Rechercher dans ce blog

Tuesday, August 31, 2021

Giá vàng hôm nay 1-9: Lao lên dốc khi dòng tiền dồn vào thị trường - Người Lao Động

Giá vàng hôm nay ở thị trường trong nước biến động trong biên độ hẹp, thậm chí không tăng, dù giá vàng thế giới hồi phục.

Lúc 9 giờ 15, giá vàng SJC tại TP HCM được công ty SJC niêm yết mua vào 56,7 triệu đồng/lượng, bán ra 57,4 triệu đồng/lượng bán ra, không thay đổi so với hôm qua.

Tỉ giá trung tâm sáng nay tiếp tục đà giảm so với hôm qua, khi được Ngân hàng Nhà nước niêm yết lùi sâu về 23.109 đồng/USD, giảm tới 21 đồng mỗi USD so với hôm qua. Dù vậy, giá USD ở các ngân hàng thương mại lại không thay đổi so với hôm qua, khi được giao dịch quanh 22.680 đồng/USD mua vào, 22.880 đồng/USD bán ra.

Một số doanh nghiệp khác niêm yết giá vàng SJC ở mức cao hơn 56,5 triệu đồng/lượng mua vào, 57,5 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 100.000 đồng mỗi lượng.

Giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại cũng đứng yên khi được giao dịch ở mức 50,9 triệu đồng/lượng mua vào, 51,8 triệu đồng/lượng bán ra.

Tương tự, giá vàng PNJ ổn định khi được doanh nghiệp niêm yết mua vào 51 triệu đồng/lượng, bán ra 53,05 triệu đồng/lượng.

Giá vàng hôm nay ở thị trường trong nước trầm lắng cả về giá và lượng giao dịch trước thời điểm nghỉ lễ 2-9 và nhiều địa phương gồm TP HCM, Hà Nội vẫn đang thực hiện giãn cách xã hội.

Đến 9 giờ 15, theo giờ Việt Nam, giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế ở mức 1.811 USD/ounce, giảm nhẹ so với giá mở cửa buổi sáng.

Giá vàng hôm nay 1-9: Lao lên dốc dù USD tăng giá - Ảnh 2.

Giá vàng hôm nay của thế giới đi lên

Đầu ngày 1-9 (theo giờ Việt Nam), giá vàng hôm nay của thế giới giao dịch tại mức 1.815 USD/ounce, đánh dấu một phiên tăng 5 USD/ounce.

Đêm qua, giá vàng thế giới có lúc tiêu tan hàng chục USD nhưng sau đó bật tăng mạnh mẽ khi giới đầu tư tài chính bán cổ phiếu, dịch chuyển một phần vốn vào thị trường vàng.

Cụ thể, sau khi một quan chức Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thông báo lạm phát tại châu Âu lên tới 3%, cao hơn 1 điểm % so với lạm phát mục tiêu mà ECB đặt ra là 2%, lập tức đồng USD tăng giá so với euro.

Trước sức mạnh của "đồng bạc xanh", giới kinh doanh vàng liền mạnh tay bán ra thu hồi vốn. Giá vàng thế giới có lúc giảm 18 USD/ounce, từ 1.820 USD/ounce xuống còn 1.802 USD/ounce lúc 21 giờ ngày 31-8.

Thế nhưng, một diễn biến khác là sau khi thị trường chứng khoán Mỹ, châu Âu tăng điểm rất mạnh vào phiên giao dịch trước, giới đầu tư tài chính đã có động thái chốt lời. Theo đó, nhiều người đã bán cổ phiếu khiến thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ chìm trong sắc đỏ. Một số nhà đầu tư dịch chuyển vốn vào vàng, tạo động lực cho giá kim loại quý này đi lên.

Giá vàng hôm nay, 1-9, bật tăng 12 USD/ounce, từ 1.802 USD/ounce vọt lên 1.814 USD/ounce lúc 1 giờ. Sau đó, giá vàng đi ngang và đến 6 giờ tạm thời giao dịch tại mức 1.815 USD/ounce.

Trước đó, giá vàng SJC tại Việt Nam ngày 31 -8 giữ nguyên tại mức 57,4 triệu đồng/lượng. Theo đó, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 7,4 triệu đồng/lượng.

Theo giới phân tích, thị trường vàng đang chờ đợi báo cáo việc làm tháng 8-2021 của Mỹ - sẽ được công bố trong vài ngày tới. Nếu kinh tế Mỹ tạo ra khoảng 728.000 việc làm mới thì đây sẽ là cơ sở để thị trường dự đoán tại cuộc họp vào cuối tháng 9-2021, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đưa ra quyết định giảm dần nguồn cung mỗi tháng 120 tỉ USD nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Khi đó, thị trường tiền tệ sẽ có phản ứng, tác động nhất định đến xu hướng của giá vàng

Thy Thơ- Thái Phương. Ảnh: Hoàng Triều

Adblock test (Why?)


Giá vàng hôm nay 1-9: Lao lên dốc khi dòng tiền dồn vào thị trường - Người Lao Động
Read More

VIDEO: Thủ tướng phê bình công tác phòng chống dịch của quận Thanh Xuân, Hà Nội - Báo điện tử VTV News - Đài Truyền Hình Việt Nam

Chiều tối 31/8, sau khi đến kiểm tra đột xuất công tác phòng, chống dịch tại một số khu vực của phường Thanh Xuân Trung - điểm nóng nhất về COVID-19 của TP Hà Nội hiện nay với 311 ca mắc COVID-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu TP. Hà Nội bố trí đến kiểm tra tại Sở chỉ huy tiền phương của UBND phường này.

Tuy nhiên, khi Thủ tướng đến, Sở chỉ huy này không có người trực. Sau đó, ngay tại trụ sở phường, Thủ tướng đã có buổi làm việc trực tuyến với lãnh đạo TP Hà Nội, lãnh đạo các quận huyện và gần 580 xã, phường, thị trấn của Thành phố - "những pháo đài" trong phòng chống dịch hiện nay.

Bắt đầu cuộc họp, Thủ tướng kiểm tra sự sâu sát trong chống dịch của lãnh đạo phường bằng một số câu hỏi. Tuy nhiên, câu trả lời của Chủ tịch UBND phường, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch cho thấy, vị này đã không nắm được những vấn đề cơ bản trong phòng chống dịch hiện nay, và còn cho biết phương châm chống dịch hiện nay là "mỗi xã phường, thị trấn làm một lô cốt". Câu trả lời khiến Thủ tướng và lãnh đạo thành phố Hà Nội vô cùng bất ngờ.

Trước đó, khi Thủ tướng đến kiểm tra, Sở chỉ huy tiền phương của phường Thanh Xuân Trung không có người trực. Thủ tướng yêu cầu phường cho xem quyết định thành lập và Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 của phường, nhưng phải chờ sau 20 phút cán bộ mới trình ra được Quyết định thành lập, còn quy chế làm việc thì không có. Chủ tịch UBND phường cũng cho biết, phường đang khuyết Bí thư phường hơn 1 tháng này chưa được kiện toàn.

VIDEO: Thủ tướng phê bình công tác phòng chống dịch của quận Thanh Xuân, Hà Nội - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo sau khi kiểm tra các điểm nóng về dịch COVID-19 tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng yêu cầu, Quận Thanh Xuân phải kiểm điểm, làm rõ nguyên nhân của sự chậm trễ này, trong lúc nước sôi lửa bỏng mà thiếu người đứng đầu là không được và chỉ đạo phải kiện toàn ngay lập tức.

Sau khi nghe các báo cáo của lãnh đạo phường Thanh Xuân Trung, lãnh đạo Quận Thanh Xuân, lãnh đạo TP Hà Nội và ý kiến phát biểu của Bộ trưởng Bộ Y tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra một số chỉ đạo, định hướng về công tác chống dịch với gần 580 lãnh đạo xã phường, thị trấn trên địa bàn thành phố.

Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương, thành tích vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Đặc biệt là sự tham gia, ủng hộ, hưởng ứng, chia sẻ của người dân. Xã, phường, thị trấn là nơi gần dân nhất, đến với dân nhanh nhất, sát dân nhất, hiểu dân nhất. Vì vậy chủ trương lấy "xã phường làm pháo đài" là đúng đắn.

Bên cạnh đó, Thủ tướng nhận thấy, người dân ra đường vẫn rất đông. Nếu đang thực hiện Chỉ thị 16 thì thế này chưa đạt kết quả. Qua kiểm tra ở phường thì thấy, nếu tình hình như hiện nay, Hà Nội có thể kiểm soát được, nhưng nếu như tình hình phức tạp hơn, diễn biến xấu như các tỉnh, thành phố phía Nam thì sẽ bị động, lúng túng, có thể cả bất ngờ. Thủ tướng phê bình quận Thanh Xuân trong việc chậm kiện toàn nhân sự.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Chống dịch như chống giặc mà thiếu Bí thư là thiếu người chỉ huy. Khuyết điểm này thuộc về quận Thanh Xuân. Các đồng chí có Ban Chỉ đạo nhưng không có quy chế làm việc là không được. Khi tôi vào đây cảm giác người trực là không có. Ba bộc lộ này là chưa ổn. Phường nóng nhất ở Hà Nội, người chỉ huy là Bí thư cấp ủy lại chưa có. Tôi đề nghị phải khắc phục ngay".

VIDEO: Thủ tướng phê bình công tác phòng chống dịch của quận Thanh Xuân, Hà Nội - Ảnh 2.

Thủ tướng nhấn mạnh, khi đã quyết định giãn cách xã hội thì các phường, xã phải quyết liệt, chặt chẽ hơn. Không có chuyện "chặt ngoài, lỏng trong". Cái này xã phường phải làm việc này và làm nghiêm. Chúng ta giãn cách xã hội là hy sinh nhiều việc thì phải thu được kết quả. Vì vậy, cần tách nguồn lây để có phương án chăm sóc, điều trị. Xã phường phải tổ chức xét nghiệm theo hướng dẫn. Phải làm thần tốc, thu hẹp chu kỳ, phải thu dung, chăm sóc, điều trị nhanh nhất có thể, đưa dịch vụ y tế đến gần dân nhất, sớm nhất đến cơ sở.

Điều này có tác dụng là người bị nhiễm nhanh chóng được tiếp cận y tế để giảm tử vong, giảm quá tải tuyến trên. Khi ta phân loại thì không ùn tắc, quá tải tuyến trên, người dân cũng yên tâm vì được chữa trị sớm. Thủ tướng yêu cầu, cần có phương án tăng cường trạm xá lưu động. Phường Thanh Xuân Trung có thể tìm trường học, trung tâm văn hoá, trường đại học, khu lưu trú du lịch chưa sử dụng...

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Người dân được tiếp cận y tế sớm mới yên tâm. Đây vừa là y học, vừa là khoa học, vừa là tâm lý học xã hội học. Người bệnh được chữa sớm, được chăm sóc sớm thì sẽ giảm đi. Xã phường phải tham gia công tác thu dung, chăm sóc và điều trị".

VIDEO: Thủ tướng phê bình công tác phòng chống dịch của quận Thanh Xuân, Hà Nội - Ảnh 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát điểm nóng về dịch bệnh COVID-19 tại quận Thanh Xuân. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Đặc biệt, theo tinh thần chỉ đạo tại Công điện 1102 ngày 23/8, xã phường phải bảo đảm an sinh xã hội; tổ chức tiêm vaccine kịp thời, khoa học, hiệu quả, an toàn ngay tại phường; bảo đảm an ninh trật tự cho nhân dân, an dân. Cấp uỷ, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức tôn giáo phải làm tốt công tác này. Đề nghị các xã, phường tăng cường công tác truyền thông để người dân an toàn, tin tưởng, tham gia phòng, chống dịch tốt hơn.

Thủ tướng yêu cầu xã phường phải chủ động bảo đảm một số nguồn lực "4 tại chỗ", khi thực hiện giãn cách xã hội, không được để người dân thiếu ăn, người bệnh nhân thiếu oxy. Yêu cầu, thành phố phải có phương án chuẩn bị ở mức cao hơn khi tình huống cao hơn xảy ra, không để lúng túng, bị động, bảo đảm lưu thông hàng hoá, chỉ kiểm soát đầu đi đầu đến. Về sản xuất thì phải an toàn, và an toàn để sản xuất, có phương án hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện sản xuất "3 tại chỗ", "một cung đường hai điểm đến", 3 cùng, sản xuất xanh…

Thủ tướng yêu cầu phải tăng cường kiểm tra giám sát trong phòng chống dịch. Thành phố, huyện thị phải kiểm tra xã phường, phát hiện gì chưa được thì kịp thời điều chỉnh, giúp đỡ xã phường về nguồn lực vật chất, con người. Không để dịch bùng phát vùng xanh và vùng nông thôn. Đồng thời, khen thưởng kịp thời, kỷ luật nghiêm minh. Ai vi phạm phải bị xử lý theo pháp luật.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, dịch diễn biến rất phức tạp nên phải tăng cường chiến lược vaccine, thuốc điều trị và chuẩn bị thích nghi với dịch trong mọi hoàn cảnh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Adblock test (Why?)


VIDEO: Thủ tướng phê bình công tác phòng chống dịch của quận Thanh Xuân, Hà Nội - Báo điện tử VTV News - Đài Truyền Hình Việt Nam
Read More

'Nông sản combo' thành công ở TP.HCM, Bộ NN-PTNT mở diễn đàn kết nối tiêu thụ - Báo Thanh Niên

Big C, Saigon Co.op ký hợp tác, Lazada liên hệ mở kho hàng

Tổ công tác 970 của Bộ NN-PTNT giúp các tỉnh phía nam tiêu thụ nông sản thành công nhờ chương trình nông sản combo 10 kg/túi giá từ 100.000 đồng ở TP.HCM là chủ đề thảo luận sôi nổi tại hội nghị trực tuyến ra mắt: Diễn đàn thông tin kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản, do Bộ NN-PTNT tổ chức ngày 31.8.
Đại diện địa phương cung ứng hàng chục sản phẩm rau quả, trái cây, thực phẩm cho chương trình nông sản combo, ông Lê Hữu Toàn, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, cho biết từ khi giãn cách xã hội đến nay, địa phương này tiêu thụ được 415.000 tấn nông sản, thực phẩm. Trong đó, 35% sản lượng tiêu thụ ngoại tỉnh, kết nối thông qua Tổ công tác 970. “Kết nối của Tổ công tác 970 là kênh tiêu thụ nông sản cực kỳ hiệu quả”, ông Toàn nói.
'Nông sản combo' thành công ở TP.HCM, Bộ NN-PTNT mở diễn đàn kết nối tiêu thụ - ảnh 1

Chương trình nông sản combo của Tổ công tác 970 Bộ NN-PTNT giúp tiêu thụ khối lượng rất lớn nông sản dồn ứ do dịch Covid-19

