Rechercher dans ce blog

Monday, January 31, 2022

Những doanh nhân kỳ cựu tuổi Nhâm Dần - VnExpress

Là linh hồn của doanh nghiệp, họ được gọi là "Bầu Đức HAGL", "Bầu Hiển SHB", "ông Hưng SSI", "ông Hưởng Liên Việt" hay "bà Thanh Deloitte", nhiều hơn cả tên đầy đủ của mình.

Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai

Những doanh nhân nổi tiếng tuổi Nhâm Dần

Ngay cả lúc HAGL còn là một xưởng mộc nhỏ đến khi thành công ty có giá trị vốn hoá tới tỷ USD, ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vẫn xuất hiện với phong cách không màu mè với những chiếc áo sơ mi giản dị, quần jeans nhạt màu.

Doanh nhân sinh năm 1962, tuổi Nhâm Dần này đã trải qua cả những đỉnh cao và vực sâu trên thương trường. Sau khi niêm yết HAG lên sàn chứng khoán TP HCM (HoSE) vào năm 2008, ông liên tục lọp vào top 5 người giàu trên sàn chứng khoán Việt Nam. Năm 2011, ông được Wall Street Journal đánh giá là một trong 30 doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á.

Bất động sản từng là "con gà đẻ trứng vàng" của HAG giai đoạn 2006-2008, lúc đó doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng trưởng cao từ việc bán căn hộ phủ sóng khắp quận 7, Nhà Bè. Ngoài bất động sản tại Việt Nam, ông cũng gây tiếng vang khi đầu tư các dự án khu phức hợp Myanmar.

Trong khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, cuối 2012, Bầu Đức bất ngờ thoái vốn khỏi bất động sản, bán dần các quỹ đất vốn là thế mạnh của công ty để dốc toàn lực phát triển nông nghiệp tại Lào và Campuchia. Song nông nghiệp sau đó thua lỗ nhiều năm vì giá cao su lao dốc, doanh nghiệp luôn chịu áp lực xử lý nợ.

Cũng giai đoạn này ông nhanh chóng "tuột dốc" khi vướng nhiều lùm xùm trong hoạt động kinh doanh. Càng lao vào nông nghiệp ông càng khiến khoản nợ của HAGL phình to, có lúc lên tới 36.000 tỷ đồng.

Với tính cách nghĩa hiệp và tự tôn, ông Đức luôn đau đáu trả quả "bom nợ" ấy để đưa HAGL trở lại vạch xuất phát. Sau nhiều lần "thử rồi sai", năm 2021, ông mới có thể vực dậy HAGL qua hoạt động trồng chuối và nuôi heo.

Theo ông Đức, HAGL đã giảm nợ từ 36.000 tỷ xuống còn khoảng 10.000 tỷ đồng. Dự tính, chỉ 1-2 năm nữa, HAGL xoá sạch các khoản nợ. Năm 2022, công ty của ông đặt mục tiêu doanh thu đạt 4.820 tỷ, lợi nhuận 1.120 tỷ đồng.

Không chỉ để lại nhiều dấu ấn trong kinh doanh, ông Đức còn là doanh nhân góp công mang lại vẻ vang cho cho bóng đá Việt Nam. Hai thập kỷ qua, Bầu Đức để lại nhiều dấu ấn trong bóng đá khi mua chân sút số một Đông Nam Á Kiatisak và trả lương đến 15.000 USD một tháng vào năm 2002. Ông cũng hợp tác với câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng của Anh - Arsernal để mở Học viện bóng đá HAGL Arsenal JMG vào năm 2007. Bên cạnh đó, 2018 ông cũng là người mời ông Park Hang-seo về làm huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam...

Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch SHB và Tập đoàn T&T Group

Những doanh nhân nổi tiếng tuổi Nhâm Dần - 1

Cũng như "Bầu Đức", "Bầu Hiển" là cái tên không còn xa lạ với người yêu bóng đá Việt Nam bởi những đóng góp âm thầm của ông dành cho các đội tuyển trong hàng chục năm qua. "Nồng độ bóng đá trong người tôi có khi còn cao hơn các cầu thủ", ông cười lớn khi nhắc về môn thể thao vua này.

Tuy nhiên để chọn giữa hai danh xưng "bầu Hiển" và doanh nhân Đỗ Quang Hiển, ông vẫn thích được gọi bằng vế thứ hai. Mê bóng đá là vậy nhưng ông cho rằng mình đóng góp được nhiều hơn với vai trò doanh nhân.

Từ một sinh viên theo học ngành Vật lý vô tuyến ước mong làm nhà khoa học, đời doanh nhân theo ông "như một cái duyên vận vào người".

28 năm gầy dựng và phát triển Tập đoàn T&T Group, cũng có lúc ông từng mang danh "chúa chổm" vì công việc kinh doanh không thuận buồm xuôi gió. Nhưng vượt qua vài năm khó khăn, ông vực dậy thương hiệu T&T thành công vào năm 2006 bằng mảng sản xuất linh kiện.

Cũng không không lâu sau đó, ông bước chân vào lãnh địa mới khi đầu tư vào nhà băng SHB (khi đó là Ngân hàng nông thôn Nhơn Ái) và trở thành chủ tịch.

Dưới tay bầu Hiển, năm 2016 - SHB tiếp quản Habubank, đánh dấu thương vụ tái cơ cấu tự nguyện đầu tiên của ngành ngân hàng. Quy mô tài sản và vốn điều lệ tăng mạnh sau sáp nhập nhưng tỷ lệ nợ xấu của SHB cũng đồng thời vọt lên mức 12,88%.

Những ngày tháng bất đắc dĩ làm "chúa chổm" theo Chủ tịch SHB, đã dạy cho ông "mẹo" đi đòi nợ xấu ngân hàng hiệu quả, giúp hồi sinh nhiều doanh nghiệp gắn với câu chuyện tái cơ cấu của Habubank như Thuỷ sản Bình An (Bianfishco) hay Công ty tài chính Vinaconex-Viettel.

"Lọc máu" sau giai đoạn tái cơ cấu, SHB giờ đây là một ngân hàng vị thế tầm trung trong nhóm quy mô tài sản 500.000 tỷ, lợi nhuận trong top 10 nhà băng tư nhân, năm gần nhất trên 6.000 tỷ.

Sau nhiều năm trên thương trường, doanh nhân tuổi Nhâm Dần này cũng đã chuẩn bị dần cho việc chuyển giao cho thế hệ sau. Ông có hai con trai và Đỗ Vinh Quanh và Đỗ Quang Vinh đều tham gia vào hoạt động kinh doanh tại T&T Group và SHB.

Ông Nguyễn Đức Hưởng, cựu Chủ tịch LienVietPostBank

Những doanh nhân nổi tiếng tuổi Nhâm Dần - 2

Nói đến ông Nguyễn Đức Hưởng, người ta vẫn thường nhắc về cặp bài trùng "Minh Him Lam – Hưởng Liên Việt" gắn liền với sự ra đời và phát triển Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) – nhà băng có mạng lưới rộng khắp cả nước.

Tham gia Ngân hàng Liên Việt (tiền thân của LienVietPostBank) từ những ngày đầu thành lập, ông Nguyễn Đức Hưởng sát cánh cùng ông Dương Công Minh, đưa ngân hàng vượt qua nhiều cột mốc, từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cho đến thương vụ sáp nhập với Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện.

Năm 2014, LienVietPostBank cùng với Him Lam rót vốn và phát triển các dự án trồng mắc ca có giá trị cao, giúp người nông dân cải thiện đời sống kinh tế. Ông Hưởng sau đó trở thành Phó chủ tịch hiệp hội Mắc ca.

Suốt nhiều năm, ông được biết đến là một lãnh đạo ngân hàng "đậm chất nông dân", gắn liền với những dự án phát triển cây mắc ca tại Việt Nam.

Từ một giống cây trồng "hỏi đến không ai biết, lo ngại trồng rồi không ai mua", người nông dân đã phát triển những cánh rừng mắc ca trải dài tại nhiều vùng miền Việt Nam. Họ kể về mắc ca rằng, "loài mắc ca thật dễ tính! Chỉ cần giống chuẩn, đào hố vừa sâu, cắm xuống, là nó lên tốt như cây rừng".

