Rechercher dans ce blog

Thursday, March 31, 2022

Mỹ tính mở kho dầu chiến lược để kìm giá xăng - VnExpress

Tổng thống Biden dự kiến công bố giải phóng 1 triệu thùng dầu mỗi ngày từ kho dự trữ chiến lược, khi giá xăng leo thang vì khủng hoảng Ukraine.

Các nguồn thạo tin cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể đưa ra tuyên bố giải phóng kho dầu dự trữ vào hôm nay, khi Nhà Trắng thông báo ông sẽ có bài phát biểu về những kế hoạch kìm đà tăng của giá xăng dầu do cuộc xung đột ở Ukraine.

Chính quyền Tổng thống Biden được cho là đã thảo luận về kế hoạch giải phóng kho dầu dự trữ trong nhiều tuần và đã thông báo cho các thành viên Cơ quan Năng lượng Quốc tế về điều này. Kế hoạch giải phóng một triệu thùng dầu mỗi ngày từ kho dầu dự trữ chiến lược có thể được tiến hành trong vài tháng nếu giá xăng dầu không giảm đáng kể.

Dầu thô Brent đã giảm gần 5% ở châu Á, xuống còn 106,12 USD/thùng sau tin tức Mỹ cân nhắc xả kho dầu dự trữ chiến lược được đưa ra. Tuy nhiên, giá dầu Brent vẫn cao hơn rất nhiều so với 12 tháng trước, khi chỉ ở mức 62,74 USD/thùng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng hôm 30/3. Ảnh: AP.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng hôm 30/3. Ảnh: AP.

Sau khi ban lệnh cấm nhập khẩu dầu và các nguồn năng lượng khác từ Nga hồi đầu tháng, Tổng thống Biden thừa nhận quyết định này có thể khiến người Mỹ chịu giá xăng cao hơn.

Trước thềm bầu cử quốc hội giữa kỳ, Tổng thống Mỹ đang chịu áp lực phải giải quyết tình trạng giá xăng dầu tăng cao, khi phe Cộng hòa liên tục công kích vấn đề này. Các cuộc thăm dò trong những tháng gần đây cho thấy tỷ lệ ủng hộ của ông Biden đã giảm kỷ lục, khi người dân phàn nàn về giá xăng cao và tình trạng lạm phát.

Trong vài tháng qua, chính quyền Tổng thống Biden đã hai lần mở kho dầu dự trữ chiến lược để giải quyết tình trạng giá xăng tăng cao. Mỹ lần đầu giải phóng 50 triệu thùng dầu dự trữ hồi tháng 11/2021 và sau đó là 30 triệu thùng vào tháng này.

Mỹ có 4 kho dự trữ dầu chiến lược tại các địa điểm Freeport, Winnie ở Texas và Lake Charles, Baton Rouge ở Louisiana. Mỗi kho có một số hang muối (hang được đào sâu xuống khu vực có đá muối) sâu tới 1.000 mét để chứa dầu.

Theo số liệu của Bộ Năng lượng Mỹ, các hang này đang chứa 568,3 triệu thùng dầu, thấp hơn nhiều so với gần 645 triệu thùng năm 2019. Người Mỹ sử dụng trung bình 20,5 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2018, có nghĩa là số dầu dự trữ chiến lược của Mỹ chỉ đủ đáp ứng nhu cầu nội địa trong chưa đầy một tháng nếu nguồn cung bị gián đoạn.

Quyết định mở kho dầu dự trữ sẽ góp phần nào hạ nhiệt tình hình, song không làm giảm đáng kể giá xăng dầu. Sau khi Mỹ mở kho dầu dự trữ hồi tháng 11/2021, giá xăng dầu chỉ giảm trong thời gian ngắn trước khi tăng trở lại vào cuối tháng 1. Giá xăng dầu đã bắt đầu giảm trong những tuần gần đây.

Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, Mỹ và các đồng minh còn loại nước này khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, bỏ quy chế tối huệ quốc và ngăn Nga tiếp cận các công nghệ tiên tiến cũng như trừng phạt loạt quan chức, tài phiệt nước này.

Mỹ và Liên minh châu ÂU (EU) hôm 25/3 ký thỏa thuận cung cấp thêm khí đốt của Washington cho châu Âu. Mỹ cho biết sẽ làm việc với các đối tác quốc tế, cố gắng đảm bảo ít nhất 15 tỷ mét khối khí hóa lỏng (LNG) cho thị trường EU vào năm 2022 và tiếp tục tăng trong tương lai.

Ngọc Ánh (Theo WSJ)

Adblock test (Why?)


Mỹ tính mở kho dầu chiến lược để kìm giá xăng - VnExpress
Read More

Xăng giảm 1.021 đồng/lít từ 0h ngày 1-4 - Tuổi Trẻ Online - Tuổi Trẻ

Xăng giảm 1.021 đồng/lít từ 0h ngày 1-4 - Ảnh 1.

Giá xăng dầu được điều chỉnh từ 0h ngày 1-4, áp dụng giảm thuế bảo vệ môi trường - Ảnh: T.L

Liên bộ Công thương - Tài chính vừa phát thông tin về việc điều chỉnh giá xăng dầu, trên cơ sở thực hiện nghị quyết số 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn có hiệu lực từ ngày 1-4 đến 31-12-2022.

Theo đó, mặc dù xăng được giảm 2.000 đồng/lít thuế bảo vệ môi trường, nhưng với biến động tăng giảm đan xen của giá thế giới, cộng thêm việc thực hiện Quỹ bình ổn giá xăng dầu, nên giá xăng có mức giảm thấp hơn. 

Cụ thể, giá xăng E5RON92 giảm 1.021 đồng/lít, từ mức 28.330 đồng/lít giảm còn 27.309 đồng/lít. 

Xăng RON95-III giảm 1.039 đồng/lít, từ 29.190 đồng/lít giảm còn 28.153 đồng/lít.

Đối với dầu, mặc dù được giảm thuế bảo vệ môi trường 50% với các mặt hàng dầu, tương ứng 1.000 đồng/lít, kg nhưng do đà tăng mạnh của giá thế giới, trong kỳ điều hành này giá các mặt hàng dầu đã bật tăng trở lại sau một phiên giảm mạnh.

Cụ thể, dầu diesel tăng 1.447 đồng/lít, từ giá 23.638 đồng/lít đã lên mức 25.080 đồng/lít; dầu hỏa tăng 1.519 đồng/lít, từ mức 22.248 đồng/lít tăng lên 23.764 đồng/lít. Dầu mazut tăng 506 đồng/lít, lên mức 20.929 đồng/lít.

Để có mức giá như trên, cơ quan quản lý đã thực hiện trích lập Quỹ bình ổn giá đối với các mặt hàng E5RON92 ở mức 250 đồng/lít và RON95 ở mức 200 đồng/lít, dầu diesel ở mức 100 đồng/lít, dầu hỏa và dầu mazut không trích lập.

Chi Quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng dầu hỏa ở mức 500 đồng/lít (kỳ trước không chi) và không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối các mặt hàng xăng dầu khác.

Như vậy, sau 6 lần tăng liên tục và một phiên giảm, giá xăng dầu đã có những diễn biến tăng giảm liên tục trong chu kỳ điều hành vừa qua. 

Giá xăng dầu đã ghi nhận mức tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây, kể từ tháng 7-2014, nên với việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, được kỳ vọng sẽ kìm hãm một phần đà tăng giá trong thời gian tới.

Vì sao xăng dầu không giảm tương ứng với mức giảm thuế?

Lý giải việc giá xăng dầu không giảm tương ứng với mức giảm thuế, Bộ Công thương cho rằng do giá xăng dầu thế giới, nhất là giá các loại dầu có mức tăng cao nên liên bộ Công thương - Tài chính đã phải sử dụng kết hợp công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu ở mức hợp lý (điều chỉnh mức trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá đối với các mặt hàng xăng, dầu) để giảm giá xăng và hạn chế mức tăng của giá dầu so với mức tăng của giá thế giới.

Theo đó, nếu thuế bảo vệ môi trường như mức cũ, giá xăng dầu trong nước kỳ điều hành này sẽ tăng từ 1.069 - 2.789 đồng/lít, kg (cụ thể xăng E5RON92 tăng 1.069 đồng/lít, xăng RON95 tăng 1.161 đồng/lít, dầu diesel tăng 2.547 đồng/lít, dầu hỏa tăng 2.789 đồng/lít, dầu mazut tăng 1.606 đồng/lít).

Từ 1-4 có Từ 1-4 có 'van xả áp' cho giá xăng dầu

TTO - Giá xăng hy vọng sẽ giảm từ 1-4 khi thuế bảo vệ môi trường với xăng giảm 2.000 đồng/lít. Nhiều chính sách về tiền lương, mức hỗ trợ học nghề và quyền lợi người lao động cũng bắt đầu có hiệu lực từ tháng 4-2022.

Adblock test (Why?)


Xăng giảm 1.021 đồng/lít từ 0h ngày 1-4 - Tuổi Trẻ Online - Tuổi Trẻ
Read More

FLC, Bamboo Airways có chủ tịch mới thay ông Trịnh Văn Quyết - VnExpress

Ông Đặng Tất Thắng, người đang là Phó chủ tịch FLC và Bamboo Airways, đảm nhiệm vai trò chủ tịch ở cả hai doanh nghiệp từ hôm nay.

Thông tin này vừa được Công ty cổ phần Tập đoàn FLC công bố sáng 31/3. Ông Đặng Tất Thắng trước đó cũng đồng thời là CEO Bamboo Airways.

Ông Trịnh Văn Quyết là cổ đông lớn nhất tại Tập đoàn FLC với sở hữu hơn 30% vốn. Ông và người thân cũng là một trong những cổ đông của Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways). Ông Đặng Tất Thắng hiện không sở hữu cổ phần nào tại FLC.

Ông Đặng Tất Thắng khi còn là Tổng giám đốc Bamboo Airways và ông Trịnh Văn Quyết khi còn là Chủ tịch FLC. Ảnh: BAV

Ông Đặng Tất Thắng (trái) khi còn là Tổng giám đốc Bamboo Airways và ông Trịnh Văn Quyết chia sẻ tại một sự kiện đầu năm 2020. Ảnh: BAV

Ông Đặng Tất Thắng sinh năm 1981, tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng và Quản lý dự án tại Đại học Northumbria (Anh). Ông là người dẫn dắt Bamboo Airways từ khi tiến hành các thủ tục thành lập cho đến nay.