Ông Hoàng Văn Duy, Tổng giám đốc Mekong Sea Food Group, cho biết mỗi tháng, doanh nghiệp này cần 1.500 tấn hải sản tươi và 3.000 tấn sản phẩm chế biến, cần mua nhiều nhất là đùi ếch, cá rô phi, tôm và cá tra nhưng nhiều khi không biết mua ở đâu. Khi tìm đến Tổ công tác 970, doanh nghiệp này được kết nối với nhiều nguồn cung nguyên liệu dồi dào. Ngay sau đó, doanh nghiệp lập ban riêng với 14 nhân sự để liên kết với Tổ công tác 970 và tiến tới sẽ trực tiếp xây dựng các chuỗi cung ứng, vùng nguyên liệu.
“Chúng tôi ủng hộ việc lập diễn đàn kết nối và tiêu thụ nông sản, các doanh nghiệp cần thông tin thông suốt giữa cung, cầu và muốn liên kết với các cơ sở có năng lực, nguyên liệu đầu vào ổn định, nhằm đáp ứng sâu hơn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường”, ông Duy nói.
Ông Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Kinh tế đào tạo và tư vấn kinh tế hợp tác (CCD), cho biết ngoài những đơn hàng lớn được ký kết thành công trong chương trình nông sản combo, Tổ công tác 970 đã tạo hiệu ứng lan tỏa. Giá trị tiền đặt hàng rất lớn, có ngày lên tới 3,6 tỉ đồng; cao điểm trong 10 phút có 55.000 đơn đặt hàng. Nếu tổ chức tốt thì chương trình có thể cung cấp 55% nhu cầu của TP.HCM.
Cũng theo ông Hải, ngay sau khi Bộ NN-PTNT quyết định xây dựng diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản, đã có 4 đơn vị sẵn sàng ký hợp tác, gồm: Tập đoàn Central Retail (sở hữu chuỗi chuỗi Big C), chợ đầu mối Thủ Đức, Sài Gòn Co.op và Công ty Viet Travel. Trong đó, Tập đoàn Central Retail cam kết tiêu thụ 10.000 combo nông sản 10 kg/túi giá 100.000 đồng. Bên cạnh đó, các nền tảng thương mại điện tử như Lazada, Chotot đã liên hệ và cam kết đóng góp nền tảng số cho các hợp tác xã, doanh nghiệp đăng ký kho hàng, đưa nông sản từ các địa phương về tiêu thụ tại TP.HCM.
'Nông sản combo' thành công ở TP.HCM, Bộ NN-PTNT mở diễn đàn kết nối tiêu thụ - ảnh 2

Bộ NN-PTNT quyết định thành lập Diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản sau thành công của Tổ công tác 970 và chương trình nông sản combo tại TP.HCM

Nhà nông sẽ bớt âu lo

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, chưa đầy 1 tháng, Tổ công tác 970 ứng dụng công nghệ thông tin đã hình thành trên 1.300 đầu mối cung ứng; 58 kho tập kết hàng hóa, nông sản, thực phẩm tiêu thụ lên đến 1.000 tấn/ngày tại TP.HCM dù đang trong điều kiện siết chặt giãn cách xã hội. Chương trình nông sản combo 10 kg/túi giá từ 100.000 đồng ở TP.HCM lan tỏa đến Bình Dương và nhiều địa phương là những thành quả rất tự hào, là công việc chưa từng có ở một tổ công tác chuyên ngành.
'Nông sản combo' thành công ở TP.HCM, Bộ NN-PTNT mở diễn đàn kết nối tiêu thụ - ảnh 3

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Ảnh: P.Hậu

“Chúng ta sản xuất phải nhìn vào thị trường, theo nhu cầu thị trường để bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mình có như ngày xưa nữa. Quả xoài, con cá nếu được kết nối với thị trường tiêu thụ thì nhà nông sẽ bớt âu lo hơn”, ông Hoan nói.
Ông Hoan nhấn mạnh, diễn đàn thông tin kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản sẽ cung cấp thông tin, kết nối người nông dân, hợp tác xã với thị trường, với doanh nghiệp. Các trung tâm tiêu thụ nông sản sẽ phát đi tín hiệu kích thích người nông dân xây dựng mã vùng trồng, vùng nuôi để nắm chắc thị trường 100 triệu dân trong nước, rồi mở rộng ra nước ngoài.
Theo Bộ NN-PTNT, diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản có các nhiệm vụ trọng tâm là thông tin xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu nông sản, vật tư nông nghiệp và sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn… đang được thiết kế và sẽ sớm ra mắt trong thời gian tới.

Adblock test (Why?)


'Nông sản combo' thành công ở TP.HCM, Bộ NN-PTNT mở diễn đàn kết nối tiêu thụ - Báo Thanh Niên
Read More

Giá vàng hôm nay 1/9: Vững trên đỉnh và tiếp tục đà tăng - Vietnamnet.vn

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019

Tổng biên tập: Phạm Anh Tuấn

Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà Nội

© 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.

Adblock test (Why?)


Giá vàng hôm nay 1/9: Vững trên đỉnh và tiếp tục đà tăng - Vietnamnet.vn
Read More

Châu Âu phát hiện hàm lượng Ethylene Oxide rất cao trong mì Hàn Quốc - Zing.vn

Đây là lô hàng mì ăn liền của Công ty Nongshim tại Hàn Quốc, được sản xuất vào các ngày 27/1/2021 và 3/3/2021.

Theo Korea Times, giữa tháng 8, Hệ thống Cảnh báo Nhanh về Thực phẩm và Thức ăn chăn nuôi châu Âu (RASFF) phát hiện chất cấm Ethylene Oxide trong sản phẩm mì ăn liền vị hải sản (lô hàng sản xuất ngày 27/1/2021 và 3/3/2021) của Công ty Nongshim. Đây là lô hàng được xuất khẩu sang Đức, có tên tiếng Anh là Nongshim's Seafood Ramyun.

RASFF phát hiện nồng độ Ethylene Oxide trong lô mì dao động ở mức từ 5-7,4 ppm, cao gấp 148 lần so với tiêu chuẩn không quá 0,05 ppm của Liên minh châu âu (EU).

Cơ quan này ngay lập tức ra thông báo cấm bán toàn bộ lô hàng này tại châu Âu. Những sản phẩm cùng loại được sản xuất vào thời điểm khác vẫn có thể được lưu hành tại thị trường châu Âu.

Mi Han Quoc xuat khau sang chau Au chua chat cam cao gap 148 lan tieu chuan anh 1

Gói mì Nongshim's Seafood Ramyun bị phát hiện chứa chất cấm. Ảnh: Nongshim.

“Ethylene Oxide có mặt trong lô hàng mì ăn liền được sản xuất vào 2 thời điểm trên. Mì xuất khẩu được sản xuất ở Busan trong khi những sản phẩm bán trong nước được chế biến ở tỉnh Anseong, Anyang và Gumi”, đại diện Nongshim giải thích. Họ khẳng định các sản phẩm được bày bán trong nước không có bất cứ vấn đề gì.

Ethylene Oxide cũng là chất cấm được tìm thấy trong 3 sản phẩm xuất khẩu của Công ty CP thực phẩm Thiên Hương và Acecook Việt Nam. Cơ quan quản lý châu Âu đã thu hồi và cảnh báo người tiêu dùng về 3 sản phẩm này tại một số thị trường như Ireland và Na Uy.

Sau khi tiếp nhận thông tin, Bộ Công Thương và một số ban ngành khác đã vào cuộc để điều tra sự việc. Bộ cũng yêu cầu lực lượng chức năng rà soát toàn bộ danh mục sản phẩm do Acecook Việt Nam và Công ty CP thực phẩm Thiên Hương phân phối trong nước.

Thương vụ Việt Nam tại Anh lên tiếng vụ mì Hảo Hảo bị thu hồi

Thương vụ Việt Nam tại Vương quốc Anh thông tin cảnh báo của FSAI không có nghĩa là tất cả sản phẩm mì Hảo Hảo và miến Good bị cấm bán hay buộc phải tiêu hủy tại Ireland.

