Rechercher dans ce blog

Sunday, October 31, 2021

Hà Nội dự kiến kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi - Vietnam Plus

Ha Noi du kien ke hoach tiem vaccine COVID-19 cho tre tu 12-17 tuoi hinh anh 1Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em. (Ảnh: Văn Hướng/TTXVN)

Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa có Kế hoạch triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi trên địa bàn thành phố năm 2021-2022.

Theo kế hoạch, thành phố sẽ triển khai tiêm vaccine cho toàn bộ trẻ trong độ tuổi từ 12-17 tuổi (bao gồm cả trẻ đi học hoặc không đi học) có chỉ định sử dụng vaccine theo khuyến cáo của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Thành phố triển khai tiêm cho trẻ ngay khi tiếp nhận vaccine và tùy theo tiến độ cung ứng vaccine của Bộ Y tế.

Thời gian thành phố triển khai dự kiến trong quý IV/2021 đến hết quý I/2022. Mục tiêu đặt ra là trên 95% trẻ từ 12-17 tuổi sống trên địa bàn thành phố Hà Nội được tiêm chủng đủ mũi vaccine phòng COVID-19 theo từng đợt phân bổ vaccine của Bộ Y tế.

Theo lộ trình, việc triển khai theo lứa tuổi từ cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch của thành phố.

Cũng theo kế hoạch này, khi nguồn vaccine chưa đủ, việc phân bổ số lượng vaccine cho các quận, huyện, thị xã được triển khai theo thứ tự ưu tiên, đó là: Có ca F0 mới, có mật độ dân cư cao, có nhiều địa điểm thường tập trung đông người, nhiều ngành nghề dịch vụ, nhiều trường học, giáp ranh các tỉnh có dịch bệnh diễn biến phức tạp, cửa ngõ giao thông đi lại, có khu cách ly tập trung... Khi có đủ vaccine, việc triển khai được tiến hành đồng loạt trên toàn thành phố.

Ngoài ra, căn cứ diễn biến tình hình dịch bệnh thực tế tại thời điểm triển khai chiến dịch, thành phố sẽ có điều chỉnh, ưu tiên cụ thể cho từng địa phương nhằm bảo đảm tối ưu cho công tác phòng, chống dịch bệnh với nguyên tắc: Ưu tiên tiêm trước cho các nhóm đối tượng trẻ em ở các quận, huyện đang có dịch.

Hình thức tiêm chủng chiến dịch tại các các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động theo Phương án số 170/PA-UBND ngày 21-7-2021 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tùy thuộc vào tình hình dịch và thời điểm học sinh quay lại trường học, việc triển khai tiêm cho trẻ sẽ diễn ra tại cộng đồng hoặc trường học. Cụ thể, tổ chức các điểm tiêm tại trạm y tế xã, phường, thị trấn và các điểm tiêm chủng lưu động tại trường học... đồng thời huy động các điểm tiêm chủng tại bệnh viện, phòng khám trong và ngoài công lập, các bệnh viện bộ, ngành đóng trên địa bàn, các cơ sở tiêm chủng dịch vụ và tăng cường hỗ trợ nhân viên có chứng nhận an toàn tiêm chủng tăng cường tại điểm tiêm.

Theo kế hoạch, Sở Y tế Hà Nội chịu trách nhiệm tập huấn cho cán bộ y tế tham gia tiêm chủng cùng với tổ chức điểm tiêm bảo đảm an toàn, phòng và xử trí phản vệ, giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng...

Ủy ban Nhân dân thành phố cũng yêu cầu thiết lập các đường dây nóng của thành phố, Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn và Tổng đài trả lời tự động để tư vấn, hướng dẫn tiêm chủng./.

PV (Vietnam+)

Adblock test (Why?)


Hà Nội dự kiến kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi - Vietnam Plus
Read More

Thủ tướng chứng kiến ký kết, trao 26 thỏa thuận hợp tác Việt Nam-Anh với giá trị hàng tỉ USD - Người Lao Động

Chiều 31-10 (giờ địa phương), tại TP Edinburg, Scotland, Vương quốc Anh, nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và thăm làm việc tại Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp giữa Việt Nam và Anh có giá trị hàng tỉ USD.

Thủ tướng chứng kiến ký kết, trao 26 thỏa thuận hợp tác Việt Nam-Anh với giá trị hàng tỉ USD - Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chứng kiến Lễ trao biên bản hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Anh - Ảnh: TTXVN

Trong số 26 thỏa thuận được ký kết, trao, có nhiều thỏa thuận, hợp tác có ý nghĩa được các bộ, ngành giữa hai nước ký kết, tiếp nhận như: Ý định thư tham gia sáng kiên Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp; Thỏa thuận Hợp tác xây dựng Kế hoạch hành động để tăng cường liên kết cơ sở giáo dục Đại học giữa 2 nước; Biên bản ghi nhớ về Tăng cường hợp tác trong giáo dục thông qua trao đổi kinh nghiệm và những lĩnh vực chiến lược; Thỏa thuận Hợp tác xây dựng các chương trình đào tạo nhân lực cho Bộ Kế hoạch-Đầu tư và hỗ trợ các Doanh nghiệp khởi nghiệp cho Việt Nam; Thỏa thuận Hợp tác chuyển giao công nghệ về quản lý đất đai và đào tạo nguồn nhân lực có liên quan...

Đáng chú ý, nhiều thỏa thuận hợp tác có ý nghĩa, giá trị giữa các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và Vương quốc Anh được ký kết tại buổi lễ.

Theo đó, Tập đoàn SOVICO và Viện Đại học Oxford ký biên bản ghi nhớ hợp tác, tài trợ đầu tư phát triển nghiên cứu, giáo dục với tổng giá trị 155 triệu bảng Anh. Trong đó, Quỹ học bổng 7,5 triệu bảng Anh sẽ dành cho sinh viên Việt Nam và các nước trong khu vực, mang đến cơ hội học tập, nghiên cứu cho sinh viên Việt Nam tại môi trường giáo dục hàng đầu thế giới tại Oxford. Viện Đại học Oxford cũng cam kết xây dựng và thực hiện chiến lược loại bỏ phát thải khí CO2 cho tập đoàn SOVICO và các khách hàng, đối tác đến năm 2050.

Thủ tướng chứng kiến ký kết, trao 26 thỏa thuận hợp tác Việt Nam-Anh với giá trị hàng tỉ USD - Ảnh 2.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chứng kiến Lễ trao biên bản hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Anh - Ảnh: TTXVN

Hãng Hàng không Vietjet và Tập đoàn Rolls-Royce ký kết thoả thuận cung cấp động cơ và dịch vụ động cơ cho đội máy bay thân rộng với tổng giá trị 400 triệu USD. Ông Ewen McDonald, Giám đốc phụ trách khách hàng của Rolls-Royce Civil Aerospace, cho biết, động cơ này có vòng đời tiêu thụ nhiên liệu thấp nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho máy bay. Rolls-Royce rất mong được hợp tác cùng Vietjet trong quá trình hãng mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên thế giới.

Nhân dịp này, Hãng hàng không Vietjet và hai công ty tư vấn bảo hiểm hàng đầu thế giới Gallagher Limited và Willis Towers Watson Limited của Anh đã trao chứng nhận tái bảo hiểm toàn bộ đội bay của hãng trên phạm vi toàn cầu.

Quỹ Đầu tư Affinity và Ngân hàng HDBank ký kết tài trợ 300 triệu USD cho chương trình phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu. Ký kết thỏa thuận mang đến hợp tác hiệu quả giữa 2 tổ chức, bao gồm hỗ trợ tài chính, đầu tư và nâng cao năng lực, dành nguồn vốn cho sự phát triển của các doanh nghiệp có mục đích phục vụ nhu cầu của xã hội. Việc đưa các yếu tố Môi trường - Xã hội - Quản trị (ESG) vào hoạt động kinh doanh và đầu tư thông qua tài trợ vốn sẽ tạo ra các giá trị dài hạn và bền vững cho các doanh nghiệp.

Cũng nhân dịp này, Tập đoàn Giáo dục EMG Education ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục toàn diện với Tập đoàn Giáo dục Pearson; Tập đoàn Vingroup và đại diện Công ty Raphael Labs (Anh) ký Thỏa thuận về hợp tác phát triển đầu tư thử nghiệm và chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc phòng Covid-19 và các bệnh đường hô hấp...

Các thỏa thuận được ký kết với tổng trị giá hàng tỉ USD trên nhiều lĩnh vực cho thấy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đã, đang và ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Đề xuất ưu tiên nối lại các chuyến bay trực tiếp giữa Việt Nam và Anh

Cùng trong chiều ngày 31-10 (theo giờ địa phương), tại TP Edinburgh, Scotland, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp gỡ rất xúc động với cộng đồng người Việt Nam tại đây, sau gần 2 năm dịch bệnh bùng phát trên toàn cầu, tác động mạnh mẽ tới mỗi người trên toàn thế giới và tại Việt Nam.

Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể thiếu, là một động lực phát triển của dân tộc - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc gặp gỡ với cộng đồng người Việt Nam tại Anh - Ảnh: TTXVN

Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Anh Nguyễn Hoàng Long cho biết hiện nay có hơn 100 ngàn người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Anh, Đại đa số đều đoàn kết, yêu nước, có nhiều hoạt động thiết thực hướng về quê hương, đặc biệt đã có nhiều đóng góp cho công tác phòng chống Covid-19, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Anh.