Bên cạnh hàng không, ông Thắng cũng có bề dày kinh nghiệm trong việc điều hành, quản lý nhiều lĩnh vực quan trọng của FLC, nhất là mảng đầu tư phát triển dự án. Hiện ông vẫn tiếp tục phụ trách mảng đầu tư của FLC tại nhiều thị trường trọng điểm, với nhiều dự án đang được nghiên cứu đầu tư và xúc tiến pháp lý.

Với kinh nghiệm quản trị, điều hành theo FLC là "hiệu quả và đa dạng", ông Đặng Tất Thắng sẽ đồng hành để tiếp tục đảm bảo hoạt động kinh doanh của FLC, Bamboo Airways ổn định, theo đúng mục tiêu, kế hoạch mà HĐQT và ban tổng giám đốc đã đặt ra.

Các chủ nợ của FLC hôm 30/3 cũng lên tiếng khẳng định các khoản vay của doanh nghiệp này không đáng ngại. Sacombank, ngân hàng cho FLC vay nhiều nhất, với tổng dự nợ 1.840 tỷ đồng khẳng định các khoản vay đều đảm bảo đúng quy định, an toàn, có đầy đủ tài sản đảm bảo. Theo nhà băng này, FLC Group vẫn đang hoạt động bình thường và thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng.

Tương tự, lãnh đạo OCB thông tin, FLC luôn trả nợ đúng hạn, chưa bao giờ xảy ra nợ xấu. OCB cũng không có ý định bán giải chấp cổ phần Bamboo Airways thế chấp tại ngân hàng này.

Trước khi bị bắt, ông Quyết đã ủy quyền cho Phó tổng giám đốc Vũ Đặng Hải Yến thực hiện toàn bộ quyền cổ đông tại FLC, Bamboo Airways; quyền liên quan đến các tài sản, quyền tài sản thuộc sở hữu của ông. Việc ủy quyền này vẫn có hiệu lực sau khi ông Đặng Tất Thắng được HĐQT giao là Chủ tịch FLC từ 31/3.

Ông Thắng sẽ đảm nhiệm vai trò chủ tịch HĐQT từ 31/3 cho đến khi Đại hội đồng cổ đông và HĐQT có quyết định mới. Dự kiến tại phiên họp đại hội đồng cổ đông gần nhất, FLC sẽ xem xét bầu bổ sung, kiện toàn cơ cấu thành viên HĐQT.

Trước khi ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, bắt hôm 29/3 với cáo buộc "thao túng" và "che giấu thông tin chứng khoán", HĐQT FLC có 5 người, gồm 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch và 2 thành viên.

Anh Tú

Adblock test (Why?)


FLC, Bamboo Airways có chủ tịch mới thay ông Trịnh Văn Quyết - VnExpress
Read More

Cổ phiếu ngân hàng phân hóa, EIB xuất hiện thỏa thuận "khủng" giá trị 1.000 tỷ đồng - Cafef.vn

NVB tăng mạnh nhất hôm nay với mức tăng 2,5%, đóng cửa ở mức 36.700 đồng/cp. Trong phiên giao dịch, NVB có lúc tăng lên 38.500 đồng/cp (tăng 8,4%). Cổ phiếu này bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 307.300 đồng/cp. Trong tháng 3, NVB đã tăng giá 19%.

Các cổ phiếu tăng giá còn lại đều là những cổ phiếu niêm yết trên HoSE, có vốn hóa lớn như ACB 91,4%), CTG (1,2%), VPB (1,1%), MBB (0,9%), HDB (0,2%), VIB (0,1%),…

HDB tiếp tục được khối ngoại mua ròng phiên thứ 9 liên tiếp; riêng hôm nay 643.600 cp, là mã được nhà đầu tư mua mạnh nhất nhóm ngân hàng. Đồng thời, đây cũng là phiên thứ 3 tăng giá liên tiếp của cổ phiếu này với mức tăng tổng cộng 3,5%. Thanh khoản HDB khá ổn định, với hơn 2,5 triệu cp được giao dịch hôm nay. 

VIB cũng là cổ phiếu tăng phiên thứ 3 liên tiếp với mức tăng tổng cộng 7%. Tính từ đầu tuần đến nay, cổ phiếu này đã tăng 5,42%, là mã tăng mạnh nhất trong nhóm ngân hàng. Hiện giá cổ phiếu VIB đã lên vùng cao nhất 1 tháng trở lại đây. 

Chiều ngược lại, STB giảm giá mạnh nhất hôm nay (-1,7%), tiếp theo là KLB (-1,6%), SHB (-1,6%),…

Ở phương thức thỏa thuận, một số cổ phiếu ngân hàng ghi nhận khối lượng giao dịch lớn. Trong đó, EIB có tới 25 triệu cổ phiếu được trao tay với giá kịch trần 40.000 đồng/cp, tương đương giá trị 1.000 tỷ đồng.

MBB cũng có hơn 6,3 triệu cp được trao tay, giá trị hơn 200 tỷ đồng, trong đó có 5 triệu cp được thỏa thuận ở giá sàn 30.400 đồng/cp.

Cổ phiếu ngân hàng phân hóa, EIB xuất hiện thỏa thuận khủng giá trị 1.000 tỷ đồng - Ảnh 1.
https://ift.tt/RikSzc5

Adblock test (Why?)


Cổ phiếu ngân hàng phân hóa, EIB xuất hiện thỏa thuận "khủng" giá trị 1.000 tỷ đồng - Cafef.vn
Read More

Tin COVID-19 chiều 31-3: Cả nước giảm gần 5.000 ca mắc COVID-19, TP.HCM dưới 1.000 ca - Tuổi Trẻ

Tin COVID-19 chiều 31-3: Cả nước giảm gần 5.000 ca mắc COVID-19, TP.HCM dưới 1.000 ca - Ảnh 1.

Trẻ được phụ huynh đưa đến khám tại Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM khi có biểu hiện nóng, sốt - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tính từ 16h ngày 30-3 đến 16h ngày 31-3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 80.838 ca nhiễm mới, trong đó 11 ca nhập cảnh và 80.827 ca ghi nhận trong nước (giảm 4.932 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố, có 56.105 ca trong cộng đồng.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (8.054), Phú Thọ (3.415), Nghệ An (3.399), Yên Bái (3.156), Đắk Lắk (3.107), Lào Cai (2.981), Hải Dương (2.864), Bắc Giang (2.688), Quảng Ninh (2.509), Quảng Bình (2.352), Hà Giang (2.344), Lạng Sơn (2.159), Vĩnh Phúc (2.039), Thái Bình (1.966), Bắc Kạn (1.917), 

Sơn La (1.813), Hưng Yên (1.784), Tuyên Quang (1.672), Bắc Ninh (1.653), Vĩnh Long (1.642), Cao Bằng (1.630), Bình Định (1.437), Quảng Trị (1.369), Cà Mau (1.265), Lâm Đồng (1.264), Hà Nam (1.258), Tây Ninh (1.238), Thái Nguyên (1.179), Điện Biên (1.164), Hòa Bình (1.160), Lai Châu (1.097), Ninh Bình (1.046), TP.HCM (924)

Quảng Ngãi (920), Bến Tre (876), Bình Dương (827), Bình Phước (766), Hà Tĩnh (757), Đà Nẵng (736), Bà Rịa - Vũng Tàu (688), Nam Định (672), Thừa Thiên Huế (589), Trà Vinh (539), Thanh Hóa (535), Đắk Nông (426), Phú Yên (408), Khánh Hòa (386), 

Hải Phòng (365), Bình Thuận (341), Quảng Nam (270), Kon Tum (179), An Giang (178), Bạc Liêu (166), Kiên Giang (161), Long An (125), Cần Thơ (101), Đồng Nai (97), Đồng Tháp (85), Sóc Trăng (52), Ninh Thuận (20), Hậu Giang (12), Tiền Giang (5).

Tin COVID-19 chiều 31-3: Cả nước giảm gần 5.000 ca mắc COVID-19, TP.HCM dưới 1.000 ca - Ảnh 2.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Ngày 31-3, Sở Y tế Hưng Yên đăng ký bổ sung 11.517 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Giang (-1.311), Lạng Sơn (-466), Bình Dương (-383).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Dương (+1.081), Vĩnh Long (+188), Quảng Ngãi (+154).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 91.762 ca/ngày.

Số khỏi bệnh gấp 3 lần số mắc mới

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.564.609 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 96.747 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.556.876 ca, trong đó có 7.516.196 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.474.782), TP.HCM (594.585), Nghệ An (391.871), Bình Dương (376.566), Hải Dương (344.058).

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 250.482 ca, gấp 3 lần số mắc mới.

Tin COVID-19 chiều 31-3: Cả nước giảm gần 5.000 ca mắc COVID-19, TP.HCM dưới 1.000 ca - Ảnh 3.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Tổng số ca được điều trị khỏi cho đến nay là 7.519.013 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.975 ca. Trong đó, thở oxy qua mặt nạ: 2.379 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 281 ca; Thở máy không xâm lấn: 99 ca; Thở máy xâm lấn: 216 ca; ECMO: 0 ca.

Hà Nội ca mắc cao nhất nhưng không ghi nhận ca tử vong

Từ 17h30 ngày 30-3 đến 17h30 ngày 31-3 ghi nhận 39 ca tử vong tại: Bến Tre (5), Bình Thuận (4), Cao Bằng (4 ca trong 2 ngày), Phú Yên (4), Bạc Liêu (2), Đắk Lắk (2), Lâm Đồng (2), Quảng Ninh (2), Sóc Trăng (2), Vĩnh Long (2), 

Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Cà Mau (1), Gia Lai (1), Hà Nam (1), Hà Tĩnh (1), Hậu Giang (1), Lạng Sơn (1), Quảng Ngãi (1), Tây Ninh (1), TP.HCM (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 50 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.493 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Adblock test (Why?)


Tin COVID-19 chiều 31-3: Cả nước giảm gần 5.000 ca mắc COVID-19, TP.HCM dưới 1.000 ca - Tuổi Trẻ
Read More

Wednesday, March 30, 2022

Giá xăng ngày mai có thể giảm 1.300 đồng một lít - VnExpress

Giá thế giới tuần qua đi lên nhưng giá bán lẻ xăng dầu trong nước vẫn có thể hạ nhiệt từ ngày mai, nhờ thuế môi trường giảm 2.000 đồng.

