệp HoSE tăng 345, nhóm largcap hay Vn30 tăng trưởng gần 45% trong quý 1/2022. Nhóm Midcap tăng trưởng gần 20%, điều đó cho thấy trong bối cảnh nền kinh tế đang hồi phục thì nhóm Vn30 nhóm lớn hưởng lợi nhiều hơn, tăng trưởng cao hơn toàn thị trường nhưng bên cạnh đó định giá khá rẻ so với trung bình toàn thị trường.

Xét theo các nhóm, hoá chất tăng trưởng lợi nhuận đột biến, trong khi đó một nhóm đang là ẩn số của thị trường là ngân hàng cũng có mức tăng trưởng tốt. 

Đồ hoạ: K.Linh. 
Đồ hoạ: K.Linh. 

Trả lời câu hỏi siết tín dụng vào bất động sản, chứng khoán ảnh hưởng thế nào tín dụng chung của ngân hàng? Nhận định về vấn đề này, theo bà Hiền, thực ra quan điểm siết dòng vốn sang nhóm ngành rủi ro như bất động sản, chứng khoán của Ngân hàng Nhà nước là quan điểm xuyên suốt nhiều năm nay không phải riêng bây giờ khi đặt tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, một số tỷ lệ ngân hàng cho vay vào chứng khoán, tỷ lệ theo xu hướng ngày càng thắt chặt.

Thời điểm hiện tại, tăng trưởng chung của tín dụng không ảnh hưởng nhiều bởi đà tăng tín dụng được dẫn dắt chủ yếu bởi nhóm sản xuất xuất khẩu. Trung bình tăng trưởng tín dụng năm nay 13-14% cao hơn chút so với năm ngoái, vừa đủ và hợp lý trong bối cảnh chung lạm phát xu hướng nhích dần lên.

Hiện nay, theo con số từ Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng TMCP đang nắm 274.000 tỷ trái phiếu doanh nghiệp, so với dư nợ tín dụng toàn hệ thống ở mức 2,5-2,6%, con số tương đối nhỏ so với dư nợ tín dụng chung.

Trường hợp xấu nhất, nếu trong quý tới tỷ lệ phát hành ra của trái phiếu doanh nghiệp xu hướng giảm thì cũng không ảnh hưởng chung tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng nhưng ảnh hưởng đến nhóm bất động sản vì hầu hết doanh nghiệp bất động sản lớn đều có kế hoạch phát hành rầm rộ để tài trợ cho các dự án đang phát triển. Một số doanh nghiệp bất động sản quý tới khó khăn về huy động vốn từ trái phiếu.

Nhìn từ góc độ cơ bản, thị trường vẫn đang được dẫn dắt bởi bệ phóng vững chắc từ vĩ mô, lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết phục hồi khả quan so với 2021.

Gần đây, khối ngoại quay trở lại mua ròng. Riêng 10 phiên gần đây mua ròng 3.500 tỷ, loại trừ giao dịch thoả thuận MWG khối ngoại mua ròng hơn 1.800 tỷ đồng. Nhìn xa hơn là cơ hội chúng ta có thể được nâng hạng vào thị trường mới nổi của FTSE vào tháng 9 tới. "Do đó, đây là cơ hội có thể quay trở lại tích luỹ một số cổ phiếu có định giá hấp dẫn, tăng trưởng lợi nhuận vững chắc trong tương lai", vị này nói. 

Adblock test (Why?)


Chuyên gia nói gì sau phiên "khủng hoảng" Vn-Index bay 70 điểm? - VnEconomy
Read More

Giá vàng hôm nay 27/1/2024: Vàng đảo chiều tăng trở lại - Báo Công Thương

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, ...