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, các ý kiến đều bày tỏ xúc động khi Thủ tướng và đoàn đã dành thời gian gặp gỡ cộng đồng Việt Nam tại Anh trong lịch trình làm việc dày đặc, đây là sự động viên, quan tâm rất lớn với cộng đồng người Việt tại đây. Thời gian tới, cộng đồng người Việt Nam, các hội đoàn của người Việt sẽ tiếp tục triển khai thêm nhiều hoạt động để bảo vệ, tôn vinh giá trị nền văn hoá, bản sắc Việt Nam tại Vương Quốc Anh cũng như nâng cao mối quan hệ, tình đoàn kết giữa hai dân tộc; tiếp tục xúc tiến, quảng bá đầu tư giữa hai nước…

Bà Nguyễn Thị Anh Đào, Tổng Thư ký Hội người Việt Nam tại Anh, đề xuất là khi tình hình dịch bệnh Coivd-19 đã được kiểm soát, Chính phủ ưu tiên cho phép nối lại các chuyến bay trực tiếp giữa Việt Nam và Anh.

Ông Hoàng Việt Phương, Hội Doanh nghiệp người Việt tại Anh, cho biết trong 15 năm qua, thương mại song phương hai nước tăng 10 lần, lên khoảng 6,5 tỉ USD trong năm nay, đặc biệt Việt Nam và Anh đã ký kết UKVFTA, mở ra nhiều cơ hội giao thương, đầu tư, hợp tác. Sau 2 năm kinh tế toàn cầu gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh, các nhà đầu tư Anh đang tìm kiếm cơ hội hợp tác tại châu Á và Việt Nam. Do đó, ông đề nghị tạo điều kiện thuận lợi trong đi lại, cách ly với các nhà đầu tư.

GS Nguyễn Xuân Huấn từ Đại học Middlesex, thành viên Hội trí thức người Việt tại Anh, đề nghị các cơ quan trong nước có thêm những cơ chế phù hợp, kênh thông tin trao đổi trực tiếp để tạo điều kiện cho kiều bào trong quá trình này.

Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể thiếu, là một động lực phát triển của dân tộc - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi tình hình học tập của con em cộng đồng người Việt tại Anh - Ảnh: VGP

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Thủ tướng bày tỏ xúc động được gặp mặt bà con. Dù trong bối cảnh thời tiết không thuận lợi, đường sá xa xôi, phải thực hiện các biện phòng chống Covid-19 chặt chẽ nhưng không khí vẫn hết sức ấm áp. "Dù ở đâu, quê hương mỗi người cũng chỉ có một. Ở đâu, chúng ta cũng là con Hồng, cháu Lạc. Dù ở đâu, nhìn thấy người Việt Nam nhất là lúc xa quê hương đều thấy ấm cúng, chúng ta tự tin dựa vào nhau vươn lên, khẳng định mình"- Thủ tướng chia sẻ.

Thủ tướng nêu rõ, những thành quả mà đất nước ta có được ngày hôm nay là nhờ sự phấn đấu liên tục, nỗ lực rất cao, quyết tâm rất lớn, cố gắng vượt bậc, đoàn kết đồng lòng của toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó có đóng góp của kiều bào ta ở nước ngoài.

Nhân dịp này, Thủ tướng cảm ơn và biểu dương cộng đồng người Việt Nam tại Vương quốc Anh, dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, đã tham gia tích cực và có nhiều đóng góp thể hiện tinh thần tương thân tương ái hướng về quê hương, nhất là những đóng góp cho hoạt động phòng chống Covid-19 trong nước.

Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể thiếu, là một động lực phát triển của dân tộc - Ảnh 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện cùng bà con người Việt Nam tại Anh - Ảnh: TTXVN

Thông báo một số nét chính về tình hình trong nước năm 2021, Thủ tướng cho biết Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời, một nguồn lực của cộng đồng dân tộc và nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước. Gần đây nhất, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 12-KL-TW về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.

"Người Việt Nam, dù ai ở đâu trên Trái Đất này cũng là con Hồng cháu Lạc, phải có trách nhiệm bảo vệ họ khi cần. Chúng ta xác định con người vừa là trung tâm, vừa là chủ thể, là động lực và là mục tiêu cho sự phát triển, mọi người Việt Nam dù trong hay ngoài nước đều được đối xử như vậy"- Thủ tướng nhấn mạnh.

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị các cơ quan đại diện ngoại giao phải luôn lắng nghe, chia sẻ, thiết lập các đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến phản ánh, góp ý của đồng bào, kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ khi đồng bào gặp khó khăn, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số để thuận tiện nhất trong việc thực hiện các thủ tục cho bà con. Đồng thời, ông mong muốn cộng đồng người Việt tiếp tục đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống.

Về các kiến nghị tại cuộc gặp mặt, Thủ tướng giao các cơ quan liên quan xem xét, giải quyết theo thẩm quyền trong quá trình triển khai các công việc, nhiệm vụ. Về phần mình, Thủ tướng cho biết ông rất xúc động và mong muốn tiếp tục nhận được những ý tưởng đóng góp để phát triển đất nước từ kiều bào ta ở nước ngoài về mọi vấn đề, mọi lĩnh vực,xây dựng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng

Dương Ngọc

Adblock test (Why?)


Thủ tướng chứng kiến ký kết, trao 26 thỏa thuận hợp tác Việt Nam-Anh với giá trị hàng tỉ USD - Người Lao Động
Read More

Ông Biden tuyên bố kỷ nguyên mới cho quan hệ Mỹ - EU - Zing

Khi gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ở hội nghị G20, Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ tin tưởng vào "kỷ nguyên mới" trong quan hệ hợp tác với Liên minh châu Âu (EU).

"Kỷ nguyên hợp tác xuyên Đại Tây Dương mà Mỹ và EU đang cùng nhau mở ra sẽ mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta", AFP dẫn lời Tổng thống Biden hôm 31/10.

Ông Biden khẳng định thành quả trong nỗ lực giữa Washington và Brussels "dành cho cả hiện tại và tương lai".

Tuyên bố của ông Biden đưa ra sau khi các bên đã đồng ý chấm dứt tranh chấp liên quan đến thép và nhôm trong quan hệ thương mại song phương. Thỏa thuận nói trên sẽ loại bỏ các biện pháp trả đũa của châu Âu đối với một số sản phẩm của Mỹ, theo Reuters.

Châu Âu từng xuất khẩu khoảng 5 triệu tấn thép hàng năm sang Mỹ trước khi cựu Tổng thống Donald Trump áp đặt thuế quan vào năm 2018 với lý do an ninh quốc gia.

Quan he My - EU anh 1

Bà Ursula von der Leyen và ông Joe Biden tại hội nghị G20. Ảnh: AFP.

Trước đó, hôm 30/10 - ngày đầu tiên của Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Rome (Italy), ông Biden đạt được một trong những mục tiêu cốt lõi của mình khi những lãnh đạo quốc tế đồng thuận đánh thuế các công ty đa quốc gia ở mức tối thiểu 15% và yêu cầu nộp thuế tại nước sở tại, theo CNN.

Sáng kiến trên được chính quyền Biden thúc đẩy tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 vào tháng 6, trước khi mở đường cho thỏa thuận sơ bộ một tháng sau đó.

Các nhà lãnh đạo dành buổi chiều ngày 30/10 để thảo luận về đại dịch Covid-19, các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng toàn cầu, giá năng lượng tăng cao và ứng phó với biến đổi khí hậu.

CNN cho biết ông Biden dự kiến ​​tổ chức các cuộc gặp song phương với một số lãnh đạo quốc tế trong thời gian ở Rome. Tuy nhiên, Nhà Trắng chưa đưa ra thông tin chính thức.

Căng thẳng Mỹ - Trung lộ rõ trước thềm 2 hội nghị G20 và COP26

Tổng thống Joe Biden đang chuẩn bị cho hai hội nghị thượng đỉnh lớn, và được cho là sẽ tiếp tục hướng sự tập trung của Mỹ và đồng minh đến các thách thức chiến lược từ Trung Quốc.

Ông Biden 'lo ngại hành động cưỡng ép của Trung Quốc' trước Đài Loan

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 27/10 gọi hành động của Trung Quốc đại lục đối với Đài Loan là "cưỡng ép" và cho rằng điều đó đe dọa hòa bình, ổn định khu vực.

Adblock test (Why?)


Ông Biden tuyên bố kỷ nguyên mới cho quan hệ Mỹ - EU - Zing
Read More

Giá vàng hôm nay 1/11, Giá vàng hết đường tăng, chuyên gia khuyên nên làm gì trong đợt bán mạnh sắp tới? - Báo Thế giới và Việt Nam

Giá vàng hôm nay 1/11,
Giá vàng hôm nay hết đường tăng, chuyên gia khuyên nên làm gì trong đợt bán ra mạnh sắp tới? (Nguồn: Sarafa News)
Lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 11/2021?
Lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 11/2021?

Lãi suất đầu vào của ngân hàng đã giảm liên tục từ năm 2020, còn khoảng 5-5,5%/năm. Theo Ngân hàng Nhà nước, lạm phát hiện ...

Cảnh báo về một đợt bán ra mạnh trong tuần tới, chuyên gia nói gì?

Nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA lưu ý, có nguy cơ về một đợt bán ra mạnh sau thông báo của Fed vào tuần tới, đồng thời cho biết thêm, kim loại quý này có thể chứng kiến ​​sự biến động trên thị trường gia tăng và môi trường giao dịch không ổn định. Vàng đã được giao dịch trong một biên độ rộng trong vài tháng qua, trong khoảng 1.680 - 1.840 USD/ounce. Hiện tại, 1.750 USD/ounce là mức hỗ trợ quan trọng cần phải giữ.

"Bạn có thể sẽ thấy vàng tiếp tục củng cố dẫn đến ngày giảm dần. Có thể có một sự sụt giảm xuất hiện sau quyết định của Fed. Đó là thời điểm bạn nên mua vàng. Chúng ta có thể thấy một đợt đẩy mạnh cuối cùng xuống thấp hơn vào tuần tới. Nếu có một đợt giảm giá lớn giảm xuống còn 1.720 USD, đó là lúc bạn nên cân nhắc mở rộng quy mô đầu tư sang vàng. Nếu mua được ở mức giá giảm, sẽ không khó để thu lại vốn ở ngưỡng 1.800 USD/ounce, "Moya giải thích.