Thông thường mức giá xăng dầu mới được công bố vào 15h nhưng tại kỳ điều hành ngày 1/4, giá xăng sẽ được điều chỉnh sớm hơn do hiệu lực giảm thuế bảo vệ môi trường áp dụng ngay từ 0h. Nguồn tin từ liên Bộ Công Thương - Tài chính cho biết, dự kiến công bố giá xăng vào đêm nay và mức giá mới có hiệu lực từ 0h ngày 1/4.

Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho biết, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 28/3 với RON92 là 128,65 USD một thùng, RON95 là 132,48 USD một thùng, tăng 7-8% so với đợt điều chỉnh trước đó.

Chia sẻ với VnExpress, lãnh đạo đầu mối xăng dầu ở TP HCM, cho biết chu kỳ 10 ngày qua giá xăng, dầu thế giới tăng mạnh trở lại. Tuy nhiên, từ 1/4, thuế môi trường giảm 2.000 đồng một lít với xăng và 1.000 đồng với dầu nên kỳ điều hành lần này giá xăng, dầu sẽ cùng giảm mạnh.

"Theo tính toán dựa trên dữ liệu hiện có, giá xăng sẽ giảm quanh mức 1.200-1.300 đồng một lít", lãnh đạo xăng dầu ở TP HCM nói.

Đồng quan điểm, giám đốc đầu mối xăng dầu ở Hà Nội cho rằng giá xăng lần này buộc đi xuống vì chính sách giảm thuế môi trường với xăng có hiệu lực. Ngoài ra, tại kỳ điều hành này có thể nhà quản lý sẽ trích thêm Quỹ bình ổn.

Thuế môi trường với xăng dầu bắt đầu giảm từ 1/4/2022 đến 31/12/2022. Sau giảm thuế này, mỗi lít xăng giảm tương ứng 2.200 đồng (gồm VAT) và giá dầu cũng được điều chỉnh 1.100 đồng.

Ngoài giảm thuế bảo vệ môi trường, cơ quan thẩm tra của Chính phủ đề nghị nên cân nhắc giảm thuế nhập khẩu tối huệ quốc (MFN) với xăng, và coi đây như một biện pháp bổ sung để can thiệp trong trường hợp giá dầu thô thế giới biến động. Mức giảm thuế này sẽ được tính toán trên cơ sở đánh giá tình hình nhập khẩu từ các nước ASEAN, Hàn Quốc, Singapore... và biến động giá thế giới.

Uỷ ban Tài chính ngân sách cũng đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý, kiểm tra và có biện pháp xử lý để giảm áp lực nguồn cung trên thị trường. Việc này nhằm đảm bảo các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu trong nước sử dụng đúng quy định với lượng xăng dầu dự trữ thương mại của doanh nghiệp.

Tại kỳ điều hành 21/3, mỗi lít xăng RON 95, E5 RON92 giảm 630-650 đồng; còn dầu diesel giảm hơn 1.630 đồng. Như vậy, sau điều chỉnh, giá xăng E5 RON 92 từ là 28.330 đồng một lít; RON 95 là 29.190 đồng. Dầu hỏa là 22.240 đồng một lít. Dầu diesel về còn 23.630 đồng một lít.

Thi Hà

Adblock test (Why?)


Giá xăng ngày mai có thể giảm 1.300 đồng một lít - VnExpress
Read More

Xử mạnh tay với thao túng giá chứng khoán - Tuổi Trẻ

Xử mạnh tay với thao túng giá chứng khoán - Ảnh 1.

Theo các chuyên gia, việc xử phạt nghiêm hành vi thao túng cổ phiếu sẽ giúp thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh hơn, tạo được niềm tin nơi nhà đầu tư - Ảnh: B.MAI

Thời gian qua, không ít ông chủ của những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, ì ạch nhưng lại siêng năng "bán giấy lấy tiền", thổi giá cổ phiếu lên cao rồi bán ra nhằm thu lợi bất chính. 

Trên thực tế, những người từng bị xử phạt hành chính, thậm chí bị bỏ tù bởi hành vi thao túng chứng khoán hầu hết là lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết, có vị thế, có tri thức, có cả gia sản lớn…

Càng ít minh bạch, càng dễ thao túng

Giám đốc phân tích của một công ty có hơn 20 năm đồng hành cùng thị trường chứng khoán, cho rằng với nhiều nhà đầu tư, sự không minh bạch đang là rào cản ngăn họ bước vào thị trường chứng khoán. 

Trong thực tế, không phải doanh nghiệp niêm yết nào cũng đạt chất lượng công bố thông tin, hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính.

Chỉ số ít doanh nghiệp được kiểm toán bởi 4 hãng lớn nhất thế giới (PWC, Deloite, E&Y và KPMG). Chưa kể, "số lượng nhà đầu tư cá nhân đa số là "con số vẽ". "Nhiều cổ phiếu không được pha loãng bên ngoài thị trường, mà bị cô đặc đến mức nhà đầu tư cá nhân khó có thể tiếp cận mua, đặc biệt là các cổ phiếu niêm yết sau khi cổ phần hóa", vị giám đốc này nói.

Cũng theo vị giám đốc này, nhiều doanh nghiệp rất lớn nhưng lượng cổ phiếu trôi nổi ngoài thị trường lại rất thấp, tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư cá nhân và nhỏ lẻ rất ít. Một bộ phận thành viên hội đồng quản trị "người nhà" lại có tỉ lệ sở hữu rất cao, thông tin hoạt động kinh doanh và thanh khoản đều nằm trong tay nhóm này khiến hoạt động "thao túng giá rất dễ dàng".

Theo một chuyên gia chứng khoán, cổ phiếu doanh nghiệp có vốn hóa càng nhỏ, mức thao túng càng lớn. Vì vậy, người có tiền cũng không muốn mua nhóm cổ phiếu này. 

"Có nhà đầu tư từng hỏi tôi cổ phiếu này cổ phiếu kia có bị thao túng, tôi chỉ cảnh báo họ theo kinh nghiệm chứ không có bằng chứng. Nhưng trước giờ cũng có không ít vụ phanh phui chuyện chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp niêm yết tung tin đồn để lái giá cổ phiếu", chuyên gia này nói.

Theo TS Lê Đạt Chí - giảng viên Đại học Kinh tế TP.HCM, bên cạnh những doanh nghiệp bài bản, làm ăn uy tín, tăng trưởng bền vững, nhà đầu tư cũng cần cẩn trọng với cổ phiếu của những doanh nghiệp có lãnh đạo kém uy tín, doanh nghiệp làm ăn bết bát nhưng "mông má" để đẩy giá cổ phiếu lên cao theo kiểu "bán giấy lấy tiền" để ăn chênh lệch. 

"Nếu nhảy vào lệch sóng, nhà đầu tư không tránh khỏi thua lỗ", ông Chí nói.

Trong khi đó, luật sư Nguyễn Thế Truyền (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng sau phi vụ bán "chui" hàng chục triệu cổ phiếu bị phát hiện và xử phạt, ông Quyết vẫn tiếp tục tổ chức "thổi giá" cổ phiếu FLC là coi thường pháp luật. 

Theo ông Truyền, một trong những nguyên nhân là con số tiền phạt vài tỉ đồng còn khá khiêm tốn so với số tiền thu lợi bất chính từ hành vi thao túng cổ phiếu nếu trót lọt.

Xử mạnh tay, thanh lọc thị trường

"Trong sạch thị trường. Thấy nhiều nhà đầu tư cảm nhận đây là tin tốt bên cạnh tin tiêu cực" - ông Huỳnh Anh Tuấn, giám đốc Công ty chứng khoán Đông Á, chia sẻ quan điểm ngay sau khi hay tin ông Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam để điều tra hành vi thao túng thị trường chứng khoán.

Dù mua lúc cổ phiếu FLC hơn 19.000 đồng/cổ phiếu nhưng khi giá cổ phiếu này rớt xuống còn 11.800 đồng (chốt phiên 30-3) và mất thanh khoản sau tin ông Quyết bị bắt, anh Thắng (nhà đầu tư, TP.HCM) cho biết ủng hộ quyết định của cơ quan chức năng và tiếp tục theo dõi vụ việc, đồng thời "xem đây là học phí đắt giá để tôi thức tỉnh, không dám lao như con thiêu thân nữa".

Điều đáng nói là sau khi bị Ủy ban Chứng khoán nhà nước ra quyết định xử phạt 1,5 tỉ đồng và đình chỉ 5 tháng giao dịch chứng khoán vì bán "chui" 74,8 triệu cổ phiếu FLC vào hồi tháng 1-2022 nhưng theo cơ quan điều tra, trong khoảng thời gian tài khoản bị cấm giao dịch, ông Trịnh Văn Quyết vẫn tiếp tục có hành vi thao túng đẩy giá cổ phiếu lên.

Trước đó, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp khác cũng bị vướng vòng lao lý với hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán. 

Cụ thể, ngày 24-1-2022, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tạm giam ông Nguyễn Văn Nam - nguyên giám đốc Công ty CP liên danh SANA WMT (nay là Công ty cổ phần ASA, mã chứng khoán ASA) - do làm giả hồ sơ, tài liệu để tăng khống 7 triệu cổ phiếu ASA rồi niêm yết bổ sung số cổ phiếu này tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội để bán và thu tiền bất chính.

Ngày 26 và 27-5-2020, TAND Hà Nội đã mở phiên sơ thẩm xét xử Phạm Thị Hinh - cựu chủ tịch HĐQT CTCP Công nghiệp khoáng sản Bình Thuận (mã KSA) - cùng hàng loạt nhân sự thuộc Công ty chứng khoán VSM vì lập 69 tài khoản để liên tục thực hiện mua bán cổ phiếu KSA, tạo cung cầu giả trên thị trường. 

Với vai trò chủ mưu, Phạm Thị Hinh bị tuyên phạt 18 tháng tù, các đồng phạm trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội bị phạt 15 tháng tù treo.

Một vụ án đáng chú ý là ngày 7-5-2019, TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết với các bị cáo trong vụ thao túng giá chứng khoán. 

Theo đó, hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trần Hữu Tiệp (nguyên chủ tịch HĐQT Công ty MTM) tù chung thân về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". 14 bị cáo còn lại bị tuyên từ 18 tháng tù đến 12 năm tù về các tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "thao túng giá chứng khoán"...