Trong vai trò là Phó chủ tịch hiệp hội mắc ca, ông Hưởng được xem là một trong những người đầu tiên gieo mầm loại cây "nữ hoàng của hạt khô" này tại Việt Nam.

Con đường làm ngân hàng của ông từng gắn liền với nhiều chuyến đi thực tế, trò chuyện và làm bạn với người làm nông.

Năm 2017, ông Nguyễn Đức Hưởng lên nắm quyền Chủ tịch LienVietPostBank sau khi ông Dương Công Minh rời đi. Dưới cương vị chủ tịch, điều đầu tiên mà ông Hưởng làm chính là đưa LienVietPostBank chào sàn chứng khoán với mã LPB. Sau chục năm gây dựng, LienVietPostBank lúc đó có quy mô tài sản 165.000 tỷ đồng và mức lợi nhuận gần 1.800 tỷ.

Sau khi đưa nhà băng lên sàn, vào năm 2018, ông Hưởng bất ngờ nhường lại vị trí chủ tịch vì lý do sức khoẻ và vắng bóng trong gần ba năm.

Tới gần đây, ông mới chính thức tái xuất thương trường khi tham gia vào hội đồng quản trị CMVietNam. Doanh nghiệp này ban đầu hoạt động trong lĩnh vực cung ứng nhân lực, sau đó mở rộng sang lĩnh vực xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng...

Bà Hà Thị Thu Thanh, Chủ tịch Deloitte

Những doanh nhân nổi tiếng tuổi Nhâm Dần - 4

Bà Hà Thị Thu Thanh là một "nữ tướng" gạo cội và có nhiều đóng góp đối với ngành kiểm toán độc lập Việt Nam. Bà đã "thở cùng một nhịp" với lịch sử 30 năm hình thành và phát triển của ngành kiểm toán độc lập, ngay từ những ngày đầu Việt Nam thực hiện chiến dịch cải cách kế toán toàn quốc những năm 80 của thế kỷ 20. Nữ doanh nhân sinh năm Nhâm Dần này đang là chủ tịch và cũng là một trong những nhà sáng lập Công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam.

Bà từng là một cán bộ của Bộ Tài chính trước khi được điều chuyển sang Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) – công ty kiểm toán đầu tiên của Việt Nam và cũng là tiền thân của Deloitte Việt Nam sau này. Tại đây, bà là một trong 5 người đầu tiên được cử sang Mỹ để học tập và làm việc về ngành kiểm toán.

Bà Thanh được mệnh danh là "người đàn bà thép" với những giá trị tiên phong trong việc phát triển lĩnh vực này tại Việt Nam. Gần 40 năm kiên định trong lĩnh vực gắn liền với "số má", bà Thanh đã dẫn dắt một doanh nghiệp có vốn nhà nước phát triển mạnh mẽ và chuyển đổi mô hình sở hữu, trở thành một thành viên của Deloitte Đông Nam Á. Tại Việt Nam, Deloitte là một trong "Big 4" kiểm toán có khoản doanh thu nghìn tỷ mỗi năm.

Ngoài lĩnh vực kiểm toán, bà còn được biết đến như một chuyên gia kỳ cựu với thế mạnh về tư vấn chuyên ngành, quản trị doanh nghiệp và phát triển bền vững. Bà Thanh cũng giữ nhiều vai trò chủ chốt trong các tổ chức như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD), Sáng kiến Quản trị Doanh nghiệp Việt Nam (VCGI), CLB Doanh nhân Sao Đỏ, Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD)...

Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch SSI, Pangroup

Những doanh nhân nổi tiếng tuổi Nhâm Dần - 3

Năm 1962, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch SSI, chào đời trong một gia đình nhà giáo nghèo, bố mẹ đều là giáo viên. Ông được chọn đi du học Đông Âu, để trở thành một nhà khoa học và về làm cho một cơ quan quản lý nhà nước. Nhưng người thanh niên tuổi Nhâm Dần này sớm thấy mình hợp với nghiệp doanh nhân hơn.

Ông đã sáng lập ra PAN Pacific và từng là chuyên tư vấn nổi tiếng cho nhà đầu tư nước ngoài với hai thương vụ lớn là khách sạn Metropole và liên doanh nhà máy ôtô Hòa Bình.

Năm 1999, ông Hưng sang Thái Lan học về đầu tư, về nước lập ra Công ty cổ phần chứng khoán SSI với số vốn đăng ký 420.000 USD. Chứng khoán SSI có mặt cùng năm với sự ra đời của thị trường chứng khoán tại Việt Nam, là công ty tư nhân đầu tiên được cấp phép thành lập. Đến nay, SSI hiện là công ty chứng khoán có quy mô lớn nhất thị trường với vốn điều lệ trên 9.847 tỷ đồng và đang có kế hoạch tăng vốn lên 15.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Duy Hưng cũng là một trong những người đóng góp đáng kể vào phát triển thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Ông cho thấy mình là người luôn ủng hộ tính minh bạch và sự công bằng cho các nhà đầu tư ở mọi quy mô. Ông cũng là một trong nhưng doanh nhân đầu tiên sử dụng mạng xã hội và không ngại chia sẻ những quan điểm thẳng thắn của mình với nhà đầu tư.

Thi Hà - Quỳnh Trang

Adblock test (Why?)


Những doanh nhân kỳ cựu tuổi Nhâm Dần - VnExpress
Read More

Gần 140 du khách xông đất Nha Trang bằng đường hàng không - Zing

Bạn có thể gặp phải vấn đề không hiển thị đầy đủ trên trình duyệt Firefox phiên bản mới nhất. Vui lòng xem hướng dẫn để khắc phục vấn đề

Tắt thông báo

Adblock test (Why?)


Gần 140 du khách xông đất Nha Trang bằng đường hàng không - Zing
Read More

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: 'Cần có cuộc cách mạng trong nông nghiệp' - VnExpress

90% nông sản Việt xuất khẩu ở dạng thô, doanh nghiệp nước ngoài nhập về chế biến thành thương hiệu của họ. VnExpress phỏng vấn Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan về việc gỡ khó và định vị thương hiệu nông sản.

- Những ngày cuối năm, hàng nghìn xe nông sản vẫn ùn ở cửa khẩu chờ xuất qua Trung Quốc. Với vai trò quản lý nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra giải pháp gì để hỗ trợ người dân?

- Việc ùn ứ xe nông sản ở cửa khẩu không phải bây giờ mới có, nhưng năm nay tình trạng căng thẳng nhất. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Công Thương, các bộ, ngành, địa phương đã khuyến cáo hạn chế, điều tiết đưa hàng lên cửa khẩu, đồng thời điện đàm với phía Trung Quốc để đàm phám mở cửa, tăng thời gian thông quan.

Chúng tôi cũng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng xem xét các chính sách ưu tiên theo kiến nghị của địa phương như khử khuẩn, kiểm tra hàng hóa; hỗ trợ địa phương đầu tư hạ tầng cửa khẩu, kho bãi, trung tâm trung chuyển, logistic, bảo quản nông sản.

Các địa phương cần nhanh chóng rà soát, khảo sát, thiết lập vùng đệm hàng hóa trao đổi với Trung Quốc để quản lý, kiểm soát chặt tình hình dịch Covid-19, cách ly người và hàng hóa mắc Covid-19 ngay tại đầu vùng đệm, không để phát hiện ở điểm giáp biên dẫn đến "đóng biên tức thời".

Nhìn những xe nông sản phải hạ xuống bán tại chỗ với giá rẻ, hoặc đổ bỏ để quay đầu, tôi rất đau xót. Vừa qua, sau khi có điện đàm giữa Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Trung Quốc, hai bên đã phối hợp tốt hơn. Hy vọng tình trạng ùn ứ sẽ giảm dần trong thời gian tới.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan. Ảnh: Giang Huy

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan. Ảnh: Giang Huy

- Nông sản ùn ứ ở cửa khẩu khiến nhiều tài xế, thương lái phải đổ bỏ. Cần làm gì để khắc phục tình trạng này?