Cập nhật giá vàng hôm nay 31/10

"Trong ngắn hạn, thị trường đang dự đoán về một đợt giảm giá vào tháng 11. Tôi nghi ngờ chính Fed sẽ kích hoạt một số đợt giảm giá đối với vàng", người đứng đầu chiến lược toàn cầu của TD Securities, Bart Melek dự báo.

Chốt phiên giao dịch tuần trước, giá vàng trên thị trường quốc tế đóng cửa ở mức 1.784 USD/ounce, giảm 15 USD so với phiên liền trước và giảm 8 USD mỗi ounce so với cuối tuần trước.

Trong tuần qua, có thời điểm giá vàng thế giới vọt lên 1.800 USD/ounce, chạm mức 1.803 USD/ounce, nhưng sau đó nhanh chóng bị đẩy giảm trở lại khi đồng USD hồi phục và áp lực bán ra chốt lời của giới đầu tư. Chính những người theo đuổi lợi nhuận đã đưa giá vàng giảm xuống khoảng 1% trong tuần.

Câu chuyện lạm phát dai dẳng cũng đang buộc thị trường xem xét chặt chẽ hơn động thái của các ngân hàng trung ương, đặc biệt trong tuần tới có các thông báo quan trọng từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương Anh. Tuần trước, động thái chấm dứt chương trình nới lỏng định lượng của Ngân hàng Trung ương Canada là một diễn biến khá bất ngờ. Thị trường cho rằng, đó là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến giá vàng không thể giữ trên ngưỡng 1.800 USD. Đó cũng là lý do khiến nhiều người dự đoán Fed sẽ làm điều gì đó tương tự, vào một thời điểm nào đó.

Một quyết định diều hâu từ Fed có thể sẽ không quá bất ngờ. Theo kế hoạch, thông báo về lãi suất của Fed sẽ được công bố vào thứ Tư và các thị trường dự kiến, ngân hàng trung ương sẽ bắt đầu giảm bớt việc mua tài sản hàng tháng trị giá 120 tỷ USD. Theo biên bản cuộc họp trước đó của Fed, việc "cắt giảm dần" sẽ bắt đầu vào tháng 11 và tháng 6. Còn theo dự đoán, 47% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất vào tháng 6 và 40% khả năng tăng lãi suất lần thứ hai vào tháng 9.

Biên bản cuộc họp FOMC tháng 9 cũng đã vạch ra một thời gian biểu tiềm năng bắt đầu vào tháng 11 với việc mua tài sản trị giá 15 tỷ USD cho mỗi tháng, trong đó, 10 tỷ USD trái phiếu Kho bạc và 5 tỷ USD chứng khoán được cơ quan thế chấp hỗ trợ.

Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới cũng đang bắt đầu tính tới việc thắt chặt hơn chính sách tiền tệ, điều này đang làm giảm kích thích kinh tế toàn cầu. Nhưng các thị trường có thể hơi phản ứng quá khích khi dự đoán việc tăng lãi suất ở Mỹ, nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA, Edward Moya nhận định.

Chúng ta phải nhớ rằng, trước khi Fed có thể bắt đầu tăng lãi suất, họ cần thấy tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm. Fed không thể tăng lãi suất một cách nhanh chóng. "Bạn sẽ thấy Chủ tịch Fed Powell được cho là vẫn cực kỳ thận trọng về việc tăng lãi suất. Với tất cả các hỗ trợ tài chính và tiền tệ đã có sẵn, nỗi sợ hãi lớn nhất sẽ là một sai lầm chính sách. Ông lưu ý rằng, Fed không thể để những nỗ lực đó trở nên lãng phí. Nếu họ trở nên diều hâu, điều đó sẽ phá vỡ mục tiêu của họ cho đến khi thị trường lao động phục hồi", Edward Moya phân tích.

Trong khi đó, hỗn hợp rất nhiều dữ liệu kinh tế vĩ mô đã tác động tới giá vàng trong tuần trước. Nhưng một câu chuyện vẫn không đổi là nỗi sợ lạm phát. Đó không chỉ là một vấn đề ở Mỹ hay châu Âu nữa, nó là một vấn đề toàn cầu. Cuối tuần trước, lạm phát tháng 10 của khu vực đồng Euro đã chạm mức cao nhất 13 năm, với con số 4,1%.

Rõ ràng, nỗi lo lạm phát sẽ không giảm bớt. "Hiện tại, thị trường dường như đang chuẩn bị đón đợi những gì Fed quyết định vào tuần tới. Thị trường không rõ ràng về việc liệu lạm phát có kéo giảm tăng trưởng trong vài quý tới hay không. Về phía vàng, nó gặp khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư. Thị trường đang thực sự gặp khó khăn trong việc biện minh cho sự gia tăng các vị thế trú ẩn an toàn".

Sean Lusk, đồng Giám đốc Walsh Trading, cho biết nếu vàng không giữ được mức 1.784 USD/ounce và sau đó giảm xuống dưới 1.745 USD, mọi thứ "có thể trở nên tồi tệ hơn". Khi đó giá vàng có thể về ngưỡng 1.680 USD/ounce.

Giá vàng trong nước chênh lệch với thế giới ở mức kỷ lục

So với cuối tuần trước, giá vàng hôm nay đối với vàng SJC vẫn đang cao hơn 200.000 đồng/lượng và đang ở vùng đỉnh trong khoảng 1 năm qua. Giá vàng SJC ngược chiều giá vàng thế giới khiến khoảng cách chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục nới rộng lên mức kỷ lục. Hiện giá vàng thế giới quy đổi theo tỉ giá niêm yết vào khoảng 49,1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới giảm so với cuối tuần trước, trong khi giá vàng SJC lại tăng mạnh khiến khoảng cách chênh lệch tiếp tục ở mức kỷ lục, khoảng 9,3 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC cập nhật tại các đơn vị kinh doanh lớn ở thời điểm chốt phiên cuối tuần trước (29/10) như sau:

Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 57,80 - 58,52 triệu đồng/lượng ở chi nhánh Hà Nội và 57,80 - 58,50 ở chi nhánh TP. Hồ chí Minh.

Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 57,70 - 58,35 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 57,75 - 58,35 triệu đồng/lượng.

Hệ thống PNJ niêm yết tại: 57,70 - 58,40 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 57,78 - 58,34 triệu đồng/lượng. Các sản phẩm khác của thương hiệu này vẫn giữ đà tăng. Giá vàng 999,9, thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 51,66- 52,31 triệu đồng/lượng. Giá vàng trang sức giao dịch tại 51,05 - 52,15 triệu đồng/lượng.

Covid-19 thế giới ngày 30/10: Số ca tử vong vượt mốc 5 triệu; Chênh lệch thống kê ca tử vong ở Nga; Trung Quốc lo dịch bệnh tái bùng phát Covid-19 thế giới ngày 30/10: Số ca tử vong vượt mốc 5 triệu; Chênh lệch thống kê ca tử vong ở Nga; Trung Quốc lo dịch bệnh tái bùng phát

Theo trang thống kê Worldometers.info, tính đến 8h30 ngày 30/10 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 246.743.439 ca nhiễm bệnh Covid-19, trong ...

Vaccine Covid-19 cho trẻ em: Độ an toàn và hiệu quả đã đủ thuyết phục các bậc phụ huynh? Vaccine Covid-19 cho trẻ em: Độ an toàn và hiệu quả đã đủ thuyết phục các bậc phụ huynh?

Vaccine Covid-19 của Pfizer đang được chủng ngừa phổ biến cho trẻ trên 12 tuổi ở Mỹ. Nhưng với trẻ từ 5-11 tuổi, có một ...

Adblock test (Why?)


Giá vàng hôm nay 1/11, Giá vàng hết đường tăng, chuyên gia khuyên nên làm gì trong đợt bán mạnh sắp tới? - Báo Thế giới và Việt Nam
Read More

"Xuống tiền" đầu tư BĐS ở đâu trong thời điểm này? - Cafef.vn

Tại Talkshow “Chiến lược cho nhà đầu tư bất động sản trong giai đoạn mới” do CafeLand tổ chức mới đây, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Giám đốc bộ phận tiếp thị nhà ở CBRE Việt Nam cho rằng, đây là thời điểm vàng cho những người mua nhà với nhu cầu ở thực.

Theo ông Kiệt , nhu cầu nhà ở thực tại TP. HCM hiện rất cao, trong khi nguồn cung khan hiếm. Vì vậy, đây là thời điểm tốt để khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp.

“Hiện nay rất nhiều chủ đầu tư đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cho người mua nhà và ưu tiên cho những người có nhu cầu ở thực. Bên cạnh đó, trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm thứ cấp của các nhà đầu tư trước đây mua rất nhiều nhưng tài chính hạn chế nên nay cần thanh khoản để cân đối lại dòng tiền. Họ sẵn sàng chấp nhận giảm mức lợi nhuận xuống để dễ thanh khoản. Những sản phẩm này thì cực kì phù hợp với người có nhu cầu để ở do đã hoàn thành và người mua có thể thương lượng với mức giá thấp hơn so với thời điểm trước”, ông Kiệt cho biết.

Vị lãnh đạo cũng cho hay, việc chấp nhận có bán lỗ hay không tùy thuộc vào từng nhà đầu tư nhưng họ đã chấp nhận giảm lợi nhuận của mình xuống.

“Với những nhà đầu tư thì việc lựa chọn bỏ tiền vào phân khúc nhà ở nhu cầu thật cũng là khôn ngoan trong bối cảnh hiện nay. Do nhu cầu của phân khúc này vẫn còn rất lớn trong tương lai. Loại sản phẩm phù hợp là trung và cao cấp đáp ứng nhu cầu của tầng lớp trung lưu”, ông Kiệt nói.