Cần tăng mức xử phạt hành chính

Theo luật sư Nguyễn Thế Truyền, nhiều nước trên thế giới xử phạt tội thao túng chứng khoán rất mạnh tay. Chẳng hạn tại Mỹ, các cá nhân phạm tội thao túng chứng khoán có thể bị phạt tù lên đến 20 năm, phạt hành chính lên đến 5 triệu USD (đạo luật 1934). 

Vào năm 2018, Trung Quốc cũng từng phạt một công ty logistics số tiền kỷ lục 870 triệu USD (20.000 tỉ đồng) vì thao túng giá cổ phiếu.

Trong khi đó, theo điều 211 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, người nào thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán mà thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1 tỉ đồng trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội "thao túng thị trường chứng khoán". 

Nếu thu lợi bất chính từ 1,5 tỉ đồng trở lên, gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 3 tỉ đồng trở lên hoặc tái phạm nguy hiểm có thể bị phạt lên đến 4 tỉ đồng hoặc phạt đến 7 năm tù giam...

Theo luật sư Truyền, ngoại trừ việc xử lý hình sự, số tiền phạt vài tỉ đồng còn khá khiêm tốn so với số tiền thu lợi bất chính từ hành vi thao túng cổ phiếu nếu trót lọt. "Để tăng tính răn đe, theo tôi, có thể cân nhắc mức xử phạt theo phần trăm tổng số tiền dùng để thao túng cổ phiếu", ông Truyền đề xuất.

Phong tỏa tài khoản phải công bố trước khi giao dịch

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hoàng Hải, tổng thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI), cho rằng Bộ Tài chính mà trực tiếp là Ủy ban chứng khoán nhà nước (SSC) phải có trách nhiệm về hành vi thao túng thị trường chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết.

Theo ông Hải, hành vi tạo thanh khoản giả, "thổi" giá chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết và nhiều người liên quan xảy ra liên tiếp trong một thời gian dài nhưng SSC không phát hiện và ngăn chặn kịp thời, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cũng như niềm tin của nhà đầu tư.

"SSC đã không làm tốt nhiệm vụ chính là giám sát thị trường chứng khoán", ông Hải nói.

Để lấy lại niềm tin cho nhà đầu tư, ngoài việc xử lý lãnh đạo các cơ quan quản lý thị trường là SSC và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, ông Hải cho rằng cần phải thay đổi cơ chế điều hành của SSC.

Thay vì tập trung quyền lực cho chủ tịch SSC, cơ quan này cần có thêm tổng thư ký, ủy viên thường trực chịu trách nhiệm giám sát, thanh tra thị trường chứng khoán… với chức năng độc lập với nhau.

Trong khi đó, theo ông Huỳnh Anh Tuấn, tổng giám đốc Công ty chứng khoán Đông Á, để ngăn chặn hành vi bán "chui" cổ phiếu, SSC có thể áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của những trường hợp phải đăng ký và công bố thông tin trước khi giao dịch.

A.HỒNG - L.THANH

Phó thủ tướng Lê Minh Khái:

Phải đảm bảo minh bạch, lành mạnh của thị trường chứng khoán

Tại văn bản chỉ đạo ngày 30-3, Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường chứng khoán trong nước và quốc tế để chủ động điều hành thị trường tài chính, tiền tệ, tín dụng và thị trường chứng khoán, hoạt động của các tổ chức tín dụng ổn định, an toàn, thông suốt.

Cũng theo chỉ đạo của Phó thủ tướng, cần có giải pháp điều hành, giám sát thị trường chứng khoán phù hợp; bảo đảm an toàn, minh bạch, ổn định thị trường chứng khoán; chủ động công bố thông tin và thực hiện các giải pháp ổn định tâm lý nhà đầu tư, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư.

Đẩy mạnh việc rà soát cơ chế, chính sách và hoàn thiện khung khổ pháp lý liên quan đến xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán để có chế tài mạnh mẽ, có tác dụng răn đe, bảo đảm minh bạch và lành mạnh của thị trường chứng khoán.

Các cơ quan, đơn vị chức năng được yêu cầu xử lý sớm, dứt điểm, có hiệu quả các vấn đề bất cập, tồn tại trong lĩnh vực chứng khoán như hệ thống giao dịch chứng khoán, việc công bố thông tin của các công ty đại chúng và doanh nghiệp niêm yết, chất lượng báo cáo kiểm toán doanh nghiệp…

Adblock test (Why?)


Xử mạnh tay với thao túng giá chứng khoán - Tuổi Trẻ
Read More

Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nắm bao nhiêu cổ phần Bamboo Airways? - Báo Thanh Niên

Đại diện Phòng Vận tải, Cục Hàng không Việt Nam, cho biết Giấy phép kinh doanh vận tải hàng không Bamboo Airways được cấp sửa đổi lần gần nhất vào ngày 3.2.2021.

Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nắm bao nhiêu cổ phần Bamboo Airways? - ảnh 1

Tỉ phú Trịnh Văn Quyết nắm hơn 50% cổ phần tại Bamboo Airways

Theo đó, người đại diện pháp luật là Tổng giám đốc Đặng Tất Thắng. Điều lệ vận chuyển của Bamboo Airways cũng nêu rõ, cá nhân Chủ tịch Bamboo Airways, cụ thể là tỉ phú Trịnh Văn Quyết, sẽ không có quyền quyết định chiến lược phát triển công ty, kế hoạch phát triển kinh doanh, cũng như kế hoạch phát triển đội máy bay. Người đại diện pháp luật là ông Đặng Tất Thắng sẽ phụ trách toàn bộ.

Ngay sau khi có thông tin liên quan đến việc tỉ phú Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam, ông Đặng Tất Thắng, Tổng giám đốc Bamoo Airways, đang công tác tại Anh đã quay về và có mặt ở Việt Nam trong ngày hôm nay.

Về vốn điều lệ của Bamboo Airways, Tập đoàn FLC góp 51% (3.586 tỉ đồng), tỉ phú Trịnh Văn Quyết góp 40% (2.800 tỉ đồng), cổ đông khác 8,7% (610 tỉ đồng). Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết hiện nắm khoảng 30% cổ phần của FLC, nếu tính cả phần vốn này góp, tỉ phú Trịnh Văn Quyết đang góp khoảng 3.800 tỉ đồng vào Bamboo Airways (tương đương 51,2%). Phần còn lại khoảng hơn 48% của 7.000 tỉ đồng (theo Giấy phép kinh doanh), tương đương hơn 3.000 tỉ đồng.

Theo quy định tại Nghị định 89, vốn tối thiểu để duy trì hoạt động của hãng hàng không có từ 30 máy bay trở lên là 700 tỉ đồng. Đồng nghĩa việc ngay cả khi không tính khoản vốn góp của Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, khoản tiền còn lại vẫn đủ đáp ứng yêu cầu yêu cầu theo quy định.

Bamboo Airways đang khai thác 29 máy bay, tới ngày 5.12.2022, có 1 tàu bay A319 sẽ kết thúc hợp đồng thuê. Các tàu khác đều kết thúc hợp đồng vào các năm 2024, 2025 và các năm sau nữa.

Hiện Cục Hàng không Việt Nam chưa nhận được văn bản nào của tổ chức cho thuê tàu bay cũng như tổ chức uỷ quyền yêu cầu tạm dừng khai thác tàu bay của Bamboo Airways.

Trước đó, chiều 29.3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đồng thời thực hiện lệnh khám xét, lệnh bắt tạm giam đối với Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, để điều tra về hành vi thao túng thị trường chứng khoán.

Bamboo Airways từng lên kế hoạch niêm yết vào năm 2020 nhưng hoãn lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Dự kiến hãng hàng không này sẽ niêm yết vào quý 2 hoặc quý 3/2022, với giá dự kiến khoảng 60.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, kế hoạch này có thể sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều sau khi tỉ phú Trịnh Văn Quyết bị bắt.

Theo thông cáo Tập đoàn FLC phát đi tối 29.3, bà Vũ Đặng Hải Yến sẽ thay mặt và đại diện cho tỉ phú Trịnh Văn Quyết thực hiện các công việc, quyền của Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC - Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways cũng như toàn bộ quyền cổ đông tại 2 doanh nghiệp nói trên theo đúng quy định pháp luật và điều lệ của công ty.

Đồng thời, Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cũng ủy quyền cho bà Vũ Đặng Hải Yến toàn bộ các quyền liên quan đến các tài sản, quyền tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.

Tin liên quan

Adblock test (Why?)


Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nắm bao nhiêu cổ phần Bamboo Airways? - Báo Thanh Niên
Read More

Giá xăng có thể giảm mạnh vào ngày mai - VnExpress

Giá thế giới tuần qua đi lên nhưng giá bán lẻ xăng dầu trong nước vẫn có thể hạ nhiệt từ ngày mai, nhờ thuế môi trường giảm 2.000 đồng.

Thông thường mức giá xăng dầu mới được công bố vào 15h nhưng tại kỳ điều hành ngày 1/4, giá xăng sẽ được điều chỉnh sớm hơn do hiệu lực giảm thuế bảo vệ môi trường áp dụng ngay từ 0h. Nguồn tin từ liên Bộ Công Thương - Tài chính cho biết, dự kiến công bố giá xăng vào đêm nay và mức giá mới có hiệu lực từ 0h ngày kia.

Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho biết, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 28/3 với RON92 là 128,65 USD một thùng, RON95 là 132,48 USD một thùng, tăng 7-8% so với đợt điều chỉnh trước đó.

Chia sẻ với VnExpress, lãnh đạo đầu mối xăng dầu ở TP HCM, cho biết chu kỳ 10 ngày qua giá xăng, dầu thế giới tăng mạnh trở lại. Tuy nhiên, từ 1/4, thuế môi trường giảm 2.000 đồng một lít với xăng và 1.000 đồng với dầu nên kỳ điều hành lần này giá xăng, dầu sẽ cùng giảm mạnh.

"Theo tính toán dựa trên dữ liệu hiện có, giá xăng sẽ giảm quanh mức 1.200-1.300 đồng một lít", lãnh đạo xăng dầu ở TP HCM nói.

Đồng quan điểm, giám đốc đầu mối xăng dầu ở Hà Nội cho rằng giá xăng lần này buộc đi xuống vì chính sách giảm thuế môi trường với xăng có hiệu lực. Ngoài ra, tại kỳ điều hành này có thể nhà quản lý sẽ trích thêm Quỹ bình ổn.