- Ý tưởng về một tổ hợp đa chức năng ở cửa khẩu để tập kết, bảo quản, sơ chế, bao gói phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã được chúng tôi đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng. Nếu không có một trung tâm giao dịch nông lâm thủy sản đa chức năng thì dễ dẫn đến tình trạng càng sản xuất, càng rủi ro lớn do hàng hóa bị ùn ứ, không tiêu thụ được như đang diễn ra.

Với sự ủng hộ của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang trao đổi với tỉnh Quảng Ninh, cùng các bộ, ngành liên quan để có thể sớm triển khai dự án Trung tâm Giao dịch hàng hóa, nông, lâm, thủy sản châu Á - Thái Bình Dương tại thành phố Móng Cái, theo hình thức xã hội hóa. Mức độ hiệu quả của dự án sẽ là cơ sở để cân nhắc, xem xét triển khai các tổ hợp tương tự tại Lạng Sơn, Lào Cai...

Tổ hợp đa chức năng này góp phần quan trọng giúp phát triển kinh tế biên giới, vừa quản lý thị trường, tổ chức lại đội ngũ tham gia bốc xếp, vừa là khu vực cho doanh nghiệp đưa hàng hóa đến bảo quản, đóng gói, chế biến... Thậm chí, khâu kiểm dịch hàng hóa từ các đơn vị chuyên môn Trung Quốc có thể được thực hiện một lần duy nhất tại đây. Các hàng hóa đủ điều kiện sẽ không phải kiểm dịch hai chiều như hiện nay, vừa phức tạp, vừa tốn thời gian.

Ngoài các biện pháp ngắn hạn trên, quan trọng nhất vẫn là hệ thống cơ chế, chính sách lâu dài. Trong đó, có kết nối đa ngành và phối hợp liên ngành, từ sản xuất, chế biến, vận tải, chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa đến quản lý xuất nhập khẩu.

- Dự tổng kết công tác năm 2021 của ngành Nông nghiệp, Thủ tướng yêu cầu đa dạng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy chính ngạch vì "không thể mãi trông chờ vào đường mòn lối mở". Bộ sẽ triển khai yêu cầu này thế nào?

- Xuất khẩu chính ngạch được xác định là giải pháp bền vững trong giao thương với Trung Quốc. Các doanh nghiệp, thương nhân đang dần quan tâm nhiều hơn đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc theo hình thức này (mua bán theo hợp đồng với các điều kiện giao dịch cụ thể, chi tiết, giao nhận rõ ràng, giao hàng tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính...). Thực tế cho thấy, trong những thời điểm khó khăn nhất, xuất khẩu chính ngạch ít nhiều vẫn được bảo đảm, trong khi xuất khẩu tiểu ngạch tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp sẽ tiếp tục đàm phán với Trung Quốc để hướng dần tới chính ngạch. Vấn đề này cần kiên trì, vì muốn chính ngạch phải tổ chức lại nông sản trong vùng nguyên liệu, chứ không phải để lên biên giới rồi mới phân nhóm chính ngạch, tiểu ngạch.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng sẽ phân tích kịp thời thông tin thị trường, bao gồm: Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định thông quan hàng hóa, mùa vụ thu hoạch những nông sản Trung Quốc có thể sản xuất được. Bộ cũng tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân, chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch để giảm thiểu rủi ro.

Hiện nay, dù nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng nhiều nhất, nhưng các thị trường khác cho thấy tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Trong đó, EU là một trong những thị trường xuất khẩu nông sản lớn, chiếm 13,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính.

Chúng tôi cũng đang dự thảo đề án đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nông sản dựa trên lợi thế từ các hiệp định thương mại với Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EVFTA), Anh (UKVFTA)...

Thanh long chín trong vườn của ông Nguyễn Luân, xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam, ngày 30/12/2021. Ảnh: Việt Quốc

Thanh long chín trong vườn của ông Nguyễn Luân, xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam, ngày 30/12/2021. Ảnh: Việt Quốc

- Muốn vươn sâu, vươn xa đến các thị trường khó tính, nông sản Việt Nam phải đạt nhiều tiêu chuẩn về chất lượng, không chỉ ngon, đẹp mà còn đảm bảo dư lượng bảo vệ thực vật cho phép. Ngành Nông nghiệp sẽ thúc đẩy việc đạt chuẩn nông sản như thế nào?

- Đúng là thị trường các nước phát triển đòi hỏi chất lượng nông sản rất cao. Khi bắt đầu xuất khẩu sang Mỹ, một trong những điều kiện mà họ đòi hỏi là quy trình sản xuất đảm bảo theo yêu cầu từ giống, trồng trọt, chăm sóc, phòng trừ sinh vật gây hại, đảm bảo lượng nhất định chất bảo quản, tồn dư chất bảo vệ thực vật trong hoa quả.... Chuyên gia của họ sẽ sang kiểm tra, đánh giá và cấp mã số vùng trồng.

Không chỉ thị trường Mỹ, EU, mà tại thị trường Trung Quốc cũng yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa. Vì vậy, chúng tôi sẽ đến từng địa phương để hướng dẫn chuẩn hóa vùng nguyên liệu, thay đổi cả tập quán, thói quen chăn nuôi, trồng trọt, nâng cao chất lượng, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, mã vùng trồng, mã vùng nuôi, đóng gói...

Cần có một cuộc cách mạng trong từng địa phương, đồng ruộng, người nông dân. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cùng với cơ quan liên quan, Tham tán thương mại của các nước tại Việt Nam xây dựng đề án chuẩn hóa vùng nguyên liệu để xuất khẩu qua từng thị trường. Các bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Ngoại giao, cùng cơ quan tham tán nước ngoài cũng thành lập liên minh của những doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang các thị trường để cùng ngồi lại, thảo luận chiến lược xuất khẩu nông sản.

Muốn tiếp cận thị trường nào thì cần nghiên cứu thói quen tiêu dùng của người dân ở đó, như người Trung Quốc rất thích thanh long ruột đỏ của Việt Nam nhưng một số nước khác lại thích thanh long ruột trắng. Từ đó, tìm cách để chăm sóc, nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Có chuyên gia cho rằng Việt Nam xuất khẩu nông sản rất nhiều, nhưng dường như các sản phẩm vẫn "vô danh". Ông nghĩ sao về ý kiến này?

- Việt Nam hiện có hơn 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, có mặt tại 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, một số sản phẩm có giá trị xuất khẩu hơn một tỷ USD như cà phê, gạo, điều, thủy sản, cao su, rau quả, gỗ và đồ gỗ... Tuy nhiên, so với tiềm năng, số lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam còn khá ít, do chất lượng sản phẩm không đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính.

Năm 2019, gạo ST25 được trao giải gạo ngon nhất thế giới sau khi vượt qua các loại gạo của Thái Lan, Campuchia tại cuộc thi World's Best Rice. Cà phê Tây Nguyên, gạo Cần Thơ, dứa Đồng Giao, nhãn Ido, xoài Cát Chu, tiêu Phú Quốc, chuối Lào Cai, chè Shan Tuyết, Ô Long, Tân Cương... là những nông sản Việt được người tiêu dùng thế giới ưa chuộng.

Như vậy nói "vô danh" thì có phần chưa chính xác, nhưng đây cũng là điều mà tôi trăn trở. Chúng ta xuất khẩu nhiều, nhưng 90% số đó lại ở dạng thô, sau khi nhập về thì doanh nghiệp nước ngoài chế biến và sử dụng tên, thương hiệu của họ. 80% lượng nông sản của chúng ta cũng chưa xây dựng được thương hiệu, không logo, nhãn mác.

Tôi muốn nông sản Việt Nam phải được định vị, không thể mãi vô danh được. Muốn vậy, nông dân phải coi nông sản, thực phẩm không chỉ là sản phẩm thô mà cần được chuyển tải câu chuyện văn hóa, cảm xúc, hình ảnh. Cá nhân, doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề về pháp lý, thương mại hóa, quy định quốc tế... để bảo đảm quyền lợi khi tham gia "sân chơi", thị trường toàn cầu.

Hoàng Thùy

Adblock test (Why?)