Cũng theo vị chuyên gia này, bối cảnh hiện nay không còn phù hợp cho những nhà đầu tư mục đích lướt sóng ngắn hạn mà cần cơ cấu kênh đầu tư và tập trung vào chiến lược trung và dài hạn. Dịch bệnh hiện này dù đã phần nào được kiểm soát nhưng tương lai vẫn khó đoán định.

Với phân khúc căn hộ cao cấp và hạng sang cho thuê, trước đây là kênh mang lại khả năng sinh lời tương đối là tốt nhưng hiện nay có nhiều ảnh hưởng như: Nguồn cung thiếu rất nhiều, sự cạnh tranh sản phẩm làm cho giá thuê không cao, đối tượng khách hàng chủ yếu là người nước ngoài nhưng do dịch bệnh nên tụt giảm mạnh.

“Dù không mang lại lợi nhuận cho thuê nhiều như trước đây nhưng chiến lược đầu tư này vẫn đảm bảo cho nhà đầu tư một nguồn thu nhập thụ động chờ đến khi thị trường tốt lên thì có thể bán lại. Nhà đầu tư lựa chọn phân khúc này cần lưu ý lựa chọn khu vực và sản phẩm phù hợp, xây dựng chiến lược giá sát với thị trường bởi sự cạnh tranh là rất lớn”, vị chuyên gia khuyên.

Bên cạnh đó, ông Kiệt cho rằng, hiện nay có một kênh đầu tư tiềm năng nữa là bất động sản vùng ven, trong đó có đất nền. Tuy nhiên, đầu tư phân khúc này cần chú trọng đến yếu tố quy hoạch.

Xuống tiền đầu tư BĐS ở đâu trong thời điểm này? - Ảnh 1.

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn có nhiều tiềm năng để bùng nổ. (ảnh minh họa)

Giám đốc CBRE cho biết, với những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh sẽ nhắm đến phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng dù hiện nay đang bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh.

“Bất động sản nghỉ dưỡng là ngành đi cùng với du lịch. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển du lịch rất mạnh trong khu vực, thời gian qua có rất nhiều dự án Bất động sản nghỉ dưỡng được xây dựng. Đại dịch xảy ra chỉ ảnh hưởng trong ngắn hạn 2 – 3 năm nhưng trong bối cảnh dài hơn thì du lịch Việt Nam còn phát triển mạnh do đó đầu tư Bất động sản nghỉ dưỡng còn nhiều tiềm năng”, ông Kiệt khẳng định.

Vị giám đốc cũng cho rằng, nhà đầu tư phân khúc này phải có kinh nghiệm, tiềm lực tài chính mạnh và kế hoạch đầu tư dài hạn. Nên lựa chọn những sản phẩm cao cấp được quản lý bài bản bởi các thương hiệu quốc tế để đảm bảo khả năng cho thuê và sinh lời tốt hơn.

Ông Kiệt chia sẻ: “Có hai hướng để các nhà đầu tư tiếp cận phân khúc này. Một là đầu tư vào những thị trường đã phát triển như Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang…. thì tỉ lệ sinh lời rất cao nhưng số tiền bỏ vào đầu tư ban đầu cũng rất lớn. Hai là lựa chọn những thị trường mới nổi như Hồ Tràm, Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu); Lagi (Bình Thuận),…hiện mức đầu tư thấp hơn nhưng có tiềm lực tăng giá cao hơn, sản phẩm đa dạng hơn”.

Adblock test (Why?)


"Xuống tiền" đầu tư BĐS ở đâu trong thời điểm này? - Cafef.vn
Read More

Bamboo Airways mở đường bay thẳng đến London - Báo Thanh Niên

Thông tin trên được ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hãng hàng không Bamboo Airways, cho biết tại lễ công bố mở đường bay thẳng Hà Nội - London và chính thức ra mắt Tổng đại lý đại diện cho hãng tại thị trường Anh (APG UK), diễn ra sáng 31.10 tại Scotland, Vương quốc Anh (cuối giờ chiều theo giờ Hà Nội).

Bamboo Airways mở đường bay thẳng đến London - ảnh 1

Thủ tướng chứng kiến lễ công bố đường bay thẳng Việt Nam - Anh tại Scotland

chí hiếu

Buổi công bố có sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Vương quốc Anh, dự Hội nghị lần thứ 26 các bên liên quan tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).

Các chuyến bay dự kiến đón trả khách tại nhà ga số 2 của sân bay Heathrow, góp phần kết nối cả hai sân bay trọng điểm của Việt Nam với sân bay quốc tế lớn nhất nước Anh, đồng thời là 1 trong 10 sân bay hàng đầu thế giới.

Các đường bay được khai thác bằng máy bay Boeing 787-9 Dreamliner, dòng máy bay thân rộng hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu bậc nhất hiện tại với nhiều tiện ích, dịch vụ vượt trội.

Cũng tại sự kiện, Bamboo Airways chính thức ra mắt APG UK - Tổng đại lý đại diện cho hãng tại thị trường Anh. APG UK là một phần trong mạng lưới APG toàn cầu - đơn vị cung cấp giải pháp hàng không và du lịch uy tín thế giới, và là một trong những tổ chức đại diện GSA hàng không hàng đầu khu vực, đại diện cho hơn 25 hãng hàng không.

Ông Quyết thông tin thêm, tiếp theo đường bay thẳng từ Việt Nam tới Mỹ, đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Thủ đô London đã được hai bên đánh giá là thành công cả về kỹ thuật và dịch vụ.

“Nếu dịch bệnh được kiểm soát và Chính phủ hai nước cho phép, Bamboo Airways sẽ bay hàng ngày trên đường bay Việt Nam - London ngay trong năm 2021, với tần suất 6 chuyến/tuần”, ông Quyết nói.

"Việc mở đường bay thẳng từ Hà Nội - Hoa Kỳ và hôm nay là đường bay thẳng từ Hà Nội, TP.HCM tới London nằm trong chương trình chiến lược của Tập đoàn FLC và hãng Bamboo từ khi mới thành lập hãng. Điều đó minh chứng cho việc chúng tôi có sự chuẩn bị rất kỹ trong gần 3 năm qua", ông Quyết cho biết thêm.

Đường bay thẳng Việt - Anh do hãng bay Việt trực tiếp vận hành được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia, tạo tiền để vững chắc để tăng cường giao lưu song phương trên mọi lĩnh vực: đối ngoại, kinh tế, văn hoá - xã hội.

Để phục vụ cho kế hoạch bay quốc tế nói chung và đường bay thẳng Anh nói riêng thuận lợi và an toàn, Bamboo Airways đã và đang tích cực hợp tác với Hiệp hội Hàng không Quốc tế (IATA) trong việc áp dụng Hộ chiếu sức khỏe điện tử IATA Travel Pass sẵn sàng đưa vào áp dụng trên các chuyến bay quốc tế tiếp theo.

Sau hơn 45 năm thiết lập quan hệ, hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Anh thời gian qua đã có những bước phát triển vượt bậc. Năm 2018, kim ngạch hai chiều đạt 6,74 tỉ USD (tăng 9,5% so với cùng kỳ). Về đầu tư, Anh đứng thứ 16 trong tổng số 130 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 3,75 tỉ USD (lũy kế đến hết tháng 12-2018).

Hiện đang có hơn 100.000 Việt kiều học tập và sinh sống tại Anh, trong đó, khoảng 60% sinh sống tại London và đang có xu hướng tăng. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, chỉ tính riêng trong năm 2019, lượng du khách từ Vương quốc Anh đến Việt Nam đạt hơn 315.000 lượt, tăng 105% so với cùng kỳ năm trước và là quốc gia châu Âu có lượng du khách đến Việt Nam cao thứ hai.

Tin liên quan

Adblock test (Why?)


Bamboo Airways mở đường bay thẳng đến London - Báo Thanh Niên
Read More

Xu thế dòng tiền: VN-Index vượt đỉnh lịch sử, đích nào tiếp theo? - VnEconomy

[unable to retrieve full-text content]

  1. Xu thế dòng tiền: VN-Index vượt đỉnh lịch sử, đích nào tiếp theo?  VnEconomy
  2. Nhà đầu tư ngoại thu gom cổ phiếu nào trong tuần VN-Index vượt đỉnh?  Zing
  3. Góc nhìn CTCK: Rung lắc có thể xuất hiện trong những phiên đầu tuần, điều chỉnh là cơ hội gia tăng tỷ trọng cổ phiếu  Cafef.vn
  4. Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm bất động sản bùng nổ  tinnhanhchungkhoan
  5. Nhận định thị trường chứng khoán tuần 1 - 5/11: Kiểm tra ngưỡng hỗ trợ mới tại 1.420 điểm  VietnamBiz

Xu thế dòng tiền: VN-Index vượt đỉnh lịch sử, đích nào tiếp theo? - VnEconomy
Read More

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11 - VnExpress

Doanh nghiệp gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19 được giảm thuế, thông tin người đứng đầu tiếp công dân cần nhập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại tố cáo.

Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được giảm 30% thuế VAT

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 406 giảm nhiều loại thuế để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19. Cụ thể, từ ngày 1/11 đến hết 31/12, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được giảm 30% thuế giá trị gia tăng (VAT).

Lĩnh vực sẽ được giảm thuế gồm: Dịch vụ vận tải (đường sắt, đường thủy, hàng không, đường bộ); dịch vụ lưu trú, ăn uống; đại lý du lịch, kinh doanh tour và các dịch vụ hỗ trợ liên quan quảng bá, tổ chức tour. Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, chương trình truyền hình, ghi âm, xuất bản âm nhạc; sáng tác, nghệ thuật và giải trí; thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; thể thao, vui chơi và giải trí cũng được giảm thuế.

Mức thuế giá trị gia tăng được giảm tùy thuộc vào phương pháp tính. Nếu nộp theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 30% mức tỷ lệ % tính thuế giá trị gia tăng với hàng hóa, dịch vụ. Nếu nộp theo phương pháp khấu trừ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì được giảm 30% mức thuế này.