Thuế môi trường với xăng dầu bắt đầu giảm từ 1/4/2022 đến 31/12/2022. Sau giảm thuế này, mỗi lít xăng giảm tương ứng 2.200 đồng (gồm VAT) và giá dầu cũng được điều chỉnh 1.100 đồng.

Ngoài giảm thuế bảo vệ môi trường, cơ quan thẩm tra của Chính phủ đề nghị nên cân nhắc giảm thuế nhập khẩu tối huệ quốc (MFN) với xăng, và coi đây như một biện pháp bổ sung để can thiệp trong trường hợp giá dầu thô thế giới biến động. Mức giảm thuế này sẽ được tính toán trên cơ sở đánh giá tình hình nhập khẩu từ các nước ASEAN, Hàn Quốc, Singapore... và biến động giá thế giới.

Uỷ ban Tài chính ngân sách cũng đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý, kiểm tra và có biện pháp xử lý để giảm áp lực nguồn cung trên thị trường. Việc này nhằm đảm bảo các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu trong nước sử dụng đúng quy định với lượng xăng dầu dự trữ thương mại của doanh nghiệp.

Tại kỳ điều hành 21/3, mỗi lít xăng RON 95, E5 RON92 giảm 630-650 đồng; còn dầu diesel giảm hơn 1.630 đồng. Như vậy, sau điều chỉnh, giá xăng E5 RON 92 từ là 28.330 đồng một lít; RON 95 là 29.190 đồng. Dầu hỏa là 22.240 đồng một lít. Dầu diesel về còn 23.630 đồng một lít.

Thi Hà

Adblock test (Why?)


Giá xăng có thể giảm mạnh vào ngày mai - VnExpress
Read More

Tuesday, March 29, 2022

Giá vàng hôm nay 30-3: Lao dốc ồ ạt rồi vọt lên - Người Lao Động

Giá vàng hôm nay ở thị trường trong nước biến động liên tục do ảnh hưởng từ giá vàng thế giới.

Lúc 9 giờ 15, giá vàng SJC tại TP HCM được các doanh nghiệp niêm yết mua vào 68,55 triệu đồng/lượng, bán ra 69,25 triệu đồng/lượng, tăng 150.000 đồng mỗi lượng so với cuối ngày hôm qua nhưng vẫn giảm 50.000 đồng/lượng so với sáng hôm qua.

Giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại được giao dịch quanh 55 triệu đồng/lượng mua vào, 56 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 100.000 đồng/lượng.

Những ngày qua, giá vàng hôm nay ở thị trường trong nước tăng giảm liên tục theo giá thế giới, nhưng biên độ chênh lệch giá mua - bán lại có sự khác biệt đáng kể giữa các loại vàng. Trong khi biên độ giá mua – bán của vàng SJC được giữ ở mức 700.000 đồng/lượng thì biên độ vàng trang sức tới 1 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường quốc tế, giá vàng hôm nay lúc 9 giờ 15, theo giờ Việt Nam được giao dịch ở mức 1.924 USD/ounce, tăng trở lại khoảng 7 USD mỗi ounce so với hôm qua.

Tỉ giá trung tâm sáng nay được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.135 đồng/USD, giảm 16 đồng/USD so với hôm qua. Giá USD ở các ngân hàng thương mại được giao dịch quanh 23.730 đồng/USD mua vào, 23.010 đồng/USD bán ra, giảm 10 đồng mỗi USD.

Giá vàng hôm nay 30-3: Lao dốc ồ ạt rồi vọt lên - Ảnh 1.

Giá vàng hôm nay của thế giới biến động mạnh

Giá vàng thế giới đêm qua có lúc giảm 34 USD/ounce, từ 1.924 USD/ounce xuống còn 1.890 USD/ounce. Thế nhưng sau đó, giá vàng giao ngay tăng trở lại và đến 6 giờ ngày 30-3 theo giờ Việt Nam giao dịch tại 1.918 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 4- 2022 cũng giảm 20 USD/ounce, giao dịch lần cuối ở mức 1.917 USD/ounce.

Các thị trường quan trọng khác cho thấy giá dầu thô giảm liên tục và giao dịch quanh mức 102 USD/ thùng. Đồng USD giảm giá so với nhiều ngoại tệ khác, lãi suất trái phiếu Mỹ đứng ở mức cao 2,4 %/năm cũng tác động nhất định đến giá vàng hôm nay

Tại Việt Nam, giá vàng ngày 30-3 sẽ được các doanh nghiệp công bố lúc 8 giờ 30 phút. Theo đó, giá vàng SJC có thể tăng – giảm theo mức độ biến động của giá vàng thế giới và sức mua – bán trong nước.

Giá vàng hôm nay 30-3: Lao dốc ồ ạt rồi vọt lên - Ảnh 2.

Trước đó, trong ngày 29-3, giá vàng SJC có lúc leo lên 69,4 triệu đồng/lượng. Thế nhưng, do giá vàng thế giới lúc 17 giờ giảm 14 USD/ounce, từ 1.924 USD/ounce xuống còn 1.910 USD/ounce, nên giá vàng SJC giảm 300.000 đồng/lượng, giao dịch tại 69,1 triệu đồng/lượng.

Giá vàng hôm nay biến động mạnh khi thị trường tin rằng Nga hứa sẽ giảm bớt các cuộc tấn công vào Ukraine. Nhà phân tích của Công ty Giao dịch ngoại hối OANDA (Mỹ) - ông Edward Moya nhận định giá vàng thế giới có lúc lao xuống dốc sau khi cuộc đàm phán hòa bình Nga -Ukraine đạt được một số tiến triển, nỗi lo rủi ro từ địa chính trị của giới đầu tư có phần giảm bớt. Từ đó, họ giảm nhu cầu trú ẩn vào vàng để bảo toàn vốn.

Tin tức về xung đột Nga - Ukriane có tín hiệu tích cực cũng thúc đẩy nhiều người dồn vốn vào cổ phiếu, giúp thị trường chứng khoán châu Âu, Nhật Bản "xanh" sàn. Đặc biệt tại Mỹ, các chỉ số Dow Jones tăng gần 1%, S&P 500 tăng 1,2% và Nasdaq tăng 1,8%. Điều này cho thấy dòng tiền chảy vào thị trường vàng có thời điểm bị hạn chế. Giá vàng hôm nay có lúc phải gánh chịu sức ép đi xuống.

Hãng Bloomberg đưa tin các các quỹ đầu tư vàng quốc tế đã có 13 ngày liên tiếp mua vào, đồng thời Chính phủ Nhật Bản cấm các doanh nghiệp nước này xuất khẩu vàng sang Nga - một biện pháp trừng phạt do Nga xung đột với Ukraine.

Có thể thông tin này đã kích thích giới đầu cơ đưa vốn vào vàng. Thế nên, khi giá vàng thế giới xuống còn 1.890 USD/ounce, sức mua đột ngột tăng mạnh. Giá vàng hôm nay giành lại 28 USD/ounce để cán mức 1.918 USD/ounce lúc 6 giờ ngày 30-3.

Thy Thơ - Thái Phương. Ảnh: Tấn Thạnh - Đồ họa: Tấn Nguyên

Adblock test (Why?)


Giá vàng hôm nay 30-3: Lao dốc ồ ạt rồi vọt lên - Người Lao Động
Read More

Tin sáng 30-3: Đến nay Hà Nội gần 1,5 triệu ca COVID-19, cứ 5 người có 1 người nhiễm - Tuổi Trẻ

Tin sáng 30-3: Đến nay Hà Nội gần 1,5 triệu ca COVID-19, cứ 5 người có 1 người nhiễm - Ảnh 1.

Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Báo cáo của Bộ Y tế cũng cho biết mặc dù đã qua đỉnh dịch, số mắc ngày 29-3 chỉ bằng chưa đầy 30% của thời điểm cao nhất, nhưng Hà Nội vẫn ghi nhận xấp xỉ 9.000 ca mới trong ngày.

Ngoài Hà Nội, còn có 32 tỉnh thành ghi nhận từ 1.000 đến trên 4.000 ca mới.

Tính chung toàn quốc đã ghi nhận gần 9,4 triệu ca COVID-19 từ đầu vụ dịch, đứng thứ 14/225 quốc gia, vùng lãnh thổ. Số ca tử vong là 0,5%/tổng số ca nhiễm, đứng thứ 24/225 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Tin sáng 30-3: Đến nay Hà Nội gần 1,5 triệu ca COVID-19, cứ 5 người có 1 người nhiễm - Ảnh 2.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Cho phép chuyển nguồn kinh phí trên 4.600 tỉ đồng chống dịch COVID-19

Chính phủ ngày 29-3 đã có nghị quyết cho phép chuyển nguồn kinh phí ngân sách nhà nước đã giao dự toán cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 năm 2021 của Bộ Y tế chưa thực hiện.

Số tiền chuyển nguồn là trên 4.600 tỉ (gồm cả kinh phí mua vắc xin, vật tư tiêm chủng, tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển vắc xin phòng COVID-19) sang năm 2022 để chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 như đề nghị của Bộ Tài chính.

Chính phủ giao Bộ Tài chính, Bộ Y tế chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung, số liệu báo cáo và xử lý cụ thể theo quy định.

Nghị quyết yêu cầu đối với kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 năm 2022, Bộ Y tế chủ động sử dụng dự toán được giao, phối hợp với Bộ Tài chính để đề xuất, trình cấp có thẩm quyền bổ sung dự toán (nếu có) theo quy định; tăng cường công tác quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, đúng quy định.

Tin sáng 30-3: Đến nay Hà Nội gần 1,5 triệu ca COVID-19, cứ 5 người có 1 người nhiễm - Ảnh 3.

Nhân viên y tế phường 7, quận Phú Nhuận thăm khám và phát thuốc cho các trường hợp F0 cách ly tại nhà - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tỉ lệ xét nghiệm đạt chuẩn tăng, đạt trên 80%

Trao đổi với báo giới bên lề hội nghị kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm ngày 29-3, GS.TS Tạ Thành Văn, chủ tịch hội đồng Trường đại học Y Hà Nội, cho biết trong 10 năm gần đây, số các phòng xét nghiệm tham gia ngoại kiểm chất lượng đã tăng nhanh, từ chỉ có 30 - 40 cơ sở tham gia ban đầu đến nay đã có hơn 800 cơ sở (của các tỉnh từ Huế trở ra) tham gia kiểm chuẩn.