Bộ trưởng Lê Minh Hoan: 'Cần có cuộc cách mạng trong nông nghiệp' - VnExpress
Read More

Dịch Covid-19 hôm nay: 12.674 ca nhiễm mới, số ca mắc và tử vong đều giảm mạnh - Người Lao Động

Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay, ngày 31-1, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 30-1 đến 16 giờ ngày 31-1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 12.674 ca nhiễm mới. Có 37 ca nhập cảnh và 12.637 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.019 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 8.517 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.728), Đà Nẵng (877), Bắc Ninh (781), Hải Phòng (552), Nam Định (474), Thanh Hóa (432), Hải Dương (404), Quảng Nam (403), Hưng Yên (381), Bình Định (355), Phú Thọ (348), Nghệ An (343), Bắc Giang (340), Kon Tum (288), Thái Bình (266), Vĩnh Phúc (260), Hòa Bình (235), Thái Nguyên (227), Thừa Thiên Huế (207), Lâm Đồng (198), Bình Phước (189), Ninh Bình (180), TP HCM (166), Hà Nam (159), Quảng Ninh (148), Tây Ninh (111), Cà Mau (99), Quảng Bình (96), Kiên Giang (94), Sơn La (91), Hà Giang (87), Bến Tre (87), Quảng Trị (85), Phú Yên (79), Tuyên Quang (75), Yên Bái (70), Khánh Hòa (62), Quảng Ngãi (61), Lào Cai (58), Bắc Kạn (57), Điện Biên (53), Đắk Nông (51), Bình Thuận (51), Vĩnh Long (41), Bạc Liêu (41), Lai Châu (34), Hậu Giang (30), Bà Rịa - Vũng Tàu (26), Trà Vinh (25), Cao Bằng (21), Bình Dương (21), An Giang (20), Đồng Tháp (18), Ninh Thuận (18), Long An (14), Cần Thơ (12), Đồng Nai (8 ).

Dịch Covid-19 hôm nay: 12.674 ca nhiễm mới, số ca mắc và tử vong đều giảm mạnh - Ảnh 1.

Bản đồ dịch Covid-19- Nguồn: Bộ Y tế

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Phú Thọ (197), Hà Nội (196), Phú Yên (99).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Kon Tum (288), Hải Dương (127), Bắc Giang (71).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 14.792 ca/ngày.

Đến nay, tại Việt Nam đã ghi nhận 185 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron tại TP HCM (92), Quảng Nam (27), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (20), Thanh Hóa (2), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 2.275.727 ca nhiễm, đứng thứ 31/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 23.058 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.268.708 ca, trong đó có 2.019.633 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (513.892), Bình Dương (292.879), Hà Nội (131.518), Đồng Nai (99.889), Tây Ninh (88.179).

Trong ngày, có 4.835 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 2.022.450 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.620 ca.

Trong ngày, cả nước ghi nhận 109 ca tử vong tại: TP HCM (4), trong đó có 1 ca từ Long An chuyển đến.

Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (20), Vĩnh Long (8), Hậu Giang (6), Kiên Giang (6), Tây Ninh (6), Đồng Tháp (5), Bình Định (4), Bình Dương (4), Hải Phòng (4), Sóc Trăng (4), TP Hồ Chí Minh (4), Bình Thuận (3), Cà Mau (3), Đắk Nông (3), Lâm Đồng (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Bình Phước (2), Đà Nẵng (2), Đồng Nai (2), Khánh Hòa (2), Thái Bình (2), Thừa Thiên Huế (2), An Giang (1), Hải Dương (1), Lạng Sơn (1), Long An (1), Nam Định (1), Ninh Bình (1), Quảng Bình (1), Quảng Ngãi (1), Quảng Ninh (1), Tiền Giang (1), Trà Vinh (1), Yên Bái (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 128 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 37.777 ca, chiếm tỉ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Từ 27-4-2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.204.634 mẫu tương đương 77.211.793 lượt người, tăng 21.577 mẫu so với ngày trước đó.

Ngày 30-1 có 159.885 liều vắc-xin Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 181.280.001 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.059.864 liều, tiêm mũi 2 là 74.137.789 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 28.082.348 liều.

Dịch Covid-19 hôm nay: 12.674 ca nhiễm mới, số ca mắc và tử vong đều giảm mạnh - Ảnh 2.
D.Thu

Adblock test (Why?)


Dịch Covid-19 hôm nay: 12.674 ca nhiễm mới, số ca mắc và tử vong đều giảm mạnh - Người Lao Động
Read More

Vượt mặt Apple, Samsung là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới - Zing

Tập đoàn công nghệ Hàn Quốc giành ngôi đầu khi bán ra 270 triệu thiết bị trong năm qua.

Theo CNBC, Samsung đã giành ngôi quán quân về doanh số smartphone trong năm 2021. Số liệu của công ty nghiên cứu International Data Corporation (IDC) cho thấy hãng đã xuất xưởng 272 triệu thiết bị trong năm qua, chiếm đến 20% thị phần toàn cầu.

Xếp ngay sau Samsung là Apple với tổng lượng máy xuất xưởng là 235,7 triệu smartphone. Xiaomi (191 triệu chiếc), Oppo (133,5 triệu chiếc) và Vivo (128,3 triệu chiếc) lần lượt là những thương hiệu góp mặt trong top 5.

Số liệu của Counterpoint Research có đôi chút khác biệt về con số, nhưng vị trí 5 hãng dẫn đầu vẫn giữ nguyên. Samsung vẫn chiếm ngôi vị đầu bảng với 271 triệu thiết bị, trong khi đó Apple đạt 235,7 triệu chiếc. Con số của Xiaomi, Oppo và Vivo lần lượt là 190 triệu, 143,2 triệu và 131,3 triệu smartphone.

Apple, Samsung, smartphone, 2021 anh 1

Samsung vẫn giữ ngôi đầu về smartphone, dù nhiều nhà máy của hãng bị ảnh hưởng vì dịch bệnh. Ảnh: Reuters.

Theo IDC, các hãng sản xuất điện thoại đã xuất xưởng 1,35 tỷ smartphone trong năm vừa qua, tăng 5.7% tổng sản phẩm so với năm ngoái.

Tuy nhiên, những hạn chế trong chuỗi cung ứng đã khiến cho lượng hàng trong quý 4 cuối năm sụt giảm so với cùng kỳ năm trước đó, theo Cnet.

“Thiếu hụt nguồn cung và các linh kiện đã ảnh hưởng lớn đến toàn bộ thị trường điện thoại thông minh kể từ quý II/2021. Vấn đề này có thể sẽ còn tiếp diễn trong năm 2022 tới đây”, Ryan Reith, Phó chủ tịch IDC cho hay.

Cũng theo công ty phân tích dữ liệu, nhu cầu về điện thoại gập và công nghệ 5G đã tăng trưởng đáng kể.

Những con số trên đã đánh dấu lần đầu tiên trong 4 năm qua, kể từ 2017, thị trường smartphone sôi động trở lại, đặc biệt là với lượt bán ra vượt trội của Apple, Counterpoint nhận định.

“Sự trở lại của thiết bị điện thoại di động trong năm vừa qua là nhờ nhu cầu mua smartphone dồn nén xuyên suốt dịch Covid-19”, Harmeet Singh Walia, nhà phân tích cấp cao tại Counterpoint cho biết.

Ngoài ra, theo ông, nhu cầu này còn bị chi phối bởi Táo Khuyết đã cho ra mắt thiết bị 5G đầu tiên của hãng, iPhone 12.

Apple, Samsung, smartphone, 2021 anh 2

Apple là thương hiệu điện thoại thông minh hàng đầu tại Trung Quốc trong quý IV/2021 sau 6 năm nhờ iPhone 13. Ảnh: PhoneArena.

“Thị trường toàn cầu lẽ ra sẽ có nhiều chuyển biến tích cực hơn nếu không có vấn đề về lượng cung ứng. Các nhãn hàng lớn đã giải quyết tình trạng thiếu hụt linh kiện tốt hơn vì đã giành được thị phần tại các thương hiệu lâu năm”, nhà phân tích kết luận.