Bên cạnh đó, đơn vị có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu giảm so với năm 2019 sẽ được giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2021. Hộ kinh doanh, cá nhân sản xuất tại các địa bàn chịu tác động của dịch trong năm 2021 sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác phải nộp của quý III và IV/2021. Danh sách đối tượng diện được miễn thuế sẽ do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định.

Nghị quyết cũng quy định miễn tiền chậm nộp phát sinh của năm 2020-2021 với các khoản nợ tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất với doanh nghiệp bị lỗ năm 2020. Trường hợp doanh nghiệp đã trả tiền chậm nộp thì không được thoái hoàn.

Công nhân của một doanh nghiệp ở quận Tân Bình, TP HCM may khẩu trang kháng khuẩn để xuất khẩu sang các nước Trung Đông, hồi tháng 4/2020. Ảnh: Nguyệt Nhi

Công nhân của một doanh nghiệp ở quận Tân Bình, TP HCM may khẩu trang kháng khuẩn để xuất khẩu sang các nước Trung Đông hồi tháng 4/2020. Ảnh: Nguyệt Nhi

Hoàn tất chi trả hỗ trợ cho người lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Quyết định 28 của Thủ tướng về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp nêu hai mốc quan trọng trong tháng 11.

Sau khi nhận được danh sách người lao động đủ điều kiện nhận hỗ trợ do cơ quan bảo hiểm xã hội gửi mà cần điều chỉnh thông tin thì muộn nhất đến hết ngày 10/11 doanh nghiệp phải hoàn thành để gửi lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Danh sách này được gửi kèm theo hồ sơ chứng minh thông tin điều chỉnh.

Trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận danh sách người lao động đúng, đủ thông tin và trong 20 ngày kể từ ngày nhận được danh sách người lao động điều chỉnh thông tin, cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động. Trường hợp không chi trả phải có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Chậm nhất ngày 30/11, nếu người lao động chưa nhận được tiền hỗ trợ thì phải tự làm thủ tục trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc các tổ chức cung cấp dịch vụ I-VAN hoặc ứng dụng Bảo hiểm xã hội số (VssID). Người lao động cũng có thể gửi thủ tục thông qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh hoặc cấp huyện.

Người lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, tháng 6/2020. Ảnh: Ngọc Thành

Người lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, tháng 6/2020. Ảnh: Ngọc Thành

Người đứng đầu phải trực tiếp tiếp công dân

Thông tư 04 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiếp công dân có hiệu lực từ 15/11. Theo đó, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trực tiếp tiếp công dân để lắng nghe, xem xét, giải quyết và chỉ đạo việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của mình hoặc thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cấp dưới. Người đứng đầu có trách nhiệm tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Luật Tiếp công dân và kiểm tra, đôn đốc việc xử lý sau đó của các cơ quan, đơn vị.

Việc tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải được công chức, viên chức giúp việc ghi chép đầy đủ vào sổ hoặc nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; hoặc phần mềm quản lý và được lưu tại nơi tiếp công dân.

Ý kiến chỉ đạo của người đứng đầu trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân phải được lập thành văn bản và gửi cho các cơ quan có liên quan để thực hiện theo đúng yêu cầu, nội dung chỉ đạo. Thời gian giải quyết phải được ấn định phù hợp với quy định pháp luật và cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải quyết phải gửi kết quả giải quyết cho công dân biết.

Khi tiếp công dân, nếu việc rõ ràng, cụ thể, có cơ sở và thuộc thẩm quyền giải quyết thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trả lời ngay; nếu phức tạp cần nghiên cứu, xem xét thì nói rõ thời hạn giải quyết và người cần liên hệ để biết kết quả. Kết thúc việc tiếp công dân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị ra thông báo kết luận.

Sinh viên được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học

Từ ngày 2/11, Thông tư quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong cơ sở giáo dục đại học sẽ có hiệu lực. Sinh viên được quyền đề xuất, đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học; được tạo điều kiện sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị sẵn có của cơ sở giáo dục đại học để nghiên cứu.

Sinh viên cũng được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học; được công bố, hỗ trợ công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, kỷ yếu, ấn phẩm khoa học và công nghệ khác trong và ngoài nước; được hỗ trợ đăng ký quyền sở hữu trí đối với kết quả nghiên cứu.

Sinh viên nghiên cứu khoa học sẽ được xem xét ưu tiên cộng điểm học tập, điểm rèn luyện; ưu tiên xét cấp học bổng và danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của cơ sở giáo dục.

Người hướng dẫn được tính giờ nghiên cứu khoa học, được hưởng mức thù lao và các quyền lợi khác theo quy định của cơ sở giáo dục sau khi hoàn thành hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Nếu sinh viên nghiên cứu khoa học có kết quả xuất sắc, đạt các giải thưởng khoa học công nghệ trong và ngoài nước hoặc các kết quả nghiên cứu được áp dụng, triển khai mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, người hướng dẫn sẽ được ưu tiên xét chọn danh hiệu thi đua các cấp và hình thức khen thưởng khác.

Hoàng Thùy

Adblock test (Why?)


Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11 - VnExpress
Read More

Thủ tướng chứng kiến trao đổi 25 văn kiện hợp tác trị giá hàng tỉ USD - Tuổi Trẻ Online

Thủ tướng chứng kiến trao đổi 25 văn kiện hợp tác trị giá hàng tỉ USD - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã trao đổi văn kiện hợp tác với các đối tác nhân chuyến công du đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến châu Âu - Ảnh: L.K.

Điều đáng nhớ tại lễ trao đổi các văn kiện hợp tác diễn ra vào chiều tối 31-10 (giờ địa phương) là các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đã đón nhiều doanh nghiệp từ các nước châu Âu hội ngộ tại xứ sở Scotland.

Tại buổi lễ, vị đại diện Chính phủ Anh đã trao cho Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn số tiền 500.000 bảng Anh để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam phòng chống dịch COVID-19. Đây là số tiền Thủ tướng Johnson tuyên bố tặng Việt Nam cách đây ít ngày khi ông điện đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính. Chính phủ Anh bày tỏ mong muốn thúc đẩy thương mại và đầu tư để cụ thể hóa các điều khoản trong Hiệp định thương mại tự do Anh - Việt đã được ký kết, đồng thời cảm ơn sự ủng hộ của Việt Nam trước việc Anh đề nghị gia nhập CPTPP.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan và giám đốc điều hành Tổ chức tăng cường tài chính lâm nghiệp Emrgent, ông Eron Bloomgarden, trao nghị định thư tham gia sáng kiến liên minh phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Văn Phúc và đại diện Chính phủ Xứ Wales trao thỏa thuận mối liên kết và cơ sở giáo dục đại học giữa hai nước. Đại diện Bộ KH-ĐT và Đại học Hume (Thụy Sĩ) thỏa thuận hợp tác xây dựng các chương trình đào tạo nhân lực cho Bộ KH-ĐT và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp cho Việt Nam.

Về phía các doanh nghiệp, đại diện Tập đoàn Vingroup và đại diện Công ty Raphael Labs (Anh) thỏa thuận hợp tác phát triển đầu tư thử nghiệm và chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc phòng COVID-19 và các bệnh đường hô hấp. Tập đoàn T&T, đại diện Đại học Y Hà Nội và đại diện Tập đoàn Hipra (Tây Ban Nha) trao thỏa thuận về hợp tác xây dựng Trung tâm nghiên cứu vắc xin tại Việt Nam và đào tạo nguồn nhân lực.

Đáng chú ý, Tập đoàn SOVICO và Viện Đại học Oxford đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác, tài trợ đầu tư phát triển nghiên cứu, giáo dục với tổng giá trị 155 triệu bảng Anh. Theo đó, chủ tịch SOVICO Nguyễn Thị Phương Thảo và GS Nick Brown, hiệu trưởng Trường đại học Linacre - Viện Đại học Oxford, đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển nghiên cứu, giáo dục, bao gồm việc đầu tư phát triển một trường đại học thuộc hệ thống Viện Đại học Oxford, và thành lập quỹ học bổng với tổng giá trị hợp tác 155 triệu bảng Anh. Trong đó, Quỹ học bổng 7,5 triệu bảng Anh sẽ dành cho sinh viên Việt Nam và các nước trong khu vực. Viện Đại học Oxford cũng cam kết xây dựng và thực hiện chiến lược loại bỏ phát thải khí CO2 cho Tập đoàn SOVICO và các khách hàng, đối tác đến năm 2050.

Vietjet và Tập đoàn Rolls-Royce cũng ký kết thỏa thuận cung cấp động cơ và dịch vụ động cơ cho đội tàu bay thân rộng với tổng giá trị 400 triệu đôla Mỹ. Trong khi Quỹ đầu tư Affinity và Ngân hàng HDBank ký kết tài trợ 300 triệu USD cho chương trình phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu.

Trước đó, Thủ tướng đã dành thời gian tiếp một số doanh nghiệp như Hipra và OCA Global, Enterprize Energy, Siemens, Jaks Malaysia Berhad và City Credid Capital, InterContinental Hotel Gruop, Roll Royce, Đại học Oxford.

Trong ngày thứ hai làm việc tại Glasgow (1-11), trước khi tham dự lễ khai mạc hội nghị cấp cao COP26 và thảo luận với các nhà lãnh đạo toàn cầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tiếp lãnh đạo nhiều doanh nghiệp lớn và tham dự hội thảo "Kiến tạo tương lai bền vững và thịnh vượng thông qua đầu tư tư nhân".

Adblock test (Why?)


Thủ tướng chứng kiến trao đổi 25 văn kiện hợp tác trị giá hàng tỉ USD - Tuổi Trẻ Online
Read More

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp kiều bào ở Anh: 'Quê hương chỉ có một' - Tuổi Trẻ Online

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp kiều bào ở Anh: Quê hương chỉ có một - Ảnh 1.