Chất lượng xét nghiệm của các đơn vị đã tăng, từ chỗ chỉ dưới 40% các đơn vị đạt yêu cầu đến nay đã tăng lên trên 80%.

Ông Văn cũng cho hay hiện Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm bắt đầu triển khai chương trình ngoại kiểm các xét nghiệm tinh dịch đồ trong điều trị vô sinh, hiếm muộn, giải phẫu bệnh (trong chẩn đoán các bệnh khó, bệnh hiểm nghèo) và các ngoại kiểm khác về miễn dịch, sàng lọc trước sinh, bên cạnh kiểm chất lượng xét nghiệm sinh hóa, huyết học thông thường.

'Kết quả xét nghiệm có vai trò quan trọng, giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán, đánh giá diễn biến bệnh, đưa ra chỉ định, phác đồ điều trị, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị.

Tin sáng 30-3: Đến nay Hà Nội gần 1,5 triệu ca COVID-19, cứ 5 người có 1 người nhiễm - Ảnh 4.

Tổ tiêm lưu động thuộc phường 9, quận 5, TP.HCM đến tận nhà tiêm cho người yếu thế, người cao tuổi - Ảnh: DUYÊN PHAN

Trẻ dưới 12 tuổi mắc COVID-19 sau 3 tháng có thể tiêm vắc xin

Liên quan đến việc tiêm phòng COVID-19 cho trẻ dưới 12 tuổi từng là F0, PGS.TS Trần Minh Điển - giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương - nói mắc COVID-19 chính là đưa virus tự nhiên vào cơ thể và cơ thể sẽ phản ứng để tạo ra các kháng thể để chống lại virus trong khoảng thời gian nhất định.

"Theo các nghiên cứu, cũng tương tự sau tiêm 3 mũi vắc xin COVID-19, khoảng thời gian lưu trữ được kháng thể chống lại virus dài nhất là 6-9 tháng. Do vậy, sau khi trẻ là F0 đã khỏi từ 3 tháng trở đi, phụ huynh có thể đưa trẻ đi tiêm vắc xin COVID-19 để bổ sung nồng độ kháng thể trong cơ thể của các cháu".

Để giúp trẻ thoải mái hơn khi đi tiêm chủng và sau tiêm chủng, chuyên gia tiêm chủng khuyến cáo các gia đình hãy trao đổi với trẻ trước khi đi tiêm chủng; cho trẻ ăn uống đầy đủ trước khi tiêm; thực hiện quy định 5K tại điểm tiêm...

Sau khi tiêm chủng, cần cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các phản ứng nghiêm trọng nếu có... Đồng thời, các gia đình cần theo dõi liên tục sức khỏe của trẻ trong vòng 28 ngày sau tiêm, đặc biệt 48 giờ đầu.

Tin sáng 30-3: Đến nay Hà Nội gần 1,5 triệu ca COVID-19, cứ 5 người có 1 người nhiễm - Ảnh 5.

Tiêm vắc xin mũi 2 Pfizer cho học sinh khối lớp 10 Trường THPT Trưng Vương, quận 1, TP.HCM sáng 23-11 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tình hình dịch bệnh ở một số tỉnh thành

- Hà Nội tối 29-3 thông báo vừa ghi nhận thêm 8.993 ca COVID-19 mới, giảm thêm hơn 300 ca so với ngày 28-3. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (1.113), Hoàng Mai (633), Sóc Sơn (487), Ba Vì (404), Ba Đình (392). Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 là 1.459.111 ca.

- Sơn La đã ghi nhận thêm 2.053 ca. Đây là ngày thứ 15 liên tiếp số ca COVID-19 trong toàn tỉnh giảm (trước đó ghi nhận 4.000 - 6.000 F0 mỗi ngày). Từ ngày 1-1 đến ngày 29-3, Sơn La đã ghi nhận 132.042 ca COVID-19, trong đó 102.305 bệnh nhân được điều trị khỏi, 29.729 F0 đang điều trị và 9 bệnh nhân tử vong.

Adblock test (Why?)


Tin sáng 30-3: Đến nay Hà Nội gần 1,5 triệu ca COVID-19, cứ 5 người có 1 người nhiễm - Tuổi Trẻ
Read More

Khởi công cầu Rạch Miễu 2 - Người Lao Động

Ngày 29-3, tại tỉnh Bến Tre, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với UBND tỉnh Bến Tre và UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức lễ khởi công "Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Rạch Miễu 2 nối tỉnh Tiền Giang và Bến Tre".

Đây là dự án lớn được đánh giá cần thiết và cấp bách nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao trên tuyến Quốc lộ 60, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của các tỉnh ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung, từng bước hoàn chỉnh mạng lưới đường bộ như định hướng của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ từ năm 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Khởi công cầu Rạch Miễu 2 - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu chỉ đạo tại lễ khởi công cầu Rạch Miễu 2

Dự án cầu Rạch Miễu 2 do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận là cơ quan được giao quản lý. Công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư được tách thành tiểu dự án, giao 2 tỉnh Bến Tre và tỉnh Tiền Giang thực hiện.

Dự án có điểm đầu tại ngã tư Đồng Tâm (nút giao giữa Quốc lộ 1 với đường tỉnh 870) thuộc địa phận huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; điểm cuối tại khoảng Km 16+660 Quốc lộ 60, thuộc địa phận TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Chiều dài dự án khoảng 17,6 km và có 4 làn xe. 

Tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỉ đồng. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng hơn 1.279 tỉ đồng, chi phí xây dựng và thiết bị hơn 3.030 tỉ đồng, chi phí còn lại là quản lý dự án, dự phòng và chi phí khác…

Theo Bộ Giao thông Vận tải, dự án được chia làm 6 gói thầu, dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2025.

Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh: "Tôi ghi nhận và đánh giá cao Bộ Giao thông Vận tải, các ban ngành cấp bộ, tỉnh Bến Tre, tỉnh Tiền Giang và nhân dân đã làm hết sức mình để hôm nay tổ chức lễ khởi công cầu Rạch Miễu 2. Khi triển khai thi công, đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo quyết liệt, thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình; theo dõi, kiểm tra giám sát, chủ động giải quyết những phát sinh dự án, tổ chức các giải pháp thi công khoa học, hiệu quả, phấn đấu hoàn thành dự án không để chậm tiến độ’’.

MINH SƠN

Adblock test (Why?)


Khởi công cầu Rạch Miễu 2 - Người Lao Động
Read More

Hai lần bán chui cổ phiếu của ông Trịnh Văn Quyết - VnExpress

Hà NộiChủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết trước khi vướng lao lý từng hai lần bị xử phạt hành chính vì bán chui cổ phiếu khiến nhà đầu tư chao đảo.

Ngày 29/3, ông Trịnh Văn Quyết, 47 tuổi, bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, tạm giam để điều tra tội Thao túng thị trường chứng khoán, theo Điều 211 Bộ luật Hình sự; khung hình phạt cao nhất 7 năm tù.

Ông bị cáo buộc cùng với một số người đã "thao túng thị trường chứng khoán", "che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán", gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết. Ảnh: Ngọc Thành

Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết. Ảnh: Ngọc Thành

Theo báo cáo quản trị của FLC, đến hết năm 2021, ông Quyết sở hữu hơn 215,4 triệu cổ phiếu FLC, tương đương 30,34% tổng số cổ phiếu của tập đoàn. Ngoài ra, vị chủ tịch tập đoàn còn sở hữu hơn 23,7 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phiếu Xây dựng FLC Faros (ROS), 7,5 triệu cổ phiếu GAB của Công ty Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC và hơn 3,1 triệu cổ phiếu ART của Công ty chứng khoán BOS.

Tính theo giá trị cuối phiên 29/3, tổng số cổ phiếu của ông Quyết có giá trị hơn 4.400 tỷ đồng.

Bê bối của ông Quyết liên quan chứng khoán từng xảy ra từ tháng 11/2017 khi bán 57 triệu cổ phiếu nhưng không báo cáo thông tin giao dịch với Ủy ban chứng khoán và Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM. Việc giao dịch của ông Quyết được thực hiện khi một cổ phiếu FLC ở ngưỡng 7.100-7.700 đồng, với giá trị giao dịch thu về ước tính đạt hơn 400 tỷ đồng.

Về hành vi này, ông Quyết bị Ủy ban chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính 65 triệu đồng. Các cổ phiếu "họ nhà F" sau đó nhiều lần khiến các nhà đầu tư chao đảo.

5 năm sau, chiều 10/1, ông Quyết bị phát hiện bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC song không công bố thông tin trước đó. Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) ngày 11/1 ra thông báo huỷ bỏ giao dịch này - biện pháp chưa có tiền lệ trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ngày 17/1, ông Quyết bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phạt 1,5 tỷ đồng, mức cao nhất theo quy định hiện hành về chứng khoán và đình chỉ giao dịch 5 tháng.

Trụ sở FLC tại phố Cầu Giấy bị phong tỏa, khám xét ngay khi lệnh bắt ông Quyết được công bố. Ảnh: Giang Huy

Trụ sở FLC tại phố Cầu Giấy bị phong tỏa, khám xét trong tối 29/3. Ảnh: Giang Huy

Theo luật sư Đặng Văn Cường, "thao túng thị trường chứng khoán" nghĩa là sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng với nhau để liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán. Khi vi phạm chưa đến mức bị xử lý hình sự, người gây ra sự việc sẽ chỉ bị xử phạt hành chính tối đa 1,5 tỷ đồng như trường hợp hồi tháng 1 của ông Quyết.

Nếu là hành vi "che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán" như hai lần trên, ông Quyết sẽ chỉ bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán, theo điều 209 Bộ luật Hình sự.

Công an niêm phong máy tính khi khám xét trụ sở FLC. Ảnh: Công an nhân dân

Công an niêm phong máy tính khi khám xét trụ sở FLC. Ảnh: Công an nhân dân

Ngoài ông Quyết, những năm gần đây, không ít người bị xử lý hình sự bởi hành vi thao túng chứng khoán. Giữa năm 2020, bà Phạm Thị Hinh, cựu chủ tịch Công ty cổ phần công nghiệp và khoáng sản Bình Thuận (KSA) và ba người phát bị phạt tù từ 15 tháng tù treo đến 18 tháng tù giam về tội Thao túng thị trường chứng khoán.