Cũng trong báo cáo của Counterpoint Research, các chuyên gia cho rằng ngành điện thoại thông minh trong năm 2022 có triển vọng tăng trưởng nếu tình hình dịch bệnh ổn định và giải quyết tình trạng thiếu hụt chuỗi cung ứng trong giữa năm.

Tuy nhiên, một số nhà đầu tư cũng dự đoán tình trạng thiếu chip toàn cầu sẽ kéo dài đến cuối năm, thậm chí là sang năm 2023.

Apple là tiếp tục là thương hiệu giá trị nhất toàn cầu

Tập đoàn công nghệ lập kỷ lục với giá trị thương hiệu cao nhất từ trước tới nay.

Apple Samsung smartphone 2021 Apple iPhone Samsung nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới điện thoại thị trường

Adblock test (Why?)


Vượt mặt Apple, Samsung là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới - Zing
Read More

Thủ tướng chỉ đạo sớm đưa công dân mắc kẹt về nước - VnExpress

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu nhanh chóng hồi hương công dân mắc kẹt ở nước ngoài ngay dịp Tết, trong lúc chuyến bay thương mại chưa khôi phục hoàn toàn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm nay yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương cấp phép cho các hãng hàng không nước ngoài chở công dân Việt Nam về nước, trong đó có các khu vực còn nhiều công dân "mắc kẹt", theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.

Thủ tướng cũng đề nghị các Bộ, cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ để tiếp nhận công dân về nước. Địa phương có công dân nhập cảnh cần chủ động thực hiện những biện pháp theo dõi y tế, bảo đảm kiểm soát dịch hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu về nước của công dân ở nước ngoài trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Nhật Bắc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Nhật Bắc.

Bộ Ngoại giao cho biết còn khá nhiều công dân Việt Nam mắc kẹt ở các nước, đặc biệt tại khu vực Trung Đông và châu Phi có hơn 600 người.

Việt Nam đã khôi phục hoạt động vận tải hành khách thường lệ tới 12 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Australia, Nga, Anh, Pháp, Đức và đảo Đài Loan.

Hành khách nhập cảnh vào Việt Nam phải có xét nghiệm âm tính PCR, trong đó người tiêm đủ liều vaccine hoặc F0 khỏi bệnh sẽ cách ly tại nhà ba ngày, còn người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine phải cách ly tại nơi lưu trú 7 ngày.

Ngọc Ánh

Adblock test (Why?)


Thủ tướng chỉ đạo sớm đưa công dân mắc kẹt về nước - VnExpress
Read More

Sunday, January 30, 2022

Mưa rét, đào, quất ở TP. Vinh giảm giá sâu vẫn vắng khách - BNA

Chỉ còn 1 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần, trời mưa rét từ đêm qua khiến nhiều hộ kinh doanh đào, quất dọc các trục đường lớn ở TP.Vinh phải hạ giá mạnh để kịp về ăn Tết. Tuy nhiên, lượng khách mua vẫn rất ít ỏi.

Năm nay đào, quất được tập trung nhiều tại góc đường Trương Vân Lĩnh giao với Đại lộ Vinh - Cửa Lò. Ảnh: Tiến Đông
Năm nay, khu vực bán đào, quất trên Đại lộ Lê Nin đã được dịch chuyển ra góc đường Trương Vân Lĩnh giao với Đại lộ Vinh - Cửa Lò. Mặc dù đào, quất đã được các thương lái đưa về cách đây nhiều ngày, nhưng cho đến nay, số lượng bán ra vẫn không được như những năm trước.

Theo khảo sát của chúng tôi, nếu như vào các ngày 23, 24 tháng Chạp, mỗi cây quất thường được hét giá từ 2,5 triệu đồng trở lên thì nay đã được rao bán với giá từ 500.000 đồng kèm chậu. Tương tự, với đào rừng, có thời điểm được hét giá không dưới 4 triệu đồng/cành thì nay đã giảm giá hàng loạt, từ 500 đến 1,2 triệu đồng/cành to. Riêng đào vườn thì có giá giao động từ 200.000 đồng đến 800.000 đồng/cành.

Mặc dù đã giảm giá sâu hơn so với mấy ngày trước đây nhưng lượng khách mua vẫn rất ít ỏi. Ảnh: Tiến Đông

Chị Thủy, trú tại khối Châu Hưng, phường Vinh Tân (TP.Vinh) năm nay buôn đào vườn cho biết: Đào được thu mua tại Yên Thành mang về TP.Vinh bán. Theo chị Thủy, năm nay do kinh tế khó khăn nên sức mua không như những năm trước. Mấy ngày trước còn bán được giá, nhưng càng gần Tết, giá càng giảm sâu, thậm chí phải cắt lỗ để còn kịp về đón Tết với gia đình. 

Anh Phú, trú tại xã Nghi Ân, năm nay nhập về 200 cành đào rừng, tuy nhiên đến thời điểm này vẫn còn hơn 100 cành chưa bán được. Những ngày gần tết, anh đã phải huy động rất nhiều người trong gia đình ra bán đào, nhưng vẫn ế ẩm, nếu hôm nay và ngày mai mà không bán hết thì lỗ vốn.

Nhiều hộ kinh doanh đã phải huy động người nhà ra bán đào nhưng sức bán vẫn rất chậm. Ảnh: Tiến Đông
Nhiều cây đào thế, đào huyền cách đây vài ngày còn được hét giá từ 3-5 triệu đồng thì nay đã có giá dưới 2 triệu đồng tùy cây. Ảnh: Tiến Đông

Adblock test (Why?)


Mưa rét, đào, quất ở TP. Vinh giảm giá sâu vẫn vắng khách - BNA
Read More

NÓI THẲNG: “Lò” chống tham nhũng “cháy” tại Cục Lãnh sự - Người Lao Động


Trong năm 2021, khi Nhà nước có chủ trương tổ chức những chuyến bay “giải cứu” người Việt Nam đang bị kẹt lại ở nước ngoài về nước, đã có nhiều thông tin râm ran về các vụ việc không minh bạch.

Nhiều sự ta thán của người dân chắc chắn đến tai các cơ quan chức năng. Ai cũng hiểu, vé một chiều từ Mỹ về Việt Nam lên đến 5.000 - 6.000 USD; từ Singapore về nước cũng phải mất 40 triệu đồng, là vô lý. 

Vì sao có cái giá "cắt cổ" như vậy?

Và đây là câu trả lời: Ngày 28-1, trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố vụ án "Nhận hối lộ" để xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân xảy ra tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao.

Cơ quan an ninh đã bắt tạm giam 4 người gồm Nguyễn Thị Hương Lan, Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Đỗ Hoàng Tùng, Phó cục trưởng; Lê Tuấn Anh, Chánh văn phòng của cục và Lưu Tuấn Dũng, Phó Phòng bảo hộ công dân của cục này.

Việc khởi tố, bắt tạm giam các bị can vào những ngày giáp Tết, cho thấy tính chất vụ án rất nghiêm trọng. Trong những vụ án liên quan đến đại dịch Covid-19, cùng với vụ án thổi giá kit xét nghiệm của Công ty Việt Á, đây là vụ án lớn thứ 2, gây chấn động dư luận xã hội. 

Nói thẳng ra, tính chất của hai vụ án này là hành vi trục lợi trên nỗi đau của đồng bào trong cơn đại dịch, làm dư luận phẫn nộ.

Đại dịch Covid-19 có quy mô trên toàn cầu, buộc hàng trăm ngàn người Việt đang ở nước ngoài bị kẹt lại, có nhiều hoàn cảnh hết sức khó khăn như các công nhân hết hợp đồng lao động, phải ăn dầm nằm dề ở khách sạn rất tốn kém...

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, từ đầu tháng 12-2021, khi dịch Covid-19 bùng phát, các cơ quan chức năng đã tổ chức hơn 800 chuyến bay, đưa gần 200.000 công dân Việt Nam từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước an toàn. Đây là chủ trương đúng đắn và nhân đạo của Đảng và Chính phủ. 