Thủ tướng đã có cuộc nói chuyện giàu cảm xúc trước đông đảo người Việt Nam sinh sống, học tập tại Anh - Ảnh: LÊ KIÊN

Chiều 31-10 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc gặp gỡ thân mật với hàng trăm người Việt Nam đại diện cho khoảng 100.000 người đang sinh sống, lao động, học tập tại vương quốc Anh và Cộng hòa Ai-len.

"Đề nghị nối lại chuyến bay thương mại để đồng bào về thăm quê"

Chia sẻ cảm xúc với Thủ tướng, Tổng thư ký người Việt Nam tại vương quốc Anh Nguyễn Thị Anh Đào khẳng định cộng đồng người Việt Nam luôn đoàn kết, phát triển và giữ gìn bản sắc dân tộc, góp phần nâng cao hơn nữa mối quan hệ, đoàn kết giữa hai dân tộc.

"Sau 2 năm đất nước phải đóng cửa để chống dịch, đến nay đồng bào Việt Nam rất mong được về thăm quê hương. Đề nghị Chính phủ ưu tiên cho phép nối lại các chuyến bay giữa Việt Nam và vương quốc Anh để bà con có cơ hội thực hiện nguyện vọng của mình" - chị Đào bày tỏ.

GS Nguyễn Xuân Huấn, chuyên gia về công nghệ chuyển đổi số, đại diện cho Hội trí thức Việt Nam tại Anh gồm 50 thành viên là các GS, PGS, TS là những người rất có tâm huyết đối với đất nước, nói: "đề nghị Thủ tướng có cơ chế hoặc tạo ra những kênh thông tin hữu ích để kết nối giữa giới khoa học trong nước và nước ngoài hướng tới phối hợp hiệu quả để thực hiện những dự án lớn như xây dựng thành phố thông minh, chứ không chỉ dừng lại một số dự án nhỏ vừa qua".

"Chúng tôi luôn dõi theo đất nước và mong muốn mang được những gì đã học hỏi ở nước Anh về đóng góp cho đất nước mình" - GS Huấn cho biết.

Trong khi chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Anh Hoàng Việt Phương cho biết: "các nhà đầu tư Anh đang mong muốn trực tiếp sang Việt Nam để tìm hiểu đầu tư các dự án. Đề nghị Chính phủ có giải pháp nới lỏng đi lại, đặc biệt là nới lỏng quy định về cách ly đối với những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin".

Nhân dịp này, Thủ tướng quyết định tặng bằng khen cho Hội doanh nghiệp Việt Nam tại vương quốc Anh vì đã có thành tích xuất sắc trong phòng chống COVID-19.

"Quê hương thì chỉ có một" - Thủ tướng nói

Nỗ lực cho khát vọng Việt Nam hùng cường

Trước đông đảo kiều bào, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ xúc động, cảm ơn sự nhiệt tình đón tiếp của cộng đồng, mặc dù vào hôm thời tiết không thuận lợi, đường xá xa xôi và hoàn cảnh khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.

"Ở đâu chúng ta cũng là con Hồng cháu Lạc, quê hương thì chỉ có một mà thôi. Chúng ta tự hào về quê hương mình, có niềm tin để sống, cống hiến, giúp đỡ lẫn nhau. Những gì chúng ta có được là sự phấn đấu liên tục của dân tộc ta, trong đó có sự nỗ lực cao, quyết tâm lớn, cố gắng của mỗi người" - Thủ tướng nói.

Người đứng đầu Chính phủ kể về cuộc đón tiếp tại nhà riêng của bà Thủ hiến Scotland, mặc dù ngày chủ nhật nhưng sự tiếp đón thân tình đã cho thấy tình cảm trọng thị của chủ nhà. Trước khi lên đường tham dự COP26, hai thủ tướng Phạm Minh Chính - Boris Johnson đã có điện đàm trao đổi. Trong khuôn khổ COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng sẽ có cuộc gặp với thái tử Charles. Điều này cho thấy tình cảm của nước Anh dành cho đất nước Việt Nam chúng ta.

Nhắc lại những năm tháng đất nước còn gian khó, suốt thế kỷ 19 và thế kỷ 20 phải tiến hành nhiều cuộc chiến tranh để bảo vệ tổ quốc, rồi sau chiến tranh đất nước đã bị tàn phá nặng nề lại thêm bị cấm vận nên rơi vào tình cảnh hết sức khó khăn.

"Các cháu nhỏ ngày nay thì khó cảm nhận được, nhưng ở đây có nhiều anh, chị lớn tuổi đã trải qua cuộc sống khó khăn của những năm tháng ấy" - Thủ tướng nói.

Trước thời điểm đổi mới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chưa đến 100 USD. Đến nay bình quân thu nhập đầu người là hơn 3.000 USD. Kết quả ấy cho thấy sự nghiệp đổi mới, vượt khó đã giúp đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, vị thế như ngày hôm nay.

Người đứng đầu Chính phủ tái khẳng định đường lối đối ngoại của Việt Nam là độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá, là đối tác tốt, bạn bè tin cậy, thành viên có trách nhiệm của bạn bè quốc tế.

Đề cập đến vấn đề nhân quyền, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định ông "sẵn sàng đối thoại với bất cứ người nào trên thế giới về vấn đề này". Bởi với Việt Nam, nhân quyền lớn nhất của chúng ta là không để ai thiếu ăn, thiếu mặc; khi khó khăn chúng ta không để ai bị bỏ lại phía sau. Nhân quyền lớn nhất là chúng ta ổn định chính trị. Để bảo vệ nhân quyền thì phải có pháp quyền, và chúng ta đang nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.

Về quan hệ kinh tế đối ngoại, Thủ tướng khẳng định: "chúng ta ký 17 hiệp định thương mại tự do với gần như tất cả các đối tác thương mại lớn nhất thế giới, từ tất cả các khu vực khác nhau".

Việt Nam có khát vọng phát triển đất nước hùng cường, phấn đấu đến năm 2030 trở thành đất nước có nền công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành đất nước có nền công nghiệp phát triển, thu nhập cao.

Chia sẻ việc tham dự COP26, Thủ tướng nhấn mạnh là mặc dù nền kinh tế của Việt Nam còn nhiều khó khăn, nhưng không vì thế mà chúng ta thiếu quyết tâm thực hiện cam kết quốc tế để đến năm 2050 đưa lượng xả thải khí carbon về 0, bởi Việt Nam là một đất nước có trách nhiệm và chủ động tham gia các cam kết tiến bộ cùng cộng đồng quốc tế.

Adblock test (Why?)


Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp kiều bào ở Anh: 'Quê hương chỉ có một' - Tuổi Trẻ Online
Read More

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy miễn phí 15 ngày đầu - Vietnamnet.vn

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019

Tổng biên tập: Phạm Anh Tuấn

Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà Nội

© 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.

Adblock test (Why?)


Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy miễn phí 15 ngày đầu - Vietnamnet.vn
Read More

Hà Nội miễn phí cho khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông 15 ngày đầu - Báo giao thông

Chiều ngày 30/10, lên quan đến việc tiếp nhận tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông từ Bộ GTVT, trao đổi với báo chí ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội khẳng định, Hà Nội đã sẵn sàng và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để có thể tiếp nhận tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

hà nội miễn phí cho khách đi tàu cát linh - hà Đông 15 ngày đầu

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sắp được bàn giao cho Hà Nội để đi vào vận hành khai thác thương mại - Ảnh minh hoạ

“Trong nhiều tháng qua, thành phố đã phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc vận hành dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Chúng tôi sẽ tiếp nhận bàn giao có điều kiện và đưa vào vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông trong giai đoạn đầu" ông Viện nói.

Theo ông Viện, giá vé tàu Cát Linh được tính theo quãng đường di chuyển của hành khách, trong đó tối đa 15.000 đồng/lượt nếu đi toàn tuyến và thấp nhất là 8.000 đồng với quãng ngắn nhất.

Giá vé ngày 30.000 đồng/người (không giới hạn số lượt đi lại trên tuyến theo ngày). Giá vé tháng có các mức 200.000 đồng/người cho hành khách phổ thông; 100.000 đồng/người cho học sinh, sinh viên, người lao động tại các khu công nghiệp.

Người lao động tại các văn phòng, công sở, doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp mua vé tháng theo hình thức tập thể, được áp dụng mức 140.000 đồng/người/tháng. Hà Nội miễn tiền vé cho người có công, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo.

"Sau khi tiếp nhận chúng tôi sẽ cho tàu chạy ngay và miễn phí 15 ngày đầu cho tất cả hành khách, trước khi thực hiện vận hành thương mại", ông Viện khẳng định.

Trước đó ngày 27/10, Phó thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo Bộ GTVT hoàn thành các công đoạn để bàn giao dự án cho thành phố Hà Nội trước ngày 10/11, đưa vào khai thác, sử dụng. TP Hà Nội phê duyệt kế hoạch để sẵn sàng tiếp nhận, vận hành khai thác giai đoạn đầu, sau khi có ý kiến của Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng.

Ngày 29/10, Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng đã thống nhất kết quả nghiệm thu dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông; đây là bước đánh giá cuối cùng để đưa dự án vào vận hành khai thác thương mại.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông dài 13 km, có tổng mức đầu tư ban đầu vào năm 2008 là 8.769 tỷ đồng (tương đương 552,8 triệu USD). Đến năm 2017, tổng vốn đầu tư tăng lên 18.000 tỷ đồng (khoảng 868 triệu USD). Dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước.

Adblock test (Why?)


Hà Nội miễn phí cho khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông 15 ngày đầu - Báo giao thông
Read More

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Giá vé 30.000đ/ngày, không hạn chế lượt đi - Báo Lao Động

Hà Nội - Theo Sở GTVT, Hà Nội đã sẵn sàng và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để có thể tiếp nhận tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Trước khi thực hiện vận hành thương mại, tàu sẽ chạy miễn phí 15 ngày đầu cho tất cả hành khách.