Bà Hinh bị cáo buộc chủ mưu, chỉ đạo thuộc cấp sử dụng 69 tài khoản liên tục thực hiện lệnh mua, bán mã chứng khoán KSA nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo trên thị trường để "thổi giá". Hành vi này bị xác định đã gây thiệt hại cho gần 1.500 nhà đầu tư cổ phiếu KSA hơn 8 tỷ đồng.

Ở vụ án khác hồi năm 2017, Công an Hà Nội khởi tố bà Nguyễn Vân Giang, nguyên giám đốc Công ty TNHH MTV Chứng khoán ngân hàng Đông Á - chi nhánh Hà Nội, cũng về tội Thao túng giá chứng khoán. Bà Giang bị cáo buộc dùng thông tin của nhiều người khác để mở tài khoản chứng khoán hoặc mượn tài khoản chứng khoán tại nhiều công ty chứng khoán để giao dịch chéo cổ phiếu CDO.

Cơ quan điều tra cho rằng việc làm của giám đốc Giang đã đẩy giá cổ phiếu CDO lên cao. Bà Giang khi đó bán ra với mục đích kiếm lời, gây thiệt hại cho 572 nhà đầu tư với số tiền hơn 11 tỷ đồng.

Phạm Dự

Adblock test (Why?)


Hai lần bán chui cổ phiếu của ông Trịnh Văn Quyết - VnExpress
Read More

Monday, March 28, 2022

GDP quý I tăng 5,03% - VnExpress

Tăng trưởng GDP quý I năm nay cao hơn năm 2020 và 2021 nhưng vẫn thấp hơn nhiều năm 2019, lúc Covid-19 chưa xuất hiện.

Sáng nay (29/3), Tổng cục Thống kê công bố số liệu kinh tế - xã hội trong 3 tháng đầu năm 2022. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4,72% của quý I/2021 và 3,66% của quý I/2020.

3 tháng đầu năm, hầu hết ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi, tăng trưởng trở lại. Trong đó, khu vực nông lâm thuỷ sản tăng 2,45% (đóng góp 5,76% vào mức tăng trưởng chung). Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,38% đóng góp 51,08%. Dịch vụ tăng 4,58% (đóng góp 43,16%).

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 7,79% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, ngành khai khoáng tăng trưởng dương 1,23% (khai thác than tăng 3,2% và quặng kim loại tăng 5%). Ngành xây dựng tăng 2,57%, thấp hơn tốc độ tăng 6,53% của quý I/2021.

Khu vực dịch vụ tăng trưởng khởi sắc khi dịch bệnh được kiểm soát, nhiều hoạt động sôi động trở lại. Một số ngành như tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,75%; vận tải, kho bãi tăng 7,06%; bán buôn và bán lẻ tăng 2,98%.

Quý I cũng ghi nhận sự phục hồi của xuất nhập khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt 176,35 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 12,9%; nhập khẩu tăng 15,9%.

Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê cũng lưu ý, kinh tế Việt Nam bước sang quý II sẽ đối diện với nhiều khó khăn. Nguyên nhân là Việt Nam có độ mở kinh tế lớn, trong khi tình hình địa chính trị phức tạp, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, giá cả hàng hoá tăng cao... Do vậy, cơ quan này đánh giá, việc đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% là thách thức.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, Tổng cục Thống kê cho rằng cần tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 128 quy định về thích ứng an toàn; tập trung giải ngân hết vốn đầu tư công. Việt Nam cũng cần kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô, giá cả thị trường, cần liên tục cập nhật các kịch bản lạm phát và theo dõi diễn biến giá các mặt hàng thiết yếu...

Bên cạnh đó, cơ quan này cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy sản xuất trong nước, tự chủ nguồn cung nhiên liệu, đẩy mạnh thị trường nội địa, tháo gỡ rào cản tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước.

Đức Minh

Adblock test (Why?)


GDP quý I tăng 5,03% - VnExpress
Read More

‘Một dự án phải 36 con dấu mới hoàn thành’ - VnExpress

Chủ tịch Hội đồng quản trị GP Invest nhận định, thủ tục hành chính về bất động sản rất phức tạp, có thể ví như ma trận.

Nhận định được ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị GP Invest đưa ra tại Hội nghị góp ý sửa đổi 3 luật gồm Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản sáng 28/3.

Ông thống kê, hiện có khoảng 12 luật tác động vào lĩnh vực bất động sản, nếu xét luật có liên quan, con số ghi nhận là 60. Nếu xét thủ tục hành chính với một dự án, theo tính toán của ông, cần tới 36 con dấu mới hoàn thành. "Thậm chí, theo ý kiến của một luật sư, có tới 120 con dấu nếu tính cả những quy định không chính thức", ông Hiệp nói và cho biết các thủ tục pháp lý càng phức tạp được gọi chung là ma trận.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP Invest. Ảnh: VNREA

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP Invest. Ảnh: VNREA

Để tháo gỡ nặng thủ tục cho doanh nghiệp, Chủ tịch GP Invest cho rằng cần lấy Luật Đất đai, Luật đầu tư làm 2 luật nền để từ đó các luật chuyên ngành có cơ sở sửa đổi. Bởi khi các Luật khó có thể đồng nhất, cần có một luật nền để giải quyết được những tranh cãi.

Trong Luật Đất đai, ông Hiệp cho biết, sự ra đời của Nghị định 30 không cho phép chuyển đổi đất khác sang đất ở đang khiến một lượng lớn dự án doanh nghiệp bị ách tắc. Theo đó, đang có khoảng 400 dự án tại Hà Nội, TP HCM gặp vướng, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó, việc đầu tiên phải sửa đổi nghị định này. Bên cạnh đó, một điểm vướng mắc khác được ông chỉ ra là trách nhiệm giải phóng mặt bằng, đất đai là của Nhà nước thay vì doanh nghiệp. Ông đề xuất cần giải quyết rõ về trách nhiệm này. Câu chuyện về kế hoạch sử dụng đất, việc phê duyệt dự án, định giá đất cũng cần được cơ quan chức năng xem xét lại tổng thể.

Ông Lê Tuấn Hải, lãnh đạo Công ty cổ phần Tập đoàn Telin đồng tình với việc cần lấy Luật Đất đai làm gốc để sửa các bộ luật liên quan. Ông cũng lưu ý cần coi bất động sản là sản phẩm hàng hoá, mua đi bán lại trong xã hội nên phải giảm càng nhiều thủ tục hành chính càng tốt để việc giao dịch diễn ra thuận lợi. Các thủ tục hành chính cần uỷ quyền cho các đơn vị chức năng, việc phân cấp phân quyền càng cụ thể càng tốt nhằm giúp cho quy trình được diễn ra nhanh hơn.

Với việc định giá đất, ông chia sẻ, hiện diễn ra theo cảm tính dẫn đến giá định ra thấp sẽ khiến thiệt hại cho nhà nước, giá cao thì doanh nghiệp không làm được. Do vậy, rất ít doanh nghiệp dám định giá.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh thì cho rằng tới đây cần sửa đồng bộ, đầy đủ nhiều luật liên quan đến bất động sản chứ không chỉ dừng lại ở 3 luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản.

"Chúng ta không chỉ cần sửa Luật Đất đai mà còn phải sửa cả luật về quản lý giá, định giá. Vấn đề đấu thầu dự án sử dụng đất không nằm trong Luật Đất đai nên Luật Đấu thầu cũng cần phải sửa. Vì vậy, cần phải xâu chuỗi tất cả vấn đề, các Luật liên quan đều phải sửa đổi", ông nói.

Bên cạnh đó, ông cũng đề cập đến việc cần tìm cách giảm thiểu rủi ro trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp bởi đây là một kênh huy động vốn quan trọng. Các doanh nghiệp bất động sản luôn luôn cần vốn, nên cần phát triển hơn nữa những kênh huy động vốn mà vẫn đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư, không nên thu hẹp.

Do vậy, ông cho rằng cần sửa cả Luật Các tổ chức tín dụng, quy định về tài sản thế chấp bởi hiện nay 70% tài sản đảm bảo trong ngân hàng là bất động sản. "Làm sao để các ngân hàng họ không phải nghe thấy doanh nghiệp bất động sản là họ sợ", ông nói.

Đại diện cơ quan quản lý nhà nước, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, liên quan đến Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, quan điểm của Bộ là cần trình lên Quốc hội song song với luật Đất đai. Điều này nhằm giải quyết được các mâu thuẫn, chồng chéo cùng một lúc, đồng bộ. Ông thừa nhận, nếu luật không được cập nhật kịp thời, chính xác, sẽ tạo khó khăn cho sự phát triển thị trường.

Đơn cử vấn đề nghĩa vụ tài chính về đất đai. Theo ông, đây là vấn đề rất lớn vì liên quan đến giá nhà, giá đất. Câu hỏi đặt ra là cơ cấu giá đất trong 1 m2 sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm nghĩa vụ tài chính, nếu các doanh nghiệp có hàng nghìn m2 đất sẽ nộp tiền nghĩa vụ như thế nào. Hay với thủ tục hành chính đất đai, cần làm rõ giữa các tổ chức kinh doanh đất đai và các tổ chức kinh doanh khác có giống nhau không để tránh thủ tục chồng chéo, vướng mắc.

Hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi và cần được thống nhất tới đây. Ví dụ, cụm từ "đất ở" và "đất khác" cần được cụ thể hóa, đồng bộ... để không làm khó cho doanh nghiệp.

Với Luật nhà ở, ông Khởi cho biết, tới đây Bộ sẽ đặt lại tên nhà ở xã hội gồm nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp ở đô thị, công nhân tại các khu công nghiệp và một đối tượng riêng là lực lượng vũ trang nhân dân.

Với Luật Kinh doanh bất động sản, ông Khởi cho biết, đang có 4 vấn đề bất cập gồm: điều kiện kinh doanh, phân loại dự án, quyền kinh doanh dự án với quyền của người sử dụng đất và quản lý kinh doanh dịch vụ, kinh doanh bất động sản.

Để điều tiết thị trường, đại diện Bộ Xây dựng lưu ý, sẽ có nhiều giải pháp để giúp tránh tình trạng lúc nóng, lúc lạnh.

Đức Minh

Adblock test (Why?)


‘Một dự án phải 36 con dấu mới hoàn thành’ - VnExpress
Read More

Saturday, March 26, 2022

Việt Nam hướng đến phát triển du lịch xanh - VnExpress

Quảng NamDự khai mạc Năm du lịch quốc gia, Thủ tướng khẳng định cần xây dựng môi trường "du lịch xanh" để phát triền bền vững và hút khách quay lại.