Tuy nhiên, những hành vi trục lơi chủ trương này đã làm sai lệch tính nhân đạo của hoạt động “giải cứu” người Việt ở nước ngoài, dù các hãng bay khẳng định không đặt nặng vấn đề lợi nhuận, việc giá vé cao là do phát sinh nhiều chi phí khác. Đó có thể là những chuyến bay rỗng một chiều, là chi phí phòng chống dịch, nhưng "nhiều chi phí khác" có lẽ chỉ Cục Lãnh sự và một số cơ quan liên quan biết.

Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao ngày 20-1, báo chí cũng đặt câu hỏi vì sao việc giải cứu công dân mà người dân phải trả số tiền lớn, thủ tục khó khăn vô cùng để có một tấm vé hồi hương và đặt vấn đề có trục lợi từ các chuyến bay giải cứu? Khi đó Người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã trả lời: "Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: Những hành vi trục lợi tiêu cực, thay đổi tính chất nhân đạo của các chuyến bay giải cứu cần bị lên án trừng trị nghiêm khắc theo quy định của pháp luật".

Thực tế khi nhà nước tổ chức những chuyến bay giải cứu đã có dư luận cho thấy có tiêu cực, bởi mua được vé máy bay về nước trong hoàn cảnh đó là hết sức gian nan, thậm chí chấp nhận tiêu cực cũng chưa chắc mua được. Khi đó Bộ Ngoại giao cũng nhiều lần khuyến cáo, để tránh bị lừa đảo, công dân không nên liên hệ với những cá nhân, tổ chức, các trang thông tin không rõ danh tính, không chính thống, không làm việc qua bất cứ hình thức môi giới trung gian nào. Nhưng nếu cứ làm theo lời khuyên đó, một tấm vé về nước còn khó hơn hái sao trên trời!

Về các bị can trong vụ án này, "nổi bật" nhất là bà Nguyễn Thị Hương Lan sinh năm 1974 tại Hà Nội. Tháng 3-2021, bà Lan, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Lãnh sự được Bộ Ngoại giao bổ nhiệm làm Quyền Cục trưởng Cục Lãnh sự. Tháng 7-2021, bà được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Lãnh sự.

Trong một bài viết nhân kỷ niệm 75 năm truyền thống công tác lãnh sự Việt Nam tháng 11-2021, bà Lan đánh giá việc tổ chức những chuyến bay "giải cứu" để đưa công dân gặp hoàn cảnh khó khăn, có nhu cầu về nước trong thời gian dịch bệnh Covid-19 của Cục Lãnh sự là một trong những thành tích nổi bật. Cũng trong bài viết này, bà Lan nêu rõ Cục Lãnh sự xác định cần tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác bảo hộ công dân… Lấy công tác nghiên cứu, xây dựng thể chế làm nòng cốt, cải cách hành chính là khâu đột phá, coi công tác đào tạo cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ là nền tảng...

Những "thành tích đó", năm 2021, Cục Lãnh sự và cá nhân bà Lan đã được nhận bằng khen về công tác bảo hộ công dân. 

Nhưng, bà Lan nói và viết không như hành động, đã có những hành động vô nhân đạo, trục lợi qua chính những chuyến bay “giải cứu”, nhân đạo của Nhà nước. 

Bà Lan và đồng sự phải trả giá đích đáng!

Lưu Nhi Dũ. Đồ họa: TẤN NGUYÊN

Adblock test (Why?)


NÓI THẲNG: “Lò” chống tham nhũng “cháy” tại Cục Lãnh sự - Người Lao Động
Read More

Giới trẻ nô nức tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ trong ngày đầu mở cửa - Dân Trí Mobile

Sau lễ khai mạc tối 29/1, Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Nhâm Dần 2022 chính thức mở cửa chào đón người dân và du khách đến du xuân. Đường hoa năm nay hoạt động từ 29/1/2022 đến 21 giờ ngày 4/2/2022 (tức từ 27 tháng Chạp đến mùng 4 Tết).

Giới trẻ nô nức tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ trong ngày đầu mở cửa

Đường hoa lần thứ 19 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1) mang chủ đề "Xuân quê hương, ấm tình nhân ái" ghi dấu về giai đoạn khó quên của TPHCM đang từng bước hồi phục sau đại dịch Covid-19 vừa qua.

Đường hoa dài 600m với các hình tượng chúa sơn lâm, tiểu cảnh đồng ruộng, vườn rau... Đường hoa có khoảng 80 loại hoa và gần 97.000 chậu, giỏ hoa các loại.

Giới trẻ nô nức tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ trong ngày đầu mở cửa - 1

Đường hoa Nguyễn Huệ 2022 là đường hoa thứ 19 được thực hiện trong dịp Tết cổ truyền tại trung tâm TPHCM, kể từ lần đầu tiên vào năm 2004.

Giới trẻ nô nức tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ trong ngày đầu mở cửa - 2

Khách tham quan đường hoa xếp hàng và thực hiện các biện pháp phòng dịch trước khi vào: Khai báo y tế qua app; sát khuẩn tay; kiểm tra nhiệt độ.

Giới trẻ nô nức tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ trong ngày đầu mở cửa - 3

Khách tham quan di chuyển một chiều trong đường hoa từ cổng chính đường hoa hướng về sông Sài Gòn. Ban Tổ chức bố trí 6 cổng dọc hai bên đường tại giao lộ giữa đường Nguyễn Huệ và các đường nhánh.

Giới trẻ nô nức tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ trong ngày đầu mở cửa - 4

Cùng với mẹ đến tham quan chụp ảnh từ sáng, Ngọc Hân (quận Tân Phú) chia sẻ: "Hàng năm em đều đến đường hoa vui chơi. Em cảm thấy ấn tượng về đường hoa năm nay, các tiểu cảnh đẹp, linh vật cũng rất dễ thương", Ngọc Hân nói.

Giới trẻ nô nức tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ trong ngày đầu mở cửa - 5

Đến tham quan đường hoa cùng với chồng và 2 con nhỏ, chị Ngọc (Tân Phú) nói, sáng nay người dân đi đường hoa rất đông, nhưng mọi người ai cũng tuân thủ 5K nên chị cũng cảm thấy yên tâm khi đi vui chơi.

Giới trẻ nô nức tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ trong ngày đầu mở cửa - 6

Chị Phạm Châu Anh Chi cùng với 5 thành viên trong gia đình đến tham quan đường hoa. "Năm nào cả gia đình mình cũng đi đường hoa, chỉ có năm trước mắc dịch nên cả nhà không đi được. Mình mong sao trong năm tới mọi thứ được trở lại bình thường", Chị Chi chia sẻ.

Giới trẻ nô nức tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ trong ngày đầu mở cửa - 7

Đường hoa còn là nơi dành cho nhóm đông các bạn trẻ đến vui chơi và lưu lại những kỷ niệm bằng những tấm ảnh đầy màu sắc.

Giới trẻ nô nức tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ trong ngày đầu mở cửa - 8

Khác với các năm trước, năm nay với chiều dài hơn 600m, đường hoa Nguyễn Huệ Tết 2022 sử dụng nhiều chất liệu thân thiện với môi trường và có thể tái sử dụng như kim loại, xốp, mây, tre, nứa, gạch, lưới, dây đan…

Adblock test (Why?)


Giới trẻ nô nức tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ trong ngày đầu mở cửa - Dân Trí Mobile
Read More

[unable to retrieve full-text content]



Read More

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - Báo Thanh Niên

Theo ghi nhận của Thanh Niên, mới 17 giờ nhưng trên đường Hồ Thị Kỷ và đường Trần Bình Trọng (P.1, Q.10, nằm trong chợ hoa) đã kẹt cứng người và xe qua lại, đa phần là người đi mua hoa Tết. Tiếng cười nói rộn ràng, tiếng còi xe inh ỏi, tiếng rao của người bán hoa làm cho khu chợ bừng lên sinh khí mà lâu lắm rồi, kể từ khi dịch Covid-19 ập tới, nhiều người mới được thấy trở lại.