Thủ tướng yêu cầu báo cáo vụ mì Hảo Hảo chứa chất cấm

Trước phản ánh mì ăn liền Hảo Hảo của Công ty Acecook chứa chất cấm và không đảm bảo an toàn thực phẩm, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương kiểm tra, báo cáo.

Mì Hàn Quốc xuất khẩu sang châu Âu chứa chất cấm cao gấp 148 lần tiêu chuẩn Ethylene Oxide Chất cấm Mì ăn liền Acecook Thiên Hương

Adblock test (Why?)


Châu Âu phát hiện hàm lượng Ethylene Oxide rất cao trong mì Hàn Quốc - Zing.vn
Read More

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các điểm 'nóng' về dịch Covid-19 ở Hà Nội - Người Lao Động

Chiều 31-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đến kiểm tra Bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 quy mô 500 giường tại quận Hoàng Mai (Hà Nội), trước khi chính thức tiếp đón bệnh nhân từ ngày 1-9.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các điểm nóng về dịch Covid-19 ở Hà Nội - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác kiểm tra Bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các điểm nóng về dịch Covid-19 ở Hà Nội - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra Khu điều trị với các giường bệnh tiêu chuẩn và trang thiết bị y tế hiện đại

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các điểm nóng về dịch Covid-19 ở Hà Nội - Ảnh 3.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các điểm nóng về dịch Covid-19 ở Hà Nội - Ảnh 4.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hệ thống trang thiết bị của Bệnh viện Điều trị bệnh nhân Covid-19.

Bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch nằm trên địa bàn phường Yên Sở, quận Hoàng Mai với diện tích 3,5 ha. Bệnh viện được chia thành 17 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên gồm 30 buồng bệnh, trong đó có 15 buồng áp lực âm. Đây là bệnh viện Covid-19 đầu tiên sử dụng hệ thống điều hòa không khí một chiều cho phòng điều trị bệnh nhân Covid-19. 

Được biết, đầu mỗi giường bệnh có hệ thống hút khí thải từ bệnh nhân, một màng lọc chuyên dụng được đặt tại lỗ hút khí để giữ lại virus, sau đó tia cực tím sẽ xử lý số virus này. Đây là hàng đặt riêng, công suất tương đương 800 máy điều hòa dân dụng thông thường, kết hợp với 360 máy lọc không khí. Ngoài ra, một đội ngũ kỹ thuật viên và bác sĩ, chuyên gia y tế tư vấn, đã kết hợp hệ thống thông gió một chiều với quạt hút khí thải tại từng giường, tránh phát tán virus và chống nhiễm chéo.

Bệnh viện được chia thành 3 khu: Nhà màu xanh là khu hành chính của bệnh viện, bảo đảm không nhiễm khuẩn; nhà màu vàng là khu dinh dưỡng - nghỉ ngơi - xét nghiệm, test định kỳ - kho vật tư thiết bị y tế; nhà màu đỏ dành cho bệnh nhân nặng điều trị ICU (hồi sức tích cực). Ngoài ra, còn có khu đệm gồm 69 nhà tắm khử khuẩn với nhiều không gian xanh. Bệnh viện hội đủ tiêu chí lý tưởng cho một đơn vị điều trị bệnh nhân Covid nặng như cách xa khu dân cư, giao thông thuận tiện, hạ tầng kỹ thuật điện, nước, nước thải được bố trí đồng bộ.

Theo Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Nguyễn Lân Hiếu - kiêm giám đốc bệnh viện điều trị Covid-19 tại Hà Nội - bệnh viện hoạt động với 2 mục tiêu: Tuyến cuối trong tháp điều trị người bệnh Covid-19 tại TP và một số tỉnh phía Bắc (bao gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh và Lạng Sơn); Bệnh viện thực hiện chức năng Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) Covid-19 quốc gia.

"Lợi thế bệnh viện này là được xây từ đầu theo tiêu chuẩn điều trị ICU, khu dinh dưỡng, xét nghiệm, điều trị riêng biệt nhằm đảm bảo vô trùng, kiểm soát nhiễm khuẩn, tránh lây nhiễm chéo" - ông Nguyễn Lân Hiếu nói.

Sẽ có khoảng 1.000 nhân viên y tế, mỗi đơn nguyên có 16 bác sĩ và 40 nhân viên thay phiên nhau làm việc. Những nhân viên y tế này ở tất cả chuyên ngành như Hồi sức cấp cứu, khoa Xét nghiệm, khoa Bệnh Nhiệt đới và Can thiệp giảm hại. Đây là những người đã được tập huấn đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân Covid-19, hướng dẫn liệu pháp thở oxy cho người bệnh, thở oxy dòng cao, thở máy không xâm nhập, cách cài đặt máy thở ban đầu, lọc máu, liệu pháp chống đông ở người nhiễm nCoV. 

Bệnh viện dự kiến tiếp nhận bệnh nhân trong vài ngày tới.

Cũng trong chiều 31-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra đột xuất công tác phòng, chống dịch ở một số điểm nóng về dịch bệnh Covid-19 tại Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các điểm nóng về dịch Covid-19 ở Hà Nội - Ảnh 5.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra giấy phép đi đường và khai báo y tế của người dân trên địa bàn quận Thanh Xuân - Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các điểm nóng về dịch Covid-19 ở Hà Nội - Ảnh 6.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra giấy phép đi đường và khai báo y tế của một nhân viên giao hàng trên địa bàn quận Thanh Xuân - Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các điểm nóng về dịch Covid-19 ở Hà Nội - Ảnh 7.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát điểm nóng về dịch bệnh Covid-19 tại ngõ 328 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các điểm nóng về dịch Covid-19 ở Hà Nội - Ảnh 8.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh trên đường Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân - Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các điểm nóng về dịch Covid-19 ở Hà Nội - Ảnh 9.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát điểm nóng về dịch bệnh Covid-19 tại quận Thanh Xuân - Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các điểm nóng về dịch Covid-19 ở Hà Nội - Ảnh 10.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát điểm nóng về dịch bệnh Covid-19 tại quận Thanh Xuân - Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các điểm nóng về dịch Covid-19 ở Hà Nội - Ảnh 11.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát điểm nóng về dịch bệnh Covid-19 tại quận Thanh Xuân - Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các điểm nóng về dịch Covid-19 ở Hà Nội - Ảnh 12.
B.H.Thanh - Ảnh: TTXVN

Adblock test (Why?)


Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các điểm 'nóng' về dịch Covid-19 ở Hà Nội - Người Lao Động
Read More

Thủ tướng Phạm Minh Chính đột xuất kiểm tra điểm nóng nhất về Covid-19 tại Hà Nội - Vietnamnet.vn

Với một lịch trình không báo trước, Thủ tướng đã đến phường Thanh Xuân Trung, nơi đang có 311 ca dương tính, trực tiếp trao đổi, nắm tình hình với hàng loạt người dân, trong đó có cả một shipper đang vận chuyển. Với người giao hàng này, Thủ tướng đề nghị được xem giấy đi đường, giấy chứng nhận tiêm vắc xin.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đột xuất kiểm tra điểm nóng nhất về COVID-19 tại Hà Nội - Ảnh 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất công tác phòng, chống dịch tại điểm nóng dịch Covid-19 tại quận Thanh Xuân. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính đột xuất kiểm tra điểm nóng nhất về COVID-19 tại Hà Nội - Ảnh 4.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra giấy phép đi đường và các biện pháp phòng dịch của một nhân viên giao hàng trên địa bàn quận Thanh Xuân. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Tới kiểm tra 4 cửa hàng bán hàng thiết yếu trên đường Nguyễn Tuân và 1 cửa hàng điện thoại di động trên đường Nguyễn Trãi, Thủ tướng trao đổi cặn kẽ với những người này về công tác bảo đảm an toàn phòng chống dịch, như thực hiện giãn cách 2 mét giữa người bán với người mua, đeo khẩu trang, xịt sát khuẩn, tiêm chủng vắc xin, yêu cầu khách hàng tới quét QR code để khai báo y tế…