Lễ khai mạc Năm du lịch quốc gia - Quảng Nam 2022 diễn ra tối 26/3, tại đảo Ký ức Hội An, với khoảng 3.000 khách mời.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định đây là một trong những sự kiện quan trọng, đánh dấu cho hoạt động mở cửa du lịch. "Chúng ta kỳ vọng chuỗi các sự kiện du lịch xuyên suốt cả năm sẽ là đòn bẩy quan trọng và cơ hội cho ngành du lịch tăng tốc, bứt phá nhằm thực hiện mục tiêu thu hút khách du lịch trong và ngoài nước", Thủ tướng nói.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ khai mạc Năm du lịch quốc gia, tối 26/3 tại Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Đông

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ khai mạc Năm du lịch quốc gia, tối 26/3 tại Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Đông

Theo Thủ tướng, đại dịch đã thay đổi cấu trúc xã hội và thói quen của người dân, nhưng cũng tạo ra xu hướng mới trong du lịch. Bên cạnh đó, khi du lịch thế giới phục hồi, Việt Nam phải đối mặt với thách thức cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia và các điểm đến trên toàn cầu.

"Đây cũng là cơ hội để Việt Nam trở thành điểm đến được lựa chọn du lịch hàng đầu, với những trải nghiệm hấp dẫn", Thủ tướng nói, khẳng định để làm được điều này, Việt Nam cần kiên định với những giá trị bền vững mà nhiều năm qua đã tạo dựng và xác lập trong lòng du khách quốc tế. "Đó là thông điệp hòa bình, hợp tác phát triển, Việt Nam - đất nước an toàn, thân thiện".

Đêm khai mạc với nhiều tiết mục nghệ thuật hấp dẫn. Ảnh: Đắc Thành

Đêm khai mạc có nhiều tiết mục nghệ thuật hấp dẫn. Ảnh: Đắc Thành

Năm Du lịch quốc gia là sự kiện văn hóa, kinh tế, xã hội và du lịch tiêu biểu quy mô cấp quốc gia, sự kiện du lịch thường niên lớn nhất của ngành du lịch Việt Nam. Đây là cơ hội để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, các giá trị văn hoá, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam; đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ sự liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương.

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch tỉnh Quảng Nam, cho biết cùng với cả nước, địa phương khao khát phục hồi và phát triển hoạt động du lịch. "Du lịch xanh sẽ là xu hướng du lịch tất yếu được lựa chọn của nhân loại, bởi nó đề cao ý thức của con người trong việc tôn trọng tự nhiên, giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái và khôi phục đa dạng sinh học", ông nói.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cho hay, năm du lịch quốc gia 2022 lấy chủ đề "Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh" nhằm mong muốn truyền tải thông điệp đến với bạn bè, du khách khắp muôn nơi về một Quảng Nam lấy phát triển xanh và bền vững làm trụ cột.

"Màu xanh là màu của hy vọng. Chúng ta có quyền hy vọng và tin tưởng năm 2022 sẽ là năm khởi đầu thắng lợi cho một giai đoạn phục hồi và phát triển mạnh mẽ của Việt Nam", ông Thanh nói.

Chương trình khai mạc kết thúc bằng màn pháo hoa tầm cao, được bắn từ khu vực sân khấu. Ảnh: Nguyễn Đông

Chương trình khai mạc kết thúc bằng màn pháo hoa tầm cao, được bắn từ khu vực sân khấu. Ảnh: Nguyễn Đông

Tại buổi lễ, các đại biểu, du khách thưởng thức chương trình nghệ thuật với chủ đề Quảng Nam - Điểm đến Du lịch xanh có ba chương kéo dài gần hai giờ, với sự tham gia của hơn 600 diễn viên. Trong đó, chương 1 mang chủ đề "Vẻ đẹp bất tận", chương 2 là "Về miền di sản", và chương 3 có tên "Hội nhập - tỏa sáng".

Năm du lịch quốc gia - Quảng Nam 2022 có 192 sự kiện, hoạt động, trong đó 10 hoạt động tầm quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Bộ, ban, ngành Trung ương tổ chức. Quảng Nam chủ trì tổ chức chuỗi 62 sự kiện, hoạt động theo 6 chương trình suốt năm 2022 và 120 sự kiện, hoạt động hưởng ứng do 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức. Tỉnh kỳ vọng đón 4,2 triệu lượt khách, doanh thu đạt 6.000 tỷ đồng.

Đắc Thành - Nguyễn Đông

Adblock test (Why?)


Việt Nam hướng đến phát triển du lịch xanh - VnExpress
Read More

Chùm ảnh Giờ Trái Đất ở Hà Nội và TP.HCM: Dòng người đổ ra phố quá đông, chỉ một số địa điểm tắt đèn hưởng ứng - Kênh 14

Như thường lệ, thứ bảy cuối cùng của tháng ba (36/3) hàng năm, chiến dịch Giờ Trái Đất lại được phát động với chủ đề "Kiến tạo tương lai - Bây giờ hoặc không bao giờ". Chiến dịch kêu gọi toàn thể người dân, doanh nghiệp tắt đèn và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong 60 phút, từ 20h30 đến 21h30 tối để nhắc nhở cộng đồng và cá nhân hãy quan tâm và hành động để thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Theo kêu gọi, những địa điểm nổi tiếng của 2 thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP.HCM sẽ đồng loạt tắt đèn để hưởng ứng sự kiện ý nghĩa này. Tuy nhiên theo ghi nhận của chúng tôi, năm nay tình hình hưởng ứng tắt đèn không còn hào hứng như mọi năm. Cả ở 2 đầu đất nước, chỉ có một số ít địa điểm thực hiện tắt đèn, còn lại đèn đuốc ở khắp nơi vẫn sáng trưng.

Cùng xem không khí Giờ Trái Đất ở Hà Nội và TP.HCM tối nay nhé!

Hà Nội

Chùm ảnh Giờ Trái Đất ở Hà Nội và TP.HCM: Dòng người đổ ra phố quá đông, chỉ một số địa điểm tắt đèn hưởng ứng - Ảnh 1.

Tràng Tiền Plaza là một trong những nơi thực hiện tắt đèn sớm nhất

Chùm ảnh Giờ Trái Đất ở Hà Nội và TP.HCM: Dòng người đổ ra phố quá đông, chỉ một số địa điểm tắt đèn hưởng ứng - Ảnh 2.

Đèn biển quảng cáo ở toà nhà này đã được tắt từ khoảng 20h22

Khu vực hồ Gươm lung linh, rực rỡ trước giờ tắt đèn

Chùm ảnh Giờ Trái Đất ở Hà Nội và TP.HCM: Dòng người đổ ra phố quá đông, chỉ một số địa điểm tắt đèn hưởng ứng - Ảnh 4.

Trong Giờ Trái Đất chỉ có cầu Thê Húc tắt đèn

Khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục - Hàm Cá Mập tập trung khá đông người trước giờ tắt đèn

Chùm ảnh Giờ Trái Đất ở Hà Nội và TP.HCM: Dòng người đổ ra phố quá đông, chỉ một số địa điểm tắt đèn hưởng ứng - Ảnh 6.

Hàm Cá Mập tắt hết đèn hiệu

Chùm ảnh Giờ Trái Đất ở Hà Nội và TP.HCM: Dòng người đổ ra phố quá đông, chỉ một số địa điểm tắt đèn hưởng ứng - Ảnh 7.

Khoảng 21h, khu vực này mới bắt đầu chìm vào bóng tối

Chùm ảnh Giờ Trái Đất ở Hà Nội và TP.HCM: Dòng người đổ ra phố quá đông, chỉ một số địa điểm tắt đèn hưởng ứng - Ảnh 8.

Khoảng 21h, toà nhà VNPT Hà Nội cũng chìm vào bóng tối

Khoảng một nửa phố Lý Đạo Thành hưởng ứng Giờ Trái Đất

Chùm ảnh Giờ Trái Đất ở Hà Nội và TP.HCM: Dòng người đổ ra phố quá đông, chỉ một số địa điểm tắt đèn hưởng ứng - Ảnh 10.

Khách sạn Metropole Hanoi tắt đèn

Phố đi bộ tập trung đông người và không tắt đèn

Chùm ảnh Giờ Trái Đất ở Hà Nội và TP.HCM: Dòng người đổ ra phố quá đông, chỉ một số địa điểm tắt đèn hưởng ứng - Ảnh 12.

Được biết năm nay Nhà hát Lớn cũng không tắt đèn vì có sự kiện

TP.HCM

Ở đầu cầu TP.HCM, tình hình hưởng ứng Giờ Trái Đất cũng diễn ra khi dòng người đổ ra đường đi chơi cuối tuần khá tấp nập. Ngoài tổ chức thắp nến, nhiều toà nhà tổ chức tắt đèn và tạo hình 60+ - biểu tượng của Giờ Trái Đất.

Chùm ảnh Giờ Trái Đất ở Hà Nội và TP.HCM: Dòng người đổ ra phố quá đông, chỉ một số địa điểm tắt đèn hưởng ứng - Ảnh 13.

UBND TP.HCM tắt đèn

Chùm ảnh Giờ Trái Đất ở Hà Nội và TP.HCM: Dòng người đổ ra phố quá đông, chỉ một số địa điểm tắt đèn hưởng ứng - Ảnh 14.

Thắp nến lên để hưởng ứng Giờ Trái Đất

Chùm ảnh Giờ Trái Đất ở Hà Nội và TP.HCM: Dòng người đổ ra phố quá đông, chỉ một số địa điểm tắt đèn hưởng ứng - Ảnh 16.

Capavflle Hotel hưởng ứng Giờ Trái Đất bằng cách của riêng mình

Khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ khá đông đúc và nhộn nhịp

Nhiều toà nhà ở trung tâm thành phố cũng nhiệt tình hưởng ứng Giờ Trái Đất

Adblock test (Why?)


Chùm ảnh Giờ Trái Đất ở Hà Nội và TP.HCM: Dòng người đổ ra phố quá đông, chỉ một số địa điểm tắt đèn hưởng ứng - Kênh 14
Read More

Giá vàng hôm nay 27/1/2024: Vàng đảo chiều tăng trở lại - Báo Công Thương

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, ...