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 1

Dòng người chen chân tại chợ hoa Hồ Thị Kỷ chiều 28 tháng Chạp

cao an biên

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 2

Đây là ngày cao điểm khách đổ về chợ hoa lớn nhất Sài Gòn

cao an biên

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 3

Người xe chen chúc nhau

cao an biên

“Cúc lưới đây mấy anh chị ơi! Cúc lưới đây! Tươi không cần tưới luôn!”, chị Ngọc Tuyền (37 tuổi, chủ vựa hoa Ngọc Tuyền) vừa chào mời vừa tư vấn cho hàng chục người đứng trước cửa hàng lựa hoa. Theo chị, hôm nay là ngày chợ hoa đón khách đông nhất trong dịp Tết năm nay. Nhìn ra con đường kẹt cứng người và xe, chị nói: “Những hôm trước khách bắt đầu đông rồi, nhưng làm sao bằng hôm nay được, tăng gấp đôi luôn. Hôm qua không kẹt, chứ hôm nay kẹt hết con đường Trần Bình Trọng luôn. Khách đông, bán được nên mừng lắm”, chị nói.

Cùng 1 chợ hoa tết Sài Gòn: Đào bán chạy như ‘tôm tươi', người bán mai rầu rĩ vì ế ẩm

Kinh nghiệm 12 năm bán hoa tại chợ, biết hôm nay là ngày cao điểm đón khách nên chị Tuyền nhập về 200 thùng cúc, mỗi thùng 80 bó. So với năm ngoái giá 30.000 đồng/bó, năm nay chị bán với giá 50.000 đồng/bó 10 bông do giá hoa dịp này tăng cao. Chị dự đoán tối nay phải bán tới tận khuya vì càng về tối khách càng đổ về chợ đông hơn.

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 4

Chị Mai Linh (27 tuổi, Q.10) và chị Thuận Vi (25 tuổi, Q.10) hẹn nhau chiều nay ra chợ để mua hoa về trang trí cho gia đình dịp Tết. Đến chợ hoa Hồ Thị Kỷ vào mỗi dịp Tết Nguyên đán đã trở thành thói quen suốt 4 năm qua của cả hai. "Tụi mình mua được 2 bó hoa, quá đẹp luôn, mỗi bó 200.000 đồng. Năm nay người đông quá, do dịch nên không bằng năm ngoái nhưng vẫn rất là đông luôn. Không biết lát sao chen ra được đây", chị Vi cười nói.

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 5

Hoa tươi hút khách

cao an biên

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 6

Cửa hàng hoa Bích Phượng của bà Phượng (54 tuổi, bán hoa 25 năm tại chợ) chiều nay đông khách. Bà cho biết cửa hàng hoa của mình trong hẻm, tuy nhiên những ngày này là cao điểm khách đến nên bà thuê hẳn một sạp ngoài đường chính để bán. Nhìn khách đến mua nườm nượp, bà vui mừng cho biết đây là dấu hiệu chợ hoa hồi sinh sau đại dịch.

cao an biên

Cùng chồng đến chợ mua hoa ngày 28 Tết, chị Lê Thị Tú Trinh (38 tuổi, Q.Tân Bình) phải mất gần 1 tiếng mới có thể chọn được hoa và thoát ra khỏi dòng người chen chúc nhau. Hôm nay, chị mua một bó cúc lưới và hoa ly, chừng 200.000 đồng. Chị Trinh tâm sự gần 5 năm nay, hầu như Tết nào chị cũng ghé chợ hoa để mua vì ở đây đa dạng về mẫu mã cũng như chị cảm nhận được không khí Tết ở Sài Gòn.

“Đông người quá, đông hơn so với sự tưởng tượng của mình dù đã quen với việc chợ hoa này kẹt cứng vào mỗi dịp cuối năm. Nhưng không sao, đông vậy thì vui, cho thấy Sài Gòn mình đang hồi sinh mạnh mẽ sau dịch. Nhưng vì sợ đông nên tôi nhắn chồng đợi ở ngoài kia, chắc ổng cũng đang chờ”, nói xong chị vội vã len vào dòng người rời chợ.

Hơn 18 giờ 30 phút, người dân đến chợ hoa ngày càng đông đúc hơn. Khách thì vui vì được mang về nhà một bó hoa ưng ý, người bán thì cười tít mắt vì Tết này “ấm” hơn sau một năm tan tác vì Covid-19.

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 7

Bà Nguyễn Ngọc Tú Khuyên (39 tuổi, Q.Gò Vấp) cùng cháu trai tới chợ mua hoa trang trí Tết. Trong lúc chờ cháu đang mua thêm một số loại hoa khác, bà tâm sự hôm nay dự định mua 4 triệu đồng tiền hoa. "Ra chợ hoa Hồ Thị Kỷ mỗi dịp Tết đã trở thành thông lệ của tôi 10 năm qua. Không ra đây là không thấy hết được vẻ đẹp của Tết Sài Gòn đâu", bà nói

cao an biên

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 8

Hoa cúc lưới, hoa ly... được nhiều người chọn mua

cao an biên

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 9

Đường Trần Bình Trọng đông nghẹt khách tới mua hoa, người và phương tiện chen chúc, rất khó di chuyển

cao an biên

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 10

Bà Nguyễn Thị Thu (60 tuổi) có thâm niên 25 năm kinh doanh tại chợ hoa này cho biết những ngày trước, bà chủ yếu nhập bông cúc vạn thọ về bán cho dịp 23 tháng Chạp. Sau đó, bà tiếp tục nhập cúc lưới, hoa ly về bán cho năm mới. "Bán được lắm, cũng may là trời thương. Mong mai nữa là bán hết luôn để ăn Tết cho ngon", bà hy vọng.

cao an biên

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 11

Nhiều người vui mừng vì chọn được các loại hoa ưng ý

cao an biên

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 12
28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 13

Người đi chợ mang về những bó hoa ưng ý cho ngày Tết, người bán thì mừng vì buôn bán được dịp cuối năm

cao an biên

28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - ảnh 14

Càng về tối, chợ hoa càng đông

cao an biên

Tin liên quan

Adblock test (Why?)


28 tháng Chạp: ‘Biển người’ kẹt cứng chợ hoa lớn nhất Sài Gòn, người bán ‘tít mắt’ - Báo Thanh Niên
Read More

Sát Tết, các trụ ATM giao dịch thưa thớt - Người Lao Động

Chuyện hiếm thấy ở các trụ ATM ngày giáp Tết - Ảnh 1.

Nhu cầu rút tiền ATM gần Tết Âm lịch giảm mạnh

Khảo sát tại TP HCM trong các ngày gần Tết Âm lịch, hầu hết các máy ATM đều đáp ứng nhu cầu giao dịch, tình trạng chủ thẻ xếp hàng rút tiền rất ít khi xảy ra.

Nếu dịp Tết các năm trước, 4 máy ATM của Vietcombank trên đường Bùi Thị Xuân, quận 1 luôn tấp nập khách hàng thì năm nay số lượng người giao dịch rất ít. 

Tương tự, ATM của nhiều ngân hàng đặt tại Khu công nghiệp Tân Bình, Khu chế xuất Tân Thuận, các trung tâm thương mại… số lượng người chờ đến lượt rút tiền cũng không nhiều. Còn ATM nằm dọc theo một số đường phố lớn ở TP HCM thì có nhiều thời điểm vắng bóng người rút tiền.

Trao đổi với chúng tôi, anh Phạm Anh Tuấn (quận Phú Nhuận) tiết lộ với việc sử dụng 3 thẻ ngân hàng và 2 tài khoản cá nhân, anh thường xuyên thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ qua hệ thống online của ngân hàng. "Còn trường hợp mua hàng trực tiếp thì tôi chọn các điểm mua sắm có thể chuyển khoản hoặc thanh toán qua thẻ để tránh tiếp xúc, lây lan dịch bệnh nên gần 1 năm qua gần như không có nhu cầu rút tiền tại ATM. Thậm chí khi trả tiền dịch vụ hớt tóc 200.000 đồng, tôi chuyển khoản cho chủ tiệm là xong"- anh Tuấn, nói.