Tại cuộc họp chiều 29.10, tất cả 9 thành viên Hội đồng kiểm tra nhà nước đã chấp thuận kết quả nghiệm thu có điều kiện của chủ đầu tư (Bộ GTVT) Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Kết quả này là cơ sở quan trọng để Bộ GTVT và UBND TP.Hà Nội, Tổng thầu Trung Quốc hoàn tất thủ tục bàn giao dự án để đưa vào khai thác thương mại.

Bộ GTVT đang rà soát cụ thể khối lượng các hạng mục hoàn thành, tổ chức nghiệm thu, thanh toán theo quy định nhằm hạn chế các vướng mắc phát sinh, sớm bàn giao dự án cho Hà Nội khai thác.

Bộ GTVT và UBND TP.Hà Nội đã thống nhất chủ trương về kế hoạch bàn giao, tiếp nhận dự án, gồm cả khoản nợ theo cơ chế tài chính của dự án (Hà Nội nhận nợ).

Theo ông Vũ Hồng Trường, Giám đốc công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội, đơn vị đã sẵn sàng các điều kiện để tiếp nhận vận hành khai thác tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Đơn vị cũng đã báo cáo UBND TP về kế hoạch khai thác trong giai đoạn đầu vận hành của dự án.

Ngày 31.10, thông tin với báo chí, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội - khẳng định, Hà Nội đã sẵn sàng và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để có thể tiếp nhận tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Theo ông Viện, giá vé tàu Cát Linh được tính theo quãng đường di chuyển của hành khách. Trong đó cao nhất là 15.000 đồng/lượt nếu đi toàn tuyến và thấp nhất là 8.000 đồng với quãng ngắn nhất. Giá vé ngày 30.000 đồng/người (không giới hạn số lượt đi lại trên tuyến theo ngày). Giá vé tháng có các mức 200.000 đồng/người cho hành khách phổ thông; 100.000 đồng/người cho học sinh, sinh viên, người lao động tại các khu công nghiệp.

Người lao động tại các văn phòng, công sở, doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp mua vé tháng theo hình thức tập thể, được áp dụng mức 140.000 đồng/người/tháng. Hà Nội miễn tiền vé cho người có công, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo.

"Sau khi tiếp nhận chúng tôi sẽ cho tàu chạy ngay và miễn phí 15 ngày đầu cho tất cả hành khách, trước khi thực hiện vận hành thương mại", ông Viện khẳng định.

Trước đó, dù được cấp Chứng nhận an toàn hệ thống cho đường sắt Cát Linh – Hà Đông đảm bảo đủ điều kiện khai thác, nhưng tư vấn ACT (Pháp) vẫn “đính kèm” 16 khuyến cáo để đảm bảo an toàn hơn trong quá trình khai thác.

Trong các khuyến cáo của Tư vấn ACT, có 7/16 nội dung liên quan thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư (Ban quản lý dự án đường sắt), các nội dung này đã có bản hoàn thành; đơn vị nhận vận hành khai thác (UBND TP.Hà Nội) cần phối hợp thực hiện 9/16 nội dung, một số nội dung đã hoàn thành, và cam kết thực hiện 4 nội dung đầu tư thêm trong giai đoạn khai thác nằm ngoài thiết kế.

Với các khuyến cáo phải tiếp tục hoàn thiện trong quá trình khai thác, UBND TP.Hà Nội đã có văn bản cam kết thực hiện, gồm: Bổ sung giải pháp hỗ trợ người khuyết tật; đầu tư hệ thống rào chắn ke ga (khoảng giữa đoàn tàu và vị trí khách đứng chờ); Cải tiến hệ thống cửa riêng để cấp khí tươi cho hệ thống điều hòa thông gió; Cải tiến hệ thống cửa và tay cầm mở khẩn cấp.

Một số nội dung khuyến cáo của Tư vấn ACT đã hoàn thành như: Chứng nhận phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; đánh giá an toàn bước 2 với hệ thống tín hiệu; Metro Hà Nội đã hoàn thiện lại 64 quy trình xử lý tình huống khẩn cấp và diễn tập tại hiện trường; Bổ sung chỉ dẫn cho người khuyết tật; Bổ sung biện pháp sơ tán hành khách trong trường hợp khẩn cấp; Sự sẵn sàng vận hành như tăng nhân sự hướng dẫn khách, bổ sung quy trình vận hành, diễn tập ứng phó khẩn cấp...

Adblock test (Why?)


Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Giá vé 30.000đ/ngày, không hạn chế lượt đi - Báo Lao Động
Read More

Bà nội trợ phải trả hơn nửa triệu đồng khi đổi bình gas mới - Người Lao Động

Chiều 31-10, Chi hội gas miền Nam cho hay từ ngày mai (1-11) nhiều công ty kinh doanh gas đầu mối sẽ đồng loạt tăng giá bán lẻ thêm 1.417 đồng/kg, tương đương 17.000 đồng/bình 12 kg và gần 64.000 đồng/bình 45 kg.

Nguyên nhân do giá gas thế giới nhập khẩu theo hợp đồng (CP) tháng 11 lên mức 850 USD/tấn, tăng 52,5 USD/tấn so với tháng 10.

Như vậy, giá gas đã có đà tăng liên tục từ tháng 6 đến nay, tháng cao nhất tăng 42.000 đồng/bình 12 kg, tháng thấp nhất tăng 2.500 đồng/bình 12 kg. 

So với tháng 5-2021, thời điểm trước khi TP HCM thực hiện các biện pháp giãn cách, bà nội trợ mua gas phải chi nhiều hơn tới khoảng 120.000 đồng/bình 12 kg.

Bà nội trợ phải trả hơn nửa triệu đồng khi đổi bình gas mới - Ảnh 1.

Giá gas tháng 11 tăng gần 120.000 đồng/bình 12 kg so với tháng 5

Giá mỗi bình gas 12 kg từ tháng 11 tại TP HCM từ mức 500.000 trở lên, một số bình gas vỏ màu vàng, đỏ, xanh sẽ lên đến hơn 550.000 đồng/bình.

Cũng như xăng dầu, giá gas bán lẻ trong nước căn cứ theo giá thế giới. Trước áp lực giá thế giới tăng, giá trong nước cũng điều chỉnh tăng theo. Cách đây mấy hôm, giá xăng dầu cũng được điều chỉnh tăng với mức tăng xăng A95 là 1.500 đồng/lít, lên mức 24.338 đồng/lít, là mức giá cao nhất trong vòng 7 năm qua.

Tin, ảnh: Ngọc Ánh

Adblock test (Why?)


Bà nội trợ phải trả hơn nửa triệu đồng khi đổi bình gas mới - Người Lao Động
Read More

Công bố đường bay thẳng Việt - Anh - VnExpress

Bamboo Airways công bố đường bay thẳng đầu tiên Việt Nam - Anh và ra mắt APG UK - Tổng đại lý đại diện hãng tại thị trường Anh.

Lễ công bố diễn ra lúc 11h ngày 31/10 tại Anh theo giờ địa phương, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính - người đang có chuyến công du tại Anh.

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Bamboo Airways, cho biết sẽ thực hiện chuyến bay thẳng ngay trong năm 2021 khi Chính phủ hai nước cho phép nối lại đường bay thương mại giữa hai bên.

Bamboo Airways sẽ triển khai các đường bay thẳng thường lệ kết nối Hà Nội và TP HCM với London; tổng tần suất dự kiến 6 chuyến khứ hồi một tuần; tần suất chung sẽ được nâng dần lên theo nhu cầu thị trường.

Đường bay thẳng của Bamboo Airways sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa Việt Nam và Anh xuống chỉ còn khoảng hơn 12-13 giờ, tiết kiệm 7 giờ so với các chuyến bay quá cảnh.

Các chuyến bay dự kiến đón trả khách tại nhà ga số 2 của sân bay Heathrow, góp phần kết nối cả hai sân bay trọng điểm của Việt Nam với sân bay quốc tế lớn nhất nước Anh; khai thác bằng máy bay Boeing 787-9 Dreamliner.

Thủ tướng Phạm Minh Chính (giữa) chứng kiến lễ công bố đường bay thẳng Việt Nam - Anh, lúc 11h ngày 31/10 theo giờ địa phương tại Anh. Ảnh: Võ Thành

Thủ tướng Phạm Minh Chính (giữa) chứng kiến lễ công bố đường bay thẳng Việt Nam - Anh, lúc 11h ngày 31/10 theo giờ địa phương tại Anh. Ảnh: Võ Thành

Anh là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam tại khu vực châu Âu, sau Đức và Hà Lan. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 6,6 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 5,8 tỷ USD.

Trong giai đoạn từ 2011-2019, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Việt - Anh tăng trung bình 12,1% một năm, cao hơn mức trung bình chung của Việt Nam 10% một năm. Tăng trưởng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với thị trường này cũng đạt mức cao (trên 10%).

Chủ tịch FLC

Ông Trịnh Văn Quyết chia sẻ về đường bay thẳng Việt - Anh. Video: Võ Thành

Hiện có hơn 100.000 Việt kiều học tập và sinh sống tại Anh, trong đó, khoảng 60% sinh sống tại London và đang có xu hướng tăng. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, chỉ tính riêng trong năm 2019, lượng du khách từ Anh đến Việt Nam đạt hơn 315.000 lượt, tăng 105% so với cùng kỳ năm trước và là quốc gia châu Âu có lượng du khách đến Việt Nam cao thứ hai.

Một đường bay thẳng Việt – Anh do hãng bay tư nhân Việt trực tiếp vận hành được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia, tạo tiền để vững chắc để tăng cường giao lưu song phương trên các lĩnh vực.

Theo ông Nguyễn Hoàng Long, Đại sứ Việt Nam tại Anh, việc mở đường bay trực tiếp giữa Việt Nam và Anh sẽ đóng góp vào giao thương, giao lưu nhân dân và đặc biệt là phục vụ cộng đồng người Việt Nam tại Anh.