Thủ tướng cũng hỏi chi tiết về cách thức giao hàng, bán hàng, thậm chí là cách thức thu tiền của khách thế nào để bảo đảm an toàn và nhấn mạnh, các chủ cửa hàng phải tuyệt đối bảo đảm an toàn chống dịch, thực hiện nghiêm các quy định của nhà nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đột xuất kiểm tra điểm nóng nhất về COVID-19 tại Hà Nội - Ảnh 5.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh trên đường Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Tại chốt kiểm soát của phường Thanh Xuân Trung ở ngã 3 Nguyễn Trãi - Nguyễn Tuân, Thủ tướng động viên thành viên Tổ Covid-19 cộng đồng đang làm nhiệm vụ tại đây và tìm hiểu về thực tiễn kiểm soát người dân đi lại trên đường, đề nghị các thành viên phản ánh thêm những khó khăn, bất cập trong công tác kiểm soát, chống dịch từ thực tiễn ở địa phương.

Sau khi nghe đề xuất của các lực lượng này về tiêm vắc xin, về chế độ trực chốt, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBDN TP Hà Nội Chu Ngọc Anh và Bộ trưởng Bộ Y tế lưu tâm việc tiêm vắc xin cho những người tham gia việc kiểm soát giao thông như cựu chiến binh, phụ nữ, dân phòng… đồng thời, nghiên cứu thêm các chính sách về phụ cấp hỗ trợ, cung cấp trang thiết bị bảo hộ, nước uống… cho các chốt kiểm soát.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đột xuất kiểm tra điểm nóng nhất về COVID-19 tại Hà Nội - Ảnh 7.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát điểm nóng về dịch bệnh Covid-19 tại quận Thanh Xuân. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Cuối cùng, Thủ tướng đến điểm nóng 328-330 Nguyễn Trãi, nơi đến nay đã phát hiện 311 ca mắc Covid-19 trong tổng số hơn 1.800 người dân.

Sau khi nghe báo cáo và chứng kiến bản đồ tình hình dịch, Thủ tướng yêu cầu phải làm ngay 2 việc. Một là di dời bớt người dân ra khỏi khu vực hiện có mật độ dân số quá đông để tránh lây nhiễm, bảo vệ các vùng xanh xung quanh. Hai là thiết lập ngay trạm y tế lưu động tại phường, điều trị phân loại ngay các ca F0 theo tinh thần mỗi xã phường là một pháo đài như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công điện 1102 ngày 23/8.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đột xuất kiểm tra điểm nóng nhất về COVID-19 tại Hà Nội - Ảnh 8.

Thủ tướng đến kiểm tra công tác phòng chống dịch ở ngõ 328 Nguyễn Trãi đang bị phong tỏa (Ảnh: Việt Cường)

Sau khi đi kiểm tra thực tế tại hiện trường, Thủ trướng yêu cầu TP Hà Nội bố trí đến kiểm tra tại Sở chỉ huy tiền phương của UBND phường Thanh Xuân Trung. Tuy nhiên, khi Thủ tướng đến, sở chỉ huy này không có người trực.

Thủ tướng yêu cầu phường cho xem quyết định thành lập và Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 của phường nhưng phải chờ sau 20 phút cán bộ mới trình ra được Quyết định thành lập, còn quy chế làm việc thì không có.

Chủ tịch UBND phường cũng cho biết, phường đang khuyết Bí thư phường hơn 1 tháng này chưa được kiện toàn. Thủ tướng phê bình nghiêm khắc vấn đề này với Bí thư Quận ủy Thanh Xuân, nhấn mạnh, trong lúc phường đang là điểm nóng nhất về Covid-19 của Hà Nội mà chậm kiện toàn là khuyết điểm, yêu cầu phải kiện toàn ngay lập tức để nâng cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo chống dịch.

Sau đó, ngay tại trụ sở phường Thanh Xuân Trung, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc trực tuyến với lãnh đạo TP Hà Nội, lãnh đạo các quận huyện và gần 580 xã phường của Thành phố.

Phát biểu ý kiến kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, ngày 31/8, Thủ tướng đã đi khảo sát cụ thể, gặp nhiều đối tượng ở cơ sở, về tận phường nóng nhất của TP Hà Nội. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương, thành tích vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đặc biệt là sự tham gia, ủng hộ, hưởng ứng, chia sẻ của người dân.

Thành quả chống dịch là thành quả của nhân dân. Xã, phường, thị trấn là nơi gần dân nhất, đến với dân nhanh nhất, sát dân nhất, hiểu dân nhất vì vậy chủ trương lấy xã phường làm pháo đài là đúng đắn.

Bên cạnh đó, Thủ tướng nhận thấy, người dân ra đường vẫn rất đông. Nếu đang thực hiện Chỉ thị 16 thì thế này chưa đạt kết quả. Qua kiểm tra ở phường thấy nếu tình hình như hiện nay, Hà Nội có thể kiểm soát được, nếu như tình hình phức tạp hơn, diễn biến xấu như các tỉnh, thành phố phía Nam sẽ bị động, lúng túng, có thể cả bất ngờ.

Thủ tướng nhấn mạnh: "Khi đã quyết định giãn cách xã hội như chúng ta đang làm thì phải quyết liệt, chặt chẽ hơn, không "chặt ngoài, lỏng trong". Cái này xã, phường phải làm việc này và làm nghiêm. Chúng ta giãn cách xã hội là hi sinh nhiều việc thì phải thu được kết quả, vì vậy, cần tách nguồn lây để có phương án chăm sóc, điều trị. Xã, phường phải tổ chức xét nghiệm theo hướng dẫn. 

Phải làm thần tốc, thu hẹp chu kỳ, phải thu dung, chăm sóc, điều trị nhanh nhất có thể, đưa dịch vụ y tế đến gần dân nhất, sớm nhất đến cơ sở. Điều này có tác dụng là người bị nhiễm nhanh chóng được tiếp cận y tế để giảm tử vong, giảm quá tải tuyến trên. Khi ta phân loại thì không ùn tắc, quá tải tuyến trên, người dân cũng yên tâm vì được chữa trị sớm".

Thủ tướng yêu cầu cần có phương án tăng cường trạm xá lưu động. Phường Thanh Xuân Trung có thể tìm trường học, trung tâm văn hoá, trường đại học, khu lưu trú du lịch chưa sử dụng... Đặc biệt, theo tinh thần chỉ đạo tại Công điện 1102 ngày 23/8, xã phường phải bảo đảm an sinh xã hội; tổ chức tiêm vắc xin kịp thời, khoa học, hiệu quả, an toàn ngay tại phường; bảo đảm an ninh trật tự cho nhân dân, an dân.

Cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức tôn giáo phải làm tốt công tác này. Đồng thời, xã phường phải chủ động bảo đảm một số nguồn lực "4 tại chỗ", chuẩn bị ở mức cao hơn khi tình huống cao hơn xảy ra, không để lúng túng, bị động.

Thủ tướng nhấn mạnh, dịch diễn biến rất phức tạp. Phải tăng cường chiến lược vắc xin, thuốc và chuẩn bị thích nghi với dịch trong mọi hoàn cảnh.

Theo VTV

Thủ tướng: Thực hiện nghiêm ngặt giãn cách xã hội 'ai ở đâu ở đó' dịp Quốc khánh 2/9

Thủ tướng: Thực hiện nghiêm ngặt giãn cách xã hội 'ai ở đâu ở đó' dịp Quốc khánh 2/9

Ngày 31/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện gửi Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.