Đại diện của Vietcombank cho hay từ đầu năm 2021 đến nay giao dịch tại ATM của Vietcombank giảm 10%. Trong những ngày giáp Tết Nhâm Dần, nhu cầu rút tiền của khách hàng năm nay không nhiều như các năm trước, hoạt động tiếp quỹ trong các ngày gần đây của Vietcombank diễn ra bình thường. Ngay cả các khu công nghiệp, nhu cầu rút tiền cũng chỉ tăng nhẹ, thay vì tăng gấp 3 - 4 lần như những năm chưa xảy ra dịch bệnh.

Nhiều ngân hàng thương mại khác cũng cho biết dịp Tết năm nay, tần suất tiếp quỹ ATM cũng giảm mạnh. Nếu các năm trước ngân hàng phải tiếp quỹ ATM 2-3 lần/ngày thì nay chỉ tiếp quỹ một lần/ngày.

Trong khi ATM vắng khách thì những ngày qua, các ngân hàng cho biết tần suất giao dịch online tăng rất mạnh khiến các app ngân hàng thường xuyên bị lỗi dẫn đến việc chuyển tiền online có khi bị tắc nghẽn. Điều này cho thấy người tiêu dùng tập trung giao dịch không tiền mặt. Nhu cầu rút tiền tại ATM sụt giảm là tất yếu.

Chuyện hiếm thấy ở các trụ ATM ngày giáp Tết - Ảnh 2.

Người tiêu dùng tập trung thanh toán không tiền mặt, giao dịch tại các trụ ATM thưa thớt trong dịp Tết Nhâm Dần 2022

Bà Nguyễn Thị Hồng Quyên - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) - cho hay năm 2021, tổng số lượng giao dịch thực hiện qua hệ thống NAPAS tăng trưởng 94% về số lượng giao dịch và 131% về giá trị giao dịch so với năm 2020. Đặc biệt, giao dịch rút tiền mặt ATM được xử lý qua hệ thống NAPAS trong năm 2021 giảm 5% so với năm trước, phản ánh sự chuyển dịch và phát triển mạnh mẽ của thanh toán không dùng tiền mặt.

Lãnh đạo Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết nhu cầu rút tiền mặt tại ATM vào dịp Tết năm nay không lớn như mọi năm. Nguyên chủ yếu là do Covid-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của người dân. Trong khi đó, người tiêu dùng có xu hướng dịch chuyển từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán điện tử, từ hệ thống ATM sang các hệ thống thanh toán khác như thanh toán 24/7, điểm thanh toán chấp nhận thẻ, thanh toán bằng di động…

"Hiện nay Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) có thể thực hiện được khối lượng giao dịch rất lớn, mỗi ngày có thể lên tới 7 triệu giao dịch chuyển mạch"- vị lãnh đạo Vụ Thanh toán cho biết thêm.

Tin - ảnh: Thy Thơ

Adblock test (Why?)


Sát Tết, các trụ ATM giao dịch thưa thớt - Người Lao Động
Read More

Khách chen chân xếp hàng 2 giờ mới đến lượt thanh toán tại siêu thị ở TPHCM - Dân Trí Mobile

(Dân trí) - Ngày 30/1 (tức 28 Tết), tại nhiều siêu thị ở TPHCM, người dân chen chân chật kín để mua sắm cuối năm. Nhiều người phải xếp hàng chờ gần 2 tiếng mới đến lượt thanh toán tiền.

Khách chen chân xếp hàng 2 giờ mới đến lượt thanh toán tại siêu thị ở TPHCM - 1

Ngày 30/1 (28 Tết), tại nhiều siêu thị lớn ở TPHCM như Lotte Mart (Quận 7), Emart (quận Gò Vấp), Big C miền Đông (Quận 10),  rất đông người dân tới mua sắm hàng tiêu dùng và thực phẩm Tết.

Khách chen chân xếp hàng 2 giờ mới đến lượt thanh toán tại siêu thị ở TPHCM - 2

Ghi nhận tại siêu thị Emart (quận Gò Vấp) trưa 30/1, những gian hàng bên trong luôn chật kín người mua khiến việc di chuyển vô cùng khó khăn.
Nhân viên phải liên tục vận chuyển hàng từ trong kho ra để kịp thời cung ứng hàng hóa cho khách hàng.

Khách chen chân xếp hàng 2 giờ mới đến lượt thanh toán tại siêu thị ở TPHCM - 3

Để kích cầu sức mua của người tiêu dùng trong dịp Tết, siêu thị tung ra những chương trình khuyến mãi và giảm giá khá sâu đối với nhiều mặt hàng thực phẩm.

Khách chen chân xếp hàng 2 giờ mới đến lượt thanh toán tại siêu thị ở TPHCM - 4

Các kệ bán trái cây tại siêu thị Lotte Mart (Quận 7) luôn trong tình trạng chật kín người chọn mua, khoảng 30 phút nhân viên lại bổ sung hàng lên kệ.

Khách chen chân xếp hàng 2 giờ mới đến lượt thanh toán tại siêu thị ở TPHCM - 5

Các lối lên xuống tại siêu thị này luôn đầy kín người và các xe đẩy.

Khách chen chân xếp hàng 2 giờ mới đến lượt thanh toán tại siêu thị ở TPHCM - 6

Những quầy thịt, hải sản tươi sống luôn có nhiều khách hàng đến chọn mua.

Khách chen chân xếp hàng 2 giờ mới đến lượt thanh toán tại siêu thị ở TPHCM - 7

Khách hàng tập trung đông tại một quầy bán hoa tươi.

Khách chen chân xếp hàng 2 giờ mới đến lượt thanh toán tại siêu thị ở TPHCM - 8

Hàng trăm người xếp hàng chờ đến lượt thanh toán tại các quầy thu ngân.

Khách chen chân xếp hàng 2 giờ mới đến lượt thanh toán tại siêu thị ở TPHCM - 9

"Sáng nay là ngày nghỉ đầu tiên nên tôi tranh thủ đi siêu thị. Cận Tết, biết nhiều người mua sắm nên tôi đi từ sáng sớm nhưng đến nơi đã chật kín người. Tôi xếp hàng gần 2 tiếng mới đến lượt vào quầy tính tiền", chị Ngọc (Quận 7) nói.

Khách chen chân xếp hàng 2 giờ mới đến lượt thanh toán tại siêu thị ở TPHCM - 10

"Để mua được xe đồ thiết yếu cho Tết tôi phải rất vất vả, nhưng mất thời gian nhất là chọn mua hoa, hôm nay quầy hoa không lúc nào ngớt người", chị Cầm (Quận 4) nói.

Khách chen chân xếp hàng 2 giờ mới đến lượt thanh toán tại siêu thị ở TPHCM - 11

Một phụ nữ ngồi bệt xuống nghỉ ở góc siêu thị cho đỡ mỏi chân. Trước đó người này xếp hàng hơn một tiếng mà chưa tới lượt thanh toán.

Khách chen chân xếp hàng 2 giờ mới đến lượt thanh toán tại siêu thị ở TPHCM - 12

Nhân viên siêu thị Lotte Mart (Quận 7) phải hoạt động liên tục nhiều giờ không nghỉ.

Khách chen chân xếp hàng 2 giờ mới đến lượt thanh toán tại siêu thị ở TPHCM - 13

Tại siêu thị Big C Miền Đông (Quận 10) cũng xảy ra tình trạng đông đúc tương tự. Chị Nhi (ở Quận 11) nói: "Tôi phải xếp hàng gần một tiếng đồng hồ mới đến lượt mình tính tiền. Do chỉ còn 2 ngày nữa là Tết, nhiều người tranh thủ đi mua sắm nên việc phải chờ đợi lâu là điều dễ hiểu. Tôi thấy các nhân viên ở đây cũng rất nhiệt tình giúp đỡ khách hàng".

Khách chen chân xếp hàng 2 giờ mới đến lượt thanh toán tại siêu thị ở TPHCM - 14

Một bé trai đi theo bố mẹ mua sắm, nhõng nhẽo đòi về sớm do mệt mỏi sau quãng thời gian chờ đợi quá lâu.

Adblock test (Why?)


Khách chen chân xếp hàng 2 giờ mới đến lượt thanh toán tại siêu thị ở TPHCM - Dân Trí Mobile
Read More

Giá vàng hôm nay 27/1/2024: Vàng đảo chiều tăng trở lại - Báo Công Thương

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, ...