"Chúng tôi cam kết tiếp tục đồng hành, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, tập đoàn trong nước để thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Anh", ông Long nói.

Cũng tại sự kiện, Bamboo Airways chính thức ra mắt APG UK - Tổng đại lý đại diện cho hãng tại thị trường Anh. Đơn vị này sẽ hỗ trợ Bamboo Airways trong các vấn đề thủ tục, chính sách với chính quyền sở tại đối với dịch vụ vận tải hàng không của hãng; thúc đẩy bán hàng và các hoạt động marketing, nghiên cứu thị trường; phối hợp quản lý chính sách dịch vụ, chăm sóc khách hàng và khai thác chuyến bay tại Anh...

Võ Thành

Adblock test (Why?)


Công bố đường bay thẳng Việt - Anh - VnExpress
Read More

Nhà đầu tư cá nhân trong nước bán ròng 3.780 tỷ đồng trong tuần VN-Index vượt đỉnh - Cafef.vn

Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với tuần trước đó. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 31.962 tỷ đồng/phiên, tăng 20,7% so với tuần trước. Trong đó, giá trị khớp lệnh bình quân cũng tăng 19% lên 29.794 tỷ đồng.

VN-Index vượt đỉnh với dấu ấn đến từ nhà đầu tư tổ chức và khối ngoại, trong khi cá nhân trong nước giao dịch theo chiều hướng xấu khi bán ròng mạnh trở lại.

Nhà đầu tư cá nhân trong nước bán ròng 3.780 tỷ đồng trong tuần VN-Index vượt đỉnh - Ảnh 1.

Giá trị mua, bán ròng phân loại theo nhà đầu tư. Đơn vị: Tỷ đồng.

Theo dữ liệu của FiinPro, cá nhân trong nước bán ròng trở lại 3.779 tỷ đồng trên HoSE sau khi mua ròng đột biến ở tuần trước đó. Nếu tính về khớp lệnh, nhà đầu tư này bán ròng 3.667 tỷ đồng. Trong tuần, cá nhân trong nước có phiên bán ròng mạnh nhất kể từ đầu năm với hơn 2.900 tỷ đồng (27/10).

Nhà đầu tư cá nhân trong nước bán ròng 3.780 tỷ đồng trong tuần VN-Index vượt đỉnh - Ảnh 2.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng khớp lệnh của cá nhân trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.


Nhà đầu tư cá nhân trong nước bán ròng mạnh nhất mã VHM với 799 tỷ đồng. HPG và ACB đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt 711 tỷ đồng và 533 tỷ đồng. Các mã như STB, MSN hay GAS đều bị bán ròng trên 400 tỷ đồng. Trong khi đó, NLG được mua ròng mạnh nhất với 774 tỷ đồng. DCM và PAN được mua ròng lần lượt 394 tỷ đồng và 275 tỷ đồng.

Trái ngược với các cá nhân, tổ chức trong nước có một tuần giao dịch tích cực. Đối với tổ chức trong nước (không gồm tự doanh), họ mua ròng trở lại 1.390 tỷ đồng, trong đó có 966 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.

Nhà đầu tư cá nhân trong nước bán ròng 3.780 tỷ đồng trong tuần VN-Index vượt đỉnh - Ảnh 3.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

VJC là cổ phiếu được tổ chức trong nước mua ròng mạnh nhất với 450 tỷ đồng. Tiếp sau đó, VHM và ACB được mua ròng lần lượt 350 tỷ đồng và 314 tỷ đồng. Chiều ngược lại, DCM bị bán ròng mạnh nhất với 408 tỷ đồng. NBB và NLG đều bị bán ròng trên 200 tỷ đồng.

Tương tự, khối tự doanh có tuần mua ròng cao nhất kể từ đầu năm với 1.947 tỷ đồng. Giao dịch của khối tự doanh hầu hết được thực hiện thông qua phương thức khớp lệnh với 1.948 tỷ đồng.

Nhà đầu tư cá nhân trong nước bán ròng 3.780 tỷ đồng trong tuần VN-Index vượt đỉnh - Ảnh 4.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tự doanh lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.


TCB là cổ phiếu được khối tự doanh mua ròng mạnh nhất tuần qua với 256 tỷ đồng. ACB và VHM đứng sau với giá trị mua ròng đều trên 200 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, các chứng chỉ quỹ ETF nội bị dòng vốn tự doanh bán ròng mạnh. Đứng đầu danh sách bán ròng là FUESSVFL với 149 tỷ đồng. E1VFVN30 đứng sau với 64 tỷ đồng. FUEVFVND cũng bị bán ròng 47 tỷ đồng. NKG đứng thứ 3 trong danh sách bán ròng của khối tự doanh với 56 tỷ đồng.

Khối ngoại giao dịch cũng tích cực khi chấm dứt chuỗi 11 tuần bán ròng liên tiếp bằng việc mua ròng trở lại 441 tỷ đồng. Nếu chỉ tính về giao dịch khớp lệnh thì dòng vốn này mua ròng trên 752 tỷ đồng.

Nhà đầu tư cá nhân trong nước bán ròng 3.780 tỷ đồng trong tuần VN-Index vượt đỉnh - Ảnh 5.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của khối ngoại lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.


HPG được khối ngoại mua ròng trở lại 343 tỷ đồng trong tuần vừa qua. Đứng thứ 2 trong danh sách mua ròng của khối ngoại là GAS với 265 tỷ đồng. Các mã STB, VHM, CTG và DXG đều có giá trị mua ròng của khối ngoại trên 200 tỷ đồng. Trong khi đó, NLG tiếp tục bị bán ròng 625 tỷ đồng. VJC đứng thứ 2 trong danh sách bán ròng với 440 tỷ đồng.

Adblock test (Why?)


Nhà đầu tư cá nhân trong nước bán ròng 3.780 tỷ đồng trong tuần VN-Index vượt đỉnh - Cafef.vn
Read More

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Anh, bắt đầu tuần bận rộn ở châu Âu - Tuổi Trẻ Online

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Anh, bắt đầu tuần bận rộn ở châu Âu - Ảnh 1.

Bước xuống sân bay lúc trời mưa nặng hạt sáng 31-10 giờ địa phương (tức chiều 31-10 giờ Việt Nam), đại diện ngoại giao Anh chúc mừng chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính và nói rằng “thời tiết báo hiệu điềm tốt lành” - Ảnh: LÊ KIÊN

Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, nhận lời mời của Thủ tướng Anh Boris Johnson, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn cấp cao Việt Nam dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), thăm và làm việc tại Vương quốc Anh từ ngày 31-10 đến 3-11. 

Sáng 31-10 giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự kiến sẽ có cuộc gặp thủ hiến vùng Scotland; dự lễ ra mắt đường bay thẳng Việt Nam - Anh và lễ ký công bố tổng đại lý của Hãng Bamboo Airways; tiếp lãnh đạo Trường đại học Liverpool và Đại học Hume. Buổi chiều, Thủ tướng gặp gỡ cộng đồng người Việt ở Anh và dự lễ trao viện trợ quyên góp hỗ trợ Việt Nam chống COVID-19.

COP26 sẽ khai mạc vào trưa mai 1-11. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và hơn 120 nhà lãnh đạo các quốc gia tham dự và thảo luận. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có phát biểu quan trọng tại diễn đàn này. Ông có nhiều hoạt động chung với Thủ tướng Anh Boris Johnson; dự và phát biểu tại sự kiện công bố cam kết giảm phát thải metan toàn cầu do Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von de Leyen đồng chủ trì; gặp song phương với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thái tử Vương quốc Anh Charles và một số nhà lãnh đạo khác…

Nhấn mạnh tầm quan trọng của COP26, nước chủ nhà coi đây như "cơ hội cuối cùng để cứu Trái đất". Trong nhiều nội dung được thảo luận, giới phân tích đang trông đợi vào các cam kết để hiện thực hóa kế hoạch huy động đủ 100 tỉ USD/năm để tài trợ cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu tại các nước đang phát triển; cam kết giảm phát thải khí nhà kính cần thiết theo đòi hỏi của khoa học để giữ mức tăng nhiệt độ Trái đất ở 1,5 độ C. 

Ngoài các hoạt động tại COP26, trọng tâm của chuyến thăm, làm việc tại Anh và thăm chính thức Pháp (từ ngày 3 đến 5-11) là việc thảo luận các lĩnh vực hợp tác kinh tế với lịch làm việc dày đặc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với các nhà lãnh đạo, các tổ chức, doanh nghiệp của hai quốc gia đều là đối tác chiến lược của Việt Nam.

Glasgow, thành phố lớn nhất xứ Scotland và lớn thứ 3 của nước Anh, trong quá khứ từng là trung tâm đóng tàu lớn nhất thế giới, nơi trung chuyển thuốc lá, phát triển công nghiệp dệt, than, thép và sản xuất vũ khí, là những ngành công nghiệp, dịch vụ gây tổn hại đến môi trường.

Ngày nay Glasgow đã đạt danh hiệu "thành phố xanh toàn cầu", là địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng hấp dẫn, mỗi năm đăng cai hàng ngàn hội nghị quốc tế. Glasgow đặt mục tiêu không phát thải carbon vào năm 2045.

8 bộ trưởng tham gia đoàn cấp cao

Tham gia đoàn cấp cao có Bộ trưởng Công an Tô Lâm; Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Tài nguyên và môi trưởng Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long; Bộ trưởng Thông tin - truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh và đại diện nhiều bộ, ngành và cơ quan trung ương khác.

Adblock test (Why?)


Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Anh, bắt đầu tuần bận rộn ở châu Âu - Tuổi Trẻ Online
Read More

Giá vàng hôm nay 27/1/2024: Vàng đảo chiều tăng trở lại - Báo Công Thương

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, ...