Adblock test (Why?)


Thủ tướng Phạm Minh Chính đột xuất kiểm tra điểm nóng nhất về Covid-19 tại Hà Nội - Vietnamnet.vn
Read More

Thủ tướng Phạm Minh Chính đột xuất kiểm tra điểm nóng nhất về COVID-19 tại Hà Nội - Báo điện tử VTV News - Đài Truyền Hình Việt Nam

Với một lịch trình không báo trước, Thủ tướng đã đến phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) - nơi đang có 311 ca dương tính, trực tiếp trao đổi, nắm tình hình với hàng loạt người dân, trong đó có cả một shipper đang vận chuyển. Gặp một người giao hàng, Thủ tướng đề nghị được xem giấy đi đường, giấy chứng nhận tiêm vaccine.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đột xuất kiểm tra điểm nóng nhất về COVID-19 tại Hà Nội - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất công tác phòng, chống dịch tại điểm nóng dịch COVID-19 tại quận Thanh Xuân. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính đột xuất kiểm tra điểm nóng nhất về COVID-19 tại Hà Nội - Ảnh 2.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đột xuất kiểm tra điểm nóng nhất về COVID-19 tại Hà Nội - Ảnh 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất giấy phép đi đường và các biện pháp phòng dịch của một nhân viên giao hàng trên địa bàn quận Thanh Xuân. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính đột xuất kiểm tra điểm nóng nhất về COVID-19 tại Hà Nội - Ảnh 4.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra giấy phép đi đường và các biện pháp phòng dịch của một nhân viên giao hàng trên địa bàn quận Thanh Xuân. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Tới kiểm tra 4 cửa hàng bán hàng thiết yếu trên đường Nguyễn Tuân và 1 cửa hàng điện thoại di động trên đường Nguyễn Trãi, Thủ tướng trao đổi cặn kẽ với những người này về công tác bảo đảm an toàn phòng chống dịch, như thực hiện giãn cách 2 mét giữa người bán với người mua, đeo khẩu trang, xịt sát khuẩn, tiêm chủng vaccine, yêu cầu khách hàng tới quét QR code để khai báo y tế…

Thủ tướng cũng hỏi chi tiết về cách thức giao hàng, bán hàng, thậm chí là cách thức thu tiền của khách thế nào để bảo đảm an toàn và nhấn mạnh, các chủ cửa hàng phải tuyệt đối bảo đảm an toàn chống dịch, thực hiện nghiêm các quy định của nhà nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đột xuất kiểm tra điểm nóng nhất về COVID-19 tại Hà Nội - Ảnh 5.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh trên đường Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính đột xuất kiểm tra điểm nóng nhất về COVID-19 tại Hà Nội - Ảnh 6.

Tại chốt kiểm soát của phường Thanh Xuân Trung ở ngã 3 Nguyễn Trãi - Nguyễn Tuân, Thủ tướng động viên thành viên Tổ COVID-19 cộng đồng đang làm nhiệm vụ tại đây và tìm hiểu về thực tiễn kiểm soát người dân đi lại trên đường, đề nghị các thành viên phản ánh thêm những khó khăn, bất cập trong công tác kiểm soát, chống dịch từ thực tiễn ở địa phương.

Sau khi nghe đề xuất của các lực lượng này về tiêm vaccine, về chế độ trực chốt, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh và Bộ trưởng Bộ Y tế lưu tâm việc tiêm vaccine cho những người tham gia việc kiểm soát giao thông như cựu chiến binh, phụ nữ, dân phòng… đồng thời, nghiên cứu thêm các chính sách về phụ cấp hỗ trợ, cung cấp trang thiết bị bảo hộ, nước uống… cho các chốt kiểm soát.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đột xuất kiểm tra điểm nóng nhất về COVID-19 tại Hà Nội - Ảnh 7.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát điểm nóng về dịch bệnh COVID-19 tại quận Thanh Xuân. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Cuối cùng, Thủ tướng đến điểm nóng 328-330 Nguyễn Trãi, nơi đến nay đã phát hiện 311 ca mắc COVID-19 trong tổng số hơn 1.800 người dân.

Sau khi nghe báo cáo và chứng kiến bản đồ tình hình dịch, Thủ tướng yêu cầu phải làm ngay 2 việc. Một là di dời bớt người dân ra khỏi khu vực hiện có mật độ dân số quá đông để tránh lây nhiễm, bảo vệ các vùng xanh xung quanh. Hai là thiết lập ngay trạm y tế lưu động tại phường, điều trị phân loại ngay các ca F0 theo tinh thần mỗi xã phường là một pháo đài như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công điện 1102 ngày 23/8.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đột xuất kiểm tra điểm nóng nhất về COVID-19 tại Hà Nội - Ảnh 8.

Thủ tướng đến kiểm tra công tác phòng chống dịch ở ngõ 328 Nguyễn Trãi đang bị phong tỏa (Ảnh: Việt Cường)

Sau khi đi kiểm tra thực tế tại hiện trường, Thủ tướng yêu cầu TP Hà Nội bố trí đến kiểm tra tại Sở chỉ huy tiền phương của UBND phường Thanh Xuân Trung. Tuy nhiên, khi Thủ tướng đến, Sở chỉ huy này không có người trực.

Thủ tướng yêu cầu phường cho xem quyết định thành lập và quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 của phường nhưng phải chờ sau 20 phút cán bộ mới trình ra được Quyết định thành lập, còn quy chế làm việc thì không có.

Chủ tịch UBND phường cũng cho biết, phường đang khuyết Bí thư phường hơn 1 tháng nay chưa được kiện toàn. Thủ tướng phê bình nghiêm khắc vấn đề này với Bí thư Quận ủy Thanh Xuân, nhấn mạnh, trong lúc phường đang là điểm nóng nhất về COVID-19 của Hà Nội mà chậm kiện toàn là khuyết điểm, yêu cầu phải kiện toàn ngay lập tức để nâng cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo chống dịch.

Sau đó, ngay tại trụ sở phường Thanh Xuân Trung, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc trực tuyến với lãnh đạo TP Hà Nội, lãnh đạo các quận huyện và gần 580 xã phường của Thành phố.

Phát biểu ý kiến kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, ngày 31/8, Thủ tướng đã đi khảo sát cụ thể, gặp nhiều đối tượng ở cơ sở, về tận phường nóng nhất của TP Hà Nội. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương, thành tích vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đặc biệt là sự tham gia, ủng hộ, hưởng ứng, chia sẻ của người dân.

Thành quả chống dịch là thành quả của nhân dân. Xã, phường, thị trấn là nơi gần dân nhất, đến với dân nhanh nhất, sát dân nhất, hiểu dân nhất vì vậy chủ trương lấy xã, phường làm pháo đài là đúng đắn.

Bên cạnh đó, Thủ tướng nhận thấy, người dân ra đường vẫn rất đông. Nếu đang thực hiện Chỉ thị 16 thì thế là chưa đạt kết quả. Qua kiểm tra ở phường thấy nếu tình hình như hiện nay, Hà Nội có thể kiểm soát được, nếu như tình hình phức tạp hơn, diễn biến xấu như các tỉnh, thành phố phía Nam sẽ bị động, lúng túng, có thể cả bất ngờ.

Thủ tướng nhấn mạnh: "Khi đã quyết định giãn cách xã hội như chúng ta đang làm thì phải quyết liệt, chặt chẽ hơn, không "chặt ngoài, lỏng trong". Cái này xã, phường phải làm và làm nghiêm. Chúng ta giãn cách xã hội là hi sinh nhiều việc thì phải thu được kết quả, vì vậy, cần tách nguồn lây để có phương án chăm sóc, điều trị. Xã, phường phải tổ chức xét nghiệm theo hướng dẫn.

Phải làm thần tốc, thu hẹp chu kỳ, phải thu dung, chăm sóc, điều trị nhanh nhất có thể, đưa dịch vụ y tế đến gần dân nhất, sớm nhất đến cơ sở. Điều này có tác dụng là người bị nhiễm nhanh chóng được tiếp cận y tế để giảm tử vong, giảm quá tải tuyến trên. Khi ta phân loại thì không ùn tắc, quá tải tuyến trên, người dân cũng yên tâm vì được chữa trị sớm".

Thủ tướng yêu cầu cần có phương án tăng cường trạm xá lưu động. Phường Thanh Xuân Trung có thể tìm trường học, trung tâm văn hoá, trường đại học, khu lưu trú du lịch chưa sử dụng... Đặc biệt, theo tinh thần chỉ đạo tại Công điện 1102 ngày 23/8, xã phường phải bảo đảm an sinh xã hội; tổ chức tiêm vaccine kịp thời, khoa học, hiệu quả, an toàn ngay tại phường; bảo đảm an ninh trật tự cho nhân dân, an dân.

Cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức tôn giáo phải làm tốt công tác này. Đồng thời, xã phường phải chủ động bảo đảm một số nguồn lực "4 tại chỗ", chuẩn bị ở mức cao hơn khi tình huống cao hơn xảy ra, không để lúng túng, bị động.

Thủ tướng nhấn mạnh, dịch diễn biến rất phức tạp, phải tăng cường chiến lược vaccine, thuốc và chuẩn bị thích nghi với dịch trong mọi hoàn cảnh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Adblock test (Why?)


Thủ tướng Phạm Minh Chính đột xuất kiểm tra điểm nóng nhất về COVID-19 tại Hà Nội - Báo điện tử VTV News - Đài Truyền Hình Việt Nam
Read More

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu truy vết thần tốc, bóc tách F0, dập tắt nhanh nhất các ổ dịch mới - Đài Tiếng Nói Việt Nam

Sáng 31/8, tại Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố đã diễn ra buổi Giao ban trực tuyến với các xã phường, phát động phong trào thi đua đặc biệt “Toàn dân đoàn kết, chung sức thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”.

Lan tỏa nhiều cách làm hay từ cơ sở

Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh khẳng định, thời gian qua Đảng bộ, chính quyền đã đồng lòng, luôn chủ động, chung tay chống dịch; những giải pháp liên tục được điều chỉnh từ thực tiễn phát sinh để linh hoạt, sáng tạo có những quyết sách hiệu quả, sẵn sàng các kịch bản cao hơn với yêu cầu cao nhất là: “Bảo vệ tuyệt đối an toàn sức khỏe của nhân dân là trước hết, trên hết”.

Hà Nội đã tập trung xét nghiệm thần tốc, kịp thời phát hiện phân loại F0; truy vết kỹ không để sót, lọt các trường hợp liên quan, đảm bảo nguồn cung cấp lương thực, mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân; chăm lo an sinh xã hội, người khó khăn, yếu thế…

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định, trong đợt bùng phát đợt thứ 4 của dịch Covid-19, quyết định giãn cách xã hội được thành phố quyết định kịp thời từ 24/7 với 2 mũi “chủ công” để không chế dịch bệnh: xét nghiệm diện rộng tranh thủ thời gian vàng bóc tách F0 và tổ chức thần tốc “chiến dịch” tiêm vaccine diện rộng cho các tầng lớp nhân dân.

“Thực tế, số vùng xanh không ngừng tăng lên, số ca mắc mới có ngày giảm sâu trong giãn cách. Kết quả đó khẳng định sự nỗ lực không mệt mỏi của chính quyền các cấp và toàn thể nhân dân. Trong đó có sự đóng góp lớn lao, kiên cường, dấn thân, không ngại hiểm nguy vì an toàn cộng đồng của lực lượng tuyến đầu: y tế công an, quân đội dân quân, bảo vệ dân phố, thanh niên, người cao tuổi…”, ông Chu Ngọc Anh nói.

Ông Chu Ngọc Anh dẫn chứng những câu chuyện về ở cơ sở như: mô hình “chuẩn bị 3 trước”, phong tỏa 3 lớp ở Đông Anh; vùng xanh ở Mai Động (Hoàng Mai); phòng chống dịch khép kín ở Bạch Đằng, Hai Bà Trưng; cung ứng thực phẩm tại nhà ở Chương Dương (Hoàn Kiếm); siêu thị mini 0 đồng ở Đức Thắng, Bắc Từ Liêm…

Đó còn là tinh thần “Dân xã ta, dân phường ta, tổ ta bảo vệ phường ta xã ta, xóm ta...”. Các vùng xanh đã thực sự trở thành “pháo đài chống dịch”. Chính quyền cơ sở xã phường gần dân nhất đã hàng ngày sát cánh cùng người dân ở từng khu dân cư, tổ dân phố.

“Đó là nguồn năng lượng lan tỏa mạnh mẽ nhất để truyền thêm động lực cho chúng tôi cũng như toàn thể cộng đồng để quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh sớm nhất, bảo vệ thành trì phòng chống dịch ở Thủ đô”, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói.

Phát động phong trào toàn dân đoàn kết chiến thắng đại dịch Covid-19

Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn dân đoàn kết phòng, chống đại dịch COVID-19 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19” do Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát động; thay mặt lãnh đạo thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh chính thức phát động phong trào thi đua đặc biệt “Toàn dân đoàn kết, chung sức thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19” trên địa bàn thành phố.

Để thực hiện tốt phong trào thi đua, ông Chu Ngọc Anh đặt ra 8 nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện. Trong đó, các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, cơ quan, đơn vị thuộc thành phố, các xã, phường, thị trấn nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; Tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp gắn với trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu; thi đua quyết liệt, thực chất, hiệu quả, kịp thời. Đồng thời quan tâm phát hiện, biểu dương, khen thưởng và kịp thời nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt trong công tác phòng, chống dịch.

“Phát huy sức mạnh của toàn dân tham gia phòng, chống dịch Covid-19. Tuyên truyền, động viên mọi người dân tự giác thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, đặc biệt trong thực hiện giãn cách xã hội và huy động tối đa các lực lượng ở cơ sở, vừa phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, vừa giảm tải cho lực lượng tuyến đầu”, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh.

Cả hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở, cán bộ, đảng viên các tổ chức cơ sở Đảng trong toàn bộ hệ thống chính trị của Thành phố cùng toàn thể Nhân dân đồng lòng, chung sức đẩy lùi dịch bệnh.

Các lực lượng tuyến đầu chống dịch tiếp tục thi đua với quyết tâm cao nhất, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân; đẩy nhanh tiến độ tổ chức tiêm vaccine Covid-19 cho người dân toàn thành phố, bảo đảm an toàn, hiệu quả; nâng cao năng lực điều trị; tập trung truy vết thần tốc, bóc tách F0 và cách ly triệt để các trường hợp liên quan, dập tắt nhanh nhất các ổ dịch mới, không để lây lan rộng ra cộng đồng.

Thành phố cũng thi đua bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo sức khỏe và đời sống nhân dân; Thi đua bảo đảm giữ vững quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố. Chủ tịch UBND thành phố cũng kêu gọi các doanh nghiệp, doanh nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phát huy tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, thể hiện ý chí, bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần và sức mạnh, nỗ lực vượt qua khó khăn; thi đua phòng, chống dịch, duy trì và ổn định sản xuất kinh doanh, chăm lo việc làm, thu nhập và đời sống cho người lao động, tích cực ủng hộ, hỗ trợ vật chất, trang thiết bị cần thiết phòng, chống dịch.

Ông Chu Ngọc Anh cũng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức thành viên đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền, các ngành, địa phương trong công tác phòng, chống dịch Covid-19; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia, giám sát và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiếp tục phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, hỗ trợ đồng bào vượt qua khó khăn; Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết, chung sức thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19” trên địa Thành phố.

Chủ tịch UBND TP chia sẻ, Hà Nội những ngày này thật đáng nhớ khi cả hệ thống chính trị cùng toàn thể nhân dân cùng chung sức đẩy lùi dịch bệnh. Trong khó khăn đã có nhiều hành động, nghĩa cử cao đẹp, nhiều việc làm giản dị, nhỏ bé nhưng biết bao ý nghĩa.

Điều đó khẳng định một thông điệp lớn là “mỗi người dân đều có thể tham gia mặt trận chống dịch. Chỉ một hành động nghiêm túc chấp hành là đã không đứng ngoài công cuộc này”.

“Với tinh thần đoàn kết, chung sức, phát huy truyền thống của Thủ đô anh hùng luôn đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, Thành ủy, thành phố tin tưởng rằng nhất định chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19. Thủ đô và cả nước sẽ nhanh nhất trở về trạng thái bình thường mới…để người dân có cuốc sống an lành ”, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết./.

Adblock test (Why?)


Chủ tịch Hà Nội yêu cầu truy vết thần tốc, bóc tách F0, dập tắt nhanh nhất các ổ dịch mới - Đài Tiếng Nói Việt Nam
Read More

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các điểm nóng về dịch Covid-19 ở Hà Nội - Tin tức 24h

Thứ Ba, ngày 31/08/2021 20:48 PM (GMT+7)

Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác chiều 31-8 đã đi kiểm tra một số điểm "nóng" về dịch Covid-19 và đến kiểm tra Bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 quy mô 500 giường tại quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Chiều 31-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đến kiểm tra Bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 quy mô 500 giường tại quận Hoàng Mai (Hà Nội), trước khi chính thức tiếp đón bệnh nhân từ ngày 1-9.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các điểm nóng về dịch Covid-19 ở Hà Nội - 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác kiểm tra Bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các điểm nóng về dịch Covid-19 ở Hà Nội - 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra Khu điều trị với các giường bệnh tiêu chuẩn và trang thiết bị y tế hiện đại

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các điểm nóng về dịch Covid-19 ở Hà Nội - 3

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các điểm nóng về dịch Covid-19 ở Hà Nội - 4

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra hệ thống trang thiết bị của Bệnh viện Điều trị bệnh nhân Covid-19.

Bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch nằm trên địa bàn phường Yên Sở, quận Hoàng Mai với diện tích 3,5 ha. Bệnh viện được chia thành 17 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên gồm 30 buồng bệnh, trong đó có 15 buồng áp lực âm. Đây là bệnh viện Covid-19 đầu tiên sử dụng hệ thống điều hòa không khí một chiều cho phòng điều trị bệnh nhân Covid-19. 

Được biết, đầu mỗi giường bệnh có hệ thống hút khí thải từ bệnh nhân, một màng lọc chuyên dụng được đặt tại lỗ hút khí để giữ lại virus, sau đó tia cực tím sẽ xử lý số virus này. Đây là hàng đặt riêng, công suất tương đương 800 máy điều hòa dân dụng thông thường, kết hợp với 360 máy lọc không khí. Ngoài ra, một đội ngũ kỹ thuật viên và bác sĩ, chuyên gia y tế tư vấn, đã kết hợp hệ thống thông gió một chiều với quạt hút khí thải tại từng giường, tránh phát tán virus và chống nhiễm chéo.

Bệnh viện được chia thành 3 khu: Nhà màu xanh là khu hành chính của bệnh viện, bảo đảm không nhiễm khuẩn; nhà màu vàng là khu dinh dưỡng - nghỉ ngơi - xét nghiệm, test định kỳ - kho vật tư thiết bị y tế; nhà màu đỏ dành cho bệnh nhân nặng điều trị ICU (hồi sức tích cực). Ngoài ra, còn có khu đệm gồm 69 nhà tắm khử khuẩn với nhiều không gian xanh. Bệnh viện hội đủ tiêu chí lý tưởng cho một đơn vị điều trị bệnh nhân Covid nặng như cách xa khu dân cư, giao thông thuận tiện, hạ tầng kỹ thuật điện, nước, nước thải được bố trí đồng bộ.

Theo Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Nguyễn Lân Hiếu - kiêm giám đốc bệnh viện điều trị Covid-19 tại Hà Nội - bệnh viện hoạt động với 2 mục tiêu: Tuyến cuối trong tháp điều trị người bệnh Covid-19 tại TP và một số tỉnh phía Bắc (bao gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh và Lạng Sơn); Bệnh viện thực hiện chức năng Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) Covid-19 quốc gia.

"Lợi thế bệnh viện này là được xây từ đầu theo tiêu chuẩn điều trị ICU, khu dinh dưỡng, xét nghiệm, điều trị riêng biệt nhằm đảm bảo vô trùng, kiểm soát nhiễm khuẩn, tránh lây nhiễm chéo" - ông Nguyễn Lân Hiếu nói.

Sẽ có khoảng 1.000 nhân viên y tế, mỗi đơn nguyên có 16 bác sĩ và 40 nhân viên thay phiên nhau làm việc. Những nhân viên y tế này ở tất cả chuyên ngành như Hồi sức cấp cứu, khoa Xét nghiệm, khoa Bệnh Nhiệt đới và Can thiệp giảm hại. Đây là những người đã được tập huấn đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân Covid-19, hướng dẫn liệu pháp thở oxy cho người bệnh, thở oxy dòng cao, thở máy không xâm nhập, cách cài đặt máy thở ban đầu, lọc máu, liệu pháp chống đông ở người nhiễm nCoV. 

Bệnh viện dự kiến tiếp nhận bệnh nhân trong vài ngày tới.

Cũng trong chiều 31-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra đột xuất công tác phòng, chống dịch ở một số điểm nóng về dịch bệnh Covid-19 tại Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các điểm nóng về dịch Covid-19 ở Hà Nội - 5

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra giấy phép đi đường và khai báo y tế của người dân trên địa bàn quận Thanh Xuân - Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các điểm nóng về dịch Covid-19 ở Hà Nội - 6

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra giấy phép đi đường và khai báo y tế của một nhân viên giao hàng trên địa bàn quận Thanh Xuân - Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các điểm nóng về dịch Covid-19 ở Hà Nội - 7

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát điểm nóng về dịch bệnh Covid-19 tại ngõ 328 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các điểm nóng về dịch Covid-19 ở Hà Nội - 8

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh trên đường Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân - Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các điểm nóng về dịch Covid-19 ở Hà Nội - 9

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát điểm nóng về dịch bệnh Covid-19 tại quận Thanh Xuân - Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các điểm nóng về dịch Covid-19 ở Hà Nội - 10

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát điểm nóng về dịch bệnh Covid-19 tại quận Thanh Xuân - Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các điểm nóng về dịch Covid-19 ở Hà Nội - 11

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát điểm nóng về dịch bệnh Covid-19 tại quận Thanh Xuân - Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các điểm nóng về dịch Covid-19 ở Hà Nội - 12

Nguồn: https://ift.tt/38vxnoe...Nguồn: https://ift.tt/3BpWtBh

Thủ tướng: Cấm tập trung đông người không cần thiết dịp Quốc khánh 2-9

Thủ tướng vừa có Công điện yêu cầu dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2-9 tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chủ quan, lơ...

Adblock test (Why?)


Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất các điểm nóng về dịch Covid-19 ở Hà Nội - Tin tức 24h
Read More

Giá vàng hôm nay 27/1/2024: Vàng đảo chiều tăng trở lại - Báo Công Thương

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, ...